1<br />
<br />
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT<br />
<br />
PHẠM KIM THƯ<br />
<br />
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG<br />
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI<br />
<br />
Ngành: Quản lý kinh tế<br />
Mã số: 62 34 04 10<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ<br />
<br />
Hà Nội - 2016<br />
<br />
2<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại:<br />
Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh<br />
Trường Đại học Mỏ - Địa chất<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
PGS.TS Nhâm Văn Toán<br />
<br />
Phản biện 1: PGS.TS Đỗ Hữu Tùng<br />
Phản biện 2: GS.TS Phan Huy Đường<br />
Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án<br />
cấp Trường họp tại Trường Đại học Mỏ - Địa chất vào hồi …..giờ<br />
… ngày … tháng… năm 2017<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:<br />
- Thư viện Quốc Gia, Hà Nội<br />
- Thư viện Trường Đại học Mỏ - Địa chất<br />
<br />
3<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Quản lý nhà nước các khu công nghiệp là một vấn đề cấp bách<br />
nhằm phát huy vai trò và đóng góp quan trọng của các KCN vào công cuộc<br />
phát triển kinh tế đất nước, đảm bảo phát triển bền vững về mặt kinh tế,<br />
môi trường, xã hội ở VN nói chung, Hà nội nói riêng. Những năm qua, Hà<br />
Nội đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó đầu tư xây dựng các KCN là<br />
một trong những giải pháp quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu<br />
tư nhất là nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, tạo đà thúc đẩy nhanh<br />
quá trình CNH, HĐH Thủ đô. Xét về số lượng đến 31/12/2015 Hà Nội có<br />
17 KCN tập trung trên địa bàn Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ cho<br />
phép thành lập và phê duyệt danh mục quy hoạch với tổng diện tích gần<br />
3.500 ha (quy mô bình quân 206ha/KCN) và 01 khu công nghệ cao Hòa<br />
Lạc (1.586 ha) do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý. Các KCN này đã có<br />
những đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô, tuy nhiên<br />
những đóng góp này vẫn chưa tương sứng với mục tiêu đề ra. Nguyên nhân<br />
của vấn đề trên là do trong quá trình quản lý nhà nước các KCN trên địa<br />
bàn Hà Nội còn bộc lộ không ít những bất cập cả về lý luận đến thực Thực<br />
tế trên đặt ra vấn đề là phải có những biện pháp kịp thời trong công tác<br />
quản lý nhà nước các KCN, khắc phục những khó khăn, vướng mắc, nâng<br />
cao hiệu quả hoạt động của các KCN. Xuất phát từ nhận thức về ý nghĩa<br />
của những vấn đề trên, qua khảo sát và tìm hiểu tác giả lựa chọn đề tài<br />
“Quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà<br />
Nội” làm đề tài luận án Tiến sĩ kinh tế.<br />
2. Mục đích nghiên cứu<br />
Xây dựng luận cứ khoa học cho các giải pháp hoàn thiện quản lý<br />
nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.<br />
Để đạt được mục đích trên cần:<br />
- Hệ thống hóa và luận giải có chọn lọc cơ sở lý luận về quản lý nhà<br />
nước đối với các KCN.<br />
- Làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với các<br />
KCN và nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, trong nước đối với quản lý nhà<br />
nước các KCN và rút ra bài học kinh nghiệm cho Hà Nội;<br />
- Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với các<br />
KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian qua, từ đó chỉ rõ những thành<br />
công, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại hạn chế.<br />
- Đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước<br />
đối với các KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới;<br />
3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu<br />
3.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Luận án nghiên cứu quản lý nhà nước đối với các KCN trên địa bàn<br />
cấp tỉnh<br />
<br />
4<br />
3.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
- Về nội dung: Các vấn đề lý thuyết và thực tiễn quản lý nhà nước<br />
đối với các KCN .<br />
- Về thời gian và không gian nghiên cứu: Luận án chủ yếu khảo sát<br />
thực tiễn quản lý nhà nước đối với các KCN thuộc địa bàn thành phố Hà Nội từ<br />
năm 2006 đến nay; một số định hướng, giải pháp có giá trị đến năm 2030.<br />
3.3. Phương pháp nghiên cứu<br />
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, Luận án sử dụng phương pháp<br />
luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra, nghiên cứu sinh còn<br />
sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể là: Phương pháp phân tích<br />
thống; Phương pháp phân tích tổng hợp; Ngoài ra, Luận án cũng sử dụng<br />
các phương pháp biểu đồ, đồ thị vv...<br />
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án<br />
4.1. Ý nghĩa khoa học:<br />
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần hệ thống hóa, bổ sung và<br />
làm phong phú thêm cơ sở khoa học về quản lý nhà nước đối với các KCN.<br />
Vận dụng và cụ thể hóa vào đánh giá hoạt động quản lý nhà nước đối với<br />
các KCN trên địa bàn Hà Nội.<br />
4.2. Ý nghĩa thực tiễn:<br />
Luận án đã chỉ ra được 04 thành tựu và 06 hạn chế trong hoạt động<br />
quản lý nhà nước các KCN Hà Nội, từ đó đã đề xuất được 06 nhóm giải<br />
pháp để hoàn thiện quản lý nhà nước các KCN trên địa bàn Hà Nội.<br />
Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo tốt cho các cơ quan quản lý<br />
nhà nước, đặc biệt là Thành phố Hà Nội trong việc tăng cường quản lý,<br />
thúc đẩy và khuyến khích thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào các khu<br />
công nghiệp trên địa bàn Thủ đô.<br />
5. Những đóng góp khoa học của luận án<br />
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận<br />
Luận án đã đưa ra mục tiêu của quản lý nhà nước các KCN trên địa<br />
bàn Hà Nội bao gồm:<br />
Dựa trên lý thuyết của Khoa học quản lý, luận án đã đưa ra nội dung<br />
của quản lý nhà nước các KCN trên địa bàn Hà Nội theo quy trình quản lý,<br />
bao gồm:<br />
Một là, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách<br />
quản lý nhà nước các KCN;<br />
Hai là, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính<br />
sách quản lý nhà nước các KCN;<br />
Ba là, thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các KCN.<br />
Khái quát và phân định rõ 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quản lý<br />
nhà nước các KCN trên địa bàn Hà Nội: Chế độ, chính sách quản lý của<br />
<br />
5<br />
Nhà nước đối với khu công nghiệp; Trình độ năng lực của chính quyền;<br />
Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương.<br />
Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu<br />
Luận án đưa ra dự báo về bối cảnh quốc tế, trong nước và Thủ đô<br />
tác động đến hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên<br />
địa bàn thành phố Hà Nội<br />
Luận án đưa ra 6 nhóm giải pháp bao gồm: Hoàn thiện quy hoạch KCN<br />
trên địa bàn Thành phố Hà nội; Nâng cao vai trò quản lý nhà nước của BQL<br />
các KCN và CX Hà Nội; Đổi mới công tác vận động xúc tiến đầu tư và thu hút<br />
đầu tư; Hoàn thiện cơ sở hạ tầng đảm bảo cho việc phát triển KCN; Đổi mới<br />
chính sách đào tạo và đãi ngộ nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của các doanh<br />
nghiệp trong KCN và hoàn thiện công tác thanh kiểm tra.<br />
Bên cạnh những kết quả của luận án NCS nhận thấy còn một số nội<br />
dung cần được tiếp tục nghiên cứu. Đây cũng là nội dung nghiên cứu của<br />
tác giả trong thời gian tới. Các nội dung đó bao gồm: Thứ nhất, đi sâu<br />
nghiên cứu mô hình của một nhóm KCN cụ thể, ví dụ nhóm KCN phụ trợ.<br />
Thứ hai, nghiên cứu quản lý nhà nước đối với hoạt động xã hội hóa lĩnh<br />
vực nhà ở, trường học cho cán bộ, công nhân viên tại các KCN góp phần<br />
đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực này đồng thời vẫn đảm bảo yêu cầu của<br />
quản lý nhà nước trong tình hình mới.<br />
6. Kết cấu của luận án: ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung<br />
luận án được chia làm 4 chương.<br />
Chương 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài<br />
luận án; Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với<br />
các khu công nghiệp. Chương 3. Thực trạng quản lý nhà nước đối với các<br />
khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chương 4. Một số giải<br />
pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn<br />
thành phố Hà Nội.<br />
Chương 1<br />
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN<br />
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN<br />
1.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước<br />
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về lý luận quản lý nhà nước đối<br />
với các khu công nghiệp<br />
Trong thập kỷ 70, 80 của thế kỷ 20, hàng loạt quốc gia rầm rộ xây<br />
dựng KCX để đón nhận làn sóng đầu tư ào ạt từ các quốc gia có lợi thế về<br />
vốn, công nghệ, thị trường… vào công nghiệp. Đây là một trong những<br />
nguyên nhân khiến nhiều quốc gia đã không mặn mà với mô hình KCX,<br />
tìm kiếm mô hình khác thích hợp và hiệu quả hơn, trong đó: Hàn Quốc<br />
<br />