Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Vai trò điều tiết của lãnh đạo đối với kiểm soát nội bộ nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam
lượt xem 6
download
Luận án "Vai trò điều tiết của lãnh đạo đối với kiểm soát nội bộ nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam" được triển khai nhằm khám phá và kiểm định mô hình điều tiết – trung gian thể hiện sự cộng hưởng giữa các yếu tố thuộc về lãnh đạo với cấu trúc KSNB cũng như vai trò của sự cộng hưởng này trong việc tăng cường sự hữu hiệu của KSNB, qua đó nâng cao KQHĐKD cho các doanh nghiệp ở Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Vai trò điều tiết của lãnh đạo đối với kiểm soát nội bộ nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TỪ THANH HOÀI VAI TRÒ ĐIỀU TIẾT CỦA LÃNH ĐẠO ĐỐI VỚI KIỂM SOÁT NỘI BỘ NHẰM NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 9340301 TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
- Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS Nguyễn Phong Nguyên 2. TS. Trần Anh Hoa Phản biện 1: ...................................................................................... Phản biện 2: ...................................................................................... Phản biện 3: ...................................................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại……………………………………………………………………………………………………… …………………………………… Vào hồi…..giờ…. ngày…..tháng……năm…… Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Đại học Kinh tế TP. HCM
- DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ 1. Tu, T. H, & Nguyen, N. P. (2021). How does cross-functional cooperation influence organizational performance? The mediating role of management accounting systems. Cogent Business & Management, 8(1), 1907011 (NXB Taylor and Francis - ESCI, Scopus Q2). 2. Nguyen, N. T. T., Nguyen, N. P., & Tu, T. H. (2021). Ethical leadership, corporate social responsibility, firm reputation, and firm performance: A serial mediation model. Heliyon, 7(4), e06809 (NXB Elsevier - SSCI, Scopus Q1). 3. Tu, T. H., Bui, Q. H., & Nguyen, P. N. (2022), The impact of internal control systems on the intensity of innovation and organizational performance of public sector organizations in Vietnam: The moderating role of transformational leadership. Heliyon, 8(2), e08954 (NXB Elsevier - SSCI, Scopus Q1). 4. Nguyen, N. P., & Thanh Hoai, T. (2022). The impacts of digital transformation on data- based ethical decision-making and environmental performance in Vietnamese manufacturing firms: The moderating role of organizational mindfulness. Cogent Business & Management, 9(1), 2101315 (NXB Taylor and Francis - ESCI, Scopus Q2). 5. Tu, T. H., & Nguyen, N. P. (2022). Internal control systems and performance of emerging market firms: The moderating roles of leadership consistency and quality. SAGE Open, 12(3), 21582440221123509 (NXB Sage - SSCI, Scopus Q1). 6. Hung, B. Q., Hoai, T. T., Hoa. T.A., & Nguyen, N. P. (2022). Performance implications of the interaction between the accountants’ participation in strategic decision-making and accounting capacity. Journal of Asian Business and Economic Studies (NXB Emerald - ESCI, Scopus).
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Ngày nay, hoạt động kiểm soát nội bộ (KSNB) và sự hữu hiệu của KSNB tại các doanh nghiệp đang nhận được sự quan tâm khá lớn của các nhà quản trị cũng như các bên có liên quan (Agbejule và Jokipii, 2009; Chalmers và cộng sự, 2019). Điều này là vì sự hữu hiệu của KSNB có thể giúp doanh nghiệp giảm chi phí sử dụng vốn (Khlif và cộng sự, 2019), phát huy lợi thế cạnh tranh (Cheng và cộng sự, 2018), gia tăng kết quả hoạt động kinh doanh (KQHĐKD) (Lopez và cộng sự, 2009; Tetteh và cộng sự, 2020) và nâng cao giá trị (Gao và Jia, 2016). Một số nghiên cứu cho thấy KSNB là cơ chế cần thiết để giám sát các hoạt động của doanh nghiệp (Goh và Li, 2011), thúc đẩy sự hợp tác giữa các bộ phận chức năng (Hunziker, 2017), tăng cường hiệu quả của công tác quản trị rủi ro và quản trị công ty (Aziz, 2013). Bên cạnh đó, sự hữu hiệu của KSNB đã được thể hiện khá rõ ràng trong các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp (Le và cộng sự, 2020). Minh chứng điển hình là những lợi ích thiết thực mà sự hữu hiệu của KSNB đã đem lại cho công tác quản lý (Zhang và cộng sự, 2020) cũng như sự gia tăng không ngừng về số lượng của các nghiên cứu về KSNB1 trong thời gian qua. Vì thế, việc tăng cường sự hữu hiệu của KSNB là thực sự quan trọng (Sarens và Christopher, 2010) – đặc biệt ở các quốc gia mới nổi. Điều này cũng áp dụng cho Việt Nam, bởi vì KSNB hữu hiệu sẽ giúp các doanh nghiệp tại Việt Nam nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo lập lợi thế cạnh tranh bền vững (Hoài và Nguyên, 2019). KSNB ở mỗi doanh nghiệp có phát huy được trọn vẹn chức năng và giá trị hay không thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố mang tính chi phối đến KSNB và có ý nghĩa to lớn đối với sự sống còn của doanh nghiệp chính là lãnh đạo. Lãnh đạo có thể hoàn thành tốt vai trò quản lý một phần là nhờ vào những yếu tố bẩm sinh (Bernard, 1926) hoặc những yếu tố được hình thành trong quá trình quản lý, ví dụ như: sự nhất quán, phẩm cách, tinh thần trách nhiệm,… (DuBrin, 2015; Saal và Knight, 1995). Trong những yếu tố ấy, sự nhất quán của lãnh đạo được xem là nổi bật và nhận được khá nhiều sự chú ý từ các nghiên cứu trước (ví dụ: De Cremer, 2003; Rosenberg và cộng sự, 1955; Sorek và cộng sự, 2018). Sự nhất quán của lãnh đạo được khái quát là xu hướng duy trì tính thống nhất về lời nói và hành động của lãnh đạo trong nhiều bối cảnh khác nhau (Leventhal, 1980). Sự nhất quán trong lời nói và hành động sẽ giúp lãnh đạo gia tăng niềm tin nơi nhân viên (Wang và Hsieh, 2013) và tạo lập tính công bằng trong các quy trình hoạt động của doanh nghiệp (De Cremer, 2003). Bên cạnh đó, sự nhất quán của lãnh đạo được xem là một nghệ thuật quản trị khiến khách hàng hài lòng (Pulido và cộng sự, 2014), giúp lãnh đạo nâng cao hiệu quả quản lý cũng như thực hiện tốt các mục tiêu chiến lược và cải thiện hiệu suất doanh nghiệp (Lakshman, 2008). Ngược lại, lãnh đạo thiếu nhất quán sẽ ít thành công trong công việc, thậm chí trở thành nguyên nhân của những thất bại trong doanh nghiệp (Aboyassin và Abood, 2013; Bodolica và Spraggon, 2020). Ví dụ, lãnh đạo thiếu nhất quán là cội nguồn của việc nhân viên dễ rơi vào trạng thái căng thẳng và thay đổi theo hướng tiêu cực để giải toả áp lực tâm lý dẫn đến thuyên giảm năng suất làm việc (Gawronski và Strack, 2012). Những hậu quả này làm cho nhân viên phải tiêu tốn nhiều nguồn lực để giải quyết và hiệu suất của các hoạt động KSNB mà họ đang tham gia cũng bị giảm sút. Do đó, sự nhất quán của lãnh đạo trong KSNB là rất quan trọng bởi vì sự nhất quán của lãnh đạo sẽ giúp doanh nghiệp đạt được hiệu suất tích cực thông qua sự hài lòng của nhân viên (Hoài và Nguyên, 2020). 1 Kết quả tìm kiếm trên Google Scholar với từ khoá hệ thống KSNB “internal control systems” vào tháng 10 năm 2022 cho thấy số lượng công bố tăng nhanh trong giai đoạn 2001 – 2020. Cụ thể: giai đoạn 2001 – 2005 có 2.880 bài, giai đoạn 2006 – 2010 có 5.620 bài, giai đoạn 2011 – 2015 có 10.100 bài, giai đoạn 2016 – 2020 có 13.500 bài, giai đoạn 2021 đến tháng 10/2022 là 5.040 bài. .
