intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án tiến sĩ Lịch sử: Quá trình sản xuất, kinh doanh đặc sản ẩm thực ở Nghệ An và Hà Tĩnh thời kỳ Đổi mới (1986-2010)”

Chia sẻ: Phong Tỉ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:22

56
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm tìm hiểu quá trình sản xuất, kinh doanh đặc sản ẩm thực của người Việt ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh từ năm 1986 đến năm 2010. Xây dựng cơ sở khoa học cho việc giữ gìn, phát huy các giá trị đặc sản ẩm thực của người Việt ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập của hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Lịch sử: Quá trình sản xuất, kinh doanh đặc sản ẩm thực ở Nghệ An và Hà Tĩnh thời kỳ Đổi mới (1986-2010)”

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH VÕ THỊ HOÀI THƯƠNG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT, KINH DOANH  ĐẶC SẢN ẨM THỰC Ở NGHỆ AN VÀ HÀ  TĨNH THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986­2010)
  2. 2 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 9229013 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC NGHỆ AN ­ 2018
  3. 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ẩm thực là lĩnh vực được nhiều ngành khoa học xã hội quan tâm: cùng với các nghiên cứu của   văn hóa học, dân tộc học, xã hội học, kinh tế học..., ẩm thực còn là đối tượng của sử học.   Nhiều nghiên cứu về  lịch sử   ẩm thực (Culinary/Food history) của các học giả  trên thế  giới cho   thấy vai trò của hoạt động  ẩm thực liên quan đến mọi mặt trong chuộc sống của con người; cho thấy   lịch sử ẩm thực đồng hành cùng lịch sử cuộc đời của cá nhân, cộng đồng và các thời kỳ lịch sử của một   quốc gia. Những nghiên cứu đó phản ánh quá trình đổi thay và phát triển của nguồn nguyên liệu, cách chế  biến, thị hiếu thưởng thức và sự  giao thương trong  ẩm thực. Qua đó còn cho thấy, lịch sử  ẩm thực góp   phần phản ánh lịch sử  phát triển kinh tế  ­ xã hội của một địa phương, quốc gia, châu lục hay thế  giới.  Tại Việt Nam, nghiên cứu ẩm thực trong những năm qua đã được quan tâm ở một số lĩnh vực khác nhau,   như  dinh dưỡng, y sinh, văn hóa học, dân tộc học. Tuy nhiên, số công trình nghiên cứu về ẩm thực theo  hướng nghiên cứu lịch sử hoặc tiếp cận từ những nguồn tư liệu lịch sử thì còn rất ít.  Trong  ẩm thực, đặc sản là một  ưu thế  hấp dẫn vì đó chính là tinh hoa của đời sống  ẩm thực.  Đặc sản  ẩm thực liên quan mật thiết đến các ngành kinh tế  trọng yếu như  nông nghiệp, công nghiệp,   thương nghiệp; tạo ra việc làm, kích thích sự phát triển kinh tế, phát huy truyền thống văn hóa và tạo ra  thương hiệu của địa phương. Song  ở  nước ta, việc tìm hiểu mối quan hệ  giữa phát triển kinh tế  địa  phương/đất nước với đặc sản ẩm thực còn ít được chú ý, nhất là dưới góc độ lịch sử. Nghệ An và Hà Tĩnh là vùng văn hóa ­ lịch sử có những đặc trưng ẩm thực riêng, đa dạng và độc  đáo. Ngoài diện mạo ẩm thực của người Kinh (Việt), còn có ẩm thực của người Thái, Hmông, Khơ­mú,  Đan Lai ­ Ly Hà (nhóm địa phương của dân tộc Thổ)... Bên cạnh phong tục ăn uống hàng ngày, người dân   Nghệ An và Hà Tĩnh còn có thói quen chuẩn bị món ăn vào dịp Tết, lễ hội, các món ăn đặc sản, các món   ăn đãi khách... Do đó, đặc sản ẩm thực ở Nghệ An và Hà Tĩnh như tinh hoa của truyền thống, ngày càng  được biết đến nhiều hơn ở trong nước và khu vực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế ­ xã hội của địa  phương.  Từ sau năm 1986, khi đất nước chuyển sang giai đoạn Đổi mới, sự phát triển kinh tế ­ xã hội của   hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh càng dẫn đến thay đổi về  nhu cầu và xu hướng ẩm thực truyền thống và   bản sắc đặc sản vùng miền địa phương được coi trọng, quảng bá, giao lưu và tìm kiếm thương hiệu.   