intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản trị rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

9
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu tổng quát của luận án "Quản trị rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam" là nghiên cứu thực trạng công tác quản trị rủi ro tài chính tại các DN thuộc EVN, qua đó đề xuất các giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tài chính nhằm hạn chế tổn thất và đảm bảo mục tiêu hoạt động của các DN.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản trị rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH VŨ THỊ HẰNG NGA QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số : 9.34.02.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, 2024
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN TÀI CHÍNH Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Đặng Phương Mai 2. TS. Bạch Đức Hiển Phản biện 1: ………………………………………………. ………………………………………………. Phản biện 2: ………………………………………………. ………………………………………………. Phản biện 3: ………………………………………………. ………………………………………………. Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Phòng bảo vệ luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính, Hà Nội. Vào hồi ………. ngày ….. tháng …. năm 2024. Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia; - Thư viện Học viện Tài chính.
  3. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ cuối những năm 1940 và đầu những năm 1950, quản trị rủi ro doanh nghiệp đã được xác định là một phần chính thức của quá trình ra quyết định trong các doanh nghiệp. Tuy nhiên, khái niệm quản trị rủi ro doanh nghiệp mới chỉ xuất hiện kể từ giữa những năm 1990, đặc biệt phổ biến là sau sự sụp đổ của các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một trong những nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu là do những điểm yếu trong quản trị rủi ro doanh nghiệp, trong đó có quản trị rủi ro tài chính. Do đó, quản trị rủi ro tài chính đang ngày càng được quan tâm hơn tại các tập đoàn kinh tế trên thế giới. Ở Việt Nam, khái niệm quản trị rủi ro tài chính trở nên phổ biến muộn hơn, chủ yếu sau khi một số văn bản quy phạm pháp luật được ban hành và hướng dẫn của các công ty tư vấn được thực hiện. Nhận thức được lợi ích to lớn mà công tác quản trị rủi ro tài chính hiệu quả có thể mang lại, một số tập đoàn kinh tế Việt Nam đã triển khai quy trình quản trị rủi ro tài chính, trong đó có Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Việc nghiên cứu quản trị rủi ro tài chính tại các DN thuộc EVN để từ đó tìm ra các giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tài chính tại các DN này là một yêu cầu cấp thiết xuất phát từ một số lý do sau: Thứ nhất, xuất phát từ vai trò của ngành điện nói chung và của EVN nói riêng trong nền kinh tế. Điện lực Việt Nam là một ngành kinh tế trọng điểm của đất nước, đóng vai trò chủ đạo trong cung cấp điện cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Trong đó, EVN là đơn vị chủ chốt trong hoạt động sản xuất điện, thay mặt Nhà nước để quản lý toàn bộ hệ thống truyền tải điện và thực hiện phân phối điện năng. Có thể nói, EVN là nòng cốt để ngành Điện lực Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả. Thứ hai, xuất phát từ tính đặc thù trong hoạt động sản xuất kinh doanh của EVN. Hiện nay, EVN không còn độc quyền trong khâu sản xuất điện mà chỉ nắm giữ trực tiếp và gián tiếp khoảng 37,6% công suất điện toàn hệ thống, phần còn lại trên 62% EVN vẫn phải mua từ các chủ sở hữu nguồn điện khác như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam, các nhà đầu tư BOT và tư nhân. Tuy nhiên, ở khâu truyền tải và phân phối điện, EVN vẫn nắm hầu hết hệ thống truyền tải và phân phối cho 92% khách hàng dưới sự quản lý của Nhà nước (theo Luật Điện lực 2022). Giá bán lẻ điện trong khâu phân phối vẫn do Nhà nước điều tiết trong khi chi phí sản xuất điện tăng vọt do biến động giá nguyên vật liệu và tỷ giá đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả kinh doanh của EVN. Với những đặc điểm về nhu cầu sử dụng vốn, cơ cấu nguồn vốn, khả năng thanh toán của các DN thuộc EVN và những biến động bất thường của các yếu tố trên thị trường, các DN luôn phải đối mặt với nhiều loại rủi ro tài chính gây ra những hậu quả xấu về tài chính như 1
  4. rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro thanh khoản, rủi ro biến động giá nguyên vật liệu, rủi ro tín dụng thương mại, rủi ro đòn bẩy tài chính hay nghiêm trọng hơn là rủi ro phá sản. Thứ ba, xuất phát từ thực tiễn quản trị rủi ro tài chính của các DN thuộc EVN. Năm 2018, EVN đã ban hành “Quy chế quản trị trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam”, trong đó đưa ra yêu cầu, nội dung, quy trình quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tài chính nói riêng. Tuy nhiên, việc thực hiện tại các đơn vị thành viên vẫn chưa được rõ ràng, thống nhất và đồng bộ. Bên cạnh đó, việc thực hiện các nội dung của quản trị rủi ro tài chính tại các DN còn nhiều hạn chế như: chưa chú trọng đến việc xác định khẩu vị rủi ro tài chính, việc nhận diện rủi ro tài chính chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của nhà quản trị, chưa sử dụng các phương pháp kỹ thuật để đo lường và đánh giá rủi ro tài chính hay việc xử lý rủi ro tài chính còn khá bị động…Vì vậy, rất cần thiết phải tăng cường hơn nữa công tác quản trị rủi ro tài chính của Tập đoàn và các DN thuộc Tập đoàn. Xuất phát từ những lý do nêu trên và nhận thức được vai trò quan trọng của quản trị rủi ro tài chính trong việc thực hiện các mục tiêu chiến lược của EVN, với mục đích làm rõ thêm về lý luận, thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản trị rủi ro tài chính