- 2 Trên thực tế, lãnh đạo thường được nhận diện và đánh giá thông qua nhiều đặc điểm, hành vi và chất lượng (Horner, 1997). Các khía cạnh thuộc về chất lượng lãnh đạo như: phẩm chất, khả năng truyền động lực, khả năng truyền cảm hứng, sức ảnh hưởng,…(Zhou và cộng sự, 2008) sẽ giúp doanh nghiệp hình thành môi trường làm việc lành mạnh, đưa đến sự hài lòng và cam kết cao của nhân viên trong công việc (Zhou và cộng sự, 2020). Nếu lãnh đạo thiếu năng lực, hạn chế về tầm nhìn và tư duy quản lý thì doanh nghiệp sẽ gặp không ít khó khăn trong việc thực hiện các mục tiêu chiến lược cũng như xây dựng và phát triển uy tín trên thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt (Love và cộng sự, 2017). Do vậy, trong hoạt động KSNB, bên cạnh sự nhất quán của lãnh đạo, chất lượng lãnh đạo cũng là một trong những yếu tố then chốt cần được doanh nghiệp cẩn trọng xem xét. Chất lượng lãnh đạo được thể hiện thông qua những thuộc tính vượt trội về tính cách, động cơ, giá trị và kỹ năng của lãnh đạo (Stogdill, 1948, 1974). Theo góc nhìn của KSNB, chất lượng lãnh đạo tốt sẽ giúp doanh nghiệp chinh phục mục tiêu về KSNB một cách dễ dàng hơn. Đặc biệt, những chính sách KSNB đã đề ra đều nhằm đảm bảo doanh nghiệp có thể đạt được kết quả tốt nhất trong việc bảo vệ tài sản và nâng cao hiệu quả hoạt động (COSO, 2013). Do đó, lãnh đạo có chất lượng sẽ có khuynh hướng quyết đoán và nhất quán trong các hoạt động KSNB nhằm tối đa hóa lợi ích cho doanh nghiệp trên nhiều phương diện khác nhau (tài chính, hoạt động, khách hàng, cạnh tranh, giá trị,…). Tác giả cho rằng, đối với hoạt động KSNB nói riêng và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp nói chung, chất lượng lãnh đạo là một yếu tố mang tính quyết định. Các nghiên cứu trước về thực trạng KSNB tại Việt Nam đã chỉ ra rằng, phần lớn các doanh nghiệp đều còn non trẻ và việc khai thác những lợi ích của KSNB chỉ mới được quan tâm trong thời gian gần đây (Le và cộng sự, 2020). Đại đa số các doanh nghiệp Việt Nam chưa tổ chức tốt KSNB trên cả năm phương diện: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát (Nguyen và Bui, 2018). Hai trong năm thành phần cơ bản của KSNB bao gồm hoạt động kiểm soát và giám sát là vẫn còn lỏng lẻo (Xuan-Quang và Zhong-Xin, 2013). Qua đó có thể thấy, các doanh nghiệp tại Việt Nam cần vận hành KSNB một cách hữu hiệu hơn (Hoài và Nguyên, 2019). Thực trạng và tầm quan trọng của KSNB tại các doanh nghiệp ở Việt Nam như vừa nêu đã chỉ ra sự cần thiết của những nghiên cứu khám phá và kiểm định các nhân tố đóng vai trò thúc đẩy sự hữu hiệu của KSNB trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. Tổng quan nghiên cứu cho thấy, các nghiên cứu về KSNB ở Việt Nam – một thị trường mới nổi thuộc Châu Á là vẫn còn khan hiếm (Le và cộng sự, 2020; Puni và Anlesinya, 2020). Tuy nhiên, những nghiên cứu về các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của KSNB ở các quốc gia Châu Á có thị trường mới nổi như Việt Nam khá là phong phú. Cụ thể, Goh (2009) đã khẳng định ủy ban kiểm toán và hội đồng quản trị là ảnh hưởng không nhỏ đến sự hữu hiệu của KSNB của các doanh nghiệp niêm yết ở Singapore bởi vì họ đảm nhận vai trò giám sát việc khắc phục các hạn chế của KSNB. Tại Malaysia, các thông lệ của kiểm toán nội bộ và đặc điểm của hội đồng quản trị có tác động đáng kể đến sự hữu hiệu của KSNB của các doanh nghiệp niêm yết tại đất nước này (Fadzil và cộng sự, 2005). Nhiều nghiên cứu ở Trung Quốc cũng đã chỉ ra sự đa dạng của các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của KSNB, bao gồm: cơ cấu sở hữu vốn và thành phần hội đồng quản trị (Zhang và cộng sự, 2020), sự chính trực của tổ chức (Shu và cộng sự, 2018), năng lực công nghệ thông tin của doanh nghiệp (Chen và cộng sự, 2014), năng lực nhân sự đảm nhiệm KSNB (Liu và cộng sự, 2017). Hoặc theo Liu và cộng sự (2012), môi trường pháp lý và thể chế có ảnh hưởng khá lớn đến sự hữu hiệu của KSNB của các doanh nghiệp niêm yết tại Trung Quốc. KSNB sẽ có điều kiện để phát huy vai trò và trở nên hữu hiệu khi được thực hiện dưới một môi trường pháp lý và thể chế rõ ràng (Liu và cộng sự, 2012).
- 3 Theo sự tìm hiểu của tác giả, các nghiên cứu về vai trò trung gian của sự hữu hiệu của KSNB đối với tác động của cấu trúc KSNB đến KQHĐKD và các nghiên cứu về các biến điều tiết đối với tác động của cấu trúc KSNB đến sự hữu hiệu của KSNB vẫn còn khan hiếm ở cả trên thế giới và Việt Nam. Ngoại trừ nghiên cứu của Hoài và Nguyên (2019) đã chứng minh vai trò điều tiết của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (TNXHDN) đối với mối quan hệ giữa cấu trúc KSNB và sự hữu hiệu của KSNB trong việc gia tăng KQHĐKD cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. Những nghiên cứu xem xét tác động điều tiết của chất lượng lãnh đạo đối với vai trò điều tiết của sự nhất quán của lãnh trong mối quan hệ giữa cấu trúc KSNB và sự hữu hiệu của KSNB nhằm nâng cao KQHĐKD vẫn còn thiếu vắng. Cụ thể, cấu trúc KSNB sẽ tác động đến KQHĐKD thông qua sự hữu hiệu của KSNB, sự nhất quán của lãnh đạo có thể đóng vai trò điều tiết tác động của cấu trúc KSNB đến sự hữu hiệu của KSNB và chất lượng lãnh đạo có thể điều tiết vai trò điều tiết này. Tuy nhiên, trong hệ thống cơ sở lý luận về lãnh đạo và KSNB thì những mối quan hệ trên vẫn chưa được tìm hiểu. Đây cũng chính là khe hổng nghiên cứu cần được lấp. Việc lấp khe hổng nghiên cứu này sẽ giúp luận án góp phần đóng góp vào cơ sở lý luận về lãnh đạo và KSNB. Đồng thời, việc lấp khe hổng nghiên cứu cũng sẽ gợi ý cho doanh nghiệp trong việc phân bổ hợp lý các nguồn lực vào hoạt động quản trị nhân sự cũng như hoạt động KSNB để có thể tối ưu hóa các hoạt động và nâng cao KQHĐKD. Luận án đã vận dụng quan điểm cơ sở nguồn lực (Barney, 1991), lý thuyết nhất quán về nhận thức (Gawronski và Strack, 2012) và lý thuyết kỳ vọng (Vroom và cộng sự, 2005) để xây dựng mô hình và các giả thuyết về sự cộng hưởng giữa lãnh đạo với KSNB ở các doanh nghiệp tại Việt Nam. Trong đó, quan điểm cơ sở nguồn lực được vận dụng để giải thích cho tác động của sự hữu hiệu của KSNB đến KQHĐKD. Lý thuyết nhất quán về nhận thức được sử dụng để biện dẫn cho tác động điều tiết của sự nhất quán của lãnh đạo trong mối quan hệ giữa cấu trúc KSNB và sự hữu hiệu của KSNB. Bên cạnh đó, lý thuyết kỳ vọng được vận dụng để luận giải cho tác động điều tiết của chất lượng lãnh đạo đối với vai trò điều tiết trên. Việc sử dụng đa nguyên lý thuyết trong các nghiên cứu kế toán sẽ mở ra những góc nhìn đa chiều và đầy đủ hơn về KSNB ở các doanh nghiệp tại Việt Nam. Khi sử dụng đa nguyên lý thuyết cũng sẽ giảm thiểu các nhược điểm của việc áp dụng chỉ một lý thuyết khi phát triển mô hình nghiên cứu (Hoque và cộng sự, 2013). Các lập luận trên đã làm sáng tỏ sự cần thiết phải thực hiện một nghiên cứu để khám phá và kiểm định vai trò trung gian của sự hữu hiệu của KSNB, vai trò điều tiết của sự nhất quán của lãnh đạo, tác động điều tiết của chất lượng lãnh đạo đối với vai trò điều tiết trên trong các doanh nghiệp tại Việt Nam. Việc tìm hiểu tác động điều tiết của chất lượng lãnh đạo đối với sự cộng hưởng giữa sự nhất quán của lãnh đạo và cấu trúc KSNB trong cùng một mô hình nghiên cứu sẽ giải thích cho sự hữu hiệu của KSNB cũng như tác động của sự hữu hiệu này đến KQHĐKD, từ đó góp phần gia tăng KQHĐKD cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. Do đó, tác giả thực hiện đề tài “Vai trò điều tiết của lãnh đạo đối với kiểm soát nội bộ nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam” để nghiên cứu về các nội dung đã đề cập. 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu a. Mục tiêu tổng quát Luận án được triển khai nhằm khám phá và kiểm định mô hình điều tiết – trung gian thể hiện sự cộng hưởng giữa các yếu tố thuộc về lãnh đạo với cấu trúc KSNB cũng như vai trò của sự cộng hưởng này trong việc tăng cường sự hữu hiệu của KSNB, qua đó nâng cao KQHĐKD cho các doanh nghiệp ở Việt Nam. b. Mục tiêu cụ thể: Mục tiêu 1: Khám phá mối quan hệ giữa lãnh đạo, KSNB và KQHĐKD của các doanh nghiệp tại Việt Nam.
- 4 Mục tiêu 2: Kiểm định vai trò trung gian của sự hữu hiệu của KSNB trong mối quan hệ giữa cấu trúc KSNB và KQHĐKD. Mục tiêu 3: Kiểm định vai trò điều tiết của sự nhất quán của lãnh đạo đối với tác động của cấu trúc KSNB đến sự hữu hiệu của KSNB. Mục tiêu 4: Kiểm định tác động điều tiết của chất lượng lãnh đạo đối với vai trò điều tiết của sự nhất quán lãnh đạo đến mối quan hệ giữa cấu trúc KSNB và sự hữu hiệu của KSNB. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu như đã nêu thì nội dung của luận án phải trả lời được bốn câu hỏi sau: Câu hỏi 1: Trong thực tiễn các doanh nghiệp tại Việt Nam, có tồn tại mối quan hệ giữa lãnh đạo, KSNB và KQHĐKD hay không? Câu hỏi 2: Cấu trúc KSNB có tác động đến KQHĐKD thông qua sự hữu hiệu của KSNB hay không? Câu hỏi 3: Sự nhất quán của lãnh đạo có điều tiết tác động của cấu trúc KSNB đến sự hữu hiệu của KSNB hay không? Câu hỏi 4: Chất lượng lãnh đạo có điều tiết vai trò điều tiết của sự nhất quán của lãnh đạo đến cấu trúc KSNB và sự hữu hiệu của KSNB hay không? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là mối quan hệ giữa lãnh đạo, KSNB với KQHĐKD của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Đồng thời, đối tượng nghiên cứu của luận án còn bao gồm vai trò trung gian của sự hữu hiệu của KSNB, vai trò điều tiết của sự nhất quán của lãnh đạo trong mối quan hệ giữa cấu trúc KSNB và sự hữu hiệu của KSNB cũng như tác động điều tiết của chất lượng lãnh đạo đối với vai trò điều tiết này. 3.2. Phạm vi nghiên cứu + Về không gian nghiên cứu: Luận án thực hiện với tất cả các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam, bao gồm: doanh nghiệp tư nhân; doanh nghiệp liên doanh, liên kết với nước ngoài; doanh nghiệp nước ngoài; doanh nghiệp nhà nước,... với các nhóm quy mô lớn, vừa, nhỏ. Các doanh nghiệp này hoạt động đa dạng trong các ngành nghề và lĩnh vực (sản xuất, thương mại, dịch vụ,…) thuộc lãnh thổ Việt Nam và có vận hành hệ thống KSNB (phiếu khảo sát đã thiết lập câu hỏi sàng lọc để đảm bảo loại trừ tất cả các doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu của nghiên cứu). + Về thời gian nghiên cứu: Luận án được thực hiện từ năm 2020 đến năm 2022. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp hỗn hợp gắn kết (embedded mixed method), với phương pháp định tính gắn kết trong phương pháp định lượng. Trước tiên, tác giả sử dụng phương pháp định tính để khám phá mối quan hệ giữa lãnh đạo, KSNB và KQHĐKD của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu định tính thông qua phỏng vấn chuyên sâu các nhà quản lý và phân tích ý kiến bằng phần mềm NVivo (phiên bản 12 Pro) đã xác nhận sự tồn tại của mối quan hệ tích cực giữa lãnh đạo, KSNB và KQHĐKD trong thực tiễn doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu định tính cũng đã xác nhận mô hình và các giả thuyết nghiên cứu phù hợp vận dụng trong điều kiện Việt Nam. Tiếp theo, phương pháp định lượng được sử dụng để kiểm định mô hình và các giả thuyết đề xuất thông qua sử dụng kỹ thuật bình phương tối thiểu từng phần của mô hình cấu trúc tuyến tính (PLS-SEM) với phần mềm SmartPLS3 v.3.3.3. Phương pháp nghiên cứu của luận án được trình bày chi tiết tại Chương 3.
- 5 5. Đóng góp của nghiên cứu 5.1. Phương diện hàn lâm Luận án này đóng góp vào cơ sở lý luận khoa học hành vi trong mảng kết hợp giữa lãnh đạo và KSNB. Cụ thể là khám phá và kiểm định vai trò điều tiết của sự nhất quán của lãnh đạo đối với mối quan hệ giữa cấu trúc KSNB và sự hữu hiệu của KSNB cũng như tác động điều tiết của chất lượng lãnh đạo đối với vai trò điều tiết này ở các doanh nghiệp tại Việt Nam, điều mà các nghiên cứu trước chưa thực hiện. Đồng thời, việc kiểm định mô hình điều tiết – trung gian đã đưa ra bằng chứng về cách thức chuyển hóa sự cộng hưởng giữa các yếu tố thuộc về lãnh đạo và KSNB thành KQHĐKD vượt trội cho các doanh nghiệp tại Việt Nam – một thị trường mới nổi. Luận án này cũng đóng góp vào hệ thống cơ sở lý luận về KSNB khi lần đầu tiên vận dụng lý thuyết nhất quán về nhận thức vào một nghiên cứu cụ thể trong lĩnh vực kế toán để giải thích cho vai trò điều tiết của sự nhất quán của lãnh đạo đối với tác động của cấu trúc KSNB đến sự hữu hiệu của KSNB. Theo lý thuyết này, lãnh đạo nhất quán và không mâu thuẫn thì các hoạt động KSNB dưới sự chỉ đạo của họ sẽ được thực hiện một cách rõ ràng và thống nhất. Đồng thời, khi cấu trúc KSNB đã được tổ chức đầy đủ và lãnh đạo nhất quán thì nhân viên sẽ dễ đồng cảm với sự cần thiết của KSNB, từ đó gia tăng sự hợp tác nhằm giúp KSNB đạt một kết quả tốt hơn. 5.2. Phương diện thực tiễn Bên cạnh phương diện hàn lâm, luận án cũng có những đóng góp đối với thực tiễn hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Thông qua làm rõ sự cộng hưởng giữa các yếu tố thuộc về lãnh đạo và KSNB, luận án hàm ý doanh nghiệp nên định hướng và đầu tư hợp lý vào các yếu tố nhân sự cũng như vào hệ thống KSNB. Trên cơ sở này, doanh nghiệp có thể đưa ra những giải pháp tăng cường sự nhất quán của lãnh đạo và chất lượng lãnh đạo nhằm gia tăng hơn nữa sự hữu hiệu của KSNB để nâng cao KQHĐKD. Ngoài ra, luận án cũng hàm ý cho doanh nghiệp về việc đánh giá công tác bồi dưỡng và quản lý đội ngũ lãnh đạo như: kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ lãnh đạo,… nhằm tạo sự phù hợp với hệ thống KSNB cũng như chiến lược phát triển của doanh nghiệp. 6. Kết cấu của luận án Kết cấu của luận án như sau: Tóm tắt. Phần mở đầu: Sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp của nghiên cứu. + Chương 1: Tổng quan nghiên cứu + Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu + Chương 3: Phương pháp nghiên cứu + Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận + Chương 5: Kết luận và hàm ý nghiên cứu Kết luận.
- 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Mục tiêu của luận án là khám phá và kiểm định tác động của cấu trúc KSNB đến KQHĐKD thông qua vai trò trung gian của sự hữu hiệu của KSNB. Luận án cũng nhằm khám phá và kiểm định vai trò điều tiết của sự nhất quán của lãnh đạo đến mối quan hệ giữa cấu trúc KSNB và sự hữu hiệu của KSNB cũng như tác động điều tiết của chất lượng lãnh đạo đối với vai trò điều tiết này. Do đó, trong Chương 1, tác giả đã tổng quan các nghiên cứu liên quan thành ba dòng chính. Đầu tiên, tác giả trình bày các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của KSNB. Kế tiếp, tác giả trình bày các nghiên cứu về các nhân tố chịu tác động bởi sự hữu hiệu của KSNB. Cuối cùng, tác giả trình bày tổng quan các nghiên cứu kết hợp giữa lãnh đạo và KSNB. Thông qua tổng quan nghiên cứu, tác giả xác định cũng như thảo luận khe hổng nghiên cứu và đây cũng chính là cơ sở để tác giả thực hiện luận án. Trước khi thực hiện tổng quan nghiên cứu, tác giả đã tiến hành tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến sự hữu hiệu của KSNB (tổng hợp thông qua sử dụng Connected Papers) và được kết quả như Hình 1.1. Theo Hình 1.1, các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của KSNB và các nhân tố chịu tác động bởi sự hữu hiệu của KSNB bao gồm 41 công trình, bao gồm cả nghiên cứu định tính, định lượng và hỗn hợp. Tuy nhiên, khi tác giả xem xét từng công trình cụ thể thì loại bỏ 33 công trình không liên quan trực tiếp đến chủ đề nghiên cứu của tác giả. Đồng thời, tác giả đã cố gắng tìm kiếm với nhiều cách thức khác nhau để có thể tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài một cách gần như đầy đủ nhất.
- 7 Hình 1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến sự hữu hiệu của KSNB cập nhật đến năm 2022 Nguồn: tác giả tự tổng hợp thông qua Connected Papers 1.1. Tổng quan các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của KSNB Länsiluoto và cộng sự (2016) cho rằng sự khác biệt về những đặc điểm bên trong và bên ngoài doanh nghiệp đã dẫn đến sự khác nhau về mức độ hữu hiệu của KSNB trong các doanh nghiệp. Điều này cũng là khởi nguồn của sự đa dạng của các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của KSNB (Länsiluoto và cộng sự, 2016). Dưới đây, tác giả trình bày tóm lược các nghiên cứu về các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp tác động đến sự hữu hiệu của KSNB. 1.1.1. Xét trên phương diện các yếu tố bên trong doanh nghiệp Nhóm các yếu tố liên quan đến cơ cấu tổ chức và năng lực doanh nghiệp Nhóm các yếu tố liên quan đến văn hoá doanh nghiệp 1.1.2. Xét trên phương diện các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp Thông qua tổng hợp các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của KSNB, tác giả nhận thấy các nhân tố này rất đa dạng và có thể được phân chia thành hai nhóm chính. Nhóm nhân tố thứ nhất thuộc về các yếu tố bên trong doanh nghiệp: cấu trúc KSNB, quy mô, cơ cấu sở hữu vốn, hoạt động quản trị công ty, hội đồng quản trị, ủy ban kiểm toán, CEO, năng lực nhân viên KSNB, năng lực công nghệ thông tin của doanh nghiệp, mục tiêu thành tích, tính linh hoạt trong hoạt động kinh doanh, văn hoá doanh nghiệp (truyền thống, giá trị, chuẩn mực, khuôn mẫu hành vi, khía cạnh “vô hình”) và tính chính trực của doanh nghiệp. Nhóm nhân tố thứ hai bao gồm các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp: các bên liên quan, tính cạnh tranh của thị trường, môi trường pháp lý và thể chế (quy định pháp luật, văn hoá quốc gia). Những nghiên cứu trên đều chủ yếu tìm hiểu về tác động trực tiếp của các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp đến sự hữu hiệu của KSNB. Việc doanh nghiệp tăng cường sự hữu hiệu của KSNB bằng cách quan tâm đúng mức đến các nhóm nhân tố trên cũng sẽ giúp KSNB phát huy được các chức năng và lợi ích vốn có. Dựa trên tổng quan các nghiên cứu trước, tác giả đã kế thừa nghiên cứu của Jokipii (2010) để xây dựng giả thuyết “cấu trúc KSNB tác động dương đến sự hữu hiệu của KSNB” (H1) trong mô hình nghiên cứu của luận án. Bảng tổng hợp những nghiên cứu về các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của KSNB được trình bày tại phụ lục số 1. 1.2. Tổng quan các nghiên cứu về các nhân tố chịu tác động bởi sự hữu hiệu của KSNB Trong suốt tiến trình hoạt động và phát triển, sự hữu hiệu của KSNB là một trong những tiêu chí mà các doanh nghiệp đang nỗ lực hướng đến (Agyei-Mensah, 2016). Sự hữu hiệu của KSNB được thể hiện thông qua việc giúp doanh nghiệp hoàn thành ba mục tiêu cơ bản trên các phương diện: hoạt động, báo cáo, tuân thủ (Agbejule và Jokipii, 2009; COSO, 2013; Hunziker, 2017). Xét một cách tổng quát, những nghiên cứu về các nhân tố chịu tác động bởi sự hữu hiệu của KSNB khá là phong phú. Sau đây, tác giả trình bày các nghiên cứu về các nhân tố chịu tác động bởi sự hữu hiệu của KSNB gắn với ba phương diện vừa nêu. 1.2.1. Xét trên phương diện hoạt động 1.2.2. Xét trên phương diện báo cáo 1.2.3. Xét trên phương diện tuân thủ Việc hệ thống hoá các nghiên cứu về các nhân tố chịu tác động bởi sự hữu hiệu của KSNB đã giúp tác giả có những đánh giá sơ lược về tình hình nghiên cứu đối với các nhân tố này. Tương tự như các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của KSNB, các nhân tố chịu tác động bởi sự hữu hiệu của KSNB cũng rất phong phú và có thể được chia thành ba nhóm chính. Thứ nhất, về phương diện hoạt động: KSNB hữu hiệu sẽ hỗ trợ đắc lực cho công tác quản trị rủi ro và quản trị công ty. Đồng thời, sự hữu hiệu của KSNB sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao tính hiệu quả của các quy trình hoạt động kinh doanh cũng như gia tăng khả năng hoàn thành các mục tiêu
- 8 chiến lược. Chất lượng lợi nhuận sẽ có khả năng được cải thiện và hành vi chi phối lợi nhuận sẽ được giảm thiểu dưới một cơ chế KSNB hữu hiệu. Doanh nghiệp với KSNB hữu hiệu sẽ dễ dàng huy động vốn, nâng cao giá trị, gia tăng hiệu quả đầu tư, tăng cường hiệu quả hoạt động tài chính, giảm chi phí vốn cổ đông và phát huy lợi thế cạnh tranh. Thứ hai, về phương diện báo cáo: KSNB hữu hiệu sẽ nâng cao chất lượng báo cáo tài chính và giảm thiểu bất cân xứng thông tin. Mức độ tăng cường công bố thông tin tự nguyện trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp càng cao khi KSNB càng hữu hiệu. Thứ ba, về phương diện tuân thủ: KSNB hữu hiệu sẽ hạn chế các hành vi gian lận, trộm cắp, biển thủ, hối lộ cũng như ngăn ngừa và xử lý sai phạm. KSNB hữu hiệu cũng sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu các hành vi vi phạm pháp luật, tăng cường trách nhiệm giải trình, giảm bớt cáo buộc chống đối, gia tăng lòng tin và nâng cao trách nhiệm đối với các bên liên quan. Các nghiên cứu trên đã cho thấy KSNB hữu hiệu sẽ đem đến những giá trị và lợi ích thiết thực trong nhiều hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu kể trên thì tác động trực tiếp của sự hữu hiệu của KSNB đến KQHĐKD là vẫn chưa được xem xét. Do đó, luận án đã làm rõ tác động của sự hữu hiệu của KSNB đến KQHĐKD và tìm hiểu vai trò trung gian của sự hữu hiệu của KSNB đối với tác động của cấu trúc KSNB đến KQHĐKD của doanh nghiệp. Bảng tóm tắt những nghiên cứu về các nhân tố chịu tác động bởi sự hữu hiệu của KSNB được trình bày tại phụ lục số 2. 1.3. Tổng quan các nghiên cứu kết hợp giữa lãnh đạo với hiệu quả, chất lượng và mức độ công bố thông tin về KSNB Trong khoảng hơn một thập kỷ vừa qua, xu hướng nghiên cứu kết hợp giữa lãnh đạo và cơ chế kiểm soát đã hình thành trong bối cảnh vai trò và các triết lý của lãnh đạo cũng như các yếu tố thuộc về kiểm soát quản lý đang ngày một gia tăng (Tu và cộng sự, 2022). Sự phong phú của các nghiên cứu kết hợp đã cung cấp những thông tin cần thiết và bổ ích về các vấn đề kinh tế – quản lý hiện hành. Vì các nghiên cứu về tác động điều tiết của chất lượng lãnh đạo đối với vai trò điều tiết của sự nhất quán của lãnh đạo trong mối quan hệ giữa cấu trúc KSNB và sự hữu hiệu của KSNB vẫn còn hạn chế nên phần này tác giả trình bày những nghiên cứu kết hợp giữa lãnh đạo và KSNB ở các doanh nghiệp. Cụ thể, phần này trình bày các nghiên cứu kết hợp giữa lãnh đạo với hiệu quả, chất lượng và mức độ công bố thông tin về KSNB. 1.3.1. Nghiên cứu kết hợp giữa lãnh đạo và hiệu quả KSNB 1.3.2. Nghiên cứu kết hợp giữa lãnh đạo và chất lượng KSNB 1.3.3. Nghiên cứu kết hợp giữa lãnh đạo và công bố thông tin về KSNB Sau khi tổng hợp các nghiên cứu kết hợp giữa lãnh đạo và KSNB, tác giả nhận thấy những nghiên cứu này chủ yếu được phân chia theo 3 nhóm chính. Nhóm thứ nhất là các nghiên cứu về lãnh đạo và hiệu quả KSNB. Cụ thể: giá trị năng lực của lãnh đạo, kiến thức nền tảng tài chính và cách thức quản lý của CEO ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của KSNB. Nhóm thứ hai là những nghiên cứu về lãnh đạo và chất lượng KSNB. Ví dụ: kinh nghiệm học tập của lãnh đạo, đặc điểm hội đồng quản trị (tính liêm chính, tính độc lập, trình độ học vấn, chứng chỉ đào tạo về KSNB, kiến thức tài chính, kinh nghiệm, sự giám sát), đặc điểm CEO (quyền sở hữu cổ phần, nhiệm kỳ, tuổi tác, nguồn gốc nông thôn), quan hệ giữa hội đồng quản trị với CEO có tác động đáng kể đối với chất lượng KSNB. Nhóm thứ ba là những nghiên cứu về lãnh đạo và công bố thông tin KSNB. Cụ thể: sự giám sát, tính độc lập và kiến thức tài chính của hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị kiêm nhiệm CEO có ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ công bố thông tin về KSNB cho các bên liên quan. Từ đó, các học giả cũng đã đưa ra những khuyến nghị hữu ích nhằm giúp các doanh nghiệp có thể khắc phục các nhược điểm cũng như nỗ lực cải thiện chất lượng KSNB và đẩy mạnh công bố thông tin về hoạt động KSNB. Sự đóng góp về mặt lý thuyết và thực tiễn của những nghiên cứu kết hợp giữa lãnh đạo và KSNB đã góp phần thể