Cũng từ sau năm 1986, kinh doanh đặc sản ẩm thực trở nên phổ biến và phát triển thành lĩnh vực kinh tế  được quan tâm của Việt Nam nói chung, của hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh nói riêng. Trên các tuyến giao   thông (đường bộ, đường sắt…) đều có các sản phẩm hàng hóa đặc sản ẩm thực của xứ Nghệ như  kẹo   Cu đơ, bưởi Phúc Trạch, cam Vinh, nước mắm Nghệ… Việc sản xuất, kinh doanh đặc sản ẩm thực đã  có sự chuyển biến, tác động đến hình thành các đại lý, thương hiệu, làng nghề… Những giá trị  ẩm thực   truyền thống được chắt lọc, khai thác và phát huy tạo nên thế mạnh mũi nhọn phát triển kinh tế. Trong bối cảnh nêu trên, nghiên cứu về hoạt động sản xuất ­ kinh doanh đặc sản ẩm thực tại các   địa phương hai tỉnh Nghệ An ­ Hà Tĩnh trong những năm mở đầu thời kỳ Đổi mới (1986­2010) theo góc   nhìn lịch sử, sẽ có đóng góp cho khoa học và thực tiễn. Ngoài ra, việc nghiên cứu lịch sử   ẩm thực, đặc   biệt là lịch sử ẩm thực Nghệ An, Hà Tĩnh sẽ giúp nghiên cứu sinh tiếp tục thực hiện một hướng nghiên  cứu khoa học đã xây dựng từ lâu, đồng thời cũng là việc làm bổ  ích, thiết thực đối với một giảng viên   khoa Lịch sử, Trường Đại học Vinh hiện nay. Trên bước đường học tập và nghiên cứu ở  lĩnh vực này,   nghiên cứu sinh may mắn từng được tiếp cận nghiên cứu  ẩm thực Việt Nam với đề  tài tốt nghiệp đại 
  4. 4 học: “Một số  món quà đặc sản Nam Định” do GS. Trần Quốc Vượng hướng dẫn, và đề  tài Luận văn  Thạc sỹ: “Quà đặc sản trong văn hóa  ẩm thực xứ  Nghệ” do PGS.TSKH Nguyễn Hải Kế  hướng dẫn.  Ngoài ra, tôi cũng được tham gia biên soạn “Địa chí huyện Quỳ  Châu tỉnh Nghệ An” (phần Văn hóa  ẩm   thực người Thái), tham gia đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Ngôn ngữ và văn hóa của người Đan Lai   ở Nghệ An” (phần Ẩm thực của người Đan Lai ở Con Cuông). Là một người con được sinh ra, lớn lên và  sống trên mảnh đất xứ Nghệ với nhiều không gian cư trú khác nhau bên đôi bờ sông Cả ­ sông Lam, bằng   tình cảm thân thiết với quê hương, bằng niềm đam mê nghiên cứu khoa học và với mong muốn được   đóng góp một phần nhỏ  vào công việc nghiên cứu lịch sử  và văn hoá địa phương, tôi đã mạnh dạn lựa   chọn chủ đề  “Quá trình sản xuất, kinh doanh đặc sản  ẩm thực  ở Nghệ An và Hà Tĩnh thời kỳ Đổi   mới (1986­2010)” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Tìm hiểu quá trình sản xuất, kinh doanh đặc sản ẩm thực của người Việt ở hai tỉnh Nghệ An và  Hà Tĩnh từ năm 1986 đến năm 2010.  2.2. Mục tiêu cụ thể ­ Tìm hiểu quá trình phát triển và biến đổi của việc sản xuất, kinh doanh đặc sản ẩm thực của   Nghệ An và Hà Tĩnh trong thời kỳ từ năm 1986 đến năm 2010, trong so sánh với thời kỳ trước năm 1986. ­ Xem xét ảnh hưởng của việc sản xuất kinh doanh đặc sản ẩm thực với phát triển kinh tế ­ xã   hội ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. ­ Xây dựng cơ sở khoa học cho việc giữ gìn, phát huy các giá trị đặc sản ẩm thực của người Việt  ở  hai tỉnh Nghệ  An và Hà Tĩnh trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập của hai tỉnh  Nghệ An và Hà Tĩnh.  3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là các hoạt động tác động trực tiếp và gián tiếp đến việc   sản xuất, kinh doanh đặc sản ẩm thực ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh từ năm 1986 đến năm 2010; các vấn đề  về chính sách, tổ chức thực hiện và thực tiễn sản xuất, kinh doanh đặc sản ẩm thực tại hai tỉnh trong thời   gian đã nêu.   3.2. Phạm vi nghiên cứu ­ Phạm vi nội dung: Nghệ An và Hà Tĩnh có nhiều dân tộc sinh sống, song Luận án chỉ  tìm hiểu   quá trình sản xuất, kinh doanh đặc sản ẩm thực của dân tộc Kinh. Đặc sản ẩm thực được giới hạn trong  những món ăn, đồ uống được người dân ưa thích, có giá trị kinh tế và văn hóa ở cấp độ vùng/liên vùng và   quốc gia. Để xác định đặc sản ẩm thực, phải phân loại đặc sản theo cấp độ, dựa trên cơ sở các tiêu chí.   Đặc sản vùng là loại đặc sản được ưa thích, sử dụng trong phạm vi khu vực liên xã, liên huyện hay liên   tỉnh. Đặc sản quốc gia là đặc sản được ưa thích, sử dụng ở nhiều địa phương trong nước hay nước khác.  Qua xác định, Luận án tập trung nghiên cứu các đặc sản: Bưởi Phúc Trạch, cam Xã Đoài, cam Vinh, kẹo   cu đơ Cầu Phủ, nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn, nước mắm Vạn Phần và rượu Can Lộc. ­ Phạm vi thời gian: Luận án chỉ tập trung nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2010,   tức thời điểm thuộc giai đoạn đất nước thực hiện công cuộc Đổi mới. Đây cũng là giai đoạn lịch sử đánh  dấu sự thay đổi về kinh tế ­ xã hội của hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.  ­ Phạm vi không gian: Không gian nghiên cứu của đề  tài Luận án thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà  Tĩnh (Nghệ ­ Tĩnh trước năm 1991). Trong quá trình thực hiện, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu điểm đại 