tại các DN thuộc EVN, NCS lựa chọn đề tài “Quản trị rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận án của mình. 2. Những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến luận án 2.1. Những kết quả nghiên cứu ngoài nước Trên thế giới, hệ thống các nghiên cứu về lý luận và thực tiễn về rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp đã có những phát triển rõ rệt trong thời gian qua. Các nghiên cứu đi sâu vào làm rõ cho các vấn đề sau: Một là, các nghiên cứu về lý thuyết rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính Các nghiên cứu của Peter Moles (1998), Steven Li (2003), Napp (2011), Eichhorn (2014), Li Zhea & cộng sự (2012) và của công ty Standard & Poor’S (2009) đã đưa ra những vấn đề cơ bản về rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính. Hai là, các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tài chính Tác giả Anne Kleffner và cộng sự (2003), tập thể giảng viên trường đại học AARHUS (Đan Mạch) đã nghiên cứu một số nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tài chính như nhận thức, trình độ của nhà quản trị và nhân viên trong doanh nghiệp, công tác đo lường rủi ro trong doanh nghiệp. Ba là, các nghiên cứu về nội dung quản trị rủi ro tài chính Các tác giả nghiên cứu về nội dung quản trị rủi ro tài chính như Elena Demidenko và Patric McNutt (2010), Li Zhe & cộng sự (2012), Xu & Zhang (2009), Danijela miloš sprčić (2007), Heschel (2008), Berk (2009), Jean-Philippe Bouchaud và Marc Potters (2003). Bốn là, các nghiên cứu về tác động của quản trị rủi ro tài chính đến doanh nghiệp 2
  5. Các nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ giữa quản trị rủi ro và giá trị doanh nghiệp có thể kể đến như các nghiên cứu của các tác giả như Allayannis và Weston (2001), Bartram, Brown & Fehle (2004), Loolman (2004), Jin & Jorrion (2004). 2.2. Những kết quả nghiên cứu trong nước Ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu cả về mặt lý luận và thực tiễn về rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính. Các tài liệu có liên quan đến quản trị rủi ro tài chính nghiên cứu các vấn đề sau: Một là, các nghiên cứu về lý thuyết rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính Các nghiên cứu của Lưu Thị Hương và Vũ Duy Hào (2006), Vũ Duy Hào và Đàm Văn Huệ (2009), Nguyễn Đình Kiệm và Bạch Đức Hiển (2008), Vũ Thị Hậu (2013), Nguyễn Thị Bảo Hiền (2016), Trịnh Thị Phan Lan (2016), Nguyễn Mai Chi (2020), Nguyễn Thị Chinh Lam (2022), Đàm Thị Thanh Huyền (2022). Hai là, các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tài chính Tác giả Vũ Văn Ninh và Phạm Thị Thanh Hòa (2017) đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp theo hai nhóm nhân tố khách quan và chủ quan. Các tác giả Trịnh Thị Phan Lan (2016), Nguyễn Thị Bảo Hiền (2016), Đàm Thị Thanh Huyền (2022) cũng đồng quan điểm như trên. Ngoài ra còn có các nghiên cứu của Nguyễn Thị Chinh Lam (2022), Nguyễn Quang Huy (2022). Ba là, các nghiên cứu về nội dung quản trị rủi ro tài chính Ở Việt Nam cũng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu một trong các nội dung quản trị rủi ro tài chính hoặc toàn bộ các nội dung quản trị rủi ro tài chính trong các DN nói chung, các DN trong một ngành kinh tế cụ thể hoặc trong các Tập đoàn kinh tế như: Nghiên cứu của Vũ Văn Ninh và Phạm Văn Bình (2012), Nguyễn Trọng Cơ và Nghiêm Thị Thà (2013), Trịnh Phan Lan (2016), Phan Thùy Dương (2020), Đàm Thị Thanh Huyền (2022), Nguyễn Thị Chinh Lam (2022). Bốn là, các nghiên cứu về tác động của quản trị rủi ro tài chính đến doanh nghiệp Các nghiên cứu trong nước về tác động của rủi ro tài chính, quản trị rủi ro tài chính đến hoạt động của DN có thể kể đến như nghiên cứu của Trịnh Thị Phan Lan (2016), Lưu Hữu Đức (2018), Nguyễn Thúy Anh, Tạ Thị Thanh Thủy (2021), Mai Thị Tuyết Nhung (2021). Năm là, các nghiên cứu về rủi ro và quản trị rủi ro tại các doanh nghiệp ngành điện ở Việt Nam Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Thủy (2017), Hoàng Trung Đức (2019), Lê Thị Minh Tâm (2019), Trần Thế Hùng (2010), Trần Thị Nga (2020).  Khoảng trống nghiên cứu Từ tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án cho thấy, nhìn chung các công trình nghiên cứu đã góp phần quan trọng vào việc bổ sung, làm rõ những vấn đề lý 3
  6. luận về rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, các nghiên cứu còn tồn tại những khoảng trống để luận án tiếp tục nghiên cứu và khai thác như sau: - Về phạm vi nghiên cứu: Đã có nhiều nghiên cứu về RRTC và QTRRTC trong các DN thuộc các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau hoặc trong các Tập đoàn kinh tế. Tuy nhiên, sự khác biệt ngành nghề sẽ dẫn đến sự khác biệt về các loại RRTC mà các DN gặp phải cũng như công tác QTRRTC tại các DN. Bên cạnh đó, cũng đã có một số nghiên cứu về Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoặc một số DN trong ngành điện, nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào về QTRRTC tại các DN thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam. - Về nội dung: Trên góc độ nghiên cứu cơ sở lý luận, khi nghiên cứu về nội dung QTRRTC, phần lớn các nghiên cứu không chú trọng đến nội dung xác định khẩu vị rủi ro tài chính mà theo tác giả đây là nội dung quan trọng giúp các DN đưa ra chiến lược xử lý rủi ro phù hợp. Trên góc độ thực tiễn, chưa có nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về QTRRTC tại các DN thuộc EVN cũng như đánh giá QTRRTC nhằm đề xuất các giải pháp tăng cường QTRRTC tại các DN này. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: Mục tiêu tổng quát của luận án là nghiên cứu thực trạng công tác quản trị rủi ro tài chính tại các DN thuộc EVN, qua đó đề xuất các giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tài chính nhằm hạn chế tổn thất và đảm bảo mục tiêu hoạt động của các DN. - Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể:  Hệ thống hóa và làm rõ hơn lý luận về rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp.  Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về quản trị rủi ro tài chính và rút ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp thuộc EVN.  Khảo sát và đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tài chính trong các DN thuộc EVN, từ đó rút ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong quản trị rủi ro tài chính của các DN.  Đề xuất các giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tài chính tại các DN thuộc EVN và điều kiện thực hiện các giải pháp. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận án là quản trị rủi ro tài chính tại các DN thuộc EVN. - Phạm vi nghiên cứu: 4
  7.  Phạm vi về không gian: Nghiên cứu quản trị rủi ro tài chính tại 24 DN thuộc EVN trực tiếp tham gia vào 4 lĩnh vực hoạt động chính của EVN là sản xuất điện, truyền tải điện, kinh doanh mua bán điện và tư vấn xây dựng điện (Phụ lục 2).  Phạm vi về thời gian: Trong giai đoạn 2017 – 2022 và đề xuất giải pháp đến năm 2030. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp chung: Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và những nguyên lý của chủ nghĩa Mac- Lênin; nghiên cứu lý luận kết hợp với điều tra khảo sát thực tiễn. - Phương pháp cụ thể: Luận án thu thập thông tin thứ cấp và sơ cấp; xử lý thông tin bằng phương pháp định tính và định lượng; trình bày kết quả nghiên cứu bằng phương pháp quy nạp, diễn giải, thống kê... 6. Những đóng góp của luận án - Về lý luận: Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ hơn lý luận về rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp; nghiên cứu kinh nghiệm QTRRTC của một số Tập đoàn kinh tế ở các quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam, trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện QTRRTC tại các DN thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam. - Về thực tiễn: + Luận án phân tích rõ đặc điểm của các doanh nghiệp thuộc EVN ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tài chính, bao gồm các đặc điểm về hoạt động kinh doanh, về tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp… + Luận án đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp thuộc EVN thông qua phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng, điều này đảm bảo độ tin cậy của những đánh giá là xác thực và khách quan. + Luận án đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tài chính trên cơ sở đáp ứng những yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện phù hợp với điều kiện và đặc điểm các doanh nghiệp thuộc EVN. Các giải pháp này góp phần cho các doanh nghiệp thuộc EVN có thể áp dụng vào thực tiễn trong quản trị rủi ro tài chính. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Lý luận về rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp thuộc tại tập đoàn Điện lực Việt Nam. Chương 3: Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp thuộc tập đoàn Điện lực Việt Nam. 5
  8. CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÀI CHÍNH VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan về rủi ro tài chính 1.1.1. Khái quát về rủi ro 1.1.1.1. Khái niệm về rủi ro Rủi ro là những biến cố ngẫu nhiên, có thể đo lường được. Các biến cố ngẫu nhiên xuất hiện gây ra sự khác biệt giữa kết quả thực tế với mục tiêu dự kiến. 1.1.1.2. Phân loại rủi ro  Một là, phân loại rủi ro căn cứ vào tác động của rủi ro đến bộ phận hay các mảng hoạt động của doanh nghiệp Theo tiêu thức này thì rủi ro của doanh nghiệp bao gồm 4 loại rủi ro chính: (i) Rủi ro chiến lược; (ii) Rủi ro hoạt động; (iii) Rủi ro tài chính; (iv) Rủi ro tuân thủ; (v) Rủi ro danh tiếng.  Hai là, căn cứ vào nguồn gốc phát sinh của rủi ro Theo tiêu thức phân loại này thì rủi ro của doanh nghiệp gồm 2 loại: (i) Rủi ro bên trong; (ii) Rủi ro bên ngoài.  Ba là, căn cứ vào phạm vi ảnh hưởng của rủi ro Theo tiêu thức phân loại này thì rủi ro của doanh nghiệp gồm 2 loại: (i) Rủi ro hệ thống và (ii) Rủi ro phi hệ thống. 1.1.2. Khái quát về rủi ro tài chính 1.1.2.1. Khái niệm rủi ro tài chính Rủi ro tài chính là sự biến động lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ vọng của doanh nghiệp do sự biến động của các yếu tố trên thị trường như lãi suất, tỷ giá hối đoái, giá cả hàng hóa hoặc các quyết định tài chính của doanh nghiệp. 1.1.2.1. Các loại rủi ro tài chính Rủi ro tài chính bao gồm: Rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro biến động giá, rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng thương mại, rủi ro đòn bẩy tài chính, rủi ro phá sản. 1.1.3. Tác động của rủi ro tài chính đến doanh nghiệp 1.1.3.1. Tác động của rủi ro tài chính đến tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp 1.1.3.2. Tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 1.1.3.3. Tác động của rủi ro tài chính đến tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp 1.1.3.4. Tác động của rủi ro tài chính đến giá trị doanh nghiệp 1.2. Tổng quan về quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm về quản trị rủi ro tài chính Theo tác giả, quản trị rủi ro tài chính là một quá trình được thực hiện bởi ban giám đốc, ban quản trị và các nhân sự khác trong DN để xác định khẩu vị rủi ro của DN, nhận 6