- 9 hiện vai trò quan trọng của lãnh đạo đối với các hoạt động KSNB. Tuy nhiên, các nghiên cứu kết hợp kể trên chưa khám phá và kiểm định tác động điều tiết của chất lượng lãnh đạo đối với vai trò điều tiết của sự nhất quán của lãnh đạo trong mối quan hệ giữa cấu trúc KSNB và sự hữu hiệu của KSNB. Do đó, tác giả đã làm rõ tác động điều tiết của chất lượng lãnh đạo đối với sự cộng hưởng giữa sự nhất quán của lãnh đạo với cấu trúc KSNB nhằm gia tăng sự hữu hiệu của KSNB cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. Bảng khái quát các nghiên cứu kết hợp giữa lãnh đạo với hiệu quả, chất lượng và mức độ công bố thông tin về KSNB được trình bày ở phụ lục số 3. 1.4. Khe hổng nghiên cứu Theo Agyei-Mensah (2016), sự sụp đổ của tập đoàn Enron ở Mỹ vào năm 2001 đã phơi bày những yếu kém của hệ thống KSNB và chỉ ra sự cần thiết phải duy trì sự hữu hiệu của KSNB. Tổng quan nghiên cứu cho thấy các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của KSNB phần lớn là văn hoá doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, cơ cấu sở hữu vốn, uỷ ban kiểm toán, hội đồng quản trị và đặc điểm CEO. Nhiều nghiên cứu cũng đã tìm hiểu ảnh hưởng của sự hữu hiệu của KSNB đối với sai sót, gian lận, chất lượng báo cáo tài chính, quản trị rủi ro, quản trị công ty và chi phí sử dụng vốn. Đặc biệt, mảng nghiên cứu kết hợp giữa lãnh đạo với KSNB là một nhánh nghiên cứu thú vị, thu hút sự chú ý của các học giả thuộc lĩnh vực kế toán và quản trị kinh doanh (ví dụ: Abdo và Feghali, 2017; Shen và cộng sự, 2021, Zhang và cộng sự, 2020). Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ kiểm tra tác động trực tiếp của một số đặc điểm của hội đồng quản trị, CEO và lãnh đạo đến hiệu quả, chất lượng và mức độ công bố thông tin về KSNB. Những nghiên cứu trên vẫn chưa làm rõ tác động điều tiết của chất lượng lãnh đạo đối với vai trò tiều tiết của sự nhất quán của lãnh đạo trong mối quan hệ giữa cấu trúc KSNB và sự hữu hiệu của KSNB gắn liền với KQHĐKD của các doanh nghiệp. Trên những cơ sở đó, luận án này đã khám phá và kiểm định tác động của cấu trúc KSNB đến KQHĐKD thông qua vai trò trung gian của sự hữu hiệu của KSNB. Đồng thời, luận án cũng khám phá và kiểm định vai trò điều tiết của sự nhất quán của lãnh đạo trong mối quan hệ giữa cấu trúc KSNB và sự hữu hiệu của KSNB cũng như tác động điều tiết của chất lượng lãnh đạo đối với vai trò điều tiết trên ở các doanh nghiệp tại Việt Nam. 1.5. Đóng góp của nghiên cứu Luận án có ba đóng góp chính cho hệ thống cơ sở lý luận kết hợp giữa lãnh đạo và KSNB cũng như cho thực tiễn doanh nghiệp như sau. Thứ nhất, luận án đã tham gia vào một xu hướng nghiên cứu về vai trò quan trọng của KSNB cũng như sự cần thiết phải chú trọng đến KSNB để doanh nghiệp có thể đạt một KQHĐKD khả quan hơn (Chang và cộng sự, 2020). Cụ thể, luận án đã làm rõ cách thức cấu trúc KSNB tác động tích cực đến KQHĐKD thông qua vai trò trung gian của sự hữu hiệu của KSNB. Nghĩa là, khi cấu trúc KSNB được tổ chức với đầy đủ các thành phần thì doanh nghiệp sẽ có cơ hội đạt được KQHĐKD khả quan thông qua tăng cường sự hữu hiệu của KSNB. Thứ hai, luận án đã đưa ra phát hiện mới khi đã chứng minh thành công vai trò điều tiết của sự nhất quán của lãnh đạo đối với tác động của cấu trúc KSNB đến sự hữu hiệu của KSNB và tác động điều tiết của chất lượng lãnh đạo đối với vai trò điều tiết trên. Cuối cùng, luận án cũng thể hiện đóng góp mới vào hệ thống cơ sở lý luận về KSNB khi lần đầu tiên vận dụng lý thuyết nhất quán về nhận thức vào một nghiên cứu cụ thể trong lĩnh vực kế toán để giải thích cho sự cộng hưởng tích cực giữa lãnh đạo và KSNB. Điều này là vì từ trước đến nay, lý thuyết nhất quán về nhận thức thường được sử dụng trong các nghiên cứu về nhận thức xã hội, tâm lý học hành vi hoặc giải thích quá trình điều phối các mối quan hệ trong một tổ chức (Gawronski và Strack, 2012). Kết luận Chương 1
- 10 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết 2.1.1. Tổng quan về lãnh đạo 2.1.1.1. Khái quát về nhà lãnh đạo Các nhà nghiên cứu gạo cội trong lĩnh vực lãnh đạo đã định nghĩa lãnh đạo là nhà điều hành tối cao và có ý nghĩa to lớn đối với các hoạt động của doanh nghiệp (Dasborough và Ashkanasy, 2002); là người có ảnh hưởng đáng kể đối với cấp dưới cũng như các cá nhân có liên quan (Bass, 1985); là người biết cách tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi nhân viên và cả tập thể cùng nhau nỗ lực nhằm hoàn thành các mục tiêu chung (Yukl, 2012). Lãnh đạo tác động đến cấp dưới và các cá nhân có liên quan nhằm hiện thực hóa tầm nhìn của mình về những gì có thể đạt được (Bass, 1985) thông qua ý thức chung về mục đích hoặc sứ mệnh (Bass và Avolio, 1997). Như vậy, trong hầu hết các tình huống, nhà lãnh đạo luôn phải đặt trọng trách dẫn dắt lên hàng đầu và họ phải là người tuyên truyền về ý thức của tập thể đối với mục tiêu chung của doanh nghiệp. Nếu thực hiện tốt trọng trách này, nhà lãnh đạo có thể tập hợp được sự ủng hộ của nhân viên trong việc hoàn thành sứ mệnh của chính mình cũng như sứ mệnh của doanh nghiệp. Bass và cộng sự (1987) ngụ ý rằng lãnh đạo không chỉ là người có phẩm chất đáp ứng được yêu cầu về vai trò dẫn dắt mà còn là người có ảnh hưởng sâu sắc đến nhân viên dưới quyền thông qua sự nhất quán trong lời nói và hành động. Những động thái thể hiện sự nhất quán của lãnh đạo cấp cao sẽ là tấm gương cho những lãnh đạo khác noi theo khi giao tiếp với nhân viên cấp dưới (Bass và cộng sự, 1987). Điểm tiêu biểu này của nhà lãnh đạo sẽ góp phần tạo nên nét đẹp trong ứng xử cũng như làm cho văn hoá của doanh nghiệp trở nên phong phú hơn. 2.1.1.2. Khung mẫu về lãnh đạo (a framework for understanding leadership) Trong cơ sở lý luận tồn tại rất nhiều nghiên cứu về khung mẫu về lãnh đạo (ví dụ: Barrow, 1977; Meyer và Meijers, 2017; Watkins, 2015), mỗi khung mẫu đều có giá trị riêng biệt và phù hợp với những hoàn cảnh khác nhau (DuBrin, 2015). Khi đưa ra khung mẫu để hiểu về lãnh đạo, Robbins (1997, 2002) đã đúc kết rằng hiệu quả lãnh đạo phụ thuộc vào bốn nhóm yếu tố và chúng bổ trợ lẫn nhau, đó là: (1) đặc điểm và đặc trưng của nhà lãnh đạo; (2) hành vi và phong cách của nhà lãnh đạo; (3) đặc điểm của thành viên trong nhóm; (4) môi trường bên trong và bên ngoài. Theo Robbins (1997, 2002), đặc điểm và đặc trưng của nhà lãnh đạo bao gồm các đặc điểm bên trong của bản thân họ: chất lượng, sự tự tin, khả năng giải quyết vấn đề, ý thức về mục tiêu và tương lai của doanh nghiệp. Kế tiếp, hành vi và phong cách của nhà lãnh đạo được cấu thành thông qua những hoạt động mà họ tham gia, có thể kể đến như: sự mẫu mực, nhất quán, tôn trọng sự thật. Bên cạnh đó, đặc điểm của thành viên trong nhóm (thông minh, có động lực tốt) sẽ giúp lãnh đạo hoàn thành xuất sắc công việc. Cuối cùng, môi trường bên trong và bên ngoài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả lãnh đạo. Trong cơ sở lý luận, sự nhất quán của lãnh đạo được xem là “chìa khoá” để dẫn đến thành công và khi lãnh đạo không nhất quán giữa lời nói với hành động thì sự tán thành cũng như ủng hộ của người đi theo sẽ sụt giảm đáng kể (Sorek và cộng sự, 2018). Tuy nhiên, chất lượng lãnh đạo là yếu tố quyết định việc họ đạt được kết quả tốt nhất trong hoạt động quản lý (DuBrin, 2015; Sorek và cộng sự, 2018).
- 11 Hình 2.1. Khung mẫu về lãnh đạo theo Robbins (1997, 2002) 2.1.1.3. Sự nhất quán của lãnh đạo (leadership consistency) Nhất quán được khái quát là sự thống nhất từ đầu đến cuối, trước và sau không hàm chứa sự mâu thuẫn hoặc trái ngược với nhau. Sự nhất quán của lãnh đạo là xu hướng duy trì sự thống nhất về lời nói và hành động của lãnh đạo trong nhiều bối cảnh và thời điểm khác nhau ở cả quá khứ cho đến tương lai (Leventhal, 1980). Sự nhất quán của lãnh đạo nghĩa là nhà lãnh đạo luôn giữ ý chí kiên định về những gì họ đã truyền đạt, duy trì sự thống nhất giữa phát ngôn với hành động để có thể làm gương cho nhân viên cũng như đảm bảo cho đơn vị hoàn thành các mục tiêu đã thiết lập. Lãnh đạo nhất quán cao trong phát ngôn và hành động sẽ nhận được sự tin tưởng và tín nhiệm của các cộng sự (Zhu và cộng sự, 2004). Trong nhiều trường hợp, sự nhất quán của lãnh đạo có khuynh khướng sẽ đem lại những kết quả tốt hơn so với sự thiếu nhất quán nên thành quả quản lý của những lãnh đạo nhất quán sẽ cao hơn lãnh đạo thiếu nhất quán (Li và Wang, 2015). 2.1.1.4. Chất lượng lãnh đạo (leadership quality) Chất lượng lãnh đạo được biểu hiện bởi những thuộc tính vượt trội và xuất sắc trong tính cách, động cơ, giá trị và kỹ năng của lãnh đạo (Stogdill, 1948, 1974). Nghĩa là, lãnh đạo với phẩm chất tốt, giá trị cao sẽ có ảnh hưởng tích cực đến cấp dưới, đem lại cho cấp dưới sự tin tưởng vào tầm nhìn của lãnh đạo cũng như tương lai tươi sáng của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, động thái đề cao tầm quan trọng của ý thức tập thể cũng thể hiện cho quyết tâm của lãnh đạo trong việc đạt được mục tiêu chung. Kỹ năng của lãnh đạo được thể hiện bởi năng lực định hướng, khả năng dẫn dắt, ý chí đương đầu hoặc chấp nhận rủi ro và dám đổi mới cũng như tuyên truyền về đổi mới nhằm đem lại những thuận lợi trong hoạt động của doanh nghiệp. Các nghiên cứu trước đã khẳng định những yếu tố thuộc về chất lượng lãnh đạo là cơ sở để hướng nhân viên đến nền tảng đạo đức cao hơn và cải thiện hiệu suất của doanh nghiệp (ví dụ: Plinio, 2009; Trevino và cộng sự, 2000). 2.1.2. Tổng quan về KSNB 2.1.2.1. Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của KSNB Vào những năm đầu của thế kỷ XX, khi mối liên hệ giữa kiểm toán và hành vi gian lận bắt đầu nhận được sự quan tâm hàng đầu của giới chuyên môn (Sikka và cộng sự, 1998), Robert Montgomery là người tiên phong khuyến nghị các kiểm toán viên phải gia tăng sự chú ý đến KSNB. Montgomery (1905) đã nêu rõ các yêu cầu mà kiểm toán viên độc lập cần thử nghiệm về hệ thống KSNB của khách hàng vì kết quả đánh giá về những rủi ro tiềm ẩn trong hệ thống KSNB của khách hàng chính là cơ sở cho việc xác định nội dung và phạm vi của các thủ tục kiểm toán tiếp theo. Từ đó, khuyến nghị của Montgomery đã trở thành tiền đề cho sự hình thành các khái niệm về KSNB. Năm 1929, dựa trên công bố của Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ (Federal Reserve System – FED), thuật ngữ KSNB chính thức được biết đến rộng rãi và trở thành công cụ hữu ích đối với kiểm toán viên trong giai đoạn lấy mẫu thử nghiệm của hoạt động kiểm toán.
- 12 Năm 1936, AICPA đã nhận định rằng KSNB là các biện pháp và cách thức được chấp nhận và thực hiện trong một doanh nghiệp nhằm bảo vệ tiền và tài sản cũng như kiểm tra tính chính xác về sổ sách kế toán. Năm 1949, AICPA đã ban hành: định nghĩa đầu tiên về KSNB, các yếu tố cấu thành KSNB, chuẩn mực kiểm toán nội bộ gắn liền với những khía cạnh khác nhau của KSNB. AICPA cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của KSNB đối với hoạt động quản trị doanh nghiệp và kiểm toán viên độc lập trong thực tiễn hiện hành. Năm 1958 đến năm 1962 là giai đoạn có nhiều sự thay đổi về phạm vi của KSNB. Năm 1958, định nghĩa về KSNB đã được thu hẹp và chia thành hai thành phần: kiểm soát kế toán và kiểm soát hành chính. Năm 1972, CAP nhanh chóng ban hành tài liệu “Tìm hiểu và đánh giá về kiểm soát nội bộ”. Năm 1979, Ủy ban giao dịch và chứng khoán Hoa Kỳ (Securities and Exchange Commission – SEC) đã ban hành yêu cầu về việc bắt buộc các công ty niêm yết tại Hoa Kỳ phải báo cáo về các hoạt động KSNB trong công tác kế toán của mình. Năm 1985, Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về chống gian lận trên báo cáo tài chính (The Nation Commission on Fraudulent Financial Reporting hay còn được biết đến với tên gọi là Treadway Commmission) đã chính thức thành lập Ủy ban COSO (The Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission). Vào năm 1992, COSO ban hành báo cáo đầu tiên về KSNB (1992 COSO framework). So với khoảng thời gian trước đó, báo cáo COSO năm 1992 chính là tài liệu đầu tiên trên thế giới đã nghiên cứu và định nghĩa một cách gần như đầy đủ và có hệ thống nhất về KSNB (Lawson và cộng sự, 2017). Giai đoạn từ năm 1995 đến 1998, KSNB đã có bước chuyển mình phát triển theo hướng tập trung vào kiểm toán độc lập, công nghệ thông tin (kiểm soát gắn với môi trường tin học – tiêu chuẩn COBIT) và chuyên sâu theo từng ngành nghề (Basel, báo cáo giám sát ngân hàng,…). Vào năm 2001, KSNB phát triển theo hướng chú trọng về kiểm toán nội bộ và quản trị rủi ro. Năm 2004, COSO chính thức ban hành “Khuôn khổ quản trị rủi ro doanh nghiệp” (COSO Enterprise Risk management – COSO ERM). Đến năm 2008, COSO đã ban hành “Hướng dẫn về giám sát hệ thống KSNB”. Những năm sau đó, sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế đã làm cho COSO năm 1992 không đủ để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong công tác KSNB. Do đó vào năm 2013, COSO đã ban hành phiên bản mới thay thế cho COSO năm 1992. Báo cáo COSO (2013) đã kế thừa đầy đủ phiên bản năm 1992 và bổ sung những hướng dẫn mới cho các đơn vị trong thiết kế và phát triển hệ thống KSNB (Lawson và cộng sự, 2017), từ đó các đơn vị có thể kịp thời tổ chức các hoạt động kiểm soát phù hợp với sự thay đổi không ngừng của môi trường kinh doanh. Năm 2016, COSO giới thiệu bộ nguyên tắc (principles) về quản trị rủi ro và biện pháp để giảm thiểu gian lận, từ đó giúp các đơn vị cải thiện hiệu quả hoạt động cũng như tăng cường sự giám sát. Năm 2017, đứng trước nhu cầu ngày càng tăng cao của các tổ chức về quản trị rủi ro, COSO đã ban hành phiên bản mới (2017 COSO framework – Guidance on Enterprise Risk Management) về cách thức các đơn vị tiếp cận quản trị rủi ro nhằm thích ứng hiệu quả với môi trường kinh doanh biến đổi không ngừng. COSO (2017) đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản trị rủi ro trong quá trình xây dựng chiến lược và gia tăng hiệu suất. 2.1.2.2. Khái niệm KSNB Khái niệm KSNB đầu tiên trên thế giới đã được FED công bố chính thức vào năm 1929. Theo FED, KSNB là một trong những công cụ quản lý được sử dụng để bảo vệ tiền và các tài sản khác của doanh nghiệp (Gupta và cộng sự, 2013; Hay, 1993). Với thực trạng nền kinh tế ở thời điểm này, khái niệm theo FED nhìn chung là đáp ứng được các yêu cầu cơ bản cho công tác quản lý xét trên phương diện bảo vệ doanh nghiệp trước các nguy cơ bị hao tổn về tài sản và nguồn lực. Vào giai đoạn này, KSNB đã thu hút được khá nhiều sự chú ý của cộng đồng học thuật và doanh nghiệp khi lợi ích thiết thực của KSNB được thể hiện qua việc thúc đẩy tính hiệu quả của các hoạt động trong doanh nghiệp (Hay, 1993).
