Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ảnh hưởng va chạm giữa khâu cơ sở của máy tự động với hộp súng đến ổn định của súng khi bắn
lượt xem 0
download
Luận án nghiên cứu cơ sở khoa học xác định một số thông số về khe hở va chạm và điểm va chạm giữa khâu cơ sở với hộp súng, có ảnh hưởng đến chuyển động của các loại súng tự động, nhằm nâng cao độ chính xác bắn, định hướng cho quá trình thiết kế, chế tạo cũng như khai thác sử dụng súng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ảnh hưởng va chạm giữa khâu cơ sở của máy tự động với hộp súng đến ổn định của súng khi bắn
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ ---------------------- NGUYỄN QUANG VĨNH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG VA CHẠM GIỮA KHÂU CƠ SỞ CỦA MÁY TỰ ĐỘNG VỚI HỘP SÚNG ĐẾN ỔN ĐỊNH CỦA SÚNG KHI BẮN Chuyên ngành: CƠ HỌC KỸ THUẬT Mã số: 62.52.02.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT Hà Nội - 2010
- Công trình được hoàn thành tại Học viện Kỹ thuật Quân sự Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Nguyễn Hồng Lanh 2. PGS.TS Phạm Huy Chương Phản biện 1: GS.TSKH Phạm Văn Lang Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch Phản biện 2: PGS.TS Đinh Văn Phong Đại học Bách khoa Hà nội Phản biện 3: PGS.TS Bùi Ngọc Hồi Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Kỹ thuật Quân sự. Vào hồi ngày tháng năm 2010 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia Việt nam - Thư viện Học viện KTQS
- DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 1. Nguyễn Hồng Lanh, Nguyễn Quang Vĩnh (2005), “Khảo sát ổn định của súng tiểu liên có kể đến ảnh hưởng của loa bù khí”, Tạp chí Khoa học và Kỹ thuật, Học viện Kỹ thuật quân sự, số110 (I- 2005) tr 84-89. 2. Nguyễn Hồng Lanh, Nguyễn Quang Vĩnh (2007), “Ảnh hưởng của xung va chạm đến ổn định của súng tự động khi bắn”, Tạp chí Nghiên cứu khoa học kỹ thuật và Công nghệ quân sự, Trung tâm khoa học kỹ thuật và Công nghệ Quân sự, số 19 (6-2007) tr 24-27. 3. Phạm Huy Chương, Nguyễn Hồng Lanh, Nguyễn Quang Vĩnh (2008), “Nghiên cứu ảnh hưởng của giảm va đến ổn định của súng tự động có giá khi bắn”, Tạp chí Nghiên cứu khoa học kỹ thuật và Công nghệ quân sự, Trung tâm khoa học kỹ thuật và Công nghệ Quân sự, số 23 (6-2008) tr 67-71. 4. Phạm Huy Chương, Nguyễn Hồng Lanh, Nguyễn Quang Vĩnh, Nguyễn Văn Dũng (2009), “Ổn định của thiết bị xung nhiệt khi kể tới ảnh hưởng va chạm không đối xứng và có khe hở động giữa khâu cơ sở và thân hộp”, Tuyển tập công trình hội nghị Cơ học toàn quốc kỷ niệm 30 năm Viện Cơ học và 30 năm Tạp chí Cơ học, Hà nội, (8-9/4/2009), tr 213-221. 5. Nguyễn Quang Vĩnh, Nguyễn Văn Dũng, Vũ Xuân Long (2009), “Nghiên cứu ổn định của súng tự động khi có ảnh hưởng va chạm không đối xứng giữa khâu cơ sở và hộp súng”, Tạp chí Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ quân sự, Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự, số 1(6-2009) tr 92-97. 6. Nguyễn Hồng Lanh, Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Quang Vĩnh (2009), “Nghiên cứu ảnh hưởng của tham số khối lượng tới quá trình làm việc của máy tự động theo nguyên lý trích khí”, Tạp chí Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ quân sự, Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự, số 1(6-2009) tr 98-103. 7. Nguyễn Quang Vĩnh (2009), “Bài toán va chạm có khe hở liên kết động giữa khâu cơ sở và hộp súng trong súng tự động khi bắn”, Tuyển tập công trình Hội nghị Khoa học Các nhà nghiên cứu trẻ năm 2009, Học viện Kỹ thuật quân sự, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Tr 110-117.
- 1 MỞ ĐẦU Súng tự động khi bắn chuyển động trong không gian. Khâu cơ sở va chạm với hộp súng với xung va chạm lớn, đặc biệt khi va chạm đầu và cuối hành trình, điểm va chạm thường không nằm trên trục đối xứng và giữa các khâu luôn tồn tại khe hở làm ảnh hưởng tới chuyển động của súng đồng thời ảnh hưởng tới quá trình làm việc của máy tự động theo tần xuất của phát bắn. Đề tài: "Nghiên cứu ảnh hưởng va chạm giữa khâu cơ sở của máy tự động với hộp súng đến ổn định của súng khi bắn" góp phần hoàn thiện bài toán động lực học súng tự động, làm cơ sở khoa học nâng cao độ chính xác bắn cho các loại súng bộ binh được sản xuất trong nước. Mục đích nghiên cứu của luận án: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định một số thông số về khe hở va chạm và điểm va chạm giữa khâu cơ sở với hộp súng, có ảnh hưởng đến chuyển động của các loại súng tự động, nhằm nâng cao độ chính xác bắn, định hướng cho quá trình thiết kế, chế tạo cũng như khai thác sử dụng súng. Ý nghĩa khoa học: Hoàn thiện hơn việc xây dựng mô hình tính chuyển động của súng. Bổ sung việc xác định các đại lượng vế phải hệ phương trình chuyển động khi kể tới ảnh hưởng khe hở và vị trí điểm va chạm. Giảm bớt các giả thiết của mô hình đã có, nâng cao tính sát thực của tính toán lý thuyết, xây dựng cơ sở khoa học lựa chọn biện pháp nâng cao độ chính xác bắn của súng tự động. Ý nghĩa thực tiễn: Bổ sung và hoàn chỉnh cho việc khảo sát, đánh giá chất lượng khi thiết kế vũ khí, góp phần định hướng và giảm chi phí khi thiết kế mới. Bước đầu cung cấp luận cứ khoa học để đánh giá chất lượng của vũ khí chủ yếu là độ chính xác bắn sau một thời gian sử dụng liên quan điểm va chạm và khe hở va chạm do mòn.
- 2 Chương I: Tổng quan về chuyển động của súng tự động khi bắn 1.1. Một số vấn đề chung về ổn định của súng tự động 1.1.1. Tiêu chí đánh giá ổn định của súng Ổn định của súng là khả năng súng giữ được vị trí ban đầu khi bắn với độ chính xác nhất định trong điều kiện bắn tự nhiên [9]. Ổn định của súng khi bắn ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác bắn. Độ chính xác bắn biểu thị khả năng bắn trúng mục tiêu, nó bao gồm độ chụm và độ trúng. Khi bắn loạt, góc bắn của phát bắn tiếp theo không giống phát bắn trước, dẫn đến vị trí các vết chạm của đạn trên bia thay đổi, nghĩa là độ chính xác bắn của súng thay đổi. Ổn định của súng tự động khi bắn, nhất là bắn loạt được đánh giá thông qua độ chính xác bắn, chủ yếu là độ chụm khi bắn. Súng được coi là ổn định nếu trong loạt bắn các vết đạn trên bia nằm trong giới hạn tản mát cho phép đối với từng loại súng. 1.1.2. Đặc trưng ổn định của súng tự động Nghiên cứu ổn định của súng thường chia ra ổn định tĩnh và ổn định động. Ổn định tĩnh của súng là ổn định khi súng không dịch chuyển trong không gian, nghĩa là điểm tựa của giá không bị tách khỏi nền đất. Ổn định động của súng là ổn định khi súng chuyển động trong từng phát bắn của loạt bắn, nhưng điểm chạm của đạn trên bia vẫn nằm trong một giới hạn nhất định, bảo đảm độ chính xác bắn. a. Ổn định tĩnh của súng có giá ϕ Mô hình khảo sát (hình 1.3): R h Q Q- Trọng lượng súng; R- Lực phát D bắn tác dụng lên súng; H- Chiều cao trục Lk L tầm; h, D- Khoảng cách điểm tựa sau đến Hình 1.3. Mô hình khảo sát ổn định tĩnh súng tự động có giá
- 3 phương chuyển động và trọng tâm; L, Lk- Khoảng cách hai chân súng và từ điểm tựa sau đến trục tầm; ϕ - Góc tầm. Điều kiện ổn định đứng phương dọc: QD ≥ Rh (1.3) Các loại súng đại liên được thiết kế theo điều kiện ổn định tĩnh thường khá nặng nề và dễ mất ổn định khi bắn. b. Ổn định động của súng có giá Mô hình khảo sát (hình 1.4): ϕ Các súng thiết kế theo điều kiện ổn R e Q định động hầu hết đều có liên kết h N F D với người bắn qua điểm tỳ vai và là Lk L điểm tựa cho hệ quay [3]. Khi bắn Hình 1.4: Mô hình khảo sát ổn định các điểm tựa của giá có khả năng bị động của súng tự động có giá tách khỏi nền đất. dω Phương trình chuyển động: j = Rh − Q[D − (h − e )tg ϕ ]sin ϕ (1.7) dt Trong đó: Q, J - Trọng lượng và mô men quán tính hệ; R- lực tác dụng của phát bắn; ω-vận tốc góc; D, h- Các kích thước trên hình vẽ; e- Khoảng cách từ quỹ đạo trọng tâm khối lùi đến trục nòng. Súng đại liên thiết kế theo điều kiện ổn định động, không cần thiết tăng trọng lượng để bảo đảm điều kiện ổn định của hệ. Điển hình cho mẫu thiết kế này là đại liên PKMC. 1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 1.2.1. Ngoài nước a. Mô hình chuyển động của máy tự động khi hộp súng cố định. b. Mô hình chuyển động của hệ súng-giá khi có giảm giật. c. Mô hình súng có giá của E.A.Gorop. d. Mô hình của các tác giả trường cao đẳng kỹ thuật quân sự Penza.
- 4 1.2.2. Trong nước a. Mô hình dao động của hệ khi có liên kết đàn hồi, cản nhớt với nền. b. Mô hình khảo sát máy tự động có khe hở khớp động. c. Mô hình dao động của súng tự động cầm tay. d. Mô hình ổn định khi kể tới ảnh hưởng của nền và vai người bắn. Toàn bộ các mô hình này chưa kể đến ảnh hưởng của điểm va chạm không đối xứng và khe hở giữa khâu cơ sở và hộp súng. Kết luận chương 1 1. Ổn định của súng tự động khi bắn được đánh giá thông qua độ chính xác bắn. Súng được coi là ổn định nếu sau phát bắn hoặc loạt bắn súng dịch chuyển trong một phạm vi nhất định, các vết đạn trên bia nằm trong giới hạn tản mát cho phép đối với từng loại súng. 2. Các mô hình đã công bố tập trung vào nghiên cứu chuyển động của máy tự động trong hộp súng và chuyển động của súng theo hướng từ đơn giản đến hoàn thiện từng bước. Khi xét ổn định súng, các mô hình này đều coi va chạm giữa khâu cơ sở và hộp súng là đối xứng và không có khe hở liên kết, khâu cơ sở chỉ chuyển động tịnh tiến trong hộp súng. Như vậy sẽ làm cho yếu tố sai số tăng lên khi xét bài toán chuyển động của súng. 3. Thực tế, khi chế tạo súng cũng như sau một quá trình khai thác sử dụng các chi tiết bị mòn và biến dạng dẫn đến điểm va chạm không nằm trên trục đối xứng của kết cấu, giữa khâu cơ sở và hộp súng tồn tại khe hở làm cho khâu cơ sở vừa chuyển động tịnh tiến vừa chuyển động quay. Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trên đến ổn định của súng cần phải xây dựng mô hình và khảo sát chuyển động của súng khi bắn có kể đến ảnh hưởng của va chạm không đối xứng và có khe hở giữa khâu cơ sở và hộp súng.
- 5 Chương 2: Va chạm giữa khâu cơ sở với hộp súng khi tính đến khe hở và điểm va chạm không đối xứng 2.1. Va chạm giữa khâu cơ sở và hộp súng khi không có khe hở và điểm va chạm không nằm trên trục đối xứng 2.1.1. Va chạm khâu cơ sở vào hộp súng ở vị trí sau cùng và trên cùng Giả thiết: bỏ qua tác dụng của ngoại lực khi va chạm vì thời gian va chạm nhỏ, không có khe hở giữa bệ khóa và hộp súng. Xung lượng va chạm có phương pháp tuyến với bề mặt va chạm. Tốc độ chuyển động của hộp súng và khâu cơ sở sau khi va chạm: ⎧ A Mh A Ma ⎪x& a = x& ao − (1 + e) B M + M (x& ao − x& ho + bϕ& ho ); x& h = x& ho + (1 + e) B M + M (x& ao − x& ho + bϕ& ho ) ⎪ a h a h ⎪ C Mh C Ma ⎪y& a = y& ao − (1 + e) (x& ao − x& ho + bϕ& ho ); y& h = y& ho + (1 + e) (x& ao − x& ho + bϕ& ho ) ⎪ B Ma + Mh B Ma + Mh ⎨ (2.7) ⎪z& = z& − (1 + e) D Mh (x& − x& + cβ& ); z& = z& + (1 + e) D Ma (x& − x& + cβ& ) ⎪ a ao E Ma + Mh ao ho ho h ho E Ma + Mh ao ho ho ⎪ ⎪& F G ⎪⎩ϕh = ϕ& ho + (1 + e) B (x& ao − x& ho + bϕ& ho ); β& h = β& ho + (1 + e) (x& ao − x& ho + cβ& ho ) E Trong đó: A = joz (M a + M h ) + a 2 M a M h ; ( B = joz (M a + M h ) + a 2 + b 2 M a M h ; ) ( C = abM a M h ; D = acM a M h ; E = joy (M a + M h ) + a 2 + c 2 M a M h ; ; F = bM a M h ; G = cM a M h ) 2.1.2. Va chạm khâu cơ sở với hộp súng qua các khâu trung gian Tốc độ sau va chạm khâu cơ sở và hộp súng qua các khâu trung gian: n ⎛ ki ⎞ n ⎛ ki ⎞ ∑m (1+ e)⎜⎜m i h1 ηi − mh2 cosαi ⎟⎟(ki x& ao − x& io ) ∑m (1+ e)⎜⎜m i a1 ηi − ma2 cosαi ⎟⎟(ki x& ao − x& io ) x& a = x& ao − i=i+1 ⎝ ⎠ ; x& h = x& ho + i=i+1 ⎝ ⎠ (2.8) mh1ma2 − ma1mh2 mh1ma2 − ma1mh2 n n k2 n n k Trong đó: ma1 = Ma + ∑ki mi cosαi ; ma2 = Ma + ∑ i mi ; mh1 =Ma +Mh +∑mi ; mh2 =Ma +∑ i mi cosαi ; i=1 i=1 ηi i=1 i=1 ηi k i , ηi là tỷ số truyền và hiệu suất truyền động từ khâu cơ sở đến khâu thứ i. 2.2. Va chạm giữa khâu cơ sở và hộp súng khi có khe hở liên kết 2.2.1. Mô hình tính toán và phương trình chuyển động khi va chạm Với giả thiết chỉ có khe hở theo phương dọc (khe hở trong mặt phẳng bắn), bỏ qua khe hở ngang (khe hở vuông góc với mặt phẳng bắn).
- 6 Mô hình va chạm: c ra n1 n3 c Ga Ma Ga ra Ma rh n3 rh Gh Mh Gh Mh n1 a b 0 0 Hình 2.3: Sơ đồ va chạm giữa bệ khóa và hộp súng khi có khe hở liên kết a. Va chạm trên đường trượt b. Va chạm sau cùng Trên mô hình (hình 2.3), hai vật va chạm tại C; phương chuyển động ni (i=1,2,3); khối lượng khâu cơ sở Ma, hộp súng Mh; Vận tốc khối tâm ) ) khâu cơ sở và hộp súng Vai , Vhi ; Vận tốc tại điểm va chạm Vai, Vhi; vận tốc góc ωai, ωhi; Véc tơ xác định vị trí điểm va chạm đối với trọng tâm là ra, rh, bán kính quán tính ka, kh. ⎧dv1 ⎫ β − β2 ⎤⎧dp1 ⎫ −1 ⎡ 1 Hệ phương trình bảo toàn động lượng [53]: ⎨ ⎬=m ⎢ ⎥⎨ ⎬ (2.19) ⎩dv3 ⎭ ⎣− β2 β3 ⎦⎩dp3 ⎭ mra23 mrh23 mra1ra3 mrh1rh3 mra21 mrh21 Các hệ số ma trận quán tính: β1 =1+ + ;β 2 = + ;β3 = 1+ + ; Ma ka2 Mh k2h Ma ka2 Mh k2h Ma ka2 Mh k2h MaMh m là khối lượng thu gọn của hệ m= ; dvi = dVai −dVhi. Ma + Mh Phương trình liên hệ giữa các thành phần xung lượng trên cơ sở định ⎧dp1 = μdp3 khi v1 = 0 luật ma sát khô của Amotons-Coulomb [53]: ⎨ (2.23) ⎩dp1 = −μsˆdp3 khi v1 ≠ 0 v1 với μ là hệ số ma sát giới hạn ở trạng thái tĩnh; sˆ = sign ; p1 là xung v1 lượng phản lực tiếp tuyến tại vị trí va chạm; p3 là xung lượng phản lực β2 pháp tuyến tại vị trí va chạm. μ= là hệ số dính. β1 W3 (p f ) − W3 (p c ) Phương trình khôi phục năng lượng [53]: e2 = − (2.24) W3 (p c ) trong đó e là hệ số khôi phục năng lượng xác định bằng thực nghiệm; W3 (pf ) − W3 (pc ) là thế năng biến dạng đàn hồi giải phóng trong quá trình khôi
- 7 phục; W3 (p c ) là năng lượng dịch chuyển pháp tuyến tương đối bị hấp thu trong quá trình nén (ứng với v3=0). Phương trình chuyển động khi va chạm: ⎧dv1 = m −1 [− β 2 − sˆμβ1 ]dp 3 1. Khi v1p≠0: ⎨ (2.25) ⎩dv 3 = m [β 3 + sˆμβ 2 ]dp 3 −1 ⎧dv 1 = 0 2. Khi v1p=0: ⎨ (2.27) ⎩dv 3 = m [β 3 − μβ 2 ]dp 3 −1 2.2.2. Tính toán xác định các quá trình va chạm v1 là vận tốc tương đối của 2 vật theo phương tiếp tuyến, v3 là vận tốc tương đối của 2 vật theo phương pháp tuyến. Giá trị xung lượng tại thời điểm v1=0 là Ps; xung lượng tại thời điểm v3=0 là Pc; xung lượng tại thời điểm kết thúc va chạm là Pf . 1. Trượt liên tục trong quá trình va chạm: v1>0 trong suốt quá trình va chạm. Điều kiện về xung lượng để hai vật trượt liên tục là: ps>pf>pc 2. Dính trong suốt quá trình va chạm: v1=0 suốt quá trình va chạm. Theo định luật ma sát khô của Amatons-Coulomb để xảy ra dính μ / μ >1. 3. Trượt dính trong quá trình va chạm: v1>0 sau đó v1=0 và không đổi. Nếu v1=0 trong giai đoạn nén xảy ra trượt dính giai đoạn nén. Nếu v1=0 trong giai đoạn khôi phục xảy ra trượt dính giai đoạn khôi phục. 4. Trượt đảo chiều trong quá trình va chạm: v1>0 sau đó v1=0 và v1
- 8 2.3. Tính va chạm cho súng đại liên PKMS Thời điểm xảy ra va chạm được xác định dựa trên điều kiện biên của dịch chuyển của bệ khóa. Điều kiện xảy ra va chạm ϕ>ϕmax, ϕ
- 9 không có bước nhảy, không có sự đột biến về vận tốc làm cho tốc độ dịch chuyển và tốc độ quay của súng giảm nhanh chóng, dịch chuyển trong không gian nhỏ, ổn định của súng tăng. Chu kỳ phát bắn tăng lên tới 0,1153s tương đương 520phát/phút, đây là tốc độ bắn quá chậm so với yêu cầu của súng tự động bắn loạt. Kết luận chương 2 1. Va chạm giữa khâu cơ sở với hộp súng không có khe hởi liên kết nhưng điểm va chạm không đối xứng chỉ làm thay đổi vận tốc chuyển động ở đầu và cuối hành trình, không có ảnh hưởng của va chạm trên đường trượt. Va chạm sau cùng gây mất ổn định nhưng có tác dụng làm tăng tốc độ bắn, tăng uy lực của súng, cần làm giảm mà không triệt tiêu va chạm sau cùng. 2. Va chạm khi có khe hở liên kết sẽ xảy ra quá trình trượt, dính. Va chạm trượt xảy ra khi vận tốc tương đối phương tiếp tuyến v1>0. Va chạm dính xảy ra khi vận tốc tương đối phương tiếp tuyến v1=0. Va chạm dính sẽ gây ra hiện tượng kẹt khâu cơ sở khi chuyển động. Súng tự động khi bắn chỉ xảy ra ra hiện tượng va chạm trượt không đổi hướng. 3. Khảo sát va chạm trên súng đại liên PKMS cho thấy khi điểm va chạm không nằm trên trục đối xứng và có khe hở liên kết vận tốc góc nảy tăng 0.0578 Rad/s, chu kỳ làm việc giảm 0,006s. Trường hợp bỏ qua va chạm sau cùng không có sự biến thiên về tốc độ, chu kỳ làm việc giảm tới 0,031s. Va chạm trên biên làm vận tốc góc tăng 0,015rad/s. Như vậy, va chạm khi có khe hở làm súng mất ổn định và giảm tốc độ bắn của súng, làm giảm uy lực của súng. Giải quyết bài toán có va chạm có khe hở sẽ nâng cao độ chính xác lời giải của bài toán chuyển động, và có thể áp dụng để nâng cao độ chính xác bắn, phục vụ cho thiết kế và khai thác súng.