  9. diện, đo lường và đánh giá rủi ro tài chính mà DN phải đối mặt, phòng ngừa và xử lý các rủi ro tài chính cũng như tác động của rủi ro đó đến mục tiêu hoạt động của DN. 1.2.2. Mục tiêu và yêu cầu của quản trị rủi ro tài chính 1.2.2.1. Mục tiêu quản trị rủi ro tài chính Mục tiêu lớn nhất của quản trị rủi ro tài chính trong dài hạn là góp phần tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu dài hạn đó, quản trị rủi ro tài chính cần đạt được mục tiêu trong ngắn hạn như sau: - Kiểm soát rủi ro tài chính - Tạo cơ hội từ rủi ro 1.2.2.2. Yêu cầu của quản trị rủi ro tài chính Một là, thiết lập quy trình quản trị rủi ro tài chính phải phù hợp và có sự gắn kết chặt chẽ với môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời cần có sự tương thích với những thay đổi, đổi mới của tổ chức. Hai là, hoạt động quản trị rủi ro tài chính phải gắn liền với mục tiêu của doanh nghiệp và đảm bảo gia tăng khả năng đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra, giảm thiểu đến mức thấp nhất khả năng không chắc chắn đến việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Ba là, hoạt động quản trị rủi ro tài chính cần tập trung vào những rủi ro trọng yếu đối với doanh nghiệp. Bốn là, hoạt động quản trị rủi ro tài chính phải đảm bảo nắm rõ hơn những khó khăn mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong quản lý tài chính, đồng thời tăng cường sự hiểu biết về những cơ hội mà doanh nghiệp có thể đạt được. 1.2.3. Mô hình quản trị rủi ro tài chính Các mô hình QTRRTC có thể áp dụng như sau: a. Mô hình quản trị rủi ro tài chính tập trung b. Mô hình quản trị rủi ro tài chính phân tán c. Mô hình quản trị rủi ro tài chính kết hợp 1.2.4. Nội dung quản trị rủi ro tài chính Kế thừa từ những nghiên cứu của các tác giả đi trước và tổng hợp từ các chuẩn mực quốc tế, tác giả đưa ra các nội dung chính trong QTRRTC trong doanh nghiệp như sau: (1) Xác định khẩu vị rủi ro tài chính; (2) Nhận diện rủi ro tài chính; (3) Đo lường và đánh giá rủi ro tài chính; (4) Phòng ngừa rủi ro tài chính; (5) Xử lý rủi ro tài chính. Dưới đây sẽ đi sâu vào nghiên cứu cụ thể các nội dung của QTRRTC. 1.2.4.1. Xác định khẩu vị rủi ro tài chính Khẩu vị rủi ro tài chính là các loại rủi ro tài chính và mức độ rủi ro tài chính mà một DN sẵn sàng chấp nhận để đạt được các mục tiêu của mình. 7
  10. Khẩu vị rủi ro tài chính có thể được xác định bằng một số phương pháp như: phương pháp cơ bản (phân tích định tính), phương pháp trung cấp (phân tích định tính và định lượng), phương pháp tiên tiến (phân tích dựa vào mô phỏng). 1.2.4.2. Nhận diện rủi ro tài chính Nhận diện rủi ro là quá trình tìm kiếm, thừa nhận và ghi lại các rủi ro tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Quá trình này bao gồm việc nhận biết các nguyên nhân và nguồn gây ra rủi ro, các sự kiện, các tình huống có thể tác động đến mục tiêu của doanh nghiệp. Các phương pháp nhận diện rủi ro tài chính của doanh nghiệp: - Phương pháp thiết lập bảng kê - Phương pháp lập và sử dụng phiếu khảo sát - Phương pháp chuyên gia - Phương pháp phân tích báo cáo tài chính 1.2.3.3. Đo lường và đánh giá rủi ro tài chính  Đo lường rủi ro tài chính: Thể hiện thông qua 2 yếu tố, đó là (i) Khả năng xảy ra rủi ro tài chính và (ii) Mức độ tác động của rủi ro tài chính.  Đánh giá rủi ro tài chính: Đánh giá rủi ro thường được chia thành hai công đoạn: Đánh giá sơ bộ và đánh giá chuyên sâu. - Đánh giá sơ bộ: Đánh giá sơ bộ nhằm loại bỏ những rủi ro tài chính xảy ra tác động không đáng kể hoặc không quan trọng đối với doanh nghiệp để tập trung vào những rủi ro quan trọng hơn. - Đánh giá chuyên sâu: Phải căn cứ vào mức độ tác động của rủi ro nhiều hay ít để sắp xếp theo thứ tự ưu tiên để làm cơ sở cho nhà quản trị tập trung nguồn lực ưu tiên xử lý. + Sắp xếp rủi ro trên cơ sở định tính + Sắp xếp rủi ro trên cơ sở định lượng: Giá trị rủi ro = Mức độ tác động x Khả năng xuất hiện rủi ro x Khung thời gian. 1.2.3.4. Phòng ngừa rủi ro tài chính Căn cứ trên kết quả đo lường, đánh giá và mức độ chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp, bộ phận quản trị rủi ro đề xuất các nhóm chiến lược phòng ngừa rủi ro tài chính sau đây: - Né tránh rủi ro - Chia sẻ rủi ro - Giảm nhẹ rủi ro - Chấp nhận rủi ro 1.2.3.5. Xử lý rủi ro tài chính Xử lý rủi ro tài chính là các hoạt động nhằm ứng phó với một hay nhiều rủi ro tài chính đã xảy ra đối với DN. Để xử lý rủi ro tài chính có hiệu quả, các DN cần xây dựng sẵn các phương án và thực hiện dự trữ các quỹ dự phòng cần thiết, sẵn sàng bù đắp được những tổn thất mà rủi ro tài chính có thể gây ra cho DN 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp 8
  11. 1.3.1. Các nhân tố khách quan Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp bao gồm: môi trường kinh tế vĩ mô, môi trường pháp luật, môi trường văn hóa – xã hội, sự phát triển của thị trường tài chính. 1.3.2. Các nhân tố chủ quan của doanh nghiệp Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp bao gồm: đặc điểm về lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh và quy mô doanh nghiệp; cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp; trình độ nguồn nhân lực và công tác đào tạo nguồn nhân lực; mối quan hệ giữa các bên liên quan trong công tác quản trị rủi ro tài chính; công nghệ thông tin; định hướng kinh doanh của doanh nghiệp. 1.4. Các tiêu chí đánh giá quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp Để đánh giá một cách toàn diện hoạt động quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp cần kết hợp đánh giá định tính và định lượng. 1.5. Kinh nghiệm về quản trị rủi ro tài chính của một số Tập đoàn kinh tế ở các nước trên thế giới, ở Việt Nam và bài học cho các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam 1.5.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tài chính của một số Tập đoàn kinh tế ở các nước trên thế giới Kinh nghiệm quản trị rủi ro tài chính của Tập đoàn American Electric Power (AEP) – Hoa Kỳ, Tập đoàn Năng lượng Úc, Tập đoànPetronas – Malaysia (Petro-liam Nasional Bhd), Tập đoàn dầu khí Pertamina – Indonexia. 1.5.2. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tài chính của một số Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam Kinh nghiệm quản trị rủi ro tài chính của Tập đoàn Tài chính – Bảo hiểm Bảo Việt, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel). 1.5.2. Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp điện lực Việt Nam KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Nội dung chương 1 của luận án đã tập trung chủ yếu vào các vấn đề cơ bản sau: Thứ nhất, hệ thống hóa và phân tích lý lý luận, làm rõ hơn về rủi ro, rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính; trình bày và phân tích một số quan điểm khác nhau về khái niệm, nội dung và tác động của rủi ro tài chính. Qua đó, nêu quan điểm của tác giả về khái niệm rủi ro tài chính và quản trị rủi ro tài chính; phân tích chi tiết quy trình quản trị rủi ro tài chính và các tiêu chí đánh giá kết quả quản trị rủi ro tài chính trong doanh nghiệp. Thứ hai, nghiên cứu kinh nghiệm về quản trị rủi ro tài chính trong các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất kinh doanh điện lực của một số quốc gia như Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc Thái Lan và Singapore, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp thuộc EVN. 9
  12. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM 2.1. Tổng quan về Tập đoàn Điện Lực Việt Nam 2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của Tập đoàn Điện lực Việt Nam 2.1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý và điều hành Tập đoàn Điện lực Việt Nam 2.1.3. Các đơn vị thành viên của Tập đoàn Điện lực Việt Nam 2.1.4. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của EVN ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro - Về ngành nghề kinh doanh - Về sản phẩm - Về thị trường 2.1.5. Khái quát tình hình tài chính của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam 2.1.4.1. Tình hình về tài sản và nguồn vốn a. Quy mô và sự biến động của tài sản Quy mô tổng tài sản của các DN trong mẫu nghiên cứu có nhiều sự biến động qua từng năm trong giai đoạn 2017 - 2022. Nhìn chung, tổng tài sản của các nhóm DN có sự gia tăng tính đến năm 2021, năm 2022 lại có xu hướng giảm. b. Quy mô và biến động nguồn vốn chủ sở hữu Nguồn vốn chủ sở hữu của các nhóm DN trong mẫu nghiên cứu đều có xu hướng tăng trong giai đoạn 2017 - 2022. Đặc biệt, nhóm DN sản xuất điện mặc dù có vốn chủ sở hữu năm 2020 giảm so với năm 2019 nhưng năm 2022 tại tăng lên đến 41,42% so với năm 2021. Trong khi đó DN truyền tải điện có vốn chủ sở hữu năm 2022 giảm nhẹ so với năm 2021 (giảm 0,41%) nhưng so với năm 2017 là vẫn tăng. Nhóm DN kinh doanh mua bán điện và nhóm DN tư vấn có vốn chủ sở hữu tăng dần qua các năm trong giai đoạn 2017 – 2022. 2.1.4.2. Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc EVN Kết quả kinh doanh của các DN thuộc EVN trong mẫu nghiên cứu thể hiện thông qua một số chỉ tiêu như doanh thu thuần (DTT), lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT), lợi nhuận sau thuế (NI) trong giai đoạn 2017-2022. 2.1.4.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của các DN thuộc EVN giai đoạn 2017- 2021 trong mẫu nghiên cứu, tác giả sử dụng các chỉ Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP), Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA) và Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE). 2.1.4.4. Các chỉ tiêu hệ số hiệu suất hoạt động Hiệu suất hoạt động, bao gồm các chỉ tiêu đánh giá trình độ sử dụng nguồn lực của DN. Đây là một nhân tố trung gian quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của 10
  13. DN. Để xem xét hiệu quả hoạt động của các DN thuộc EVN, sử dụng chỉ tiêu vòng quay toàn bộ vốn. Kết quả nghiên cứu tình hình tài chính của các nhóm DN thuộc EVN trong giai đoạn 2017-2022, cho phép nhận định một số điểm như sau: Một là, các chỉ tiêu về hệ số thanh toán, hiệu suất hoạt động và hệ số sinh lời có sự biến động đáng kể khi có những biến động phức tạp của nền kinh tế trước tình hình biến đổi khí hậu, thiên tai và đại dịch Covid-19. Điều này cho thấy tính chủ động ứng phó với tình hình biến động của các nhân tố khách quan mang đến cho DN trong quản trị rủi ro chưa cao. Hai là, do tỷ trong vốn vay khá lớn nên chi phí phát sinh cao, kèm theo đó là hiệu quả quản lý chi phí chưa cao nên đã ảnh hưởng khá nhiều đến lợi nhuận của các DN. Nguyên nhân của tình trạng trên có thể gồm: Năng lực tài chính của các DN còn hạn chế, nguồn vốn vay chiếm tỷ trọng cao dẫn đến chi phí lớn và không chủ động. Trình độ, năng lực quản lý của khá nhiều DN còn hạn chế. 2.2. Thực trạng rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam 2.2.1. Rủi ro lãi suất Các dự án sản xuất điện thường đòi hỏi một nguồn vốn đầu tư rất lớn, đặc biệt là các dự án thủy điện, nhiệt điện. Bên cạnh đó, ngành điện lại là ngành kinh tế trọng điểm nên thường được hưởng chính sách ưu đãi về vốn vay, do đó tỷ trọng vốn vay trong tổng nguồn vốn của các doanh nghiệp sản xuất điện thường chiếm tỷ lệ cao, cơ cấu vốn ban đầu của các dự án về điện thường là 70% vốn vay và 30 % vốn chủ sở hữu. Do đó, số tiền lãi cũng rất lớn, làm tăng chi phí và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Đặc biệt là việc xây dựng các nhà máy điện có thời gian thi công kéo dài, việc nghiệm thu, bàn giao được thực hiện từng phần, dó đó khả năng xảy ra rủi ro lãi suất ngày càng cao. Bảng 2.2: Khả năng thanh toán lãi vay của các nhóm DN thuộc EVN Nhóm DN 2017 2018 2019 2020 2021 2022 Sản xuất điện 1,30 1,42 1,75 2,19 4,28 1,45 Truyền tải điện 1,53 1,38 1,69 1,66 1,87 1,03 KDMB điện 1,57 1,73 1,73 1,65 1,80 1,24 TVXD điện 4,12 4,89 5,54 5,68 7,65 6,61 Nguồn: Tính toán của tác giả Như vậy, nhóm DN sản xuất điện, truyền tải điện và KDMB điện có nhiều DN có hệ số khả năng thanh toán lãi vay thấp và biến động lớn trong các năm nên khả năng xảy ra rủi ro lãi suất ở 3 nhóm DN này là tương đối cao. 2.2.2. Rủi ro tỷ giá 11
