Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Vai trò hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại cổ phần đối với phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa - Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nghệ An
lượt xem 2
download
Luận án nhằm luận giải cơ sở lý luận về vai trò hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần đối với việc phát triển DNN&V; Phân tích kinh nghiệm vai trò hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần đối với việc phát triển của DNN&V trong lĩnh vực CN&XD của một số nước và một số địa phương nước ta và rút ra các bài học cho Nghệ An.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kinh tế: Vai trò hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại cổ phần đối với phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa - Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Trong những năm qua, Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNN&V) đã khẳng định vị trí và vai trò của mình trong nền kinh tế quốc dân với đặc thù năng động, linh hoạt và thích ứng với các thay đổi của thị trường. DNN&V tạo việc làm cho gần một nửa số lao động làm việc tại các doanh nghiệp. Từ đó, các doanh nghiệp này đã góp phần không nhỏ trong việc giải quyết các vấn đề xã hội và xóa đói giảm nghèo. DNN&V cũng tạo ra các mối liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp lớn để tham gia hiệu quả vào các chuỗi giá trị ngành hàng. DNN&V đang khẳng định vai trò không thể thiếu của mình trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đóng góp đáng kể vào GDP và kim ngạnh xuất khẩu chung của cả nước, cũng như của từng tỉnh trong đó có tỉnh Nghệ An. Tính đến hết năm 2016, mặc dù đang phải đối diện với những điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế, tuy nhiên các DNN&V ở tỉnh Nghệ An vẫn được duy trì được tốc độ tăng trưởng và phát triển. Theo thống kê đến thời điểm 31/12/2016 trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An có 8.406 doanh nghiệp trong đó số lượng DNN&V trên địa bàn tỉnh là 8.345 doanh nghiệp (Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng khoảng 3.195 doanh nghiệp với 1.325 doanh nghiệp công nghiệp chế biến chế tạo và 1.870 doanh nghiệp xây dựng), với tổng số vốn đăng ký trung bình của doanh nghiệp là 4,5 tỷ đồng, số lao động trên 150.000 người. Bên cạnh những kết quả đạt được của các DNN&V về tốc độ tăng trưởng, quy mô phát triển, các doanh nghiệp cũng có đóng góp to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh Nghệ An, các DNN&V nói chung và các DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng nói riêng cũng phải đối mặt với tương đối nhiều những khó khăn như khó khăn về vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, khó khăn về thị trường, khó khăn về khoa học kỹ thuật, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng...
- 2 Thêm vào đó nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nghệ An, yêu cầu phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong đó có yêu cầu phát triển các DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng... Để đạt được những yêu cầu phát triển của các DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, nhu cầu về vốn của các DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng nói riêng, các DNN&V trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung là tương đối lớn. Theo kết quả khảo sát của BSPS về dự báo nhu cầu vốn đầu tư sản xuất của khối DNN&V trên địa bàn tỉnh Nghệ An so với thực trạng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng đối với DNN&V (mới chỉ đáp ứng chưa đầy 1/3 số lượng DN hiện có) cho thấy vai trò cho vay đối với khu vực này là rất quan trọng và cấp thiết. Tính đến hết năm 2016, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có các chi nhánh của ngân hàng thương mại cổ phần không có vốn nhà nước, các chi nhánh của ngân hàng thương mại cổ phần có vốn của nhà nước,... các ngân hàng này có đóng góp tương đối lớn trong việc hỗ trợ dòng vốn vay cho các DNN&V trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên, với nhu cầu vốn vay của các doanh nghiệp là lớn, quy mô vốn vay của các ngân hàng chưa thực sự đáp ứng đầy đủ nhu cầu của các doanh nghiệp, đặc biệt với các DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Vai trò hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần đối với phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa không chỉ nhận được sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách mà còn nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các nghiên cứu được thực hiện khai thác những khía cạnh, những mảng vấn đề khác nhau của hoạt động cho vay, của sự phát triển DNN&V, một số nghiên cứu điển hình như: Kazuo Ogawa và cộng sự (2011), Võ Đức Toàn (2012), Nguyễn Thị Mùi (2006)… Trước thực trạng đó, tác giả lựa chọn: “Vai trò hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại cổ phần đối với phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa - Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nghệ An” làm đề tài nghiên cứu.
- 3 2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở phân tích thực trạng vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP đối với phát triển của DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng hiện nay, luận án đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP đối với việc phát triển DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2025. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận giải cơ sở lý luận về vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP đối với việc phát triển DNN&V Phân tích kinh nghiệm vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP đối với việc phát triển của DNN&V trong lĩnh vực CN&XD ở một số địa phương và rút ra các bài học cho Nghệ An Đánh giá thực trạng vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP đối với việc phát triển của DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện nay, chỉ ra những thành tựu hạn chế và nguyên nhân hạn chế. Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP đối với việc phát triển DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2025. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP đối với việc phát triển DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng 3.2. Về phạm vi nghiên cứu: Về nội dung: Vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP đối với việc phát triển DNN&V được xem xét ở các khía cạnh phát triển về quy mô và tốc độ; thay đổi cơ cấu; chất lượng và hiệu quả SXKD của DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng. Các nhân tố tác động đến vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP: thể chế chính sách, tổ chức quản lý, năng lực nội sinh của ngân hàng và năng lực nội sinh của khu vực DNN&V Phạm vi lựa chọn nghiên cứu là:
- 4 Các chi nhánh NHTMCP không có vốn nhà nước và các DNN&V hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An (Hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An có: các chi nhánh của 1 NHTM Nhà nước và 3 NHTMCP có vốn của Nhà nước chi phối; 22 chi nhánh NHTMCP không có vốn của Nhà nước). Các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực CN&XD trên địa bàn tỉnh Nghệ An, tỷ trọng các doanh nghiệp này chiếm gần 40% trong tổng số các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Nghệ An- Đây là một trong những nhóm các doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, có đóng góp tương đối lớn với phát triển kinh tế chung của tỉnh Nghệ An. Chính vì vậy, việc tác giả lựa chọn các NHTMCP không có vốn nhà nước và các DNN&V trong lĩnh vực CN&XD đáp ứng đảm bảo được tính đại diện cho đối tượng nghiên cứu. Phạm vi thời gian: Thông tin tài liệu phân tích thực trạng từ 2010-2016, khuyến nghị cho đến năm 2025 Phạm vi không gian: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nghệ An, bởi lẽ Nghệ An là tỉnh có vị trí địa ý nằm ở trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ, đây là địa phương có hội đủ các yếu tố để phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp, phát triển doanh nghiệp từ hệ thống giao thông, là cửa ngõ thông thương của hai miền Bắc Nam. Thêm vào đó, với chủ trương chung của cả tỉnh Nghệ An trong việc thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp và phát triển du lịch đã và đang tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghiệp và xây dựng trên địa bàn có điều kiện phát triển. Đồng thời, quy mô tăng trưởng và phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Nghệ An, hệ thống chi nhánh của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh Nghệ An là rất lớn. Chính vì vậy, việc tác giả lựa chọn nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nghệ An đáp ứng yêu cầu và đảm bảo khả năng suy rộng cho các địa phương khác trên cả nước. 4. Kết cấu luận án Cùng với phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, các bảng phụ lục, luận án gồm 4 chương Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
- 5 Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP đối với việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa Chương 3: Thực trạng về vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP đối với việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An Chương 4: Phương hướng và giải pháp nâng cao vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP đối với việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An những năm tới CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan nghiên cứu Doanh nghiệp nhỏ và vừa, phát triển của các DNN&V là những vấn đề mà đã nhận được sự quan tâm rất lớn không chỉ của các nhà nghiên cứu trên thế giới mà còn nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong nước cũng như các nhà hoạch định chính sách. Các nghiên cứu đã đề cập đến các khía cạnh khác nhau của vấn đề này dưới những cách tiếp cận khác nhau, điều này có thể thấy vị trí quan trọng của nghiên cứu này trong thực tiễn cũng như trong lý luận. Cụ thể cho nghiên cứu về vấn đề này: “Bản chất của công ty” của Ronald Harry Coase (1937), tác giả đã trình bày những lý thuyết để chứng minh sự tồn tại khách quan của khu vực DNN&V trong mỗi nền kinh tế như lý thuyết về tính kinh tế của quy mô, hay một lý thuyết khác cũng đã được đề cập đến để cùng luận giải cho sự tất yếu của phát triển DNN&V là lý thuyết về tổ chức sản xuất công nghiệp đã được thể hiện trong nghiên cứu: “yếu tố quyết định quy mô của một công ty” của tác giả Krishana B. Kumar và cộng sự (1999), hay đó là lý thuyết liên quan đến chi phí giao dịch trong tác phẩm của Oliver và cộng sự (1995). Có rất nhiều các yếu tố khác nhau tác động đến việc phát triển của các DNN&V, một trong những yếu tố được nhắc đến khi nghiên cứu đến sự phát triển của loại hình doanh nghiệp này chính là tác động của nguồn tín dụng của các tổ chức tín dụng, các ngân hàng. Các nghiên cứu được thực hiện khai thác những khía cạnh, những mảng vấn đề khác nhau của tín dụng, của sự phát triển DNN&V, về các doanh nghiệp… Cụ thể:
- 6 1.1.1. Tổng quan một số nghiên cứu về vai trò hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần đối với việc phát triển DNN&V Thực tế cho thấy, đối tượng hướng đến của các ngân hàng thương mại nói chung và các ngân hàng thương mại cổ phần nói riêng, một bộ phận khách hàng quan trọng là các DNN&V, và các khoản vay tín dụng của các ngân hàng cho loại hình DNN&V này có vai trò vô cùng quan trọng với sự phát triển của các doanh nghiệp này. Trong nghiên cứu của Sophie Brana và cộng sự (1999), cho thấy: Với việc sử dụng dữ liệu từ điều tra 420 DNN&V đang hoạt động tại Nga, thêm vào đó là những dữ liệu thứ cấp trong cuộc điều tra thường niên của thời báo Kinh tế Nga (REB) thực hiện, dữ liệu thu được là thực trạng hoạt động của các DNN&V của Nga, quy mô và tình hình hoat động của các doanh nghiệp này, lợi nhuận thực tế của các doanh nghiệp. Kết quả quá trình phân tích dữ liệu cho thấy: kết quả nghiên cứu trái với dự đoán ban đầu của nhóm tác giả,với kỹ thuật phân tích nhân tố và hồi quy sử dụng mô hình Probit thứ bậc để kiểm định mối quan hệ giữa các nhân tố khác nhau: kết quả chỉ ra rằng: phần lớn nhu cầu tín dụng chủ yếu xuất phát các doanh nghiệp yếu kém hoặc đang trong tình trạng nợ nần và các khoản tín dụng của các ngân hàng phần lớn phân bổ cho các doanh nghiệp gặp khó khăn về vấn đề tài chính hoặc có tình hình tài chính yếu kém. Phương pháp tiếp cận của nghiên cứu này khá giống với cách tiếp cận của Commander và cộng sự (1993), khi tập trung phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu dựa vào các chỉ số vật lý là chủ yếu như sự thay đổi trong sản lượng hay việc làm là thang đo cho đầu ra là sự phát triển của các DNN&V, có mối liên hệ tương quan với các chỉ số tài chính như tình hình lợi nhuận, các nguồn lực tài chính của doanh nghiệp. Nghiên cứu của các nhóm tác giả cũng xem xét mối quan hệ giữa sự phát triển của doanh nghiệp với khoản cho vay của các ngân hàng, bởi vì sự phát triển của các doanh nghiệp hay bản thân chiến lược phát triển của các ngân hàng phụ thuộc khá lớn vào cách thức sử dụng của các khoản tín dụng này với cả hai nhóm đối tượng. Đồng thời, trong nghiên cứu nhóm tác giả cũng xây dựng mô hình dự đoán nhu cầu vốn tín dụng của các DNN&V cho sự phát triển của doanh nghiệp này khi đối mặt với các khó khăn hay cú sốc của thị trường, hay đối mặt với những kế hoạch, dự án hoạt động của doanh nghiệp.