- 13 Khuôn mẫu COSO (2013) đã khái quát KSNB là một quá trình, chịu ảnh hưởng bởi hội đồng quản trị, người quản lý và nhân viên của đơn vị, được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu về hoạt động, báo cáo tài chính và tuân thủ. Dựa trên khái niệm của COSO (2013), KSNB không chỉ là những quy định, chính sách hay thủ tục do bộ phận KSNB đặt ra dựa trên các mục tiêu đã thiết lập của doanh nghiệp mà còn là một quá trình có tính chặt chẽ, xuyên suốt trong tiến trình hoạt động của doanh nghiệp. Quá trình này đòi hỏi sự phối hợp và gắn kết từ các cấp lãnh đạo đến toàn thể nhân viên của doanh nghiệp. Theo kỳ vọng, sự phối hợp và gắn kết này sẽ đem đến hiệu quả tốt hơn trong hoạt động; sự rõ ràng, minh bạch, đầy đủ và chính xác của báo cáo tài chính; sự nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của nội bộ doanh nghiệp và các quy định của pháp luật. Theo Điều 4, khoản c, Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) số 315, KSNB là một quy trình được sử dụng trong công tác quản lý nội bộ do Ban quản trị, Giám đốc và những thành viên khác trong đơn vị cùng nhau xây dựng, thực thi và duy trì xuyên suốt trong tiến trình hoạt động của doanh nghiệp. Quy trình này được thiết kế nhằm đưa đến một sự đảm bảo hợp lý về khả năng của đơn vị trong việc đạt được mục tiêu về đảm bảo hiệu suất, hiệu quả của các hoạt động, đảm bảo tính tin cậy của báo cáo, tuân thủ các quy định của pháp luật cũng như những quy định khác. Đối chiếu với khái niệm KSNB theo COSO (2013), VSA 315 chính là bản kế thừa với sự trình bày rõ ràng và đầy đủ về đặc điểm cũng như các mục tiêu của KSNB. Thực tế này cho thấy, khái niệm KSNB theo VSA 315 là phù hợp với tính chất và hoàn cảnh của các doanh nghiệp tại Việt Nam ở hiện tại. 2.1.2.3. Mục tiêu của KSNB Theo COSO (2013), KSNB được thiết lập và vận hành nhằm hướng đến ba mục tiêu: hoạt động, báo cáo tài chính và tuân thủ. Cụ thể, mục tiêu báo cáo: KSNB phải giúp nâng cao sự trung thực và đáng tin cậy của những báo cáo được cung cấp cho các đối tượng có nhu cầu bao gồm cả các đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Báo cáo bao gồm cả báo cáo tài chính và các báo cáo khác. Mục tiêu hoạt động: KSNB giúp hoạt động của đơn vị hữu hiệu và hiệu quả, cụ thể như bảo vệ tài sản của đơn vị, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, bảo mật thông tin, nâng cao uy tín, mở rộng thị phần, thực hiện hiệu quả các chiến lược kinh doanh,... Mục tiêu tuân thủ: KSNB hướng các nhân viên trong doanh nghiệp nêu cao ý thức tuân thủ đối với luật pháp cũng như các quy định nội bộ trong đơn vị. 2.1.2.4. Cấu trúc KSNB Cấu trúc KSNB bao gồm năm thành phần: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát (COSO, 2013). Từng doanh nghiệp sẽ đưa ra những định hướng về thiết kế và vận hành KSNB theo những cách thức riêng bởi vì điều kiện và nguồn lực của các doanh nghiệp là không giống nhau. Tuy vậy, trong bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào, cấu trúc KSNB cũng thường bao gồm năm thành phần cơ bản như COSO (2013) đã đề cập. Những thành phần này là không thể tách rời và có quan hệ mật thiết với nhau, cùng nhau thực thi nhiệm vụ và cùng tác động đến các mục tiêu của KSNB. Cụ thể: Môi trường kiểm soát: được xem là nền tảng cơ bản của hệ thống KSNB với tập hợp các quy trình, tiêu chuẩn và cấu trúc về thực hiện KSNB. Đánh giá rủi ro: các tổ chức đều có nguy cơ phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn đến từ môi trường kinh doanh cũng như nội bộ doanh nghiệp. Hoạt động kiểm soát: là các hành động cần thiết được thực thi để giảm thiểu rủi ro hoàn thành mục tiêu của đơn vị. Thông tin và truyền thông: thông tin và truyền thông giữ một vai trò rất quan trọng trong các hoạt động KSNB.
- 14 Giám sát: là quá trình mà nhà quản lý đơn vị theo dõi và đánh giá chất lượng của hệ thống KSNB theo thời gian. 2.1.2.5. Sự hữu hiệu của KSNB Mức độ mà KSNB hoạt động một cách tích cực và năng suất được hiểu là sự hữu hiệu của KSNB (Länsiluoto và cộng sự, 2016). Đồng thời, KSNB là hữu hiệu khi hoàn thành các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đặt ra, bao gồm: hoạt động hiệu quả, báo cáo tài chính trung thực và hợp lý, tuân thủ luật định (Agbejule và Jokipii, 2009). 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh Mia và Clarke (1999) khái quát rằng KQHĐKD là mức độ thành công của một doanh nghiệp trong việc đạt được các mục tiêu đã thiết lập. Trên một lập trường khác, KQHĐKD của doanh nghiệp được định nghĩa là mức độ một doanh nghiệp hoàn thành các mục tiêu tài chính và mục tiêu cạnh tranh so với những đối thủ cạnh tranh chính của mình (Yamin và cộng sự, 1999). Trong luận án, KQHĐKD được xem xét theo một góc nhìn rộng hơn, đó là kết quả mà doanh nghiệp đạt được từ hoạt động kinh doanh xét trên cả hai phương diện: tài chính và phi tài chính (ví dụ: Morgan và Piercy, 1998; Fornell, 1992). Phương diện tài chính được thể hiện thông qua những biểu hiện bằng tiền gắn với các chỉ số tài chính và mang tính ngắn hạn, ví dụ như: doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS), lợi nhuận, lợi nhuận trên tài sản (ROA), lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI),... Phương diện phi tài chính thể hiện thông qua những yếu tố không thể quy thành tiền và mang tính dài hạn, ví dụ: khả năng giữ chân khách hàng, sự gia tăng số lượng khách hàng mới, thị phần,… KQHĐKD được đo lường trên cả hai phương diện như vừa nêu sẽ giúp chúng ta có thể đánh giá một cách toàn diện hơn về các hoạt động của doanh nghiệp. 2.2. Lý thuyết nền 2.2.1. Quan điểm cơ sở nguồn lực (resources – based view) Vào những năm từ 1980 đến 1990, quan điểm cơ sở nguồn lực đã bước đầu hình thành và phát triển thành một trong những khung lý thuyết quan trọng trong các nghiên cứu về quản trị chiến lược (Barney và cộng sự, 2001). Quan điểm cơ sở nguồn lực chính thức được giới thiệu bởi Wernerfelt (1984) thông qua quá trình tổng hợp và phân tích mối liên hệ giữa lợi nhuận và các nguồn lực nội bộ của doanh nghiệp. Wernerfelt (1984) đã chỉ ra ưu điểm ban đầu của các nguồn lực là có thể giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Kế đến, Barney (1991) đã kế thừa và phát triển quan điểm này bằng cách khẳng định rằng tính chất khác biệt về những nguồn lực cốt lõi thuộc sở hữu của các doanh nghiệp sẽ dẫn đến sự không tương đồng giữa các doanh nghiệp về KQHĐKD. 2.2.2. Lý thuyết nhất quán về nhận thức (cognitive consistency theory) Lý thuyết nhất quán về nhận thức được các nhà tâm lý học bắt đầu quan tâm từ thập niên 20 của thế kỷ XX và được phát triển mạnh mẽ ở những năm từ 1940 đến 1960 (Simon và cộng sự, 2004). Lý thuyết nhất quán về nhận thức có nguồn gốc chủ yếu từ lý thuyết cân bằng của Heider (1958) và sau đó được nhiều nhà nghiên cứu tiếp tục phát triển (ví dụ: Abelson, 1983; Abelson và cộng sự, 1968; Feldman, 2013; Gawronski và Strack, 2012; Kruglanski và cộng sự, 2018; Read và Simon, 2012). Đây là một trong những lý thuyết được sử dụng phổ biến để giải thích quá trình điều phối những mối quan hệ giữa các thành viên trong một tổ chức. Trong thời kỳ then chốt của sự phát triển của tâm lý học xã hội, lý thuyết nhất quán về nhận thức đã đưa đến sự tiến bộ đáng kể trong sự hiểu biết của mọi người về nội dung cốt yếu cũng như các quá trình dựa trên sự nhất quán trong nhận thức của con người (Read và Simon, 2012).
