intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển tài chính, cấu trúc tài chính và tăng trưởng kinh tế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:35

9
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận án "Phát triển tài chính, cấu trúc tài chính và tăng trưởng kinh tế" là nghiên cứu tác động của phát triển tài chính lên tăng trưởng kinh tế và mối quan hệ giữa cấu trúc tài chính với tăng trưởng kinh tế, từ đó luận án sẽ đúc kết và đưa ra các hàm ý chính sách quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững trên nền tảng phát triển tài chính và cấu trúc tài chính trong hệ thống tài chính tại các quốc gia.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển tài chính, cấu trúc tài chính và tăng trưởng kinh tế

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HUỲNH THỊ THÚY VY PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH, CẤU TRÚC TÀI CHÍNH VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TP. HCM, Năm 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HUỲNH THỊ THÚY VY PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH, CẤU TRÚC TÀI CHÍNH VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 9.34.02.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO TP. HCM, Năm 2022
  3. Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo Phản biện 1: ...................................................................... .......................................................................................... Phản biện 2: ...................................................................... .......................................................................................... Phản biện 3: ...................................................................... .......................................................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại .......................................................................................... Vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: ................................
  4. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Đặt vấn đề Mối quan hệ giữa phát triển tài chính (PTTC) và tăng trưởng kinh tế (TTKT) luôn là một trong những chủ đề được các nhà nghiên cứu quan tâm trong các cuộc thảo luận về học thuật và chính sách xuyên suốt nhiều thế kỷ qua. Mặc dù, các tài liệu học thuật nói chung về mối quan hệ giữa PTTC và TTKT đã có từ đầu thế kỷ 20, nhưng đáng ngạc nhiên cho đến nay vẫn chưa có sự đồng thuận nào về bất kỳ kết luận nào được đưa ra. Trong khi một số nghiên cứu cho thấy PTTC có tác động tích cực đến TTKT (Bist, 2018; Guru & Yadav, 2019). Các nghiên cứu khác lại tìm thấy bằng chứng tác động tiêu cực hoặc không đáng kể của PTTC lên TTKT (Nili & Rastad, 2007; Naceur & Ghazouani, 2007; Kar và cộng sự, 2011; Naraya & Naraya, 2013). Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, dòng nghiên cứu mới nhấn mạnh sự phức tạp trong tác động của PTTC lên TTKT, khi đề cập đến tính phi tuyến với tác động ngưỡng hoặc dạng hình chữ U ngược (Rousseau & Wachtel, 2011, Beck, 2014; Law & Singh, 2014; Rioja &Valev, 2014; Arcand và cộng sự, 2015; Samargandi và cộng sự, 2015; Ibrahim & Alagidede, 2018; Panizza, 2018; Swamy & Dharani, 2020). Liên kết giữa PTTC và TTKT đã trở thành một câu đố phức tạp không chỉ trong nghiên cứu riêng lẻ của từng quốc gia mà đòi hỏi cần có sự đánh giá đầy đủ hơn trong nghiên cứu của khu vực và toàn thế giới. Mặc dù, tăng trưởng bền vững luôn được xem là mục tiêu cũng như là thách thức lớn đối với nhiều quốc gia, thì các cuộc khủng hoảng đã làm cho tình hình tồi tệ hơn. Vì vậy, các quốc gia phải đối mặt với nhiều thách thức lớn để hòa nhập vào nền kinh tế chung của thế giới, đặc biệt khi mà tốc độ toàn cầu hóa ngày càng phát triển hơn và năng động hơn. Do đó, một vấn đề được đặt ra là liệu rằng PTTC có còn quan trọng đối với TTKT nữa hay không, và tác động thật sự của PTTC lên TTKT là gì. Là tác động tích cực lên TTKT hay ngược lại TTKT bị ảnh hưởng bất lợi bởi việc có “quá nhiều tài chính” hay không? Bên cạnh PTTC, một chủ đề cũng được các học giả quan tâm khi phân tích mối quan hệ giữa tài chính – tăng trưởng là cấu trúc tài chính (CTTC). Nếu như các nghiên cứu trước đây khi phân tích TTKT có sự xuất hiện của CTTC chủ yếu là xem xét riêng lẻ hệ thống tài chính hoặc dựa trên ngân hàng hoặc dựa trên thị trường sẽ thúc đẩy TTKT. Hoặc mở rộng hơn là thay vì hình thức cấu trúc của hệ thống tài chính, đó là chất lượng chung của hệ thống tài chính, dịch vụ tài chính và hệ thống pháp luật có ảnh hưởng đến TTKT. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện đề xuất đưa quan điểm của chủ nghĩa cấu trúc mới để giải thích mối quan hệ giữa CTTC và TTKT (Lin & Monga, 2010; Cull & Xu, 2013; Demir & Hall, 2017). Khi đó, một vấn đề được đặt ra là CTTC tối ưu của mỗi quốc gia là gì, và có phải mỗi một quốc gia trong quá trình phát triển, CTTC dựa trên ngân hàng hoặc dựa trên thị trường xuyên suốt cả quá trình, hay là tùy vào từng giai đoạn của sự phát triển sẽ có sự thay đổi trong việc chuyển đổi CTTC trong hệ thống tài chính của mỗi quốc gia. Và nếu điều này thật sự diễn ra, đây được xem là một thách thức đối với các nhà hoạch định chính sách trong việc đưa ra các chính sách quản lý hệ thống tài chính tại quốc gia mình. Do đó, đây được xem như là động lực để luận án đi sâu vào phân tích khách quan và toàn diện hơn tác động của PTTC lên TTKT và mối quan hệ giữa CTTC và TTKT, từ đó đưa ra các hàm ý quan trọng trong việc hoạch định chính sách liên quan đến hệ thống tài chính cũng như mục tiêu TTKT bền vững của mỗi một quốc gia, trong giai đoạn mà hệ thống tài chính thế giới đang định hình lại như hiện nay. 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận án là nghiên cứu tác động của PTTC lên TTKT và mối quan hệ giữa CTTC với TTKT, từ đó luận án sẽ đúc kết và đưa ra các hàm ý chính sách quan trọng trong việc thúc
  5. 2 đẩy TTKT bền vững trên nền tảng PTTC và CTTC trong hệ thống tài chính tại các quốc gia. Trong đó, luận án làm rõ hai mục tiêu cụ thể như sau: Thứ nhất, kiểm định tác động của PTTC lên TTKT bao gồm cả tác động tổng thể và tác động riêng lẻ của từng khía cạnh trong PTTC, từ đó xác định chính xác khía cạnh nào thực sự có tác động lên TTKT. Thứ hai, kiểm định mối quan hệ giữa CTTC và TTKT, để tìm ra CTTC tối ưu khi có ảnh hưởng của mức độ PTTC trong tác động đến TTKT. Và kiểm định mối quan hệ nhân quả tại các thang thời gian khác nhau với các tần số khác nhau giữa thị trường tài chính, trung gian tài chính và tăng trưởng kinh tế. Qua đó phân tích sự thay đổi của CTTC trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế với quan điểm chủ nghĩa cấu trúc mới. Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu cụ thể bao gồm: 1. Phát triển tài chính có tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế? 2. Tác động của phát triển tài chính lên tăng trưởng kinh tế được thể hiện thông qua dạng hình nào (hình chữ U hay hình chữ U ngược)? 3. Tác động của cấu trúc tài chính lên tăng trưởng kinh tế có bị ảnh hưởng bởi mức độ phát triển tài chính hay không? 4. Quan điểm chủ nghĩa cấu trúc mới có tồn tại hay không? Và cấu trúc tài chính tối ưu là gì? 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu thứ nhất, đối tượng nghiên cứu của luận án là tác động của PTTC lên TTKT. Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu thứ hai, đối tượng nghiên cứu của luận án là mối quan hệ giữa CTTC và TTKT. Phạm vi nghiên cứu: Luận án xây dựng bộ chỉ số PTTC mới dựa trên đề xuất của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF - International Monetary Fund) và Ngân hàng thế giới (World Bank - WB), trong đó loại trừ các nền kinh tế không có thị trường chứng khoán cũng như không cung cấp đầy đủ thông tin. Vì nhược điểm của các quốc gia kém phát triển và để kết quả nghiên cứu đáng tin cậy khi tính chỉ số PTTC và phân tích kết quả từ các mô hình kinh tế lượng, luận án cũng loại bỏ các quốc gia này ra khỏi nghiên cứu. Bên cạnh đó, dựa trên tính sẵn có của Cơ sở dữ liệu cấu trúc tài chính (FSD - Financial Structure Database) và Cơ sở dữ liệu phát triển tài chính toàn cầu (GFDD - Global Financial Development Database), mẫu nghiên cứu cuối cùng bao gồm tổng cộng 33 quốc gia trải dài khắp các châu lục khác nhau, không dừng lại tại một quốc gia riêng lẻ hoặc chỉ một nhóm quốc gia hoặc chỉ nghiên cứu một khu vực nhất định cụ thể: Argentina, Australia, Austria, Brazil, Canada, Chile, China, Colombia, Germany, Greece, Hongkong, Hungary, Ireland, Israel, Italy, Japan, Korea, Luxembourg, Malaysia, Mexico, Norway, Peru, Philippines, Poland, Russian, Singapore, South Africa, Spain, Switzerland, Thailand, Turkey, United Kingdom, United States. Vì các chỉ số được sử dụng trong phân tích chỉ số PTTC mới và CTTC từ FSD và GFDD chỉ gần như đầy đủ các chỉ số bắt đầu từ năm 2004 và cập nhật mới nhất đến năm 2017. Do đó, thời gian nghiên cứu của luận án trong giai đoạn 2004-2017. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Thứ nhất, luận án xây dựng chỉ số PTTC dựa trên đề xuất của IMF và WB với sự kết hợp của bốn khía cạnh là độ sâu tài chính, khả năng tiếp cận, tính hiệu quả và tính ổn định. Phương pháp xây dựng chỉ số tổng hợp dựa trên kết hợp phương pháp của OECD (2008), Cámara & Tuesta (2014) và Svirydzenka (2016).