- 7 Cùng với đó, Jaffe (1971), Ramey (1992) và Nilsen (2002) thu được bằng chứng tương tự hỗ trợ quan điểm tái phân phối từ chuỗi dữ liệu thời gian. Và những thuận lợi, khó khăn của các DNN&V nói riêng và các doanh nghiệp nói chung khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng. Petersen và Rajan(1997) đã tiến hành nghiên cứu đầu tiên về vai trò tái phân phối của tín dụng, dựa trên dữ liệu khảo sát các doanh nghiệp của Mỹ. Dựa trên khảo sát quốc gia về các tài chính doanh nghiệp nhỏ (NSSBF), họ thấy rằng tiếp cận của một công ty với nguồn tài chính bên ngoà icó một tác động tích cực đáng kể về số lượng các khoản phải thu. Họ cũng nhận thấy rằng các doanh nghiệp không sử dụngnhu cầu tín dụng thì có tín dụng thương mại ít hơn.Hơn nữa, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng một mối quan hệ lâu hơn với tổ chức tài chính có tương quan âm với một nhu cầutín dụng thương mại. Do đó, họ kết luận rằng tín dụng thương mại được sử dụng nhiều hơn bởi các công ty mà bị hạn chế bởi các nhà cho vay. 1.1.2. Một số nghiên cứu về vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến vai trò hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần đối với sự phát triển của DNN&V DNN&V, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các DNN&V là một trong những lĩnh vực nhận được sự quan tâm khá lớn của các nhà khoa học, khá nhiều các nghiên cứu được thực hiện nghiên cứu xoay quanh các vấn đề của DNN&V: nghiên cứu về thực trạng phát triển của các DNN&V trên các quy mô khác nhau, nghiên cứu về các loại hình DNN&V ở các lĩnh vực khác nhau như công nghiệp xây dựng, nông nghiệp, dịch vụ… Một khía cạnh khá thường xuyên được đề cập đến khi nghiên cứu về các DNN&V đó là sự phát triển của các doanh nghiệp này, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các DNN&V như nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi (2011), Sophie Brana và cộng sự (1999), Võ Đức Toàn (2012), Võ Thành Danh và cộng sự (2013), Phạm Văn Hồng (2007)…. Mỗi nghiên cứu tiếp cận theo những hướng khác nhau, cách phân tích và xử lý dữ liệu khác nhau, tuy nhiên, trong các nghiên cứu này khá thống nhất về quan điểm về DNN&V: quy mô vốn, số lao động của các doanh nghiệp này và các nghiên cứu trong nước sử dụng Nghị định số 56/2009/NĐ- CP để phân loại các DNN&V.