- 15 2.2.3. Lý thuyết kỳ vọng (expectancy theory) Vào năm 1964, lý thuyết kỳ vọng được lần đầu tiên giới thiệu bởi Vroom, trong những khoảng thời gian sau đó, lý thuyết này đã được kế thừa và phát triển bởi một số nhà nghiên cứu khác (ví dụ: Hackman và Porter, 1968; Lawler, 1968; Vroom và cộng sự, 2005). Theo Vroom và cộng sự (2005), động cơ và hành động của con người gắn với công việc không nhất thiết phải được chi phối bởi những việc xảy ra ở hiện tại mà còn được quyết định bởi nhận thức của chính họ về những kỳ vọng trong tương lai. Nói chính xác hơn, mỗi cá nhân sẽ hành động theo những cách thức nhất định dựa trên sự mong đợi của bản thân về một kết quả nào đó hoặc sự hấp dẫn của kết quả đó đối với họ. 2.3. Phát triển giả thuyết nghiên cứu 2.3.1. Vai trò trung gian của sự hữu hiệu của KSNB H1: Cấu trúc KSNB tác động dương đến sự hữu hiệu của KSNB. H2: Sự hữu hiệu của KSNB tác động dương đến KQHĐKD của doanh nghiệp. H3: Sự hữu hiệu của KSNB đóng vai trò trung gian cho mối quan hệ giữa cấu trúc KSNB và KQHĐKD của doanh nghiệp. 2.3.2. Vai trò điều tiết của sự nhất quán của lãnh đạo H4: Sự nhất quán của lãnh đạo tác động điều tiết dương cho mối quan hệ giữa cấu trúc KSNB và sự hữu hiệu của KSNB (nghĩa là sự nhất quán của lãnh đạo càng tăng thì tác động của cấu trúc KSNB đến sự hữu hiệu của KSNB càng lớn). 2.3.3. Vai trò điều tiết của chất lượng lãnh đạo H5: Chất lượng lãnh đạo tác động điều tiết dương cho tác động điều tiết của sự nhất quán của lãnh đạo đến mối quan hệ giữa cấu trúc KSNB và sự hữu hiệu của KSNB (nghĩa là khi chất lượng lãnh đạo càng cao, tác động điều tiết của sự nhất quán của lãnh đạo đến mối quan hệ giữa cấu trúc KSNB và sự hữu hiệu của KSNB càng lớn). 2.4. Mô hình nghiên cứu Kết luận Chương 2
- 16 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Biện luận phương pháp nghiên cứu sử dụng Mục tiêu của luận án là khám phá mối quan hệ giữa lãnh đạo, KSNB và KQHĐKD trong thực tiễn doanh nghiệp tại Việt Nam. Bên cạnh đó, luận án cũng nhằm xây dựng và kiểm định mô hình điều tiết – trung gian thể hiện tác động của cấu trúc KSNB đến KQHĐKD thông qua vai trò trung gian của sự hữu hiệu của KSNB. Mô hình cũng thể hiện tác động điều tiết của chất lượng lãnh đạo đối với vai trò điều tiết của sự nhất quán của lãnh đạo trong mối quan hệ giữa cấu trúc KSNB và sự hữu hiệu của KSNB. Tại Việt Nam, những mối quan hệ trên là chưa được tìm hiểu cho nên tác giả sử dụng phương pháp hỗn hợp gắn kết (embedded mixed method) để giải quyết vấn đề còn hạn chế này. Trong luận án, nghiên cứu định tính được sử dụng để khám phá mối quan hệ giữa lãnh đạo, KSNB và KQHĐKD của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Ở giai đoạn định tính, thông qua phương pháp lý thuyết cơ sở (grounded theory), tác giả tiến hành phỏng vấn chuyên sâu và phân tích ý kiến các nhà quản lý nhằm khám phá các mối quan hệ nêu trên cũng như đánh giá về mức độ phù hợp của mô hình trong điều kiện thực tiễn ở Việt Nam. Mô hình và các giả thuyết (xây dựng từ các biện luận của tác giả dựa trên cơ sở lý thuyết) sau khi được kiểm tra về mức độ phù hợp trong điều kiện Việt Nam ở giai đoạn định tính đã được kiểm định ở giai đoạn định lượng tiếp theo. Trong giai đoạn định lượng, kết quả phân tích dữ liệu khảo sát nhằm chứng minh cho sự phù hợp của mô hình với dữ liệu thu thập cũng như thể hiện sự chấp nhận của nghiên cứu đối với các giả thuyết đã đề xuất. 3.2. Quy trình nghiên cứu tổng quát Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp gắn kết định tính trong định lượng được tiến hành theo theo bốn bước như sau: Bước 1: Tổng hợp nghiên cứu trước và đề xuất mô hình nghiên cứu. Bước 2: Thu thập dữ liệu và thực hiện nghiên cứu định tính. Bước 3: Thu thập dữ liệu và thực hiện nghiên cứu định lượng. Bước 4: Bàn luận kết quả nghiên cứu, đưa ra kết luận và hàm ý. Quy trình nghiên cứu được tóm tắt tại Hình 3.1 như sau: 3.3. Nghiên cứu định tính Giai đoạn nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua phỏng vấn chuyên sâu các nhà quản lý ở các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau nhằm khám phá mối quan hệ giữa lãnh đạo, KSNB và KQHĐKD của doanh nghiệp. Nghiên cứu định tính cũng được triển khai nhằm đánh giá sơ bộ về mức độ phù hợp của mô hình và giả thuyết nghiên cứu trong thực tiễn các doanh nghiệp có vận hành KSNB tại Việt Nam.
- 17 3.3.1. Quy trình nghiên cứu định tính 3.3.2. Phương pháp lý thuyết cơ sở (grounded theory) 3.3.3. Chọn mẫu nhà quản lý để thực hiện phỏng vấn 3.3.4. Công cụ và kỹ thuật thu thập dữ liệu 3.3.4.1. Công cụ thu thập dữ liệu 3.3.4.2. Kỹ thuật thu thập dữ liệu 3.3.5. Tiến hành thu thập dữ liệu 3.3.6. Quá trình phân tích dữ liệu 3.4. Nghiên cứu định lượng Giai đoạn định lượng bao gồm kiểm định mô hình và các giả thuyết thông qua thu thập và phân tích dữ liệu khảo sát được đại diện bởi các nhà quản lý cấp trung của các doanh nghiệp có vận hành KSNB thuộc lãnh thổ Việt Nam. Tác giả đã kế thừa các thang đo đã được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu trước để xây dựng bảng câu hỏi khảo sát của giai đoạn định lượng. Đồng thời, giai đoạn định lượng cũng trình bày cách thức thu thập dữ liệu nhằm phục vụ và đáp ứng yêu cầu của mục tiêu nghiên cứu cũng như đưa ra phương pháp chọn mẫu phù hợp để có thể đại diện cho tổng thể, từ đó làm tăng độ tin cậy của nghiên cứu. Phần này cũng trình bày các kỹ thuật và quá trình phân tích dữ liệu đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về mặt thống kê. 3.4.1. Quy trình nghiên cứu định lượng 3.4.2. Phương pháp khảo sát (survey method) 3.4.3. Thang đo Thang đo của các biến chính trong mô hình được kế thừa từ những nghiên cứu trước. Những thang đo này đã có hiệu lực, được kiểm chứng cũng như sử dụng rộng rãi trong học thuật và có thể vận dụng được trong
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 305 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 288 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 181 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 266 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 222 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 175 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 198 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 148 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 135 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 170 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn