HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
SUVĂNTHOONG THIÊNGTHẾPVÔNGSA<br />
<br />
T¸c ®éng cña kinh tÕ thÞ tr-êng<br />
®èi víi nÒn quèc phßng<br />
ë céng hoµ d©n chñ nh©n d©n lµo<br />
<br />
Chuyên ngành : Kinh tế chính trị<br />
Mã số<br />
<br />
: 62 31 01 01<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ<br />
<br />
HÀ NỘI - 2015<br />
<br />
C«ng tr×nh ®-îc hoµn thµnh t¹i<br />
Häc viÖn ChÝnh trÞ quèc gia Hå ChÝ Minh<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
<br />
1.PGS.TS Vũ Văn Phúc<br />
2. PGS.TS Nguyễn Thị Như Hà<br />
<br />
Ph¶n biÖn 1: .........................................................<br />
.........................................................<br />
<br />
Ph¶n biÖn 2: .........................................................<br />
.........................................................<br />
<br />
Ph¶n biÖn 3: .........................................................<br />
........................................................<br />
<br />
LuËn ¸n sÏ ®-îc b¶o vÖ t¹i Héi ®ång chÊm luËn ¸n cÊp Häc viÖn,<br />
häp t¹i Häc viÖn ChÝnh trÞ quèc gia Hå ChÝ Minh<br />
Vµo håi ..... giê....., ngµy ..... th¸ng ..... n¨m 2015<br />
<br />
Cã thÓ t×m hiÓu luËn ¸n t¹i Th- viÖn Quèc gia<br />
và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br />
<br />
1<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Ở Cộng hoà dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào, vấn đề phát triển kinh<br />
tế hàng hoá (KTHH), kinh tế thị trường (KTTT) đã được Đảng đặt ra nghiên<br />
cứu, từng bước nâng cao nhận thức để chỉ đạo thực hiện quá trình đổi mới về<br />
kinh tế - xã hội (KT-XH) nhằm đạt được mục tiêu tạo cho đất nước giàu<br />
mạnh và phồn vinh, nhân dân có cuộc sống bình yên, hạnh phúc, xã hội có an<br />
ninh, văn minh và công bằng.<br />
Kinh tế thị trường về bản chất là KTHH phát triển ở trình độ cao, khi lực<br />
lượng sản xuất (LLSX) phát triển mạnh đạt trình độ xã hội hoá cao, các thành tựu<br />
của khoa học - công nghệ (KH-CN) được ứng dụng vào sản xuất - kinh doanh<br />
mạnh mẽ, các quan hệ kinh tế được thực hiện thông qua quan hệ hàng hoá - tiền<br />
tệ. Đối với nước Lào, phát triển KTTT là sự tiếp thu có chọn lọc những giá trị<br />
tinh hoa của nhân loại để xây dựng nền kinh tế đất nước vững mạnh. Đây là vấn<br />
đề hoàn toàn mới mẻ trong lịch sử của nước Lào. Do đó, quá trình vận động và<br />
xây dựng đó đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ cả về lý luận và thực tiễn cần được<br />
nghiên cứu và giải quyết. Ở nước Lào, sau 25 năm hình thành và phát triển<br />
KTTT đã có những tác động sâu sắc đến các lĩnh vực của đời sống KT-XH, quốc<br />
phòng, an ninh... với cả những tác động theo hướng tích cực và cả những tác<br />
động tiêu cực. Những năm qua, nền quốc phòng của Lào được xây dựng trên cơ<br />
sở tư duy quân sự mới và tư duy mới về bảo vệ Tổ quốc, đặt trong mối quan hệ<br />
tác động qua lại giữa cơ sở kinh tế với kiến trúc thượng tầng, giữa kinh tế với<br />
quốc phòng. Trong điều kiện nền kinh tế đất nước phát triển dưới tác động của<br />
các quy luật kinh tế của KTTT, nền quốc phòng nước Lào tất yếu chịu tác động<br />
không nhỏ của KTTT. Song sự tác động của KTTT như thế nào đối với nền quốc<br />
phòng là những vấn đề cần được nghiên cứu giải quyết. Bởi vậy, việc nghiên cứu<br />
sự phát triển KTTT và làm rõ sự tác động của nó đối với nền quốc phòng là đòi<br />
hỏi khách quan bức xúc cả về mặt lý luận và thực tiễn. Từ những vấn đề lý luận<br />
và thực tiễn đặt ra trên đây tác giả chọn đề tài "Tác động của kinh tế thị trường<br />
đối với nền quốc phòng ở Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào" để nghiên cứu<br />
làm luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị.<br />
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án<br />
2.1. Mục đích nghiên cứu:<br />
Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về mối quan hệ giữa KTTT<br />
với nền quốc phòng của đất nước để phân tích thực trạng tác động của KTTT<br />
đối với nền quốc phòng, dự báo tác động của KTTT đối với nền quốc phòng<br />
những năm tới ở nước Lào. Từ đó đề xuất những quan điểm cơ bản và các<br />
giải pháp chủ yếu nhằm phát huy tác động tích cực và hạn chế những tác<br />
động tiêu cực, khắc phục các hạn chế của KTTT đối với việc củng cố và tăng<br />
cường nền quốc phòng ở nước Lào.<br />
<br />
2<br />
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:<br />
- Trình bày một số vấn đề lý luận cơ bản của KTTT và mối quan hệ<br />
giữa kinh tế với quốc phòng - cơ sở khách quan về sự tác động của KTTT đối<br />
với nền quốc phòng.<br />
- Phân tích thực trạng tác động của KTTT đối với nền quốc phòng trên cả<br />
hai mặt tích cực và tiêu cực. Nêu ra một số dự báo về xu hướng phát triển và tác<br />
động của KTTT đối với nền quốc phòng trong thời gian tới.<br />
- Đề xuất những quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy<br />
những tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của KTTT đối với nền<br />
quốc phòng ở CHDCND Lào.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án<br />
Luận án lấy sự tác động của KTTT đối với nền quốc phòng ở<br />
CHDCND Lào làm đối tượng nghiên cứu. Vấn đề bản chất kinh tế thị trường<br />
được bàn luận đến ở mức độ tìm cơ sở để phân tích rõ đối tượng nghiên cứu<br />
của đề tài.<br />
Luận án chỉ tập trung nghiên cứu tác động của kinh tế thị trường đối<br />
với nền quốc phòng ở CHDCND Lào trong giai đoạn 2000 - 2013, dự báo<br />
cho thời gian đến năm 2020<br />
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án<br />
Luận án được nghiên cứu trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ<br />
nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, học thuyết về chiến tranh<br />
và quân đội, lý luận kinh tế quân sự, đường lối chính sách của Đảng Nhân dân<br />
cách mạng (NDCM) Lào, các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương và<br />
chỉ thị của Bộ Quốc phòng CHDCND Lào. Đồng thời kế thừa và phát triển các<br />
công trình khoa học đã công bố của các nhà khoa học. Luận án sử dụng phương<br />
pháp cơ bản của kinh tế chính trị học: Phương pháp trừu tượng hoá khoa học.<br />
5. Những đóng góp mới của luận án<br />
- Phân tích và chỉ ra những tác động của KTTT đối với nền quốc phòng<br />
ở nước Lào hiện nay và trong thời gian tới.<br />
- Đề xuất những quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy<br />
những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của KTTT đối<br />
với sự tăng cường nền quốc phòng ở nước Lào.<br />
6. Ý nghĩa thực tiễn của luận án<br />
Kết quả đạt được của luận án sẽ góp thêm cơ sở khoa học vào việc<br />
hoạch định quá trình phát triển KTTT và tác động của nó đối với nền quốc<br />
phòng ở CHDCND Lào. Luận án còn là tài liệu tham khảo cho việc nghiên<br />
cứu, giảng dạy môn kinh tế chính trị và kinh tế quân sự ở các nhà trường<br />
trong và ngoài quân đội.<br />
7. Kết cấu của luận án<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án<br />
được chia làm 4 chương, 10 tiết.<br />
<br />
3<br />
Chương 1<br />
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU<br />
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI<br />
1.1. CÁC NGHIÊN CỨU CỦA CÁC NHÀ KINH TẾ HỌC TƯ SẢN CỔ<br />
ĐIỂN, CÁC NHÀ KINH ĐIỂN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN, CÁC NHÀ<br />
KINH TẾ HỌC HIỆN ĐẠI VÀ CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU VIỆT NAM<br />
<br />
1.1.1. Các nhà kinh tế học tư sản cổ điển<br />
Học thuyết kinh tế của Adam Smith.<br />
Lý thuyết "Bàn tay vô hình" của Adam Smith thực chất là lý thuyết<br />
về CCTT tự điều tiết.<br />
Lý thuyết "Bàn tay vô hình" của Adam Smith đã đề cao vai trò của<br />
quy luật kinh tế khách quan trong điều tiết nền KTTT, đề cao tính độc lập,<br />
tự chủ, sáng tạo và tinh thần tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh của các<br />
chủ kinh tế. Coi thị trường tự do là lực lượng, sức mạnh điều tiết sản xuất<br />
và tiêu dùng của xã hội.<br />
Một bài học được rút ra qua việc nghiên cứu lý thuyết này là: cần có<br />
cách nhìn khách quan, khoa học về CCTT. Không nên tuyệt đối hoá vai trò<br />
của thị trường trong điều tiết nền kinh tế. Sự điều tiết của nhà nước đối với<br />
nền kinh tế là cần thiết để ngăn ngừa, khắc phục những thất bại của thị<br />
trường, để thị trường hoạt động có hiệu quả.<br />
1.1.2. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin<br />
C.Mác đã hệ thống và kế thừa các nhân tố khoa học trong lý luận<br />
giá trị của các bậc tiền bối mà trực tiếp là từ David Ricardo. Ông đã khảo<br />
sát và phân tích hàng hoá với tư cách là tế bào kinh tế của phương thức sản<br />
xuất TBCN, trong đó chứa đựng mối quan hệ cơ bản của phương thức này<br />
trên các mặt bản chất, đại lượng, hình thái biểu hiện và quy luật tác động<br />
để hình thành học thuyết giá từ của mình.<br />
NEP của V.I. Lênin có ý nghĩa kinh tế quan trọng đối với sự khôi<br />
phục và phát triển kinh tế, văn hoá trong nước, cũng như có ý nghĩa quốc<br />
tế to lớn đối với các nước phát triển theo định hướng XHCN, đặc biệt là<br />
đối với nước CHDCND Lào có nền kinh tế chuyển từ nền kinh tế kế hoạch<br />
hoá tập trung sang nền KTTT có sự quản lý của Nhà nước.<br />
Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin đã không chỉ dừng lại ở<br />
nghiên cứu các vấn đề kinh tế mà còn đề cập đến mối quan hệ giữa kinh tế<br />
với quốc phòng và chiến tranh.<br />
Những tư tưởng của các ông bàn về vấn đề này được trình bày ở<br />
nhiều tác phẩm, nhưng tập trung nhất ở tác phẩm "Chống Đuy Rinh" của<br />
Ph.Ăngghen (1878), phần lý luận về bạo lực. Xung quanh mối quan hệ về<br />
<br />