intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Tối ưu hóa các tham số của một số sơ đồ công nghệ khai thác vỉa than dày, dốc thoải vùng Cẩm Phả - Quảng Ninh

Chia sẻ: Trần Văn Gan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

38
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung đề tài nghiên cứu điều kiện địa chất và điều kiện các khoáng sàng hầm lò theo điều kiện cơ giới hóa khai thác. Phân tích, đánh giá điều kiện trang thiết bị, khả năng cơ giới hóa của các đơn vị hầm lò trong Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Nghiên cứu phương pháp tối ưu hóa các tham số của một số sơ đồ công nghệ dốc thoải lựa chọn cho điều kiện các vỉa than vùng Cẩm Phả - Quang Ninh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Kỹ thuật: Tối ưu hóa các tham số của một số sơ đồ công nghệ khai thác vỉa than dày, dốc thoải vùng Cẩm Phả - Quảng Ninh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT ----------------------------------- BÙI ĐÌNH THANH TỐI ƯU HÓA CÁC THAM SỐ CỦA MỘT SỐ SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ KHAI THÁC VỈA THAN DÀY DỐC THOẢI VÙNG CẨM PHẢ - QUẢNG NINH Ngành: Khai thác mỏ Mã số: 62.52.06.03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ KỸ THUẬT HÀ NỘI - 2016
  2. Công trình hoàn thành tại: Bộ môn khai thác hầm lò Khoa Mỏ, Trường Đại học Mỏ - Địa chất Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH. Lê Như Hùng, Trường Đại học Mỏ - Địa chất Phản biện 1: PGS.TS. Đặng Vũ Chí Phản biện 2: PGS.TS. Phùng Mạnh Đắc Phản biện 3: TS. Nguyễn Khắc Thọ Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường, họp tại Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội vào hồi ....... giờ ....... ngày ....... tháng ....... năm 2016. Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia Hà Nội, hoặc Thư viện trường Đại học Mỏ - Địa chất
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay khai thác than hầm lò chiếm tỷ trọng lớn của ngành than Việt Nam (chiếm 60% sản lượng toàn ngành) và trong những năm tới sẽ còn chiếm ỷ trọng cao hơn vì khai thác bằng phương pháp lộ thiên không còn hiệu quả khi khai thác xuống sâu. Do đó, để đạt được mục tiêu sản lượng theo kế hoạch, nhất thiết phải đổi mới công nghệ khai thác than hầm lò theo hướng áp dụng các loại hình công nghệ cơ giới hóa các khâu sản xuất, đáp ứng các tiêu chí như: công suất khai thác lớn; an toàn; trình độ công nghệ và thiết bị tiên tiến; giảm thiểu lao động thủ công; giám sát, thông tin liên lạc, điều hành sản xuất tập trung, tự động hóa... yêu cầu đòi hỏi triển khai các nghiên cứu, phân tích, đề xuất, lựa chọn các giải pháp kỹ thuật và công nghệ phù hợp, tạo cơ sở phát triển cơ giới hóa và hiện đại hóa các mỏ than. Vùng than Cẩm Phả - Quang Ninh là một trong những khoáng sàng than lớn, hàng năm đóng góp phần lớn trong tổng sản lượng than cả nước. Các vỉa than dày, góc dốc thoải là đối tượng phổ biến tại vùng than này. Hiện nay, để khai thác các vỉa than này, các mỏ chủ yếu áp dụng một số công nghệ khai thác gồm: Công nghệ khai thác cột dài theo phương, khấu lớp trụ bằng khoan nổ mìn thủ công, hạ trần thu hồi than nóc; Công nghệ khai thác cơ giới hóa đồng bộ, khấu than lớp trụ, hạ trần thu hồi than nóc; Công nghệ khai thác chia lớp nghiêng, khấu lớp vách, lớp trụ bằng khoan nổ mìn, hạ trần thu hồi than lớp giữa. Tuy nhiên, sản lượng lò chợ còn thấp, năng suất lao động chưa cao. Đặc biệt, công tác thiết kế, quy hoạch các lò chợ chưa có cơ sở tính toán lựa chọn các tham số công nghệ tối ưu, do đó chưa phát huy tối đa hiệu quả áp dụng công nghệ. Vì vậy, vấn đề nghiên cứu “Tối ưu hóa các tham số của một số sơ đồ công nghệ khai thác vỉa than dày, dốc thoải vùng Cẩm Phả - Quảng Ninh” với mục tiêu nâng cao hiệu quả khai thác than là rất cần thiết và có ý nghĩa thiết thực để thực hiện kế hoạch phát triển sản lượng ngành than. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu phương pháp tối ưu hóa các tham số của một số sơ đồ công nghệ lựa chọn khai thác các vỉa than dày, dốc thoải vùng Cẩm Phả - Quảng Ninh nhằm nâng cao hiệu quả khai thác.
  4. 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các tham số của một số sơ đồ công nghệ khai thác vỉa than dày, dốc thoải. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài là một số sơ đồ công nghệ khai thác vỉa than dày, dốc thoải phù hợp điều kiện địa chất - kỹ thuật mỏ vùng Cẩm Phả - Quang Ninh. 4. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu điều kiện địa chất và điều kiện các khoáng sàng hầm lò theo điều kiện cơ giới hóa khai thác. - Phân tích, đánh giá điều kiện trang thiết bị, khả năng cơ giới hóa của các mỏ hầm lò trong Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. - Nghiên cứu phương pháp tối ưu hóa các tham số của một số sơ đồ công nghệ dốc thoải lựa chọn cho điều kiện vùng Cẩm Phả - Quang Ninh. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng để thực hiện luận án là: - Phương pháp tổng hợp; phương pháp kế thừa; phương pháp thống kê và phương pháp đồ thị; mô hình hóa toán - kinh tế. - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết kết hợp với thực nghiệm. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài: xây dựng được phương pháp luận tối ưu hóa các tham số của sơ đồ công nghệ khai thác vỉa than dày, dốc thoải với chi phí sản xuất thấp nhất trên mỗi tấn than nguyên khai. 6.2. Giá trị thực tiễn của đề tài: kết quả nghiên cứu góp phần xác định giá trị cụ thể của các tham số trong sơ đồ công nghệ khai thác theo điều kiện vỉa và công nghệ áp dụng, giúp Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam lựa chọn các giải pháp chuẩn bị ruộng mỏ hợp lý để cơ giới hóa ở các mỏ than hầm lò vùng Cẩm Phả - Quảng Ninh nhằm phát triển bền vững, khai thác than có hiệu quả vùng Quảng Ninh. 7. Điểm mới của luận án 7.1. Xây dựng thuật giải bài toán tối ưu hóa các tham số sơ đồ công nghệ khai thác vỉa dày dốc thoải vùng Cẩm Phả - Quảng Ninh. 7.2. Kết quả chạy máy tính đã cho phép đề xuất giá trị tối ưu các tham số của một số sơ đồ công nghệ khai thác vỉa dày dốc thoải tại mỏ Khe chàm III vùng Cẩm Phả - Quảng Ninh. 8. Những luận điểm bảo vệ 8.1. Chi phí sản xuất phụ thuộc vào các tham số như: chiều dài lò chợ và chiều dài cột khấu: khi chiều dài lò chợ và chiều dài cột khấu tăng lên
  5. 3 đến một giá trị nhất định, chi phí sản xuất than là thấp nhất, sau đó nếu tiếp tục tăng giá trị các tham số này, chi phí sản xuất sẽ tăng lên. 8.2. Trong điều kiện mỏ Khe Chàm III, với điều kiện địa chất vỉa và công nghệ đang áp dụng, đề tài xác định chiều dài lò chợ cơ giới hóa tối ưu là 200m với chiều dài cột khấu tối ưu là 500m. 8.3. Trong quá trình tính toán tối ưu hóa các tham số của sơ đồ công nghệ, yếu tố giá thành phân xưởng nhỏ nhất không hoàn toàn tương ứng với chi phí sản xuất nhỏ nhất do trong trường hợp chi phí đào lò chuẩn bị tính trên mỗi tấn than cao hơn so với trường hợp đạt kết quả tối ưu. 8.4. Hệ số hoàn thành chu kỳ Kck = 0,75 9. Cấu trúc cảu luận án Nội dung của luận án gồm 4 chương, các phần mở đầu và kết luận, phụ lục, được trình bày trong 133 trang đánh máy, nhiều bảng biểu và hình vẽ minh họa, tham khảo nhiều tài liệu trong và ngoài nước. 10. Các ấn phẩm đã công bố Theo hướng nghiên cứu của luận án đã công bố 8 công trình đăng trong các tạp chí chuyên ngành, hội nghị khoa học trong và ngoài nước. Chƣơng1 TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ KHAI THÁC VỈA THAN DÀY, DỐC THOẢI VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TỐI ƢU HÓA CÁC THAM SỐ CỦA SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ KHAI THÁC 1.1. Hiện trạng áp dụng công nghệ khai thác vỉa dày, dốc thoải tại vùng than Quảng Ninh Các công nghệ khai thác vỉa than dày, dốc thoải hiện đang được áp dụng tại các mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh gồm: Công nghệ khai thác cột dài theo phương, khấu lớp trụ bằng khoan nổ mìn thủ công, hạ trần thu hồi than nóc; Công nghệ khai thác cơ giới hóa đồng bộ, khấu than lớp trụ, hạ trần thu hồi than nóc; Công nghệ khai thác chia lớp nghiêng, khấu lớp vách, lớp trụ bằng khoan nổ mìn, hạ trần thu hồi than lớp giữa. Thực tế sản xuất cho thấy, sản lượng than từ các lò chợ khai thác vỉa dày thoải thường lớn hơn 1,5 ÷ 2 lần so với lò chợ khai thác vỉa dày trung bình trong cùng các điều kiện địa chất - kỹ thuật mỏ khác. Tuy nhiên, sản lượng các lò chợ còn thấp (chỉ từ 120 ÷ 180 ngàn tấn/năm), năng suất lao động chưa cao (từ 2 ÷ 6 tấn/công-ca). Đồng thời, các công nghệ khai thác truyền thống bằng khoan nổ mìn thủ công đã đạt đến giới hạn về công suất và năng suất. Để đáp ứng nhu
  6. 4 cầu gia tăng sản lượng và phát triển bền vững ngành than, việc nghiên cứu thay đổi công nghệ khai thác theo hướng cơ giới hóa là xu hướng tất yếu. 1.2. Kinh nghiệm áp dụng công nghệ khai thác vỉa dày, dốc thoải ở nƣớc ngoài Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy, để khai thác vỉa than dày, dốc thoải, có hai loại hình hệ thống khai thác chủ yếu là: khai thác chia lớp nghiêng và khai thác lò chợ trụ hạ trần than nóc. Hệ thống khai thác chia lớp nghiêng có ưu điểm là mức độ tổn thất than nhỏ, tuy nhiên hệ thống khai thác này lại tồn tại một số nhược điểm như: chi phí đào lò chuẩn bị lớn; gặp khó khăn trong việc duy trì ổn định lớp khấu đặc biệt trong trường hợp chiều dày vỉa biến động lớn. Tại các bể than Karagandinsk và Kuznhetsk của LB Nga đã áp dụng hệ thống khai thác chia lớp nghiêng để khai thác các vỉa than dày đến 12m, sử dụng các dàn chống tự hành thế hiện mới của Nga như M142, M144, M145, M130, Pioma, chiều cao lớp khấu có thể lên đến 5m. Sản lượng lò chợ đạt trung bình 3.600 tấn/ngày-đêm. Ngày nay, hầu hết các nước áp dụng hệ thống khai thác lò chợ lớp trụ, hạ trần thu hồi than nóc. Hệ thống khai thác này có ưu điểm sản lượng khai thác và năng suất lao động cao, chi phí mét lò chuẩn bị nhỏ và ít phụ thuộc vào mức độ biến động chiều dày vỉa. Nhược điểm cơ bản là mức độ tổn thất than cao, đặc biệt khi chiều dày lớp than hạ trần lớn. Tại các nước Mỹ, Úc, Nam Phi áp dụng sơ đồ công nghệ khai thác lò chợ trụ, hạ trần thu hồi than nóc với chiều dài lò chợ cơ giới hóa đồng bộ từ 190 ÷ 375m, chiều dài cột khấu có thể lên đến 4km. Kinh nghiệm áp dụng tại Trung Quốc cho thấy với các khu vực than cứng (than đá) hoặc các khu vực vỉa than có nhiều đá kép, chiều cao lớp than hạ trần hợp lý thường dao động trong khoảng 3 ÷ 7,5 m, tương ứng chiều dày vỉa 6 ÷ 10 m. Nhìn chung công nghệ cơ giới hóa khai thác lớp trụ hạ trần than nóc đáp ứng rất tốt yêu cầu về sản lượng, năng suất lao động đạt trên 10 T/công. Đây cũng là công nghệ đã được thử nghiệm và cho hiệu quả khả quan trong khai thác các vỉa than dày, thoải tại vùng Quảng Ninh. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của công nghệ này là mức độ tổn thất than tương đối lớn, thường dao động trong khoảng 20 ÷ 30% tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể. 1.3. Tổng quan các kết quả nghiên cứu tối ƣu hóa các thông số của công nghệ khai thác vỉa dày, dốc thoải
  7. 5 Khoa học mỏ trên thế giới từ lâu đã chú trọng đến vấn đề nghiên cứu tối ưu các tham số công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả khai thác hầm lò các vỉa dốc thoải. Trong số đó phải kể đến các nhà khoa học, các giáo sư đã đặt nền móng đầu tiên: B.I. Boki, P.Z. Dviagin, D.A. Borixov. Ngày nay các vấn đề tối ưu hóa các tham số mỏ được thể hiện trong nhều công trình nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học hàng đầu của LB Nga: Viện sĩ M.I. Agosov,A.C. Burtracov, A.C. Malkin, L.A. Putrcov, Giáo sư: A.M. Kurnoxov, M.I. Uxchinov, G.G.Lomonoxov, Tiến sĩ khoa học A.V.Xtarichkov, IuK. Brumanov, v.v… Các nhà khoa học Việt Nam cũng có nhiều công trình nghiên cứu về tối ưu các tham số mỏ hầm lò. Trong đó phải kể đến các công trình nghiên cứu của GS. TS. Trần Văn Huỳnh, TS. Vũ Cao Đàm, GS. TSKH. Lê Như Hùng, TS. Ninh Quang Thành, PGS. TS. Đỗ Mạnh Phong, PGS. TS. Trần Văn Thanh, PGS. TS. Phùng Mạnh Đắc, TS. Thái Hồng Phương, TS. Nguyễn Anh Tuấn… Tuy nhiên những công trình nghiên cứu này chủ yếu đề cập tới vấn đề tối ưu các tham số mỏ hầm lò, phục vụ cho thiết kế mỏ hầm lò, mà chưa đi sâu về tối ưu hóa các tham số của một số sơ đồ công nghệ khai thác vỉa dày dốc thoải. Qua phân tích các ưu và nhược điểm của các phương pháp tối ưu cho thấy: Phương pháp mô hình toán - kinh tế có ưu điểm là đánh giá định lượng theo một chuẩn tối ưu: Giá thành thấp nhất, chi phí nhỏ nhất hay lợi nhuận lớn nhất. Vì vậy để giải bài toán tối ưu hóa các tham số của sơ đồ công nghệ khai thác vỉa dày, dốc thoải cần phải áp dụng phương pháp mô hình toán - kinh tế. 1.4. Nhận xét Kết quả tổng quan các kết quả nghiên cứu tối ưu hóa các tham số của sơ đồ công nghệ khai thác vỉa dày, dốc thoải ở trong và ngoài nước cho thấy, trên thế giới từ lâu các nhà khoa học đã chú trọng vấn đề này và có nhiều công trình nghiên cứu quan trọng. Tuy nhiên, đặc điểm chung của các nghiên cứu này là dựa trên nhiều thông số đầu vào mang tính đặc trưng đối với từng vùng than, hoặc đối với trình độ khoa học kỹ thuật, mức độ cơ giới hóa của từng nước và đặc điểm kinh tế xã hội nước đó ở thời điểm nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu trong nước về vấn đề tối ưu hóa các tham số công nghệ khai thác còn tương đối ít và mang tính định hướng chung. Trên cơ sở đánh giá hiện trạng áp dụng công nghệ khai thác đối tượng vỉa than dày, dốc thoải tại vùng than Quảng Ninh, luận văn xác định mục tiêu và định hướng nội dung nghiên cứu như sau: 1. Đề xuất một số sơ đồ công nghệ khai thác phù hợp đặc điểm điều kiện địa chất các vỉa than dày, dốc thoải vùng Cẩm Phả - Quảng Ninh.
  8. 6 2. Xây dựng phương pháp luận tối ưu hóa các tham số trong sơ đồ công nghệ khai thác vỉa than dày, dốc thoải, gồm: chiều dài lò chợ, chiều dài cột khấu theo phương, chiều cao khấu gương và chiều cao hạ trần. 3. Tính toán tối ưu hóa các tham số công nghệ khai thác vỉa than dày, dốc thoải cho một điều kiện cụ thể vùng Cẩm Phả - Quảng Ninh. Chƣơng 2 ĐỀ XUẤT CÁC SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ KHAI THÁC PHÙ HỢP ĐIỀU KIỆN CÁC VỈA THAN DÀY, DỐC THOẢI VÙNG CẨM PHẢ - QUẢNG NINH 2.1. Đánh giá đặc điểm điều kiện địa chất - kỹ thuật mỏ và tổng hợp trữ lƣợng các vỉa than dày, dốc thoải vùng Cẩm Phả - Quảng Ninh 2.1.1. Đặc điểm cấu tạo địa tầng chứa than vùng Cẩm Phả Khu vực Cẩm Phả có cấu tạo địa tầng tương đối đơn giản với chiều dày trầm tích gồm từ 2 ÷ 5 vỉa than. Các vỉa than thường có chiều dày lớn và gồm nhiều phân vỉa. Vách trụ vỉa/phân vỉa là các tập đá yếu, kém bền vững như sét kết, sét kết than với chiều dày 0,5 ÷ 5,0 m dễ bị tách chẻ, sập lở. Đặc điểm địa tầng trầm tích được cấu tạo từ các loại hạt thô đến hạt vụn mịn và chia thành 7 nhóm gồm: cuội kết, sạn kết, cát kết, bột kết, sét kết, sét kết than và than. Xi măng gắn kết chủ yếu là thành phần silic, cacbonat và sét nên khả năng bền vững trong cùng một loại đá cũng có những đặc điểm khác nhau. 2.1.2. Đặc điểm đá vách, đá trụ vỉa than Do đặc điểm trầm tích nhịp điển hình nên đá vách, đá trụ của các vỉa than dày, thoải vùng Cẩm Phả - Quảng Ninh thường thuộc loại mềm yếu. Nằm sát vỉa than thường là các tập sét kết than, sét kết màu xám đen, xám, nứt nẻ mạnh, dễ tách chẻ, sập lở, trượt tiếp xúc khi đào lò hoặc khai thác. Chiều dày của tập đá yếu, kém bền vững này thường từ 0,3 ÷ 5,0 m. Nằm kế tiếp tập đá yếu, kém ổn định là tập bột kết màu xám đen, xám, phân lớp mỏng, nứt nẻ mạnh,chiều dày từ 6,0 ÷ 25,0 m. Đây là tập đá dễ sập đổ trong quá trình khai tháclò chợ. Tiếp theo là tập đá trầm tích hạt thô như cát kết, sạn kết, cuội kết, chiềudày từ 20 ÷ 60m, rắn chắc, bền vững, nứt nẻ trung bình đến mạnh. Đây là tập đá khá ổn định khi khai thác than. 2.1.3. Đặc điểm điều kiện địa chất thủy văn Các mỏ hầm lò vùng Cẩm Phả - Quảng Ninh chủ yếu nằm ở vùng đồi núi thấp, hiện nay nhiều khu vực khai thác đã nằm dưới mức thông thủy. Đặc điểm địa chất thủy văn chính của vùng này là nước
  9. 7 trong trầm tích chứa than có liên quan chặt chẽ với nước mặt và thay đổi theo mùa: về mùa mưa, lưu lượng nước trong lò lớn gấp 15 ÷ 30 lần so với mùa khô và đạt tới 5000 ÷ 6000 m3/giờ. 2.1.4. Các điều kiện khác Theo “Báo cáo địa chất kết quả công tác thăm dò tỷ mỉ vùng Cẩm Phả - Quảng Ninh” do Đoàn địa chất 9b Liên đoàn 9 - Tổng cục địa chất thành lập được Hội đồng Xét duyệt trữ lượng khoáng sản phê chuẩn năm 1980. Có một số nếp uốn lớn như sau: + Nếp lõm Bàng Nâu: Mặt trục nghiêng về phía Nam với độ dốc 750  800. Độ dốc hai cánh không cân đối, ở cánh Nam độ dốc thay đổi từ 300 600, trung bình 450  500, sát trên lộ vỉa có chỗ dốc đến 700. + Nếp lõm 360:. Độ dốc vỉa hai cánh thay đổi từ 300 - 400, dần về phía Nam độ dốc vỉa tăng dần lên (450  500). Nếp lõm này kéo dài 100  150m. + Nếp lõm 375: phân bố trên một diên tích khoảng gần 1km2, là một nếp lõm không hoàn chỉnh. + Nếp lồi 480: Đường trục nếp lồi chạy song song với nếp lõm 360 và cắm dốc đứng. Hai cánh nếp lồi có cấu tạo cân đối, dốc khoảng 300 + Nếp lồi 2525: Mặt trục chính có hướng cắm về phía Tây Nam, độ dốc 850. Trên các cánh phía Đông và Đông Nam có độ dốc thoải (250  350). + Nếp lõm Cao Sơn: Nếp lõm này có xu hướng phát triển kế tục với nếp lõm Bàng Nâu. + Nếp lồi E18: Nằm ở phía Bắc nếp lõm Cao Sơn, trục chạy theo hướng Tây-Đông. Độ dốc hai cánh không cân xứng. Cánh Nam dốc hơn(350-400). + Nếp lồi Vũ Môn: Độ dốc hai cánh thay đổi, cánh phía Tây dốc 20 300, cánh phía Đông dốc 300 - 400. 0 - Độ chứa khí: Khu vực chứa than vùng Cẩm phả tồn tại 3 đới khí như sau: Đới Nitơ-Mêtan: chủ yếu phân bố từ bề mặt đến mức +40m. Đới khí Mêtan-Nitơ: chủ yếu phân bố từ mức +40m đến mức -150m. Đới Mêtan: chủ yếu phân bố từ mức -150 trở xuống. Một vài nơi như Cao Sơn, bề mặt của đới Mêtan nổi cao đến mức +50m, ở phía Nam phân khu Đá Mài ở mức -50m và được nâng dần lên mức +50m ở phiá Tây Nam. Các phần đới Mêtan cao hơn, mức -150m thường tạo thành những vòm kín.
  10. 8 2.1.5. Tổng hợp trữ lượng khu vực vỉa than dày, dốc thoải vùng Cẩm Phả Luận án đã tiến hành đánh giá tổng hợp trữ lượng các khu vực vỉa than dày, dốc thoải tại một số công ty than hầm lò vùng Cẩm Phả - Quảng Ninh gồm: Dương Huy, Quang Hanh, Khe Chàm và Mông Dương. Kết quả cho thấy, trữ lượng các khu vực vỉa than dày, dốc thoải tại các mỏ hầm lò vùng Cẩm Phả khoảng 20.212 nghìn tấn, chiếm 4,9% tổng trữ lượng trong phạm vi đánh giá. Trong đó, tập trung chủ yếu tại Công ty than Khe Chàm, khoảng 16.283 nghìn tấn, chiếm 80,6% trữ lượng vỉa than dày, thoải vùng Cẩm Phả và bằng 11,8% tổng trữ lượng mỏ. Tại các công ty than Dương Huy, Quang Hanh và Mông Dương, trữ lượng vỉa than dày, thoải tương đối ít, khoảng 1 - 2 triệu tấn, chiếm 1 - 4% tổng trữ lượng mỏ (hình 2.1). Hình 2.1. Tỷ lệ phân bố trữ lượng vỉa than dày, dốc thoải tại các mỏ hầm lò vùng Cẩm Phả 2.1.6. Đánh giá tổng hợp trữ lượng các vỉa than dày, dốc thoải có khả năng áp dụng cơ giới hóa khai thác tại vùng Cẩm Phả Trên cơ sở kinh nghiệm khai thác cơ giới hóa tại các nước trên thế giới cũng như trong nước, đề tài đã tiến hành đánh giá và phân loại các khu vực vỉa than dày, thoải vùng Cẩm Phả - Quảng Ninh, được xem là có khả năng áp dụng công nghệ cơ giới hóa phải thỏa mãn đồng thời các tiêu chí như: - Chiều dài theo phương: Lp ≥ 200 m; - Độ biến động về chiều dày vỉa: Vm ≤ 35%; - Độ biến động về góc dốc vỉa: Vα ≤ 35%; - Tỷ lệ đá kẹp trên gương ≤ 10%; - Đá vách thuộc loại ổn định trung bình trở lên; - Trụ vỉa thuộc loại bền vững trung bình trở lên; - Khu vực có kích thước hình chữ nhật, trữ lượng công nghiệp không nhỏ hơn 100.000 tấn và có xem xét đến chiều dày và góc dốc vỉa lớn nhất, nhỏ nhất trong khu vực đánh giá.
  11. 9 Hình 2.2. Tỷ lệ phân bố trữ lượng các vỉa than dày, thoải có khả năng áp dụng cơ giới hóa khai thác tại vùng Cẩm Phả Đối chiếu với các tiêu chí nêu trên, đề tài đã xác định được trữ lượng các khu vực vỉa than dày thoải vùng Cẩm Phả có khả năng áp dụng công nghệ cơ giới hóa khai thác khoảng 11.733 nghìn tấn. Trong đó, tập trung chủ yếu tại mỏ Khe Chàm với trữ lượng 9.528 nghìn tấn, chiếm 81,2%, tiếp theo là mỏ Dương Huy với trữ lượng 1.265 nghìn tấn, chiếm 10,8%, mỏ Quang Hanh với trữ lượng 940 nghìn tấn, chiếm 8,0% (hình 2.2). 2.2. Đề xuất một số sơ đồ công nghệ khai thác phù hợp điều kiện vỉa dày, dốc thoải vùng Cẩm Phả - Quảng Ninh Luận án tập trung nghiên cứu đề xuất một số sơ đồ công nghệ cơ giới hóa khai thác phù hợp cho các khu vực vỉa dày thoải có khả năng áp dụng tại vùng Cẩm Phả. Các khu vực vỉa dày thoải không có khả năng áp dụng cơ giới hóa khai thác có thể áp dụng các sơ đồ công nghệ khai thác bằng khoan nổ mìn. Theo đó, trên cơ sở điều kiện địa chất - kỹ thuật mỏ, luận án đã đề xuất một số sơ đồ công nghệ cơ giới hóa đồng bộ khai thác các vỉa than dày, dốc thoải vùng Cẩm Phả - Quảng Ninh, bao gồm: + Sơ đồ công nghệ cơ giới hóa khai thác cột dài theo phương, lò chợ trụ hạ trần than nóc. + Sơ đồ công nghệ cơ giới hóa khai thác chia lớp nghiêng, hạ trần thu hồi than lớp giữa. Đồng thời, luận án đã phân tích và đề xuất một số đồng bộ thiết bị cơ giới hóa khai thác vỉa dày, dốc thoải vùng Cẩm Phả - Quảng Ninh. Cụ thể: Các loại dàn chống áp dụng phải có kết cấu hạ trần than nóc như: MPV3200 (Séc); VINAALTA 2.0/31.5 (Việt Nam-Séc) hoặc một số loại dàn chống có kết cấu thu hồi than hạ trần của của Trung Quốc như: ZF5600/17/34; ZFS3800/16/28; ZFS5000/17/33B; ZFS5200 /17/33; ZFS5400/17/33; ZFS5600/17/35; ZFS6200/18/35.
  12. 10 Máy khấu combai là các loại được sản xuất tại Trung Quốc, Séc và các nước phương Tây như: KCB-475; EDW230/250; SL500; EL600/700; EL1000/3000; MG2x300-GW1; MG2x300-W1; MG2x400-W; MG2x400-GW; MG400/985-WD; MG400/985-GWD; MG400/920-WD; MG500/ 1250-WD; EL3000; 7LS3A; 7LS5; 7LS6; MB-450E, MG-150/375-W. 2.3. Nhận xét Kết quả tổng hợp trữ lượng và đánh giá điều kiện địa chất kỹ thuật tại một số mỏ hầm lò vùng Cẩm Phả cho thấy, trữ lượng các khu vực vỉa than dày, dốc thoải tại các mỏ hầm lò vùng Cẩm Phả khoảng 20.212 nghìn tấn. Trong đó, trữ lượng có khả năng áp dụng cơ giới hóa khai thác khoảng 11.733,0 ngàn tấn. Trên cơ sở điều kiện địa chất - kỹ thuật mỏ, luận án đã đề xuất một số sơ đồ công nghệ cơ giới hóa đồng bộ khai thác các vỉa than dày, dốc thoải vùng Cẩm Phả - Quảng Ninh, gồm: + Sơ đồ công nghệ cơ giới hóa khai thác cột dài theo phương, lò chợ trụ hạ trần than nóc. + Sơ đồ công nghệ cơ giới hóa khai thác chia lớp nghiêng, hạ trần thu hồi than lớp giữa. Đồng thời, luận án đã phân tích và đề xuất đồng bộ thiết bị cơ giới hóa phù hợp khai thác vỉa than dày, dốc thoải vùng Cẩm Phả - Quảng Ninh. Chƣơng 3 XÂY DỰNG PHƢƠNG PHÁP TỐI ƢU HÓA CÁC THAM SỐ CỦA SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ KHAI THÁC VỈA THAN DÀY, DỐC THOẢI VÙNG CẨM PHẢ - QUẢNG NINH 3.1. Nghiên cứu xác định các tham số cần tối ƣu hóa của sơ đồ công nghệ khai thác Hiệu quả áp dụng công nghệ cơ giới hóa khai thác vỉa than dày, dốc thoải chịu ảnh hưởng của tổ hợp rất nhiều các yếu tố, bao gồm chủ quan lẫn khách quan. Trong đó, các yếu tố khách quan là các điều kiện địa chất - kỹ thuật mỏ. Các yếu tố khách quan quy định giới hạn hiệu quả áp dụng công nghệ, khả năng áp dụng cơ giới hóa khai thác vỉa than và quyết định việc lựa chọn áp dụng công nghệ khai thác. Trên cơ sở phân tích, đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố địa chất - kỹ thuật mỏ và thông số thiết kế đến hiệu quả áp dụng sơ đồ công nghệ cơ giới hóa khai thác vỉa than dày, dốc thoải cho thấy, các tham số cần
  13. 11 nghiên cứu tối ưu hóa trong quá trình tính toán thiết kế lò chợ cơ giới hóa khai thác vỉa dày, dốc thoải là: chiều dài lò chợ, chiều dài cột khấu và chiều cao khấu gương. Chiều dài lò chợ càng lớn thì sản lượng than một chu kỳ khai thác càng lớn, cho phép tập trung hóa sản xuất cao do đó nâng cao công suất lò chợ, đồng thời giúp giảm các chi phí chuẩn bị diện khai thác. Tuy nhiên, chiều dài lò chợ cơ giới hóa tăng lên cũng ảnh hưởng xấu đến một số chỉ tiêu như: chi phí đầu tư thiết bị chống giữ lò chợ lớn; công suất động cơ của thiết bị vận tải cao; thời gian thực hiện một chu kỳ khai thác tăng lên; tiến gương chậm dẫn đến các chi phí duy tu, chống xén đường lò chuẩn bị sẽ tăng lên. Chiều dài cột khai thác theo phương càng lớn thì thời gian giãn đoạn sản xuất do chuyển diện và chi phí chuyển diện càng giảm. Tuy nhiên, chiều dài cột khai thác lớn kéo theo việc thi công các đường lò chuẩn bị sẽ càng khó khăn, các chi phí thông gió, vận tải đất đá từ gương đào ra ngoài và vận tải nguyên vật liệu vào gương tăng lên khiến chi phí đào lò tăng cao. Theo kinh nghiệm trên thế giới chiều dài cột khai thác thường không vượt quá 2000m. Một số lò chợ tại Mỹ, Úc, Trung Quốc có chiều dài lò chợ đạt 2000 - 4000m. Chiều cao khấu gương phụ thuộc vào đặc tính kỹ thuật của loại tổ hợp thiết bị lò chợ như kích thước tang cắt, chiều cao chống giữ của vì chống, khả năng thông tải của máng cào. Ở đây luận án đã lựa chọn tổ hợp thiết bị có sẵn. 3.2. Xây dựng phƣơng pháp tổng quát giải bài toán tối ƣu hóa các tham số của sơ đồ công nghệ khai thác vỉa dày, dốc thoải Luận án lựa chọn tiêu chuẩn tối ưu để giải bài toán tối ưu hóa bằng mô hình toán - kinh tế là chi phí sản xuất thấp nhất tính trên 1 tấn than nguyên khai, các tham số được đưa vào xem xét là chiều dài lò chợ, chiều dài cột khấu và chiều cao khấu gương.Công thức chung để giải quyết bài toán tối ưu hóa có dạng như sau: (3.1) Trong đó: C - chi phí sản xuất 1 tấn than ra đến cửa lò, bao gồm giá thành phân xưởng và các chi phí đào lò chuẩn bị sản xuất, chi phí vận tải than từ chân lò chợ đến hệ thống vận tải chung của mỏ, chi phí thông gió và kiểm soát khí mỏ, chi phí thoát nước mỏ, chi phí xén lò; Lc - Chiều dài lò chợ cơ giới hóa, m;
  14. 12 Lp - Chiều dài cột khai thác (lò chợ) theo phương, m; mk - Chiều cao khấu gương; xác định f(Lc,Lp,mk) - Hàm số tính toán chi phí sản xuất dựa trên Lc, Lp, mk trong khi các yếu tố đầu vào (không liên quan đến Lc, Lp, mk) là không đổi. Luận án đã xây dựng giải thuật để giải phương trình (3.1) bằng sự trợ giúp của máy tính. Theo đó, các biến số Lc, Lp, mk được cho trước miền biến bằng giá trị cực đại và giá trị cực tiểu: Lc = [Lc-min; Lc_max] Lp - [Lc-min; Lp_max] mk = [mk-min; mk_max = mv] Trong đó: mv - chiều dày vỉa than, m. Thuật giải bài toán xây dựng ba vòng lặp, mỗi vòng lặp tương ứng với từng biến số nói trên. Cụ thể như sau: - Biến số chiều cao khấu gương mk xác định; - Với mỗi giá trị biến số mk, thực hiện thay đổi biến số Lp trong miền biến cho trước; - Với mỗi giá trị cặp biến số (mk, Lp) thực hiện thay đổi biến số Lc trong miền biến cho trước. Giả sử biến số mk có n1 giá trị thay đổi, biến số Lp có n2 giá trị thay đổi, biến số Lc có n3 giá trị thay đổi, thì số lần tính toán hàm f(Lc,Lp,mk) là n1 × n2 × n3 lần. Sơ đồ khối thể hiện giải thuật tổng quát giải quyết bài toán tối ưu hóa nói trên thể hiện trong hình 3.1. 3.3. Xây dựng phƣơng pháp tính toán chi phí sản xuất than dựa trên các tham số của sơ đồ công nghệ khai thác Mô hình toán - kinh tế tính toán chi phí sản xuất than dựa trên các tham số của sơ đồ công nghệ khai thác vỉa than dày, dốc thoải thực chất là việc xây dựng phương pháp tính toán chi phí sản xuất 1 tấn than dựa trên các biến số và hệ số cho trước. Chi phí sản xuất 1 tấn than được tính toán theo công thức sau: ,đồng/tấn. (3.2) Trong đó:Gpx - Giá thành phân xưởng;Cđl - Chi phí đào lò chuẩn bị sản xuất, tính bình quân trong 1 năm;Cvt - Chi phí vận tải than trong 1 năm;Ctg - Chi phí thông gió cho lò chợ trong 1 năm;Ctn - Chi
  15. 13 phí thoát nước cho lò chợ trong 1 năm;Cx - Chi phí chống xén lò chợ trong 1 năm;Qnăm - Sản lượng lò chợ trong 1 năm. Giá thành phân xưởng được cấu thành từ 6 yếu tố chi phí chính là: vật liệu (Cvl), động lực (Cđ), tiền lương (Ctl), các loại bảo hiểm (Cbh), khấu hao cơ bản và chi phí khác (Ck): , (3.3) Chi phí vật liệu gồm hai nhóm chi phí chính: - Nhóm chi phí tiêu hao xác định được cho mỗi 1 tấn than nguyên khai, gồm các chi phí theo định mức hiện hành, hoặc tính toán được khi thiết kế sơ đồ công nghệ khai thác (dầu nhũ hóa, nước sạch). - Nhóm chi phí chưa được định mức cho mỗi tấn than nguyên khai, như: vật tư cho thiết bị cơ giới hóa và các chi phí vật tư phục vụ chuyển diện. Các chi phí này chủ yếu phụ thuộc vào số lượng, chủng loại thiết bị và thời gian vận hành trong năm mà không phụ thuộc vào sản lượng lò chợ. Việc tính toán các chi phí này có thể dựa trên cơ sở kinh nghiệm, thống kê từ các lò chợ cơ giới hóa đang hoạt động tại các mỏ hầm lò vùng Quảng Ninh. Chi phí động lực là tiêu hao điện năng, được tính toán dựa trên công suất tiêu thụ điện năng của đồng bộ thiết bị cơ giới hóa (ATB) và thời gian hoạt động của thiết bị trong một chu kỳ sản xuất (TTB_ck) và chia cho sản lượng khai thác một chu kỳ (Qck). Chi phí tiền lương được tính bằng đơn giá nhân công cho một ca lao động chia cho năng suất lao động (NSLĐ) của nhân công trực tiếp. Các loại chi phí bảo hiệm được tính theo tỷ lệ từ chi phí tiền lương theo các quy định hiện hành của nhà nước. Chi phí khấu hao cơ bản được tính từ tổng mức đầu tư lò chợ cơ giới hóa, số năm khấu hao thiết bị và sản lượng lò chợ trong năm. Để đơn giản, trong bài toán mô hình hóa, chi phí khấu hao cơ bản có thể được xem xét lấy bằng tổng mức đầu tư thiết bị cơ giới hóa, do các chi phí khác được coi như không ảnh hưởng lớn đến kết quả bài toán. Chi phí khác được lấy bằng 3% tổng các chi phí vật liệu, động lực, tiền lương, bảo hiểm và khấu hao (kinh nghiệm thực tế). Chi phí đào lò được tính dựa trên số mét lò chuẩn bị sản xuất và đơn giá mét lò, có tính đến các yếu tố: phương pháp đào chống, tiết diện đào, độ cứng than, chiều dài đường lò đào độc đạo, v.v... Các chi phí vận tải, thông gió, thoát nước, chống xén được tính toán tương tự dựa trên chiều dài đường lò.
  16. 14 Thuật giải bài toán tối ưu hóa các tham số (chiều dài lò chợ, chiều dài cột khấu, chiều cao khấu gương) của sơ đồ công nghệ khai thác vỉa dày, dốc thoải thể hiện trong Phụ lục của luận án. Hình 3.1. Giải thuật tổng quát giải quyết bài toán tối ưu hóa các tham số của sơ đồ công nghệ khai thác vỉa than dày, dốc thoải 3.4. Nhận xét Trên cơ sở phân tích, đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố địa chất - kỹ thuật mỏ và thông số thiết kế, luận án đã xác định các tham số cần nghiên cứu tối ưu hóa trong quá trình tính toán thiết kế lò chợ cơ giới hóa khai thác vỉa dày, dốc thoải là: chiều dài lò chợ, chiều dài cột khấu và chiều cao khấu gương. Trong đó, vấn đề xác định chiều
  17. 15 cao khấu gương tối ưu bằng phương pháp mô hình toán - kinh tế thực tế không khả thi, tuy nhiên luận án sẽ đưa vào thuật giải tính toán để khẳng định luận điểm này. Luận án đã xây dựng phương pháp tổng quát để giải quyết bài toán tối ưu hóa các tham số của sơ đồ công nghệ khai thác vỉa dày, dốc thoải, dựa trên phương pháp mô hình toán - kinh tế, với phương trình tổng quát có dạng: . Trong đó: C - chi phí sản xuất 1 tấn than ra đến cửa lò; Lc, Lp, mk tương ứng là các tham số cần tối ưu, gồm: chiều dài lò chợ, chiều dài cột khấu và chiều cao khấu gương. Luận án đã xây dựng được sơ đồ khối thể hiện thuật giải bài toán tối ưu hóa. Để tính toán hàm số , luận án đã xây dựng phương pháp tính toán chi phí sản xuất than dựa trên các tham số của sơ đồ công nghệ khai thác và các hệ số cho trước như: chiều dày vỉa than, góc dốc vỉa, tỷ trọng và độ cứng của than, đặc tính của đồng bộ thiết bị, v.v... Chƣơng 4 NGHIÊN CỨU TỐI ƢU HÓA CÁC THÔNG SỐ CỦA SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ CƠ GIỚI HÓA KHAI THÁC VỈA THAN DÀY, DỐC THOẢI TẠI MỎ THAN KHE CHÀM III Trữ lượng các vỉa than dày thoải có khả năng áp dụng cơ giới hóa vùng Cẩm Phả tập trung chủ yếu tại mỏ Khe Chàm III (81,2%). Hiện nay mỏ Khe Chàm III đang áp dụng tổ hợp máy khấu có mã hiệu MG-150/375-W, giàn chống ZFY-5000/16/28 và máng cào SGZ- 630/220 - Đặc tính kỹ thuật của máy khấu MG-150/375-W: Chiều dày vỉa 1,8 – 3,2m; Công suất: 2 x 170 Kw; Đường kính tang khấu: 1,6m; Độ sâu cắt: 630mm; Độ dốc
  18. 16 (2xLtkct)/vct + (1xLtkkt)/vkt, phút; vct- Tốc độ di chuyển có tải của máy khấu, vct = 2,5 m/phút;vkt- Tốc độ di chuyển không tải, vct = 4,0 m/phút;Tkg- thời gian khấu phần gương lò chợ, phút, Tkg = (Lc– Lk)/vct(phút). 2. Chi phí thời gian di chuyển máng cào gương và dàn chống: Tdcd = 2 x v1 + (ndàn - 2) x v2 Trong đó:Tdcd- Chi phí thời gian cho di chuyển giàn, phút; ndàn - Tổng số giàn chống; v1- Tốc độ di chuyển dàn đầu và dàn cuối trong lò chợ, v1 = 10 phút/dàn; v2 - Tốc độ di chuyển các dàn trung gian, v2 =1,5 phút/dàn. 3. Chi phí thời gian cho công tác thu hồi than hạ trần: Tthchân(đầu) = (Tth/Lc) x Lthchân (đầu) x ksc Trong đó:Tth- Chi phí thời gian cho công tác thu hồi toàn bộ chiều dài lò chợ, Tth = 120, phút; Lc- Chiều dài lò chợ; Lthchân (đầu)- Chiều dài đoạn thu hồi phía chân hoặc đầu lò chợ, Lthchân (đầu) = 30 m; ksc- Hệ số tính đến độ trễ do phụ thuộc giữa các công tác di chuyển máng, sang dàn và thu hồi trong đoạn lò chợ thực hiện công tác thu hồi than, ksc = 1,2. 4. Chi phí thời gian xử lý ngã ba lò chợ:Txlnb = 40 (phút/ca). 5. Chi phí thời gian cho công tác di chuyển máng cào lấy theo kinh nghiệm tại các mỏ Khe Chàm, Vàng Danh, Nam Mẫu là: Tcct = 30 (phút). 6. Chi phí thời gian cho công tác giao ca:Tgc = 30 (phút/ca). 7. Chi phí thời gian cho công tác bảo dưỡng thiết bị:Tbd = 150 (phút/ca). 4.1.2. Xác định số luồng khấu tối đa có thể thực hiện trong một ngày đêm của công nghệ cơ giới hóa đề xuất Số luồng khấu tối đa trong một ngày đêm có thể thực hiện được theo mô hình cơ giới hóa trong điều kiện mỏ Khe Chàm III được xác định như sau: Nkht = [Tng.đ - (Tgc + Tbdht)x3]/Tht, (luồng) Trong đó:Nkht- Số luồng khấu có thể thực hiện trong một ngày đêm, luồng;Tng.đ - Thời gian làm việc của lò chợ một ngày đêm;Tgc- Thời gian giao ca, chuẩn bị sản xuất, Tgc = 60 phút/ca; Tbd - Củng cố, bảo dưỡng thiết bị lò chợ hạ trần, Tbd = 150 phút/ca; Tht - Tổng thời gian chi phí cho một luồng khấu, phút, Tht = Tdcd + Tthchân(đầu). 4.1.3. Xác định hệ số hoàn thành chu kỳ khai thác lò chợ Tùy thuộc vào loại hình công nghệ, đặc điểm điều kiện địa chất - kỹ thuật mỏ khu vực áp dụng mà hệ số hoàn thành chu kỳ có thể thay đổi lớn hay nhỏ. Đối với các lò chợ cơ giới hóa mỏ Khe Chàm III, hệ số hoàn thành chu kỳ có thể được xác định trên các yếu tố: điều kiện địa chất, ảnh
  19. 17 hưởng do trục trặc thiết bị, mất điện, ách tắc hệ thống vận tải. Trên cơ sở đó, luận án đã xây dựng hệ số hoàn thành chu kỳ là: kck = 0,75. 4.1.4. Xác định thời gian chuyển diện khai thác Qua thực tế công tác chuyển diện lò chợ cơ giới hóa tại các công ty than Khe Chàm, Vàng Danh, Nam Mẫu, luận án xác định thời gian một lần chuyển diện lò chợ là 2,0 tháng. Trên cơ sở giải thuật tổng quát và các điều kiện tính toán bài toán tối ưu hóa, luận án đã xây dựng phần mềm giải quyết bài toán tối ưu hóa, giao diện phần mềm xem hình 4.1, chi tiết giải thuật của phần mềm được trình bày trong phụ lục của luận án. 4.2. Tối ƣu hóa chiều dài lò chợ khi biết trƣớc chiều dài cột khai thác và chiều cao khấu gƣơng Để giải quyết bài toán tối ưu hóa chiều dài lò chợ khi biết trước chiều dài cột khai thác và chiều cao khấu gương, bên cạnh các điều kiện tính toán đã xây dựng, các giá trị cho trước khác bao gồm:Chiều dài cột khấu: Lp = 700m; Chiều dài lò chợ tối thiểu: Lc_min = 50m;Chiều dài lò chợ tối đa: Lc_max = 500m; Chiều dày vỉa than: mv = 6,0m; Chiều cao khấu: mk = 3,0m. Kết quả tính toán thể hiện trong đồ thị hình 4.2. Hình 4.1. Giao diện phần mềm tối ưu hóa các thông số của sơ đồ công nghệ cơ giới hóa khai thác vỉa than dày, dốc thoải
  20. 18 Kết quả tính toán cho thấy, khi chiều dài lò chợ thay đổi từ 50 - 500m (các yếu tố khác là không đổi), công suất lò chợ tăng dần. Tuy nhiên, giá thành phân xưởng và chi phí sản xuất thay đổi theo dạng đường cong parabol. Giá thành phân xưởng đạt giá trị nhỏ nhất khi Lc = 125m. Tuy nhiên, chi phí trực tiếp sản xuất 1 tấn than nhỏ nhất bằng 276.938 đồng/tấn khi chiều dài lò chợ là Lc = 200m. Trong trường hợp đó, công suất lò chợ đạt 649.000 tấn/năm, năng suất lao động đạt 32 tấn/công, giá thành phân xưởng 154.722 đồng/tấn. Đường biểu thị công suất lò chợ có dạng hàm tương ứng với y= lgax Đường biểu thị chi phí khai thác có dạng hàm tương ứng với y= a/x Đường biểu thị giá thành phân xưởng có dạng hàm tương ứng với y=ax Hình 4.2. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với chiều dài lò chợ (trong điều kiện mỏ Khe Chàm III) 4.3. Tối ƣu hóa chiều dài cột khai thác khi biết trƣớc chiều dài lò chợ và chiều cao khấu gƣơng Để giải quyết bài toán tối ưu hóa chiều dài cột khấu khi biết trước chiều dài lò chợ và chiều cao khấu gương, bên cạnh các điều kiện tính toán đã xây dựng, các giá trị cho trước khác bao gồm: -Chiều dài lò chợ: Lc = 200m; - Chiều dài cột khấu tối thiểu: Lp_min = 100m; - Chiều dài cột khấu tối đa: Lp_max = 1600m; - Chiều dày vỉa than: mv = 6,0m;
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2