intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ, Trung Quốc (thế kỷ XVI - thế kỷ XIX)

Chia sẻ: Phan Phan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:48

63
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án nghiên cứu với mục tiêu: Tái hiện một cách chân thực về hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ Đào Nha tại Trung Quốc và Ấn Độ từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX; phân tích cơ sở xác lập, đặc điểm, so sánh sự tương đồng và khác biệt trong hoạt động trên lĩnh vực thương mại và tôn giáo của Bồ Đào Nha ở Ấn Độ, Trung Quốc cũng như đánh giá tác động của các hoạt động này đối với các chủ thể: Bồ Đào Nha, Ấn Độ, Trung Quốc. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Hoạt động thương mại và truyền giáo của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ, Trung Quốc (thế kỷ XVI - thế kỷ XIX)

ĐẠI HỌC HUẾ<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC<br /> <br /> NGUYỄN THỊ VĨNH LINH<br /> <br /> HOạT ĐộNG THƯƠNG MạI VÀ TRUYềN GIÁO<br /> CủA Bồ ĐÀO NHA TạI ẤN Độ, TRUNG QUốC<br /> (THế Kỷ XVI - THế Kỷ XIX)<br /> <br /> Chuyên ngành: LỊCH SỬ THẾ GIỚI<br /> Mã số: 62.22.50.05<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ<br /> <br /> HUẾ - NĂM 2015<br /> <br /> CÔNG TRÌNH NÀY ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC, ĐẠI HỌC HUẾ<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> 1. PGS.TS. LÊ VĂN ANH<br /> 2. PGS.TS. ĐẶNG VĂN CHƯƠNG<br /> <br /> Phản biện 1:<br /> Phản biện 2:<br /> Phản biện 3:<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước họp tại<br /> Đại học Huế, Thành phố Huế<br /> Vào hồi<br /> giờ<br /> ngày<br /> tháng<br /> năm 2015<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại:<br /> <br /> A. MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do chọn đề tài<br /> Phát kiến địa lý là một những thành tựu vĩ đại trong lịch sử nhân<br /> loại, “một cuộc cách mạng thật sự” trong lĩnh vực giao thông và tri<br /> thức. Với tư cách là quốc gia tiên phong của kỷ nguyên khám phá<br /> (Discovery Age), Bồ Đào Nha đã góp phần khai mở những trang sử<br /> đầu tiên của chủ nghĩa thực dân phương Tây khi thiết lập hệ thống<br /> thương điếm trải dài từ duyên hải Tây Phi đến tận vùng Viễn Đông<br /> xa xôi1 và kiến tạo đế quốc mậu dịch hàng hải đầu tiên trong thời cận đại Estado da India. Như vậy, đây không chỉ là bước ngoặt trong lịch sử Bồ<br /> Đào Nha mà còn là thời kỳ chuyển mình mạnh mẽ dẫn đến những thay đổi<br /> bản chất trong quan hệ giữa phương Đông và phương Tây.<br /> Trong mạng lưới nhượng địa của Bồ Đào Nha trên toàn châu Á, các<br /> thương điếm ven biển Ấn Độ và Trung Quốc đóng vai trò nổi bật, không<br /> thể thay thế. Vốn xem thương mại là trọng tâm và hoạt động với mục đích<br /> thiết lập nền thương mại “nhân đôi” nên Bồ Đào Nha đã duy trì một lúc hai<br /> tuyến giao thương: ngoại tuyến và nội tuyến, với các mối quan hệ chồng<br /> chéo vô cùng phức tạp. Thế nhưng, Cochin, Goa, Malacca và Macao...lại<br /> được kết nối vô cùng linh hoạt, vận động nhịp nhàng trong một mạng lưới<br /> thương mại mang tính quốc tế đầu tiên của thời kỳ cận đại. Vì thế, thông<br /> qua việc phục dựng tương đối chân xác diện mạo của giai đoạn lịch sử để<br /> lại nhiều dấu ấn, luận án còn đi sâu phân tích để rút ra đặc điểm của đế<br /> quốc Bồ Đào Nha tại Ấn Độ và Trung Quốc (trong sự đối sánh với một số<br /> đế quốc tư bản chủ nghĩa thời bấy giờ như Hà lan, Anh).<br /> Bên cạnh đó, mặc dù có cùng cơ chế quản lý và nhiều nét tương đồng<br /> trong quá trình phát triển nhưng hệ thống thương điếm của Bồ Đào Nha tại<br /> Ấn Độ và Trung Quốc vẫn tồn tại ít nhiều dị biệt. Khác với thương mại<br /> tại Ấn Độ, ở Trung Quốc, Bồ Đào Nha không dùng vũ lực để xâm<br /> chiếm đất đai, xây dựng pháo đài, kiểm soát thương mại mà một<br /> phương thức mềm mỏng hơn đã được lựa chọn để xâm nhập vùng đất<br /> này: chấp nhận vị trí trung gian, kết nối tuyến giao thương giữa<br /> Trung Quốc và Nhật Bản. Đặc trưng của thương nhân Bồ Đào Nha<br /> tại Macao là triển khai một phương thức thương mại biển tương đối<br /> ôn hòa, không chịu nhiều sự chi phối của Estado da India. Sự tương<br /> 1<br /> <br /> Các hải cảng của Nhật Bản được xem là điểm cuối trong chuỗi hệ thống<br /> thương điếm của đế quốc mậu dịch Bồ Đào Nha<br /> <br /> đồng và dị biệt của hai mạng lưới thương điếm có cùng chủ sở hữu<br /> này không những có ý nghĩa khoa học đầy lý thú mà còn để lại nhiều<br /> bài học quý giá cho lịch sử.<br /> Sự song hành giữa thương mại và truyền giáo trong quá trình<br /> hoạt động của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ, Trung Quốc được các học giả<br /> ví von như “đôi cánh của một con chim”. Nếu trong thương mại, lách<br /> qua “khe cửa hẹp” của thể chế độc quyền, các tư thương đã đóng vai<br /> trò quan trọng trong hầu hết các khâu của quá trình thu mua - vận<br /> chuyển - bán hàng hóa thì trong lĩnh vực truyền giáo, tất cả hoạt động<br /> của các giáo đoàn đều chịu sự chi phối của vua Bồ Đào Nha (theo<br /> những sắc chỉ được ký kết và ban hành bởi Giáo hoàng tại Rome). Vì<br /> vậy, tìm hiểu về hoạt động truyền giáo của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ và<br /> Trung Quốc còn cho chúng ta thấy sự thích ứng của tôn giáo đối với<br /> các nền văn hóa, các thể chế chính trị khác nhau như thế nào.<br /> Tuy nhiên, hiện nay nghiên cứu về đế quốc mậu dịch Bồ Đào<br /> Nha cũng như hoạt động thương mại và truyền giáo của nó ở Ấn Độ,<br /> Trung Quốc vẫn còn là mảng trống. Trong các chương trình đào tạo<br /> cử nhân Lịch sử, thạc sĩ Lịch sử thế giới, nhận thức của sinh viên về<br /> quá trình xác lập quyền lực thương mại biển của Bồ Đào Nha còn<br /> khá chung chung. Những hiểu biết về vai trò của các linh mục Bồ<br /> Đào Nha tại Trung Quốc và Ấn Độ cũng hết sức mờ nhạt.<br /> Từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Hoạt<br /> động thương mại và truyền giáo của Bồ Đào Nha tại Ấn Độ, Trung<br /> Quốc (thế kỷ XVI - thế kỷ XIX)” làm đề tài cho luận án Tiến sĩ,<br /> chuyên ngành Lịch sử thế giới.<br /> 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề<br /> 2.1. Thực trạng nghiên cứu vấn đề trong nước<br /> Việc Bồ Đào Nha khai mở thành công con đường biển đến châu<br /> Á và thiết lập được hệ thống cứ điểm thương mại và truyền giáo tại<br /> Ấn Độ, Trung Quốc là một trong những bước ngoặt quan trọng của<br /> lịch sử nhân loại. Thế nhưng cho đến nay vấn đề này vẫn chỉ được<br /> trình bày một cách sơ lược trong một số giáo trình cũng như trong<br /> những tác phẩm viết về lịch sử thế giới.<br /> Lịch sử các cuộc phát kiến địa lý đã được đề cập đến trong nhiều<br /> cuốn giáo trình Lịch sử thế giới như: Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Văn<br /> Ánh, Đỗ Đình Hãng, Trần Văn Là (2003), Lịch sử thế giới trung đại,<br /> NXB Giáo dục, Hà Nội; Lương Ninh, Đặng Đức An (1976), Lịch sử<br /> <br /> thế giới trung đại (quyển 2, tập 1, châu Âu thời hậu kỳ trung đại),<br /> NXB Giáo dục, Hà Nội;…<br /> Quá trình xác lập quyền lực của Bồ Đào Nha cũng được đề<br /> cập khái quát trong các cuốn sách chuyên khảo về lịch sử Ấn Độ,<br /> lịch sử Trung Quốc như: Nguyễn Thừa Hỷ, “Ấn Độ qua các triều<br /> đại”, NXB Giáo dục; Vũ Dương Ninh (chủ biên, 1995), Lịch sử<br /> Ấn Độ, NXB Giáo dục, Hà Nội; Nguyễn Hiến lê, “Sử Trung Quốc”<br /> (2 tập, 1982)<br /> Lịch sử truyền giáo của các giáo đoàn Bồ Đào Nha tại Ấn Độ và<br /> Trung Quốc cũng gần như là một mảng trống. Chúng tôi chỉ có thể tìm<br /> hiểu các sự kiện liên quan thông qua những cuốn sách sau: “Lịch sử<br /> truyền giáo ở Việt Nam” (quyển 1 - Các thừa sai Dòng Tên (16151665)), 1959; “Bồ-Đào-Nha, Tây-Ban-Nha, Hoà-Lan giao tiếp với Đại<br /> Việt thế kỷ XVII, XVIII”, tủ sách nghiên cứu Sử Địa của Nguyễn Khắc<br /> Ngữ; “Lịch sử giáo hội công giáo” I, II của Linh mục Bùi Đức Sinh<br /> O.P,…<br /> Trên một số tạp chí nghiên cứu chuyên ngành như Tạp chí<br /> Nghiên cứu Lịch sử, Nghiên cứu Châu Âu, Nghiên cứu Đông Nam<br /> Á, Nghiên cứu Tôn giáo, tạp chí Lịch sử quân sự …cũng chỉ có<br /> những bài viết đề cập đến hoạt động truyền giáo chung của các giáo<br /> sĩ tại châu Á. Như vậy, vấn đề hoạt động thương mại, truyền giáo của<br /> Bồ Đào Nha ở Ấn Độ và Trung Quốc vẫn chưa có một công trình<br /> chuyên khảo nào đề cập đến.<br /> 2.2. Thực trạng nghiên cứu vấn đề ở nước ngoài<br /> Do sự thiếu vắng nguồn tư liệu bằng tiếng Việt nên công trình<br /> nghiên cứu bằng tiếng Anh đóng vai trò chính trong luận án. Chúng<br /> tôi chia vấn đề thành các hướng nghiên cứu sau:<br /> 2.2.1. Nhóm công trình nghiên cứu về quá trình xâm nhập của Bồ<br /> Đào Nha vào châu Á<br /> Đây là vấn đề mang tính khoa học lý thú, thu hút được sự quan<br /> tâm của nhiều nhà Sử học được thể hiện thông qua số lượng các công<br /> trình xuất bản liên quan đến nội dung này. Tiêu biểu như: B.W.Diffie<br /> và G.D.Winius (1977), Foundations of the Portuguese Empire, 14151580, University of Minnesota, Mineapolis; A.R.Disney (2009), A<br /> History of Portugal and the Portuguese Empire: From Beginnings to<br /> 1807, volume 2: The Portuguese empire, Cambridge University<br /> Press, London, M. D. D. Newitt (1986), The First Portuguese<br /> Colonial Empire, University of Exeter Press;…Mặc dù phần lớn các<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2