- 8 Liên quan đến DNN&V, tín dụng của ngân hàng với DNN&V không chỉ được sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý thực tế mà còn được sự quan tâm các nhà khoa học,… Tuy nhiên, những nghiên cứu này đang dừng lại ở việc xem xét thực trạng phát triển của các DNN&V trên phạm vi toàn quốc, hay ở các quốc gia khác nhau. Một số nghiên cứu được thực hiện cho các DNN&V ở phạm vi các tỉnh, nhưng được thực hiện tại các tỉnh Phía Nam và các tỉnh thuộc Đồng bằng Sông cửu long, những nghiên cứu này chủ yếu xem xét dưới góc độ tìm hiểu nhu cầu của các doanh nghiệp, đánh giá của các doanh nghiệp về khả năng đáp về vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại tới sự phát triển của các doanh nghiệp, khả năng tiếp cận nguồn vốn này của các doanh nghiệp thông qua dữ liệu thống kê và điều tra các doanh nghiệp. 1.1.3. Những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP đối với phát triển của DNN&V Nhìn chung, các nghiên cứu đã công bố có sự đồng nhất khá lớn trong các quan điểm liên quan đến DNN&V, vai trò của DNN&V với sự phát triển của nền kinh tế, với xã hội, các nhân tố ảnh hưởng đến tín dụng của các ngân hàng với các DNN&V trong đó những yếu tố về thể chế, chính sách, năng lực của ngân hàng thương mại, năng lực của bản thân doanh nghiệp cũng đã được đề cập tới. Qua số liệu thu thập đó, các tác giả đã xây dựng khuyến nghị nhằm giúp các DNN&V phát triển dưới sự hỗ trợ của các nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại. Tuy vậy, các nghiên cứu đã có chưa chỉ ra một cách cụ thể vai trò của cho vay của NHTM đối với phát triển của các DNN&V. Hoạt động cho vay của NHTM có tác động đến sự biến đổi về quy mô, tốc độ phát triển, đến sự thay đổi cơ cấu cũng như nâng cao hiệu quả của DNN&V như thế nào? Nguyên nhân nào dẫn đến những tác động đó? Môi trường thể chế, năng lực cho vay của NHTM và năng lực sử dụng vốn của DNN&V như thế nào để nâng cao tác động tích cực của cho vay của NHTM đối với sự phát triển của DNN&V? Làm thế nào để nâng cao tác động tích cực của hoạt động cho vay của NHTM đến sự phát triển của DNN&V? Chủ đề vai trò hoạt động cho vay của các NHTMCP đối với phát triển của các DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng (CN&XD) mà tác giả lựa chọn cho nghiên cứu này nhằm góp phần trả lời cho những câu hỏi đó.
- 9 1.2. Phương pháp nghiên cứu 1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu Hiểu thế nào là vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP đối với phát triển của DNN&V trong lĩnh vực CN&XD? Thực trạng vai trò vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP với phát triển DNN&V trong lĩnh vực CN&XD trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện nay như thế nào? Để tăng cường vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP với phát triển DNN&V trong lĩnh vực CN&XD trên địa bàn tỉnh Nghệ An cần những phải có những giải pháp gì? 1.2.2. Mô hình nghiên cứu Nhân tố tác động đến vai trò hoạt động cho vay gồm các thành tố: i) Thể chế chính sách; ii) Năng lực nội sinh của NH; iii) Năng lực nội sinh của khu vực DNN&V. Hoạt động cho vay của NHTM gồm các thành tố: i) Quy mô vay; ii) Lãi suất vay; iii) Thời hạn vay và điều kiện vay Vai trò (tác động) hoạt động cho vay đối với phát triển DNN&V gồm các thành tố: i) Quy mô Quy mô, tốc độ; ii) Cơ cấu ngành nghề; iii) Hiệu quả sản xuất kinh doanh Quy trình nghiên cứu trả lời câu hỏi, giả định và mô hình nghiên cứu được thể hiện ở sơ đồ sau Nhân tố ảnh hưởng Nội dung Vai trò hoạt động Các tiêu chí đến vai trò hoạt hoạt động cho vay đối với đánh giá động cho vay cho vay của sự phát triển của - Các tiêu chí về - Thể chế chính sách NHTMCP DNN&V nhân tố ảnh hưởng - Năng lực nội sinh - Thay đổi quy mô, đến vai trò hoạt của NH - Quy mô tốc độ động cho vay - Lãi suất - Thay đổi cơ cấu - Các tiêu chí về - Năng lực nội sinh - Các điều ngành nghề hoạt động cho vay của khu vực kiện - Nâng cao hiệu DNN&V - Các tiêu chí về quả sản xuất kinh phát triển DNN&V doanh Giải pháp tăng cường vai trò hoạt động cho vay
- 10 1.2.3. Phương pháp thu thập, xử lý số liệu Nghiên cứu sử dụng kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. 1.2.3.1. Phương pháp nghiên cứu định tính Phương pháp phỏng vấn sâu được nghiên cứu sinh sử dụng trong nghiên cứu này, nghiên cứu sâu được thực hiện nhằm có dữ liệu phân tích và góc nhìn đa chiều hơn sau khi phân tích những dữ liệu định lượng thể hiện vai trò hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần đối với việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Cụ thể, tác giả thực hiện xin ý kiến của 6 chuyên gia là cán bộ tín dụng tại hai chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần không có vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An và 6 đại diện là cán bộ quản lý của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Tất cả đối tượng được lựa chọn để phỏng vấn đều là những người có am hiểu về vai trò hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần đối với việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng. Tuy nhiên, hạn chế của việc áp dụng phương pháp phỏng vấn sâu này là dữ liệu thu được từ kết quả khảo sát mang ý kiến chủ quan của đối tượng được khảo sát, để hạn chế những điểm yếu của phương pháp này, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đối tượng được khảo sát là những người có trách nhiệm với câu trả lời và am hiểu lĩnh vực nghiên cứu của tác giả. Kết quả phỏng vấn sâu giúp cho nghiên cứu sinh có góc nhìn đa chiều hơn về vấn đề nghiên cứu và trợ giúp cho nghiên cứu sinh trong quá trình phân tích kết quả nghiên cứu về mặt định lượng dựa trên dữ liệu thu thập từ các báo cáo tổng kết hàng năm và dữ liệu thu thập từ khảo sát các đối tượng từ doanh nghiệp, ngân hàng và cán bộ quản lý nhà nước. 1.2.3.2. Tiếp cận nghiên cứu định lượng Tác giả dự định phỏng vấn các DNN&V hoạt động trong lĩnh vực Công nghiệp, Xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã hoặc đang sử dụng dịch vụ tín dụng của NHTMCP không có vốn của Nhà nướcthông qua phiếu câu hỏi đã được chuẩn hóa.