  5. 5 diện cho các loại đặc sản ẩm thực vùng và đặc sản ẩm thực cấp quốc gia ở cả hai tỉnh Nghệ An và Hà   Tĩnh. Cụ  thể, các đặc sản  ẩm thực được chọn khảo sát là: Kẹo Cu đơ  (Cầu Phủ, thành phố  Hà Tĩnh),  Bưởi Phúc Trạch (huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh), Cam Vinh (Cam Xã Đoài huyện Nghi Lộc và các loại   cam trồng ở vùng Phủ Quỳ của tỉnh Nghệ An) và nước mắm Nghệ An (ở Quỳnh Dỵ ­ Quỳnh Lưu, Vạn   Phần, Diễn Châu và Cửa Hội, Cửa Lò đều thuộc tỉnh Nghệ An). 4. Nguồn tài liệu và Phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tài liệu Trong luận án này, chúng tôi khai thác sử dụng một số nguồn sử liệu sau: Thứ nhất, nguồn tài liệu nước ngoài viết về lịch sử ẩm thực và văn hóa ẩm thực. Qua nguồn tài   liệu này, chúng tôi tham  khảo một số cách tiếp cận, lý thuyết và phương pháp nghiên cứu về lịch sử ẩm   thực ­ vốn còn ít được quan tâm ở Việt Nam. Thứ hai, nguồn tài liệu trong nước. Trong nguồn này, có một số loại tài liệu chủ yếu sau đây: ­ Châu bản triều Nguyễn và tư liệu tiếng Pháp của Phủ toàn quyền Đông Dương được lưu trữ ở  Trung tâm lưu trữ quốc gia I, Hà Nội có liên quan đến sản vật ẩm thực ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.  ­ Các sách chính sử của các thời kỳ trước giới thiệu về sản vật của hai tỉnh. Đây là nguồn tư liệu   lịch sử quan trọng giúp xác định những đặc sản ẩm thực của Nghệ An và Hà Tĩnh đã có trong lịch sử cận  đại, được vua chúa ưa dùng và được chính quyền thực dân bảo hộ, khuyến khích phát triển và vinh danh.   Qua đó, thấy được quá trình phát triển của đặc sản ẩm thực của Nghệ An và Hà Tĩnh từ thời cận đại và  hiện đại đến nay; góp phần khẳng định giá trị lịch sử của các đặc sản ẩm thực ở hai địa phương này. ­ Sách, báo, tạp chí, những công trình biên soạn lịch sử địa phương (xã, huyện, đến tỉnh) ở Nghệ An   và Hà Tĩnh cũng được chúng tôi chú ý sưu tầm và khai thác những thông tin có giá trị liên quan trực tiếp đến  đề tài. Thứ ba, tài liệu của địa phương. Tài liệu này bao gồm: Các Quyết định, Công văn, Tờ trình... của  chính quyền địa phương có liên quan đến việc khuyến khích sản xuất, kinh doanh đặc sản ẩm thực ở hai   tỉnh Nghệ  An và Hà Tĩnh; Các đề  tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh liên quan đến đặc sản  ẩm thực đã  được nghiệm thu và triển khai trong thực tiễn tại hai địa phương Nghệ  An và Hà Tĩnh; Các báo cáo của   UBND huyện, tỉnh, các sở, ban, ngành, công ty...; Các phim tư liệu và hình ảnh của đài truyền hình huyện,   tỉnh có liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất, kinh doanh đặc sản ẩm thực của Nghệ An và Hà Tĩnh.   Nguồn tài liệu này chủ yếu được lưu trữ  tại Trung tâm lưu trữ của UBND tỉnh, Sở NN&PTNT, Sở Khoa  học và Công nghệ của hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh; UBND các huyện Hương Khê, Nghi Lộc, Quỳ  Hợp,   Quỳnh Lưu, Diễn Châu và Thị xã Cửa Lò; Đài phát thanh và truyền hình các tỉnh, huyện/ thành phố, thị xã   nói trên của hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh; và các cơ quan ban ngành, công ty có liên quan đến sản xuất, kinh  doanh đặc sản ẩm thực. Thứ tư, tài liệu điền dã. Đây là nguồn tài liệu mà chúng tôi đã trực tiếp sưu tầm ở các làng, xã và   huyện thuộc tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Tài liệu bao gồm: các ghi chép và trao đổi với những người sản   xuất, kinh doanh đặc sản  ẩm thực  ở  địa phương; biên bản ghi nhận các cuộc tọa đàm, thảo luận do  chúng tôi tổ  chức tại địa phương; tư  liệu hình ảnh do chúng tôi chụp ảnh, quay phim và thu thập được   trong quá trình khảo sát... Nguồn tài liệu này rất quan trọng, và đây cũng là đóng góp của chúng tôi qua  quá trình khảo sát thực địa ở Nghệ An và Hà Tĩnh trong suốt thời gian trước và trong khi thực hiện đề tài   nghiên cứu. Qua tiếp cận cho thấy, nguồn tài liệu viết về  quá trình sản xuất, kinh doanh đặc sản  ẩm thực  Nghệ  An và Hà Tĩnh trước năm 1986 rất hạn chế, phần lớn bị  thất lạc trong quá trình lưu trữ  tại địa 
