intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu hoàn thiện phương pháp dẫn từ xa theo hướng có lợi về năng lượng tên lửa trên cơ sở lý thuyết điều khiển hiện đại.

Chia sẻ: Trần Văn Yan | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:31

35
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án giải quyết bài toán nâng cao hiệu quả vũ khí trang bị bằng cách nâng cao độ chính xác dẫn và mở rộng giới hạn xa vùng tiêu diệt trong cải tiến khí tài TLPK với chi phí tối thiểu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu hoàn thiện phương pháp dẫn từ xa theo hướng có lợi về năng lượng tên lửa trên cơ sở lý thuyết điều khiển hiện đại.

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO  BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ ******* NGUYỄN THANH TÙNG NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP  DẪN TỪ XA THEO HƯỚNG CÓ LỢI VỀ  NĂNG LƯỢNG TÊN LỬA TRÊN CƠ SỞ  LÝ THUYẾT ĐIỀU KHIỂN HIỆN ĐẠI Chuyên ngành : Kỹ  thuật điều khiển và Tự  động  hóa Mã số                : 9 52 02 16 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT
  2. Hà Nội – 2019 2
  3. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ ­ BỘ QUỐC PHÒNG Người hướng dẫn khoa học: 1. GS­TSKH. Nguyễn Công Định 2. PGS­TS.    Vũ Hỏa Tiễn Phản biện 1: GS.TS Phan Xuân Minh Phản biện 2: TS Tống Xuân Đại Phản biện 3: PGS.TS Đào Tuấn Luận án được bảo vệ  tại Hội đồng đánh giá luận án   cấp Học viện theo quyết  định số 1595/QĐ­HV,  ngày 17 tháng 5 năm 2019 của Giám đốc Học viện Kỹ thuật Quân sự, họp tại Học viện Kỹ thuật Quân sự  vào hồi .........giờ.......ngày....... tháng ........ năm 2019.
  4. Có thể tìm hiểu luận án tại: ­ Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự ­ Thư viện Quốc gia 4
  5. CÁC CÔNG TRÌNH ĐàCÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 01.“Tổng   hợp   một   phương   pháp   dẫn   từ   xa   cho   tên   lửa   phòng   không   trên   cơ   sở   phương   pháp   dẫn   cầu   vồng   và   phương pháp dẫn 2 điểm có tính tới góc tiếp cận ”, Hội  nghị Tự động hóa toàn quốc VCCA – 2017 (12/2017). 02.“Khảo   sát   vòng   điều   khiển   kín   từ   xa   tên   lửa   phòng   không theo một số phương pháp dẫn làm cơ  sở hoàn thiện   và phát triển luật dẫn cầu cồng ”, Tạp chí Nghiên cứu khoa  học và công nghệ quân sự, số 51 (10/2017). 03.“Application of the particle swarm optimization algorithm   for   optimal   finding   the   transient   for   antiaircraft   guided   missiles”,  The   Second   International   Scientific   Congress   of  Scientists of Europe and Asia, Austria 2017 04.“Evaluating effectiveness of extending engagement zone   of surface – to air missile using the combinational guidance   law­2DGOC”, Tạp chí “Khoa học và Kỹ thuật” – Học viện   KTQS, Số 196 (02 – 2019).
