intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thị trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên

Chia sẻ: Lê Công Vinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

114
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Thị trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên" phân tích, đánh giá thực trạng thị trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên, chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, hạn chế và nguyên nhân của nó, đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển thị trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thị trường lao động ở tỉnh Thái Nguyên

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH<br /> <br /> VƯƠNG THANH TÚ<br /> <br /> thÞ tr-êng lao ®éng<br /> ë tØnh th¸i nguyªn<br /> <br /> Chuyên ngành : Kinh tế chính trị<br /> Mã số<br /> <br /> : 62 31 01 02<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ<br /> <br /> HÀ NỘI - 2015<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại<br /> Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Văn Hậu<br /> <br /> Phản biện 1:<br /> <br /> Phản biện 2:<br /> <br /> Phản biện 3:<br /> <br /> Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện<br /> họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br /> Vào hồi<br /> <br /> giờ ngày<br /> <br /> tháng<br /> <br /> năm 2015<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia<br /> và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Thị trường lao động (TTLĐ) là một thị trường đặc biệt vì đối tượng mua<br /> bán là hàng hoá sức lao động (HHSLĐ). Đây là một yếu tố "đầu vào" không thể<br /> thiếu được của quá trình sản xuất để tạo ra hàng hoá và dịch vụ đáp ứng nhu cầu<br /> đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. Hơn thế nữa, sức lao động (SLĐ) còn là một<br /> nguồn lực quan trọng quyết định đến năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả<br /> sản xuất kinh doanh (SXKD). Vì vậy, các quốc gia phát triển đặc biệt quan tâm<br /> đến người lao động, tạo ra những điều kiện, môi trường làm việc thuận lợi và<br /> mức tiền công cao để thu hút lao động, nhất là những người có trình độ chuyên<br /> môn kỹ thuật giỏi từ nước ngoài, làm xuất hiện tình trạng "chảy máu chất xám" ở<br /> các nước đang phát triển.<br /> Trước năm 1986, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế kế hoạch hoá tập<br /> trung bao cấp, mọi sản phẩm được làm ra đều do Nhà nước giao chỉ tiêu, quản<br /> lý và phân phối đến tận người dân, không thừa nhận quan hệ hàng hoá - tiền tệ,<br /> nghiêm cấm mọi hành vi trao đổi, mua bán hàng hoá trên thị trường. Theo đó,<br /> SLĐ cũng không được coi là hàng hoá, TTLĐ không được hình thành, mọi<br /> quan hệ lao động đều thông qua hình thức tuyển dụng, sắp xếp vào biên chế nhà<br /> nước, tiền lương của người lao động được hưởng từ ngân sách nhà nước theo<br /> thang bậc lương quy định của nhà nước. Hệ quả là làm người lao động không<br /> có động lực cố gắng làm việc chuyên tâm, sáng tạo mà dựa dẫm, trông chờ vào<br /> nhà nước, đây là một nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng nền kinh tế trì trệ,<br /> suy thoái và khủng hoảng kinh tế - xã hội ở nước ta.<br /> Năm 1986, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng ta diễn ra và<br /> đã hoạch định được đường lối đổi mới đất nước một cách toàn diện, sâu sắc và<br /> triệt để, chuyển đổi căn bản mô hình kinh tế từ tập trung bao cấp sang nền kinh<br /> tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý<br /> của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đến nay đã đạt được nhiều kết<br /> quả quan trọng, trong đó đã thừa nhận SLĐ là hàng hoá và TTLĐ được hình<br /> thành, từng bước phát triển, cầu về lao động ngày càng tăng, cung về lao động<br /> chất lượng ngày càng cao, đáp ứng được nhu cầu TTLĐ.<br /> Hiện nay, phát triển TTLĐ ở Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh công<br /> nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc<br /> tế, đã được Đảng, Nhà nước ta hết sức coi trọng bằng những chủ trương,<br /> chính sách, biện pháp cụ thể, thiết thực, phù hợp. Do đó, quá trình hình thành<br /> và phát triển TTLĐ nước ta đã mang lại những thành tựu đáng kể như: Thúc<br /> <br /> 2<br /> <br /> đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, mở rộng SXKD, thu<br /> hút nhiều đầu tư nước ngoài, tạo nhiều việc làm, giải quyết lao động dư dôi,<br /> giảm tỷ lệ thất nghiệp, GD&ĐT từng bước hướng vào nhu cầu thực tế của<br /> TTLĐ, trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng của người lao động được nâng<br /> cao, tiền công, tiền lương và thu nhập ngày càng tăng, đời sống vật chất và<br /> tinh thần người lao động không ngừng được cải thiện.<br /> Tuy nhiên, thực trạng TTLĐ nước ta nói chung và TTLĐ ở tỉnh Thái<br /> Nguyên nói riêng vẫn đang trong giai đoạn hình thành và phát triển, còn<br /> nhiều bất cập, hạn chế như: sức cầu về lao động còn thấp; cung về lao động<br /> chưa đảm bảo chất lượng; mất cân đối giữa cung - cầu lao động; giá cả SLĐ<br /> thấp nên chưa đáp ứng được tái sản xuất SLĐ; hệ thống cơ chế, chính sách<br /> còn thiếu và chưa đồng bộ, bám sát thực tế; các trung gian TTLĐ hoạt động<br /> còn kém hiệu quả. Đây là một nguyên nhân gây cản trở đến tốc độ tăng<br /> trưởng kinh tế, tiềm ẩn những nhân tố bất ổn về chính trị - xã hội. Do đó,<br /> nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài: "Thị trường lao động ở tỉnh Thái<br /> Nguyên" làm luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế chính trị là cần<br /> thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.<br /> 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án<br /> 2.1. Mục đích nghiên cứu<br /> Phân tích, đánh giá thực trạng TTLĐ ở tỉnh Thái Nguyên, chỉ ra những<br /> điểm mạnh, điểm yếu, hạn chế và nguyên nhân của nó, đề xuất phương hướng<br /> và giải pháp phát triển TTLĐ ở tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.<br /> 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu<br /> Hệ thống hoá cơ sở lý luận về TTLĐ dưới góc độ kinh tế chính trị với các<br /> khía cạnh: Quan niệm về thị trường, TTLĐ; đặc điểm TTLĐ; vai trò TTLĐ đối với<br /> phát triển kinh tế - xã hội; các yếu tố cấu thành TTLĐ; nội dung phát triển TTLĐ.<br /> Nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn của một số tỉnh trong nước về phát<br /> triển TTLĐ, để tỉnh Thái Nguyên có thể tham khảo khi phân tích, đánh giá thực<br /> trạng, đề xuất giải pháp phát triển và hoàn thiện thị trường này.<br /> Phân tích thực trạng TTLĐ tỉnh Thái Nguyên từ năm 2004 đến năm 2014;<br /> làm rõ những kết quả đã đạt được, đồng thời chỉ ra những hạn chế, bất cập về<br /> TTLĐ ở tỉnh Thái Nguyên, tìm ra nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế đó.<br /> Dự báo TTLĐ, đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển TTLĐ ở<br /> tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020.<br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án<br /> 3.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> <br /> 3<br /> <br /> Luận án nghiên cứu TTLĐ ở tỉnh Thái Nguyên dưới góc độ kinh tế chính<br /> trị, bao gồm: Quan niệm về TTLĐ, hàng hoá sức lao động, giá cả sức lao động,<br /> đặc điểm, vai trò và các yếu tố cấu thành TTLĐ, nội dung phát triển TTLĐ, các<br /> chủ thể và các trung gian TTLĐ.<br /> 3.2. Phạm vi nghiên cứu<br /> - Về thời gian: Luận án nghiên cứu TTLĐ trong khoảng thời gian từ năm<br /> 2004 - 2014, các số liệu đưa ra giới hạn trong giai đoạn 2004 - 2013, giải pháp<br /> đến năm 2020.<br /> - Về không gian: trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam.<br /> 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án<br /> 4.1. Cơ sở lý luận của luận án<br /> Luận án dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin; đường lối chủ<br /> trương, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam; chính sách, pháp luật của Nhà<br /> nước; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên; kết quả nghiên cứu của<br /> những công trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu có liên quan đến TTLĐ. Từ đó,<br /> xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài của luận án.<br /> 4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án<br /> - Về phương pháp luận: Luận án sử dụng phương pháp luận nghiên cứu của<br /> chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp trừu<br /> tượng hoá khoa học để phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về TTLĐ ở tỉnh Thái<br /> Nguyên nhằm đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân,<br /> từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển TTLĐ ở tỉnh Thái Nguyên.<br /> - Về phương pháp nghiên cứu cụ thể: Sử dụng phương pháp logic kết hợp<br /> với phương pháp lịch sử. Đây là phương pháp xem xét, nghiên cứu các sự kiện<br /> lịch sử dưới dạng tổng quát, từ đó vạch ra bản chất, khuynh hướng vận động<br /> của lịch sử. Trong luận án, tác giả đã sử dụng phương pháp logic kết hợp với<br /> phương pháp lịch sử ở hầu hết các chương, như: Tổng quan các công trình<br /> nghiên cứu có liên quan đến TTLĐ được sắp xếp theo trình tự thời gian, rút ra<br /> những nội dung phát triển TTLĐ (cầu về lao động, cung về lao động, mối quan<br /> hệ cung - cầu và giá cả SLĐ, vai trò của Nhà nước và các trung gian TTLĐ);<br /> Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về TTLĐ, tác giả cũng theo logic nghiên<br /> cứu từ quan niệm về thị trường, TTLĐ của một số công trình tiêu biểu trong<br /> nước và nước ngoài, qua đó đưa ra được quan niệm về TTLĐ của tác giả…<br /> Chương 3: Thực trạng TTLĐ ở tỉnh Thái Nguyên, tác giả cũng đánh giá tình<br /> hình TTLĐ trên các nội dung ở phần lý luận đã trình bày và đưa ra các số liệu<br /> theo trình tự thời gian (2004-2013), qua đó chỉ ra hạn chế và nguyên nhân, một<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2