- 10 Chương 3: Nghiên cứu ảnh hưởng va chạm giữa khâu cơ sở và hộp súng đến chuyển động của súng và độ chính xác khi bắn 3.1. Chuyển động của súng khi có va chạm không đối xứng, không khe hởi giữa khâu cơ sở và hộp súng. 3.1.1. Mô hình tính toán và hệ phương trình vi phân chuyển động Nội dung phần này trình bày phương pháp xây dựng mô hình và phương trình chuyển động của súng tự động có giá khi không có khe hở liên kết khâu cơ sở và hộp súng. Hệ phương trình vi phân chuyển động được xây dựng trên cơ sở của phương trình Lagrange loại 2 [23]. Hệ có bốn bậc tự do (j=4), q1= xa ; q2=xh ; q3=ϕh ; q4=βh. Hệ phương trình vi phân chuyển động được xây dựng như sau: ⎧ m 11 &x& a + m 12 &x& h = FA ⎪ m &x& + m 22 &x& h = FH ⎪ 21 a ⎨m ϕ && = Fϕ (3.17) ⎪ 31 h ⎪m β && = Fβ ⎩ 41 h n k i2 n k n n m11 = M a + ∑ mi ; m12 = M a + ∑ i mi cos α i ; ; m21 = Ma + ∑ mi k i cosαi ; m22 = Ma + Mh + ∑ mi i =1 ηi i =1 ηi i =1 i =1 [ m31 = Jcz + Ma (Lax − xa − xh ) + Mh (Lhx − xh ) + ∑mi (Lix − xi cosαi ) + (Liy + xi sinαi ) ] n 2 2 2 2 i=1 [ ] n m41 = Jcz + Ma (Lax − xa − xh ) + Mh (Lhx − xh ) + ∑mi (Lix − xi cosαi ) + (Liz + xi sinαi ) 2 2 2 2 i=1 n ki n k dk FA = Pa − ∑ Pi − c a (f a + x a ) − ∑ i mi i − I a1ϕ& 2h − I a 2β& 2h ; i=1 ηi i =1 ηi dxa FH = Pdn +Qh sinϕ−ξ4pa −Fmssignx& h −[Ma (Lax −xa −xh ) +Mh (Lhx −xh )] ϕ ( ) & 2h +β& 2h −(Cvx +2Cnx)xh −Cvxfv −(bvx +2bnx)x& h Fϕ = PdnLny − ξ4PaLky + Qh sinϕh − Qh cosϕh − Cvyfv − L2hx(bvy + 2bny)ϕ ( 2 2 ) & h − CvyLvy + 2CnyLhx ϕh + Iϕ1x& aϕ& h + Iϕ2x& hϕ& h; Fβ = Pdn L hz − 2Fms L nz − 2L b nz β& h − 2C nz L β h + I β1 x& a β& + I β2 x& h β& h 2 hx 2 hx 3.1.2. Ngoại lực tác dụng lên cơ hệ Nội dung phần này xác định các ngoại lực tác dụng lên cơ hệ khi bắn gồm: a. Lực của áp suất khí thuốc trong nòng; b. Lực tác dụng lên thiết bị trích khí; c. Lực kéo dây băng; d. Lực rút vỏ đạn; e. Tác dụng của nền đặt bắn; f. Lực tác dụng của xạ thủ.
- 11 3.1.3. Hệ phương trình vi phân giải bài toán chuyển động của súng khi không có khe hở liên kết khâu cơ sở và hộp súng Kết hợp hệ phương trình thuật phóng trong (3.19), hệ phương trình mô tả quá trình nhiệt động trong buồng khí (3.27), hệ phương trình vi phân chuyển động của súng (3.17) ta có hệ phương trình giải bài toán chuyển động của súng. Khi nghiên cứu ảnh hưởng của va chạm đến chuyển động của súng ta phân đoạn chuyển động của khâu cơ sở để tính chuyển động êm và chuyển động khi xảy ra va chạm của súng. 3.1.4. Giải bài toán chuyển động súng đại liên PKMS khi có va chạm không đối xứng và không tính đến khe hở liên kết. Kết quả tính toán khi bắn loạt 3 phát: -3 Van toc va dich chuyen be khoa Van toc va dich chuyen sung x 10 10 0.2 6 [m/s] [m] 0.4 [m/s] [m] Xh 5 0.2 0.1 4 Xa vh 0 0 0 2 va -5 -0.2-0.1 0 0 0.1 0.2 0.3 -3 0 0.1 0.2 0.3 x 10 -3 -4 Van toc va goc nay 2 x 10 Van toc va goc lech x 10 0.05 5 2 [rad/s] [rad] [rad/s] [rad] phih betah 0 1 0 omegahy omegahz -0.05 0 -5 0 0 0.1 0.2 0.3 0 0.1 0.2 0.3 Hình 3.9:Kết quả bắt 3 phát khi va chạm không đối xứng, không khe hở Nhận xét: Khi bắn súng dịch chuyển trong không gian, dịch chuyển lớn nhất là góc nảy đứng của súng, góc lệch ngang nhỏ. Va chạm giữa khâu cơ sở và hộp súng làm thay đổi vận tốc của súng sau va chạm, do đó làm thay đổi các tham số chuyển động của cả hệ. Va chạm giữa khâu cơ sở và các khâu trung gian thứ i trong quá trình chuyển động có ảnh hưởng nhỏ đến ổn định của súng. Khi bỏ qua khe hở liên kết khâu cơ sở chỉ chuyển động tịnh tiến dọc theo hộp súng.
- 12 Khi điểm va chạm không nằm trên trục đối xứng, va chạm sẽ tạo ra mô men làm tăng chuyển động quay tương đối giữa khâu cơ sở và hộp súng. Khi chế tạo súng cũng như sau một quá trình khai thác sử dụng các chi tiết bị mòn và biến dạng, điều này dẫn đến điểm va chạm thường không nằm trên trục đối xứng dẫn đến sự mất ổn định khi bắn. 3.2. Chuyển động của súng khi có ảnh hưởng va chạm không đối xứng và có khe hở giữa khâu cơ sở và hộp súng 3.2.1. Mô hình tính toán và hệ phương trình vi phân chuyển động Các giả thiết xây dựng mô hình tương tự như các giả thiết đã nêu ở phần 3.1 được bổ sung thêm là liên kết động giữa khâu cơ sở và hộp súng có khe hở dọc, bỏ qua khe hở ngang. Liên kết giữa khâu cơ sở và khâu thứ i là lý tưởng và không có khe hở. Khe hở phụt khí giữa piston và buồng khí cố định không có biến dạng đàn hồi, không thay đổi. Δ Lax Y Pdn(t) mi xi αi Ca,fa Cv,bv Pa(t) M h Lvy Lhy Lay Lhx Fms X Laz Ma Lhz Cn,bn Z Hình 3.10: Mô hình chuyển động khi có khe hở khâu cơ sở và hộp súng Các ký hiệu trên hình: Ma, Mh, mi là khối lượng khâu cơ sở, hộp súng và khâu làm việc; Pdn(t), Pa(t) là lực tác dụng của khí thuốc trong nòng và trong buồng khí; Ca, fa là độ cứng và lực nén ban đầu của lò xo đẩy về; Cv, bv là độ cứng và cản nhớt của vai người bắn; Cn, bn là độ cứng và hệ số cản
- 13 nhớt của nền; Fms là lực cản ma sát của nền; αi góc hợp giữa khâu thứ i với phương chuyển động; Lax, Lhx, Lay, Lhy, Laz, Lhz, Lvy là khoảng cách từ tâm quay hệ tới khối tâm các vật và điểm tỳ vai; Δ là khe hở dọc khâu cơ sở và hộp súng. Hệ có 5 bậc tự do (j=5): q1=xa; q2=xh; q3=ϕa; q4=ϕh; q5=βh. Xây dựng hệ phương trình vi phân mô tả chuyển động của hệ: ⎧m &x& + m &x& = F ⎪ 11 a 12 h A ⎪m 21&x& a + m 22 &x& h = FH ⎪ ⎨m 31ϕ && a + m 32 ϕ&& h = FϕA (3.74) ⎪m ϕ ⎪ 41 a + m 42 ϕ h = FϕH && && ⎪m β && ⎩ 51 h = Fβ n n n k 2xi n k m11 = M a + ∑ m i ; m12 = M a + ∑ m i xi cos α i ; m21 = Ma + ∑mi kxi cosαi ; m22 = Ma + Mh + ∑mi ; i =1 ηxi i =1 η xi i=1 i=1 n kϕ2i n k ϕi m31 = joaz + Ma (Lax − xa − xh ) + Ma L2ay + ∑mi ; m32 = joaz + Ma (Lax − x a − x h ) + Ma L2ay + ∑ 2 2 mi i=1 ηϕi i =1 ηϕi αi ) +(Liy +xi sinαi ) [ ] n n m41 = joaz+Ma (Lax −xa −xh ) +MaL2ay +∑kϕimi ; m42=Iaz+2Ma(Lax−xa −xh) +Mh(Lhx−xh) +∑mi (Lix −xi cos 2 2 2 2 2 i=1 i=1 [ ] n m51 = Icy + Ma (Lax −xa −xh ) + Mh (Lhx −xh ) +∑mi (Lix −xi cosαi ) +(Liz + xi sinαi ) ; 2 2 2 2 i=1 k xi n FA = Pa + Qa sin(ϕa + ϕh ) − ∑ Pxi − ca (f a + x a ) − ma1x& a2 − ma2 x& a ϕ& a − ma3 ϕ& a2 − ma4 ϕ& a ϕ& h − ma5 ϕ& 2h − ma6β& 2h i =1 ηxi FH = Pdn + Qh sin ϕ − p a − Fmssignx& h − (C vx + 2C nx )x h − C vx f v − (b vx + 2b nx )x& h − m h1ϕ& 2h − m h 2β& 2h ; n k FϕA = PaLky −ΠaLvy +Qa cos(ϕa +ϕh)Lay −Qa sin(ϕa +ϕh)Lax −∑ ϕi Pϕi −mϕa1ϕ &a2 +mϕa2ϕ &ax&a +mϕa3x&a2 +mϕa4x&aϕ &2h −mϕa7β&2h &h +mϕa5x&ax&h −mϕa6ϕ i=1 ηϕi FϕH = PhLvy − PaLky + Qh sinϕhLhy −Qh cosϕhLhx −Cvy(fv +Lvyϕh )Lvy −L2hxbvyϕ &h −mϕh1ϕ &a2 +mϕh2ϕ &ax&a +mϕh3ϕ &aϕ &h +mϕh4x&aϕ &h +mϕh5x&hϕ &h; F = P L − 2F L − 2L2 b β& − 2C L2 β + m x& β& + m x& β& ; βH dn hz ms nz hx nz h nz hx hh β1 a h β2 h 3.2.2. Hệ phương trình vi phân chuyển động của súng Kết hợp hệ phương trình thuật phóng trong (3.19), hệ phương trình mô tả quá trình nhiệt động trong buồng khí (3.27), hệ phương trình vi phân ổn định của súng (3.74) ta có hệ phương trình giải bài toán ổn định của súng khi có khe hở giữa khâu cơ sở và hộp súng . 3.2.3. Giải bài toán ổn định súng đại liên PKMS Kết quả tính toán:
- 14 8 x 10 Ap suat nong va buong khi Van toc va dich chuyen khau co so 4 10 0.4 [pa] [m/s] [m] 5 0.2 2 p Xa 0 0 pb Va [s] 0 -5 -0.2 0 1 2 3 4 0 0.1 0.2 0.3 0.4 -3 -3 Van toc, dich chuyen sung x 10 x6 10 Van toc va goc nay 0.03 1 0.6 [rad] 0.025 [m/s] Xh [m] 0.4 [rad/s] 0.5 4 0.2 phih 0.02 0 0.015 0 Vh 2 -0.2 omegahy 0.01 [s] -0.4 [s] 0.005 -0.5 0 -0.6 0 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0 0.1 0.2 0.3 0.4 -3 -4 -3 x 10 Van toc va goc l e ch ngang x 10 Van toc, goc quay khau co so x 10 4 1.5 0.5 [rad/s] [rad/s] [rad] phia [rad] 2 betah 2 1 0 omegaa 0 0 omegahz 0.5 [s] [s] -2 0 -0.5 -2 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0 0.1 0.2 0.3 0.4 Hình 3.14: Kết quả bắn loạt 3 phát, va chạm có khe hở, không đối xứng Nhận xét: Kết quả tính chuyển động của khâu cơ sở tương đối sát với kết quả thử nghiệm [34] và các kết quả trong các tài liệu của nhà sản xuất. pmax=3.027.108 [pa], theo tài liệu của nhà sản xuất 3.050.108 [pa], sai số 0,3%. Vận tốc đầu nòng là 812 [m/s], theo tài liệu của nhà sản xuất là 825 [m/s], sai số 0,9%. Khi có khe hở, đồ thị kết quả có thêm vận tốc quay của khâu cơ sở ωa và có va chạm trên thành hộp khi quay. Thời gian chu kỳ phát bắn là 0,084[s] tương đương 722 phát/phút, thời gian chu kỳ phát bắn không có khe hở là 0.078[s] tương đương 770phát/phút. Tốc độ bắn Viện Vũ khí đo 734phát/phút, trong tài liệu của nhà sản xuất 700 ÷ 750phát/phút. Như vậy khi có khe hở chu kỳ phát bắn sát với chu kỳ thực khi bắn. Góc nẩy thay đổi lớn nhất, cuối phát 3 là 0.00201rad, không có khe hở 0.0018rad. Dịch chuyển lùi của súng thay đổi nhỏ, cuối phát 3 là 0.0043m, không có khe hở là 0.0040m. Góc lệch ngang thay đổi nhỏ nhất, cuối phát 3 0.00123rad, không khe hở 0.00118rad. Súng mất ổn định hơn khi có ảnh hưởng va chạm có khe hở.
- 15 3.3. Khảo sát ảnh hưởng va chạm không đối xứng và có khe hở giữa khâu cơ sở với hộp súng tới độ chính xác bắn 3.3.1. Ảnh hưởng của va chạm không đối xứng Giữ nguyên các giá trị khác, thay đổi điểm va chạm theo 6 giá trị khác nhau: rh= [56 57.5 58 58.5 59.7 60.5]mm. -3 Kết quả cho ta đồ thị dịch chuyển của súng theo 3 phương: -3 x 10 x 10 6 [m] 3 Rhmax [rad] Rhmax 5 2.5 4 2 3 Rhmin 1.5 Rhmin 2 1 1 0.5 t[s] t[s] 0 0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0 0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 Hình 3.20: Ảnh hưởng của điểm va Hình 3.21: Ảnh hưởng của điểm va chạm đến dịch chuyển lùi súng chạm đến góc nẩy đứng súng -4 x 10 Dịch chuyển của súng thay 1.6 [rad] 1.4 1.2 đổi từ 0.00438m đến 0.00461m 1 0.8 0.6 (đến cuối phát bắn thứ 3). Điểm va 0.4 0.2 t[s] chạm càng bị đẩy lên phía trên hộp 0 0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 Hình 3.22: Ảnh hưởng của điểm va súng càng làm cho thân súng bị chạm đến góc lệch ngang súng dịch chuyển về sau. Góc nẩy đứng thay đổi rõ rệt từ dịch chuyển nhỏ nhất là 0.00201rad đến 0.00265rad. Góc nẩy lớn nhất với Rhmax là 0.00273rad (hình 3.21). Dựa trên cơ sở của lý thuyết bắn, khi điểm va chạm sai lệch ứng với rhmax góc nẩy đứng của súng như đã xét, ta có sai lệch trên bia từ 20-27,3cm theo lý thuyết hiệu chỉnh thì góc nẩy lớn nhất đã làm cho súng lệch khỏi phạm vi của độ trúng cho phép là 5cm. Giá trị này có thể hiệu chỉnh bằng đầu ngắm trên súng hoặc giảm va chạm bằng miếng đệm giảm va đập giữa bệ khóa và hộp súng. Góc lệch ngang thay đổi nhỏ từ 0.00123rad đến 0.00151rad.
- 16 3.3.2. Ảnh hưởng của va chạm khi thay đổi khe hở Giữ nguyên các thông số khác về kết cấu, khảo sát ổn định khi giá trị khe hở đưòng trượt thay đổi. Chọn sáu giá trị kích thước khe hở để khảo sát là: Δdt= [1.5 1.75 2.0 2.3 2.55 2.75]mm. Tương ứng các giá trị góc quay:ϕ=[0.0192 0.0224 0.0256 0.0295 0.0327 0.0352]rad. Đồng thời giá trị sai lệch của điểm va chạm: rh= [56 57.5 58 58.5 59.7 60.5]mm. 0.01 Đồ thị dịch chuyển của súng trên các x 10 hình từ 3.26 đến 3.28. -3 5 [m] [rad] phimax-Rhmax phimax-Rhmax 0.008 4 0.006 3 0.004 2 phimin- phimin-Rhmin 0.002 Rhmin 1 t[s] t[s] 0 0 0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 Hình 3.26: Ảnh hưởng khi thay đổi Hình 3.27: Ảnh hưởng khi thay khe hở đến dịch chuyển lùi của súng x 10 đổi khe hở đến góc nẩy đứng -4 Khi thay đổi khe hở giữa bệ khóa [rad] phimax-Rhmax nòng và hộp súng, dịch chuyển lùi của 1 súng thay đổi (hình 3.26). Khe hở phimin-Rhmin càng lớn làm cho góc quay khâu cơ sở t[s] 0 0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 càng lớn, kết hợp với điểm va chạm Hình 3.28: Ảnh hưởng khi thay đổi khe hở đến góc lệch ngang thay đổi làm cho dịch chuyển lùi tăng lên từ 4.38mm đến 8.34mm. Khi khe hở từ 1.5mm đến 2.55mm dịch chuyển lùi tăng 5.22mm (bằng khoảng 1mm), nhưng khi khe hở đến 2.75mm thì dịch chuyển lùi tăng lên đến 8.34mm (bằng khoảng 3.96mm) làm cho góc bắn của súng thay đổi, ảnh hưởng đến độ chụm khó có thể điều chỉnh được. Khi khảo sát với khe hở tăng dần, góc nẩy đứng thay đổi rõ rệt (hình 3.27). Khi bắn loạt 3 phát với khe hở nhỏ nhất góc nẩy đứng là 0.00201rad
- 17 còn với khe hở lớn nhất góc nẩy đứng là 0.00402rad. Căn cứ vào bảng hiệu chỉnh và công thức (1.1), (1.2) ta xác định khoảng sai lệch trên bia nhỏ nhất 20.1cm của súng nguyên mẫu và khoảng sai lệch trên bia lớn nhất 40.2cm. Với phạm vi như vậy các phát bắn sau cùng đã nằm ngoài vòng đo độ chụm Φ15cm. Khe hở 2,75mm gây va chạm mạnh làm súng không bảo đảm độ chụm khi bắn. Trên đồ thị hình 3.29, góc lệch ngang thay đổi nhỏ từ 0.00123rad đến 0.00179rad, góc lệch ngang ảnh hưởng không đáng kể khi ta thay đổi khe hở giữa bệ khóa và hộp súng. Kết luận chương 3 1. Chuyển động của súng trên mô hình không có khe hở giữa khâu cơ sở và hộp súng chỉ có có 4 bậc tự do, không có chuyển động quay của khâu cơ sở khi bắn. Điểm va chạm không nằm trên trục đối xứng sẽ tạo ra mô men làm tăng chuyển động quay tương đối giữa khâu cơ sở và hộp súng. Chu kỳ phát bắn là 0.078[s] tương đương 770phát/phút. 2. Xây dựng mô hình chuyển động của súng khi có khe nhở liên kết khâu cơ sở và hộp súng. Mô hình mới có thêm một bậc tự do là chuyển động quay của khâu cơ sở, chuyển động này tạo các va chạm với hộp súng trên đường chuyển động. Thời gian chu kỳ phát bắn là 0,084[s] tương đương tốc độ bắn lý thuyết là 722 phát/phút. Thời gian chu kỳ thực nghiệm do Viện Vũ khí đo là 0,0817[s], tương đương tốc độ bắn 734phát/phút. Tốc độ bắn ghi trong tài liệu của nhà sản xuất là 700 ÷ 750 phát/phút. Kết quả tính toán cho thấy, mô hình có khe hở liên kết chu kỳ phát bắn sát với chu kỳ thực và chu kỳ tiêu chuẩn của nhà sản xuất khi bắn. 3. Khác biệt đáng kể khi tính toán theo hai mô hình là thời gian làm việc của một chu trình và va chạm sau cùng ảnh hưởng đến dịch chuyển và góc nảy của súng. Khi có khe hở va chạm, góc nẩy thay đổi lớn nhất, cuối
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 305 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 288 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 181 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 266 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 222 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 175 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 198 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 148 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 183 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 135 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 170 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn