intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản lý thu thuế thông qua mối quan hệ giữa kế toán tài chính & kế toán thuế

Chia sẻ: Nguyễn Văn H | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

51
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài sẽ tập trung tìm ra các giới hạn của lý thuyết trước đây, đồng thời xác định những tồn tại trong thực tiễn áp dụng trong việc quản lý thu thuế. Thông qua mối quan hệ giữa KTTC & KTT từ việc nghiên cứu thực tiễn tại Việt Nam, trên cơ sở phân tích các lý thuyết và dữ liệu thực tế, cùng việc thiết kế phương pháp nghiên cứu phù hợp, để xây dựng những lý thuyết mới cùng đề xuất các giải pháp, lộ trình thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế nhà nước và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản lý thu thuế thông qua mối quan hệ giữa kế toán tài chính & kế toán thuế

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH<br /> ---------------------------------------------<br /> <br /> NGUYỄN VĂN CƯƠNG<br /> <br /> QUẢN LÝ THU THUẾ<br /> THÔNG QUA MỐI QUAN HỆ GIỮA<br /> KẾ TOÁN TÀI CHÍNH VÀ KẾ TOÁN THUẾ<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ<br /> <br /> Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2018<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Kinh tế TP.HCM<br /> Người hướng dẫn khoa học: NGND.GS.TS.NGUYỄN THANH TUYỀN<br /> Phản biện 1 : ........................................................................................<br /> Phản biện 2 : ........................................................................................<br /> Phản biện 3 : ........................................................................................<br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp<br /> tại: ........................................................................................................<br /> Vào hồi giờ<br /> <br /> ngày tháng năm<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện<br /> <br /> 1<br /> CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU<br /> <br /> 1.1. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu<br /> Đề tài phân tích sâu sự khác biệt giữa kế toán tài chính (KTTC)<br /> và kế toán thuế (KTT) làm phát sinh chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán<br /> trước thuế và thu nhập chịu thuế. Phát sinh chênh lệch này sẽ làm thay<br /> đổi cơ sở thuế. Sự thay đổi này sẽ là gánh nặng thuế, là thách thức, và<br /> cũng là cơ hội để thực hiện điều chỉnh thu nhập đối với doanh nghiệp,<br /> đồng thời, ảnh hưởng đến giảm một phần hiệu quả quản lý thu thuế tại<br /> Việt Nam.<br /> 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu<br /> 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng thể<br /> Nghiên cứu những ảnh hưởng từ mối quan hệ giữa KTTC và<br /> KTT đến hiệu quả quản lý thuế tại Việt Nam, từ đó khuyến nghị các<br /> chính sách, giải pháp để giảm gánh nặng thuế và ngăn ngừa các hành vi<br /> điều chỉnh lợi nhuận với mục đích gây thất thu hoặc thất thoát thuế đối<br /> với doanh nghiệp, đồng thời, nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế đối với<br /> cơ quan thuế từ mối quan hệ giữa KTTC và KTT.<br /> 1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể<br /> Mục tiêu 1: Xác định các yếu tố tạo ra sự chênh lệch giữa lợi<br /> nhuận kế toán trước thuế và thu nhập chịu thuế xuất phát từ sự khác biệt<br /> giữa KTTC và KTT gây ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thu thuế.<br /> Mục tiêu 2: Khuyến nghị các chính sách, giải pháp để giảm gánh<br /> nặng thuế và ngăn ngừa các hành vi điều chỉnh lợi nhuận với mục đích<br /> gây thất thu hoặc thất thoát thuế đối với doanh nghiệp, đồng thời, nâng<br /> cao hiệu quả quản lý thu thuế đối với cơ quan thuế từ mối quan hệ giữa<br /> KTTC và KTT.<br /> <br /> 2<br /> 1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu<br /> Câu hỏi 1: Các yếu tố nào đã tạo ra sự chênh lệch giữa lợi nhuận<br /> kế toán trước thuế và thu nhập chịu thuế xuất phát từ sự khác biệt giữa<br /> KTTC và KTT gây ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thu thuế?<br /> Câu hỏi 2: Để giảm gánh nặng thuế và ngăn ngừa các hành vi<br /> điều chỉnh lợi nhuận với mục đích gây thất thu hoặc thất thoát thuế đối<br /> với doanh nghiệp, đồng thời, nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế đối với<br /> cơ quan thuế từ mối quan hệ giữa KTTC và KTT thì cần khuyến nghị<br /> các chính sách cùng những giải pháp nào?<br /> 1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu<br /> 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> Các yếu tố tạo sự phát sinh chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán<br /> trước thuế và thu nhập chịu thuế từ sự khác biệt giữa kế toán tài chính<br /> và kế toán thuế ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thu thuế đối với doanh<br /> nghiệp và cơ quan thuế.<br /> 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu<br /> Mối quan hệ giữa KTTC và KTT ảnh hưởng đến công tác quản lý<br /> thu thuế tại Việt Nam. Về mối quan hệ giữa KTTC và KTT, trong nội<br /> dung KTT, đề tài chỉ nghiên cứu KTT đối với Doanh nghiệp chịu sự tác<br /> động của các qui định trong hệ thống thuế hiện hành. Về thuế, đề tài<br /> chủ yếu nghiên cứu tập trung nghiên cứu về thuế thu nhập doanh nghiệp<br /> 1.4. Phương pháp nghiên cứu: hỗn hợp khám phá<br /> Phương pháp nghiên cứu định tính: thực hiện theo phương<br /> pháp tình huống có kết hợp với phương pháp phân tích thống kê và<br /> phương pháp thống kê mô tả.<br /> <br /> 3<br /> Phương pháp nghiên cứu định lượng: Phân tích hồi quy bằng<br /> phương pháp Phân tích phương sai ANOVA để xác định chiều hướng<br /> tác động cũng như ngưỡng tác động đối với việc điều chỉnh thu nhập<br /> của doanh nghiệp ảnh hưởng đến quản lý thu thuế do khác biệt giữa<br /> KTTC và KTT. Mô hình Logit và Probit cho dữ liệu bảng với đặc thù<br /> của biến phụ thuộc ở dạng nhị phân.<br /> 1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu<br /> 1.5.1. Ý nghĩa khoa học<br /> Góp phần củng cố và làm rõ hệ thống lý thuyết về sự khác biệt<br /> giữa kế toán tài chính và kế toán thuế cùng với sự tác động của sự khác<br /> biệt này đến hiệu quả quản lý thu thuế tại Việt Nam.<br /> Bổ sung, củng cố và hoàn thiện lý thuyết quản lý rủi ro trong<br /> quản lý thuế và Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp phục vụ hoạt<br /> động thanh tra, kiểm tra thuế.<br /> Gợi ý về mặt chính sách theo hướng: “Hạn chế sự khác biệt<br /> giữa kế toán tài chính và kế toán thuế nhưng vẫn đảm bảo được mục<br /> tiêu riêng có của từng hệ thống, hướng đến công tác quản lý thu thuế<br /> đạt được hiệu quả tốt nhất”.<br /> 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn<br /> Khuyến nghị và đề xuất các giải pháp nhằm liên kết, hài hòa giữa<br /> kế toán và thuế để hạn chế sự khác biệt này nhưng vẫn đảm bảo được<br /> các mục tiêu riêng có của từng hệ thống. Qua đó, giúp giảm gánh nặng<br /> thuế, tiết kiệm được chi phí tuân thủ đối với người nộp thuế và chi phí<br /> hành thu của cơ quan thuế. Đồng thời, ngăn ngừa các hành vi điều chỉnh<br /> thu nhập với mục đích gây thất thu và thất thoát đối với ngân sách nhà<br /> nước.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
20=>2