intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Vai trò trung gian của vốn tâm lý trong mối quan hệ giữa thông tin kế toán quản trị và thành quả của nhà quản lý: Trường hợp nghiên cứu tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:24

21
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm kiểm tra ảnh hưởng trực tiếp và ảnh hưởng gián tiếp thông qua vai trò trung gian của vốn tâm lý, của thông tin kế toán quản trị đối với thành quả của NQL trong doanh nghiệp. Đồng thời, nghiên cứu cũng làm rõ mối quan hệ giữa các khía cạnh của thành quả NQL – cụ thể là mối quan hệ giữa thành quả công việc (đại diện cho khía cạnh hành vi) và sự hữu hiệu (đại diện cho khía cạnh kết quả).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Vai trò trung gian của vốn tâm lý trong mối quan hệ giữa thông tin kế toán quản trị và thành quả của nhà quản lý: Trường hợp nghiên cứu tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN HỮU BÌNH VAI TRÒ TRUNG GIAN CỦA VỐN TÂM LÝ TRONG MỐI QUAN HỆ GIỮA THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VÀ THÀNH QUẢ CỦA NHÀ QUẢN LÝ: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 9340301 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
  2. Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Bích Liên 2. PGS. TS. Nguyễn Phong Nguyên Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại: Vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
  3. 3 GIỚI THIỆU Sự cần thiết của nghiên cứu Trong thực tiễn kinh doanh, thành quả của nhà quản lý(NQL)là một yếu tố có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ đối với các tổ chức mà còn đối với bản thân NQL. Ở góc độ quản lý, việc đáp ứng đầy đủ nhu cầu thông tin nói chung và thông tin kế toán quản trị (TTKTQT) nói riêng cho NQL có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ họ hoàn thành công việc và góp phần vào việc đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tiễn kinh doanh hiện nay tại Việt Nam cho thấy các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến việc phát triển hệ thống TTKTQT. Điều này chủ yếu xuất phát từ quan điểm truyền thống cho rằng kế toán quản trị chỉ phù hợp và cần thiết đối với doanh nghiệp lớn, trong khi đó, phần lớn các doanh nghiệp tại Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa, công tác kế toán chủ yếu tập trung vào mảng kế toán tài chính và hướng đến mục tiêu về sự tuân thủ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp và NQL cũng chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng và sự cần thiết của TTKTQT. Trong thực tiễn nghiên cứu, mối quan hệ giữa TTKTQT vớithành quả của NQL là một chủ đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong thời gian qua.Tuy nhiên, thực tế cho thấy: (1)các nghiên cứu chưa đề cập đến tất cả các khía cạnh của thành quả của NQL; (2)có rất ít các nghiên cứu xem xét vai trò của các yếu tố trung gian trong mối quan hệ giữa sử dụngTTKTQTvà thành quả của NQL để có thể giải thích rõ cơ chế ảnh hưởng của thông tin đến thành quả.Trong khi đó, vốn tâm lý thường được nghiên cứu với vai
  4. 4 trò là biến trung gian truyền dẫn ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về môi trường tổ chức đến thành quả của cá nhân. Điều này tạo tiền đề cho ý tưởng nghiên cứu về vai trò trung gian của vốn tâm lý trong mối quan hệ giữa TTKTQT với thành quả của NQL. Qua đó giúp cho người sử dụng thông tin kế toán nói chung và các NQL doanh nghiệp nói riêng có cái nhìn rõ hơn về vai trò của TTKTQT trong việc hỗ trợ quản lý, điều hành doanh nghiệp, cũng như cơ chế ảnh hưởng của nó đến thành quả của các NQL. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu này được thực hiện nhằm kiểm tra ảnh hưởng trực tiếp và ảnh hưởng gián tiếp thông qua vai trò trung gian của vốn tâm lý, của TTKTQT đối với thành quả của NQL trong doanh nghiệp. Đồng thời, nghiên cứu cũng làm rõ mối quan hệ giữa các khía cạnh của thành quả NQL – cụ thể là mối quan hệ giữa thành quả công việc (đại diện cho khía cạnh hành vi) và sự hữu hiệu (đại diện cho khía cạnh kết quả). Vấn đề và phạm vi nghiên cứu Vấn đề nghiên cứu của luận án là ảnh hưởng của việc sử dụng TTKTQT đến thành quả của NQL và vai trò trung gian của vốn tâm lý trong mối quan hệ này. Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện trong bối cảnh tại Việt Nam. Dữ liệu phân tích được thu thập từ NQL các cấp trong các doanh nghiệp ở Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu định lượng với dữ liệu khảo sát được sử dụng để kiểm định mô hình lý thuyết. Đối tượng thu thập dữ liệu là
  5. 5 các nhà quản lý các cấp trong các doanh nghiệp ở Việt Nam. Kỹ thuật phân tích PLS-SEM được sử dụng để phân tích dữ liệu với sự hỗ trợ của phần mềm SmartPLS 3.2.7. Đóng góp mới của luận án Về mặt lý thuyết: kết quả nghiên cứu sẽ bổ sung thêm vào cơ sở lý thuyết về cơ chế ảnh hưởng của việc sử dụng TTKTQT đến thành quả của các NQL theo hai khía cạnh hành vi và kết quả, thông qua vai trò truyền dẫn của vốn tâm lý. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu tạo tiền đề cho việc tiếp cận đo lường thành quả của NQL theo những khía cạnh khác nhau. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng là cơ sở cho những nghiên cứu sau này trong những bối cảnh khác. Về mặt thực tiễn: kết quả nghiên cứu giúp cho người sử dụng thông tin kế toán nói chung và các NQL doanh nghiệp nói riêng có cái nhìn rõ hơn về vai trò của TTKTQT trong việc hỗ trợ quản lý, điều hành doanh nghiệp. Từ đó góp phần thay đổi nhận thức của các NQLvề tầm quan trọng của việc quản trị và khai thác thông tin trong tổ chức, cũng như để quản trị và vận dụng thông tin kế toán một cách hữu hiệu và hiệu quả hơn. Cấu trúc của luận án Cấu trúc luận án gồm 6 chương: Chương 1-Giới thiệu, Chương 2- Tổng quan nghiên cứu, Chương 3-Cơ sở lý thuyết và xây dựng mô hình nghiên cứu, Chương 4-Phương pháp nghiên cứu, Chương 5-Kết quả nghiên cứu và bàn luận, Chương 6-Kết luậnvà hàm ý
  6. 6 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Giới thiệu Nội dung chương 2 tập trung vào việc tổng kết các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan và việc vận dụng lý thuyết khoa học trong các nghiên cứu. Từ đó, tạo cơ sở để xác định khoảng trống cần nghiên cứu. Nghiên cứu về những nhân tố ảnh hưởng đến thành quả của NQL Những nhân tố ảnh hưởng đến thành quả công việc của NQL Thành quả công việc của NQL bao gồm hai thành phần là thành quả nhiệm vụ và thành quả theo ngữ cảnh. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây thường tập trung vào từng thành phần riêng biệt của thành quả công việc. Đối với thành quả nhiệm vụ Vấn đề được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm là mối quan hệ giữa việc tham gia vào quá trình hoạch định ngân sách và thành quả nhiệm vụ của NQL. Lý thuyết thiết lập mục tiêu Locke và Latham (1994) và lý thuyết thành quả công việc của Blumberg và Pringle (1982) thường được sử dụng để giải thích ảnh hưởng mang tính động lực của việc tham gia vào việc lập ngân sách đến thành quả của NQL thông qua vai trò của các biến trung gian. Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, khi các NQL được tham gia vào quá trình hoạch định ngân sách liên quan đến công việc và bộ phận của họ sẽ góp phần nâng cao thành quả nhiệm vụ theo hai cơ chế là tạo động lực và thông tin.Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng kiến thức quản trị chi phí của NQL, sự hài lòng với công việc, và cam kết đối
  7. 7 với tổ chức có vai trò điều tiết tác động của tham gia ngân sách đối thành quả của họ. Bên cạnh đó, thành quả nhiệm vụ của NQL còn bị tác động bởi các yêu tố thuộc về môi trường tổ chức như: sự phân quyền trong tổ chức, nhận thức về sự không chắc chắn của môi trường, môi trường tâm lý tổ chức, nhận thức về sự hỗ trợ của tổ chức, thông tin liên quan đến công việc, phong cách lãnh đạo. Một số ít nghiên cứu đề cập đến các nhân tố thuộc về cá nhân, ví dụ các biến về sự khác biệt cá nhân và các biến về tình huống/bối cảnh công việc có ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi. Hành vi được thúc đẩy, đến lượt nó, sẽ ảnh hưởng đến thành quả. Đối với thành quả theo ngữ cảnh Kết quả nghiên cứu cho thấy thành quả theo ngữ cảnh của NQL chịu ảnh hưởng tích cực bởi nhận thức về sự hỗ trợ của tổ chức thông qua vai trò trung gian của sự tham gia vào công việc, khả năng tự kiểm soát bản thân, và đặc điểm về tính cách của NQL với vai trò điều tiết của quyền tự chủ trong công việc. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của NQL Kết quả tổng hợp nghiên cứu cho thấy sự hữu hiệu của NQL chủ yếu chịu ảnh hưởng bởicác yếu tố về môi trường tổ chức (ví dụ như: vai trò của cố vấn, quy trình tổ chức, văn hóa tổ chức, hay thực hành phát triển nguồn nhân lực) và các yếu tố về đặc điểm của NQL (ví dụ như: sự tự tin vào vai trò, điểm kiểm soát tâm lý, hay năng lực lãnh đạo).
  8. 8 Ảnh hưởng của thông tin kế toán quản trị đến thành quả của nhà quản lý Kết quả tổng kết nghiên cứu cho thấy TTKTQT có ảnh hưởng trực tiếp và tích cực đến thành quả công việc của NQL.Đồng thời, mối quan hệ này chịu tác động bởi các biến điều tiết, ví dụ như: nhận thức sự không chắc chắn của môi trường, sự phân quyền trong tổ chức,sự không chắc chắn của nhiệm vụ, hay văn hóa tổ chức. Nghiên cứu về vốn tâm lý Những nhân tố ảnh hưởng đến vốn tâm lý Kết quả tổng kết nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến vốn tâm lý cho thấy, các yếu tố thuộc về môi trường ở nơi làm việc có thể đóng vai trò hỗ trợ hoặc hạn chế sự phát triển năng lực tâm lý của các cá nhân, từ đó ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến thành quả công việc của họ. Đồng thời, hầu hết các nghiên cứu theo hướng này thường tập trung chủ yếu vào các yếu tố môi trường liên quan đến sự hỗ trợ xã hội ở nơi làm việc, bao gồm sự hỗ trợ từ tổ chức và sự hỗ trợ từ cá nhân. Ảnh hưởng của vốn tâm lý đến thành quả cá nhân Kết quả tổng hợp nghiên cứu cho thấy rằng vốn tâm lý có những ảnh hưởng khác nhau đến các biến kết quả thuộc vềthái độ, hành vi của cá nhân, ví dụ như: sự hài lòng với công việc, cam kết đối với tổ chức, sự gắn kết với công việc, hành vi công dân tổ chức, hay thành quả công việc. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu trước đây chủ yếu xem xét mối quan hệ này trong bối cảnh thành quả của nhân viên. Khoảng trống nghiên cứu Khoảng trống nghiên cứu cần được xem xét trong luận án bao gồm:
  9. 9 Thứ nhất, thiếu các nghiên cứu thực nghiệm xem xét cùng lúc cả hai khía cạnh(hành vi và kết quả) của thành quả của NQL. Ngoài ra, thiếu các nghiên cứu xem xét cùng lúc cả hai thành phần của thành quả công việc là thành quả nhiệm vụ và thành quả theo ngữ cảnh. Thứ hai, thiếu các nghiên cứu kiểm định ảnh hưởng gián tiếp của TTKTQTđến thành quả của NQL. Đặc biệt là vai trò trung gian của vốn tâm lý. Thứ ba, thiếu các nghiên cứu về ảnh hưởng của vốn tâm lý đến thành quả cá nhân trong bối cảnh đối tượng phân tích là các NQL. Thứ tư, thiếu những nghiên cứu thực nghiệm kiểm định mối quan hệ giữa thành quả công việc của NQLvà sự hữu hiệu của NQL. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Giới thiệu Chương này trình bày cơ sở lý thuyết về các khái niệm nghiên cứu trong luận án, các lý thuyết nền, việc phát triển giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu. Các khái niệm nghiên cứu Thành quả của NQL Thành quả cá nhân Trong các nghiên cứu có liên quan, khái niệm thành quả cá nhân được nghiên cứu ở cả hai khía cạnh, bao gồm khía cạnh hành vi và
  10. 10 khía cạnh kết quả công việc. Khía cạnh hành vi đề cập đến những hoạt động (hành vi) mà các cá nhân thực hiện trong quá trình làm việc; trong khi đó, khía cạnh kết quả đề cập đến kết quả có được từ những hành vi của cá nhân. Bản chất của công việc quản lý Theo tổng kết của Mahoney và cộng sự (1965)các chức năng của quản lý bao gồm:lập kế hoạch, khám phá, hợp tác, đánh giá, giám sát, nhân sự, đàm phán, đại diện. Dưới góc nhìn truyền thống, công việc của NQL có thể được mô tả qua bốn chức năng chính được thực hiện liên tục và đồng thời, bao gồm: lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, và kiểm soát. Khía cạnh hành vi của thành quả NQL Ở khía cạnh hành vi, thành quả của NQL được hiểu là thành quả công việc – là những hành vi hoặc những hành động được thực hiện bởi các NQL hướng đến việc đạt được mục tiêu của tổ chức. Thành quả công việc của NQL là một khái niệm bậc cao gồm hai thành phần tách biệt (1) thành quả nhiệm vụ và (2) thành quả theo ngữ cảnh. Trong đó, thành phần thành quả nhiệm vụ đề cập đến những hành vi như: lập kế hoạch, tổ chức, quản trị, khả năng về kỹ thuật, ra quyết định kinh doanh, …; thành phần thành quả theo ngữ cảnh thể hiện sự cống hiến cho công việc của bản thân NQL, và khả năng tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân. Khía cạnh kết quả của thành quả NQL Khía cạnh kết quả của thành quả NQL đề cập đến kết quả có được từ những hành vi quản lývà đượcxem là sự hữu hiệu của NQL. Theo Reddin (1974), sự hữu hiệu của NQL là mức độ mà các NQL đạt
  11. 11 được các yêu cầu đầu ra tương ứng với các vị trí công việc của họ. Bennett và Langford (1983) mô tả sự hữu hiệu của quản lý là mối quan hệ giữa những gì người quản lý đạt được và những gì họ mong muốn sẽ đạt được trong các ràng buộc do tổ chức và môi trường kinh tế xã hội áp đặt. Thông tin kế toán quản trị Đặc tính thông tin kế toán quản trị TTKTQT được cung cấp để hỗ trợ quá trình quản lý, điều hành doanh nghiệp và hướng đến đối tượng sử dụng là các NQL. TheoChenhall và Morris (1986)TTKTQT bao gồm bốn đặc tính: (1)thông tin phạm vi rộng – gồm thông tin tài chính và phi tài chính, thông tin về những vấn đề bên trong và bên ngoài tổ chức, thông tin mang tính lịch sử cũng như những định hướng cho hoạt động trong tương lai; (2)thông tin kịp thời - thông tin phải sẵn sàng cho người sử dụng trước khi nó không còn khả năng ảnh hưởng đến việc ra quyết định; (3)thông tin tổng hợp - thông tin được tổng hợp theo thời gian, theo các trung tâm trách nhiệm, hoặc theo các khu vực chức năng, và (4) thông tin tích hợp - thông tin xuyên suốt qua những phạm vi chức năng để có thể giúp kết nối các bộ phận/chức năng khác nhau. Vai trò của TTKTQT đối với công việc quản lý TTKTQT được xem là một trong những nguồn thông tin quan trọng nhất cho việc ra quyết định và kiểm soát của NQL trong tổ chức, giúp cải thiện việc ra quyết định, hướng dẫn phát triển chiến lược, hay đánh giá các chiến lược hiện tại.Các NQL sử dụng TTKTQT để lựa chọn, truyền đạt, vàtriển khai các chiến lược. Họ cũng sử dụng
  12. 12 TTKTQT để kết hợp các quyết định về thiết kế, sản xuất, và tiếp thị sản phẩm. Vốn tâm lý Luthans và cộng sự (2007b, p. 3) định nghĩa vốn tâm lý là “trạng thái phát triển tâm lý tích cực của cá nhân, được đặc trưng bởi: (1) có sự tự tin (sự tự tin) để đảm nhận và nỗ lực cần thiết để thành công trong các nhiệm vụ đầy thách thức; (2) đưa ra một sự nhìn nhận tích cực (sự lạc quan) về thành công hiện tại và trong tương lai; (3) kiên trì hướng tới mục tiêu và khi cần thiết, có thể chuyển hướng các con đường đến mục tiêu (sự hy vọng) để thành công; và (4) khi bị bủa vây bởi các vấn đề và nghịch cảnh, có thể duy trì, hồi phục, và thậm chí vượt xa (khả năng thích ứng) để đạt được thành công”. Tổng quan lý thuyết nền Lý thuyết thành quả công việc Theo lý thuyết thành quả công việc của Blumberg và Pringle (1982),thành quả công việc cá nhân được hình thành bởi sự kết hợp của ba nhóm yếu tố, bao gồm: (1) các yếu tố về năng lực làm việc - khả năng về thể chất và khả năng nhận thức cho phép các cá nhân thực hiện công việc một cách hữu hiệu; (2) các yếu tố về năng lực tâm lý - đặc tính về tâm lý và đặc điểm về cảm xúc ảnh hưởng đến mức độ mà một cá nhân có xu hướng thực hiện công việc; và (3) các yếu tố về môi trường - yếu tố thuộc về ngữ cảnh xung quanh mỗi cá nhân, có thể hỗ trợ hoặc chống lại việc thực hiện công việc của mỗi cá nhân, đồng thời, nó nằm ngoài tầm kiểm soát của cá nhân.Trong đó, các yếu tố về môi trường thường ảnh hưởng đến thành quả công việc cá nhân thông qua các yếu tố về năng lực làm việc và năng lực tâm lý.
  13. 13 Lý thuyết truyền thông Lý thuyết truyền thông của Shannon và Weaver (1949) đưa ra khái niệm về cấp độ thông tinnhằm thể hiện ảnh hưởng mang tính quy trình của thông tin đến thành quả. Trong đó, cấp độ hiệu lực, còn được gọi là cấp độ tác động là một tập hợp các sự kiện xảy ra, bao gồm việc nhận thông tin; đánh giá thông tin; và việc sử dụng của thông tin, dẫn đến sự thay đổi trong hành vi của người sử dụng thông tin. Nói cách khác, NQL thông qua việc tiếp nhận thông tin, hiểu thông tin, và sử dụng thông tin trong việc giải quyết những vấn đề cụ thể, sẽ thay đổi hành vi của mình trong việc ra quyết định quản lý. Lý thuyết trung gian nhận thức và Lý thuyết mở rộng và xây dựng cảm xúc tích cực Lý thuyết trung gian nhận thức của Smith và Lazarus (1991) cho rằng các yếu tố về môi trường tác động đến cảm xúc của mỗi cá nhân thông qua quá trình nhận thức của họ. Mỗi người đều được đặt trong những tình huống trong đời sống của tổ chức và sau khi đánh giá môi trường tác động đến nhận thức của họ, họ sẽ có những phản ứng về mặt cảm xúc.Theo lý thuyết mở rộng và xây dựng cảm xúc tích cực củaFredrickson (2001), cảm xúc tích cực sẽ dẫn đến sự mở rộng kinh nghiệm và xây dựng các nguồn lực, trong đó có nguồn lực tâm lý của cá nhân (ví dụ: vốn tâm lý). Việc vận dụng kết hợp lý thuyết trung gian nhận thức và lý thuyết mở rộng và xây dựng cảm xúc tích cực giúp giải thích ảnh hưởng của những yếu tố thuộc về môi trường tổ chức đến nguồn lực tâm lý của cá nhân (ví dụ: vốn tâm lý) thông qua quá trình thay đổi cảm xúc.
  14. 14 Phát triển giả thuyết và mô hình nghiên cứu Phát triển giả thuyết Trên cơ sở tổng kết các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan kết hợp với việc vận dụng các lý thuyết nền, các giả thuyết nghiên cứu được đề xuất như sau: Giả thuyết về ảnh hưởng trực tiếp giữa các khái niệm nghiên cứu: H1a: TTKTQT có ảnh hưởng tích cực đến thành quả công việc của NQL. H1b: TTKTQT có ảnh hưởng tích cực đến sự hữu hiệu của NQL. H2: TTKTQT có ảnh hưởng tích cực đến vốn tâm lý của NQL. H3a: Vốn tâm lý có ảnh hưởng tích cực đến thành quả công việc của NQL H3b: Vốn tâm lý có ảnh hưởng tích cực đến sự hữu hiệu của NQL H4: Thành quả công việc có ảnh hưởng tích cực đến sự hữu hiệu của NQL. Giả thuyết về vai trò của các biến trung gian: HTG1: Vốn tâm lý đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa TTKTQT và thành quả công việc của NQL HTG2: Vốn tâm lý đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa TTKTQT và sự hữu hiệu của NQL HTG3: Thành quả công việc của NQL đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa vốn tâm lý và sự hữu hiệu của NQL. Thiết kế mô hình nghiên cứu Hình 3.7. Mô hình nghiên cứu
  15. 15 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Giới thiệu Nội dung chương 4 tập trung trình bày các vấn đề về phương pháp nghiên cứu được sử dụng để kiểm định mô hình đo lường, mô hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu đã được thiết lập trong chương 3. Quy trình nghiên cứu Quy trình nghiên cứu với các nội dung công việc chi tiết được thể hiện trong sơ đồ dưới đây. Hình 4.1. Quy trình nghiên cứu Khái niệm nghiên cứu và thang đo Thông tin kế toán quản trị TTKTQT được đo lường bởi thang đo kế thừa từ Chenhall và Morris (1986) và Agbejule (2005). Cụ thể, thang đo được sử dụng để đo lường mức độ sử dụng TTKTQT của NQL.
  16. 16 Vốn tâm lý Nghiên cứu sử dụng thang đo được phát triển bởiLuthans và cộng sự (2007b) để đo lường vốn tâm lý của NQL. Thành quả công việc của nhà quản lý Ở khía cạnh hành vi, thành quả công việclà một khái niệm bậc ba bao gồm hai thành phần bậc hai là thành quả nhiệm vụ và thành quả theo ngữ cảnh. Thành quả nhiệm vụ Thành quả nhiệm vụ là một khái niệm bậc một, được đo lường bởi tập gồm tám biến quan sát kế thừa từ Mahoney và cộng sự (1963,1965). Thành quả theo ngữ cảnh Thành quả theo ngữ cảnh là một khái niệm bậc hai, với hai thành phần bậc một là sự cống hiến cho công việc, và tạo thuận lợi giữa các cá nhân, thang đo khái niệm này được kế thừa từ nghiên cứu củaVan Scotter và cộng sự (2000); Van Scotter và Motowidlo (1996). Sự hữu hiệu của nhà quản lý Thang đo khái niệm này được kế thừa từMott (1972). Theo đó, sự hữu hiệu của NQL là một khái niệm bậc hai, gồm ba thành phần bậc một: năng suất, khả năng thích nghi, và sự linh hoạt. Thu thập dữ liệu Xác định kích thước mẫu Theo Hair và cộng sự (2017a), cỡ mẫu tối thiểu khi áp dụng PLS- SEM có thể được xác định bằng 10 lần số lượng đường dẫn cầu trúc nhiều nhất cùng hướng về một biến tiềm ẩn cụ thể ở bất kỳ đâu trong
  17. 17 mô hình. Do vậy, theo nguyên tắc trên, cỡ mẫu tối thiểu của luận án được xác định là 30. Tổ chức thu thập dữ liệu Đối tượng thu thập dữ liệu của luận án là NQL trong các doanh nghiệp tại Việt Nam. Phương pháp khảo sát được lựa chọn để thực hiện việc thu thập dữ liệu. Quy trình và kỹ thuật phân tích dữ liệu Trước hết, mô hình đo lường sẽ được đánh giá về độ tin cậy của thang đo, giá trị hội tụ, và giá trị phân biệt. Tiếp đến, kiểm định đơn nhân tố Harman được sử dụng để đánh giá ảnh hưởngcủa sai lệch do phương pháp; hai tiêu chí SRMR, SRMtheta được sử dụng để kiểm tra độ phù hợp của mô hình với dữ liệu với; và hiện tượng đa cộng tuyến được đánh giá bởi chỉ số VIF. Sau đó, các mối quan hệ trong mô hình nghiên cứu sẽ được kiểm định theo quy trình phân tích vai trò biến trung gian của Zhao và cộng sự (2010). Đồng thời, sức mạnh giải thích của mô hình cũng được đánh giá thông qua việc sử dụng hệ số xác định R2, và tác động quy mô được đánh giá dựa vào hệ số f2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN Giới thiệu Chương này trình bày kết quả của quá trình phân tích dữ liệu và một số bàn luận về kết quả nghiên cứu. Kết quả thống kê mô tả Nghiên cứu nhận được tổng cộng 134 phản hồi hợp lệ về bảng câu hỏi. Kết quả thống kê về đặc điểm mẫu và thống kê mô tả về các biến chính được trình bày chi tiết trong luận án.
  18. 18 Đánh giá mô hình đo lường Đánh giá độ tin cậy của thang đo Kết quả phân tích cho thấy thang đo của các thành phần bậc thấp đều có giá trị độ tin cậy thỏa mãn ngưỡng đánh giá đề xuất, với 0,695 ≤ α ≤ 0,905, 0,720 ≤ρA≤ 0,911, và 0,831 ≤ CR ≤ 0,928. Đồng thời, kết quả tương tự cũng xảy ra với thành phần bậc cao với 0,716 ≤ α ≤ 0,909, và 0,850 ≤ CR ≤ 0,936. Đánh giá giá trị của thang đo Giá trị hội tụ Kết quả phân tích cho thấy AVE của các thành phần bậc thấp nhận giá trị từ 0,558 đến 1,000; đồng thời, AVE của các thành phần bậc caocó giá trị thấp nhất là 0,711. Kết quả này cho thấy AVE của cả thành phần bậc cao và thành phần bậc cao đều lớn hơn ngưỡng 0,5; do đó có thể kết luận rằng thang đo của các thành phần bậc thấp và thành phần bậc cao đều đạt giá trị hội tụ. Giá trị phân biệt Kết quả phân tích chỉ số HTMT và Fornell- Larcker cho thấy rằng thang đó tất cả khái niệm tiềm ẩn bậc thấp đều được đảm bảo giá trị phân biệt. Tương tự, kết quả tính toán chỉ số HTMT cho thấy giá trị phân biệt giữa các thành phần bậc cao với các thành phần bậc thấp cũng được đảm bảo. Kiểm định sai lệch do phương pháp Kết quả phân tích cho thấy không có nhân tố nào chiếm phần lớn phương sai, nhân tố đầu tiên chỉ chiếm 35,618% tổng phương sai trích. Do đó, có thể kết luận rằng không có bằng chứng về vấn đề sai lệch do phương pháp trong nghiên cứu này.
  19. 19 Độ phù hợp của mô hình với dữ liệu Kết quả cho thấy mô hình nghiên cứu phù hợp với dữ liệu được thu thập trong nghiên cứu với chỉ số SRMR = 0,074 và RMStheta = 0,12. Đánh giá mô hình cấu trúc Kiểm tra vấn đề đa cộng tuyến Kết quả tính toán cho thấy giá trị VIF của tất cả biến dự báo đều thấp hơn ngưỡng 5. Do vậy, có thể kết luận rằng, mô hình nghiên cứu không vi phạm vấn đề cộng tuyến. Kiểm định các mối quan hệ trong mô hình Kết quả đánh giá mô hình cấu trúc gồm tác động trực tiếp, tác động gián tiếp (cụ thể), và tác động tổng hợp của biến độc lập đến biến phụ thuộc được tác giả tổng hợp dưới đây. Bảng 5.. Tổng hợp kết quả phân tích mô hình cấu trúc Hình thức tác động ME JP PSY Trực tiếp 0,032 0,038 0,707 TTKTQT (MAI) Gián tiếp cụ thể 0,010a; 0,258b 0,570 Tổng hợp 0,456 0,608 0,707 Trực tiếp 0,365 0,806 Vốn tâm lý Gián tiếp cụ thể 0,220 (PSY) Tổng hợp 0,585 0,806 Thành quả công Trực tiếp 0,273 việc của NQL Gián tiếp cụ thể-- (JP) Tổng hợp 0,273 Ghi chú: a – biến trung gian là JP; b – biến trung gian là PSY
  20. 20 Đánh giá sức mạnh giải thích của mô hình Kết quả tính toán cho thấy sức mạnh giải thích của các biến độc lập trong mô hình đối với các biến phụ thuộc là từ mức độ trung bình đến mạnh với R2adj giao động từ 0.388 đến 0,690. Đánh giá tác động của quy mô Kết quả phân tích cho thấy TTKTQT thể hiện mức độ tác động quy mô lớn đến vốn tâm lý (f2 = 1,000 > 0,35); vốn tâm lý là biến độc lập giải thích được nhiều nhất sự thay đổi của thành quả công việc của NQL(f2 = 1,036); tác động quy mô của vốn tâm lý và thành quả công việc của NQL đối với sự hữu hiệu của NQL được đánh giá ở mức độ yếu với f2 = 0,054 và 0,038. Bàn luận kết quả nghiên cứu Kết quả đánh giá mô hình đo lường Một trong những điểm mới trong việc đánh giá mô hình đo lường của luận án so với các nghiên cứu có liên quan trước đây là việc đánh giá độ tin cậy và giá trị thang đo được thực hiện cho cả thành phần bậc thấp và thành phần bậc cao theo đề xuất của Sarstedt và cộng sự (2019). Điều này giúp đảm bảo mô hình đo lường được đánh giá đầy đủ, từ đó nâng cao ý nghĩa của các kết quả nghiên cứu khi phân tích mô hình cấu trúc. Bên cạnh đó, việc đo lường cùng lúc tất cả các thành phần bậc thấp của TTKTQT, hay việc tiếp cận đo lường thành quả của NQL theo hai khía cạnh khác nhau cũng là những điểm mới trong đánh giá mô hình đo lường của luận án. Kết quả kiểm định mô hình cấu trúc Kết quả kiểm định mô hình cấu trúc cho thấy sự phù hợp của mô hình với dữ liệu được thu thập, kết quả nghiên cứu không bị ảnh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2