- 11 * Tư vấn chuyên gia: Luận án xây dựng mẫu phiếu điều tra khảo sát về nội dung nghiên cứu và xin ý kiến 10 chuyên gia về các thang đo đánh giá vai trò cho vay của NHTMCP đối với sự phát triển của DNN&V trên cơ sở đó sẽ điều chỉnh thang đo cho phù hợp * Mẫu nghiên cứu: Đối tượng hướng tới của đề tài là DNN&V trong lĩnh vực Công nghiệp, Xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang hoặc đã sử dụng dịch vụ tín dụng của NHTMCP không có vốn của Nhà nước. Như đã nói khu vực Công nghiệp, Xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện là 2.611 doanh nghiệp. Vì thế cần xác định mẫu điều tra để đủ căn cứ phân tích đảm bảo độ chính sác của thông tin. Có nhiều quan niệm khác nhau về mẫu điều tra. Nunnally and Burnstein (1994) Cho rằng phương pháp ước lượng ML (Maximum Likelihood) thì kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100-150. Theo Hoelter (1983) thì kích thước mẫu tới hạn phải là 200. Theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Mai Trang (2007) kích thước mẫu ít nhất phải bằng 4 – 5 lần số biến trong bảng câu hỏi. Vì thế, với dự tính bảng hỏi khoảng 55-60 nhận định nên kích thước mẫu điều tra dự kiến là 300 phiếu điều tra (trong đó có 20 NHTMCP không có vốn nhà nước và 100 DNN&V và các cơ quan đơn vị có liên quan) 1.2.3.3. Phương pháp thu thập dữ liệu Dữ liệu thứ cấp: Tác giả thu thập thông qua báo cáo tài chính hàng năm của các NHTMCP, thông qua số liệu thống kê của các cơ quan Nhà nước, tạp chí, các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố. Số liệu sơ cấp: Tác giả tiến hành Điều tra, khảo sát kết hợp phỏng vấn các lãnh đạo DNN&V, lãnh đạo NHTMCP bằng bảng hỏi theo mẫu M1 và M2. 1.2.3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích so sánh, phương pháp phân tích theo dãy số thời gian… để thực hiện phân tích trong nghiên cứu
- 12 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 2.1. Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và sự cần thiết hoạt động cho vay của NHTMCP đối với phát triển DNN&V 2.1.1. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần Cho vay là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu (NHTM) sang người sử dụng (người vay), sau một thời gian nhất định lại quay về với lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu. (Nguyễn Thị Mùi, 2006) *) Đặc điểm hoạt động cho vay Thứ nhất, động cho vay phải tuân thủ nguyên tắc sau đây: i) Cho vay phải có mục đích; ii) Phải hoàn trả cả gốc và lãi đúng kỳ hạn; iii) Vay phải có bảo đảm theo quy định Thứ hai, các bên tham gia hoạt động cho vay: gồm người cho vay, người vay và cơ quan quản lý nhà nước *) Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại cổ phần NHTMCP là một trong những loại hình của NHTM nhưng dưới sở hữu của các cổ đông,NHTM đã hình thành tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá, sự phát triển hệ thống NHTM đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao nhất là nền kinh tế thị trường thì NHTM cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được. Đặc điểm hoạt động cho vay của NHTMCP: Cũng như hoạt động cho vay nói chung, hoạt động cho vay của NHTMCP là một hình thức cấp tín dụng, theo đó NHTMCP giao cho người vay một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoản trả cả gốc và lãi 2.1.2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp xây dựng là cơ sở kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực CN&XD đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia
- 13 thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên). 2.1.3. Vai trò hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần đối với việc phát triển DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng 2.1.3.1. Khái niệm về vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP đối với việc phát triển DNN&V trong lĩnh vực CN&XD Theo quan điểm của tác giả, vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP đối với việc phát triển DNN&V trong lĩnh vực CN&XD là khả năng hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần làm biến đổi, thay đổi sự phát triển của DNN&V trong lĩnh vực CN&XD. Như vậy, thông qua việc giao cho các DNN&V trong lĩnh vực CN&XD một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoản trả cả gốc và lãi, hoạt động cho vay của NHTMCP đã làm biến đổi, thúc đẩy sự phát triển của DNN&V. Các DNN&V trong lĩnh vực CN&XD có thêm vốn để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, thay đổi kỹ thuật và công nghệ, đổi mới mẫu mã sản phẩm, nâng cao trình độ quản lý và trình độ kỹ thuật, tay nghề của người lao động; từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Chính điều đó thể hiện vai trò của hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại đối với sự phát triển của doanh nghiệp 2.1.3.2. Đặc điểm hoạt động cho vay của NHTMCP đối với việc phát triển DNN&V trong lĩnh vực CN&XD Thứ nhất, hoạt động cho vay phản ánh mối quan hệ lợi ích giữa người cho vay, người đi vay và xã hội Thứ hai, đối tượng vay là DNN&V quy mô các khoản vay nhỏ, năng lực trình độ quản lý doanh nghiệp còn hạn chế, để thực hiện vai trò của mình, NHTMCP phải gắn liền giữa cho vay với hướng dẫn sử dụng và kiểm soát vốn vay. Thứ ba, đối tượng vay là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CN&XD nên hoạt động cho vay của NHTMCP phải chú ý đến những khoản vay nhằm đổi mới công nghệ sản xuất, đổi mới kiểu dáng sản phẩm, nâng cao trình độ quản lý và trình độ lao động của doanh nghiệp.
