intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu giải pháp cải thiện hiệu năng hệ thống truyền thông quang không dây

Chia sẻ: Kloi Roong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

125
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của bản tóm tắt luận án trình bày tổng quan về vấn đề nghiên cứu, mô hình kênh truyền thông quang không dây, các giải pháp cải thiện hiệu năng hệ thống FSO điểm - điểm, đề xuất mô hình và giải pháp cải thiện hiệu năng hệ thống FSO điểm - đa điểm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu giải pháp cải thiện hiệu năng hệ thống truyền thông quang không dây

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG<br /> HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG<br /> <br /> IT<br /> <br /> PHẠM THỊ THÚY HIỀN<br /> <br /> PT<br /> <br /> NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HIỆU NĂNG HỆ<br /> THỐNG TRUYỀN THÔNG QUANG KHÔNG DÂY<br /> <br /> IL<br /> C<br /> <br /> Chuyên ngành: Kỹ thuật Viễn thông<br /> Mã số: 62.52.02.08<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN S Ĩ KỸ THUẬT<br /> <br /> Hà Nội - 2016<br /> <br /> Công trình hoàn thành tại:<br /> HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> 1. PGS.TS. Bùi Trung Hiếu<br /> <br /> PT<br /> <br /> IT<br /> <br /> 2. TS. Vũ Tuấn Lâm<br /> <br /> Phản biện 1: PGS.TS. Trương Vũ Bằng Giang<br /> Phản biện 2: PGS.TS. Hồ Quang Quý<br /> <br /> IL<br /> C<br /> <br /> Phản biện 3: PGS.TS. Đỗ Trọng Tuấn<br /> <br /> Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại:<br /> HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG<br /> vào hồi: 8 giờ 30, ngày 25 tháng 11 năm 2016<br /> Có thể tìm hiểu luận án tại:<br /> 1. Thư viện Quốc gia Việt Nam<br /> 2. Thư viện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> <br /> IL<br /> C<br /> <br /> PT<br /> <br /> IT<br /> <br /> Truyền thông quang không dây là công nghệ sử dụng sóng mang<br /> quang để truyền tải số liệu qua không gian. Các ưu điểm mà hệ thống<br /> truyền thông quang không dây có được bao gồm tốc độ truyền bit cao,<br /> không bị ảnh hưởng của nhiễu điện từ, không yêu cầu xin cấp phép tần số,<br /> triển khai nhanh và linh hoạt, chi phí hiệu quả. Truyền thông quang không<br /> dây đang nổi lên như là một công nghệ có thể phát triển cho các ứng dụng<br /> không dây băng rộng trong nhà và ngoài trời cho truyền thông tương lai.<br /> Các hệ thống truyền thông quang không dây (FSO – Free Space<br /> Optics) ngoài trời chỉ sử dụng các kết nối LOS (Line of Sight) trực tiếp từ<br /> bộ phát đến bộ thu. Do cự ly truyền dẫn xa, chịu ảnh hưởng nhiều của môi<br /> trường truyền dẫn ngoài trời nên việc triển khai hệ thống FSO vẫn còn hạn<br /> chế. Để có thể đáp ứng yêu cầu truyền thông băng rộng, cự ly xa; hệ thống<br /> FSO cần vượt qua các thách thức đến từ những ảnh hưởng của môi trường<br /> không gian tự do như suy hao truyền dẫn lớn và phụ thuộc môi trường, thời<br /> tiết; sự thăng giáng cường độ tín hiệu và phân cực tín hiệu do các ảnh<br /> hưởng của nhiễu loạn không khí và sự lệch hướng. Ngoài ra còn có các ảnh<br /> hưởng của nhiễu và tạp âm tại các bộ phát/thu. Do ảnh hưởng của các yếu<br /> tố nêu trên, hiệu năng của các hệ thống FSO còn bị hạn chế khi truyền dẫn<br /> số liệu tốc độ cao, cự ly xa.<br /> Mục tiêu chính mà luận án hướng tới là nghiên cứu tìm kiếm các giải<br /> pháp cải thiện hiệu năng hệ thống truyền thông quang không dây dưới ảnh<br /> hưởng của môi trường truyền dẫn khí quyển (suy hao, nhiễu loạn…) và các<br /> loại nhiễu. Để đạt được mục tiêu chính này, luận án phải xây dựng được<br /> mô hình giải tích để mô hình hóa kênh truyền khí quyển và khảo sát hiệu<br /> năng hệ thống truyền thông quang không dây sử dụng các kỹ thuật cải thiện<br /> hiệu năng đã đề xuất.<br /> Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ thống truyền thông quang<br /> không dây và hiệu năng của hệ thống này. Phạm vi nghiên cứu giới hạn với<br /> các hệ thống truyền thông quang không dây ngoài trời. Đồng thời, các hệ<br /> thống được nghiên cứu trong kịch bản truyền thông đơn hướng. Tham số<br /> <br /> 2<br /> <br /> hiệu năng của hệ thống được đánh giá, khảo sát trong luận án này là tỉ số<br /> tín hiệu trên nhiễu và tỉ lệ lỗi bit.<br /> Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, các nhiệm vụ nghiên cứu<br /> trong quá trình thực hiện luận án được xác định bao gồm: (1) nghiên cứu<br /> tổng quan về FSO, (2) đề xuất các giải pháp cải thiện hiệu năng hệ thống<br /> FSO và (3) kiểm chứng các giải pháp đã đề xuất. Phương pháp nghiên<br /> cứu được sử dụng trong luận án là nghiên cứu lý thuyết dựa trên mô hình<br /> giải tích với các công cụ toán học kết hợp với mô phỏng.<br /> Luận án được bố cục thành bốn chương nội dung như sau:<br /> Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu<br /> <br /> IT<br /> <br /> Chương 2: Mô hình kênh truyền thông quang không dây<br /> Chương 3: Các giải pháp cải thiện hiệu năng hệ thống FSO điểm-điểm<br /> <br /> PT<br /> <br /> Chương 4: Đề xuất mô hình và giải pháp cải thiện hiệu năng hệ thống<br /> FSO điểm-đa điểm<br /> CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br /> <br /> IL<br /> C<br /> <br /> 1.1 HỆ THỐNG FSO<br /> <br /> Sơ đồ khối của một tuyến FSO được thể hiện trên hình 1.1.<br /> Bộ phát<br /> <br /> Thấu kính<br /> phát<br /> <br /> Kênh truyền FSO<br /> <br /> Hấp thụ<br /> Tán xạ<br /> <br /> Bộ thu<br /> Thấu kính<br /> thu<br /> <br /> Nhiễu<br /> <br /> loạn Nhiễu<br /> <br /> bức xạ<br /> nền<br /> <br /> Bộ lọc<br /> quang<br /> <br /> Nguồn quang<br /> (LED/LASER )<br /> <br /> Bộ tách<br /> sóng quang<br /> Số liệu<br /> phát<br /> <br /> Bộ<br /> điều chế<br /> <br /> Xử lý<br /> sau tách sóng<br /> <br /> Hình 1.1. Sơ đồ khối hệ thống FSO<br /> <br /> Số liệu<br /> khôi phục<br /> <br /> 3<br /> <br /> IT<br /> <br /> Bộ phát có nhiệm vụ chính là điều chế dữ liệu băng gốc thành tín hiệu<br /> quang sau đó truyền qua không gian tới bộ thu. Phương thức điều chế được<br /> sử dụng rộng rãi tại bộ phát là điều chế cường độ (IM), trong đó cường độ<br /> phát xạ của nguồn quang được điều chế bởi số liệu cần truyền đi. Ánh sáng<br /> từ nguồn quang được tập hợp bởi một thấu kính và phát trực tiếp qua không<br /> gian đến phía thu. Kênh truyền FSO chứa các phân tử khí, các hạt bụi, khói<br /> và có những hình thái thời tiết khác nhau như mưa, sương mù,… và là một<br /> môi trường không đồng nhất, trường quang khi truyền qua bầu khí quyển sẽ<br /> bị tán xạ hoặc bị hấp thụ dẫn đến suy giảm công suất. Một điểm quan trọng<br /> khác của kênh truyền FSO là tính nhiễu loạn. Các phần tử chính trong bộ<br /> thu bao gồm phần tử thu tín hiệu quang, bộ lọc thông dải quang, bộ tách<br /> sóng quang và mạch xử lý tín hiệu.<br /> 1.2 CÁC THAM SỐ ĐÁNH GIÁ HIỆU NĂNG<br /> <br /> Tỉ số tín hiệu trên nhiễu SNR<br /> Tỉ lệ lỗi bit BER<br /> Dung lượng kênh C<br /> Xác suất dưới ngưỡng<br /> <br /> PT<br /> <br /> -<br /> <br /> IL<br /> C<br /> <br /> 1.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG<br /> <br /> Sương mù<br /> Sự nhấp nháy<br /> Sự lệch hướng thu – phát<br /> Nhiễu trong hệ thống FSO<br /> <br /> 1.4 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN<br /> <br /> 1.4.1 Các công trình nghiên cứu trong nước<br /> Ở Việt Nam số lượng các kết quả nghiên cứu về các vấn đề liên quan<br /> đến hệ thống FSO còn rất hạn chế.<br /> 1.4.2 Các công trình nghiên cứu trên thế giới<br /> 1.4.2.1 Các nghiên cứu về mô hình hóa kênh FSO<br /> Tính toán các ảnh hưởng của kênh truyền lên tín hiệu, bao gồm: Tổn<br /> hao hình học do sự phân kỳ của búp sóng quang khi lan truyền qua khí<br /> quyển; Tổn hao lệch hướng là một dạng tổn hao hình học bắt nguồn từ sự<br /> lệch hướng giữa bộ phát và bộ thu; Tổn hao khí quyển bắt nguồn từ hai<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2