  6. MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Từ thực tế vài năm gần đây, Quân đội ta đã cải tiến một số tổ  hợp   TLPK   theo  hình  thức  chuyển  giao  công  nghệ   (CGCN)   của  nước ngoài. Kết quả  nghiệm thu cho thấy hiệu quả  của tổ  hợp   tăng lên rõ rệt, đặc biệt là cự  ly xa vùng tiêu diệt (VTD) tăng tới  (1.5÷1.8)  lần [11], trong khi đạn TLPK không hề  được cải tiến,  vậy mấu chốt vấn đề tăng cự ly xa VTD nằm ở đâu?  Trong thuyết minh CGCN [11] có nói đến việc thay thế hai PPD   cũ là “T/T” và “ПC” bằng hai PPD mới là MTT và  КДУ làm cho  quỹ đạo bay của tên lửa luôn nằm phía trên đường ngắm đài điều   khiển – mục tiêu (ĐĐK­MT). Có nghĩa là hiệu quả  mở rộng VTD  của khí tài cải tiến có nguyên nhân từ việc áp dụng hai PPD mới,  cho phép tối  ưu hóa quỹ  đạo bay của tên lửa. Tuy nhiên, trong tài   liệu CGCN, thông tin về  hai PPD mới  (КДУ và MTT) đối tác đã  áp dụng vào khí tài cải tiến rất ít  ỏi, không tường minh và không  có khả  năng khai thác vì được mã hóa dưới dạng chương trình  phần mềm. Từ  phân tích trên, luận án đặt ra bài toán “ Nghiên cứu hoàn   thiện phương pháp dẫn từ xa theo hướng có lợi về năng lượng   tên lửa trên cơ  sở  lý thuyết  điều khiển hiện  đại”  nhằm xây  dựng một PPD mới, áp dụng cho các tổ  hợp TLPK có trong trang  bị, để mở rộng VTD và đảm bảo độ chính xác dẫn. Vấn đề nghiên  cứu trên là hết sức cần thiết và cấp bách. 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các PPD và hệ  lập lệnh  đài ĐKTL như một khâu trong VĐK kín từ xa. Phạm vi nghiên cứu: Luận án giới hạn trong phạm vi nghiên   cứu về  động lực học tên lửa, động hình học điều khiển thiết bị  bay, động học vòng điều khiển kín từ  xa TLPK và mô hình hóa  toán học VĐK kín bằng mô phỏng.  Quá trình nghiên cứu được tiến hành bằng phương pháp nghiên   cứu lý thuyết gắn với mô phỏng thử nghiệm.  3. Nội dung nghiên cứu 6
  7. Nội dung của Luận án được trình bày trong 117 trang, 10 bảng   biểu, 56 hình vẽ và đồ thị, 85 tài liệu tham khảo. Nội dung nghiên cứu nhằm giải quyết bốn bài toán cụ thể:  ­ Lựa chọn một PPD có QĐĐ dạng đạn đạo, cho phép tên lửa   tiếp cận mục tiêu từ  phía trên xuống, tạo ra khả  năng biến thế  năng thành động năng, duy trì vận tốc bay của tên lửa trong giai   đoạn bay thụ  động. QĐĐ dạng đạn đạo như  vậy cho phép mở  rộng VTD. ­ Lựa chọn một PPD có độ  chính xác cao ngay trong điều kiện   mục tiêu cơ  động phức tạp. PPD cần thực tế hóa trong đài ĐKTX  cùng với các PPD truyền thống, tức là PPD mới không đòi hỏi bổ  sung thiết bị và không làm thay đổi chất lượng động học của VĐK   kín từ xa. ­ Nghiên cứu hợp nhất hai PPD đã nêu thành PPD kết hợp mới,   được tối ưu hóa trên cơ sở lý thuyết điều khiển hiện đại. ­ Mô phỏng đánh giá hiệu quả của PPD mới (sau tổng hợp) theo   hai tiêu chí: độ chính xác dẫn trong điều kiện mục tiêu cơ động và  mở rộng VTD. Bố cục luận án gồm: Phần mở đầu. Chương 1: Phân tích đánh giá các phương pháp dẫn từ  xa tên  lửa phòng không và đặt vấn đề nghiên cứu. Chương 2:  Tổng hợp phương pháp dẫn từ  xa, thích  ứng với   mục tiêu cơ động và có lợi về động năng.  Chương 3: Ứng dụng thuật toán tối ưu quần thể (PSO) tìm thời   điểm chuyển cho phương pháp dẫn kết hợp Chương   4:   Đánh   giá   hiệu   quả   mở   rộng   vùng   tiêu   diệt   của   phương pháp dẫn kết hợp “CV­2DGOC”   Kết luận. 4. Tính thực tiễn, tính khoa học và đóng góp mới của luận án Tính thực tiễn Luận án giải quyết bài toán nâng cao hiệu quả  vũ khí trang bị  bằng cách nâng cao độ chính xác dẫn và mở rộng giới hạn xa vùng  tiêu diệt trong cải tiến khí tài TLPK với chi phí tối thiểu. Tính khoa học của luận án 7
  8. Kết   quả   nghiên   cứu   của   luận   án   góp   phần   bổ   sung   vào   lý   thuyết dẫn tên lửa bằng thuật toán mới tối ưu trên cơ sở vận dụng  lý thuyết điều khiển hiện đại vào giải quyết vấn đề  do thực tế  đặt ra.  Những đóng góp mới của luận án 1. Đã tổng hợp thành công PPD “CV­2DGOC” tối ưu trên cơ sở  mô hình của hai PPD “CV” và “2DGOC”. PPD kết hợp mới có tác   dụng mở rộng VTD cho tổ hợp TLPK điều khiển từ xa; 2. Đã ứng dụng thành công thuật toán tối ưu quần thể (PSO) để  tổng hợp phương pháp tìm thời điểm chuyển tối  ưu cho PPD kết   hợp mới. Tính tối  ưu và hội tụ  của thời điểm chuyển giai đoạn   PPD kết hợp mới đã được kiểm chứng bằng mô phỏng và thống  kê; 3.  Đã xây dựng được phương pháp xác định các đặc trưng giới  hạn của VTD tổ hợp TLPK trên cơ sở mô hình và cấu trúc đầy đủ  của VĐK kín từ xa cho TLPK có ứng dụng PPD kết hợp mới “CV­ 2DGOC”. CHƯƠNG 1 PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CÁC PHƯƠNG PHÁP DẪN TỪ XA  TÊN LỬA PHÒNG KHÔNG VÀ ĐẶT BÀI TOÁN  NGHIÊN CỨU 1.1. Hệ thống điều khiển từ xa tên lửa phòng không theo lệnh  vô tuyến Theo lý thuyết [2] PPD từ  xa đối với TLPK là vô hạn, tuy   nhiên chỉ những PPD có hiệu quả mới được sử dụng.  Khái niệm về hệ thống điều khiển từ xa (ĐKTX) được hiểu là   tập hợp các phương tiện kỹ thuật mặt đất có chức năng thu thập,   xử lý thông tin về mục tiêu và tên lửa, hình thành lệnh điều khiển,   truyền theo đường vô tuyến lên tên lửa trong không gian, bảo đảm   cho tên lửa tạo ra lực và mômen chuyển động theo một quỹ  đạo  tính   toán,   tiếp   cận   tới   mục   tiêu,   tiêu   diệt   mục   tiêu   bằng   năng   lượng của phần chiến đấu (PCĐ) với một xác suất cho trước. 1.2. Những đặc trưng cơ  bản của vòng điều khiển kín từ  xa  TLPK 8
  9. Xét theo cấu trúc động học thì hệ  thống ĐKTX có dạng một  vòng điều khiển (VĐK) kín với các khâu động học cơ bản. Trong   đó khâu lập lệnh với PPD đóng vai trò là bộ điều khiển (Controler)  và bộ lọc định hình (Shaping Filter) cho VĐK. Quy luật điều khiển  sẽ xác định quỹ đạo chuyển động của tên lửa trong không gian mà  ta gọi là quỹ  đạo động (QĐĐ). Khảo sát đánh giá hiệu quả  của  một VĐK kín từ xa TLPK theo một PPD nào đó, người ta đặc biệt   quan tâm hai đặc trưng cơ  bản là gia tốc pháp tuyến yêu cầu của   PPD và gia tốc pháp tuyến (GTPT) đáp ứng của tên lửa (tức là quá  tải mà tên lửa có thể  tạo ra được) trước yêu cầu của PPD. Mối   liên hệ giữa hai đặc trưng này về cơ bản sẽ xác định giá trị sai số  dẫn tên lửa tại điểm gặp mục tiêu [2,8]. 