  6. 3 Sau khi xây dựng bộ chỉ số PTTC mới, luận án tiếp tục phân tích tác động tổng hợp và tác động riêng lẽ của từng khía cạnh PTTC lên TTKT bằng ước lượng MG-ARDL, PMG-ARDL và đa thức bậc hai với kiểm định SML. Thứ hai, luận án xây dựng và phát triển mô hình tăng trưởng tân cổ điển mở rộng theo đề xuất Liu và Zhang (2020) với Tiến bộ kỹ thuật trung tính Hicks (Hicks Neutral Technical Progress) để tìm ra CTTC tối ưu trong mối quan hệ với TTKT. Qua đó, luận án tiến hành phân tích tác động của CTTC lên TTKT khi có ảnh hưởng bởi mức độ PTTC. Và phân tích mối quan hệ nhân quả có tính đến sự phụ thuộc chéo tại các thang thời gian khác nhau, bằng cách phân tách chuỗi dữ liệu ban đầu bằng phép biến đổi Wavelet. Qua đó, có cơ sở để tìm ra quan điểm chủ nghĩa cấu trúc mới có tồn tại hay không bằng cách áp dụng mô hình PMG-NARDL. 1.5. Đóng góp của luận án 1.5.1. Đóng góp về cơ sở lý luận Thứ nhất, Luận án xây dựng bộ chỉ số đo lường PTTC mới với các khía cạnh là: độ sâu tài chính, khả năng tiếp cận, tính hiệu quả và tính ổn định. Tính đến nay, bộ chỉ số này được xem gần như đầy đủ nhất và khái quát nhất tất cả các khía cạnh của PTTC. Bộ chỉ số mới này khắc phục được các khuyết điểm của các chỉ số đo lường PTTC truyền thống cũng như bộ chỉ số gần nhất do IMF đưa ra. Thứ hai, Luận án tìm thấy được lý do tại sao PTTC có tác động tích cực, tiêu cực hay không đáng kể lên TTKT là do các khía cạnh khác nhau của PTTC gây ra. Về mặt tổng thể, PTTC có tác động lên TTKT tuân theo dạng hình chữ U ngược. (ii) Đối với từng khía cạnh riêng rẽ, quy mô của tổ chức tài chính và TTTC, khả năng tiếp cận của tổ chức tài chính và hiệu quả của TTTC tác động lên TTKT theo dạng chữ U. Thêm nữa, hệ thống tài chính càng ổn định thì sẽ càng thúc đẩy TTKT. (iii) Luận án tìm thấy rằng khả năng tiếp cận trên TTTC và hiệu quả của tổ chức tài chính không có ảnh hưởng đáng kể đến TTKT trong dài hạn. Thứ ba: Luận án đã xây dựng và phát triển mô hình tăng trưởng tân cổ điển mở rộng với tác động của CTTC lên TTKT khi có ảnh hưởng bởi mức độ PTTC, dựa trên nhiều cách đo lường CTTC và mức độ PTTC khác nhau. Ngoài ra, lần đầu tiên phép biến đổi Wavelet được sử dụng để phân tách chuỗi dữ liệu thành các thang thời gian khác nhau với các tần số khác nhau. Thêm vào đó, luận án bổ sung thêm vào cơ sở lý luận mối quan hệ giữa CTTC và TTKT, khi tìm thấy sự tồn tại quan điểm chủ nghĩa cấu trúc mới tại nhóm các quốc gia đang phát triển & mới nổi. 1.5.2. Đóng góp về mặt thực tiễn Thứ nhất: Các nhà hoạch định chính sách có thể đưa ra các hàm ý chính sách trong việc tối ưu hóa phát triển quy mô tài chính cũng như hiệu quả của các trung gian tài chính để hoàn thiện hệ thống tài chính của quốc gia trong giai đoạn mà hệ thống tài chính thế giới đang định hình lại. Thứ hai: Kết quả từ luận án củng cố thêm bằng chứng về ảnh hưởng của mức độ PTTC trong mối quan hệ giữa CTTC và TTKT. Và tùy vào mỗi thang đo thời gian khác nhau mà các chính sách phát triển hệ thống tài chính tại mỗi quốc gia đưa ra cần khác nhau để thúc đẩy TTKT. Thứ ba, Từ các kết quả về quan điểm chủ nghĩa cấu trúc mới, các nhà hoạch định chính sách có thể xem xét đến sự thay đổi trong chính sách quản lý tài chính tại quốc gia mình. Đó là, thay vì thụ động phân loại hệ thống tài chính dựa trên ngân hàng hoặc dựa trên thị trường thì chính sách đưa ra có thể linh hoạt hơn và nên dựa vào cấu trúc của nền kinh tế thực để xác định hình thái cụ thể đối với sự phát triển của từng quốc gia. 1.6. Bố cục luận án Luận án được kết cấu gồm 5 chương như sau: Chương 1: GIỚI THIỆU
  7. 4 Chương này trình bày tính cấp thiết cũng như lý do lựa chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu, cũng như những đóng góp của luận án. Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Chương này trình bày khung lý thuyết phát triển tài chính, cấu trúc tài chính và tăng trưởng kinh tế. Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm trước đây làm cơ sở lý luận nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu. Chương 3: DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chương này trình bày dữ liệu nghiên cứu, cách thức đo lường bộ chỉ số phát triển tài chính mới, phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu phát triển tài chính, cấu trúc tài chính và tăng trưởng kinh tế. Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Chương này trình bày kết quả nghiên cứu tác động của phát triển tài chính lên tăng trưởng kinh tế với bộ chỉ số đo lường mới, mối quan hệ giữa cấu trúc tài chính và tăng trưởng kinh tế. Tiếp đó thảo luận các kết quả nghiên cứu thực nghiệm tìm thấy để làm cơ sở cho các hàm ý chính sách về mối quan hệ giữa phát triển tài chính, cấu trúc tài chính và tăng trưởng kinh tế. Chương 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH Chương này tổng kết kết quả nghiên cứu và đưa ra một số hàm ý chính sách nhằm phát triển hệ thống tài chính cũng như sự phát triển bền vững của các quốc gia trong tương lai.
  8. 5 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Tăng trưởng kinh tế TTKT được định nghĩa là sự gia tăng sản lượng của một quốc gia hay gia tăng trong thu nhập bình quần đầu người. Sản lượng thường được đo bằng tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Product - GNP) hay tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product - GDP). Các mô hình TTKT cơ bản nhất liên quan đến sản lượng và TTKT là các hàm dựa trên tiết kiệm, đầu tư, tốc độ tăng dân số, quy mô của lực lượng lao động, thành phần vốn và từ đó tích hợp trong tổng sản lượng. Các mô hình này ban đầu tập trung vào mức đầu tư, lao động, năng suất và đầu ra, và kiểm tra những thay đổi trong các biến này với mục đích là tìm ra sự thay đổi sản lượng hay chính là tốc độ TTKT. Mô hình này xem xét năm phương trình: (1) hàm sản xuất gộp, (2) xác định các mức tiết kiệm, (3) bản chất của tiết kiệm, (4) mối quan hệ giữa đầu tư với thay đổi trong vốn cổ phần, (5) tăng trưởng của lực lượng lao động. Có thể nói, hàm sản xuất gộp chính là trọng tâm của mọi mô hình TTKT. Tuy nhiên, tùy vào mối quan hệ giữa các yếu tố cơ bản trong sản xuất (vốn, lao động) với tổng sản lượng được xem xét, mà hàm này được định hình ở các dạng công thức khác nhau. Mối quan hệ này phụ thuộc vào các hoạt động trong nền kinh tế và mức độ phát triển của công nghệ cùng với các yếu tố khác. Bảng 2.1: Tổng hợp các mô hình tăng trưởng kinh tế Mô hình Tác giả đại diện Nội dung Tăng trưởng kinh tế Smith (1776), Ricardo Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào mức độ thặng cổ điển (1817), Young (1928) dư của sản xuất được sử dụng cho đầu tư, và không phải tất cả các hoạt động kinh tế đều có thể cung cấp thặng dư của sản xuất. Harrod-Domar Harrod (1939), Tăng trưởng kinh tế là hàm của tỷ lệ tiết kiệm cận Domar (1946) biên và tỷ lệ vốn-sản lượng. Nhấn mạnh vai trò chính của tích lũy vốn trong tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng tân cổ Solow (1956) Không liên quan đến các nhân tố bên trong, mà điển chỉ các yếu tố bên ngoài mới là công nghệ và tốc độ tăng trưởng lao động mới thay đổi được tốc độ tăng trưởng kinh tế ở trạng thái bền vững. Tăng trưởng nội sinh Arrow (1962), Romer Tăng trưởng dài hạn là một biến nội sinh. (1986), Lucas (1988), Mô hình Learning-by-doing, Mankiw-Romer- Barro (1991), Weil, Learning-or-doing, R&D, AK. Romer và Weil (1992), Grossman và Helpman (1994) Nguồn: Tổng hợp của tác giả 2.2. Phát triển tài chính Theo Levine (2005), PTTC là khi hệ thống tài chính làm giảm đáng kể ảnh hưởng của chi phí thông tin, chi phí giao dịch và chi phí thực thi phát sinh từ ma sát thị trường. Adnan (2011) xem PTTC như một tập hợp các chính sách, yếu tố và các tổ chức dẫn đến hiệu quả và hiệu lực của trung gian tài chính. PTTC là khi chi phí thông tin và chi phí giao dịch được giảm đáng kể, đạt được trong phân bổ nguồn lực và hiệu quả của
  9. 6 trung gian tài chính. Điều này đạt được thông qua năm cách theo Levine (2005) và Demirgüç-Kunt và Levine (2008) như sau: 1) tạo ra thông tin và phân bổ vốn, sản xuất và xử lý thông tin về các khoản đầu tư có thể và phân bổ vốn dựa trên những đánh giá này; (2) giám sát hành vi của doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp; (3) tạo điều kiện cho giao dịch, phòng ngừa rủi ro và đa dạng hóa và quản lý rủi ro; (4) huy động tiền tiết kiệm từ những người tiết kiệm khác nhau để đầu tư; (5) kích thích chuyên môn hóa, đổi mới và tăng trưởng bằng cách giảm chi phí giao dịch. Các tổ chức tài chính và thị trường tài chính trên thế giới khác nhau rõ rệt về mức độ cung cấp các dịch vụ chính này. Bên cạnh đó, theo Báo cáo PTTC năm 2011 do WEF công bố, định nghĩa PTTC là các yếu tố, chính sách và thể chế dẫn đến trung gian tài chính và TTTC hiệu quả, cũng như tiếp cận sâu và rộng các dịch vụ tài chính và vốn. Theo WB (2012), PTTC là khi công cụ tài chính, thị trường tài chính và trung gian tài chính làm giảm thiểu ảnh hưởng của thông tin không hoàn hảo, hạn chế chi phí giao dịch và thực thi. Do vậy, có thể hiểu PTTC là sự phát triển của hệ thống tài chính bằng cách tăng hiệu quả của các chức năng tài chính thông qua quá trình cải thiện về chất lượng và hiệu quả của trung gian tài chính và thị trường tài chính. 2.3. Cấu trúc tài chính Goldsmith (1969) định nghĩa CTTC là sự kết hợp của các công cụ tài chính, các tổ chức tài chính và thị trường tài chính hoạt động trong một nền kinh tế. WB (2005) định nghĩa CTTC là tổng quy mô của khu vực tài chính bao gồm các thành phần và các thuộc tính quyết định mức độ hiệu quả hệ thống tài chính. Cấu trúc tài chính của một quốc gia được định nghĩa là thể chế, công nghệ tài chính và các quy tắc xác định cách thức tổ chức hoạt động tài chính tại một thời điểm. Theo lý thuyết, bắt nguồn từ Gerschenkron (1962) và Goldsmith (1969), hệ thống tài chính được chia thành hai nhóm chính dựa trên loại hình tổ chức cấu thành, đó là cấu trúc tài chính dựa trên ngân hàng và cấu trúc tài chính dựa trên thị trường, Trong CTTC dựa trên ngân hàng, các trung gian tài chính đóng vai trò quan trọng trên thị trường bằng cách huy động tiền tiết kiệm, phân bổ nguồn vốn, tạo điều kiện bảo hiểm rủi ro và đa dạng hóa rủi ro (Allen & Gale, 2000; Levine, 2002). Khi có một sự ràng buộc chặt chẽ giữa ngân hàng và doanh nghiệp, thì sẽ có ít vụ sáp nhập và mua lại do các doanh nghiệp chủ yếu dựa vào các khoản vay ngân hàng, do đó các ngân hàng thực hiện chức năng giám sát và kiểm soát doanh nghiệp trong nền kinh tế. Ngược lại, CTTC dựa trên thị trường với đặc trưng là thị trường chứng khoán và hệ thống ngân hàng tiên tiến, trong đó ngân hàng vẫn đóng vai trò chủ đạo trong việc phân bổ nguồn vốn. Tuy nhiên, các ngân hàng vẫn ít quan trọng hơn thị trường chứng khoán vì các công ty chủ yếu dựa vào nguồn vốn bên ngoài huy động từ thị trường chứng khoán. Thêm vào đó, quá trình sáp nhập và mua lại diễn ra rất tích cực trong các hệ thống tài chính dựa trên thị trường, nơi các thị trường chứng khoán thông qua tính thanh khoản cao và đa dạng hóa rủi ro đã cung cấp nhiều nguồn vốn hơn cho quá trình sáp nhập và tiếp quản, và đây được coi là sự trừng phạt đối với các nhà quản lý kém năng lực với các chính sách kém hiệu quả, do đó khuyến khích chức năng giám sát và kiểm soát doanh nghiệp trong nền kinh tế (Stulz, 2001). Các chỉ tiêu được sử dụng để đo lường phát triển tài chính có thể khác nhau đáng kể đối với cùng một cấu trúc tài chính. Các chính sách có thể có tác động trực tiếp đến CTTC, nhưng chúng chỉ có thể có tác động gián tiếp đến phát triển tài chính. (Demirguc-Kunt và Levine, 2001). 2.4. Cơ sở lý thuyết về phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế 2.4.1. Các lý thuyết ban đầu Tác động của PTTC lên TTKT lần đầu tiên được giới thiệu bởi Bagehot (1873), kế đó là lý thuyết của Schumpeter (1911), nhấn mạnh ngân hàng là động lực quan trọng nhất đằng sau TTKT trong tài trợ và hỗ trợ
  10. 7 các sáng tạo công nghệ để sản xuất hàng hóa hiệu quả. Lý thuyết của Schumpeter và Opie (1934) cũng chỉ ra rằng các trung gian tài chính có thể tác động đến năng suất biên của vốn bằng cách nhấn mạnh tầm quan trọng của các trung gian tài chính trong việc đánh giá đầu tư. Tiếp đó, Patrick (1966) đưa ra mô hình về phía cung – cung dẫn dắt (supply-leading). Với mô hình về phía cung, các tổ chức tài chính đóng vai trò là đầu vào sản xuất trong quá trình sản xuất và chuyển các nguồn lực từ các ngành truyền thống sang hiện đại. Theo quan điểm này, bằng cách huy động tiết kiệm để tài trợ cho các khoản đầu tư hiệu quả nhất, PTTC sẽ thúc đẩy TTKT. 2.4.2. Lý thuyết tăng trưởng Tân cổ điển Lý thuyết tăng trưởng Tân cổ điển mô tả một nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo. Theo lý thuyết này thì dòng vốn di chuyển từ nơi dư thừa sang nơi thâm hụt từ đó thúc đẩy TTKT. Thị trường tài chính thu tiền và cung cấp hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp đổi mới, mang lại sự thay đổi công nghệ và thúc đẩy TTKT. Solow (1956) phát triển mô hình TTKT mới từ mô hình của Harrod (1939) và Domar (1946), được gọi là mô hình tăng trưởng Tân cổ điển. Mô hình tăng trưởng này minh chứng rằng nền kinh tế trong dài hạn có xu hướng tiến đến trạng thái cân bằng với mức tăng trưởng đều đặn và liên tục. Mô hình này còn được gọi là mô hình tăng trưởng ngoại sinh, tăng trưởng của một nền kinh tế sẽ hội tụ về một tốc độ nhất định ở trạng thái bền vững, bởi vì không liên quan đến các nhân tố bên trong, mà chỉ có các yếu tố bên ngoài mới có thể thay đổi được tốc độ TTKT ở trạng thái bền vững. 2.4.3. Mô hình Mckinnon-Shaw Mô hình McKinnon (1973) và Shaw (1973) lập luận rằng các mô hình Keynes và Tân cổ điển là không phù hợp bởi do các giả định hạn chế. McKinnon và Shaw (1973) chứng minh rằng khi hệ thống tài chính bị kìm hãm thì đầu tư sẽ giảm và sự can thiệp của chính phủ thường không mang lại hiệu quả kinh tế. Theo lý thuyết này hệ thống tài chính nên phát triển trước để kích thích cho việc TTKT chứ không phải là kết quả của tăng trưởng. 2.4.4. Lý thuyết tăng trưởng nội sinh Nguồn gốc của lý thuyết tăng trưởng nội sinh một phần là do sự thất bại dự đoán của mô hình tăng trưởng Tân cổ điển, được phát triển chủ yếu bởi Romer (1986). Lý thuyết tăng trưởng nội sinh chủ yếu nhấn mạnh rằng vốn tăng trưởng do tỷ lệ tiết kiệm cao hơn từ đó thúc đẩy tăng trưởng và tăng trưởng dài hạn là một biến nội sinh. Tuy nhiên, theo Lucas (1988) tầm quan trọng của TTTC trong TTKT được nhấn mạnh quá mức trong các cuộc thảo luận học thuật. Pagano (1993) sau đó tiếp tục phát triển mô hình tăng trưởng nội sinh, và tập trung vào tầm quan trọng của hệ thống tài chính trong quá trình TTKT. Pagano thiết lập mô hình tăng trưởng nội sinh đơn giản, tức là mô hình AK của Rebelo (1991). Kể từ những năm 1990, các nhà nghiên cứu khác ngày càng tăng tập trung vào việc liệu PTTC có thể giải thích cho việc tăng trưởng GDP bình quân đầu người hay không (như Bencivenga & Smith, 1991; Greenwood & Jovanovic,1990) và đều tìm thấy tác động tích cực của PTTC lên TTKT. Bảng 2.2: Tổng hợp cơ sở lý thuyết về phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế Lý thuyết Các tác giả đại diện Kết luận Các lý thuyết ban Bagehot (1873), Các trung gian tài chính có thể thúc đẩy tăng trưởng đầu Schumpeter (1911), kinh tế. Schumpeter và Opie Mô hình về phía cung: phát triển tài chính tác động (1934), Patrick (1966) tích cực lên tăng trưởng kinh tế.
