intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học tích hợp tư liệu địa tin học đánh giá môi trường chiến lược phục vụ quy hoạch khai thác khoáng sản rắn (ví dụ cho bể than Quảng Ninh)

Chia sẻ: Cogacoga Cogacoga | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

100
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm hướng đến các mục tiêu: xác lập cơ sở khoa học tích hợp dữ liệu GIS và quá trình phân tích thứ bậc AHP trong lựa chọn phương án ưu tiên tối ưu các dự án thành phần của quy hoạch khai thác khoáng sản; thông qua kết quả nghiên cứu để minh chứng hiệu quả của tư liệu viễn thám và GIS trong đánh giá tác động môi trường tích lũy của đánh giá môi trường chiến lược các dự án quy hoạch khai thác khoáng sản. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học tích hợp tư liệu địa tin học đánh giá môi trường chiến lược phục vụ quy hoạch khai thác khoáng sản rắn (ví dụ cho bể than Quảng Ninh)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT<br /> <br /> VŨ THỊ HẰNG<br /> <br /> NGHIÊN CỨU XÁC LẬP CƠ SỞ KHOA HỌC TÍCH HỢP<br /> TƯ LIỆU ĐỊA TIN HỌC ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC<br /> PHỤC VỤ QUY HOẠCH KHAI THÁC KHOÁNG SẢN RẮN<br /> (VÍ DỤ CHO BỂ THAN QUẢNG NINH)<br /> Ngành: Kỹ thuật Trắc địa - Bản đồ<br /> Mã số: 62520503<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT<br /> <br /> HÀ NỘI - 2015<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại: Bộ môn Trắc địa mỏ,<br /> Khoa Trắc địa, Trường Đại học Mỏ - Địa chất<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> 1. GS.TS Võ Chí Mỹ<br /> 2. PGS.TSKH Hà Minh Hòa<br /> <br /> Phản biện 1: TS. Nguyễn Xuân Lâm<br /> Cục Viễn thám Quốc gia<br /> Phản biện 2: TS. Vũ Xuân Cường<br /> Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh<br /> Phản biện 3: TS. Dương Chí Công<br /> Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án<br /> cấp Trường họp tại Trường Đại học Mỏ - Địa chất<br /> vào hồi..............giờ....ngày........tháng........năm.......<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:<br /> Thư viện Quốc gia, Hà Nội<br /> Hoặc Thư viện Trường Đại học Mỏ - Địa chất<br /> <br /> 1<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) là công cụ quan trọng nhằm mục tiêu phát<br /> triển bền vững của các dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch (CQK) nói chung và của<br /> công nghiệp khai thác khoáng sản nói riêng. Các luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam<br /> năm 2005, 2014 và các Nghị định của Chính phủ đều đã quy định về yêu cầu đánh giá<br /> môi trường chiến lược (ĐMC) đối với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch trong đó có<br /> quy hoạch khoáng sản.<br /> Đối với các nội dung liên quan đến dữ liệu địa không gian, các phương pháp ĐMC truyền<br /> thống có độ chính xác không cao, làm giảm chất lượng ĐMC. Sự tích hợp các giải pháp địa<br /> tin học giải quyết các nhiệm vụ của ĐMC, đặc biệt là phân tích lựa chọn phương án ưu tiên<br /> các dự án thành phần và đánh giá tác động tích lũy sẽ cho các dữ liệu và kết quả chính xác,<br /> khách quan và tin cậy. Ở Việt Nam, chưa có một CQK nào sử dụng công nghệ địa tin học<br /> trong các nội dung ĐMC nói chung và sử dụng địa tin học như một công cụ để phân tích các<br /> tiêu chí, lựa chọn phương án phát triển tối ưu và đánh giá tác động tích lũy, nói riêng. Đề<br /> tài luận án tiến sĩ “Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học tích hợp tư liệu địa tin học đánh giá<br /> môi trường chiến lược (ĐMC) phục vụ quy hoạch khai thác khoáng sản (ví dụ cho bể than<br /> Quảng Ninh)” đã được lựa chọn vì nó xuất phát từ nhu cầu thực tế nhằm nâng cao chất<br /> lượng và hiệu quả ĐMC các quy hoạch khai thác khoáng sản.<br /> 2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài<br /> 2.1. Mục tiêu<br /> - Mục tiêu tổng quát:<br /> Nâng cao chất lượng và hiệu quả của ĐMC đối với các dự án CQK nói chung và quy<br /> hoạch khoáng sản nói riêng.<br /> - Mục tiêu cụ thể:<br /> 1. Xác lập cơ sở khoa học tích hợp dữ liệu GIS và quá trình phân tích thứ bậc AHP<br /> trong lựa chọn phương án ưu tiên tối ưu các dự án thành phần của quy hoạch khai thác<br /> khoáng sản;<br /> 2. Thông qua kết quả nghiên cứu để minh chứng hiệu quả của tư liệu viễn thám và<br /> GIS trong đánh giá tác động môi trường tích lũy của ĐMC các dự án quy hoạch khai thác<br /> khoáng sản.<br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> 3.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> Xuất phát từ yêu cầu của đề tài, đối tượng nghiên cứu của luận án giới hạn trong các<br /> vấn đề về khai thác khả năng ứng dụng kỹ thuật địa tin học giải quyết một số nội dung chính<br /> trong ĐMC các qui hoạch khai thác khoáng sản.<br /> 3.2. Phạm vi nghiên cứu<br /> <br /> 2<br /> <br /> Nghiên cứu này được giới hạn trong phạm vi không gian thuộc bể than Quảng Ninh trung tâm công nghiệp mỏ lớn nhất của Việt Nam.<br /> 4. Các luận điểm của luận án<br /> Luận điểm 1: Thông qua phân tích tổng hợp nhiều tham số, phương pháp quá trình phân<br /> tích thứ bậc AHP dữ liệu GIS cho phép lựa chọn phương án ưu tiên các dự án khai thác<br /> khoáng sản với độ chính xác và độ tin cậy cao.<br /> Luận điểm 2: Tích hợp tư liệu viễn thám và GIS cho phép đánh giá quá trình tác động<br /> môi trường tích lũy các dự án khai thác khoáng sản hiệu quả hơn so với các phương pháp<br /> ĐMC truyền thống.<br /> 5. Những điểm mới của luận án<br /> - Đã xác lập cơ sở khoa học tích hợp dữ liệu GIS và phương pháp AHP phục vụ lựa chọn<br /> phương án ưu tiên các dự án thành phần trong ĐMC quy hoạch khai thác khoáng sản;<br /> - Đã khẳng định được tính hiệu quả của tư liệu viễn thám và GIS trong đánh giá tác động<br /> môi trường tích lũy khi nghiên cứu ĐMC các dự án khai thác khoáng sản.<br /> 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn<br /> 6.1. Ý nghĩa khoa học<br /> Đã xây dựng cơ sở khoa học và minh chứng thực tiễn thành công khả năng ứng dụng<br /> dữ liệu địa tin học trong một số các nội dung ĐMC dự án quy hoạch khai thác khoáng sản<br /> 6.2. Ý nghĩa thực tiễn<br /> Kết quả nghiên cứu là tư liệu hỗ trợ về lý thuyết và thực tiễn cho các cơ quan quy<br /> hoạch khai thác khoáng sản, các trung tâm tư vấn ĐMC và ĐTM về khả năng ứng dụng tư<br /> liệu địa tin học cho các quy hoạch khai thác khoáng sản nói chung và cho vùng than Quảng<br /> Ninh nói riêng.<br /> <br /> 3<br /> <br /> Chương 1<br /> TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG ĐỊA TIN HỌC<br /> TRONG ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC<br /> QUY HOẠCH KHAI THÁC KHOÁNG SẢN<br /> 1.1. Tổng quan các nghiên cứu ứng dụng địa tin học trong đánh giá môi trường chiến<br /> lược<br /> Đánh giá môi trường chiến lược đã được định nghĩa trong Luật Bảo vệ môi trường<br /> của Việt Nam 2005, 2014: "Đánh giá môi trường chiến lược là việc phân tích, dự báo tác<br /> động đến môi trường của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển để đưa ra giải pháp<br /> giảm thiểu tác động bất lợi đến môi trường, làm nền tảng và được tích hợp trong chiến lược,<br /> quy hoạch, kế hoạch phát triển nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững" .<br /> Bên cạnh các phương pháp truyền thống như: danh mục kiểm tra (Checklist), ma trận<br /> tác động (Impact Matrix), phân tích xu hướng và ngoại suy (Trend Analysis and<br /> Extrapolation), các phương pháp công nghệ thuộc lĩnh vực kỹ thuật địa tin học cũng đã<br /> được nghiên cứu ứng dụng. Joao E. và Fonseca A. trường đại học kinh tế London đã nghiên<br /> cứu ứng dụng GIS trong đánh giá môi trường chiến lược. Hala Effat và các cộng sự đã nghiên<br /> cứu sử dụng mô hình hóa bản đồ và kết hợp kết quả phân tích đa tiêu chí với các dữ liệu GIS<br /> để đánh giá môi trường khu vực Suez Governorate. Năm 2006, Gonzalez A. và các cộng sự ở<br /> Viện Công nghệ Dublin DIT (Dublin Institute of Technology) đã đề xuất ứng dụng ứng dụng<br /> các mô hình GIS trong đánh giá môi trường chiến lược, theo các tác giả, GIS là công cụ hiệu<br /> quả trong tham vấn cộng đồng để nâng cao hiệu quả của các quyết định. Ainhoa Gonzalez,<br /> Alan Gilmer đã đề xuất thành lập trang webGIS để tham vấn các ý kiến cộng đồng trong các<br /> báo cáo ĐMC. Cabuk N., Dogeroglu T. và các công sự ở trường đại học Fatih Istambul đã<br /> chứng minh tính hiệu quả của việc tích hợp tư liệu địa tin học mà tiêu biểu là viễn thám và GIS<br /> trong ĐMC các dự án quy hoạch xây dựng cảnh quan khu nhà ở dân dụng . Uygucgil A., Cabuk<br /> N. và các cộng sự đã chứng minh tính hợp lý khi lựa chọn phương án thảm xanh cho quy hoạch<br /> bằng tư liệu viễn thám và GIS. Cũng liên quan đến lựa chọn phương án ưu tiên các dự án thành<br /> phần. Birgit Helga thuộc trường đại học Vrije Amsterdam đã minh chứng thành công hiệu quả<br /> của GIS trong quy hoạch môi trường nhằm lựa chọn vị trí tối ưu cho các nhà máy điện gió ở<br /> Nam Phi. Vukicevic J. và Nedovic-Budic Z. cũng sử dụng tư liệu GIS để phân tích đa chỉ tiêu<br /> trong đánh giá môi trường chiến lược các quy hoạch vùng Tây-Nam Ireland. Vanderhaegen M.<br /> và Muro E. đã nghiên cứu ứng dụng khai thác các dữ liệu địa không gian trong hệ thống cơ sở<br /> hạ tầng dữ liệu không gian châu Âu INSPIRE (Infrastructure for Spatial Information in<br /> Europe) phục vụ cho nghiên cứu ĐTM và ĐMC. Năm 2008, Bai Hongtao, Xue He đã đề xuất<br /> ứng dụng GIS trong ĐMC. Ainhoa Gonzalez Del Campo đã thành công khi ứng dụng GIS<br /> trong ĐMC quy hoạch sử dụng đất ở Ireland. Blair Dave, Schwartz Karry công bố những ưu<br /> điểm, những lợi thế của GIS trong ĐMC. Skehan C. đã chứng minh rằng sự quản lý dữ liệu<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2