intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của nợ công và lạm phát lên tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển

Chia sẻ: Quangdaithuan Quangdaithuan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

74
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Tác động của nợ công và lạm phát lên tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển" hướng đến mục tiêu nghiên cứu làm rõ mối quan hệ giữa nợ công và lạm phát cho các nước đang phát triển, đánh giá thực nghiệm tác động của nợ công, lạm phát, và tương tác của chúng lên tăng trưởng kinh tế cho các nước này. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tác động của nợ công và lạm phát lên tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM<br /> <br /> NGUYỄN VĂN BỔN<br /> <br /> TÁC ĐỘNG CỦA NỢ CÔNG VÀ LẠM PHÁT<br /> LÊN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC<br /> ĐANG PHÁT TRIỂN<br /> <br /> LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ<br /> <br /> TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại Đại học kinh tế TP. HCM<br /> Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Sử Đình Thành<br /> Phản biện 1: ..................................................................................<br /> Phản biện 2: ..................................................................………....<br /> Phản biện 3: ..................................................................................<br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường<br /> họp tại: ............................................................................................<br /> Vào hồi giờ<br /> <br /> ngày tháng năm 2016<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:<br /> Thư viện khoa học tổng hợp TP. HCM<br /> Thư viện Đại học kinh tế TP. HCM<br /> <br /> DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN<br /> 1. Nguyen, V. B. (2016). The role of institutional quality in the<br /> relationship between FDI and economic growth in Vietnam:<br /> Empirical evidence from provincial data. The Singapore Economic<br /> Review, Vol. 00, No. 0 (2016) 1650022.1-23 (23 pages).<br /> 2. Nguyen, V. B. (2015). The effects of public debt, inflation and<br /> their interaction on economic growth in developing countries. Asian<br /> Journal of Empirical Research 5(11), 221-236.<br /> 3. Nguyen, V. B. (2015). The relationship between public debt and<br /> inflation in developing countries: Empirical evidence based on<br /> difference panel GMM. Asian Journal of Empirical Research 5(9),<br /> 102-116.<br /> 4. Nguyen, V. B. (2015). Effects of Public Debt on Inflation in<br /> Developing Economies of Asia: An Empirical Evidence Based on<br /> Panel Differenced GMM Regression and PMG Estimation. The<br /> Empirical Economics Letters 14(4), 341-351.<br /> 5. Nguyen, V. B. (2015). Effects of fiscal deficit and money M2<br /> supply on inflation: Evidence from selected economies of Asia.<br /> Journal of Economics, Finance & Administrative Science 20(38),<br /> 49–53.<br /> 6. Nguyen, V. B. (2014). Current Account and Fiscal Deficits:<br /> Evidence of Twin Divergence from Selected Developing Economies<br /> of Asia. Southeast Asian Journal of Economics 2(2), 33-48.<br /> 7. Nguyễn Văn Bổn & Nguyễn Minh Tiến (2014). Các nhân tố quyết<br /> định dòng vốn FDI ở các nước Châu Á. Tạp chí Khoa học Trường<br /> Đại học Cần Thơ, 31(2014), 124-131.<br /> <br /> 1<br /> <br /> PHẦN MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> Bối cảnh nghiên cứu cho thấy chưa có nghiên cứu nào đánh giá tác<br /> động đồng thời của nợ công, lạm phát, và tương tác của chúng lên<br /> tăng trưởng kinh tế cho các nước đang phát triển. Vì vậy, luận án<br /> “Tác động của nợ công và lạm phát lên tăng trưởng kinh tế ở các<br /> nước đang phát triển” đã được lựa chọn để phân tích và nghiên cứu<br /> thực nghiệm.<br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu<br /> Đề tài sẽ hướng đến hai mục tiêu sau: (1) Làm rõ mối quan hệ giữa<br /> nợ công và lạm phát cho các nước đang phát triển.<br /> (2) Đánh giá thực nghiệm tác động của nợ công, lạm phát, và tương<br /> tác của chúng lên tăng trưởng kinh tế cho các nước này.<br /> 3. Phương pháp nghiên cứu<br />  Làm rõ mối quan hệ giữa nợ công và lạm phát cho các nước đang<br /> phát triển trong mô hình nghiên cứu và đánh giá thực nghiệm các<br /> tác động của nợ công, lạm phát, và tương tác của chúng lên tăng<br /> trưởng kinh tế ở các nước này.<br />  So sánh các tác động này cho ba mẫu nghiên cứu: tổng thể, Châu<br /> Á và Châu Phi.<br /> 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> Mối quan hệ giữa nợ công và lạm phát; tác động của nợ công, lạm<br /> phát, và tương tác của chúng lên tăng trưởng kinh tế cho 60 nước<br /> đang phát triển ở Châu Á, Mỹ Latin, và Châu Phi trong giai đoạn<br /> 1990 – 2014.<br /> 5. Ý nghĩa của đề tài<br /> Đóng góp có ý nghĩa khoa học cho lĩnh vực nghiên cứu về chủ đề<br /> này và cho một số quốc gia cụ thể như Việt Nam.<br /> <br /> 2<br /> Đưa ra những phát hiện mới mang tính khoa học về tác động đồng<br /> thời của nợ công và lạm phát, đặc biệt là biến tương tác lên tăng<br /> trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển.<br /> Hình thành các cơ sở lý luận để giúp các nhà hoạch định chính sách<br /> công có cái nhìn khoa học khi đưa ra các quyết sách nhằm phát triển<br /> kinh tế mang tính bền vững, tránh được khủng hoảng nợ công.<br /> 6. Bố cục của luận án<br /> Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, kết<br /> cấu của luận án bao gồm 5 chương.<br /> CHƯƠNG 1<br /> TỔNG QUAN LÝ THUYẾT<br /> 1.1 Nền tảng lý thuyết nợ công và lạm phát<br /> 1.1.1 Lý thuyết nợ công<br /> Theo IMF (2010), nợ công được hiểu là nghĩa vụ trả nợ của khu vực<br /> công. Đi kèm với đó là định nghĩa cụ thể về khu vực công, bao gồm<br /> khu vực Chính phủ và khu vực các tổ chức công.<br /> Còn theo WB (2002), nợ công là toàn bộ những khoản nợ của Chính<br /> phủ và những khoản nợ được Chính phủ bảo lãnh.<br /> Tác động kinh tế của nợ công<br /> Nautet & Van Meensel (2011) cho rằng tác động của chính sách tài<br /> khóa – và từ đó của nợ công – lên tăng trưởng kinh tế luôn là chủ đề<br /> của các cuộc tranh luận giữa các nhà kinh tế học.<br /> Tác động trong ngắn hạn<br /> Trong ngắn hạn, các công cụ tài khóa dùng để củng cố kỷ luật ngân<br /> sách sẽ làm suy giảm tăng trưởng kinh tế. Thực vậy, hầu hết các<br /> nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng các số nhân ngân sách là dương<br /> trong ngắn hạn.<br /> Tác động trong dài hạn<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1