1.3. Một số phương pháp dẫn tên lửa từ xa truyền thống 1.3.1. Phương pháp dẫn 3 điểm Phương pháp dẫn ba điểm, còn gọi tắt là “T/T”, là phương pháp   làm trùng liên tục đường ngắm ĐĐK ­ TL với đường ngắm ĐĐK ­   MT trong toàn bộ thời gian dẫn. Tức là tại mọi thời điểm của quá  trình dẫn, vị trí yêu cầu của trọng tâm tên lửa luôn phải nằm trên  đường ngắm ĐĐK – MT, tức là theo [2,8] (1.12) 1.3.2. Phương pháp bắn đón nửa góc Phương pháp bắn đón nửa góc, ký hiệu “ ПС”, là phương pháp  yêu cầu vị trí trọng tâm của tên lửa luôn vượt trước một lượng nào   đó so với đường ngắm ĐĐK – TL. Phương pháp bắn đón nửa góc  (ПС)   là   PPD   được   sử   dụng   phổ   biến   trong   các   tổ   hợp   TLPK.  Phương trình PPD “ПС” có dạng như [2,8]: (1.17) 1.3.3. Phương pháp dẫn đối với mục tiêu bay thấp Để loại trừ khả năng chạm đất của tên lửa trong giai đoạn đầu  điều khiển và đảm bảo sự  giảm dần góc đón tới thời điểm kết   thúc quá trình đưa tên lửa vào quỹ đạo động, phương trình của góc  ngắm động hình học với lượng nâng [2] có dạng: 9
  10. (1.20) Trong đó, các tham số  ε0 và τ cần được chọn để  thỏa mãn hai  yêu cầu đã nêu. 1.4. Khảo sát đánh giá các phương pháp dẫn cơ bản Để  phân tích, làm rõ sự  hạn chế  của các PPD truyền thống  (“T/T”, “ПС”) theo hai tiêu chí nêu trên, ta tiến hành khảo sát VĐK  kín từ  xa TLPK theo cấu trúc động học (hình 1.3) nêu trong [2,8].   Giả thiết rằng các hệ thống xác định tọa độ mục tiêu và tên lửa là   lý tưởng. Nội dung khảo sát tập trung vào hai vấn đề chính là: ­ Đánh giá sai số  dẫn (sai lệch thẳng) của hai PPD “T/T” và   “ПС” với những phương án mục tiêu cho trước; ­ Đánh giá mức độ suy giảm vận tốc tên lửa trong giai đoạn bay   thụ động (khi động cơ hành trình ngừng làm việc) làm cơ sở đánh   giá VTD. Hình 1.3. Cấu trúc động học VĐK kín từ xa cho mặt phẳng  thẳng đứng Tham số  của tên lửa và của các phần tử  thuộc VĐK được lựa   chọn từ phiên bản có trong thực tế trang bị, nêu trong bảng 1.1. Bảng 1.1. Tham số của tên lửa và các khâu trong VĐK kín Tham số tên lửa Giá  Tham số các khâu Giá  trị trị Khối lượng cất cánh [kg] 952,7 Hằng   số   th/g   T1,  0.1 [s] Khối lượng tầng phóng [kg] 530,4 Hằng   số   th/g   T2,  0.003 10
  11. [s] Khối lượng tầng hành trình  422,3 Hằng   số   th/g   T3,  0.05 [kg] [s] Khối lượng tên lửa bay thụ  330 Hằng   số   th/g   T4,  0.002 động [kg] [s] Tải   trọng   riêng   trên   cánh  600 Hằng   số   th/g   T5,  0.001 [kg/m2] [s] GTPT cực  đại  của tên  lửa  100 Hằng   số   th/g   TTL,  0.035 [m/s2] [s] Thời   gian   làm   việc   tầng  4 Hệ   số   truyền   TL,  1÷1.5 phóng [s] Ktl Thời   gian   làm   việc   tầng  20 Hệ số cản ξp 0.7 hành trình [s] Hệ số lực cản [1/s2] 0,0523 Hằng   số   th/g   Ttl,  0.1 [s] Hệ số lực nâng  [1/s2] 0,035 Thời gian bay  8.1 autonom, [s] Hệ số dự trữ ổn định tĩnh 0,1 1.5. Đặt vấn đề  tổng hợp PPD mới có tác dụng nâng cao độ  chính xác dẫn và mở rộng vùng tiêu diệt Thông qua nghiên cứu động hình học dẫn tên lửa từ  xa và kết   quả khảo sát VĐK kín TLPK theo các PPD truyền thống ở các mục  1.3 và 1.4. ta nhận thấy: Để  tổng hợp được PPD mới, đồng thời thỏa mãn hai tiêu chí  trên, rõ ràng là ta phải lần lượt giải quyết bốn bài toán sau: Bài toán thứ nhất: Phân tích, biện luận và lựa chọn một PPD   có QĐĐ dạng đạn đạo, cho phép tên lửa tiếp cận mục tiêu từ phía   trên xuống, tạo ra khả  năng biến thế  năng thành động năng, duy   trì vận tốc bay của tên lửa trong giai đoạn bay thụ  động. QĐĐ   dạng đạn đạo như vậy cho phép mở rộng VTD. 11
  12. Bài toán thứ hai: Phân tích, biện luận và lựa chọn một PPD có   độ chính xác cao ngay trong điều kiện mục tiêu cơ động phức tạp.   PPD cần lựa chọn có thể thực tế hóa trong đài ĐKTX cùng với các   PPD truyền thống, tức là PPD mới không đòi hỏi bổ sung đáng kể   về thiết bị và không làm thay đổi chất lượng động học của VĐK kín   từ xa. Bài toán thứ  ba: Nghiên cứu hợp nhất hai PPD trong bài toán   thứ nhất và thứ  hai thành PPD kết hợp mới được tối ưu hóa trên   cơ sở lý thuyết điều khiển hiện đại. Bài toán thứ  tư:  Mô phỏng kiểm tra, đánh giá hiệu quả  của   PPD kết hợp mới (sau tổng hợp) theo hai tiêu chí: độ  chính xác   dẫn trong điều kiện mục tiêu cơ  động và mở  rộng VTD. PPD kết   hợp mới được tích hợp trong cấu trúc VĐK kín từ  xa như  đã dẫn   trên hình 1.3.  1.6. Kết luận chương Trong chương 1, trên cơ  sở  khảo sát, phân tích các PPD cũ, đã  đặt ra vấn đề  nghiên cứu tổng hợp một PPD mới đồng thời thỏa   mãn hai yêu cầu về độ chính xác dẫn và mở rộng VTD của TLPK.  Theo cách đặt vấn đề  trong mục 1.5, đã xác định được bốn bài   toán cần giải ở những chương tiếp theo của luận án. CHƯƠNG 2 TỔNG HỢP PHƯƠNG PHÁP DẪN TỪ XA, THÍCH ỨNG  VỚI MỤC TIÊU CƠ ĐỘNG VÀ CÓ LỢI VỀ ĐỘNG NĂNG 2.1. Đặt vấn đề Vấn đề xây dựng một PPD mới có lợi về động năng cho tên lửa   trên toàn quỹ đạo bay là rất quan trọng, bởi tại thời điểm động cơ  hành trình ngừng làm việc tên lửa có một động năng khá lớn và   được duy trì trong khoảng thời gian dài bởi PPD. Cơ sở có thể để lựa chọn và tổng hợp được một PPD mới đáp  ứng đồng thời hai tiêu chí trên là những PPD mà ta đã biết như:   phương pháp “Cầu vồng” [8], ký hiệu là CV; phương pháp 2 điểm   từ  xa [9], ký hiệu là 2D; PPD hai điểm có tính tới góc tiếp cận  [53,54], ký hiệu là 2DGOC. Sở dĩ có sự lựa chọn như vậy bởi PPD   12
  13. “CV” cho phép hình thành QĐĐ dạng đạn đạo ngay từ  giai đoạn  đầu quá trình điều khiển, còn PPD “2D” và “2DGOC” cho phép  nâng cao độ chính xác dẫn đối với mục tiêu cơ động. 2.2. Phương pháp dẫn “Cầu vồng” [8, 82] 2.2.1. Phương trình phương pháp dẫn “Cầu vồng” Phương pháp dẫn “CV”, theo [8], được áp dụng cho điều khiển  từ xa đối với những lớp mục tiêu bay thấp, hoặc cố định trên mặt   đất, mặt nước.  Phương trình PPD “CV” trong mặt phẳng đứng có dạng như  sau:    (2.2) Trong đó: kcv – hệ số cầu vồng;  ­ góc ngắm cực đại của tên lửa   so với mục tiêu, giới hạn bởi độ  rộng cánh sóng anten phát lệnh   ĐĐK và độ  cao bay của MT;   ­ khoảng cách TL­MT;  rtl  – cự  ly  nghiêng của tên lửa. Trong mặt phẳng phương vị vẫn sử dụng PPD ba điểm “T/T”. 2.2.2. Gia tốc pháp tuyến yêu cầu của phương pháp dẫn “Cầu  vồng” Để  xác định GTPT yêu cầu của PPD “CV” ta sử  dụng phương   trình (2.2) và biểu thức tính GTPT yêu cầu trong mặt phẳng đứng   khi dẫn từ xa (1.9), đồng thời sử dụng các phép đơn giản hóa sau: , có tính tới . Ta nhận được biểu thức GTPT yêu cầu tại điểm gặp khi dẫn  theo PPD “CV” là: (2.10) 2.2.3. Khảo sát đánh giá phương pháp dẫn “Cầu vồng” Sử dụng cấu trúc động học VĐK kín từ xa TLPK (hình 1.3) với  bộ tham số các khâu cơ bản như bảng 1.1 trong khảo sát ở mục 1.4  chương 1. Riêng trong khâu lập lệnh thuật toán PPD được thay   bằng PPD “CV” như đã phân tích trong mục 2.2.1 Kết luận: Nếu chỉ  sử  dụng đơn thuần PPD “CV” thì hiệu quả  đáp ứng 2  tiêu chí về  độ  chính xác và động năng tên lửa cao chỉ  có khi mục   tiêu bay thấp (dưới 3000m) và bay với vận tốc dưới 200m/s.  13
  14. Việc nâng quỹ đạo tên lửa ở giai đoạn đầu với yêu cầu quá tải   nhỏ là một yêu cầu bắt buộc để hình thành nên quỹ đạo dạng đạn  đạo và là tiền đề  quan trọng để  duy trì động năng tên lửa  ở  giai   đoạn bay tiếp theo.  Ưu điểm này có thể  lựa chọn để  tổng hợp   PPD mới. 2.3. Tổng hợp luật dẫn hai điểm tối ưu 2.3.1. Mô hình dẫn tối ưu dạng toàn phương tuyến tính bằng  phương pháp trượt (Sweep method, [48]) Phương trình trạng thái và các điều kiện biên của hệ tuyến tính  có dạng: (2.11) Trong đó:  x ­ vector trạng thái kích thước (m1 x 1)  ;  ­ đạo hàm  của x; x0 ­ giá trị  ban đầu của x  ở  thời điểm t0;  ­ giá trị  xác định  thứ i của x ở thời điểm cuối tf ; u ­ vector điều khiển kích thước m2  (m2 = 1, 2,...); A ­ ma trận trạng thái kích thước (m1 x m1) và B là ma  trận điều khiển kích thước (m1 x m2). Không mất tính tổng quát, ta  giả sử rằng . Hệ thống được mô tả bởi (2.11) được giả sử là điều khiển được  hoàn toàn với u không bị chặn. Xét bài toán điều khiển tối  ưu dưới  đây. Tìm u để cực tiểu hàm chỉ tiêu J: (2.12) Trong đó: Q ­ ma trận bán xác định dương, kích thước (m1 x m1);  R ­ ma trận xác định dương kích thước (m2 x m2). Các điều kiện ràng buộc ở (2.11) liên hệ với hàm mục tiêu   (2.12) bằng các nhân tử  như sau: (2.13) Trong đó: vi (i= 1 2, ...,p) là các nhân tử thực dương của các  trạng thái cuối xi(tf). Các phương trình Euler­Lagrange cho bài toán tối ưu trên có  dạng [16, 48]: (2.14) 14
  15. Từ (2.14) và (2.11), ta nhận được bài toán hai điểm biên: (2.15) Bài toán hai điểm biên trên có thể giải được bằng phương pháp   trượt [48]. Qua các phép biến đổi toán học, chúng ta có thể  nhận được tín  hiệu điều khiển tối ưu [48]: (2.21) Trong trường hợp nếu  Q  = 0 và  v  = 0 thì hàm   là tổng năng  lượng của tín hiệu điều khiển: (2.24) Từ phương trình Riccati [48], ta thấy rằng nếu Q = 0 thì ta nhận  được S = 0. Do đó ta có [48]: (2.25) Tín hiệu điều khiển tối  ưu (2.23), trong trường hợp này được   biểu diễn lại như sau: (2.26) 2.3.2. Luật dẫn tên lửa tối ưu theo các điều kiện ràng buộc Trước tiên ta xét tương quan động hình học TL­MT trong mặt  phẳng đứng như trên hình 2.6. Hình 2.6. Động hình học TL­MT trong mặt phẳng đứng Để thuận lợi trong những biến đổi toán học sau này, ta ký hiệu  và quy ước trong mặt phẳng thẳng đứng, độ cao tương đối giữa  TL­MT . Xét trong hệ tọa độ của ĐĐK ta có: (2.27) Sơ đồ khối mô tả quá trình dẫn TL được thể hiện trên hình 2.7. 15
  16. Hình 2.7. Sơ đồ khối quá trình dẫn tên lửa Để đơn giản hóa bài toán, ta giả sử tên lửa là một khâu lý  tưởng và  =1. Trong đó ac là gia tốc yêu cầu của lệnh điều khiển. Đặt các biến trạng thái: , ta có  và biến điều khiển . Xét trong trường hợp mục tiêu không cơ  động theo góc (), khi   đó phương trình (2.27) biểu diễn trong không gian trạng thái có  dạng: (2.28) Hàm mục tiêu là tổng năng lượng điều khiển: (2.30) Bài toán dẫn tối  ưu được phát biểu như  sau:  Tìm biến điều   khiển u(t) để hình thành nên quỹ đạo tên lửa bắt đầu từ trạng thái   t0 sao cho hàm mục tiêu (2.30) là nhỏ nhất theo các điều kiện ràng   buộc khác nhau. 2.3.2.1. Luật dẫn hai điểm tối ưu theo độ trượt tại điểm gặp Điều kiện độ  trượt tại điểm gặp nhỏ  nhất, tức là: =0, hoặc  biểu diễn dưới dạng ma trận: (2.31) Trong đó: (2.32) Giải các phương trình và sử dụng các quan hệ động hình học, ta   nhận được: (2.42) Xuất phát từ biểu thức (2.42), luật dẫn tiếp cận tỉ lệ có tính tới  sự cơ động của mục tiêu có dạng [10, 38]: (2.43) Các giải pháp để  hiện thực hóa luật dẫn (2.43) dưới ĐĐK đã   được [9] chỉ  ra, phương pháp dẫn này còn được gọi là PPD hai   điểm và ký hiệu là 2D. 16
  17. 2.3.2.2. Luật dẫn hai điểm tối  ưu theo độ  trượt tại điểm gặp có   tính tới góc tiếp cận Giá trị độ trượt và tốc độ thay đổi độ trượt tại điểm gặp là: (2.44) Trong đó  ­ góc tiếp cận TL­MT tại điểm gặp. Thông qua các biến đổi toán học, ta nhận được tín hiệu điều  khiển tối ưu: (2.51) Sử dụng các quan hệ động hình học như ở mục 2.3.2.1 và giá trị  ở (2.44) thay vào (2.51) ta nhận được: (2.53) Khi tính tới yếu tố  cơ  động của mục tiêu thì biểu thức (2.53)   trở thành [57]: (2.54) PPD có biểu thức như  (2.54) gọi là phương pháp hai điểm có  tính góc tiếp cận và được ký hiệu là 2DGOC. 2.4. Tổng hợp phương pháp dẫn kết hợp Phương pháp dẫn kết hợp bao gồm hai giai đoạn dẫn: Giai  đoạn (1) dùng để nâng quỹ đạo tên lửa, sử dụng PPD “CV”; Giai  đoạn (2) dùng để tiếp cận mục tiêu, sử dụng PPD hai điểm. Biểu thức của PPD kết hợp “CV” với “2D” (ký hiệu là “CV­ 2D”) trong mặt phẳng đứng được viết như sau: (2.55) Biểu thức của PPD kết hợp “CV” với “2DGOC” (ký hiệu “CV­ 2DGOC”) trong mặt phẳng đứng được viết như sau: (2.56) 2.5. Mô phỏng kiểm chứng Cơ sở để khảo sát hai PPD kết hợp như đã đề xuất vẫn là cấu  trúc động học VĐK kín từ xa (hình 1.3) với bộ tham số các khâu cơ  17
  18. bản như bảng 1.1 trong khảo sát ở  mục 1.4 chương 1. Riêng khâu   lập lệnh ta sử dụng các thuật toán (2.55) và (2.56) tương  ứng với   từng phương án kết hợp. Đánh giá: Phương  pháp  dẫn từ  xa “CV­2DGOC” có  độ   chính  xác  cao   trong mọi phương án mục tiêu và duy trì động năng (vận tốc) cho   tên lửa tốt hơn các PPD khác. Đây chính là cơ sở để lựa chọn PPD   từ  xa “CV­2DGOC” bổ sung cho hệ lập lệnh các ĐĐK thế  hệ  cũ   nhằm mở  rộng VTD, nâng cao hiệu quả  của tổ  hợp trong  điều  kiện chiến tranh hiện đại. 2.6. Kết luận chương Trong chương 2 đã biện luận và tổng hợp được hai PPD kết hợp   “CV­2D” và “CV­2DGOC” từ ba PPD “CV”, “2D” và “2DGOC”. Kết  quả tổng hợp được thể hiện qua hai biểu thức mô tả GTPT yêu cầu là   (2.55) và (2.56). Kết quả mô phỏng trong cùng điều kiện cho thấy PPD  “CV­2DGOC” có đáp  ứng tốt hơn “CV­2D”. Tuy nhiên thời điểm   chuyển t* còn mang tính mặc định, nên chưa thể kết luận là PPD nào  tốt hơn. CHƯƠNG 3 ỨNG DỤNG THUẬT TOÁN TỐI ƯU QUẦN THỂ (PSO) TÌM  THỜI ĐIỂM CHUYỂN CHO PHƯƠNG PHÁP DẪN KẾT HỢP 3.1. Đặt vấn đề Thuật toán PSO [49] đã được ứng dụng rộng rãi khi giải các bài   toán tối ưu, nó có ưu điểm về tính ổn định, độ chính xác và tính tác   động nhanh [52]. Trong lĩnh vực dẫn đường tên lửa, thuật toán  PSO đã được sử dụng để tổng hợp luật dẫn tên lửa như [50,51,52]  đã đề  cập. Đó chính là lý do mà luận án đề  xuất sử  dụng thuật   toán PSO để  tìm thời điểm chuyển  t*  cho phương pháp dẫn kết  hợp. 3.2. Tổng quan về thuật toán tối ưu quần thể (PSO) 3.2.1. Mở đầu PSO được khởi tạo bởi một nhóm ngẫu nhiên các Particle, sau  đó   tìm   kiếm   giải   pháp  tối   ưu  bằng  việc  cập  nhật   các   thế   hệ.  Trong mỗi thế hệ, mỗi Particle được cập nhật theo hai giá trị: thứ  18
  19. nhất là Pbest (là nghiệm tốt nhất đạt được cho tới thời điểm hiện   tại), nó chính là giá trị  fitness của Particle tốt nhất trong thế  hệ  hiện tại; thứ  hai là Gbest  (là nghiệm tốt nhất của cá thể  lân cận cá   thể này đạt được cho tới thời điểm hiện tại), là giá trị  fitness của   Particle tốt nhất trong tất cả  các thế  hệ  từ  trước đến thời điểm   hiện tại. Quá trình cập nhật của Particle dựa trên hai biểu thức sau: (3.1) (3.2) Trong đó: N ­ số phần tử  trong quần thể; D ­ Kích thước  quần thể; k ­ số lần lặp lại (chỉ số thế hệ);  ­ vận tốc của cá   thể  thứ i tại thế  hệ  thứ  k; w ­ hệ số quán tính; c1, c2 ­ hệ số  gia   tốc;   rand()   ­  hàm   tạo   giá   trị   ngẫu  nhiên   trong   khoảng   (0,1);  ­ vị  trí cá thể  thứ  i tại thế  hệ  thứ  k;  ­ vị trí tốt nhất   của cá thể thứ i. 3.2.2. Thuật toán tối ưu quần thể PSO Các bước thực hiện thuật toán PSO được mô tả như sau: Bước 1: Đặt các tham số W, c1 và c2 cho PSO; Bước 2: Khởi tạo quần thể theo vị trí X và vận tốc V; Bước 3: Tính hàm fitness của mỗi cá thể ; Bước 4: Cập nhật giá trị Pbest của quần thể: Nếu  thì  nếu không thì  Bước 5 : Cập nhật Gbest của cả quần thể: Nếu  thì  nếu không thì đặt  Bước 6 : Cập nhật vị trí và vận tốc của mỗi cá thể; (3.3) (3.4) Bước 7: Nếu chỉ số hội tụ đạt ngưỡng hoặc số vòng lặp bằng   Kmax thì dừng việc tìm kiếm và xuất ra giá trị  Gbest, nếu không thì  quay trở lại Bước 3; 3.3. Ứng dụng thuật toán PSO tìm thời điểm chuyển cho phương   pháp dẫn kết hợp Chỉ  tiêu tối  ưu của thuật toán PSO tìm thời điểm chuyển cho  các PPD kết hợp là:  và  với V0, h0 là những giá trị  vận tốc và độ  19
  20. trượt cho trước bảo đảm xác suất tiêu diệt mục tiêu. Hàm mục tiêu của thuật toán PSO khi đó có dạng: (3.9) Sơ  đồ  khối quá trình tìm thời điểm chuyển t* tối  ưu của PPD  kết hợp theo thuật toán PSO được mô tả trên hình 3.4. Hình 3.4. Thuật toán PSO kết nối với PPD kết hợp 3.4. Khảo sát thời  điểm chuyển của phương pháp dẫn kết  hợp theo PSO 3.4.1. Khảo sát tính ổn định của thuật toán PSO Dữ liệu để khảo sát gồm: Cấu trúc động học VĐK kín từ  xa (hình 1.3) với bộ  tham số các   khâu cơ bản như bảng 1.1  ở chương 1. Thuật toán lập lệnh áp dụng  cho khâu lập lệnh là phương trình (2.55) cho PPD “CV­2D” và phương   trình (2.56) cho PPD “CV­2DGOC”. Tham số mục tiêu theo phương án  được chỉ ra trong bảng 3.1. Đánh giá chung: 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
18=>0