  14. Các DN thuộc EVN có số dư vay nợ bằng ngoại tệ tương đối lớn, điều này ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính của các DN và khiến các DN phải đối mặt với rủi ro tỷ giá. Các DN này có các giao dịch mua và đi vay bằng đơn vị tiền tệ không phải là đơn vị tiền tệ kế toán của DN, chủ yếu là Đô la Mỹ (USD) và Yên Nhật (JPY). Bảng 2.11: Lãi (lỗ) tỷ giá/Lợi nhuận sau thuế của các DN thuộc EVN Nhóm DN 2017 2018 2019 2020 2021 2022 Sản xuất điện -0,68 -1,17 -0,13 -0,43 0,18 -0,21 Truyền tải điện 0,39 0,25 -0,26 -0,48 1,13 -18,60 KDMB điện -0,08 -0,22 0,01 -0,22 0,30 -0,39 TVXD điện 0,0002 -0,17 -0,16 0,006 0,004 -0,01 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính các DN 2.2.3. Rủi ro biến động giá nguyên vật liệu Theo thống kê, trong số các doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh sụt giảm thì có đến 32% đến 40% có giá vốn hàng bán tăng. Do đó, mặc dù doanh thu tăng lên nhưng tốc độ chậm hơn tăng giá vốn hàng bán nên lợi nhuận thu về bị sụt giảm. Bảng 2.4: Tỷ lệ GVHB/DTT tại các DN thuộc EVN Nhóm DN 2017 2018 2019 2020 2021 2022 Sản xuất điện 0.818 0.796 0.859 0.848 0.843 0.859 Truyền tải điện 0.830 0.841 0.857 0.801 0.893 0.809 KDMB điện 0.937 0.935 0.942 0.938 0.947 0.956 TVXD điện 0.768 0.773 0.867 0.846 0.867 0.749 Nguồn: Tính toán của tác giả Bảng 2.4 cho thấy, các nhóm DN thuộc EVN đều đối mặt với rủi ro biến động giá nguyên vật liệu. Đặc biệt là nhóm DN KDMB có tỷ lệ này cao nhất do giá điện đầu ra bị khống chế theo quy định của Nhà nước trong khi giá điện đầu vào có xu hướng tăng. 2.2.4. Rủi ro tín dụng thương mại đối với khách hàng Rủi ro tín dụng thương mại thường phát sinh lớn khi các DN cung cấp điện cho các công trình công cộng như trạm bơm nông nghiệp hoặc những khách hàng gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh. 2.2.5. Rủi ro thanh khoản Kết quả tính toán về hệ số thanh toán của các DN thuộc EVN phân theo nhóm DN dựa trên các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán thời điểm 31/12 hàng năm trong giai đoạn 2017 - 2022, gồm hệ số thanh toán hiện thời, hệ số thanh toán nhanh và hệ số thanh toán tức thời. 2.2.6. Rủi ro đòn bẩy tài chính 12
  15. Để phân tích rủi ro đòn bẩy tài chính tại các DN thuộc EVN, tác giả sử dụng một số chỉ tiêu tài chính như hệ số nợ vay và khả năng thanh toán lãi vay qua các năm 2017-2022. Từ đó thấy được cơ cấu nguồn vốn hay mức độ sử dụng nợ vay để tài trợ VKD của các DN. 2.2.7. Rủi ro phá sản Kết quả tính Z-score của các DN thuộc EVN cho thấy, trong 24 DN thuộc EVN trong mẫu nghiên cứu chỉ có 2 – 5 DN ở mức an toàn trong các năm. Các DN trong nhóm TVXD điện chủ yếu có chỉ số Z nằm trong vùng an toàn. Đối với nhóm DN sản xuất điện, chỉ có Tổng công ty Phát điện 2 có chỉ số Z cao hơn so với các DN còn lại trong nhóm, nhưng cũng chỉ nằm trong vùng an toàn năm 2021 và 2022. Các DN trong nhóm DN truyền tải điện và KDMB điện luôn nằm trong tình trạng cảnh báo, có nguy cơ phá sản hoặc thuộc vùng nguy hiểm nguy cơ phá sản cao. 2.3. Thực trạng quản trị rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam 2.3.1. Căn cứ quản trị rủi ro tài chính của các DN thuộc EVN Như vậy, cho đến nay hệ thống các văn bản pháp lý đã hình thành rõ nét, tạo môi trường thuận lợi để các TĐKT Nhà nước nói chung và Tập đoàn Điện lực Việt Nam nói riêng triển khai thực hiện quản trị rủi ro tài chính theo đúng hướng và đạt hiệu quả. 2.3.2. Mô hình quản trị rủi ro tài chính tại các DN thuộc EVN Với mục tiêu nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp và tăng cường quản trị rủi ro trên quy mô toàn Tập đoàn, dự án nghiên cứu xây dựng mô hình quản trị rủi ro tại EVN đã bắt đầu được triển khai từ tháng 6/2020. Sau đó, mô hình quản trị rủi ro đã được thể chế hóa cụ thể tại Quy chế quản trị trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam ban hành kèm Quyết định số 123/QĐ-HĐTV ngày 01/10/2021 (Quy chế 123). Theo đó, các DN thuộc EVN thực hiện quản trị rủi ro tài chính theo Quy chế này. 2.3.2. Nội dung quản trị rủi ro tài chính tại các DN thuộc EVN Các DN thuộc EVN thực hiện quản trị rủi ro tài chính theo Quy chế quản trị của Tập đoàn như đã trình bày ở trên. Trong đó, 5 nội dung chính của quản trị rủi ro tài chính bao gồm: (1) Thiết lập mục tiêu và xác định khẩu vị rủi ro tài chính; (2) Nhận diện rủi ro tài chính; (3) Đo lường và đánh giá rủi ro tài chính; (4) Phòng ngừa rủi ro tài chính; (5) Xử lý rủi ro tài chính. Tác giả xây dựng bảng hỏi gồm những câu hỏi rõ ràng, sát với thực tế để xin ý kiến nhận xét về công tác QTRRTC tại các DN thuộc EVN của các đối tượng có liên quan. Sau khi nhận được phản hồi từ mẫu khảo sát, tác giả đưa ra bảng kết quả khảo sát. Các phiếu khảo sát được gửi đến các đối tượng khảo sát tại 24 DN thuộc EVN qua đường bưu điện, một số trường hợp được gửi qua email. Sau một thời gian, tác giả đã nhận được 176 phản hồi hợp lệ. 2.3.3.1. Thực trạng về xác định khẩu vị rủi ro tài chính 13
  16. Kết quả khảo sát cho thấy, tất cả các DN trong mẫu đều sử dụng phương pháp định tính để xác định khẩu vị rủi ro tài chính, trong đó có 12/24 DN chiếm 50% sử dụng phương pháp này thường xuyên. Chỉ có 4/14 DN chiếm 28,57% sử dụng phương pháp trung cấp còn phương pháp phân tích tiên tiến không được các DN sử dụng. 2.3.3.2. Thực trạng nhận diện rủi ro tài chính Hoạt động nhận diện rủi ro tài chính của các DN thuộc EVN trong mẫu nghiên cứu thực hiện chủ yếu thông qua việc đánh giá biến động số liệu các chỉ tiêu tài chính làm căn cứ đánh giá nhận diện rủi ro ở từng nội dung cụ thể. Kết quả khảo sát về nhận diện rủi ro tài chính trong các DN thuộc EVN thông qua các câu hỏi khảo sát cho thấy hầu như tất cả các DN đều gặp phải các loại rủi ro tài chính, bao gồm: rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro biến động giá nguyên vật liệu, rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng thương mại, rủi ro đòn bẩy tài chính và rủi ro phá sản. Về phương pháp nhận diện rủi ro tài chính, các DN thuộc EVN đã sử dụng các phương pháp khác nhau tùy vào đặc điểm của mỗi DN như sử dụng ý kiến chuyên gia, phân tích tài chính thông qua BCTC của DN, xây dựng mô hình dự báo rủi ro. 2.3.3.3. Thực trạng đo lường và đánh giá rủi ro tài chính Kết quả cho thấy, trong số các DN có sử dụng phương pháp định lượng để đo lường và đánh giá rủi ro tài chính thì phương pháp phân tích độ nhạy được áp dụng là 7/24 DN chiếm 29,17%. Phương pháp độ lệch chuẩn được sử dụng tại 9/24 DN chiếm 37,5%, trong đó, sử dụng thường xuyên là 4/24 DN chiếm 16,67% và ít sử dụng 5/24 DN chiếm 20,83%. Phương pháp định tính dựa trên giả định được sử dụng tại tất cả 24/24 DN chiếm 100%, chủ yếu là dựa vào sử dụng phân tích tài chính doanh nghiệp, sử dụng ý kiến chuyên gia để nhận diện rủi ro tài chính với doanh nghiệp; phương pháp kiểm soát rủi ro dựa trên hệ số nguy cơ phá sản Z-score ít được các doanh nghiệp sử dụng, chỉ 3/24 DN chiếm 12,5% nhưng cũng chỉ một năm một lần; phương pháp giá trị rủi ro (VAR) chỉ có 4/24 DN nhưng cũng chỉ một năm một lần. Bởi vậy, cơ sở để đưa ra đánh giá về mức độ rủi ro tài chính đối với các doanh nghiệp theo phương pháp này là hơn 87,5% dựa trên kinh nghiệm của nhà quản trị và ý kiến chuyên gia. Với việc ít sử dụng các phương pháp đo lường định lượng, hoạt động đo lường rủi ro tài chính của các DN EVN trong mẫu nghiên cứu dựa trên sự biến động của các chỉ tiêu tài chính, kinh nghiệm của nhà quản trị và ý kiến của các chuyên gia là căn cứ chủ yếu cho việc đo lường rủi ro tài chính của DN. Vì vậy, những báo cáo đo lường, đánh giá rủi ro tài chính của các DN này công bố cơ bản là dựa trên ý kiến chủ quan của nhà quản trị. Đây cũng là một hạn chế chủ yếu. 2.3.3.4. Thực trạng phòng ngừa rủi ro tài chính của các doanh nghiệp Kết quả khảo sát về mục tiêu quản trị rủi ro tài chính của các DN EVN trong mẫu nghiên cứu cho thấy, các ý kiến của DN chủ yếu tập trung vào mục tiêu giảm thiểu rủi 14
  17. ro tài chính với 17/24 DN chiếm 70,83%; 5/24 DN chiếm 20,83% với mục tiêu chuyển giao rủi ro và chỉ có 2/24 DN chiếm 8,33% với mục tiêu là đạt được kinh doanh với chi phí thấp nhất. Hoạt động phòng ngừa rủi ro tài chính của các DN thuộc EVN trong mẫu nghiên cứu về cơ bản còn khá bị động, chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và nguồn lực sẵn có của DN. Việc tài trợ chi phí cho các công cụ phái sinh, các hợp đồng bảo hiểm để hạn chế rủi ro, tổn thất còn bất cập, hạn chế. Giải pháp được doanh nghiệp sử dụng thường xuyên, nhiều nhất là chủ động lập kế hoạch tài chính, trong đó có tính đến yếu tố rủi ro tài chính. Trong mẫu nghiên cứu có đến 22/24 DN (91,67%) thường xuyên sử dụng giải pháp này, chỉ có 2/24 DN chiếm 8,33% không sử dụng. Phương pháp này có tính việc tác động đến doanh thu, chi phí và lợi nhuận kế hoạch của DN. Giải pháp tiếp theo được sử dụng phổ biến là phân tích tình hình tài chính của khách hàng, có 18/24 DN chiếm 75% sử dụng. Việc phân tích này được tiến hành cả trước và trong khi phát sinh các khoản phải thu khách hàng dựa trên các BCTC của khách hàng. Trên cơ sở đó, DN chủ động đưa ra các giải pháp xử lý phù hợp như quyết định mức cung cấp tín dụng phù hợp; đôn đốc thu hồi nợ bằng việc gửi thư đối chiếu với các DN hoặc cử người đến DN để đôn đoc thu hồi nợ. Trong mẫu nghiên cứu có 15/24 DN (62,5%) thường xuyên sử dụng giải pháp này để xử lý rủi ro tài chính, tuy nhiên cũng có đến 6/24 DN chiếm 25% không sử dụng phương pháp này, Giải pháp lập dự phòng được tất cả 24/24 DN (100%) sử dụng để xử lý rủi ro tài chính tuy có tỷ lệ sử dụng thường xuyên thấp hơn 2 giải pháp trên, chỉ có 14/24 DN chiếm 58,33%. Việc sử dụng các công cụ tài chính phái sinh cũng thường được các DN sản xuất điện và DN kinh doanh mua bán điện sử dụng nhằm giảm thiểu rủi ro biến động giá. Biện pháp này có đến 20/24 DN (83,33%) sử dụng, có 4/24 DN (16,67%) không sử dụng phương pháp này là các công ty tư vấn điện lực. Tuy nhiên, mức độ sử dụng biện pháp này thường xuyên chỉ có 5/24 DN (20,83%). Việc thường xuyên sử dụng hợp đồng bảo hiểm ở mức độ rất thấp, mỗi giải pháp này chỉ có 3/24 DN (12,5%) thường xuyên sử dụng, còn có đến 11/24 DN chiểm 45,83% không sử dụng phương pháp này. Về cơ bản những giải pháp thường xuyên được các DN sử dụng trong phòng ngừa rủi ro tài chính là những giải pháp xây dựng trên cơ sở DN chủ động được, chi phí bỏ ra ít hoặc không cần bỏ ra chi phí. Những giải pháp xử lý rủi ro theo hướng đẩy rủi ro cho bên thứ ba nhưng mất phí như mua bảo hiểm hay thực hiện các nghiệp vụ hợp đồng phái sinh ít được sử dụng. 2.3.3.5. Thực trạng xử lý rủi ro tài chính 15
  18. Khảo sát về hoạt động xử lý rủi ro tài chính tại các DN thuộc EVN cho thấy, 100% DN trong mẫu nghiên cứu sử dụng các quỹ dự phòng đã trích lập để xử lý rủi ro tài chính đã xảy ra, trong đó có 20/24 DN chiếm 83,33% đã thường xuyên sử dụng phương pháp này, chủ động với những tổn thất tài chính có thể phát sinh. Bảng 2.23: Phương pháp xử lý rủi ro tài chính tại các DN Các giải pháp xử Mức độ sử dụng lý rủi ro tài chính Sử dụng Sử dụng trung Ít sử dụng Không sử nhiều/thường bình dụng xuyên DN % DN % DN % DN % Trích lập và sử 20 83,3 4 16,67 0 0 0 0 dụng quỹ dự phòng 3 Ý kiến khác 0 0 0 0 0 0 0 0 Nguồn: Kết quả khảo sát Các DN thuộc EVN trích lập dự phòng với 3 chỉ tiêu bên phần Tài sản gồm: Dự phòng giảm phải thu ngắn hạn khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho và dự phòng đầu tư tài chính dài hạn. Các nhóm DN thuộc EVN không thực hiện trích lập dự phòng đầu tư ngắn hạn và trích lập dự phòng bên phần nguồn vốn. Kết quả khảo sát cho thấy, chỉ có dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi là được thực hiện trích lập ở tất cả các nhóm DN ở tất cả các thời điểm. Trong đó nhóm DN sản xuất điện có mức trích lập dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi là cao nhất trong các nhóm DN thuộc EVN. Dự phòng giảm giá HTK được trích lập ở 3 nhóm DN sản xuất điện, truyền tải điện và KDMB điện. Nhóm DN TVXD điện chỉ trích lập với mức thấp ở thời điểm cuối năm 2022. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính DH chủ yếu được trích lập ở nhóm DN sản xuất điện ở tất cả các thời điểm. Nhóm DN KDMB điện và TVXD điện có trích lập ở một số thời điểm. Trong khi đó, nhóm DN truyền tải điện không thực hiện trích lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn, Như vậy, mặc dù các DN thuộc EVN khi nhận diện rủi ro tài chính đều nhận định có rủi ro tài chính, nhưng có một số DN không tiến hành trích lập dự phòng để bù đắp khi xảy ra rủi ro. Điều này cũng làm gia tăng rủi ro tài chính cho các DN. 2.4. Đánh giá tác động của việc thực hiện quản trị rủi ro tài chính đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp 2.4.1. Phát triển giả thuyết nghiên cứu 16
  19. Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu Nguồn: Tổng hợp từ COSO ERM (2017), Beasley & cộng sự (2008) H1: Thiết lập mục tiêu và xác định khẩu vị rủi ro tài chính có tác động tích cực đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. H2: Nhận diện rủi ro tài chính có tác động tích cực đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. H3: Đo lường và đánh giá rủi ro tài chính có tác động tích cực đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. H4: Phòng ngừa và xử lý rủi ro tài chính có tác động tích cực đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. 2.4.2. Phương pháp nghiên cứu 2.4.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Luận án sử dụng phương pháp điều tra khảo sát để thu thập dữ liệu thứ cấp và sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu. Các phiếu khảo sát được gửi đến 192 người tại 24 công ty thuộc EVN qua đường bưu điện, một số trường hợp được gửi qua email. Sau một thời gian, tác giả đã nhận được 176 phản hồi hợp lệ (91,67%). 2.4.2.2. Phương pháp phân tích dữ liệu - Sử dụng phần mềm SPSS 21 để kiểm định độ tin cậy của thang đo. - Thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA: tác giả sử dụng trị số KMO (Kaiser – Meyer - Olkin) để xem xét sự thích hợp của các nhân tố. - Phân tích tương quan Pearson nhằm kiểm tra mối tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập. - Phân tích hồi quy để xác định các biến độc lập quy định các biến phụ thuộc như thế nào, qua đó dự đoán mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. 17
  20. - Phân tích Anova và Independent Sample T-Test để kiểm định xem có hay không sự khác biệt về kết quả hoạt động của các DN thuộc EVN ở các nhóm có “lĩnh vực hoạt động” và việc “áp dụng khung quản trị rủi ro” khác nhau. 2.4.3. Kết quả nghiên cứu 2.4.3.1. Thống kê mô tả các biến đặc điểm chung của doanh nghiệp 2.4.3.2. Thống kê mô tả các biến độc lập và biến phụ thuộc 2.4.3.3. Kiểm định độ tin cậy của thang đo 2.4.3.4. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) a. Phân tích nhân tố khám phá cho biến độc lập b. Phân tích nhân tố khám phá cho biến phụ thuộc 2.4.3.5. Phân tích tương quan 2.4.3.6. Phân tích hồi quy a. Kiểm định sự phù hợp của mô hình b. Kiểm định đa cộng tuyến và phương trình hồi quy bội Từ các hệ số hồi quy, hai phương trình hồi quy chuẩn hóa và chưa chuẩn hóa được đưa ra như sau: KQ = 0,365*ND + 0,248*DL + 0,305*XL + 0,228*TL KQ = 0,514 + 0,359*ND + 0,230*DL + 0,298*XL + 0,210*TL Phương trình hồi quy chuẩn hóa cho thấy: Yếu tố Nhận diện rủi ro tài chính (β = 0,365) có tác động mạnh nhất và tác động tích cực đến kết quả hoạt động của các DN thuộc EVN. Tức là các DN khi nhận diện được đầy đủ, đúng đắn các loại rủi ro có thể xảy đến, có nhận thức và đánh giá cao về tính hữu ích của nhận diện sớm rủi ro tài chính để có điều kiện phòng ngừa, né tránh rủi ro một cách phù hợp thì sẽ có xu hướng đạt được kết quả hoạt động tốt hơn. Yếu tố Phòng ngừa và xử lý rủi ro tài chính (β = 0,305) có tác động mạnh thứ hai và cùng chiều đến kết quả hoạt động của các DN. Kết quả này chỉ ra rằng, khi DN có những giải pháp để xử lý rủi ro tài chính đúng đắn thì sẽ đạt được kết quả hoạt động tốt hơn. Yếu tố Đo lường và đánh giá rủi ro tài chính (β = 0,248) có tác động mạnh thứ ba và tác động tích cực đến kết quả hoạt động của các DN thuộc EVN. Kết quả cho thấy, khi các nhà quản trị DN quan tâm đến việc đo lường và đánh giá rủi ro tài chính sẽ xác định được mức độ nghiêm trọng của các loại rủi ro mà DN gặp phải, từ đó cho phép DN lập kế hoạch để giải quyết các mối đe dọa đối với DN, nâng cao kết quả hoạt động của DN. Nghiên cứu cũng cho thấy, nhân tố Thiết lập mục tiêu và xác định khẩu vị rủi ro tài chính (β = 0,228) có tác động cùng chiều với kết quả hoạt động của DN. 2.4.3.7. Phân tích Anova và Independent Sample T-Test 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0