  11. 8 Lý thuyết tăng Solow (1956) Thị trường tài chính thu tiền và cung cấp hỗ trợ tài trưởng tân cổ điển chính cho các doanh nghiệp đổi mới, mang lại sự thay đổi công nghệ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chỉ các yếu tố bên ngoài mới thay đổi được tốc độ tăng trưởng kinh tế ở trạng thái bền vững. Trong dài hạn nền kinh tế có xu hướng tiến đến trạng thái cân bằng với mức tăng trưởng liên tục và đều đặn. Mô hình McKinnon (1973), Phát triển tài chính nên phát triển trước chứ không Mckinnon-Shaw Shaw (1973) phải là hệ quả của tăng trưởng kinh tế Lý thuyết tăng Romer (1986), Lucas Phát triển tài chính có tác động tích cực đến tăng trưởng nội sinh (1988), Pagano (1993), trưởng kinh tế. Greenwood và Jovanovic Tầm quan trọng của thị trường tài chính trong phát (1990), Bencivenga và triển kinh tế được nhấn mạnh quá mức, tài chính có Smith (1991) thể trở thành động lực mạnh mẽ gieo mầm cho các cuộc khủng hoảng trong tương lai với những tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Nguồn: Tổng hợp của tác giả 2.5. Cơ sở lý thuyết về cấu trúc tài chính và tăng trưởng kinh tế 2.5.1. Cấu trúc tài chính dựa trên ngân hàng Lý thuyết CTTC dựa trên ngân hàng nhấn mạnh tác động tích cực của các ngân hàng đến nền kinh tế, thông qua ba kênh chính. Thứ nhất, các ngân hàng mua lại thông tin liên quan đến các nhà quản lý và các doanh nghiệp để tăng hiệu quả quản trị doanh nghiệp và cải thiện việc phân bổ vốn. Thứ hai, các ngân hàng quản lý các rủi ro liên ngành, do đó nâng cao hiệu quả trong đầu tư và thúc đẩy TTKT. Cuối cùng, các ngân hàng cung cấp nguồn vốn huy động để hưởng lợi từ quy mô nền kinh tế (Levine, 2002). Nếu các trung gian tài chính đóng vai trò hàng đầu trong việc thúc đẩy nền kinh tế, thì với nền kinh tế đó, hệ thống tài chính nói chung thường được gọi là hệ thống tài chính dựa trên ngân hàng (Demirguc-Kunt & Levine, 2001). Nhiều nhà nghiên cứu vẫn cho rằng hệ thống tài chính dựa trên ngân hàng vượt trội hơn so với hệ thống dựa trên thị trường (Hoshi và cộng sự, 1990; Demirguc-Kunt & Levine, 2001). Tuy nhiên, hệ thống tài chính dựa trên ngân hàng không phải không có nhược điểm riêng. Hệ thống này dễ bị phân bổ vốn không hiệu quả và các vấn đề về tỷ lệ nợ cao (Demirguc-Kunt & Levine, 2001). Trong khi các gói cứu trợ của chính phủ trong thời kỳ khủng hoảng tài chính có thể ngăn cuộc khủng hoảng trở nên tồi tệ hơn, chúng cũng có thể có những tác động tiêu cực, do đó làm cho hệ thống trở nên mong manh hơn và dễ bị khủng hoảng hơn nữa (Greenspan, 1999). 2.5.2. Cấu trúc tài chính dựa trên thị trường Lý thuyết CTTC dựa trên thị trường cho rằng nếu TTTC chia sẻ với các ngân hàng trong việc thúc đẩy TTKT thông qua huy động tiết kiệm, phân bổ nguồn lực, kiểm soát doanh nghiệp và giảm bớt quản lý rủi ro, thì nền kinh tế đó được gọi là hệ thống tài chính dựa trên thị trường (Demirguc-Kunt & Levine, 2001). Lý thuyết hệ thống tài chính dựa trên thị trường nhấn mạnh vai trò tích cực của TTTC trong việc kích thích tăng trưởng thông qua ba kênh chính. Thứ nhất, TTTC tăng động lực đối với sự giám sát của các doanh nghiệp, vì giao dịch trong thị trường lỏng và lớn được hưởng lợi từ thông tin này. Thứ hai, TTTC cải thiện hoạt động quản trị doanh nghiệp bằng cách tạo điều kiện tiếp quản và liên kết quản lý với hiệu suất của doanh nghiệp.
  12. 9 Cuối cùng là TTTC dễ dàng quản lý rủi ro (Levine, 2002). Tuy nhiên, hệ thống tài chính dựa trên thị trường không phải không có nhược điểm riêng. Các học giả ủng hộ hệ thống tài chính dựa trên ngân hàng cho rằng các thị trường phát triển tốt sẽ tiết lộ thông tin dễ dàng hơn trên thị trường công cộng (Stiglitz, 1985). Bên cạnh các lý thuyết về hệ thống tài chính dựa trên thị trường hay dựa trên ngân hàng có tác động đến TTKT, ngoài ra còn có lý thuyết về dịch vụ tài chính và lý thuyết luật và tài chính. 2.5.3. Quan điểm chủ nghĩa cấu trúc mới Quan điểm về Chủ nghĩa cấu trúc trước đây (Myrdal, 1957; Hirshman, 1958; Gerschenkron, 1962; Furtado, 1977; Taylor, 1983; Justman và Teubal, 1991) cho rằng: (i) Kinh tế học cấu trúc cũ đã chia thế giới dựa trên cách phân loại nhị phân thành hai loại chính: các nước đang phát triển và các nước đã phát triển. (ii) Các chính sách phát triển được đề xuất là khuyến khích các quốc gia đang phát triển bắt chước cơ cấu kinh tế ở các quốc gia đã phát triển. (iii) Để thực hiện các chính sách phát triển đã đề xuất, kinh tế học cấu trúc trước đó ủng hộ sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế. Trong khi đó, theo cách tiếp cận cấu trúc kinh tế mới của Lin và Monga (2010) thì cho rằng cấu trúc các yếu tố ưu đãi ở từng giai đoạn phát triển kinh tế quyết định cấu trúc ngành tương ứng của nền kinh tế dựa trên cách tiếp cận lợi thế so sánh, từ đó xác định CTTC tương ứng. Hay nói cách khác, khu vực thực được coi là yếu tố quyết định chính hình thành CTTC. Các nguyên tắc chính của cách tiếp cận quan điểm chủ nghĩa cấu trúc mới theo Lin và Monga (2010) như sau: (i) Cơ cấu ngành của nền kinh tế sẽ phát triển và thay đổi do thay đổi cơ cấu của các yếu tố ưu đãi ở các giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau. (ii) Con đường phát triển kinh tế của một quốc gia phải qua nhiều giai đoạn từ nền kinh tế có thu nhập thấp và chưa phát triển sang nền kinh tế phát triển và có thu nhập cao với một quá trình năng động chứ không đơn thuẩn chỉ là hai cấp độ kinh tế đơn lẻ cụ thể là, kém phát triển so với phát triển. (iii) Ở mỗi giai đoạn phát triển kinh tế, việc phân bổ nguồn lực được thực hiện thông qua cả cơ chế thị trường tự do hiệu quả cùng với vai trò tích cực của nhà nước trong việc tạo điều kiện thay đổi cơ cấu và tạo điều kiện tiên quyết để nâng cấp từ giai đoạn này lên giai đoạn khác theo thứ bậc phát triển kinh tế như cơ sở hạ tầng, các yếu tố thể chế và các quy định. Khi đó, ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế, CTTC dựa trên ngân hàng có nhiều ưu điểm và hiệu quả hơn so với thị trường. Khi nền kinh tế ở giai đoạn phát triển cao hơn, nguồn vốn tương đối dồi dào so với sức lao động, CTTC ở các giai đoạn này chịu sự chi phối của TTTC, vốn được coi là nguồn chính để nâng cao nhu cầu vốn và đa dạng hóa rủi ro ở mức độ cao. Bảng 2.3: Tổng hợp cơ sở lý thuyết về cấu trúc tài chính và tăng trưởng kinh tế Lý thuyết Các tác giả đại diện Kết luận Quan điểm CTTC Demirguc-Kunt và Levine Nhấn mạnh tác động tích cực của các ngân hàng đến nền dựa trên ngân hàng (2001), Levine (2002) kinh tế. CTTC dựa trên ngân hàng vượt trội hơn so với CTTC dựa trên thị trường. Quan điểm CTTC Demirguc-Kunt và Levine Nhấn mạnh vai trò tích cực của thị trường tài chính trong dựa trên thị trường (2001), Levine (2002, việc kích thích TTKT. 2004), Trehan (2013). Trong CTTC dựa trên thị trường, sự vượt trội của sức mạnh tài chính được nắm giữ bởi thị trường chứng khoán và hiệu quả kinh tế phụ thuộc vào mức độ tốt hay kém của thị trường chứng khoán.