- 14 2.2. Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến vai trò hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần đối với việc phát triển của DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng 2.2.1. Nội dung vai trò hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần đối với việc phát triển của DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng Vai trò hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần đối với việc thay đổi quy mô, tốc độ tăng trưởng DNN&V vừa trong lĩnh vực CN&XD Vai trò hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần đối với việc thay đổi cơ cấu DNN&V trong lĩnh vực CN&XD Vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP với việc nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNN&V trong lĩnh vực CN&XD 2.2.2. Nhân tố ảnh hưởng đến vai trò hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần đối với việc phát triển của DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng Môi trường thể chế cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần, Năng lực cho vay của các NHTMCP Năng lực sử dụng vốn vay của DNN&V 2.3. Kinh nghiệm thực tiễn vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP đối với việc phát triển của DNN&V trong lĩnh vực CN&XD ở một số địa phương và bài học cho tỉnh Nghệ An Nghiên cứu đã trình bày bài học kinh nghiệm của một số ngân hàng trên thế giới, trong đó đề cập đến bài học kinh nghiệm của các ngân hàng của Đài Loan, kinh nghiệm của Hàn Quốc. Thêm vào đó, nghiên cứu cũng đã trình bày kinh nghiệm thực tiễn về vai trò của hoạt động cho vay của một số ngân hàng thương mại cổ phần đối với phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng tại một số địa phương của Việt Nam như TP Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Bình. Trên cơ sở phân tích những mặt đạt được, những mặt hạn chế, những giải pháp mà các ngân hàng thương mại trên thế giới cũng như các địa phương ở Việt Nam đã áp dụng nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm cho tỉnh Nghệ An nhằm phát huy hơn nữa vai trò hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần đối với việc phát triển của DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng ở tỉnh Nghệ An.
- 15 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VAI TRÒ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN 3.1. Khái quát về tình hình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng và hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh Nghệ An 3.1.1. Tình hình phát triển DNN&V trong lĩnh vực CN&XD trên địa bàn tỉnh Nghệ An Số lượng các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An có xu hướng tăng dần qua các năm trong giai đoạn nghiên cứu, việc tăng lên về cả số lượng cũng như chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp đã phản ánh chính xác thông qua những đóng góp của các doanh nghiệp này cho sự phát triển kinh tế chung của cả địa phương. Số lượng DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An tăng từ 36,25% đến 38,29% tổng số các DNN&V trên địa bàn tỉnh. Trong số các DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng thù DNN&V trong công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 38,72% số doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng năm 2011 và số lượng doanh nghiệp này đã tăng lên và chiếm đến 41,47% vào năm 2016; với các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng chiếm khoảng 61,28% số doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng năm 2011 và số lượng doanh nghiệp này có xu hướng giảm đi và chỉ chiếm khoảng 58,53% vào năm 2016 3.1.2. Tình hình hoạt động cho vay của NHTMCP trên địa bàn tỉnh Nghệ An Số vốn huy động của các ngân hàng thương mại cổ phần có xu hướng tăng trong kỳ nghiên cứu từ năm 2012 đến năm 2016, năm 2015 và năm 2016 số lượng huy động vốn có thêm ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong và ngân hàng thương mại cổ phần đại chúng, việc có thêm hai chi nhánh tại Nghệ An của hai ngân hàng này cũng tạo điều kiện mở rộng hơn khả năng tiếp cận
- 16 nguồn vốn vay của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 3.1.3. Khái quát tình hình phát triển các DNN&V trong lĩnh vực CN&XD và vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP qua điều tra khảo sát trên địa bàn tỉnh Nghệ An Thứ nhất, về quy mô cho vay: Quy mô cho vay của các ngân hàng thương mại cổ phần với các DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An là tương đối lớn, số lượng khách hàng là DNN&V của các ngân hàng thương mại cổ phần chiếm khoảng từ 11 đến 12% tổng lượng khách hàng ( lớn nhất là khách hàng cá nhân với khoảng 80% lượng khách hàng), trong đó số lượng DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng là khách hàng của các ngân hàng thương mại cổ phần chiếm khoảng từ 3 đến 4,5% tổng lượng khách hàng là các DNN&V. Xu hướng các ngân hàng thương mại cổ phần cho các DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng vay ngày càng tăng qua các năm trong kỳ nghiên cứu. Thứ hai, về chi phí cho vay: Chi phí cho vay theo đánh giá của các doanh nghiệp vẫn còn tương đối cao, đặc biệt với các DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, những doanh nghiệp này với đặc thù quy mô vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn tương đối dài hơn so với các doanh nghiệp khác hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ,… Vì vậy, việc quay vòng vốn và thanh toán lãi vay, những chi phí phát sinh cho quá trình vay vốn từ các ngân hàng thương mại cổ phần của các doanh nghiệp này vẫn còn tương đối khó khăn . Thứ ba, về nghiệp vụ cho vay: Việc thẩm định phương án sản xuất kinh doanh cũng như thực hiện các quy trình vay với khách hàng là các DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng còn có những trường hợp mang tính cảm tính cá nhân, nó còn ảnh hưởng đến hoạt động vay vốn của các doanh nghiệp Thứ tư, về các điều kiện cho vay: Điều kiện cho vay được quy định cho mỗi ngân hàng, tuy nhiên theo quan điểm của một số doanh nghiệp được lựa chọn phỏng vấn cho thấy, các điều kiện về tài sản thế chấp cũng như quy định vay còn tương đối khó khăn với các doanh nghiệp. Trên quan điểm của các ngân hàng- là những đơn vị cũng thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, mục tiêu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và cũng đảm bảo nguồn vốn cho vay của các ngân hàng này,
- 17 đứng trên quan điểm của ngân hàng, doanh nghiệp không vay được vốn của các ngân hàng là do năng lực tài chính của doanh nghiệp yếu kém, các phương án đầu tư của doanh nghiệp chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu… 3.2. Phân tích thực trạng vai trò hoạt động cho vay của các NHTMCP đối với DNN&V trong lĩnh vực CN&XD trên địa bàn tỉnh Nghệ An 3.2.1. Phân tích thực trạng vai trò cho vay của NHTMCP đối với việc phát triển về quy mô, tốc độ phát triển của DNN&V trong lĩnh vực CN&XD trên địa bàn tỉnh Nghệ An Về việc thay đổi quy mô DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng: Quy mô vốn bình quân của các doanh nghiệp này có xu hướng tăng dần trong kỳ nghiên cứu (giai đoạn 2012-2015), khi năm 2012 số lượng vốn bình quân của các doanh nghiệp là 17,6 tỷ đồng đến năm 2015, số lượng vốn bình quân của DNN&V tăng lên tới 21,38 tỷ đồng (tăng khoảng 4,2 tỷ đồng bình quân cho mỗi doanh nghiệp) Tương tự xu hướng đó, giá trị sản xuất bình quân của các DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng cũng có xu hướng tăng dần trong kỳ nghiên cứu, năm 2012 giá trị sản xuất bình quân mỗi doanh nghiệp trong lĩnh vực này là khoảng 19,82 tỷ đồng và sau đó đã tăng bình quân khoảng 6,85 tỷ đồng lên 26,67 tỷ đồng năm 2015, tốc độ tăng trưởng bình quân năm sau so với năm trước khoảng 9 đến 11 %/ năm, đây là tín hiệu đáng mừng với sự phát triển của các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh có sự tác động không nhỏ từ nguồn vốn vay của các DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng. 3.2.2. Thực trạng vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP đối với việc thay đổi cơ cấu của DNN&V trong lĩnh vực CN&XD trên địa bàn tỉnh Nghệ An Kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy rằng, tổng số DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có xu hướng tăng dần qua các năm: năm 2012 số lượng doanh nghiệp trong lĩnh vực này là 2253 doanh nghiệp, năm 2015 tăng lên là 2813 doanh nghiệp, tăng 24,85% Về cơ cấu quy mô, trong tổng số 2813 doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An, tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ trong CN&XD có xu hướng giảm xuống từ 91,66% năm 2012 xuống 88,8% năm 2015
- 18 Cơ cấu ngành của các DNN&V trên địa bàn tỉnh có sự ổn định tương đối, ngành công nghiệp chiếm gần 41%, ngành xây dựng chiếm khoảng 59% Về cơ cấu trình độ kỹ thuật: của các DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An chủ yếu là trình độ kỹ thuật ở mức trung bình. Tuy nhiên có sự biến đổi theo xu hướng tăng tỷ trọng doanh nghiệp có trình độ hiện đại và tương đối hiện đại, giảm tỷ trọng doanh nghiệp có trình độ trung bình và lạc hâu. Cụ thể năm 2012 tỷ trọng doanh nghiệp có trình độ hiện đại là 2,2% thì đến năm 2015 tỷ trọng doanh nghiệp hiện đại là 5,2% trong tổng số các DNN&V trong lĩnh vực này. 3.2.3. Phân tích thực trạng vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP và tác động của nó đến việc thay đổi chất lượng và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh DNN&V trong lĩnh vực CN&XD trên địa bàn tỉnh Nghệ An Việc gia tăng của dư nợ cho vay của các ngân hàng thương mại cổ phần đã góp phần giảm thiểu những khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp, tiền lương bình quân trả cho lao động của các doanh nghiệp này cũng tương đối cao và cũng có xu hướng tăng trong giai đoạn nghiên cứu khi lương của doanh nghiệp chi trả năm 2013 là 5618 triệu đồng, con số này năm 2015 là 5745 triệu đồng. Tác động của hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần với việc nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNN&V trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng ở mức khá và cao, hay nói cách khác, họ cho rằng hoạt động cho vay của NHTM có tầm quan trọng lớn đến việc nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, điểm bình quân dao động từ 3,63 đến 4,36 điểm trung bình trên điểm đánh giá là 5 điểm. 3.2.4. Đánh giá chung về vai trò hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại cổ phần đối với sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An 3.2.4.1. Những tác động đối với sự phát triển của DNN&V trong lĩnh vực CN&XD Thứ nhất, hoạt động cho vay của NHTMCP ngày càng góp phần đảm bảo vốn cho các DNNVV trong lĩnh lĩnh vực CN&XD Thứ hai, nhờ vay được vốn của NHTMCP, các DNNVV trong lĩnh vực CN&XD có điều kiện cải thiện kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
- 19 3.2.4.2. Những tác động đối với bản thân NHTMCP khi cho các DNN&V lĩnh vực CN&XD vay vốn Kết quả điều tra của tác giả cho thấy, những năm 2012-2015 tỷ lệ % dư nợ cho vay khách hàng là các DNN&V trong CN&XD BQNH có xu hướng giảm nhẹ từ 26,39% xuống còn 25,96%, trong đó tỷ lệ % dư nợ cho vay ngắn hạn từ 30,15% xuống còn 28,14%; tỷ lệ cho vay trong và dài hạn là từ 58,36% xuống còn 26,95.%; Tỷ lệ dư nợ quá hạn của khách hàng là các DNN&V trong CN&XD BQNH từ 30,82% năm 2013 đến 55,11% năm 2015; Tỷ lệ dư nợ xấu của khách hàng là các DNN&V trong CN&XD BQNH từ 0,73% năm 2014 xuống còn 0,6% năm 2015. 3.2.4.3. Những tác động đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An khi NHTMCP cho các DNN&V lĩnh vực CN&XD vay vốn Bảng 3.21: Một số chỉ tiêu về hoạt động cho vay của NHTMCP đối với DNN&V trong CN&XD và sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nghệ An Tiêu chí 2012 2013 2014 2015 2016 1.Dư nợ cho vay của NHTMCP đến 31.12 hàng năm 28.284 35.888 44.088 51.383 56.213 Tỷ đồng 2. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) Tỷ đồng. 59.812 51.078 54.566 58.282 58.606,9 3. Giá trị sản xuất CN&XD Tỷ đồng 13.266 11.138 12.551 13.326 14.579 4. Số lượng Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh DN 6.251 6.890 7.250 7.695 8.406 4.1.Số lượng DNN&V trên địa bàn tỉnh 6198 6839 7.199 7.641 8.345 4.2.Số lượng DNN&V trong CN&XD 2.253 2.292 2.611 2.813 3.195 5. Số lao động làm việc trong các DN LĐ 162.854 175.072 178.885 190.661 203.500 Tr.đó. Số lao động làm việc trong các DNN&V 67.590 68.760 78.330 95.642 108.630 trong CN&XD 6. Thu nhập bình quân đầu người (Triệu đồng) 21,22 22,96 26 29 28,54 7. Tỷ lệ hộ nghèo (%) 19,35 17.38 14.4 12.3 10.4 Nguồn: Cục thống kê tỉnh Nghệ An Về số lượng doanh nghiệp nói chung trên địa bàn tỉnh Nghệ An có xu hướng tăng trong kỳ nghiên cứu của tác giả, trong đó năm 2012 số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh là 6215 doanh nghiệp đến năm 2016 số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh khoảng 8406 doanh nghiệp. Cùng với xu hướng đó của tỉnh, sự gia tăng tương đối mạnh mẽ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, năm 2012 số lượng doanh nghiệp này khoảng 2253 doanh nghiệp tăng đến 3195 doanh nghiệp năm 2016. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp và xây
- 20 dựng chiếm tỷ trọng tương đối lớn so với tổng số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh (khoảng 37,76% tổng số doanh nghiệp năm 2016). Sự gia tăng nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp có sự hỗ trợ tương đối lớn từ nguồn vốn vay của các ngân hàng thương mại cổ phần. Nguồn vốn vay từ NHTMCP đã góp phần tăng giá trị sản xuất, tạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập của người lao động, đóng góp cho NSNN, từ đó góp phần giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy vậy, với quy mô cho vay nhỏ, thời gian vay vốn ngắn, các điều kiện cho vay còn phức tạp, vai trò về cho vay của NHTMCP đối với DNN&V trong CN&XD đóng góp còn hạn chế trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An. Điều đó thể hiện ở chỗ năng suất lao động xã hội trên địa bàn tỉnh còn thấp (Giá trị sản xuất CNXD/ lao động là 14579 tỷ đồng/172975 lao động = 84,28 triệu đồng/năm/lao động), thu nhập bình quân đầu người chưa cao (28,54 triệu đồng/12 tháng= 2, 378 triệu đồng/người/tháng). 3.3. Nguyên nhân hạn chế về vai trò hoạt động cho vay của NHTMCP đối với việc phát triển DNN&V trong lĩnh vực CN&XD trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện nay Nguyên nhân liên quan đến môi trường thể chế và trình độ phát triển kinh tế- xã hội của địa phương Nguyên nhân liên quan đến năng lực cho vay của NHTMCP: Quy mô cho vay còn nhỏ do khả năng huy động vốn còn hạn chế, chi phí cho vay cao, nghiệp vụ cho vay còn nhiều bất cập, các quy định và điều kiện cho vay chưa tạo điều kiện cho DNN&V tiếp cận được vốn vay một cách thuận lợi, năng lực tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ ngân hàng còn hạn chế, các NHTM còn gặp nhiều khó khăn từ khả năng tiếp cận vốn vay của DNNVV trong lĩnh vực CN&XD trên địa bàn tỉnh Nghệ An Nguyên nhân liên quan đến năng lực sử dụng vốn vay của DNN&V trong lĩnh vực CN&XD: nguyên nhân chủ yếu liên quan đến lãi suất, thủ tục vay và các điều kiện vay cần thiết các doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng, thứ hai năng lực sử dụng vốn của các chủ doanh nghiệp còn hạn chế
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 183 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 210 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 269 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 253 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 182 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 54 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 149 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 199 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 136 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 17 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn