Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật cơ khí: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số công nghệ hàn plasma đến chất lượng mối hàn thép không gỉ SUS 304 dạng tấm
lượt xem 2
download
Mục đích nghiên cứu của luận án: Khảo sát, nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số quy trình công nghệ hàn plasma cho vật liệu thép không gỉ dạng tấm - thông qua đánh giá thành phần, tổ chức tế vi và đặc tính bền của mối liên kết hàn nhằm nâng cao chất lượng và năng suất mối hàn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật cơ khí: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số công nghệ hàn plasma đến chất lượng mối hàn thép không gỉ SUS 304 dạng tấm
- BỘ CÔNG THƯƠNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU CƠ KHÍ ĐỖ HẢI TĨNH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ THÔNG SỐ CÔNG NGHỆ HÀN PLASMA ĐẾN CHẤT LƯỢNG MỐI HÀN THÉP KHÔNG GỈ SUS 304 DẠNG TẤM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Ngành: Kỹ thuật Cơ khí Mã số: 9520103 Hà Nội, 2023
- Công trình được hoàn thành tại: Viện Nghiên cứu Cơ khí - Bộ Công Thương Người hướng dẫn khoa học: 1. Người hướng dẫn 1: PGS.TS. Đào Duy Trung 2. Người hướng dẫn 2: PGS.TS. Lê Thu Quý Phản biện 1: PGS.TS. Vũ Ngọc Pi Phản biện 2: PGS.TS. Trần Ngọc Hiền Phản biện 3: PGS.TS. Hoàng Văn Gợt Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Viện Họp tại: Viện Nghiên cứu Cơ khí - Bộ Công Thương Tòa nhà trụ sở chính: số 4 đường Phạm Văn Đồng, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội Vào hồi ………. giờ ………, ngày …….. tháng …….. năm …….. Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư viện Quốc gia Việt Nam 2. Thư viện Viện Nghiên cứu Cơ khí
- DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. V.Anh Nguyen, H. Seongming, N. Huu Manh, A. Murata, D. Hai Tinh, L. Thu Quy, S. Tashiro, M. Tanaka. A Novel Welding Solution Technology for Stamping Processes. AWS Sheet Metal Welding Conference XIX - Welding Solutions for Lightweight and Electric Vehicle Production. November 2-4, 2021: Conference at Laurel Manor, Livonia, Michigan, USA; 2. Đỗ Hải Tĩnh (2019): Hàn Micro plasma và ứng dụng, Tạp chí Doanh nghiệp cơ khí & Đời sống, tháng 1/2019, trang 57-59; 3. Đỗ Hải Tĩnh, Hà Minh Hùng, Đào Duy Trung, Nguyễn Văn Đức (2022): Nghiên cứu đặc điểm tổ chức tế vi vật liệu mối hàn plasma thép không gỉ tấm mỏng SUS 304, Tạp chí Cơ khí Việt Nam, số 293, T8/2022, trang 85-92; 4. Ha, M.H., Do, H.T., Vu, D., Dao, D.T., Le, T.Q. (2023). The Experimental Research on Plasma Welding of SUS 304 Stainless Steel Thin Plates. In: Nguyen, D.C., Vu, N.P., Long, B.T., Puta, H., Sattler, KU. (eds) Advances in Engineering Research and Application. ICERA 2022. Lecture Notes in Networks and Systems, Vol. 602. Springer, Cham. https://doi.org/10.1007/978-3-031-22200-9_100 (SCOPUS Q4); 5. Minh Hung Ha, Duong Vu, Hai Tinh Do: Experimetal Design in Plasma Welding of SUS 304 Stainless Steel Thin Plates, SPEKTA, Jurnal Pengabdian Kepada Masyarakat: Tecnologi dan Aplikasi, Universitas Ahmad Dahlan (UAD), 2023, Vol.4, No.1, pp 51-62; 6. Minh Hung Ha, Quan Hoang Nguyen*, Quy Huy Trieu, Hai Tinh Do, Duy Trung Dao, Thu Quy Le (2023): A Predictive Model for Tensile Strength of Plasma-Welded Joints in SUS 304 Stainless Steel Thin Sheets, 6th International Conference on Engineering and Research Application 2023 (ICERA 2023), Thai Nguyen City, December, 1-2, 2023, Code IP: 7430.
