BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI<br />
<br />
NGUYỄN THANH TÙNG<br />
<br />
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ PHANH TRÊN ĐƯỜNG<br />
CÓ HỆ SỐ BÁM KHÁC NHAU CỦA ĐOÀN XE<br />
SƠ MI RƠ MOÓC LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP<br />
NHẰM GIẢM THIỂU TAI NẠN GIAO THÔNG<br />
<br />
Chuyên ngành: Kỹ thuật cơ khí động lực<br />
Mã số:<br />
<br />
62520116<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br />
KỸ THUẬT CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC<br />
<br />
Hà Nội – 2016<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại:<br />
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học:<br />
1. PGS.TS. Võ Văn Hường<br />
2. PGS.TS. Nguyễn Phú Hùng<br />
<br />
Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quế<br />
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Văn Dũng<br />
Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Nhật Chiêu<br />
<br />
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp<br />
Trường họp tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội<br />
Vào hồi …….. giờ, ngày ….. tháng ….. năm ………<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:<br />
1. Thư viện Tạ Quang Bửu - Trường ĐHBK Hà Nội<br />
2. Thư viện Quốc gia Việt Nam<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
Tính cấp thiết của đề tài: Nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển ngày càng cao của xã hội, các<br />
đoàn xe sơ mi rơ moóc (ĐXSMRM) được chế tạo rất nhiều để phục vụ cho việc vận chuyển hàng<br />
hóa. Đoàn xe SMRM có công suất vận chuyển cao, góp phần giảm ùn tắc giao thông và giảm ô<br />
nhiễm môi trường. Tuy nhiên, việc phát triển ĐXSMRM cũng kéo theo nhiều hệ luỵ như:<br />
ĐXSMRM làm cầu đường mau bị hư hỏng và gây nhiều tai nạn giao thông. Để góp phần làm giảm<br />
tai nạn giao thông do ĐXSMRM gây ra tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu hiệu quả phanh trên<br />
đường có hệ số bám khác nhau của đoàn xe sơ mi rơ moóc làm cơ sở đề xuất giải pháp nhằm<br />
giảm thiểu tai nạn giao thông”.<br />
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: Kết quả nghiên cứu hiệu quả phanh ĐXSMRM của luận án<br />
là cơ sở ban đầu cho việc nghiên cứu động lực học phanh ĐXSMRM theo quy định của tiêu chuẩn<br />
TCVN 7360:2008 và ISO 7634:2007 [12], ECE-R13 [33] và ISO 14794: 2011 [24]. Mô hình và<br />
chương trình mô phỏng động lực học phanh ĐXSMRM cho phép khảo sát các trạng thái phanh<br />
ĐXSMRM nhằm tìm ra quy luật và giới hạn mất ổn định của đoàn xe khi phanh trong những điều<br />
kiện đường và kỹ thuật lái xe khác nhau, giúp cho lái xe có cơ sở điều khiển ổn định và an toàn.<br />
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo cho các công ty chế tạo nghiên cứu thay<br />
đổi kết cấu, cải tiến sản phẩm; làm cơ sở cho các nhà quản lý giao thông ban hành các quy định về<br />
thiết kế, chế tạo, đăng kiểm, vận hành ĐXSMRM; luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho<br />
cán bộ kỹ thuật và học viên ngành công nghệ ô tô.<br />
Điểm mới của luận án: Luận án là đã vận dụng hợp lý phương pháp tách cấu trúc hệ nhiều<br />
vật, mô tả ĐXSMRM 6 cầu chuyển động trong hệ tọa độ tương đối và sử dụng hệ phương trình<br />
Newton-Euler, lập trình theo cấu trúc mô đun. Luận án đã xây dựng phương pháp đo và hệ thống đo<br />
đồng thời 5 thông số động lực học phanh ĐXSMRM trong điều kiện Việt Nam. Thông qua thí<br />
nghiệm đã xác định được hàm hệ số bám x(sx) làm thông số đầu vào cho mô hình khảo sát.<br />
Cấu trúc của luận án: Luận án có 4 chương, 125 trang, 52 tài liệu tham khảo, 10 công trình<br />
đã công bố của luận án, 94 hình và đồ thị, 6 phụ lục.<br />
<br />
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br />
1.1 Xu thế phát triển ĐXSMRM và tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu<br />
Hiện nay, trên thế giới và Việt Nam đang có nhu cầu tăng cường vận tải bằng đoàn xe để tận<br />
dụng những hạ tầng giao thông đã phát triển nhằm giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông, giảm lượng<br />
khí thải, giảm ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, việc phát triển đoàn xe cũng kéo theo một số hệ luỵ<br />
như làm giảm tuổi thọ của đường, tăng tai nạn giao thông.<br />
1.2 Tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước<br />
1.2.1 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam<br />
Ở Việt Nam hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào về hiệu quả phanh ĐXSMRM được<br />
công bố, chỉ có một số công trình nghiên cứu về hệ thống phanh ô tô.<br />
1.2.2 Tình hình nghiên cứu của thế giới<br />
Đến nay trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hiệu quả phanh của ô tô được<br />
công bố. Các nghiên cứu tập trung giải quyết vấn đề nâng cao hiệu quả phanh và an toàn chuyển<br />
động cho ô tô. Trên cơ sở các nghiên cứu đó nhiều hệ thống phanh có điều khiển bằng điện tử được<br />
thiết kế chế tạo và sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về hiệu quả phanh của<br />
ĐXSMRM, đặc biệt là nghiên cứu phanh trên đường ướt, đường có hệ số bám thấp thì trên thế giới<br />
hiện nay chưa có nhiều.<br />
1.3 Mục tiêu, đối tượng, phương pháp nghiên cứu và giới hạn của đề tài<br />
1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu<br />
1<br />
<br />
Luận án nghiên cứu cơ sở khoa học, xác định các yếu tố ảnh hưởng của đường như hệ số bám<br />
và kỹ thuật vận hành như cường độ phanh, vận tốc bắt đầu phanh, góc quay vô lăng đến hiệu quả<br />
phanh ĐXSMRM trên đường bằng phẳng, nhằm đề xuất phương án nâng cao hiệu quả phanh dưới<br />
góc độ sử dụng và góc độ kết cấu để giảm thiểu tai nạn giao thông do ĐXSMRM gây ra.<br />
1.3.2 Đối tượng nghiên cứu<br />
Đoàn xe SMRM 6 cầu gồm XĐK Trung Quốc FAW 3 cầu và SMRM Tân Thanh 40F 3 cầu.<br />
1.3.3 Phương pháp nghiên cứu<br />
Nghiên cứu lý thuyết bằng mô hình không gian và thực nghiệm phanh đoàn xe SMRM trên<br />
đường. Luận án sử dụng phương pháp Newton-Euler để mô tả động lực học phanh ĐXSMRM.<br />
1.3.4 Giới hạn của đề tài<br />
Luận án chưa nghiên cứu ảnh hưởng của kết cấu, vật liệu chế tạo hệ thống phanh, kết cấu, vật<br />
liệu chế tạo lốp cũng như kết cấu của đường đến hiệu quả phanh ĐXSMRM.<br />
1.4 Nội dung nghiên cứu và cấu trúc luận án<br />
1.4.1 Nội dung nghiên cứu<br />
- Nghiên cứu tổng quan về hiệu quả phanh ô tô và ĐXSMRM;<br />
- Phân tích cấu trúc và lập mô hình không gian để mô tả động lực học phanh ĐXSMRM;<br />
Thiết lập hệ phương trình động lực học phanh đoàn xe; Mô phỏng các quá trình phanh đặc trưng<br />
trên đường thẳng và đường vòng;<br />
- Thí nghiệm xác định hàm hệ số bám x(sx) khi phanh của bánh xe trên đường khô và ướt;<br />
- Đánh giá hiệu quả phanh của ĐXSMRM; Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả phanh.<br />
1.4.2 Bố cục luận án<br />
Luận án được bố cục gồm 4 chương: Mở đầu; Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu;<br />
Chương 2. Mô hình động lực học phanh ĐXSMRM; Chương 3. Khảo sát động lực học phanh<br />
ĐXSMRM; Chương 4. Thí nghiệm phanh ĐXSMRM; Kết luận và kiến nghị<br />
1.5 Tóm tắt chương 1<br />
Hiện nay ĐXSMRM được sử dụng rất nhiều ở các nước trên thế giới và ở Việt Nam. Đoàn xe<br />
SMRM mang lại nhiều lợi ích kinh tế, xã hội nhưng cũng gây ra nhiều tai nạn giao thông cần phải<br />
nghiên cứu khắc phục. Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về hệ thống phanh<br />
ĐXSMRM và đạt được những kết quả rất khả quan; đã đề xuất áp dụng hệ thống phanh ABS trên<br />
ĐXSMRM ở Mỹ và Châu Âu. Ở Việt Nam còn ít công trình nghiên cứu về ĐXSMRM, chưa có<br />
công trình nghiên cứu về hiệu quả phanh ĐXSMRM được công bố và chưa có qui định bắt buộc sử<br />
dụng hệ thống phanh ABS trên ĐXSMRM.<br />
Hiện nay tiêu chí đánh giá hiệu quả phanh ĐXSMRM khi nghiên cứu chưa có công bố cụ thể.<br />
Khi nghiên cứu thường đánh giá hiệu quả phanh bởi hai tiêu chí chủ yếu là gia tốc phanh và ổn định<br />
quỹ đạo chuyển động thông qua góc lệch giữa thân XĐK và thân SMRM (K), trong đó tiêu chí ổn<br />
định chuyển động của đoàn xe khi phanh là quan trọng nhất [12, 19, 24, 33]. Để nghiên cứu hiệu<br />
quả phanh ĐXSMRM luận án chọn phương pháp nghiên cứu lý thuyết bằng mô hình không gian<br />
phi tuyến kết hợp với phương pháp thực nghiệm phanh ĐXSMRM trên đường.<br />
<br />
2<br />
<br />
Chương 2. MÔ HÌNH ĐỘNG LỰC HỌC PHANH<br />
ĐOÀN XE SƠ MI RƠ MOÓC<br />
Đoàn xe SMRM là hệ nhiều vật, liên kết phức tạp. Mô hình động lực học phanh ĐXSMRM là<br />
mô hình tích hợp gồm mô hình cơ học hệ nhiều vật được mô tả bằng hệ phương trình Newton-Euler<br />
và mô hình xác định lực liên kết dạng thích nghi như mô hình lốp. Luận án chọn mô hình không<br />
gian để có thể mô tả đầy đủ cấu trúc ĐXSMRM và đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu.<br />
2.1 Phân tích cấu trúc ĐXSMRM<br />
Đoàn xe SMRM có 2 thân, gồm XĐK và SMRM liên kết với nhau bằng khớp yên ngựa. Liên<br />
kết giữa khối lượng được treo và không được treo của ĐXSMRM thông qua hệ thống treo nhíp,<br />
được mô tả bằng các nội lực hệ thống treo là các hàm phi tuyến. Liên kết giữa xe và đường thông<br />
qua các bánh xe đàn hồi chịu biến dạng ở phương thẳng đứng, phương ngang, thể hiện qua phản lực<br />
lốp-đường.<br />
Để thuận tiện cho việc lập mô hình, luận án chia ĐXSMRM nghiên cứu thành 8 khối lượng<br />
(vật) cơ bản như sau: Khối lượng được treo của XĐK là mc1 đặt tại trọng tâm C1 của XĐK; Khối<br />
lượng được treo của SMRM là mc2 đặt tại trọng tâm C2 của SMRM; Khối lượng không được treo<br />
của các cầu là mAi đặt tại trọng tâm Ai của các cầu (i=1÷6), như hình (2.2).<br />
<br />
Hình 2.1 Khối lượng đoàn xe sơmi-rơmooóc<br />
<br />
* Một số giả thiết để lập mô hình: ĐXSMRM đối xứng trục theo chiều dọc; Cầu xe không<br />
quay quanh trục y; Cầu xe chuyển động theo trục x và trục z cùng với khối lượng được treo; Bỏ qua<br />
đàn hồi và ma sát trong khớp yên ngựa, lực cản không khí và mô men quay bánh xe quanh trục z;<br />
Độ đàn hồi của hệ thống treo tuyến tính trong miền làm việc và phi tuyến khi chạm vấu giới hạn<br />
hành trình; Độ cứng hướng kính lốp không thay đổi khi chưa tách bánh.<br />
2.2 Phương pháp lập mô hình<br />
Để mô tả động lực học ĐXSMRM ta có thể sử dụng các phương pháp Newton-Euler,<br />
D’Alembert/Jourdain, Lagrange. Trong đó, phương pháp Newton-Euler đơn giản hơn, cho phép<br />
phân chia cấu trúc và lập trình theo mô đun, có thể xác định được các quan hệ nội hàm [6, 25].<br />
2.2.1 Định nghĩa hệ tọa độ cho ĐXSMRM<br />
Để mô tả chuyển động của ĐXSMRM ta cần thiết lập một hệ tọa độ Descartes thuận bao gồm<br />
hệ toạ độ cố định G(OXYZ) và các hệ tọa độ vật B(Cxyz) như hình (2.2).<br />
2.2.2 Lực và mô men tác dụng lên ĐXSMRM<br />
Lực và mô men tác dụng lên ĐXSMRM như hình (2.3).<br />
<br />
3<br />
<br />