  13. 10 Quan điểm dịch vụ Levine (1997, 2002), Sự khác biệt giữa CTTC dựa trên ngân hàng và dựa trên tài chính Demirguc-Kunt và Levine thị trường ít quan trọng, bản thân các dịch vụ tài chính (2001) quan trọng hơn nhiều so với hình thức phân phối. Quan điểm luật và La Porta và cộng sự Nhấn mạnh vai trò của hệ thống pháp luật trong việc thúc tài chính (1998), Rajan và Zingales đẩy tăng trưởng, thay vì tập trung vào các hệ thống dựa (1998), Levine (1999) trên ngân hàng hoặc dựa trên thị trường. Quan điểm chủ Lin và Monga (2010) Khu vực thực được coi là yếu tố quyết định chính hình nghĩa cấu trúc mới thành cấu trúc của hệ thống tài chính. Trong giai đoạn đầu của nền kinh tế thực, hệ thống tài chính có xu hướng giống như một hệ thống dựa trên ngân hàng, trong đó các ngân hàng có sức lan tỏa và cung cấp dịch vụ tài chính. Khi nền kinh tế phát triển, với lượng tích lũy vốn lớn hơn, cấu trúc của hệ thống tài chính có nhiều khả năng dựa trên thị trường. Nguồn: Tổng hợp của tác giả 2.6. Tổng quan các bằng chứng thực nghiệm có liên quan 2.6.1. Tác động tuyến tính của phát triển tài chính lên tăng trưởng kinh tế Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm đưa ra bằng chứng về mối quan hệ tích cực giữa PTTC và TTKT. Một trong số đó là nghiên cứu thực nghiệm của Goldsmith (1969), cho rằng trung gian tài chính đóng góp cho TTKT và có mối tương quan tích cực giữa quy mô của hệ thống tài chính với việc cung ứng và chất lượng dịch vụ tài chính. Kế đó, King và Levine (1993) xây dựng dựa trên nền tảng của Goldsmith (1969) thấy rằng hệ thống tài chính có thể thúc đẩy TTKT. Gần đây, Bist (2018) và Guru và Yadav (2019) tìm thấy tác động tích cực tuyến tính của PTTC lên TTKT. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu khác nhấn mạnh tác động tiêu cực hoặc không đáng kể của TTTC đối với TTKT, chủ yếu ở các nước đang phát triển (như Snigh, 1997; Nili & Rastad, 2007; Naceur & Ghazouani, 2007; Kar và cộng sự, 2011; Naraya & Naraya, 2013). 2.6.2. Tác động phi tuyến của phát triển tài chính lên tăng trưởng kinh tế Các giả thuyết phi tuyến phần lớn đã bị bỏ qua trong nghiên cứu về tài chính – tăng trưởng trước khủng hoảng (Carré & L’œillet, 2018). Các nghiên cứu trước cuộc khủng hoảng chủ yếu mô tả mối quan hệ giữa hai biến số này là tích cực và tuyến tính, và chỉ một số ít nghiên cứu đã xem xét mối quan hệ giữa tài chính - tăng trưởng là không đơn điệu (Deidda & Fattouh, 2002; Rioja & Valev, 2004a, b; Aghion và cộng sự, 2005). Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, dòng nghiên cứu mới về tài chính-tăng trưởng mới được thúc đẩy để điều tra giả thuyết tài chính quá mức (Panizza, 2014). Dòng nghiên cứu này nhấn mạnh sự phức tạp của mối quan hệ tài chính-tăng trưởng như một “Nút thắt Gordian” — nghĩa là, mối quan hệ này thường thay đổi, phi tuyến hoặc không đáng kể (Carré & L’œillet, 2018). Chẳng hạn, dòng nghiên cứu mới chứng minh tác động biến mất của tài chính đối với tăng trưởng (Rousseau & Wachtel, 2011) và giả thuyết quá nhiều tài chính với tỷ lệ ngưỡng nhất định (Cecchetti & Kharroubi, 2012; Beck, 2014; Law & Singh, 2014; Rioja &Valev, 2014; Arcand và cộng sự, 2015; Ibrahim & Alagidede, 2018; Panizza, 2018). Một số nghiên cứu khác cũng đồng thuận với giả thuyết quá nhiều tài chính theo dạng hình chữ U ngược (Arcand và cộng sự, 2015; Ductor & Grechyna, 2015; Samargandi và cộng sự, 2015; Swamy & Dharani, 2020). Khi đó, giả thuyết càng nhiều tài chính hơn, càng nhiều tăng trưởng hơn bị thay thế bởi giả thuyết quá nhiều tài chính sẽ gây hại cho TTKT.
  14. 11 Một số nghiên cứu trong nước cũng thực hiện phân tích tác động của PTTC lên TTKT, chẳng hạn như Hoàng Thị Phương Anh và Đinh Tấn Danh (2015), Phan Thị Bích Nguyệt và Phạm Dương Phương Thảo (2016), Chu Khánh Lân và Nguyễn Trần Mạnh Trung (2019), Phạm Dương Phương Thảo (2019). Tuy nhiên các nghiên cứu này đều sử dụng các chỉ số truyền thống riêng lẻ để đo lường PTTC, do đó cũng không nắm bắt được tính đa chiều của PTTC. Như vậy, từ các bằng chứng thực nghiệm được đưa ra, có thể thấy rằng tác động của PTTC lên TTKT tập trung vào 3 dòng quan điểm chính. Quan điểm thứ nhất ủng hộ lập luận càng nhiều tài chính, càng nhiều tăng trưởng. Quan điểm thứ hai ủng hộ lập luận quá nhiều tài chính sẽ gây hại cho nền kinh tế. Quan điểm cuối cùng với lập luận PTTC không có tác động đáng kể đến TTKT. Do vậy, luận án xây dựng các giả thuyết nghiên cứu tương ứng với các dòng quan điểm theo sau: Giả thuyết H1: Phát triển tài chính có tác động tích cực lên tăng trưởng kinh tế, hay nói cách khác, càng nhiều tài chính hơn, càng nhiều tăng trưởng hơn. Giả thuyết H2: Tác động của phát triển tài chính lên tăng trưởng kinh tế là phi tuyến và tuân theo dạng hình chữ U ngược, hay nói cách khác, quá nhiều tài chính sẽ gây hại cho nền kinh tế. 2.6.3. Mối quan hệ giữa cấu trúc tài chính và tăng trưởng kinh tế Dựa trên các lý thuyết về CTTC, ngày càng có nhiều bằng chứng thực nghiệm cho thấy ảnh hưởng của CTTC đối với các hoạt động kinh tế. Một trong những nghiên cứu tiên phong về mối quan hệ giữa CTTC và TTKT là của Beck và cộng sự (2000). Các nghiên cứu xuyên quốc gia sau đó đã được đa dạng hóa thông qua đánh giá các quan điểm khác nhau liên quan đến lĩnh vực tài chính, bên cạnh việc phân loại CTTC dựa trên ngân hàng và dựa trên thị trường (Levine, 2002; Beck & Levine, 2002). Ngược lại, các nghiên cứu sau này thì sử dụng cùng tập dữ liệu với cỡ mẫu lớn hơn và thời gian dài hơn, chỉ ra rằng CTTC có tác động đáng kể đến TTKT và ủng hộ quan điểm CTTC dựa trên ngân hàng (Pinno & Serletis, 2007; Ergungor, 2008; Baum và cộng sự, 2011). Các nghiên cứu khác tìm thấy bằng chứng ủng hộ quan điểm CTTC dựa trên thị trường (Yeh và cộng sự, 2013; Luintel và cộng sự, 2016; Liu & Zhang, 2020; Chu, 2020). Bên cạnh những quan điểm cạnh tranh tầm quan trọng của CTTC nào tốt hơn, thì một số nghiên cứu nhấn mạnh tác động bổ trợ lẫn nhau như Blackburn và cộng sự (2005), Oima và Ojwang (2013), Gambacorta và cộng sự (2014) đều chứng minh rằng cả ngân hàng và thị trường đều cần thiết cho TTKT. Ngược lại, dòng quan điểm khác cho rằng không có CTTC nào là tối ưu nào cho tất cả các nền kinh tế (UNDP, 2015; Bose & Neumann, 2015). Bên cạnh các nghiên cứu riêng lẻ nhấn mạnh tác động của CTTC dựa trên ngân hàng hay dựa trên thị trường đến TTKT, thì một số nghiên cứu khác đề cao tầm quan trọng của giai đoạn phát triển kinh tế trong việc xác định CTTC (như Allen và cộng sự, 2006; Demirgüç-Kunt và cộng sự, 2011; Lee, 2012; Cull & Xu, 2013; Demir & Hall, 2017). Trong hệ thống dựa trên ngân hàng, các ngân hàng đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc phân bổ vốn, huy động tiết kiệm, giám sát các quyết định đầu tư của các nhà quản lý cũng như cung cấp các công cụ quản lý rủi ro. Ngược lại, trong hệ thống dựa trên thị trường, thị trường chứng khoán cùng chia sẻ với ngân hàng trong việc tiết kiệm xã hội cho các doanh nghiệp, kiểm soát doanh nghiệp và giảm bớt công việc quản lý rủi ro. Nhìn chung CTTC có xu hướng dựa trên thị trường ở các nước thu nhập cao hơn, nơi thị trường chứng khoán cũng trở nên năng động và hiệu quả hơn so với ngân hàng. Do đó, luận án xây dựng hai giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa CTTC và TTKT như sau: Giả thuyết H3: Tồn tại cấu trúc tài chính tối ưu trong hệ thống tài chính tại mỗi quốc gia với cấu trúc tài chính dựa trên ngân hàng hoặc cấu trúc tài chính dựa trên thị trường. Giả thuyết H4: Cấu trúc tài chính tuân theo quan điểm chủ nghĩa cấu trúc mới.
  15. 12 2.7. Khoảng trống nghiên cứu Như vậy có thể thấy rằng, các tài liệu học thuật về liên kết giữa PTTC và TTKT đã có từ đầu thế kỷ 20, nhưng đáng ngạc nhiên cho đến nay, không có bất kỳ sự đồng thuận nào về các kết luận nào được đưa ra. Thêm vào đó, nhiều nghiên cứu đã sử dụng các thước đo PTTC khác nhau như độ sâu tài chính (Rousseau & Wachtel, 2002; Huang & Lin, 2009; Anwar & Cooray, 2012; Yu và cộng sự, 2012), nhóm các chỉ số liên quan về hoạt động tài chính (King và Levine, 1993; Levine (1997) và hoạt động ngân hàng (Beck & Levine, 2004; Cole và cộng sự, 2008; Chakraborty, 2010; Yu và cộng sự, 2012). Hoặc phát triển hơn là thước đo tổng hợp về độ sâu tài chính (Samargandi và cộng sự, 2015; Bist, 2018; Siva và Prabhakar, 2018; Ncanywa và Mabusela, 2019; Guru và Yadav, 2019). Nhưng PTTC là một khái niệm đa chiều, do đó cần phải xem xét nhiều chỉ tiêu để đo lường. Thêm vào đó, theo WB (2012), PTTC cần phải tính đến tính ổn định của tổ chức tài chính và TTTC. Tương tự, Lown và cộng sự (2000), Cihak và cộng sự (2008), Trew (2008), Hakkio và Keeton (2009), cũng cho rằng bất ổn tài chính có thế ảnh hưởng lên mối quan hệ giữa PTTC và TTKT. Vì vậy, khi đo lường PTTC cần tính đến tính ổn định của hệ thống tài chính. Tính đến nay, các nghiên cứu thực nghiệm hiện tại khi đo lường PTTC không tính đến phương pháp đa chiều này, do đó, hiện tại vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh giá tác động của PTTC lên TTKT một cách khái quát và toàn diện nhất. Ngoài ra, khi đề cập đến mối quan hệ tài chính – tăng trưởng không thể không kể đến cấu trúc của hệ thống tài chính, với quy mô thời gian khác nhau thì sự phát triển của hệ thống ngân hàng hay thị trường tài chính sẽ có ảnh hưởng khác nhau đến TTKT. Tuy nhiên, các nghiên cứu thực nghiệm gần đây, chủ yếu tập trung nghiên cứu chuỗi thời gian hay dữ liệu bảng đơn thuần thì không thể nắm bắt hết mối quan hệ thực sự của hai biến số này. Thêm vào đó, nếu CTTC của các quốc gia tuân theo quan điểm chủ nghĩa cấu trúc mới thì đây sẽ là một thách thức lớn đối với các nhà hoạch định chính sách. Do đó, một câu hỏi được đặt ra CTTC tối ưu là gì, và hệ thống tài chính dựa trên ngân hàng hoặc dựa trên thị trường sẽ xuyên suốt cả quá trình hay là tùy vào từng giai đoạn của sự phát triển sẽ có sự thay đổi trong việc chuyển đổi CTTC hay không? Vì vậy, từ khoảng trống nghiên cứu về tác động của PTTC lên TTKT và mối quan hệ CTTC và TTKT. Luận án đi sâu vào phân tích và giải quyết các vấn đề vẫn còn bõ ngõ với kỳ vọng đóng góp thêm vào về mặt học thuật cũng như thực tiễn chủ đề PTTC, CTTC và TTKT. Tiểu kết Chương 2 Chương 2 đã trình bày các nội dung liên quan đến cơ sở lý thuyết và tổng quan bằng chứng thực nghiệm về PTTC, CTTC và TTKT. Cơ sở lý thuyết tác động của PTTC lên TTKT. Tổng quan các bằng chứng thực nghiệm có liên quan đến tác động tuyến tính và phi tuyến của PTTC lên TTKT. Qua đó luận án xây dựng các giả thuyết liên quan đến các dòng quan điểm này với giả thuyết càng nhiều tài chính hơn, càng nhiều tăng trưởng hơn và giả thuyết quá nhiều tài chính sẽ gây hại cho nền kinh tế. Cơ sở lý thuyết mối quan hệ giữa CTTC và TTKT với các quan điểm CTTC dựa trên ngân hàng, dựa trên thị trường, quan điểm dịch vụ tài chính, luật & tài chính và chủ nghĩa cấu trúc mới. Các kết quả nghiên cứu trước có liên quan ủng hộ quan điểm CTTC dựa trên ngân hàng, dựa trên thị trường và quan điểm chủ nghĩa cấu trúc mới. Từ các khoảng trống nghiên cứu, luận án phân tích các vấn đề còn bõ ngõ với kỳ vọng đóng góp thêm vào về mặt học thuật cũng như thực tiễn có liên quan đến chủ đề nghiên cứu.
  16. 13 CHƯƠNG 3 DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Phương pháp nghiên cứu 3.1.1. Mô hình nghiên cứu tác động của phát triển tài chính lên tăng trưởng kinh tế 3.1.1.1. Xây dựng bộ chỉ số phát triển tài chính mới a. Đo lường chỉ số phát triển tài chính theo truyền thống Các thước đo chỉ số PTTC theo truyền thống được sử dụng phổ biến nhất có thể được định nghĩa rộng rãi bao gồm độ sâu tài chính, các chỉ số liên quan đến hoạt động ngân hàng và hoạt động tài chính. Một số nghiên cứu gần đây thì sử dụng một nhóm các chỉ số để đo lường PTTC để khắc phục nhược điểm khi sử dụng các chỉ số riêng lẽ, tuy nhiên các chỉ số này cũng chỉ tập trung vào vào các thước đo truyền thống. b. Đo lường chỉ số PTTC theo IMF Để khắc phục những thiếu sót của các chỉ số đo lường PTTC truyền thống, IMF đã xây dựng tổng cộng chín chỉ số đại diện cho PTTC, bao gồm độ sâu tài chính, khả năng tiếp cận và tính hiệu quả của tổ chức tài chính và TTTC theo Hình 3.1. PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH TỔ CHỨC TÀI CHÍNH THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH ĐỘ SÂU TIẾP CẬN HIỆU QUẢ ĐỘ SÂU TIẾP CẬN HIỆU QUẢ Hình 3.1: Ma trận chỉ số phát triển tài chính theo IMF Nguồn: Svirydzenka (2016) - IMF c. Đo lường chỉ số PTTC mới Theo quan điểm của WB (2012), PTTC còn cần phải tính đến sự ổn định của các tổ chức tài chính và thị trường tài chính (tính ổn định). Theo Lown và cộng sự (2000), Trew (2008), Cihak và cộng sự (2008), Hakkio và Keeton (2009), bất ổn tài chính có thế tác động lên mối quan hệ giữa PTTC và TTKT. Do đó, để nắm bắt đầy đủ tất cả các khía cạnh của PTTC, luận án bổ sung thêm khía cạnh – tính ổn định để làm thước đo tính toán chỉ số PTTC mới theo như Hình 3.2. Phương pháp xây dựng bộ chỉ số PTTC tổng hợp mới dựa trên kết hợp phương pháp của OECD (2008), Cámara &Tuesta (2014) và Svirydzenka (2016) với phương pháp PCA hai giai đoạn. Về xử lý dữ liệu bị thiếu, luận án sử dụng thuật toán KNN. PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH – FD TỔ CHỨC TÀI CHÍNH – FI THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH – FM ĐỘ SÂU TIẾP CẬN HIỆU QUẢ ỔN ĐỊNH ĐỘ SÂU TIẾP CẬN HIỆU QUẢ ỔN ĐỊNH FID FIA FIE FIS FMD FMA FME FMS Hình 3.2: Ma trận chỉ số phát triển tài chính mới Nguồn: WB
  17. 14 Bảng 3.1. Các chỉ số đo lường phát triển tài chính mới theo IMF và WB Chỉ số Tiêu chí Nguồn Tổ chức tài chính THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH Tín dụng tư nhân trên GDP Vốn hóa thị trường chứng khoán trên GDP GFDD, FSD Giá trị tài sản quỹ hưu trí trên GDP Tổng giá trị cổ phiếu giao dịch trên GDP GFDD, FSD Độ sâu Giá trị tài sản quỹ tương hỗ trên GDP Tổng chứng khoán nợ quốc tế của chính phủ trên GDP GFDD, FSD Giá trị phí bảo hiểm nhân thọ trên GDP Tổng các chứng khoán nợ tư nhân trong nước trên GDP GFDD, FSD Giá trị phí bảo hiểm phi nhân thọ trên GDP Tổng các chứng khoán nợ công trong nước trên GDP GFDD, FSD Chi nhánh ngân hàng trên 100.000 người Phần trăm vốn hóa thị trường ngoài top 10 công ty lớn GFDD, FSD Khả năng nhất Tiếp cận ATM trên 100.000 người Phần trăm giá trị giao dịch ngoài top 10 công ty lớn nhất GFDD, FSD Số lượng công ty niêm yết trên 1.000.000 người GFDD, FSD Tỷ lệ thu nhập lãi thuần GFDD, FSD Thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập GFDD, FSD Tính hiệu Chi phí chung trên tổng tài sản GFDD, FSD quả Tỷ lệ doanh thu thị trường chứng khoán Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản GFDD, FSD Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu GFDD, FSD Chỉ số z GFDD, FSD Nợ xấu ngân hàng trên tổng nợ GFDD, FSD Tín dụng ngân hàng trên tiền gửi ngân hàng GFDD, FSD Vốn ngân hàng trên tổng tài sản GFDD, FSD Tính ổn Tỷ lệ vốn điều lệ so với tài sản điều chỉnh Biến động giá chứng khoán định GFDD, FSD theo trọng số rủi ro Tỷ lệ tài sản lưu động so với tổng tiền gửi GFDD, FSD và quỹ đầu tư ngắn hạn Dự phòng các khoảng cho vay kém hiệu quả GFDD, FSD Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ IMF và WB 3.1.1.2. Mô hình nghiên cứu tác động của phát triển tài chính lên tăng trưởng kinh tế Đầu tiên, luận án xây dựng mô hình cơ bản với tác động tuyến tính của PTTC lên TTKT dựa trên nền tảng lý thuyết tăng trưởng nội sinh được phát triển bởi King và Levine (1993) theo sau: 𝐺𝑅𝑂𝑊𝑇𝐻 𝑖,𝑡 = 𝛽0 + 𝛽1 𝐹𝐷𝐿𝐼 𝑖,𝑡 + 𝛽2 𝑍 𝑖,𝑡 + 𝜀 𝑡 (3.10) Dựa trên nghiên cứu của Pesaran và cộng sự (1999), Loayza và Ranciere (2006), Samargandi và cộng sự (2015), mô hình (3.10) có thể được ước lượng dựa trên mô hình PARDL như sau: 𝑝 𝑞 𝐺𝑅𝑂𝑊𝑇𝐻 𝑖,𝑡 = ∑ 𝑗=1 𝜆 𝑖𝑗 𝐺𝑅𝑂𝑊𝑇𝐻 𝑖,𝑡−𝑗 + ∑ 𝑗=0 𝛿′ 𝑖𝑗 𝑋 𝑖,𝑡−𝑗 + 𝜀 𝑖,𝑡 (3.11) Nếu các biến trong phương trình 3.11 có mối quan hệ đồng liên kết với nhau và sai số là một tiến trình I(0) với mọi i, khi đó phương trình hiệu chỉnh sai số của phương trình 3.11 được tham số hóa lại như sau:
  18. 15 𝑝−1 𝑞−1 𝛥𝐺𝑅𝑂𝑊𝑇𝐻 𝑖,𝑡 = ∑ 𝑗=1 𝜆∗ 𝛥𝐺𝑅𝑂𝑊𝑇𝐻 𝑖,𝑡−𝑗 + ∑ 𝑗=0 𝛿′∗ 𝛥𝑋 𝑖,𝑡−𝑗 + 𝜑 𝑖 [𝐺𝑅𝑂𝑊𝑇𝐻 𝑖,𝑡−1 − 𝜃 ′𝑖 𝑋 𝑖𝑡 ] + 𝜇 𝑖 + 𝜀 𝑖,𝑡 𝑖𝑗 𝑖𝑗 (3.12) Khi đó, mô hình PARDL tại có thể được ước lượng bởi hai công cụ ước lượng là MG và PMG. ( (3 ) Tác động phi tuyến giữa phát triển tài chính lên tăng trưởng kinh tế Để phân tích tác động phi tuyến của PTTC lên TTKT, luận án sử dụng hàm đa thức bậc 2 với kiểm định Sasabuchi-Lind-Mehlum (SML) để kiểm định sự hiện diện của mối quan hệ hình chữ U hoặc hình chữ U ngược được đề xuất bởi Lind và Mehlum (2010) theo sau: 𝐺𝑅𝑂𝑊𝑇𝐻 𝑖,𝑡 = 𝛼1 𝐹𝐷𝐿𝐼 𝑖,𝑡 + 𝛼2 𝐹𝐷𝐿𝐼 2 + 𝛼3 𝑍 𝑖,𝑡 + 𝜀 𝑖,𝑡 𝑖,𝑡 Với các giả thuyết kết hợp như sau: (3.19) 𝐻0 : (𝛼1 + 𝛼2 2𝐹𝐷𝐿𝐼 𝑚𝑖𝑛 ≤ 0) ∪ (𝛼1 + 𝛼2 2𝐹𝐷𝐿𝐼 𝑚𝑎𝑥 ≥ 0) 𝐻1 : (𝛼1 + 𝛼2 2𝐹𝐷𝐿𝐼 𝑚𝑖𝑛 > 0) ∪ (𝛼1 + 𝛼2 2𝐹𝐷𝐿𝐼 𝑚𝑎𝑥 < 0) (3.20) Nếu giả thuyết H0 trong phương trình (3.20) bị bác bỏ chứng tỏ mối quan hệ giữa hai biến số này tuân theo dạng hình chữ U ngược. Ngược lại nếu có mối quan hệ của hai biến số này tuân theo dạng hình chữ U thì giả thuyết H0 và H1 lần lượt là: 𝐻0 : (𝛼1 + 𝛼2 2𝐹𝐷𝐿𝐼 𝑚𝑖𝑛 ≥ 0) ∪ (𝛼1 + 𝛼2 2𝐹𝐷𝐿𝐼 𝑚𝑎𝑥 ≤ 0) 𝐻1 : (𝛼1 + 𝛼2 2𝐹𝐷𝐿𝐼 𝑚𝑖𝑛 < 0) ∪ (𝛼1 + 𝛼2 2𝐹𝐷𝐿𝐼 𝑚𝑎𝑥 > 0) (3.21) Nếu giả thuyết H0 trong phương trình (3.21) bị bác bỏ chứng tỏ tồn tại mối quan hệ theo dạng hình chữ U giữa PTTC và TTKT. Trong đó, kiểm định dạng hình chữ U hay U ngược trong mô hình đa thức bậc hai từ kết quả ước lượng mô hình MG-ARDL và PMG-ARDL. 3.1.2. Mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc tài chính và tăng trưởng kinh tế 3.1.2.1. Cấu trúc tài chính tối ưu Để phân tích tác động của CTTC lên TTKT, luận án xây dựng và phát triển mô hình nghiên cứu dựa trên mô hình tăng trưởng tân cổ điển mở rộng với Tiến bộ kỹ thuật trung tính Hicks. Mô hình thực nghiệm với các biến kiểm soát dựa trên nghiên cứu của Arena (2008), Demirgüç-Kunt và cộng sự (2013), Liu và Zhang (2020), Chu (2020) được biểu thị theo sau: 𝐿𝑛𝐺𝐷𝑃𝑃𝑖𝑡 = 𝐶 + 𝛽1 𝐿𝑛𝐾𝐿 𝑖𝑡 + 𝛽2 𝐿𝑛𝐹𝑆 𝑖𝑡 + 𝛽 𝑗 𝐶𝑂𝑁𝑇𝑅𝑂𝐿 𝑖𝑡 + 𝜂 𝑖𝑡 + 𝜀 𝑖𝑡 (3.36) Để phân tích liệu rằng tác động của CTTC lên TTKT có bị ảnh hưởng bởi mức độ PTTC hay không, luận án đưa thêm biến tương tác giữa CTTC và PTTC theo cách đo lường của Ergungor (2008) và Chu (2020): 𝐿𝑛𝐺𝐷𝑃𝑃𝑖𝑡 = 𝐶 + 𝛽1 𝐿𝑛𝐾𝐿 𝑖𝑡 + 𝛽2 𝐿𝑛𝐹𝑆 𝑖𝑡 + 𝛿𝐿𝑛𝐹𝑆 𝑖𝑡 × 𝐿𝑛𝐹𝐷𝐿 𝑖𝑡 + 𝛽 𝑗 𝐶𝑂𝑁𝑇𝑅𝑂𝐿 𝑖𝑡 + 𝜂 𝑖𝑡 + 𝜀 𝑖𝑡 (3.37) 3.1.2.2. Phép biến đổi Wavelet Luận án sử dụng phép biến đổi MODWT với bộ lọc Wavelet bất đối xứng nhỏ nhất LA(8) và mức J = 2 để phân rã chuỗi thời gian ban đầu. Khi đó, chuỗi thời gian y(t) được biểu diễn theo sau: 𝑦(𝑡) = ∑ 𝑘 𝑠 𝑗,𝑘 𝜑 𝑗,𝑘 (𝑡) + ∑ 𝑘 𝑑 𝑗,𝑘 𝜓 𝑗,𝑘 (𝑡) + ∑ 𝑘 𝑑 𝑗−1,𝑘 𝜓 𝑗−1,𝑘 (𝑡)+. . . + ∑ 𝑘 𝑑1,𝑘 𝜓1,𝑘 (𝑡) (3.41) ( 3.1.2.3. Kiểm định nhân quả Dumitrescu-Hurlin dữ liệu bảng Luận án sử dụng kiểm định nhân quả của Dumitrescu-Hurlin (2012) để phân tích mối quan hệ nhân quả giữa các biến số theo sau: 𝐾 𝐾 𝑦 𝑖𝑡 = ∑ 𝑘=1 𝛾 𝑖𝑘 𝑦 𝑖,𝑡−𝑘 + ∑ 𝑘=1 𝛽 𝑖𝑘 𝑥 𝑖,𝑡−𝑘 + 𝜀 𝑖𝑡 với i =1,…,N và t=1,…,T (3.42)
  19. 16 3.1.2.4. Mô hình PMG – ARDL bảng phi tuyến Dựa trên nghiên cứu của Arestis và cộng sự (2001), Lee (2012), Demir và Hall (2017) mối quan hệ giữa CTTC và TTKT có thể được kiểm tra bằng mô hình sau: FI = f (LnGDPP-, LnGDPP+) (3.46) Khi đó, mô hình NARDL(p,q) của Shin và cộng sự (2014) trong dữ liệu bảng được tính toán theo công thức sau: + − 𝑝 𝛥𝐹𝐼 𝑖,𝑡 = 𝜌0 + 𝜌1 𝐹𝑖 𝑖,𝑡−1 + 𝜌2 + 𝐿𝑛GDPP𝑖,𝑡−1 + 𝜌2 − 𝐿𝑛𝑌GDPP𝑖,𝑡−1 + ∑ 𝑗=1 𝛽 𝑗 𝛥𝐹𝐼 𝑖,𝑡−𝑗 + 𝑞 ∑ 𝑗=0 (𝜙 + 𝛥𝐿𝑛GDPP𝑖,𝑡−𝑗 + 𝜙 − 𝛥𝐿𝑛GDPP𝑖,𝑡−𝑗 ) + 𝜇 𝑖 + 𝜀 𝑖,𝑡 (3.47) 𝑗 + 𝑗 − ) Khi đó, phương trình (3.47) có thể được ước lượng bằng mô hình PMG của Pesaran và cộng sự (1999). Một trong các lợi thế ước lượng PMG là có thể hồi quy với dữ liệu tương đối nhỏ (mẫu nghiên cứu được chia tách thành hai nhóm quốc gia đã phát triển (18 quốc gia) và nhóm quốc gia đang phát triển và mới nổi (15 quốc gia)). PMG ít nhạy cảm hơn với sự tồn tại của các giá trị ngoại lai (Pesaran và cộng sự, 1999). 3.2. Dữ liệu nghiên cứu Mẫu nghiên cứu của luận án bao gồm tổng cộng 33 quốc gia trong giai đoạn 2004-2017. Ngoài ra, vì các quốc gia với trình độ phát triển kinh tế khác nhau thì các tham số trong mô hình tăng trưởng tân cổ điển mở rộng có thể khác nhau với mỗi khu vực khác nhau. Thêm vào đó, Demirgüç-Kunt và cộng sự (2011), Cull và Xu (2013), Luintel và cộng sự (2016), Seven và Yetkiner (2017), thấy rằng có sự khác biệt trong mối quan hệ giữa cấu trúc tài chính và tăng trưởng kinh tế giữa các nhóm quốc gia khác nhau. Do đó, để đánh giá chính xác mối quan hệ giữa CTTC và TTKT, luận án phân tách mẫu nghiên cứu thành hai nhóm mẫu bao gồm nhóm các quốc gia đã phát triển và nhóm quốc gia đang phát triển & mới nổi theo sau: Nhóm các quốc gia đã phát triển (AE) Nhóm các quốc gia đang phát triển và mới nổi (DE) Australia, Austria, Canada, Germany, Greece, Argentina, Brazil, Chile, China, Colombia, Hungary, Hongkong, Ireland, Israel, Italy, Japan, Korea, Malaysia, Mexico, Peru, Philippines, Poland, Russian, Luxembourg, Norway, Singapore, Spain, South Africa, Thailand, Turkey. Switzerland, United Kingdom, United States. Nguồn: Theo IMF Bảng 3.2. Tổng hợp các biến được sử dụng trong mô hình nghiên cứu Biến Nội dung Nguồn GROWTH Đo lường bởi sự thay đổi trong tỉ lệ phần trăm của GDP thực. WDI GDPP Đo lường bởi GDP bình quân đầu người thực tế. WDI Tín dụng tư nhân trên GDP: Tín dụng tư nhân được cung cấp bởi tiền gửi ngân hàng ZACM GFDD, FSD trên GDP. Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (biên lãi ròng): Thu nhập lãi thuần của ngân hàng trừ chi ECM GFDD, FSD phí lãi vay trên tổng tài sản. Vốn hóa thị trường chứng khoán: Tỷ lệ giữa giá trị cổ phiếu trong nước (được giao ZSM GFDD, FSD dịch trên các sàn giao dịch trong nước) trên GDP. Tỷ lệ doanh thu thị trường chứng khoán: Tổng giá trị cổ phiếu giao dịch trong kỳ AESM chia cho giá trị vốn hóa thị trường bình quân trong kỳ để đo lường hoạt động và GFDD, FSD hiệu quả của thị trường chứng khoán.
  20. 17 KL Tổng vốn cố định bình quân đầu người WDI Mức độ PTTC được tính toán: tổng giá trị giao dịch thị trường chứng khoán trên FDL GDP nhân với tín dụng tư nhân được cung cấp bởi gửi tiền ngân hàng và các tổ chức GFDD, FSD tài chính khác trên GDP. TRADE Độ mở thương mại: tổng giá trị hàng hóa dịch vụ xuất khẩu và nhập khẩu trên GDP. WDI GROSS Tích lũy tài sản cố định gộp. WDI Tỷ lệ gia tăng dân số: Tỷ lệ gia tăng dân số hằng năm của năm t là tỷ lệ tăng theo POP WDI cấp số nhân của dân số giữa năm từ năm t đến năm t-1. Chỉ số nguồn vốn con người, thể hiện tổng thể các tiềm năng lao động của một quốc Pen World Table HC gia, bằng số năm đi học và lợi tức giáo dục. PWT 9.0 GDP bình quân đầu người ban đầu, giá trị GDPP năm 2004 được lựa chọn là GDPP GDPP0 WDI ban đầu. Tiểu kết Chương 3 Chương 3 trình bày dữ liệu và phương pháp nghiên cứu xây dựng mô hình tác động của PTTC lên TTKT với bộ chỉ số đo lường mới và mối quan hệ giữa CTTC và TTKT. Phương pháp xây dựng bộ chỉ số PTTC mới được thực hiện bằng phương pháp PCA hai giai đoạn với quy trình năm bước, bao gồm bốn khía cạnh là độ sâu tài chính, khả năng tiếp cận, tính hiệu quả và tính ổn định với 29 chỉ số liên quan. Qua đó sử dụng bộ chỉ số mới này để phân tích tác động của PTTC lên TTK với cả mô hình tuyến tính và phi tuyến. Bằng các xây dựng các mô hình ước lượng sự phụ thuộc chéo của Pesaran, nghiệm đơn vị dữ liệu bảng IPS và CIPS, đồng liên kết Westerlund, mô hình MG-ARDLvà PMG-ARDL; mô hình đa thức bậc hai và SML. Để tìm ra cấu trúc tài chính tối ưu, luận án xây dựng và phát triển mô hình tăng trưởng tân cổ điển mở rộng với Tiến bộ kỹ thuật trung tính Hicks. Và phân tích mối quan hệ nhân quả dữ liệu bảng Dumitrescu- Hurlin có tính đến sự phụ thuộc chéo giữa thị trường tài chính, trung gian tài chính với tăng trưởng kinh tế tại các khung thời gian khác nhau với các tần số khác nhau, bằng cách phân tách chuỗi dữ liệu ban đầu bằng phép biến đổi Wavelet. Để xem xét liệu có tồn tại quan điểm chủ nghĩa cấu trúc mới hay không, luận án áp dụng mô hình PMG-NARDL với các biến cấu trúc tài chính khác nhau bao gồm cả quy mô, hoạt động và hiệu quả.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2