- MỤC LỤC 1. GIỚI THIỆU .................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết đề tài nghiên cứu của luận án ............ 1 1.2. Mục đích nghiên cứu của luận án ............................. 1 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 1 2.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài ............................... 1 2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................ 2 2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................... 2 3. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN............................................... 2 4. KẾT LUẬN .................................................................... 23 5. TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................. 24
- 1. GIỚI THIỆU 1.1. Tính cấp thiết đề tài nghiên cứu của luận án Trên thế giới, việc nghiên cứu các công nghệ hàn tiên tiến đang được đẩy mạnh ứng dụng ở nhiều nước công nghiệp phát triển (G7, G20) từ những năm 1970 trở lại đây. Ở Việt Nam hiện nay, ngành công nghiệp cơ khí chế tạo đang ngày càng được đầu tư đổi mới với trang thiết bị, công nghệ tiên tiến nhập khẩu từ nước ngoài. Định hướng nghiên cứu của luận án là trên cơ sở tổng hợp, phân tích một số công bố điển hình trong vài chục năm gần đây trên thế giới và ở Việt Nam, từ kết quả đó đưa ra phương án khả thi cho việc nghiên cứu bằng thực nghiệm tìm ra chế độ hàn plasma tốt nhất và phù hợp với tính năng của thiết bị hàn plasma tiên tiến LINCOLN C3-MATIC 32-33. 1.2. Mục đích nghiên cứu của luận án Khảo sát, nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số quy trình công nghệ hàn plasma cho vật liệu thép không gỉ dạng tấm - thông qua đánh giá thành phần, tổ chức tế vi và đặc tính bền của mối liên kết hàn nhằm nâng cao chất lượng và năng suất mối hàn. Bằng thực nghiệm khi sử dụng thiết bị hàn tiên tiến của hãng LINCOLN ELECTRIC (Mỹ) để khảo sát, nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số công nghệ hàn plasma. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của luận án: liên kết hàn giáp mối thép không gỉ SUS 304 dạng tấm ở vị trí hàn bằng. Hàn plasma sử dụng thiết bị hàn tiên tiến LINCOLN C3- MATIC, mô đen 450+/Plasma – SP7 Turnmatic TT để tạo phôi liên kết hàn plasma thép SUS 304 cho thí nghiệm của luận án; Hàn giáp mối ở vị trí hàn bằng, khí bảo vệ là Ar, khí tạo plasma là Ar + 5% H2, liên kết hàn giáp mối với khe hở bằng không; 1
- Khảo sát ảnh hưởng của 4 thông số chế độ công nghệ hàn (Ih, Ib, vh, vcd) đối với các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hàn thông qua bộ các tiêu chí: đặc tính cơ –lý ở trạng thái tĩnh, đặc tính kim tương học của liên kết hàn. 2.2. Nội dung nghiên cứu Trong các thí nghiệm thăm dò định hướng công nghệ hàn plasma (TNĐ 1) sử dụng phôi hàn với 2 loại chiều dày phôi hàn thép không gỉ SUS 304: δ01 = 1,5 mm và δ02 = 2 mm và dây hàn sử dụng là mác 308L đường kính 1mm. Trong các thí nghiệm mô phỏng TNĐ 1 chỉ nghiên cứu một loại chiều dày phôi hàn δ02 = 2 mm; Ứng dụng công nghệ hàn plasma sử dụng dây hàn phù hợp với phôi thép hàn bằng thép không gỉ tấm SUS 304 trên thiết bị plasma tiên tiến LINCOLN C3-MATIC 32-33, mô-đen 450+/Plasma–SP7 Turnmatic TT, thiết bị dùng cho sản xuất công nghiệp để tạo phôi; Xây dựng mô hình toán học mô phỏng dự báo các đặc tính bền cơ học của vật liệu liên kết hàn plasma thép SUS 304 trong miền điều chỉnh thích hợp sau khi xử lý kết quả thăm dò định hướng công nghệ, đảm bảo chất lượng liên kết hàn hoàn toàn đạt mức yêu cầu của người sử dụng. 2.3. Phương pháp nghiên cứu Kết hợp nghiên cứu tổng hợp tài liệu tham khảo với nghiên cứu thực nghiệm trên thiết bị hàn plasma hiện đại 3 thông số công nghệ hàn plasma là: cường độ dòng plasma mức trên (Ih, A); cường độ dòng plasma mức dưới (Ib, A) và tốc độ hàn (vh, cm/ph). Các đặc tính khác của liên kết hàn plasma thép không gỉ SUS 304 như: kích thước hình học mối hàn plasma; biến dạng trung bình (fNt.B) – kết quả ảnh hưởng của nhiệt năng tích lũy trong quá trình hàn; độ cứng tế vi (HV0,2) được tổng hợp và thể hiện bằng biểu đồ 2D. 3. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN Gồm 4 chương Nội dung luận án gồm các chương và phần chính sau LỜI MỞ ĐẦU Chương 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HÀN PLASMA 2
- 1.1 Phân loại công nghệ hàn tiên tiến Trong thế kỷ 19, những bước đột phá lớn trong hàn được thực hiện. Việc sử dụng các ngọn lửa mở (axetylen) là một cột mốc quan trọng trong lịch sử của hàn vì ngọn lửa mở, cho phép sản xuất các công cụ kim loại phức tạp và thiết bị. Anh Edmund Davy phát hiện acetylene trong năm 1836 và axetylen đã sớm sử dụng bởi các ngành công nghiệp hàn. Một số trong những phát triển gần đây trong ngành công nghiệp bao gồm hàn ma sát quá trình hàn phát triển ở Nga, và hàn laser phát triển ở Mỹ, Đức, Trung Quốc. Laser được phát triển trong phòng thí nghiệm Bell Telephone nhưng giờ đây nó được sử dụng cho các loại công việc hàn. Hàn plasma là một phương pháp hàn hồ quang biến thể. Về bản chất khoa học, phương pháp hàn này cũng như hàn hồ quang, lợi dụng nhiệt của hồ quang (phần lõi) để làm nóng chảy kim loại cần hàn. Ta dùng thiết bị để tập trung dòng vào lõi hồ quang (plasma) vào dòng nhỏ có nhiệt độ cao. Hình 1.1. Nguyên lý hàn hồ quang plasma (a) và mở rộng khu vực hàn lỗ khóa (b) 3
- Phương pháp hàn plasma có các tính chất đặc biệt nhờ thiết kế đầu hàn. Theo đường kính lỗ vòi phun, cường độ dòng điện hàn và lưu lượng khí tạo plasma, có thể đưa ra ba phương pháp hàn hồ quang plasma: + Phương pháp hàn microplasma được sử dụng với dòng hàn trong khoảng 0,1÷15 A. So với hàn hồ quang bằng điện cực không nóng chảy trong môi trường khí bảo vệ ở dải cường độ thấp, chiều dài hồ quang microplasma dài hơn nhiều. + Phương pháp hàn plasma được sử dụng với dòng hàn trung bình trong khoảng 15÷100A. Tương tự như hàn hồ quang bằng điện cực không nóng chảy bình thường. Tuy có thể tăng lưu lượng khí tạo plasma để tăng chiều sâu chảy nhưng không khí có thể lẫn vào hồ quang do dòng chảy rối của khí bảo vệ. + Phương pháp hàn plasma lỗ khóa được sử dụng với dòng hàn trên 100A. Hình thành do tăng cường độ dòng điện hàn và lưu lượng khí tạo plasma. Hồ quang plasma này có công suất rất lớn, tương tự như của tia laser. Khi hàn, hồ quang plasma xuyên thủng vật liệu, tạo ra một lỗ khóa với kim loại nóng chảy của vũng hàn bao quanh lỗ khóa để tạo ra kim loại mối hàn. 1.2 Tổng quan về công nghệ hàn plasma 1.2.1 Tình hình nghiên cứu phát triển, ứng dụng hàn plasma ở ngoài nước Ở các nước công nghiệp phát triển trên thế giới, nhiều cải tiến mới trong lĩnh vực công nghệ hàn tiên tiến, trong đó có hàn bằng năng lượng plasma (PAW) và hàn microplasma (MPAW) đã được nhiều nhà khoa học tiến hành nghiên cứu chuyên sâu. Lấy ví dụ như tác giả công trình năm 2014 đã đưa ra bài tổng quan hệ thống hóa 297 công trình báo cáo và bài báo khoa học đã được công bố trong giai đoạn từ năm 1960 đến năm 2002. Từ năm 2002 đến năm 2005 có bài báo khoa học về các vấn đề: Nghiên cứu giám sát trực tuyến quá trình hàn plasma; Nghiên cứu giám sát bề mặt mối hàn khi sử dụng cảm biến thu tín hiệu không chuyển dịch dòng plasma,… 1.2.2 Tình hình nghiên cứu công nghệ hàn plasma ở Việt Nam Để góp phần nghiên cứu và bước đầu tìm hiểu về các công nghệ hàn tiên tiến, trong đó có hàn plasma, microplasma, nhằm mục đích nâng cao 4
- chất lượng sản phẩm kết cấu hàn, năm 2008 đã có một đề tài nghiên cứu khoa học cấp - Bộ Công Thương (mã số 321.08.RD/HĐ-KHCN) về vấn đề: “Nghiên cứu công nghệ hàn plasma và microplasma trong chế tạo chi tiết máy thành mỏng bằng các vật liệu đặc biệt”, do Viện Nghiên cứu Cơ khí chủ trì thực hiện. Đối tượng nghiên cứu là: hàn vật liệu thép đặc biệt và hợp kim đồng. Kết quả chính của đề tài mới chỉ dừng lại ở mức đề xuất quy trình công nghệ hàn plasma, microplasma nói chung, chưa đi sâu vào các vấn đề cụ thể để tối ưu hóa các thông số đầu vào như lưu lượng khí, cường độ dòng điện hàn, tốc độ hàn, v.v... 1.3 Cơ sở lý thuyết về công nghệ hàn plasma Hàn plasma (PAW) là quá trình hàn liên kết vật liệu kim loại bằng dòng xung hồ quang thu hẹp giữa điện cực giữa dây hàn nóng chảy và phôi hàn hoặc điện cực không nóng chảy, tương tự như quá trình GTAW, nhưng hồ quang của PAW phun qua lỗ nhỏ của một chụp thu hẹp hồ quang được làm mát bằng nước, có thể áp dụng kết cấu hàn có lỗ khóa. 1.4 Xác định nội dung nghiên cứu của luận án Các nội dung nghiên cứu chính sau đây: 1) Nghiên cứu tài liệu tham khảo, tổng hợp, phân tích đánh giá các kết quả nghiên cứu về cơ sở lý thuyết, thực nghiệm và triển khai ứng dụng của một số nhà khoa học chuyên ngành ngoài nước và trong nước để lựa chọn miền giới hạn nội dung trọng tâm cần nghiên cứu của luận án; 2) Lựa chọn vật liệu, thiết bị thí nghiệm, phương pháp nghiên cứu, phù hợp với tính năng lực thực tế của thiết bị hàn tiên tiến LINCOLN C3- MATIC 32-33. 3) Tiến hành các thí nghiệm sàng lọc và thí nghiệm theo quy hoạch thực nghiệm đầy đủ đã nêu trong phương pháp thí nghiệm nêu trên. 4) Đưa ra giới hạn phạm vi miền lựa chọn của các thông số công nghệ đầu vào; dự kiến các hàm mục tiêu đầu ra; chọn các điều kiện biên cơ bản phù hợp tính năng thiết bị hàn plasma cho các bước tiến hành thí nghiệm thăm dò định hướng công nghệ (L9 - Taguchi). 6) Tổng kết những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án và đưa ra khuyến cáo lựa chọn chế độ hàn plasma hợp lý đối với kết cấu giáp mối thép không gỉ tấm SUS 304 cho các nhà sản xuất trong nước. 5
- Kết luận chương 1) Việc hệ thống hóa một số vấn đề cơ sở thực tiễn của kỹ thuật hàn plasma, microplasma qua tham khảo một số tài liệu đã công bố ngoài nước và trong nước gần đây cho thấy có thể nghiên cứu và đưa vào ứng dụng trên thực tiễn sản xuất sẽ cho hiệu quả tốt cho các nhà doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng cơ khí từ vật liệu thép không gỉ cho các ngành kinh tế - kỹ thuật ở Việt Nam; 2) Các nghiên cứu phát triển công nghệ và thiết bị hàn plasma, microplasma nói chung được các nhà khoa học trên thế giới đi theo nhiều hướng là cơ sở khoa học cho lựa chọn nội dung nghiên cứu chính của luận án; 3) Đưa ra định hướng sơ bộ về một số nội dung nghiên cứu cụ thể chính của luận án gắn liền với năng lực trang thiết bị thí nghiệm hiện có tại một doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm cơ khí từ vật liệu thép không gỉ và thép hợp kim khác. Chương 2: VẬT LIỆU, THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Vật liệu thí nghiệm Để thực hiện với yêu cầu đầu bài của luận án liên quan đến thép không gỉ, Tập thể người hướng dẫn và nghiên cứu sinh đã lựa chọn SUS304 với một số lý do sau: Khả năng chịu nhiệt tốt; Khả năng chống chịu ăn mòn cao; Khả năng gia công tạo hình tốt 2.2 Thiết bị và phương pháp thí nghiệm Một số hình ảnh về hệ thống thiết bị hàn tiên tiến LINCOLN C3- MATIC 32-33 hiện có tại Công ty Cổ phần ERESSON Việt Nam. Đây là một hệ thống thiết bị hàn tiên tiến của hãng LINCOLN ELECTRIC cung cấp, biến thể dùng cho sản xuất ở quy mô công nghiệp, đảm bảo như một công cụ hiện đại chủ lực với đặc điểm. - Phôi hàn gồm các tấm thép không gỉ SUS 304 được mua sẵn trên thị trường ở Việt Nam. Phôi thép hàn được kiểm tra thành phần hóa học trước khi cắt thành các mảnh ghép giáp mối như quy định ở phần trên; 6
- - Phôi thép không gỉ SUS 304 được cắt đúng kích thước yêu cầu tùy thuộc chủng loại kết cấu hàn cần ghép bằng phương pháp dập cắt trên máy cắt. Hình 2.1. Sơ đồ khối các bước thí nghiệm hàn plasma của luận án Kiểm tra chất lượng mối hàn plasma trên mẫu thí nghiệm TNĐ 1 7
- - Phương pháp lấy mẫu thử phá hủy xác định cơ tính mối hàn Hình 2.2. Sơ đồ nguyên lý cách cắt lấy phôi để gia công mẫu thử kéo phá hủy liên kết hàn plasma (a); phôi gia công mẫu khảo sát các đặc tính kim tương học (HV0,2) (b) và hình thái và tổ chức tế vi theo mặt cắt ngang mối hàn plasma (b) Mẫu thử kéo phẳng có đầu Hình 2.3. Bản vẽ gia công mẫu thử phá hủy xác định độ bền kéo liên kết hàn plasma theo TCVN 197-1: 2014 (a); ảnh một số mẫu thử điển hình sau khi hàn plasma (b) 8
- a) Hướng khảo sát b) Hình 2.4. Sơ đồ nguyên lý khảo sát đặc tính kim tương học vật liệu mối hàn plasma thép không gỉ tấm SUS 304 của luận án Thí nghiệm hàn plasma thép không gỉ SUS 304 theo ma trận trực giao 3 mức 3 yếu tố 9
- Bảng 2.1. Các thông số chế độ thí nghiệm hàn plasma thép không gỉ SUS 304 (TNĐ 1) Chiều Cường độ Lưu Đường Cường độ Tốc độ Tốc độ Tần dày dòng xung lượng Số thí kính dây dòng xung hàn cấp dây suất phôi plasma khí bảo nghiệm hàn, d, plasma mức plasma, hàn vc.d, xung, hàn, , mức dưới, vệ G, mm trên Ih, A vh, cm/ph cm/ph F, Hz mm Ib, A lít/phút 1 ÷ 27 2 1,0 80; 90;100 50; 55; 60 24; 28;32 80 0,5 80 Ghi chú: Cấp khí cho quá trình hàn plasma: Ar + 5% H2; Hiệu suất xung N = 70 % Bảng 2.2. Chế độ quy hoạch thực nghiệm toàn phần 3 mức 3 yếu tố khi hàn thép không gỉ SUS 304 Mức điều chỉnh Bước điều Thông số chế độ hàn Ký hiệu 0 1 2 chỉnh Cường độ dòng xung plasma mức trên, A X1 = Ih 80 90 100 10 Cường độ dòng xung plasma mức X2 = Ib 50 55 60 5 dưới, A Tốc độ hàn, cm/phút X3 = vh 24 28 32 4 10
- Bảng 2.3. Ký hiệu mã hóa các chế độ thực nghiệm hàn plasma thép không gỉ SUS 304 sắp xếp theo ma trận trực giao 3 mức 3 yếu tố (TNĐ 1) Các yếu tố đầu vào khảo sát X2 (Mức 0) X2 (Mức 1) X2 (Mức 2) X1 (Mức 0) 000 010 020 X3 X1 (Mức 1) 100 110 120 (Mức 0) X1 (Mức 2) 200 210 220 X1 (Mức 0) 001 011 021 X3 X1 (Mức 1) 101 111 121 (Mức 1) X1 (Mức 2) 201 211 221 X1 (Mức 0) 002 012 022 X3 X1 (Mức 1) 102 112 122 (Mức 2) X1 (Mức 2) 202 212 222 11
- Phương pháp đánh giá chất lượng liên kết hàn plasma thép SUS 304 Tất cả các mẫu thí nghiệm theo quy hoạch đầy đủ 3 mức 3 yếu tố 33 (TNĐ 1) tùy theo chế độ hàn plasma thép không gỉ tấm SUS 304 sau khi làm nguội đều được kiểm tra đánh giá chất lượng liên kết hàn được thực hiện tương tự như đối với các mẫu thí nghiệm thăm dò định hướng công nghệ (TNĐ 1) được trình bày ở tiểu mục tiếp theo. Xây dựng mô hình toán học đặc tính bền mối hàn plasma thép SUS 304 Đây là một bước khái quát kết quả thực nghiệm lên một tầm cao hơn ở dạng đưa ra công thức toán học thực nghiệm thích hợp, mô tả gần đúng mối tương quan giữa các thông số công nghệ chủ yếu đầu vào đã chọn và hàm mục tiêu đầu ra cần tìm (độ tin cậy của mô hình có thể chọn ở mức 95% giá trị danh nghĩa). 2.3 Phương pháp tính toán xây dựng hàm mục tiêu chất lượng mối hàn plasma thép SUS 304 Phương pháp lập ma trận thực nghiệm trực giao 3 mức 3 yếu tố 33 Việc áp dụng để giải bài toán này có thể thực hiện các thí nghiệm khoa học bằng cách xác lập mô hình toán học để đánh giá chất lượng liên kết hàn thông qua các hàm mục tiêu độ bền kéo ki, giới hạn chảy si, và độ giãn dài tương đối Li do ảnh hưởng của quá trình hàn plasma như là các hàm số của những thông số độc lập đầu vào cần khảo sát gồm: Y = f (Ih, Ib, vh, vcd, ...) trong đó: Ih – Cường độ dòng plasma mức trên (A); Ib – Cường độ dòng plasma mức dưới, (A); vh – Tốc độ hàn (theo phương dọc mối hàn), cm/phút; vcd. Các điều kiện biên khác (như Tốc độ cấp dây bù; …). Sơ đồ nguyên lý mô hình thí nghiệm của luận án Phương pháp đo trực tiếp và xử lý số liệu thực nghiệm 12
- Để tính toán các giá trị trung bình của yếu tố lựa chọn là các thông số đầu vào cần khảo sát (X), sai số tiêu chuẩn SX, độ lệch quân phương (Dispersi) S2X và sai số tích luỹ X: 1) Nếu Xi là giá trị đo thông số công nghệ nào đó, thì: Xi = (ai i) ở đây: ai – số đo của Xi; i – sai số của dụng cụ đo; i – chỉ số ký hiệu thông số được đo. Sai số tương đối trong trường hợp này là: i/ai 2) Khi đó giá trị sai số tuyệt đối là: Xi = i.ai Phương pháp tính toán các hàm mục tiêu đặc tính cơ - lý vật liệu mối hàn Các bước chủ yếu trong tính toán xây dựng mô hình toán học gồm: 1) Thiết lập các Bảng số liệu thống kê các thông số công nghệ chủ yếu và kết quả đo đạc chỉ tiêu đánh giá hàm mục tiêu đầu ra (giới hạn chảy mối hàn,...) sau khi đã kiểm tra tính đồng nhất của các số liệu thống kê; 2) Xây dựng các đa thức trực giao theo các thông số công nghệ chủ yếu đã chọn (Bảng 2.6); 3) Tính các hệ số ẩn trong mô hình toán học mô tả ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến hàm mục tiêu đầu ra cần tìm; 4) Kiểm tra tính thích hợp của mô hình toán tối ưu nhận được theo tiêu chuẩn Fisher ở mức độ phù hợp đã chọn; Kết luận về độ chính xác mô phỏng của mô hình toán học nhận được so với kết quả thực nghiệm. Kết luận chương 1) Thiết bị hàn plasma của hãng LINCOLN ELECTRIC có khả năng điều khiển tự động quá trình hàn với 3 thông số đầu vào (Ih, Ib và vh); 2) Phương pháp thí nghiệm hàn plasma thép không gỉ SUS 304 theo mô hình thí nghiệm và quy trình thực hiện đề xuất đồng thời với việc áp dụng phương pháp tính toán xử lý số liệu thống kê toán học thực nghiệm; 3) Các chỉ tiêu chất lượng khác như: biến dạng võng do ảnh hưởng của nhiệt hàn; chiều rộng vùng ảnh hưởng nhiệt; các đặc tính kim tương học như: ảnh tổ chức thô đại mối hàn, tổ chức tế vi. 13
- Chương 3: NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH MỐI HÀN PLASMA THÉP SUS 304 3.1 Đánh giá ngoại dạng mối hàn plasma thép SUS 304 Ký Các thông số công nghệ hàn Chiều cao mối hàn, Chiều rộng mối hàn, hiệu được khảo sát mm mm mẫu 𝐼 , 𝐼 , 𝑣 , 𝑣. , δ. Gpl; N, % Phía Phía dưới, Max, Phía Phía A A cm/ph cm/ph mm l/ph trên, ℎ ℎ hi trên, 𝑏 dưới, 𝑏 01 100 60 34 80 2 2 70 0,438 0,192 2,639 5,404 3,507 02 80 50 40 90 2 2 70 1,004 0,281 3,271 4,043 1,487 03 90 50 30 80 2 2 70 0,471 0,063 2,528 4,531 1,402 04 90 50 25 80 2 2 70 0,389 0,354 2,687 5,342 3,502 05 90 50 30 90 2 2 70 0,465 0,494 2,907 5,210 2,767 06 90 50 28 90 2 2 70 0,442 0,389 2,787 5,543 3,266 07 95 50 32 90 2 2 70 0,514 0,425 2,742 5,304 2,679 08 95 50 30 90 2 2 70 0,537 0,318 2,842 5,499 3,717 09 100 50 30 90 2 2 70 0,505 0,437 2,918 5,459 3,595 11 60 30 30 75 1,5 2 70 0,337 0,547 2,192 4,843 3,908 12 50 25 25 65 1,5 2 70 0,431 0,479 2,338 3,950 2,841 13 70 35 30 75 1,5 2 70 0,100 0,232 1,517 4,577 3,824 Ghi chú: Lưu lượng cấp khí bảo vệ 𝐺 = 80 l/ph; Đường kính dây hàn, 𝑑 = 1,0 mm 14
- a) Mẫu 01 T b) Mẫu 01 D c) Mẫu 02 T d) Mẫu 02 D e) Mẫu 03 T f) Mẫu 03 D g) Mẫu 04 T h) Mẫu 04 D k) Mẫu 05 T l) Mẫu 05 D Hướng hàn dọc theo đường ghép nối 15
- Hình 3.1. Ảnh hình thái bề mặt mối hàn phụ thuộc vào các chế độ hàn thực nghiệm thép SUS 304 (nhóm 1, chiều dày 2 mm) a) Mẫu 06 T b) Mẫu 06 D c) Mẫu 07 T d) Mẫu 07 D e) Mẫu 08 T f) Mẫu 08 D g) Mẫu 09 T h) Mẫu 09 D Hướng hàn dọc theo đường ghép nối Hình 3.2. Ảnh hình thái bề mặt mối hàn phụ thuộc vào các chế độ hàn thực nghiệm thép SUS 304 (nhóm 2, chiều dày 2 mm) 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 303 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 288 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 179 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 266 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 222 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 175 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 198 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 148 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 135 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 170 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn