intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc đề xuất giải pháp ổn định cửa Đà Rằng, tỉnh Phú Yên

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

90
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc đề xuất giải pháp ổn định cửa Đà Rằng, tỉnh Phú Yên nhằm làm sáng tỏ các yếu tố động lực ảnh hưởng đến diễn biến và quy luật phát triển vùng cửa sông Đà Rằng, tỉnh Phú Yên; xác lập các cơ sở khoa học để định hướng các giải pháp chỉnh trị nhằm đề xuất giải pháp chỉnh trị ổn định cho cửa Đà Rằng, tỉnh Phú Yên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc đề xuất giải pháp ổn định cửa Đà Rằng, tỉnh Phú Yên

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> <br /> BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT<br /> <br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI<br /> <br /> Phạm Thu Hương<br /> <br /> NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC ĐỀ XUẤT<br /> GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH CỬA ĐÀ RẰNG, TỈNH PHÚ YÊN<br /> Chuyên ngành: Chỉnh trị sông và bờ biển<br /> Mã số: 62 44 94 01<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT<br /> <br /> Hà Nội - Năm 2012<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Thuỷ lợi Việt Nam<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> <br /> PGS.TS. Nguyễn Bá Quỳ<br /> PGS.TS. Lê Đình Thành<br /> <br /> Phản biện 1: …………………………………………….<br /> …………………………………………….<br /> Phản biện 2: …………………………………………….<br /> …………………………………………….<br /> Phản biện 3: …………………………………………….<br /> …………………………………………….<br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước<br /> họp tại: …………………………………………………………………<br /> ………………………………………………………………………….<br /> Vào hồi………. giờ………ngày……. Tháng……năm……..<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:………………………………<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> Các cửa sông ven biển miền Trung phần lớn không ổn định, thường<br /> xuyên bị phá và xói lở vào mùa mưa, nhưng mùa khô lại bị bồi lấp gây<br /> hậu quả nghiêm trọng, làm giảm khả năng thoát lũ, gây ngập lụt trên<br /> diện rộng, làm ngọt hóa các đầm phá, gây ách tắc tầu thuyền của ngư<br /> dân ra vào cửa sông. Xói lở cửa sông gây thiệt hại các công trình bến<br /> cảng, đê kè và nơi ở của người dân, gây thiệt hại rất lớn và để lại hậu<br /> quả lâu dài về kinh tế, xã hội và môi trường.<br /> 0.1.<br /> <br /> Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu luận án<br /> <br /> Đà Rằng là một cửa sông quan trọng của tỉnh Phú Yên. Từ cuối mùa<br /> mưa năm 2006 đến nay, do nhiều năm liền không có lũ lớn nên cửa sông<br /> Đà Rằng liên tục bị cát bồi lấp nghiêm trọng, gây khó khăn cho tàu<br /> thuyền ra vào cửa. Vì vậy, việc nghiên cứu về giải pháp hoàn chỉnh đảm<br /> bảo thoát lũ vào mùa mưa và khơi thông luồng chống bồi lấp vào mùa<br /> khô để chỉnh trị cửa sông và bờ biển cửa Đà Rằng là vấn đề rất cần thiết.<br /> Do đó, đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc đề xuất giải pháp<br /> ổn định cửa sông Đà Rằng, tỉnh Phú Yên” được chọn làm nội dung của<br /> luận án Tiến sĩ kỹ thuật nhằm nghiên cứu diễn biến dòng chảy khu vực<br /> cửa sông và định hướng đề xuất các giải pháp ổn định cho cửa Đà Rằng.<br /> 0.2.<br /> 1.<br /> <br /> Mục tiêu của luận án<br /> Làm sáng tỏ các yếu tố động lực ảnh hưởng đến diễn biến và quy<br /> <br /> luật phát triển vùng cửa sông Đà Rằng, tỉnh Phú Yên.<br /> 2.<br /> <br /> Xác định các quy luật liên quan đến diễn biến và phát triển vùng<br /> <br /> cửa sông qua phương pháp mô hình toán để mô phỏng các quá trình này.<br /> 3.<br /> <br /> Từ kết quả nghiên cứu diễn biến cửa sông, xác lập các cơ sở khoa<br /> <br /> học để định hướng các giải pháp chỉnh trị (công trình ngăn cát giảm<br /> 1<br /> <br /> sóng, hướng dòng, ngăn triều, ngăn mặn, nạo vét lòng sông…) nhằm đề<br /> xuất giải pháp chỉnh trị ổn định cho cửa Đà Rằng, tỉnh Phú Yên.<br /> 0.3. Phạm vi nghiên cứu<br /> Luận án tập trung chủ yếu vào các nội dung nghiên cứu về các nhân tố<br /> ảnh hưởng, quy luật chuyển tải bùn cát, diễn biến cửa sông và tổng hợp<br /> những cơ sở khoa học, thực tiễn cũng như đề xuất các định hướng giải<br /> pháp cho sự ổn định cho cửa Đà Rằng (cửa sông Ba thuộc tỉnh Phú Yên)<br /> trong giai đoạn từ 2007 đến 2009 vào mùa mưa và mùa khô, trong điều<br /> kiện bình thường và đặc biệt khi có bão…<br /> 0.4.<br /> <br /> Cấu trúc của luận án<br /> <br /> Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận và kiến nghị, luận án được cấu<br /> trúc gồm các chương sau đây:<br /> Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu diễn biến cửa sông<br /> Chương 2: Phân tích các yếu tố động lực chính ảnh hưởng đến diễn biến<br /> cửa Đà Rằng.<br /> Chương 3: Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định quy luật diễn biến cửa<br /> Đà Rằng.<br /> Chương 4: Định hướng và đề xuất giải pháp ổn định cửa Đà Rằng.<br /> 0.5.<br /> <br /> Những đóng góp mới của luận án<br /> 1. Xác định và phân tích một cách tổng hợp và hệ thống các yếu tố<br /> <br /> động lực chính có tác động thay đổi hình thái khu vực cửa Đà Rằng. Kết<br /> quả tính toán cho thấy cửa Đà Rằng chịu ảnh hưởng của thuỷ triều, dòng<br /> chảy lũ và sóng, là những nguyên nhân gây ra ngập lụt khu vực cửa sông<br /> vào mùa mưa và hiện tượng bồi lấp phía trong cửa do dòng triều và dòng<br /> ven bờ vào mùa khô.<br /> 2. Ứng dụng mô hình MIKE 21 FM COUPLE để nghiên thành công<br /> việc xác định quy luật phát triển cửa Đà Rằng. Các kết quả tính toán<br /> nghiên cứu diễn biến vùng cửa Đà Rằng đã đưa ra được bức tranh đầy<br /> 2<br /> <br /> đủ về quá trình diễn biến khu vực cửa Đà Rằng theo không gian và thời<br /> gian, kể cả các tác động biển khi có trận bão lớn đổ bộ vào khu vực<br /> nghiên cứu. Trong quá trình mô phỏng các quá trình bằng mô hình<br /> MIKE, tác giả đã nghiên cứu sự kết hợp tác động đồng thời của các yếu<br /> tố: dòng chảy sông, sóng, dòng chảy ven bờ, bão cho từng thời điểm<br /> trong năm. Đây là quá trình tính toán rất phức tạp đòi hỏi độ chính xác<br /> của số liệu các biên đầu vào, sự tích hợp một số chương trình tính toán<br /> để đưa ra kết quả hợp lý, phù hợp với hiện tượng và kết quả đo đạc thực<br /> tế.<br /> 3. Luận án đã định hướng đề xuất giải pháp chỉnh trị nhằm ổn định<br /> cửa Đà Rằng là hệ thống đập chắn bùn cát đối xứng hai bên cửa sông<br /> với chiều dài bằng 0,7 lần khoảng cách từ cửa sông đến biên sóng vỡ và<br /> kiến nghị giải pháp chỉnh trị tổng thể cho cửa Đà Rằng đặc biệt trong<br /> mùa khô.<br /> <br /> CHƯƠNG 1<br /> TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU DIỄN BIẾN CỬA SÔNG<br /> 1.1.<br /> <br /> Các nghiên cứu về diễn biến cửa sông trên thế giới<br /> <br /> 1.1.1. Các hướng nghiên cứu về cửa sông<br /> Động lực dòng chảy và vận chuyển bùn cát ở lân cận các cửa sông<br /> thường rất phức tạp. Hầu hết các nghiên cứu trên đều thể hiện mối quan<br /> hệ giữa các trạng thái thủy lực với vận chuyển bùn cát. Bên cạnh các<br /> nghiên cứu lý thuyết cơ bản về trạng thái cân bằng ổn định của các cửa<br /> sông là một loạt các nghiên cứu sâu về phân loại cửa sông, nguyên nhân<br /> và cơ chế gây bồi lấp các cửa sông.<br /> 1.1.2. Các phương pháp nghiên cứu diễn biến cửa sông<br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1