intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu sự làm việc của cọc đơn và nhóm cọc đất xi măng cho công trình nhà cao tầng

Chia sẻ: Bautroibinhyen24 Bautroibinhyen24 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

92
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu các tương quan về đặc tính cường độ chịu nén và chịu uốn của vật liệu cọc SCP cho 04 loại đất; phân tích truyền tải trong cọc SCP và phân phối ma sát thành bên, kháng mũi cho cọc đơn và cọc trong nhóm từ mô hình thí nghiệm kích thước thật. Xác định hệ số sức kháng bên và mũi theo công thức của Meyerhof để áp dụng tính sức chịu tải cọc đơn SCP.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu sự làm việc của cọc đơn và nhóm cọc đất xi măng cho công trình nhà cao tầng

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> <br /> ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> --------------------<br /> <br /> ĐỖ HỮU ĐẠO<br /> <br /> NGHIÊN CỨU SỰ LÀM VIỆC CỦA CỌC ĐƠN VÀ<br /> NHÓM CỌC ĐẤT XI MĂNG CHO CÔNG TRÌNH<br /> NHÀ CAO TẦNG<br /> CHUYÊN NGÀNH<br /> <br /> : CƠ KỸ THUẬT<br /> <br /> MÃ SỐ<br /> <br /> : 62.52.01.01<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT<br /> <br /> Đà Nẵng – Năm 2015<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại trường Đại học Bách Khoa<br /> - Đại học Đà Nẵng<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> 1. GS.TS. Nguyễn Trường Tiến<br /> 2. PGS.TS. Phan Cao Thọ<br /> <br /> Phản biện 1: GS.TS. Trịnh Minh Thụ<br /> Phản biện 2: GS.TS. Đỗ Như Tráng<br /> Phản biện 3: TS. Trần Đình Quảng<br /> Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại:<br /> Đại học Đà Nẵng – 41 Lê Duẩn – thành phố Đà Nẵng<br /> Vào hồi 8 giờ 00 ngày 12 tháng 6 năm 2015<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia<br /> hoặc Trung tâm TTTL – 41 Lê Duẩn – thành phố Đà Nẵng<br /> <br /> 1<br /> MỞ ĐẦU<br /> ĐẶT VẤN ĐỀ, MỤC ĐÍCH, PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG<br /> NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> Cọc đất xi măng (Soil cement pile – gọi tắt là cọc SCP) là sản<br /> phẩm của kỹ thuật trộn vữa xi măng trong đất – theo phương pháp<br /> trộn sâu, hình thành cọc sau quá trình ninh kết của xi măng. Những<br /> ưu điểm của cọc SCP như: giảm lún cho công trình, cải tạo nền đất<br /> yếu, tăng khả năng chịu tải cho nền công trình, thi công cơ giới hóa<br /> cao, tiến độ thi công nhanh, sử dụng đất tại chỗ nên làm giảm được<br /> giá thành, giảm lượng đất thải và ô nhiễm môi trường.<br /> Đối với cọc SCP thi công trong nền đất cát cho cường độ từ<br /> (3,010MPa), có thể ứng dụng làm cọc chịu lực cho móng công trình<br /> nhà cao tầng trong điều kiện cho phép. Tuy nhiên, độ cứng của cọc<br /> SCP nhỏ nên các ứng xử giữa cọc – đất, cọc – cọc trong nhóm sẽ<br /> khác với các loại cọc cứng thông thường. Các vấn đề đặt ra đó là:<br /> Các đặc tính cường độ vật liệu đất cát gia cố xi măng, cơ chế truyền<br /> tải, huy động ma sát thành bên, sức kháng mũi của cọc đơn, cọc<br /> trong nhóm cọc và cách xác định hệ số nhóm đối với móng cọc SCP<br /> và áp dụng trong công tác thiết kế móng cho công trình nhà cao tầng.<br /> Đó chính là lý do hình thành đề tài: “Nghiên cứu sự làm việc của<br /> cọc đơn và nhóm cọc đất xi măng cho công trình nhà cao tầng”.<br /> 2. Mục đích của đề tài<br /> - Xây dựng cơ sở dữ liệu về đặc tính cường độ của vật liệu cọc đất gia cố<br /> xi măng theo phương pháp trộn ướt cho các loại đất cát, á cát, hướng đến tạo<br /> ra cọc đất xi măng có cường độ cao, chịu lực cho móng công trình xây dựng.<br /> - Nghiên cứu về sự truyền tải, huy động ma sát thành bên và<br /> kháng mũi của cọc đơn và nhóm cọc đất xi măng từ mô hình thí<br /> nghiệm kích thước thật, làm cơ sở đánh giá cọc đất xi măng bán<br /> cứng làm việc như cọc để ứng dụng chịu lực.<br /> <br /> 2<br /> - Phân tích các nhóm cọc đất xi măng bằng mô hình số và xây<br /> dựng tương quan về hệ số nhóm đối với cọc đất xi măng.<br /> 3. Đối tượng nghiên cứu<br /> Cọc SCP theo phương pháp trộn ướt, công nghệ của Nhật Bản,<br /> thi công trong nền đất cát và á cát khu vực Đà Nẵng–Quảng Nam.<br /> 4. Nội dung nghiên cứu<br /> - Tổng quan đặc tính cơ học vật liệu và các yếu tố ảnh hưởng của<br /> cọc SCP, các vấn đề về sức chịu tải của cọc đơn và nhóm cọc, lược<br /> khảo về đặc điểm địa chất khu vực Đà Nẵng – Quảng Nam.<br /> - Nghiên cứu về đặc tính cường độ của vật liệu cọc SCP bằng thí<br /> nghiệm trong phòng thí nghiệm kết hợp hiện trường.<br /> - Thí nghiệm mô hình kích thước thật (full scale) cho cọc đơn và<br /> nhóm cọc SCP chịu tải trọng nén có sử dụng thiết bị đo biến dạng<br /> dọc trục strain gages và phân tích kết quả.<br /> - Mô phỏng số bằng Plaxis 3D Foundation để kiểm chứng mô<br /> hình thí nghiệm và công trình thực tế, phát triển mô phỏng để xây<br /> dựng tương quan về hệ số nhóm cho cọc SCP.<br /> - Xây dựng trình tự tính toán và chương trình máy tính SCPile tự<br /> động hóa tính toán thiết kế cho móng cọc SCP.<br /> 5. Phương pháp nghiên cứu<br /> - Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm trong phòng kết hợp<br /> hiện trường áp dụng cho đặc tính cường độ vật liệu cọc SCP.<br /> - Phương pháp thí nghiệm bằng mô hình kích thước thật có sử<br /> dụng thiết bị đo biến dạng dọc trục cho cọc đơn và nhóm cọc.<br /> - Mô phỏng số 3D bằng phương pháp PTHH và phát triển cho<br /> các nhóm cọc khác nhau dựa trên mô hình đất Mohr – Coulomb.<br /> 6. Phạm vi nghiên cứu<br /> - Cọc SCP theo phương pháp trộn ướt, các loại đất cát, á cát vùng<br /> Đà Nẵng-Quảng Nam, vật liệu cọc không sử dụng phụ gia.<br /> <br /> 3<br /> - Đề tài tập trung phân tích cho cọc SCP chịu tải trọng thẳng đứng.<br /> - Phạm vi nghiên cứu ứng dụng: cho nhà dân dụng cao tầng đến<br /> cấp II (dưới 19 tầng) trên nền đất cát vùng Đà Nẵng và những vùng<br /> có đặc điểm địa chất tương tự.<br /> 7. Những đóng góp mới của luận án<br /> - Xây dựng cơ sở dữ liệu các tương quan về đặc tính cường độ<br /> chịu nén và chịu uốn của vật liệu cọc SCP cho 04 loại đất.<br /> - Phân tích truyền tải trong cọc SCP và phân phối ma sát thành<br /> bên, kháng mũi cho cọc đơn và cọc trong nhóm từ mô hình thí<br /> nghiệm kích thước thật. Xác định hệ số sức kháng bên và mũi theo<br /> công thức của Meyerhof để áp dụng tính sức chịu tải cọc đơn SCP.<br /> - Phân tích huy động sức kháng của các cọc trong nhóm, xác định hệ<br /> số nhóm và đề nghị xem móng cọc SCP làm việc theo nhóm “Group”.<br /> - Xây dựng biểu đồ và phương trình xác định hệ số nhóm của<br /> cọc SCP theo số cọc với khoảng cách khác nhau từ mô phỏng số 3D.<br /> - Xây dựng trình tự tính toán và chương trình SCPile tự động hóa<br /> tính toán, thiết kế móng cọc SCP và áp dụng cho 01 dự án thực tế.<br /> 8. Cấu trúc của luận án<br /> Ngoài các phần mở đầu, mục lục, danh mục các tài liệu tham<br /> khảo, các công trình khoa học đã công bố, các hình vẽ, bảng biểu,<br /> phụ lục, luận án gồm 130 trang, được bố cục trong 5 chương:<br /> Chương 1: Tổng quan về cọc đất xi măng<br /> Chương 2: Một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm về đặc tính<br /> cường độ vật liệu cọc đất xi măng<br /> Chương 3: Nghiên cứu sự làm việc của cọc đơn và nhóm cọc đất xi<br /> măng bằng mô hình kích thước thật.<br /> Chương 4: Mô phỏng số và xây dựng tương quan về hệ số nhóm cọc đất xi măng.<br /> <br /> Chương 5: Nghiên cứu ứng dụng cọc đất xi măng cho công trình nhà cao tầng.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0