intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu sự lan truyền của sóng nổ trong nước và tương tác của sóng nổ đối với chướng ngại công trình

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:30

84
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận án: Nghiên cứu khai thác cơ sở lý thuyết chung của quá trình lan truyền sóng nổ trong môi trường nước và tương tác của sóng nổ với chướng ngại có một số hình dạng khác nhau; trên cơ sở lý thuyết đưa ra, tiến hành xây dựng chương trình tính toán, khảo sát số và tìm ra qui luật của quá trình tương tác của sóng xung kích nhiễu xạ tổng hợp tác dụng lên các dạng chướng ngại công trình dưới nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu sự lan truyền của sóng nổ trong nước và tương tác của sóng nổ đối với chướng ngại công trình

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO   BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ Tô Đức Thọ NGHIÊN CỨU SỰ LAN TRUYỀN CỦA SÓNG NỔ TRONG NƯỚC VÀ TƯƠNG TÁC CỦA SÓNG NỔ ĐỐI VỚI CHƯỚNG NGẠI CÔNG TRÌNH Chuyên ngành: Cơ kỹ thuật Mã số: 62.52.01.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT HÀ NỘI ­ 2016 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ ­ BỘ QUỐC PHÒNG Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS Vũ Đình Lợi 2. PGS. TS Đàm Trọng Thắng Phản biện 1: GS. TS Nguyễn Quang Phích
  2. 2 Phản biện 2: PGS. TS Phạm Đức Hùng Phản biện 3: TS Nguyễn Duy Túy Luận án sẽ  được bảo vệ  trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện theo Quyết  định số  624/QĐ­HV ngày 03 tháng  3 năm 2016 của Giám đốc Học viện Kỹ thuật Quân sự, họp tại Học viện Kỹ  thuật Quân sự vào hồi: …..  giờ ……ngày …...tháng …. năm ….. Có thể tìm hiểu luận án tại: ­ Thư viện Học viện Kỹ thuật Quân sự ­ Thư viện Quốc gia 2
  3. 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài:  Từ  thực tiễn yêu cầu phát triển kinh tế  biển gắn liền với bảo  vệ chủ quyền biển đảo của Tổ  quốc  đã đặt ra việc xây dựng công  trình đáp ứng được đủ các yêu cầu về chịu được các dạng tải trọng   đặc biệt, trong đó có tác dụng của nổ  dưới nước do bom đạn khi   chiến tranh xảy ra… Để  giải quyết được các vấn đề  này cần phải  nghiên cứu và hiểu sâu sắc về  điểm còn tồn tại trong vấn đề  nổ  dưới nước:  ảnh hưởng của các điều kiện địa chất nền đáy khác  nhau đến các thông số  trên mặt sóng; môi trường nước chưa được  thử  nghiệm  ở  nước mặn;  ảnh hưởng của hình dạng chướng ngại,   công trình dưới tác động của sóng nổ  dưới nước;  ảnh hưởng qui  luật nhiễu xạ sóng khi sóng tới gặp chướng ngại; giải pháp bảo lệ  lâu dài các công trình biển dưới tác dụng của sóng nổ dưới nước… Vì vậy đề  tài luận án  “Nghiên cứu sự  lan truyền của sóng nổ   trong nước và tương tác của sóng nổ  đối với chướng ngại công   trình” là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 2. Mục tiêu của luận án:  ­ Nghiên cứu khai thác cơ  sở  lý thuyết chung của quá trình lan  truyền sóng nổ trong môi trường nước và tương tác của sóng nổ với  chướng ngại có một số hình dạng khác nhau; ­ Trên cơ sở lý thuyết đưa ra, tiến hành xây dựng chương trình   tính toán, khảo sát số  và tìm ra qui luật của quá trình tương tác của  sóng xung kích nhiễu xạ  tổng hợp tác dụng lên các dạng chướng  ngại công trình dưới nước; ­ Đề  xuất giải pháp làm suy giảm sóng xung kích tác dụng vào  chướng ngại công trình, nhằm nâng cao khả  năng chịu tải trọng nổ  dưới nước cho chướng ngại công trình. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án:  Trong luận án tập trung nghiên cứu quá trình lan truyền sóng nổ  dưới nước và tương tác của sóng nổ  nhiễu xạ tổng hợp lên chướng  ngại dưới nước với một số hình dạng khác nhau. 4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp lý thuyết kết hợp với thực nghiệm số  trên máy  tính và thử nghiệm ngoài thực địa. Về lý thuyết sử dụng các phương 
  4. 4 pháp giải tích, phân tích, tổng hợp và phương pháp số. Phương pháp  số sử dụng trong luận án là giải tích phân số dựa trên lý thuyết thủy  động lực học nổ, kết hợp với phương pháp PTHH nhờ  sử  dụng  phần mềm   Autodyn.  Về  thực  nghiệm  sử  dụng  phương  pháp mô  hình, tương đương, thống kê. 5. Luận điểm bảo vệ: ­ Luận điểm 1: Các bài toán tác dụng của sóng nổ lên các dạng   chướng ngại tiêu biểu đều có thể  giải được bằng việc sử  dụng lý   thuyết nhiễu xạ sóng nổ. ­ Luận điểm 2: Trên các dạng chướng ngại, sự  phân bố  tải  trọng, các điểm nguy hiểm chịu tải trọng lớn và vùng bề mặt khuất   do sóng nổ  tác dụng lên chướng ngại  hoàn toàn có thể  xác định   được. ­ Luận điểm 3: Trong điều kiện địa chất, môi trường nước  ở  một số  đảo thuộc quần đảo Trường Sa, có thể  xây dựng được hệ  thống công thức thực nghiệm xác định tham số  sóng nổ  dưới nước  phù hợp với các yếu tố với môi trường, địa chất…của đảo. ­ Luận điểm 4: Khi sử  dụng các vật liệu có tác dụng giảm  chấn, hấp thụ sóng cho phép giảm 26,23 ÷ 34,55 % giá trị sóng xung   kích tác dụng lên chướng ngại. 6. Cấu trúc của luận án:  Luận án bao gồm phần mở  đầu, 4 chương, kết luận, tài liệu  tham khảo và phụ  lục. Trong đó có 138 trang thuyết minh, 36 bảng,   102 hình vẽ, đồ thị và 65 tài liệu tham khảo. Mở đầu: Trình bày tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của   đề tài luận án. Chương 1: Tổng quan công tác nổ dưới nước Chương 2: Cơ sở lý thuyết về nổ trong môi trường nước và tương   tác của sóng nổ đối với chướng ngại. Chương 3:  Nghiên cứu nhiễu xạ  sóng và tải trọng do sóng xung  kích trong nước tác động lên chướng ngại. Chương 4: Nổ thực nghiệm trong môi trường nước biển. Kết luận: Trình bày những đóng góp mới của luận án và kiến nghị. Chương 1: TỔNG QUAN
  5. 5 Tổng quan về  công tác nổ  dưới nước để  thấy được sự  phát   triển trong thời gian qua của nổ dưới nước trên thế  giới nói chung,  tình hình nghiên cứu  ở nước ta nói riêng và các vấn đề  đang đặt ra  hiện nay đối với mảng nghiên cứu này. 1.1. Phân loại các dạng nổ dưới nước Với sự  tiến bộ  của khoa học kỹ  thuật, việc  ứng dụng năng   lượng nổ dưới nước đã được sử dụng rộng rãi không chỉ trong quân  sự  mà còn trong rất nhiều ngành kinh tế quốc dân, với các dạng nổ  khác nhau. Để  thuận tiện trong tính toán, nghiên cứu và sử  dụng,  cần tiến hành phân loại dạng lượng nổ hay dạng nổ: Theo vị  trí bố  trí lượng nổ; Theo mục đích  ứng dụng; Theo dạng   tính chất khác nhau về  tác dụng cơ  học xảy ra; Theo các hướng   nghiên cứu về tác động cơ học khi nổ dưới nước. 1.2. Phân loại các đối tượng chướng ngại, công trình dưới nước Có các cách phân loại: Theo hình dạng; Theo chất liệu chướng ngại;   Theo công dụng sử  dụng chướng ngại, công trình; Theo vai trò của  chướng ngại; Theo điều kiện địa chất. 1.3. Tình hình nghiên cứu về nổ dưới nước trên thế giới  Các nhà khoa học tiêu biểu trên thế giới đã và đang nghiên cứu về  nổ dưới nước theo 4 hướng chính:  ­ Hướng 1: nghiên cứu các quá trình vật lý, cơ học xảy ra khi   nổ  trong môi trường nước, như  quá trình hình thành và lan truyền  sóng đập thuỷ lực, quá trình dãn nở và chuyển động của buồng sản  phẩm nổ kèm theo việc xác định các thông số đặc trưng cho các quá  trình này. Điển hình nghiên cứu theo hướng này có các nhà khoa học   Nga   nổi   tiếng   như   G.I   Pokropski,   Xađopski,   IU.   X   Iakoplev,   O.E   Vlaxop, N.B Kutuzov, P.A Girmanop, T.M Xalamakhin và nhà khoa  học Mỹ R. Cole…; ­ Hướng 2: Nghiên cứu quá trình tương tác phá hủy trực tiếp   đáy nước bằng các lượng nổ đặt ngoài, trong lỗ khoan và lượng nổ  lõm với mục tiêu phá om, phá văng hay phá định hướng. Các nhà  khoa học quan tâm theo hướng này có V.M Tarivov, V.V Gankin,   R.A Girmanov, I.Z Drogoveik, N.G Arzimanov,…; ­ Hướng 3 : Nghiên cứu tương tác của sóng nổ  lên phương   tiện hay công trình dưới nước. Hướng nghiên cứu này là cơ  sở  để  tính toán thiết kế  các lượng nổ  phá huỷ  các đối tượng dưới nước,  
  6. 6 hay tính toán công trình, phương tiện chịu tác động của tải trọng nổ,   cũng như phục vụ tính toán thiết kế an toàn nổ. Đại diện hướng này   có   B.V   Zaimyliaev,   B.N   Kutuzov,   V.A   Belin,   V.V   Gankin,   R.A  Girmanov, I.Z Drogoveik…; ­ Hướng 4 : Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả  nổ  dưới nước, các giải pháp làm suy giảm, triệt tiêu sóng xung kích  trong nước. Đại diện hướng này có B.N Kutuzov, V.A Belin, V.V  Gankin, R.A Girmanov, I.Z Drogoveik, B.R Parkin, F.R Ginmor, G.L  Broude…; Bằng các cách tiếp cận, các công trình nghiên cứu đều đưa ra  các thông số  đặc trưng trên bề  mặt sóng xung kích có dạng tổng   quát: ­ Áp suất trên mặt sóng xung kích: , (Pa)              (1.1) ­ Xung riêng trong sóng xung kích: , (Pa.s)     (1.2)                         ­  Năng lượng riêng trên bề mặt sóng xung kích: , (J/m2)            (1.3) trong đó: p­ áp suất trên mặt sóng xung kích, (Pa);  p0­ áp suất ban đầu trong nước, (Pa); pm­ áp suất cực đại trong sóng  xung kích, (Pa);   τ­ thời gian tác dụng của sóng, (s); t­ thời gian, (s);  f(t)­ hàm thời gian;     ρ­ mật độ  nước, (kg/m 3); a­ tốc độ  âm trong  nước, (m/s); i – xung riêng, (Pa.s); E­ năng lượng riêng, (J/m2). Theo B.N Kutuzov, các qui luật nổ trong nước có tương đồng  với nổ  trong môi trường đất đá và không khí là: các thông số  đặc  trưng cho mặt sóng xung kích đều tuân theo qui luật đồng dạng của   Xeđop và M.A.Xađovski… Khi đó các công thức đều có dạng: ­ Đối với thành phần áp suất lớn nhất trên mặt sóng:                          (Pa)                    (1.4) trong đó: Aj ­ hằng số được xác định từ nổ thí nghiệm; p m­ áp  suất cực đại trên bề  mặt sóng xung kích; Q ­ khối lượng lượng nổ;   R­ bán kính từ tâm nổ đến điểm khảo sát. Dựa trên cơ  sở  của lý thuyết đồng dạng, R.Cole đã đưa công  thức xác định các thông số đặc trưng trên mặt sóng xung kích trong  nước: ­ Áp suất cực đại trên mặt sóng:  (Pa) (1.7) ­ Xung riêng sóng xung kích: (Pa.s)         (1.8)
  7. 7 ­ Năng lượng riêng trên mặt sóng xung kích dưới nước, (J/m2):                          (1.9) ­ Hằng số thời gian của sóng xung kích dưới nước:                    (1.10) Đánh giá ảnh hưởng của mặt nước và đáy nước G.I Pakropski,   O.E Vlaxop và T.M Xalamakhin giới thiệu công thức tính áp suất lớn  nhất   trên   mặt   sóng   xung   kích   lan   truyền   trong   nước   khi   bị   ảnh  hưởng của mặt đáy đều có thể đưa về dạng:    (Pa)                            (1.11) trong đó: km, kd­ tương  ứng là hệ  số  ảnh hưởng của mặt nước   và đáy nước. Bốn hướng trên và các công thức đề  cập đến quá trình vật lý cơ  học xảy ra khi nổ  trong môi trường nước, các quá trình cơ  học xuất   hiện khi phá hủy đất đá dưới nước, tương tác của sóng xung kích với  chướng ngại dưới nước và các biện pháp nâng cao hiệu quả  nổ cũng  như các giải pháp làm suy giảm sóng xung kích trong nước. 1.4. Tình hình nghiên cứu nổ dưới nước ở Việt Nam   Một số nhà khoa học nghiên cứu nổ dưới nước trong giai đoạn   vừa qua đã đóng góp lớn vào sự  phát triển kinh tế, xã hội, quốc  phòng an ninh của đất nước như: TS Lê Văn Trung, GS.TS Nhữ Văn  Bách, GS.TSKH Nguyễn Hoa Thịnh, GS.TSKH Nguyễn Văn Hợi,   GS.TS Vũ Đình Lợi,  TS Nguyễn Văn Thủy, PGS.TS  Đàm  Trọng   Thắng và một số  các nhà nghiên cứu khác… Các đề  tài của các tác  giả  này đã giải quyết khá tốt các yêu cầu đặt ra trong từng giai  đoạn.Qua đó, với vấn đề nghiên cứu đề cập, xác định các nội dung cần   phải giải quyết tiếp theo. 1.5. Những tồn tại và hướng giải quyết của nghiên cứu nổ  dưới   nước Từ việc phân tích tổng quan nghiên cứu nổ dưới nước, cho phép   rút ra các vấn đề  nghiên cứu còn tồn tại. Từ  các tồn tại này đưa ra   hướng giải quyết trong luận án và phát triển ở các nghiên cứu tiếp theo,  cụ thể là: ­ Nghiên cứu khai thác cơ  sở  lý thuyết về  quá trình lan truyền sóng   nổ trong nước, kết hợp với thử nghiệm nổ tại hiện trường để rút ra  
  8. 8 qui luật và đánh giá các thông số trên mặt sóng xung kích dưới nước  trong điều kiện biển với nền trầm tích san hô ở Trường Sa; ­ Nghiên cứu khảo sát và thiết lập qui luật của sóng nhiễu xạ  tổng   hơp tương tác với các dạng chướng ngại khác nhau, trên cơ  sở  đó  đánh giá dạng hình dạng chướng ngại có khả  năng làm giảm tải   trọng của sóng nổ tác động lên chướng ngại. ­ Nghiên cứu quá trình tương tác của sóng xung kích dưới nước khi   không xét đến nhiễu xạ lên chướng ngại. ­ Lựa chọn vật liệu và thử  nghiệm khả  năng làm suy giảm cường  độ sóng xung kích, phù hợp với điều kiện ứng dụng trong xây dựng   công trình biển ở nước ta. 1.6. Kết luận chương 1 Qua nghiên cứu tổng quan về nổ, một số vấn đề liên quan đến  hướng nghiên cứu đã trở nên rõ ràng hơn và đặt ra các nhiệm vụ cụ  thể cho tác giả  và các nhà nghiên cứu nổ nói chung. Các vấn đề  về  nổ còn tồn tại là những vấn đề phức tạp mà rất cần đến sự trợ giúp  các ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại. Để  giải quyết vấn đề  nghiên cứu như  đã phân tích  ở  trên cần  có phương  pháp tiếp cận nghiên cứu một cách tối ưu, cần có sự kết  hợp giữa nghiên cứu lý thuyết, kết hợp với tính toán bằng phần   mềm máy tính và thử  nghiệm trên thực tế.  Nhờ  lựa chọn phương   pháp nghiên cứu hợp lý, kết hợp với trang thiết bị và con người cụ  thể, việc giải quyết các vấn đề  tồn tại nêu trên cũng là nội dung   chính được trình bày trong các chương tiếp theo của luận án. Với  các kết luận trên, tên đề tài, mục đích, nội dung phương pháp nghiên  cứu của luận án được chọn như đã trình bày trong phần mở đầu của  luận án. Chương   2:  CƠ   SỞ   LÝ   THUYẾT   VỀ   NỔ   TRONG   MÔI  TRƯƠNG ̀   NƯƠC ́   VÀ   TƯƠNG   TÁC   CỦA   SÓNG   NỔ   VỚI  CHƯỚNG NGẠI 2.1. Cơ sở lý thuyết truyền sóng nổ trong môi trường nước 2.1.1. Quá trình hình thành phát triển bóng khí và sóng xung kích khi   nổ dưới nước Nổ  trong môi trường nước có những đặc tính riêng biệt. Sản  phẩm nổ dãn nở và đẩy nước ra hình thành một lỗ rỗng gọi là bóng  
  9. 9 khí. Quá trình giãn nỡ bóng khí chụp được như hình 2.2 và biến thiên  áp suất tại một điểm cố  định trong không gian khi mặt sóng xung  kích đi qua được thể hiện như hình 2.3. Hình 2.2. Ảnh chụp quá trình giãn nở bóng khí trong môi trường nước Hình 2.3. Biểu đồ mô phỏng biến thiên áp suất tại một điểm cố định trong không  gian khi mặt sóng xung kích đi qua 2.1.2. Qui luật về  sự  phát triển của bóng khí nổ  trong môi trường   nước  Trình bày các nghiên cứu về bán kính bóng khí cực đại; quy luâṭ   phát triển và chuyên đông cua bong khi; chu ky dao đông cua bong ̉ ̣ ̉ ́ ́ ̀ ̣ ̉ ́   ̃ ở san phâm; đô nôi cua bong khi và các tham s khi;́ ban kinh gian n ́ ́ ̉ ̉ ̣ ̉ ̉ ́ ́ ố  đặc trưng cua bong khi  ̉ ́ ́ở sat bê măt n ́ ̀ ̣ ước. 2.1.3. Qua trinh truyên song xung kích trong môi tr ́ ̀ ̀ ́ ường nươc  ́ và các   tham số trên mặt sóng xung kích trong nước  Trình bày các nghiên cứu về áp suất, tốc độ phần tử và mật độ,  tham số  trên mặt sóng xung kích và sự  biến thiên của áp suất theo   thời gian và xung riêng của pha nén đối với các loại lượng nổ  khác   nhau. 2.2. Ảnh hưởng của mặt thoáng và mặt đáy đến sóng xung kích  trong môi trường nước 2.2.1. Ảnh hưởng của mặt thoáng đến sóng xung kích 
  10. 10 Hình 2.5. Sơ đồ xác định sự ảnh hưởng của mặt thoáng Ảnh hưởng của mặt nước đến các tham số sóng xung kích được xét   đến bằng hệ số ảnh hưởng, Kmt:  (2.28) Nếu Kmt  > 1 thì mặt thoáng không  ảnh hưởng đến các tham số  của sóng xung kích. Nếu Kmt 
  11. 11                                         Hình 2.11. Mô hình lượng nổ dưới nước tạo phễu Tính toán, khảo sát một số trường hợp nổ trên nền san hô Nổ  thực nghiệm dưới nước tại đảo Sơn Ca thuộc quần đảo  Trường Sa,  Việt Nam:   Hn=h = 1,5 m; H = 1m; khối lượng thuốc   tương đương TNT gồm ba loại 0,6 kg, 0,4 kg và 0,2 kg. Nền đáy có   uth = 5 m/s; ρ= 2400­2500 kg/m3;  trong phạm vi luận án chỉ khảo sát  tính toán với trường hợp 1, chỉ xem xét tác dụng của sóng tới. Điều  kiện biên của vùng chỉ  có xuất hiện của sóng xung kích nén tính  được là:   ­4,0834
  12. 12 thuộc quần đảo Trường Sa. Khác với nổ  trực tiếp, nổ  gián tiếp có   lượng nổ đặt xa đáy, nên tác dụng cơ học lên đáy sẽ ở phạm vi rộng   hơn. Như vậy cần tiếp tục hoàn thiện phương pháp xác định chính  xác trị số xung nổ truyền vào đáy nước và nghiên cứu thực nghiệm   để rút ra các hệ số để xác định được vùng phá hủy nổ của lượng nổ  đặt gián tiếp dưới nước. 2.3.2. Nghiên cứu tương tác của sóng xung kích dưới nước tác dụng   lên chướng ngại tấm phẳng khi không xem xét đến yếu tố nhiễu xạ   sóng Các tính toán lý thuyết và so sánh với kết quả thử nghiệm Các tính toán lý thuyết: Kết quả  theo lý thuyết áp suất sóng tới và sóng phản xạ  tác  dụng lên bề mặt công trình được thể hiện theo bảng 2.3. Bảng 2.3. Kết quả tính áp suất sóng tới và sóng phản xạ tác dụng   lên chướng ngại  Kết quả thử nghiệm trên mô hình tấm Kết quả  thu được giá trị  sóng phản xạ  lớn nhất qua các lần thí   nghiệm được thể hiện trong bảng 2.4. Bảng   2.4   Giá   trị   lớn   nhất   của   sóng   phản   xạ   qua   các   thí   nghiệm Nhận xét:  Kết quả  bảng 2.3 và 2.4 cho thấy, độ  chênh lệch giá trị  sóng phản xạ  tính theo lý thuyết và giá trị  đo được  ở  hiện trường   lần   lượt   theo   các   thí   nghiệm   1,   2,   3,   4   lần   lượt   là   40%,   94%,   146,7% ; 96,4%. Các lý thuyết cảnh báo sự phức tạp về hệ số phản   xạ trên một bề mặt vì không thể tiên lượng một cách chính xác. Thí   nghiệm đã khẳng định tính đúng đắn về  dự  báo sự  phức tạp của   sóng phản xạ và cũng đặt ra vấn đề nghiên cứu sự phản xạ cho các  nhà khoa học trong nghiên cứu xác định hệ số phản xạ này. 2.4 Kết luận
  13. 13 Quá trình hình thành và lan truyền sóng nổ  trong môi trường   nước được bắt đầu từ  khi phản  ứng hóa học diễn ra đến khi quá   trình lan truyền sóng ra ngoài môi trường kết thúc. Việc đề  cập các  tham số khác và làm rõ  ảnh hưởng của đáy và mặt thoáng đến sóng  xung kích và cùng với việc khảo sát  bài toán lượng nổ gián tiếp và   bài toán xác định sóng phản xạ cho ta thấy được bức tranh toàn cảnh  quá trình hình thành và lan truyền sóng xung kích dưới nước. Ngoài ra, lý thuyết nổ thông thường không tính được tải trọng   tác dụng lên các dạng chướng ngại đặc biệt. Hiện nay, chỉ  có lý  thuyết thủy động lực học nổ có xét đến hiện tượng nhiễu xạ  sóng  mới giải được các bài toán tác dụng nổ  với các dạng chướng ngại   đặc biệt trong môi trường nước. Từ  lý thuyết này, chúng ta sẽ  tìm  được sự phân bố áp lực trên toàn bộ chướng ngại, trong đó có những   vùng không chịu tác dụng trực tiếp của sóng nổ_điều này trước đây  chỉ  được dự  đoán bằng các phân tích định tính. Chương 3 sẽ  giải   quyết   được  các  vấn  đề   này  bằng  định   lượng  dựa   trên  lý  thuyết  nhiễu xạ sóng nổ dưới nước. Chương 3 NGHIÊN CỨU NHIỄU XẠ SÓNG VÀ TẢI TRỌNG  DO SÓNG XUNG KÍCH TRONG NƯỚC TÁC ĐỘNG LÊN  CHƯỚNG NGẠI 3.1. Tương tác của sóng nổ  với chướng ngại trong môi trường   nước Các lý thuyết thông thường như  trình bày  ở  chương 2 sẽ  gặp   khó khăn hoặc không tính được sự phân bố tải trọng lên các chướng   ngại có kích thước hữu hạn và hình dạng bất kỳ. Chương 3 sẽ giải   quyết vấn đề này bằng lý thuyết sóng nổ có kể đến nhiếu xạ sóng.  3.1.1. Tương tác của sóng nổ  với chướng ngại cứng bất động, kích   thước hữu hạn và hình dạng bất kỳ Xét vật thể được giả thiết là cứng tuyệt đối, bất động, có kích   thước hữu hạn và hình dạng bất kỳ. Sóng truyền tới từ một nguồn   sóng 0. Bề mặt S chịu tác dụng của sóng tới, hệ trục tọa độ gắn với   0 có trục z theo phương sóng tới. Tải trọng tác dụng lên bề  mặt là  một hàm dạng p(x,y,z,t), trên phương truyền sóng, áp lực sóng tới và  tốc độ hạt có dạng: (3.1)   (3.2)
  14. 14 trong đó: pm  áp lực cực đại trên bề  mặt sóng tới; a0  tốc độ  truyền sóng trong môi trường; mật độ môi trường. Sơ đồ khảo sát sóng nổ phẳng lan truyền trong chất lỏng và   tương tác với chướng ngại hữu hạn có hình dạng bất kỳ (hình 3.2).  Hàm sóng đơn vị  được thể hiện như hình 3.3. Hình 3.2. Sóng nổ dưới nước tương  Hình 3.3. Tải trọng đơn vị tác với chướng ngại Tải trọng tác dụng lên toàn bộ vật thể khi sóng bị nhiễu xạ sẽ  là:      (3.3) là tải trọng sóng tới; là tải trọng gây ra do sóng nhiễu xạ. Phương trình sóng tổng quát: (3.6) Các giả thiết và điều kiện biên: ­ Chướng ngại, công trình nằm trong môi trường nước là cứng   và bất động. ­ Trên bề  mặt chướng ngại, công trình, tốc độ  hạt chất lỏng   theo phương pháp tuyến với bề  mặt chướng ngại, công trình bằng   0:   (3.7) ­ Phát xạ sóng ở vô cùng (xa chướng ngại, công trình):  φ→0 khi  → ∞ (3.8) Ứng với mỗi loại hình dạng chướng ngại: hình cầu, hình trụ  dài vô hạn, hình ellip tròn xoay thì phương trình sóng và điều kiện  biện sẽ khác nhau. 3.2. Tương tác của sóng nổ với chướng ngại phẳng hình nêm  Tương tác của sóng nổ  với chướng ngại phẳng hình nêm làm   xuất hiện các trường hợp: Sóng nổ  trượt trên một mặt của chướng  ngại hình nêm; sóng nổ tương tác theo phương pháp tuyến đến một  
  15. 15 góc của chướng ngại dạng nêm (tương tác pháp tuyến một mặt) và  sóng nổ tương tác theo một góc bất kỳ lên các mặt của chướng ngại  dạng nêm.  3.3. Tương tác của sóng nổ với chướng ngại, công trình quân sự  3.3.1. Tương tác của sóng nổ  dưới nước với chướng ngại chịu tải   trọng trực tiếp và trượt (hình 3.12) 3.3.2. Tương tác của sóng nổ  dưới nước với góc chướng ngại chịu   tải trọng trượt và khuất (hình 3.13) Hình 3.12. Nhiễu xạ của sóng nổ với  Hình 3.13.  Nhiễu xạ của sóng nổ với góc  góc chướng ngại theo phương pháp  chướng ngại theo phương pháp tuyến  tuyến (trường hợp 1) (trường hợp 2) 3.4. Thiết lập chương trình và khảo sát số  về  tương tác sóng   xung kích phẳng trong môi trường nước tác dụng lên chướng  ngại, công trình có kể đến nhiễu xạ sóng Lý thuyết tương tác của sóng phẳng với chướng ngại trình bày  trong chương 3 không thể tính trực tiếp tải trọng tác dụng lên công   trình khi xét đến sự  nhiễu xạ  sóng, cần phải nghiên cứu xây dựng   chương trình tính toán theo phương pháp số  để  tính toán cũng như  khảo sát quy luật phân bố của áp suất lên bề mặt chướng ngại công   trình với các dạng khác nhau. 3.4.1. Chương trình tính        Từ  lý thuyết trình bày, lập chương trình tính áp lực sóng trong   vùng nhiễu xạ  và tải trọng sóng nổ  lên chướng ngại phẳng và các  chướng   ngại   có   hình   dạng   đặc   biệt   (UNDEXLOAD   và  UNDEXLOAD­1). * Chương trình UNDEXLOAD: ­ Các số liệu đầu vào: Góc tới của sóng nổ γ (độ); góc mở của  chướng ngại β (độ); quy luật sóng nổ PT(t); tọa độ các điểm nghiên 
  16. 16 cứu (x , y ); tốc độ truyền sóng a0 (m/s); khoảng thời gian khảo sát t  i i (s). * Chương trình UNDEXLOAD­1: ­ Các số liệu đầu vào: Loại vật thể cần tính; quy luật sóng nổ; tốc  độ truyền sóng nổ a  (m/s); khoảng thời gian khảo sát (s); đặc trưng  0 hình học của vật thể (bán kính hình trụ, cầu; các bán trục của hình  elliprxôit tròn xoay). ­ Các số liệu đầu ra của cả hai chương trình: Bảng trị số áp lực sóng  F(t) đối với các điểm xét tại các thời điểm t; biểu đồ thay đổi F(t)  tại một điểm; biểu đồ phân bố áp lực trên bề mặt chướng ngại tại  các thời điểm; đồ thị các đường đẳng F trong không gian với các  thời điểm. Sơ đồ khối của các chương trình theo hình 3.14 và 3.15: Hình 3.14. Sơ đồ khối thuật toán  Hình 3.15. Sơ đồ khối thuật toán chương  chương trình UNDEXLOAD trình UNDEXLOAD­1 3.4.2. Thử nghiệm số với chướng ngại tấm phẳng Lựa chọn các thông số đầu vào: Khảo sát bài toán với sóng tới đơn  vị   và   sóng   tới   có   quy   luật   p(t)=p max(1­t/)   (kPa)   (thu   được   từ   thí  nghiệm thực tiễn  ở  Trường Sa 6­2013). Tốc  độ  truyền sóng a0  =  1535 m/s (thu được từ các thí nghiệm); Khoảng thời gian khảo sát t  = 0,0001 s; Số điểm thời gian khảo sát: n= 10. Bài   toán  1:   Tương   tác   của  sóng   nổ   với   bề   mặt   phía   trước   của   chướng ngại công trình (bài toán tương tác thẳng góc)
  17. 17 Sơ đồ mô hình và các điểm khảo sát như hình 3.16 và bảng 3.1.             Bảng 3.1. Tọa độ điểm khảo sát Hình 3.16 Mô hình và các điểm khảo sát mặt trước của  tấm Thay các dữ liệu đầu vào vào chương trình UNDEXLOAD với   sóng tới đơn vị và sóng xung kích có pmax= 1531 Kpa, τ= 0,0001s. Sơ đồ phân bố áp lực được thể hiện theo hình 3.17 và 3.18. Hình 3.17 Phân bố áp lực tổng hợp tại  Hình 3.18 Phân bố áp lực tổng hợp tại một số thời điểm trên tấm phẳng  một số điểm trên tấm phẳng Nhận xét:  Ở  thời điểm ban đầu khi sóng tới đập vào bề  mặt   phẳng do xuất hiện sóng phản xạ làm áp lực tổng hợp tăng gấp hai   và sau đó càng giảm dần. Các điểm trên bề  mặt tấm phẳng có quy  luật phân bố lực khá giống nhau.  Bài toán 2: Tương tác của sóng nổ với bề mặt phía trên của chướng   ngại công trình (bài toán sóng trượt trên mặt phẳng) Mô hình bài toán và các điểm khảo sát như  hình 3.19 và bảng  3.4.
  18. 18 Bảng 3.4. Tọa độ các điểm khảo  sát Hình 3.19. Mô hình và các điểm khảo sát mặt  trên của tấm Thay dữ liệu vào chương trình UNDEXLOAD có các kết quả. Sơ đồ phân bố áp lực được thể hiện theo hình 3.20 và 3.21. Hình 3.20. Phân bố áp lực tại các thời  Hình 3.21. Phân bố áp lực tại các vị trí  điểm của bề mặt phía trên chướng ngại (điểm) ở bề mặt phía trên chướng ngại Nhận xét: áp suất trên bề mặt sóng phẳng khi trượt trên bề mặt  chướng ngại không thay đổi. Giá trị  áp suất tác dụng lên bề  mặt   chướng ngại mà sóng trượt trên nó bằng giá trị áp suất sóng tới. Kết   quả này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết nổ trong môi trường không  khí.  Bài   toán   3:   Ảnh   hưởng   của   sóng   nổ   với   bề   mặt   phía   sau   của   chướng ngại công trình (bài toán sóng chảy bao với vùng khuất) Sơ đồ bài toán và các điểm khảo sát như hình 3.22 và bảng 3.7.    Bảng 3.7. Tọa độ các điểm  khảo sát Hình 3.22. Mô hình và các điểm khảo sát mặt  trên của tấm
  19. 19 Thay dữ  liệu vào chương trình UNDEXLOAD có các kết quả.  Phân bố áp lực trên bề mặt khuất của chướng ngại theo hình 3.23.  Hiện chưa có nghiên cứu nào làm rõ vấn đề   ảnh hưởng của   sóng nổ đối với vùng khuất. Khảo sát đến khi không còn ảnh hưởng   của sóng nổ ta tìm được phân bố áp suất chảy bao tại các điểm phía  sau tấm phẳng theo hình 3.24. Từ khảo sát vùng khuất, tìm được phân bố  vùng chịu tải trọng   sóng xung kích dưới nước của vùng khuất của tấm bê tông mô hình   như hình 3.25. Hình 3.23. Phân bố áp lực các điểm trên  Hình 3.24. Áp suất chảy bao phía sau bề  bề mặt khuất mặt tấm      Nhận  xét:  Phía  sau  tấm   vùng  ảnh  hưởng  nhiễu  xạ  không  phụ  thuộc  vào   chiều   cao   tấm   mà   phụ   thuộc  vào độ  lớn và thời gian lan truyền  sóng.   Càng   xa   góc   khuất,   ảnh  hưởng của nhiễu xạ sóng càng nhỏ.  Với bài toán khảo sát, vùng còn ảnh  hưởng của sóng xung kích chảy bao  Hình 3.25. Phân bố vùng chịu tải 
  20. 20 phía sau mặt tấm phẳng tính từ góc  trọng sóng xung kích dưới nước lên  mép sau của  tấm  dài  khoảng 14,8  tấm bê tông cm   và   cách   tấm   0,0001x1535=  0,1535 m. 3.4.3. Thử nghiệm số với chướng ngại có hình dạng đặc biệt  Lựa chọn các thông số đầu vào:  Khảo sát bài toán với sóng tới đơn  vị   và   sóng   tới   có   quy   luật   p(t)=p max(1­t/)   (kPa)   (thu   được   từ   thí  nghiệm thực tiễn  ở  Trường Sa 6­2013). Tốc độ  truyền sóng (thực   nghiệm) a0  = 1535 m/s;  pmax= 1506 Kpa;  khoảng thời gian khảo sát  với hình trụ, cầu và elipsoid lần lượt là t = 0,009; 0,003; 0,003 s; số  điểm khảo sát tương ứng: 31, 31, 41. Bán kính trụ và cầu lần lượt là   2; 1,128 m. Bán trục lớn và bán trục nhỏ  của elipsoid lần lượt là:  1,128 và 2 m.   ­ Khảo sát phân bố áp lực trên chướng ngại có dạng trụ dài vô hạn Sơ đồ bài toán như hình 3.26.  Chương trình UNDEXLOAD­1 cho kết quả  khảo sát với chướng   ngại có dạng hình trụ dài vô hạn: Hình 3.26. Sơ đồ bài toán và các điểm xét (theo thời gian) Đồ thị phân bố áp suất tại các thời điểm theo các hình 3.27 và 3.28. Hình 3.27. Đồ thị phân bố áp suất đối với  Hình 3.28 Đồ thị phân bố áp suấtđối với  sóng đơn vị lên chướng ngại trụ dài sóng xung kích lên chướng ngại trụ dài
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1