intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Nhân tố quốc tế trong cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ năm 1962

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

18
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án "Nhân tố quốc tế trong cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ năm 1962" là tập trung làm sáng tỏ vị trí, vai trò và sự tác động của các nhân tố quốc tế đến cuộc chiến tranh biên gi ới Trung Quốc - Ấn Độ năm 1962 và sự tác động ngược của cuộc chiến tranh này đến quan hệ quốc tế từ góc độ nhà nghiên cứu Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Nhân tố quốc tế trong cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ năm 1962

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI PHẠM XUÂN CÔNG NHÂN TỐ QUỐC TẾ TRONG CUỘC CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI TRUNG QUỐC – ẤN ĐỘ NĂM 1962 Chuyên ngành: Lịch sử thế giới Mã số: 9.22.90.11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ HÀ NỘI, NĂM 2022
  2. Công trình được hoàn thành tại:TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Văn Ngọc Thành và PGS.TS. Đào Tuấn Thành Phản biện 1: GS.TS. Hoàng Khắc Nam, Trường Đại học KHXH&NV – ĐHQG Hà Nội Phản biện 2: PGS.TS. Võ Kim Cương, Viện Sử học Phản biện 3: TS. Nguyễn Xuân Cường, Viện nghiên cứu Trung Quốc Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm… Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
  3. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Văn Ngọc Thành, Phạm Xuân Công (2015), Phản ứng của Liên Xô với cuộc chiến tranh Ấn Độ-Trung Quốc năm 1962, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 11 (475), 2015, tr.70-79. 2. Văn Ngọc Thành, Phạm Xuân Công (2016), Thủ tướng Sirimavo Bandaranaike với cuộc chiến chiến tranh Ấn Độ - Trung Quốc năm 1962, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 7 (179), 2016, tr.32-40. 3. Phạm Xuân Công (2019), Phản ứng của Mỹ với cuộc chiến tranh biên giới Ấn Độ - Trung Quốc năm 1962, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, Số 7 (80), 2019, tr.26-32. 4. Văn Ngọc Thành, Phạm Xuân Công (2021), Phản ứng của Pakistan với cuộc chiến tranh biên giới Ấn Độ - Trung Quốc năm 1962, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á, Số 8 (105), 2021, tr.8-13.
  4. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ấn Độ và Trung Quốc là hai quốc gia rộng lớn, có nền văn hóa lâu đời, đông dân nhất thế giới. Hiện nay, cả hai nước đang có tốc độ phát triển kinh tế cao, đều nằm trong nhóm 10 nước có quy mô nền kinh tế lớn nhất thế giới (2020). Có những dự đoán cho rằng, đến năm 2030, quy mô kinh tế Ấn Độ sẽ vươn lên thứ 3 thế giới sau Mỹ và Trung Quốc. Như vậy, cả về quy mô lãnh thổ, dân số và nền kinhh tế, Ấn Độ và Trung Quốc đều rất lớn. Ấn Độ và Trung Quốc cũng là những cường quốc hạt nhân. Từ những yếu tố về vị trí địa lý, quy mô lãnh thổ, dân số, kinh tế, sức mạnh quốc phòng, nhiều nhà nghiên cứu nhận định rằng Trung Quốc và Ấn Độ là hai cường quốc đang lên, vị thế và tầm ảnh hưởng của họ rất lớn tới thế giới trong tương lai gần. Vì thế, mọi động thái của hai nước luôn thu hút được sự quan tâm của toàn thế giới, từ những cường quốc đến những nước nhỏ. Ấn Độ và Trung Quốc là hai quốc gia láng giềng có đường biên giới chung rất dài, cũng là một điểm nóng tranh chấp biên giới, lãnh thổ trên thế giới trong suốt ba phần tư thế kỷ qua. Sự tranh chấp này trở nên đặc biệt căng thẳng vào cuối thập niên 1950 đầu thập niên 1960 với đỉnh điểm là cuộc chiến tranh biên giới chớp nhoáng đầy bất ngờ từ 20/10 đến 21/11/1962, trên vùng biên giới rộng lớn giữa Ấn Độ và Trung Quốc, cướp đi hàng ngàn sinh mạng. Đặc biệt, vào giữa thế kỷ XX, quan hệ quốc tế bị chi phối bởi cuộc “Chiến tranh lạnh” giữa hai hệ tư tưởng đối lập là chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội với sự đứng đầu của hai siêu cường Mỹ và Liên Xô. Cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc – Ấn Độ diễn ra trong bối cảnh cuộc “Chiến tranh lạnh” đang ở giai đoạn khốc liệt, lại đúng vào thời điểm cuộc khủng hoảng tại Cuba rất căng thẳng, thậm chí rất gần với cuộc chiến tranh hạt nhân giữa Mỹ và Liên Xô; điều đó đã cuốn hút sự quan tâm đặc biệt của thế giới. Tuy nhiên, cuộc chiến tranh biên giới giữa Ấn Độ với Trung Quốc tháng 10 và 11 năm 1962 vẫn thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là hai hệ thống đối lập đang cố giành giật sự ảnh hưởng của mình trên mọi quốc gia, mọi khu vực. Đến nay, cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc – Ấn Độ năm 1962 đã trải qua hơn 60 năm, nhưng nó để lại những vết thương khó chữa lành trong mối quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Tình trạng căng thẳng diễn ra thường xuyên trên dọc tuyến biên giới giữa
  5. 2 hai nước Ấn Độ và Trung Quốc kể từ sau cuộc chiến tranh biên giới năm 1962, mặc dù, từ thập niên 1980 trở đi, cả hai nước đã có nhiều hoạt động để tìm cách giải quyết và đạt được một số thỏa thuận trên nguyên tắc để giải quyết bất đồng về vấn đề biên giới chung. Tình trạng căng thẳng trên biên giới Ấn Độ - Trung Quốc lại được thổi bùng trong năm 2020. Những cáo buộc từ cả hai phía về tình trạng xâm phạm lãnh thổ của nhau liên tiếp được đưa ra, những hành động mạnh mẽ trên thực địa như xây dựng các công trình quân sự, các tuyến đường, vận chuyển vũ khí, chuyển quân đến vùng biên giới hai nước. Đặc biệt, trong những cuộc đụng độ trực tiếp của binh lính hai nước trên biên giới vào ngày 15 và 16/6/2020 có ít nhất 20 binh lính Ấn Độ thiệt mạng và 43 binh lính Trung Quốc thương vong, tại thung lũng Galwan thuộc khu vực đang trong tình trạng tranh chấp ở Ladakh. Cuộc đụng độ biên giới Ấn Độ - Trung Quốc được đánh giá là một trong mười sự kiện nổi bật thế giới trong năm 2020. Xung quanh cuộc chiến tranh biên giới Ấn Độ – Trung Quốc năm 1962 có những câu hỏi cần giải đáp như: Những nhân tố quốc tế nào và vai trò của những nhân tố ấy là gì trong việc xảy ra tranh chấp lãnh thổ và chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ năm 1962 nói riêng? Các nhân tố quốc tế đóng vai trò như thế nào trong quá trình chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ năm 1962 xảy ra? Các nhân tố quốc tế có tác động như thế nào trong việc hòa giải quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc sau khi cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ kết thúc? Cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ năm 1962 có tác động như thế nào đến quan hệ khu vực và quốc tế? Việt Nam là nước láng giềng có đường biên giới hàng ngàn km cả trên đất liền và trên biển với Trung Quốc. Trong suốt chiều dài lịch sử, hai nước xảy ra nhiều cuộc chiến tranh. Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập (năm 1945) và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập (năm 1949), hai nước sớm thiết lập quan hệ ngoại giao và về cơ bản có mối quan hệ láng giềng khá hữu hảo. Tuy nhiên, hai nước cũng xảy ra tranh chấp biên giới dẫn đến chiến tranh như: Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Trung Quốc từ tháng 2 và 3 năm 1979, một số nơi kéo dài đến năm 1989 và gần đây là những xung đột liên tiếp trên Biển Đông với những hành động gây hấn của Trung Quốc. Vì vậy, việc nghiên cứu về các cuộc chiến tranh của Trung Quốc với các nước láng giềng của họ có nhiều ý nghĩa thực tiễn. Việt Nam có thể có được những gợi ý từ các cuộc
  6. 3 chiến tranh biên giới Trung Quốc với các nước láng giềng trong mối quan hệ bang giao với Trung Quốc nói riêng và các cuộc xung đột quốc tế nói chung, đặc biệt trong bối cảnh xảy ra những hành động gây căng thẳng của Trung Quốc trên Biển Đông hiện nay. Vì vậy, việc nghiên cứu cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc – Ấn Độ có ý nghĩa lý luận, khoa học và thực tiễn. Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi chọn vấn đề “Nhân tố quốc tế trong cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ năm 1962” làm đề tài nghiên cứu cho Luận án Tiến sĩ Lịch sử. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là tập trung làm sáng tỏ vị trí, vai trò và sự tác động của các nhân tố quốc tế đến cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ năm 1962 và sự tác động ngược của cuộc chiến tranh này đến quan hệ quốc tế từ góc độ nhà nghiên cứu Việt Nam. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu dưới đây: - Phân tích, đánh giá nhân tố quốc tế trong nguyên nhân dẫn tới cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ năm 1962. - Phân tích, đánh giá nhân tố quốc tế tới tiến trình phát triển của chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ năm 1962. - Phân tích, đánh giá nhân tố quốc tế trong việc thúc đẩy hòa giải cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ năm 1962. - Nhận xét, đánh giá những tác động các nhân tố quốc tế đối với cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ năm 1962 và sự tác động của cuộc chiến tranh này đối với khu vực và quốc tế. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng của luận án là các nhân tố quốc tế trong cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ năm 1962 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về thời gian: Luận án chủ yếu tập trung nghiên cứu xoay quanh cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ năm 1962 về sự bùng nổ, diễn biến và hệ quả. Tuy nhiên, để có cái nhìn báo quát, hệ thống, liền mạch, chúng tôi có đề cập đến những trước khi chiến tranh và sau khi chiến tranh kết thúc. Phạm vi không gian: Nhân tố quốc tế là một khái niệm
  7. 4 rộng, gồm các tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực, các quốc gia. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của Luận án, chúng tôi tập trung vào tác động của các cường quốc như Mỹ, Anh và các nước TBCN, Liên Xô và các nước XHCN, các nước thuộc Phong trào Không liên kết đối với cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ năm 1962. Phạm vi về nội dung: Luận án tập trung vào sự tác động của các nhân tố quốc tế tới nguyên nhân, diễn biến của cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ năm 1962. Sự tác động của các nhân tố quốc tế đến thời kỳ hậu chiến và việc thúc đẩy hòa giải quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc. 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tài liệu Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của luận án, tác giả tập trung khai thác và sử dụng những nguồn tài liệu chủ yếu sau: - Tư liệu gốc:Luận án dựa trên hai nguồn tài liệu gốc chủ yếu bằng tiếng Anh được xuất bản tại Ấn Độ, Anh, Trung Quốc như: Các công hàm, các bức thư, công ước, bài nói chuyện, hồi kí, tài liệu mật của CIA mới công bố, các văn bản ngoại giao,… - Tài liệu tham khảo: Để hoàn thành luận án, tác giả còn tham khảo các tài liệu như: sách, công trình nghiên cứu chuyên khảo, báo, tạp chí và một số luận án Tiến sĩ Lịch sử, quan hệ quốc tế viết trực tiếp về cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ năm 1962 hoặc quan hệ Mỹ – Ấn Độ, Liên Xô – Ấn Độ, Liên Xô – Trung Quốc,… Ngoài ra, luận án còn sử dụng một số bài viết trên các báo điện tử, bản tin, website bằng tiếng Anh và tiếng Việt. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án là một đề tài nghiên cứu thuộc chuyên ngành lịch sử thế giới, được tiến hành dựa trên cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa Max-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong nghiên cứu khoa học lịch sử. Luận án sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc là phương pháp nghiên cứu chủ đạo. Trong đó, phương pháp lịch sử được sử dụng trong việc thu thập, khảo cứu tài liệu từ các nguồn khác nhau để phục dựng lại một bức tranh toàn cảnhsự tác động của các nhân tố quốc tế đến nguyên nhân, diễn biến, kết thúc chiến tranh biên giới Trung Quốc – Ấn Độ năm 1962. Phương pháp logic giúp tác giả luận giải các vấn đề nghiên cứu thông qua các sự kiện một cách chặt chẽ và có liên kết.
  8. 5 Ngoài ra, tác giả luận án cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành; phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế; phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài đặt ra. 5. Đóng góp của luận án Đề tài là công trình nghiên cứu có hệ thống đầu tiên nhìn từ góc độ của nhà nghiên cứu ở Việt Nam về các nhân tố quốc tế tác động đến cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ năm 1962. Trên cơ sở kế thừa thành quả nghiên cứu của các công trình trong và ngoài nước và giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, luận án hoàn thành có những đóng góp sau: Một là, cung cấp một bức tranh toàn cảnh về sự tác động của các nhân tố quốc tế đến toàn bộ cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ năm 1962, bao gồm tác động đến nguyên nhân, tiến trình và thời kỳ hòa giải sau cuộc chiến. Hai là, rút ra những nhận xét, đánh giá một cách khách quan, toàn diện về vị trí, vai trò và sự tác động của các nhân tố quốc tế đối với cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ năm 1962. Ba là, làm phong phú thêm nguồn tài liệu đa chiều, cập nhật về lĩnh vực nghiên cứu, cung cấp một góc nhìn khách quan về tranh chấp lãnh thổ Ấn Độ - Trung Quốc, cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc – Ấn Độ năm 1962, phản ứng của cộng đồng quốc tế, tác động của chiến tranh Ấn Độ - Trung Quốc năm 1962 đến quan hệ quốc tế và khu vực. Đây là nguồn tài liệu tham khảo phục vụ hoạt động học tập và nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu quan hệ quốc tế thời kỳ hiện đại. 6. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận án kết cấu gồm 5 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2. Nhân tố quốc tế trong nguyên nhân của cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc – Ấn Độ năm 1962 Chương 3. Nhân tố quốc tế trong diễn biến của cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc – Ấn Độ năm 1962 Chương 4. Nhân tố quốc tế sau cuộc chiến tranh vàviệc thúc đẩy hòa giải biên giới Trung Quốc – Ấn Độ năm 1962 Chương 5.Đánh giá về nhân tố quốc tế trong cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc – Ấn Độ năm 1962
  9. 6 NỘI DUNG CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Hàng trăm công trình ở nhiều cấp độ, từ những bài viết đến những luận văn, luận án hay cả những cuốn sách chuyên khảo đã ra đời ngay sau khi chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ xảy ra năm 1962 và trong suốt hơn 60 năm qua các công trình vẫn tiếp tục được công bố. Do có nhiều tác phẩm vừa bàn về cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc – Ấn Độ năm 1962, vừa bàn về các nhân tố quốc tế với cuộc chiến tranh này, chúng tôi chọn cách phân chia các tác phẩm theo nghiên cứu ở trong và ngoài nước theo tiến trình thời gian xuất bản. 1.1. Các công trình nghiên cứu của học giả nước ngoài 1.1.1. Các học giả Ấn Độ Quan điểm chung của các học giả Ấn Độ cho rằng, nguyên nhân chủ yếu của cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ là do chính sách bành trướng của Trung Quốc, nhất là vai trò cá nhân của Mao Trạch Đông. Bên cạnh đó, do chính sách không dứt khoát của Ấn Độ đối với Tây Tạng cũng là một yếu tố gây mâu thuẫn với Trung Quốc. 1.1.2. Các học giả Trung Quốc Các học giả Trung Quốc có quan điểm chung về nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh Trung Quốc – Ấn Độ năm 1962 là vấn đề Tây Tạng. Ấn Độ đã duy trì biên giới do đế quốc Anh tạo ra, chính sách hai mặt của Ấn Độ đối với Tây Tạng, chính sách Tiến lên phía trước xâm phạm lãnh thổ Trung Quốc, là những nguyên nhân gây ra cuộc chiến tranh biên giới Ấn Độ – Trung Quốc. Một số học giả Trung Quốc cũng đưa ra những chứng cứ nhưng không đánh giá về việc Mỹ, phương Tây và Liên Xô hợp tác với Ấn Độ chống lại Trung Quốc. 1.1.3. Các học giả nước ngoài khác Điểm chung trong các công trình của các học giả bên ngoài Trung Quốc và Ấn Độ như sau:Thứ nhất, về nguồn gốc đầu tiên dẫn đến tranh chấp lãnh thổ Ấn Độ - Trung Quốc là do lịch sử để lại. Quá trình phân định biên giới của người Anh với Trung Quốc không được Trung Quốc chấp nhận. Sau khi độc lập, Ấn Độ thừa nhận biên giới thời thuộc địa Anh là biên giới chính thức. Chính sách của Ấn Độ và Trung Quốc đối với Tây Tạng là một yếu tố quan trọng thúc đẩy mâu thuẫn. Sự tính toán, lựa chọn của lãnh đạo Ấn Độ và Trung Quốc,
  10. 7 chủ chốt là J. Nehru và Mao Trạch Đông. Thứ hai, trước, trong và sau cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc – Ấn Độ năm 1962 đã có sự can dự của các cường quốc thế giới như Mỹ, Liên Xô và đồng minh của họ. 1.2. Các công trình nghiên cứu của học giả Việt Nam Một số công trình tiêu biểu có đề cập tới cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc – Ấn Độ sau: cuốn “Chiến tranh biên giới Trung Ấn” của C52 Bộ Tổng tham mưu biên soạn; Luận án “Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ (thời kì 1945 – 1975), của Đinh Trung Kiên; Luận án “Quan hệ Ấn Độ - Liên Xô từ 1947 đến 1991”của Lê Thế Cường; cuốn “Quan hệ Ấn Độ - Hoa kỳ từ năm 1947 đến năm 1991”của Lê Thị Hằng Nga; Luận án “Vấn đề biên giới trong quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc giai đoạn 1950-2014”của Huỳnh Thanh Loan… Nhìn chung, ở Việt Nam, cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ năm 1962 có rất ít học giả nghiên cứu, nếu nghiên cứu cũng chỉ đề cập một cách chung chung. 1.3. Những vấn đề đã được nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cho luận án Các học giả đã nghiên cứu nhiều khía cạnh khác nhau, mỗi học giả có cách tiếp cận và lý giải khác nhau về tranh chấp lãnh thổ cuộc chiến tranh Ấn Độ - Trung Quốc năm 1962. Các công trình đã nghiên cứu những nội dung: Một là, điều kiện tự nhiên, dân cư, lịch sử của các khu vực biên giới, khu vực tranh chấp giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Hai là, nguyên nhân chiến tranh, quá trình hình thành đường biên giới mà Ấn Độ và Trung Quốc tuyên bố: yếu tố trong nước, những nhà cầm quyền của Ấn Độ và Trung Quốc; những tác động, can dự của các cường quốc đến quá trình hình thành biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Ba là, diễn biến chiến tranh, đánh giá mức độ chuẩn bị, sự chủ động, bị động của hai bên tham chiến, sự can dự của bên ngoài vào tiến trình chiến tranh. Bốn là, đánh giá kết quả của chiến tranh, quá trình hòa giải giữa hai nước sau lệnh ngừng bắn. Năm là, hệ quả, tác động của chiến tranh biên giới Trung Quốc – Ấn Độ năm 1962 đến quan hệ Trung Quốc – Ấn Độ, quan hệ khu vực và quốc tế.
  11. 8 Tuy nhiên, vẫn chưa có một công trình nào phân tích, đánh giá toàn diện và chuyên sâu về các nhân tố quốc tế tác động đến cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc – Ấn Độ năm 1962. Mặt khác mỗi học giả có nhìn nhận khác nhau dựa trên những nguồn tài liệu và quan điểm tiếp cận khác nhau. Riêng ở Việt Nam, cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ năm 1962 hầu như chưa được nghiên cứu. 1.4. Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu, giải quyết Trên cơ sở khảo sát các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, xác định mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu, luận án tập trung giải quyết những vấn đề chính sau: Một là, phân tích, đánh giá vai trò của các nhân tố quốc tế đối với nguyên nhân cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ năm 1962. Hai là, phân tích, đánh giá tác động của các nhân tố quốc tế khi cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ bùng nổ. Ba là, phân tích, đánh giá vai trò của các nhân tố quốc tế đối với tiến trình hòa giải thời hậu chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ năm 1962. Bốn là, phân tích, đánh giá những tác động của chiến tranh Trung Quốc – Ấn Độ năm 1962 đến quan hệ Trung Quốc – Ấn Độ, quan hệ trong khu vực và quốc tế. CHƯƠNG 2. NHÂN TỐ QUỐC TẾ TRONG NGUYÊN NHÂNCỦA CUỘC CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI TRUNG QUỐC - ẤN ĐỘ NĂM 1962 2.1. Khái quát lãnh thổ tranh chấp giữa Trung Quốc và Ấn Độ Trung Quốc và Ấn Độ có chung đường biên giới rất dài,từKashmirởphía tây bắc chạy dọc theodãy Himalayađếnngã ba Miến Điện,Trung Quốc vàẤn Độ Hầu hếtcác khu vực dọcbiên giớiTrung Quốc - Ấn Độ Độ rộng lớn,thưa thớthoặc khôngcó người ởvìtrên độ cao rất lớnvà khí hậukhắc nghiệt; được phân chia thành ba khu vực chính: khu vực phía tây, khu vực trung tâm và khu vực phía đông. 2.1.1. Khu vực phía tây Khu vựcphía Tâybiên giới Ấn Độ-Trung Quốc nằm ở phía tây bắccủa Ấn Độ tiếp giáp Tân Cươngvà Tây Tạngcủa Trung Quốc.
  12. 9 Tranh chấp gồm hai khu vực nhỏ là Aksai Chinvà ranh giới giữa Ladakh với Tây Tạng. Trước hết,AksaiChin nằm ở phía đông bắccủaKashmir, không có giá trị kinh tế nhưng có vị trí chiến lược giữa ba nước Pakistan, Ấn Độ và Trung Quốc. Thứ hai, đường ranh giới giữa Ladakh với Tây Tạng. Phần lớn diện tích tranh chấp ở phía tây là ở Aksai Chin. 2.1.2. Khu vực trung tâm Ranh giớikhu vựctrung tâmdài khoảng 600 km, bắt đầu từđỉnhGya, mũiđông nam khu vựcLadakhcủa bangJammuvàKashmir chạyđếnngã ba ranh giới củaẤn Độ,Nepal và Tây Tạng.Ở khu vực này tồn tại rất nhiều các điểm tranh chấp nhưng không lớn. 2.1.3. Khu vực phía đông Đường biên giới phía đông theo tuyên bố của Ấn Độ là đường Mc Mahon. Đường này xuất phát từ ngã ba Ấn Độ - Bhutan- Tây Tạng chạy về phía đông đến ngã ba ranh giới Ấn Độ - Miến Điện - Trung Quốc. Trung Quốc tuyên bố một đường ranh giới khác chạy dưới chân dãy Himalaya.Hiện nay, lãnh thổ giữa hai đường này là bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ. Đối với Ấn Độ, ngoài giá trị kinh tế với thu nhập bình quân đầu người cao nhất vùng đông bắc, ở Arunachal Pradesh còn có vai trò phòng thủ quốc gia quan trọng để chống lại các hành động xâm lược từ Trung Quốc. Đối với Trung Quốc, vùng đất này có vị trí rất quan trọng bởi nó được coi là vùng đất giàu có nhất của Tây Tạng, với diện tích lớn gấp 2,5 lần diện tích của Đài Loan và rộng bằng tỉnh Giang Tô. 2.2.Bối cảnh quốc tế Thứ nhất,quan hệ quốc tế thời kỳ này nằm trong khuôn khổ của cuộc Chiến tranh lạnh giữa hai siêu cường là Liên Xô và Mỹ. Để củng cố quyền lực, tầm ảnh hưởng của mình, cả hai siêu cường Xô và Mỹ đều ra sức tuyên truyền về sự đối đầu giữa hai phe TBCN và XHCN; tăng cường viện trợ vật chất; đẩy mạnh xây dựng đồng minh song phương hoặc đa phương với mục tiêu thúc đẩy sự hình thành một mô hình giống mình ở những khu vực có khoảng trống quyền lực trên thế giới. Giữa tháng 10/1962, Mỹ và Liên Xô vướng vào cuộc đối đầu trực tiếp, hết sức căng thẳng tại Cuba.Mỹ không thể nhanh chóng giúp Ấn Độ Trung Quốc, Liên Xô cần đến sự ủng hộ của Trung Quốc trong cuộc đối đầu với Mỹ. Thứ hai,sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cao trào giải phóng dân tộc diễn ra sôi nổi ở khắp các lục địa và nhiều quốc gia giành
  13. 10 được độc lập. Ấn Độ và Trung Quốc ra sức vận động và thể hiện vai trò của mình trong thế giới thứ ba. Thứ ba, Phong trào Không liên kết ra đời đánh dấu sự xuất hiện một lực lượng thứ ba đứng độc lập và xen giữa hai hệ thống của Trật tự hai cực Ianta. Trung Quốc và Ấn Độ đều tăng cường cạnh tranh vai trò lãnh đạo trong Phong trào này. 2.3. Bối cảnh khu vực Khu vực Nam Á khi đó gồm 7 quốc gia, trong đó, hai quốc gia có vai trò và tầm quan trọng lớn nhất là Ấn Độ và Pakistan. Cả Ấn Độ và Pakistan đều luôn coi nhau là kẻ thù và là mối đe dọa đối với an ninh của mình. Pakistanlà liên minh thân cận củaMỹ và Anh.Mâu thuẫn, tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan đã gây ra tình trạng căng thẳng tại khu vực Nam Á.Mâu thuẫn Ấn Độ - Pakistan là điểm có lợi quan trọng cho Trung Quốc. 2.4. Di sản của người Anh thời thuộc địa với vấn đề tranh chấp biên giới, lãnh thổ giữa Trung Quốc và Ấn Độ Sau khi hoàn thành xâm lược và cai trị Ấn Độ, thực dân Anh tiến hành mở rộng lãnh thổ quacácthế kỷ XVIII vàXIX, cuối cùng đếndưới chân của dãy Himalaya. Dãy Himalaya tạo thành ranh giới ngăn cách Ấn Độ với Trung Quốc. Khu vực trung tâm là các quốc gia đệm giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, phía đông vàphía tây, địa hìnhkhắc nghiệtkhông cócác chính thểđộc lập làmvùng đệm giữaẤn Độ và Trung Quốc. Ở phía tâycủa ranh giới,Anh tiến hành phân định ranh giới Ladakh với Tây Tạng để tránh tranh chấp nhưng Trung Quốc lảng tránh. Anh tự tiến hành khảo sát và vẽ bản đồ ranh giới giữa Ladakh với Tây. Năm 1896, Anh trao cho Trung Quốc một tập bản đồ có đường Johnson. Ấn Độ được độc lập đã dùng đường biên giới này. Ở phía đông, Anh đã mở Hội nghị tại Simla năm 1913, kết quả là ra đời đườngMcMahon. Năm 1937, Chính phủ Anh công bố các tài liệu của Simla và khẳng định đường McMahon là ranh giới pháp lí. Sau khi độc lập, Ấn Độ coi đường Mc Mahon là ranh giới chính thức giữa Ấn Độ với Trung Quốc. Tiểu kết chương 2 Biên giới Trung Quốc và Ấn Độ được chia thành 3 khu vực tranh chấp riêng biệt là khu vực phía tây, khu vực trung tâm và khu vực phía đông. Khu vực phía đông có diện tích tranh chấp lớn nhất, ở phía tây tranh chấp chủ yếu ở Aksai Chin, khu vực trung tâm có
  14. 11 tranh chấp không lớn. Đây đều là những khu vực có vị trí địa chiến lược hết sức quan trọng ảnh hưởng tới an ninh quốc gia. Cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ năm 1962xuất phát từ rất nhiều nhân tố chủ quan và khách quan khác nhau, trong đó có các nhân tố quốc tế như: Di sản của thực dân Anh để lại trong quá trình cai trị Ấn Độ là nhân tố quốc tế chính tác động gây mâu thuẫn và là nguồn gốc sâu xa của tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Ấn Độ.Bối cảnh quốc tế như cục diện chiến tranh lạnh; khủng hoảng Cuba; cạnh tranh Liên Xô – Trung Quốc trong phe XHCN, cạnh tranh Trung Quốc - Ấn Độ trong thế giới thứ ba và trong Phong trào Không liên kết; bối cảnh khu vực với mâu thuẫn Ấn Độ - Pakistan cũng là những nhân tố quan trọng tác động trực tiếp đến thời điểm bùng nổ và kết thúc của cuộc chiến tranh Trung Quốc – Ấn Độ năm 1962. CHƯƠNG 3. NHÂN TỐ QUỐC TẾ TRONG DIỄN BIẾN CỦA CUỘCCHIẾN TRANH BIÊN GIỚI TRUNG QUỐC - ẤN ĐỘ NĂM 1962 3.1. Khái quát diễn biến cuộc chiến tranh Ngày 20/10/1962, quân đội Trung Quốc đã phát động cuộc tấn công trên chiều dài hơn 1.000 km từ Đông sang Tây.Cuộc chiến kéo dài từ ngày 20/10/1962 đến ngày 21/11/1962, khi Trung Quốc đơn phương tuyên bố rút quân. Trung Quốc tấn công ở 2 khu vực phía tây và phía đông. 3.1.1. Chiến sự khu vực phía tây Gồm ba giai đoạn. Giai đoạn 1(19/10 - 27/10), Trung Quốc tấn công vào các đồn trong “Chính sách Tiến lên phía trước”của Ấn Độ.Giai đoạn thứ 2 (28/10 - 18/11), không có hoạt động gây chiến nào. Giai đoạn 3 (18 - 21/11), Trung Quốc tấn công áp đảo hệ thống phòng thủ của Ấn Độ. 3.1.2. Chiến sự khu vực phía đông Trung Quốc tấn công lẻ tẻ từ 10/10/1962 và từ 20/10tấn công quy mô lớn. Tại tất cả các phân khu, các đồn của Ấn Độ, Trung Quốc đều giành thắng lợi khá dễ dàng, quân Ấn Độ thiệt hại nặng nề, liên tục phải rút lui, thậm chí hoảng loạn trong đêm tối, lạc vào đất Trung Quốc và cả sĩ quan cao cấp bị bắt làm tù binh. 3.1.3. Ngừng bắn, rút quân Sau khi cáo buộc và đổ lỗi cho Ấn Độ xâm lược, Trung Quốc
  15. 12 đưa ra hai quyết định đơn phương: (1) Bắt đầu từ 00 giờ ngày 22/11/1962, Trung Quốc sẽ ngừng bắn; (2) Bắt đầu từ tháng 12/1962, Trung Quốc sẽ rút lui về vị trí 20 km phía sau đường kiểm soát thực tế đã tồn tại vào ngày 7/11/1962. 3.1.4. Thiệt hại của hai bên Do nhiều nguyên nhân, không có ước tính chính xác vềthương vong cả hai bên. Nhiều báo cáo của cả hai phía đều đưa ra những con số khác nhau. Nhìn chung Ấn Độ bị chết, thương, bị bắt là tù binh khoảng 4000 người còn Trung Quốc khoảng trên 1000 người. 3.2. Tác động của các nhân tố quốc tế trong diễn biến chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ năm 1962 3.2.1. Mỹ và các đồng minh với diễn biến của cuộc chiến tranh Tầm quan trọng của Nam Á đối với Mỹ Nam Á có một vị trí địa chính trị hết sức quan trọng và trở thành một trong những điểm tranh chấp ảnh hưởng giữa Mỹ với Liên Xô, Trung Quốc. Tầm quan trọng của Nam Á là khi được đặt trong vùng lân cận, là cầu nối giữaĐông Nam Á và TrungĐông, haikhu vực màMỹ và phương Tâycólợi ích chiến lượcvàkinh tếquan trọng.Mỹ muốnxây dựng vị trítối ưu có khả năng hỗ trợMỹvà các đồng minhcủa mìnhcả trong thời bìnhcũng nhưthời chiến, đồng thờingăn chặnLiên Xôhỗ trợquân sựtrực tiếphoặc gián tiếp đến khu vực này. Hợp tác Mỹ - Ấn Độ khi chiến tranh Trung Quốc - Ấn Độ bùng nổ Về ngoại giao Mỹ đáp lại lời kêu gọi của Nehru hết sức nồng nhiệt.Những tuyên bố và những hoạt động ngoại giao ủng hộ Ấn Độ như: lên án Trung Quốc xâm lược Ấn Độ, công nhận đường MC Mahon là hợp pháp, yêu cầu Pakistan không được làm xấu thêm quan hệ với Ấn Độ. Về quân sự Khi Trung Quốc tấn công,J. Nehruphải kêu gọisự ủng hộđến tất cảnguyên thủ quốc giatrên thế giới. Mỹnhanh chóng cung cấp viện trợ quân sự cho Ấn Độ. Kennedy không đưa quân đội tham chiến trực tiếpmà cung cấpđạn dược, vũ khí, phương tiện chiến tranh choẤn Độ. Kennedyđã phái mộttàu sân bayMỹđến vịnhBengal. Đồng thời, ôngđã đưa racảnh báo tới Trung Quốc. Về kinh tế Mỹ tin rằngcác quốc giachâu Áquyết định lựa chọnđi theochế
  16. 13 độ cộng sản haykhôngcộng sảnsẽ bị chi phối rất nhiều khi họso sánhnhững tiến bộ kinh tếđược thực hiện theohệ thống dân chủở Ấn Độ vớihệ thốngcộng sảnở Trung Quốc.Chỉ trong 4 năm(1959-1963), viện trợ kinh tế của Mỹ cho Ấn Độ đã là 4tỷ USD. Mỹ dường nhưtuân theo nguyên tắc“kẻ thù củakẻ thù của talà bạn ta”. Các nước đồng minh của Mỹ Anh là đồng minh thân cận nhất của Mỹ; cả Anh và Mỹ thường xuyên phối hợp chặt chẽ trong phản ứng với cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ năm 1962: kiềm chế Pakistan, thuyết phục Pakistan không có hành động nào gây khó khăn cho Ấn Độ khi cuộc chiến Trung Quốc – Ấn Độ diễn ra. Ngoài Anh, các đồng minh khác của Mỹ là Canada, New Zealand, Pháp, Cộng hòaLiên bang Đức,Nhật Bảnđều chỉ trích Trung Quốc và ủng hộ, viện trợ cho Ấn Độ. 3.2.2. Liên Xô với diễn biến của cuộc chiến tranh Hoạt độngngoại giao của Liên Xô Giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc–Ấn Độ bùng nổ, để nhận được sự ủng hộ của Trung Quốc, Liên Xô đã ủng hộ Trung Quốc. Tuy nhiên, sau đó,Liên Xôtrở lạilập trường trung lập, thậm chí dần nghiêng về ủng hộ Ấn Độ. Hợp tácquân sự, kinh tế Liên Xô – Ấn Độ Khi cuộc chiến tranh Trung Quốc – Ấn Độ bùng nổ, Liên Xô đình chỉ các hỗ trợ đã ký với Ấn Độ trước đó. Tuy nhiên, khi các hành động của Liên Xô không nhận được sự ủng hộ của Trung Quốc cho vấn đề Cuba, Liên Xô cam kết thực hiện hợp đồng cung cấp máy bay trước đó;đồng ýxây dựng nhà máysản xuấtmáy bay; hứaviện trợđể xây dựngnhà máy thépBokaro; Liên Xô và Ấn Độ ký thêm thỏa thuận cung cấp xe tăng hạng nhẹ và các thiết bị liên quan. Các nước đồng minh của Liên Xô Các đồng minhcủa Liên Xôở Đông Âucũng chỉ tríchTrung Quốc xâm lược Ấn Độ. Đảng Cộng sảnBulgaria bày tỏ chủ trương giải quyết hòa bình và chấm dứt xung đột vũ tranggiữa Ấn Độ vàTrung Quốc. Đảng XHCN Thống nhất Đứcchỉ trích hành động tấn côngvũ trangvàoẤn Độcủa Trung Quốc. 3.2.3. Pakistan Tuy Ấn Độ - Pakistan mâu thuẫn nhưng khi chiến tranh Trung Quốc – Ấn Độ bùng nổ, dưới sức ép của Mỹ và Anh, Pakistan đã không thể có bất cứ hành động nào gây nhiễu cho Ấn Độ.
  17. 14 3.2.4. Các nước thuộc Phong trào Không liên kết Tất cả các quốc gia Không liên kếtđều bị bất ngờkhicuộc chiến tranhgiữa Ấn Độvà Trung Quốc bùng nổ. Hầu hết cácquốc giaphải mất một thời giankhá lâu mới có phản ứng, đồng thời xuất hiện những chia rẽ mạnh mẽ;cócách phản ứngrất khác nhau, hoặc im lặnghoàn toàn, hoặc ủng hộhoàn toàncho một tronghai bên,hoặc kêu gọinhẹ nhàng,thận trọng hòa giải, hoặc tham giatích cựcđầy đủlà các nhà hòa giải. Các quốc gia Không liên kết ở Châu Á Các quốc giaKhông liên kếtởchâu Á là những nước bị ảnh hưởng nhiềunhất bởihậu quả khôn lường củacuộc chiến tranh“giữahai người khổng lồ”ngay gần mình. Sri Lanka trung lập và tích cực nhất làm cầu nối hòa giải giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Yemenủng hộẤn Độ.LebanonvàIraq trung lập và kêu gọiẤn Độvà Trung Quốcđàm phánhòa bình. Nepal luôn giữ lập trường trunglập, lánh xa cuộc tranh chấp. Miến Điện, Campuchiaủng hộTrung Quốc. Indonesialuôn trung lập, vàđóng mộtvai trò tích cựctrongcáccuộc họp hòa giải Colombo. Các nước Không liên kếtở châu Phi Các nước gồm Algeria, Congo, Morocco, Tunisia,Somaliaim lặng. MalivàSudanđề nghị mộtgiải pháp hòa bìnhvà đàm phánngay khi chiến sự bùng nổ.EthiopiachốngTrung Quốc vàủng hộẤn Độ. Guineađãđưa ra mộtđề xuấtđểxoa dịu sựcăng thẳngbiên giới Trung Quốc-Ấn Độ. Thái độcủa Ghanacó biến động mạnh, ban đầuchốngẤn Độ. Tuy nhiên, trong quá trìnhthảo luậntạiHội nghị Colombo, Ai Cậpthườngthiên vềquan điểm của Ấn Độ. Các nước Không liên kếtở khu vực Mỹ Latin và châu Âu Cuba im lặng; Cộng hòa Sípủng hộẤn Độ; ban đầu, Nam Tư im lặng, tuy nhiên, khi Liên Xôthay đổi thái độ, Nam Tưủng hộ Ấn Độ. Tiểu kết chương 3 Do bị bất ngờ, lực lượng yếu, Ấn Độ đã phải kêu gọi với toàn thế giới giúp đỡchống lại Trung Quốc. Các quốc gia từ là các cường quốc đến các quốc gia nhỏ đều có những phản ứng khác nhau. Mỹ nhanh chóng chớp thời cơ này, thể hiện sự cảm thông, những khoản viện trợ ngay lập tức cho Ấn Độ chống Trung Quốc. Khác với Mỹ, ban đầu, Liên Xô đứng về Trung Quốc, tuy nhiên, ngay sau đó dần nghiêng sang ủng hộ Ấn Độ. Do sức ép từ đồng minh của họ là Mỹ và Anh, Pakistan không gây hấn với Ấn Độ.
  18. 15 Tùy đánh giá tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng của Trung Quốc và Ấn Độ đối với từng nước Không liên kết nên mỗi nước có những cách phản ứng khác nhau.Một vài nước có lập trường khá nghiêng về hoặc ủng hộ Ấn Độ như Ai Cập, Nam Tư. Một vài nước ủng hộ Trung Quốc như Campuchia, Miến Điện. Còn hầu hết các nước có hoặc là trung lập nghiêm ngặt hoặc thậm chí không quan tâm, không bày tỏ quan điểm. CHƯƠNG 4. NHÂN TỐ QUỐC TẾ SAU CUỘC CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI TRUNG QUỐC - ẤN ĐỘ NĂM 1962 VÀ VIỆC THÚC ĐẨY HÒA GIẢI QUAN HỆ TRUNG QUỐC - ẤN ĐỘ 4.1. Mỹ, Anh và các đồng minh MỹvàAnhvẫn tiếp tục triển khai các cam kết ủng hộ và viện trợ cho Ấn Độ. Mỹ và Anh đẩy mạnh viện trợ vũ khí, thiết bị chiến tranh, vận chuyển, do thám, hỗ trợ kinh tế, khoa học,… Bên cạnh Mỹ và Anh, các đồng minh phương Tây khác của Mỹ tiếp tục ủng hộ Ấn Độ như Canada; New Zealand; Australia.Chính những khoản viện trợ này đã giúp Ấn Độ ổn định tình hình, tăng cường đầu tư nâng cấp quốc phòng để chống lại Trung Quốc. 4.2. Liên Xô Danh nghĩa trung lập và tuyên bố mong muốn Ấn Độ và Trung Quốc đàm phán hòa bình, trên thực tế, Liên Xô đã công khai chỉ trích hành động xâm lược của Trung Quốc đối với Ấn Độ, ca ngợi chính sách của Ấn Độ. Bên cạnh đó là những hợp tác toàn diện Liên Xô – Ấn Độ ngày càng bền chặt, đó là cơ sở quan trọng để Ấn Độ đầu tư phát triển quốc phòng, tăng cường lực lượng để chống lại Trung Quốc. 4.3. Pakistan Pakistan tiếp tục đổ lỗi cho Ấn Độ gây ra tình trạng xung đột biên giới Trung Quốc - Ấn Độ. Pakistan cùng với Trung Quốc đàm phán phân chia biên giới quốc gia, trong đó có việc chia vùng Kashmir mà Ấn Độ và Pakistan còn đang tranh chấp. Quan hệ hợp tác Trung Quốc – Pakistan ngày càng toàn diện. 4.4. Sri Lanka Sri Lanka trung lập, kiên trì và cố gắng vận động tổ chức hội nghị hòa giải của 6 nước trung lập Á, Phi, sắp xếp nơi tổ chức tại thủ đô của nước mình, thăm viếng Ấn Độ và Trung Quốc để vận động lãnh đạo hai nước này nhượng bộ và đến tham gia Hội nghị.
  19. 16 4.5. Hội nghị hòa giải Colombo của các nước Không liên kết Tuy phản ứng của riêng từng nước Không liên kết là khác nhau nhưng vai trò đặc biệt quan trọng của các nước Không liên kết với việc hòa giải tranh chấp biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ thông qua hội nghị 6 tại Colombo là rất tích cực. Đề xuất Sáu điểm nhằmcủng cốngừng bắncho đến khicác cuộc đàm phántrực tiếp có thểđượcsắp xếpgiữa haibên vàđưa ramột gợi ýliên quan đếnviệc bố trí quân độicho đến khiđi đến giải pháp cuối cùngvề tranh chấpbiên giới.Do không nhận được sự hợp tác của cả Ấn Độ và Trung Quốc nên cuối cùng hội nghị đã thất bại. Tiểu kết chương 4 Ngày 21/11/1962, Trung Quốc đơn phương tuyên bố ngừng bắn và rút quân, vẫn tiếp tục nhận được sự quan tâm và cộng đồng quốc tế. Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ vẫn tiếp tục hợp tác và giúp đỡ Ấn Độ. Các đồng minh khác của họ là Canada, New Zealand, Australia đều có những tuyên bố viện trợ, cho vay và hợp tác với Ấn Độ. Liên Xô về trạng thái trung lập, ủng hộhội nghị Colombo nhưng dần nghiêng ủng hộ Ấn Độ; Pakistan vẫn đổ lỗi cho Ấn Độ gây ra tình trạng xung đột Trung - Ấn và tăng cường hợp tác với Trung Quốc. Sri Lanka là quốc gia tích cực nhất trong hoạt động hòa giải. Sáu quốc gia Không liên kết tham gia hội nghị hòa giải và đưa ra được Đề xuất 6 điểm cho ngừng bắn và tạo không khí cho các bên đàm phán. CHƯƠNG 5. NHẬN XÉT VỀ NHÂN TỐ QUỐC TẾ TRONG CUỘC CHIẾNTRANH BIÊN GIỚI TRUNG QUỐC - ẤN ĐỘ NĂM 1962 5.1. Nhận xét chung về cuộc chiến tranh Trung Quốc là nước hoàn toàn chủ động trong cuộc chiến tranh này. Để tiến hành cuộc chiến tranh này, Trung Quốc đã chuẩn bị mọi mặt trong nhiều năm, xây dựng giao thông đến biên giới Ấn Độ; tổ chức hậu cần, tăng cường quân và vũ khí đến các hoạt động ngoại giao nhằm xây dựng hình tượng tốt cho mình và bôi xấu Ấn Độ; ngăn chặn các nước khác can thiệp. Cuộc chiến tranh biên giới Ấn Độ - Trung Quốc năm 1962 là một cuộc chiến tranh ngắn, chiến tranh chớp nhoáng, chỉ kéo dài khoảng 1 tháng. Thời điểm bắt đầu, kết thúc và khoảng thời gian đó không đủ để thế giới có những phản ứng mạnh mẽ chống lại Trung
  20. 17 Quốc.Trung Quốc tuyên bố rút quân trên danh nghĩa là hoàn thành nhiệm vụ, thực chất là vấp phải rất nhiều khó khăn cả khách và chủ quan. 5.2. Nhân tố quốc tế trong nguyên nhân của cuộc chiến tranh Thực dân Anh trong thời gian cai trị Ấn Độ đã tạo lên đường biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Đây là nhân tố quốc tế hàng đầu gây ra tranh chấp lãnh thổ giữa Ấn Độ và Trung Quốc.Nhân tố quốc tế thứ hai góp phần vào nguyên nhân cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ năm 1962 là bối cảnh quốc tế. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa lãng mạn phát triển rộng khắp, các nước thuộc địa, phụ thuộc ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latin tin tưởng nhau cùng đoàn kết chống lại chủ nghĩa đế quốc. Trung Quốc đã mở rộng tuyên truyền tất cả những cái gì thuộc về chủ nghĩa thực dân và di sản của nó để lại đều xấu xa, cần phải lên án và loại bỏ.Đường biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc là di sản của thực dân Anh tạo ra nên nó không có cơ sở pháp lý, đáng lên án và cần được loại bỏ. Trung Quốc lợi dụng bối cảnh quốc tế, khi mâu thuẫn Liên Xô và Mỹ lên đỉnh điểm. Lợi dụng Mỹ vướng vào khủng hoảng với Liên Xô nên không thể hỗ trợ Ấn Độ. Đặt Liên Xô vào một tình huống buộc phải ủng hộ Trung Quốc. Đặt Ấn Độ vào một tình huống buộc phải kêu cứu và nhận được sự trợ giúp của phương Tây. Trung Quốc còn lợi dụng bối cảnh khu vực Nam Á. Đặc biệt là lợi dụng mâu thuẫn Ấn Độ và Pakistan. 5.3. Nhân tố quốc tế trong diễn biến cuộc chiến tranh biên giới Trung Quốc - Ấn Độ năm 1962 Nhân tố Mỹ và Liên Xô tác động rất lớn đến việc Trung Quốc tuyên bố rút quân. Việc Trung Quốc lợi dụng thời điểm cuộc khủng hoảng Caribe làm cho cả Mỹ và Liên Xô đều không kịp trở tay. Khi Mỹ và Liên Xô chấm dứt đối đầu, Mỹ tích cực viện trợ cho Ấn Độ, Trung Quốc ngay lập tức phải ngừng bắn đơn phương. Các nước thuộc Phong trào Không liên kết bị chia rẽ sâu sắc và nhiều cách phản ứng khác nhau. Cách thức lựa chọn tương ứng của từng nước vừa phản ánh việc họ coi trọng mối quan hệ với các nước Ấn Độ và Trung Quốc cũng như ảnh hưởng của Ấn Độ và Trung Quốc đối với họ là khác nhau. Trung lập là phản ứng phù hợp với hoàn cảnh của các nước nhỏ và đạt được những kết quả ngoại giao của mình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2