  6. 6 phương các cấp tỉnh, huyện và xã. Nội dung tài liệu tiếng Pháp đáng tin cậy lại không liên tục về  thời   gian. Từ năm 1945 đến 1986, tài liệu về kinh tế tiểu thủ công nghiệp và sản xuất, kinh doanh ẩm thực,   đặc sản  ẩm thực  ở Nghệ An và Hà Tĩnh hầu như  không có. Đây là một khó khăn lớn mà chúng tôi gặp   phải khi đánh giá về  quá trình chuyển biến của kinh tế địa phương qua đặc sản  ẩm thực trước và sau  Đổi mới. Nguồn tài liệu nghiên cứu về ẩm thực của hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh thời kỳ Đổi mới tương   đối phong phú về số lượng các công trình. Tuy nhiên, đi sâu nghiên cứu về đặc sản ẩm thực và quá trình   sản xuất, kinh doanh đặc sản  ẩm thực của Nghệ An và Hà Tĩnh thời kỳ  Đổi mới dưới góc độ  tiếp cận  nghiên cứu lịch sử  ẩm thực và lịch sử  kinh tế  lại không có công trình nào đề  cập đến. Đây là khó khăn  lớn nhất mà chúng tôi gặp phải khi thực hiện Luận án của mình, bởi vậy phải khắc phục bằng khảo sát  điền dã.   4.2. Phương pháp nghiên cứu Để  thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ  khoa học của Luận án,  chúng tôi chú trọng sử  dụng các  phương pháp nghiên cứu của khoa học lịch sử  trong việc thu thập, phân tích và đánh giá các nguồn sử  liệu liên quan. Phương pháp lịch sử và phương pháp logic được đặc biệt coi trọng. Những phương pháp   này đã giúp chúng tôi khai thác và sử dụng tối đa 4 nguồn sử liệu nêu trên một cách hiệu quả; trong việc   lượng hóa tài liệu về  hàng hóa, giá cả, chất lượng và thị  trường tiêu thụ  đặc sản  ẩm thực. Cụ  thể,   phương pháp logic giúp chúng tôi xử lý phân tích tài liệu và trình bày vấn đề  được chặt chẽ, liên kết và   tập trung. Phân tích so sánh ­ một phương pháp quan trọng trong nghiên cứu lịch sử, hỗ trợ chúng tôi trình  bày kết quả nghiên cứu trong mối quan hệ so sánh đồng đại và lịch đại, nhằm làm rõ giá trị khoa học của   vấn đề nghiên cứu trên bình diện lịch sử. Từ đó hệ thống và khái quát hoá vấn đề, rút ra nhận xét, nêu đánh  giá khách quan về đối tượng nghiên cứu. Ngoài ra, một số phương pháp bổ  trợ  khác như  điều tra thực địa, điều tra bảng hỏi, phỏng vấn  sâu... cũng được chú ý ứng dụng.  Dữ liệu thu được từ phương pháp này là nguồn không thể  thiếu trong   yêu cầu cập nhật thông tin tư  liệu mới để  giúp thực hiện đề  tài. Trên thế  giới, phương pháp này còn   được gọi là phương pháp tìm hiểu “lịch sử cuộc đời” (Life History), “lịch sử truyền miệng” (còn dịch là   “lịch sử  qua lời kể”) (Oral History), hay là “lịch sử  ký  ức” (Memory History)... được sử  dụng khá phổ  biến trong các công trình nghiên cứu khó khai thác nguồn sử  liệu thành văn. Các tài liệu đã khẳng định,   phương pháp này được sử  dụng trong nghiên cứu liên ngành của khoa học xã hội, trong đó có khoa học   lịch   sử   như:  Using   Life   History   Research   ­   Overcoming   the   Challenges  (Kate   Bird),  Presenting   Life  Histories: A Literature Review and Annotated Bibliography  (Annica Ojermark, November 2007),  What is  Oral   History  (History   Matters   ­   The   U.S   Survey   Course   on   the   web,  http://historymatters.gmu.edu/mse/oral/what.html)... Ở Việt Nam, phương pháp này thực ra cũng đã được sử dụng ở một số công trình sử học, nhất là   với bộ sử địa phương, bởi việc lưu trữ tài liệu trong chiến tranh hoặc trong một số cảnh huống khác vốn   khó thực hiện. Tương tự, khi nghiên cứu về quá trình sản xuất, kinh doanh đặc sản  ẩm thực  ở  hai tỉnh   Nghệ An và Hà Tĩnh, chúng tôi cũng gặp những khó khăn trong thu thập tài liệu, vì vấn đề này chưa từng   được nghiên cứu chuyên sâu, những tư liệu thành văn liên quan đến đề tài ít được chú ý lưu trữ. Với phương pháp điều tra thực địa, chúng tôi đã thực hiện các nội dung: ­ Điều tra bảng hỏi: chúng tôi đã tiến hành điều tra bảng hỏi 200 phiếu trên địa bàn hai tỉnh Nghệ  An và Hà Tĩnh, từ  năm 2009­2010. Đối tượng được lựa chọn điều tra bằng bảng hỏi là người dân địa  phương, cán bộ công nhân viên chức đang làm việc và đã nghỉ hưu, khách du lịch trong nước... ở nhiều độ 
  7. 7 tuổi khác nhau. Sau khi hoàn thành quá trình điều tra bảng hỏi, chúng tôi đã sử dụng phần mềm SPSS để  xử lý số liệu, nhằm có được những tổng hợp số liệu và kết quả tương đối chính xác, phục vụ cho nghiên   cứu của đề tài. ­ Phỏng vấn sâu: chúng tôi đã thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu đối với các chủ hộ gia đình sản  xuất, kinh doanh các đặc sản  ẩm thực nổi tiếng tại địa phương. Nội dung các cuộc phỏng vấn sâu tập  trung vào các đặc sản chính mà chúng tôi lựa chọn để nghiên cứu trong đề tài này, như: bưởi Phúc Trạch,   cam Xã Đoài, cam Vinh, kẹo Cu đơ  Cầu Phủ, nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn, nước mắm Vạn   Phần, rượu Can Lộc. Các buổi phỏng vấn đã được chúng tôi ghi chép và ghi âm, sử  dụng để  trích dẫn   trong Luận án này. ­ Phỏng vấn và thảo luận nhóm: Dựa vào số  liệu mà chúng tôi sưu tập được  ở  các UBND xã,   huyện, tỉnh có liên quan đến các đặc sản ẩm thực, kết hợp với kết quả điều tra bảng hỏi, phỏng vấn sâu,   chúng tôi đã tập hợp, phân tích một cách có hệ  thống nguồn tài liệu điền dã. Từ  đó, thấy được các mâu  thuẫn trong việc cung cấp số liệu của người dân địa phương so với các số liệu được lưu tại UBND xã,   huyện, tỉnh. Để có được nguồn tư liệu đáng tin cậy phục vụ cho nghiên cứu đề tài Luận án, chúng tôi đã   tổ  chức tọa đàm, thảo luận với nhóm các hộ  sản xuất, kinh doanh đặc sản  ẩm thực, để  xác thực lại  thông tin, số liệu, hình ảnh... có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu. Bởi vậy, những tài liệu điền   dã mà chúng tôi sử dụng trong Luận án có độ tin cậy cao, được tập hợp, phân tích và hệ  thống hóa một   cách khoa học, đảm bảo được yêu cầu đặt ra để thực hiện nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu. Ngoài các phương pháp quan trọng nêu trên, Luận án còn sử  dụng phương pháp liên ngành. Như  đã trình bày, việc nghiên cứu về   ẩm thực đã được các nhà khoa học của một số  ngành khoa học khác  thực hiện. Vì vậy, chúng tôi đã khai thác và sử  dụng nguồn tài liệu có liên quan trong một số công trình  của sử học, kinh tế học, dinh dưỡng học, xã hội học, văn hóa học, nông nghiệp, địa lý học... 5. Đóng góp của luận án  ­ Luận án là nghiên cứu đầu tiên, có hệ thống về quá trình sản xuất, kinh doanh đặc sản ẩm thực   ở Nghệ An và Hà Tĩnh từ năm 1986 đến năm 2010 trong so sánh với giai đoạn lịch sử trước Đổi mới. ­ Luận án là công trình đầu tiên sử dụng hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu sử  học để  nghiên cứu vấn đề liên quan đến sản xuất, kinh doanh đặc sản ẩm thực ở Nghệ An và Hà Tĩnh. ­ Kết quả của Luận án có đóng góp cho địa phương trong việc xây dựng cơ  sở khoa học để  đề  xuất các chính sách phát triển kinh tế ­ xã hội nói chung và đặc sản ẩm thực nói riêng. ­ Kết quả  của Luận án góp phần phát triển công tác nghiên cứu, sưu tầm lịch sử, kinh tế  địa   phương và sự  phát triển của đặc sản ẩm thực  ở Nghệ  An và Hà Tĩnh. Đây cũng là nguồn tài liệu tham  khảo phục vụ việc giảng dạy sinh viên các ngành Lịch sử, Việt Nam học, Văn hoá học, Du lịch... Như  vậy, nghiên cứu của Luận án sẽ  có đóng góp về  cả  khoa học và thực tiễn. Về  khoa học:   nghiên cứu xác định giá trị ẩm thực của người Việt ở Nghệ An và Hà Tĩnh, xác định quá trình phát triển  và biến đổi của đặc sản ẩm thực. Về thực tiễn: nghiên cứu cung cấp luận cứ khoa học cho sự phát triển  đặc sản ẩm thực, góp phần quảng bá giá trị đặc sản ẩm thực ở Nghệ An và Hà Tĩnh.  6. Cấu trúc cua luân an ̉ ̣ ́ ̀ ở đâu, Kêt luân va Phu luc, n Ngoai phân M ̀ ̀ ́ ̣ ̀ ̣ ́ “Quá trình sản xuất, kinh doanh đặc   ̣ ̣ ội dung luân an  sản ẩm thực ở Nghệ An và Hà Tĩnh từ năm 1986 đến năm 2010” gôm 4 ch ̀ ương như sau: Chương 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Chương 2. Định hướng nghiên cứu và việc sản xuất, kinh doanh đặc sản ẩm thực ở Nghệ An, Hà   Tĩnh trước Đổi mới  
  8. 8 Chương 3. Hoạt động sản xuất, kinh doanh đặc sản  ẩm thực  ở  Nghệ  An và Hà Tĩnh (1986 ­   2010) Chương 4. Tác động của sản xuất, kinh doanh đặc sản ẩm thực đến phát triển kinh tế ­ xã hội ở  Nghệ An và Hà Tĩnh (1986­2010).
  9. 9 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Nghiên cứu lịch sử ẩm thực ở nước ngoài 1.1.1. Ẩm thực qua các thời kỳ lịch sử của một số vùng và khu vực trên thế giới Nghiên cứu về lịch sử  ẩm thực đã được các học giả trên thế giới quan tâm, xem xét dưới nhiều   góc độ khác nhau. Những công trình nghiên cứu về  ẩm thực không chỉ  được thực hiện dưới góc độ  văn   hóa, nhân học, dinh dưỡng, kinh tế, môi trường mà cả  sử  học. Chúng tôi đã tiếp cận nhiều công trình   nghiên cứu bằng tiếng Anh của các tác giả với những nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực ẩm thực, từ đó   thấy được vai trò của  ẩm thực liên quan đến mọi mặt trong cuộc sống của con người. Hoạt động  ẩm   thực tham gia vào suốt đời người ở các quốc gia, nền văn hóa khác nhau, cho thấy lịch sử ẩm thực đồng  hành cùng với lịch sử cuộc đời của cá nhân, cộng đồng và các thời kỳ lịch sử của quốc gia.  1.1.2. Lịch sử chế biến món ăn và ảnh hưởng, giao lưu của ẩm thực  Các nghiên cứu của nhóm tác giả  Kenneth F. Kiple, Kriemhild Coneè Ornelas [144],  Giáo sư Sử  học Jeffrey M. Pilcher  (2006)  [143],  Ghillie Basan  (2006)  [142], Sidney C. H. Cheung, Tan Chee­Beng  (2007) [155], Carole Counihan và Penny Van Esterik (2012) [141]… đã cho biết về l ịch sử chế biến món  ăn và ảnh hưởng, giao lưu của ẩm thực  của các quốc gia, dân tộc trên thế giới; từ đó lý giải nguyên nhân  của việc xuất hiện các loại thực phẩm của châu Á tại châu Mỹ, châu Phi và ngược lại. 1.1.3. Lịch sử phát triển giao thương về ẩm thực Trong các nghiên cứu của các chuyên gia nước ngoài, các tác giả Paule Moustier, Dao The Anh, Muriel  Figuié (2003) [152], Richard Perren (2006) [154], Penny Van Esterik (2008) [153]… cho thấy lịch sử phát triển  giao thương về ẩm thực đã được quan tâm từ nhiều góc nhìn khác nhau. Việc du nhập và tiếp nhận những  ảnh hưởng ẩm thực của các quốc gia bằng nhiều con đường khác nhau, trong đó có hoạt động giao thương có   tác động không nhỏ đến những biến đổi trong đời sống ẩm thực của các dân tộc, quốc gia trên thế giới. 1.2. Nghiên cứu lịch sử ẩm thực trong nước 1.2.1. Nghiên cứu ẩm thực Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử Các nghiên cứu của Lê Quý Đôn (thế  kỷ  XVIII) [24], Bùi Dương Lịch (đầu thế  kỷ  XIX) [57],   Quốc sử  quán Triều Nguyễn (thế  kỷ  XIX) [73]... đã có nhiều ghi chép liên quan đến các sản vật, cách  chế biến các món ăn... của Việt Nam và của địa phương Nghệ  An, Hà Tĩnh.  Bên cạnh đó còn có những  công bố liên quan đến lịch sử kinh tế, ẩm thực và đặc sản ẩm thực thời kỳ thuộc Pháp và giai đoạn trước   Đổi mới giúp chúng tôi nhìn nhận những chuyển biến, sự phát triển của quá trình sản xuất, kinh doanh  đặc sản ẩm thực Nghệ An, Hà Tĩnh giai đoạn 1986­2010. 1.2.2. Lịch sử chế biến món ăn và ảnh hưởng, giao lưu của ẩm thực Nghiên cứu lịch sử ẩm thực Việt Nam được ghi dấu ở Hội nghị khoa học về   Bản sắc Việt Nam   trong ăn uống [68], các công bố của nhóm tác giả Băng Sơn, Mai Khôi và Vũ Bằng (2005) [54], Sông Lam   Châu (2008) [11], Ngô Đức Thịnh (2010) [97]... Các nghiên cứu chuyên khảo về  văn hóa  ẩm thực Việt   Nam nói chung đã được các tác giả như Nguyễn Quang Lê [56], Trần Quốc Vượng và Nguyễn Thị  Bảy   [137], Nguyễn Thừa Hỷ  [49];  Phan Cẩm Thượng (2011) [100],  Vương Xuân Tình [101]... thực hiện.  Những nghiên cứu kể trên đã cho thấy đời sống ẩm thực đa dạng của người Việt và vai trò quan trọng   của ẩm thực với việc phản ánh các giá trị văn hóa, kinh tế của đất nước.  Bên cạnh đó, các nghiên cứu về  văn hoá  ẩm thực của các địa phương cũng rất phong phú, như  của các tác giả: Nguyễn Thị  Bảy [5], Võ Thúc Loan và Nguyễn Hữu Ngôn  [58], Đỗ  Thị  Hảo [36]... 
  10. 10 Nghiên cứu về   ẩm thực xứ  Nghệ  đã được các tác giả  Nguyễn Đổng Chi, Ninh Viết Giao   [27]... thực  hiện.  Các công trình này góp phần phản ánh lịch sử  văn hóa  ẩm thực của các địa phương, vùng miền   trong cả nước. 1.2.3. Nghiên cứu về ẩm thực và đặc sản ẩm thực ở Nghệ An ­ Hà Tĩnh Những nghiên cứu về ẩm thực và đặc sản ẩm thực của Nghệ An và Hà Tĩnh chủ yếu tập trung   vào các loại cây, con đặc sản, có giá trị  kinh tế  cao. Các món ăn truyền thống đã trở  thành đặc sản  ẩm   thực và phát triển mạnh trong các nhà hàng, khách sạn ít được quan tâm nghiên cứu. Lịch sử các món ăn,  các đặc sản cây, con bản địa của Nghệ An và Hà Tĩnh cũng ít được đề cập.  1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu Qua những nghiên cứu trong và ngoài nước về lịch sử ẩm thực và ẩm thực Việt Nam có thể thấy   nền ẩm thực Việt Nam được “đánh giá là đa dạng và độc đáo, do nước ta ở vị trí thuận lợi để  phát triển   nguồn lương thực, thực phẩm và giao lưu với nhiều nền ẩm thực trên thế giới, bởi vậy, chỉ đứng sau ẩm   thực Trung Quốc và ẩm thực Pháp. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về ẩm thực Việt Nam chỉ được chú trọng  bắt đầu từ thời kỳ Đổi mới ­ năm 1986, và hơn 10 năm sau (1999), mới có luận án tiến sĩ đầu tiên về ẩm   thực. Vẫn kể từ năm 1986 đến nay, đã có hàng trăm công trình nghiên cứu về ẩm thực (sách, bài tạp chí,  luận văn cao học, luận án tiến sĩ); và có cả  một số  tạp chí, website về   ẩm thực. Những công trình nêu  trên bước đầu phản ánh đặc điểm ẩm thực của Việt Nam, trong đó nhấn mạnh đặc điểm ẩm thực của  các vùng và tộc người, nhóm xã hội” [101, tr.2]. Song đến nay, vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào bàn  về   ẩm thực  ở  chiều cạnh lịch sử  và giá trị  kinh tế; chưa có nghiên cứu nào đề  cập đến tình hình sản  xuất, kinh doanh đặc sản  ẩm thực Việt Nam nói chung, Nghệ  An và Hà Tĩnh nói riêng từ  khi đất nước   bước vào giai đoạn Đổi mới đến năm 2010. 1.3.1. Những thành tựu chính về  nghiên cứu lịch sử   ẩm thực và việc sản xuất, kinh doanh   đặc sản ẩm thực ­ Nghiên cứu lịch sử ẩm thực chủ yếu tập trung vào các vấn đề: Ẩm thực qua các thời kỳ lịch sử  của một số vùng và khu vực trên thế giới;  Lịch sử chế biến món ăn và ảnh hưởng, giao lưu của ẩm thực ;  Lịch sử phát triển giao thương về ẩm thực.  ­ Nghiên cứu về lịch sử  ẩm thực trên thế giới đã được nhiều học giả quan tâm và có nhiều công  trình nghiên cứu có giá trị khoa học, trở thành kim chỉ nam cho các nghiên cứu về sau kế thừa.  ­ Nghiên cứu về ẩm thực Việt Nam đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trong và   ngoài nước. Tuy nhiên, với những tài liệu tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Việt mà chúng tôi tiếp cận  được, chưa có công trình nghiên cứu nào gắn kết mối quan hệ  giữa đặc sản  ẩm thực và sự  phát triển   kinh tế địa phương một cách cụ thể và toàn diện.  1.3.2. Những thành tựu nghiên cứu được luận án kế thừa Để thực hiện luận án, chúng tôi kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước. Cụ thể như  sau:  Thứ  nhất, với nguồn tài liệu của các tác giả nước ngoài, chúng tôi kế  thừa phương pháp nghiên  cứu lịch sử   ẩm thực, các thông tin, số liệu và ghi chép về  lịch sử   ẩm thực thế  giới, lịch sử thực phẩm,   lịch sử giao thương liên quan đến hoạt động ẩm thực. Những tri thức này góp phần quan trọng cho cơ sở  lý thuyết và nền tảng khoa học để chúng tôi thực hiện nghiên cứu vấn đề cụ thể liên quan đến tình hình   sản xuất, kinh doanh đặc sản ẩm thực Nghệ An và Hà Tĩnh thời kỳ Đổi mới.  Thứ hai, với nghiên cứu ẩm thực trên các hướng tiếp cận dinh dưỡng, nhân học, dân tộc, văn hóa   dân gian, nông nghiệp...  ở trong nước, chúng tôi kế  thừa các kết quả nghiên cứu, các số liệu điều tra và 
  11. 11 các nghiên cứu chuyên biệt đã công bố để làm nguồn tư liệu có giá trị trong nghiên cứu liên ngành về lịch   sử ẩm thực, đặc sản ẩm thực địa phương Nghệ An và Hà Tĩnh. 1.3.3. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu Chúng tôi nhận thấy những vấn đề đặt ra cho luận án cần tiếp tục nghiên cứu là: ­ Phân tích sự tác động của các yếu tố kinh tế ­ xã hội ở trong nước, và ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh   đến quá trình phát triển và biến đổi của việc sản xuất và kinh doanh đặc sản ẩm thực; đồng thời, phân tích ảnh  hưởng của việc sản xuất kinh doanh đặc sản ẩm thực với phát triển kinh tế ­ xã hội ở hai tỉnh Nghệ An và Hà  Tĩnh. ­ Xây dựng cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp nhằm giữ gìn, phát huy các giá trị đặc sản   ẩm thực của người Việt trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập của hai tỉnh Nghệ An và  Hà Tĩnh. Tiểu kết Chương 1 Trên thế  giới, các nhà nghiên cứu đã nhận diện  ẩm thực và đặc sản  ẩm thực từ  nhiều góc độ,   trong đó có lịch sử  ẩm thực.  Ở Việt Nam, các nghiên cứu đặc sản ẩm thực dưới góc nhìn văn hóa học,   dân tộc học đã được quan tâm, song dưới góc độ  sử  học lại ít được xem xét. Qua tổng quan tài liệu,   chúng tôi có thể  kế  thừa phương pháp nghiên cứu của các tác giả  nước ngoài theo hướng lịch sử   ẩm   thực; kế thừa một số kết quả nghiên cứu trong nước về bản sắc ẩm thực ở một số vùng miền; về hoạt   động sản xuất, kinh doanh đặc sản ẩm thực, lịch sử các làng nghề chế biến thực phẩm ở Nghệ An và Hà  Tĩnh...  Chương 2 ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU VÀ VIỆC SẢN XUẤT, KINH DOANH ĐẶC SẢN ẨM THỰC Ở NGHỆ AN, HÀ TĨNH TRƯỚC ĐỔI MỚI 2.1. Định hướng nghiên cứu 2.1.1. Các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu Ở nội dung này, trên cơ sở lý giải về các khái niệm  ẩm thực, đặc sản, đặc sản ẩm thực, quá trình,   sản xuất, kinh doanh, chúng tôi tiến hành kết nối các khái niệm và đưa ra cách luận giải các thuật ngữ phù   hợp với vấn đề nghiên cứu đã đặt ra. Quá trình sản xuất, kinh doanh đặc sản ẩm thực  chính là con đường  hình thành, phát triển và bước chuyển biến của  các món ăn, bánh trái, quả... đặc biệt được làm ra từ một  vùng quê cụ thể qua các giai đoạn lịch sử khác nhau. Trong nền kinh tế hàng hóa, các sản phẩm ẩm thực   đặc biệt đó được dùng biếu tặng hay để trao đổi thương mại, nhằm đem lại lợi nhuận cho người sản xuất  và phân phối sản phẩm. 2.1.2. Vấn đề xác định đặc sản ẩm thực ở Nghệ An và Hà Tĩnh Để xác định các đặc sản ẩm thực của Nghệ An và Hà Tĩnh trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm   2010, chúng tôi đưa ra bộ tiêu chí gồm ba nhóm: giá trị, mức độ phổ biến, và sự ưa thích. Vận dụng tiêu  chí giá trị, chúng tôi xác định được giá trị  kinh tế  ­ xã hội của các đặc sản  ẩm thực  ở  Nghệ  An và Hà   Tĩnh. Dựa vào tiêu chí mức độ phổ biến, chúng tôi xác định được đặc sản ẩm thực nào nổi tiếng nhất và  đặc sản  ẩm thực nào chưa được nhiều người biết tới.  Căn cứ  tiêu chí  sự   ưa thích, chúng tôi đánh giá  được thị hiếu người tiêu dùng và xu hướng sử dụng đặc sản ẩm thực Nghệ An, Hà Tĩnh trong giai đoạn  
  12. 12 1986­2010. Dựa vào ba nhóm tiêu chí nêu trên, chúng tôi thống kê, tổng hợp và phân loại đặc sản  ẩm thực  của Nghệ An và Hà Tĩnh từ năm 1986 đến năm 2010. 2.1.3. Lựa chọn đặc sản ẩm thực để nghiên cứu Trên cơ sở những phân tích trên, chúng tôi lựa chọn các đặc sản sau đây làm đối tượng khảo sát,  nghiên cứu chính trong Luận án: 1­ Bưởi Phúc Trạch; 2­ Cam Xã Đoài; 3­ Cam Vinh; 4­ Kẹo cu đơ  Cầu  Phủ; 5­ Nhút Thanh Chương; 6­ Tương Nam Đàn; 7­ Nước mắm Vạn Phần; 8­ Rượu Can Lộc. Bên cạnh đó, các đặc sản khác (theo đánh giá của thị hiếu người dùng) như:  cam bù Hương Sơn,  cháo lươn Vinh, nước mắm Cửa Hội, mực nháy Cửa Lò... vẫn được chúng tôi dẫn chứng, khảo tả và làm   rõ về quá trình sản xuất, kinh doanh trong giai đoạn 1986­2010. 2.2. Điều kiện tự nhiên, lịch sử, dân cư của Nghệ An và Hà Tĩnh liên quan đến đặc sản ẩm  thực 2.2.1. Điều kiện tự nhiên Với đặc điểm địa lý, điều kiện tự nhiên sinh thái đa dạng, xứ Nghệ ­ Nghệ An và Hà Tĩnh đã hội   tụ cả “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Thiên nhiên vừa khắc nghiệt nhưng cũng vừa “ưu đãi”, con người chí   lớn, cần cù, nhẫn nại vượt khó... đã sáng tạo nên các giá trị ẩm thực, mà trội lên chính là các đặc sản ẩm   thực mang thương hiệu Nghệ. 2.2.2. Truyền thống lịch sử và dân cư Vị trí địa lý, truyền thống lịch sử và con người Nghệ ­ Tĩnh đã từng giữ vị trí trọng yếu, chỗ dựa   niềm tin trong dòng chảy lịch sử dân tộc. Nhà sử học Phan Huy Chú đã viết: “Nghệ An núi cao, sông sâu,   phong tục trọng hậu, cảnh tượng tươi sáng, gọi là đất có danh tiếng hơn cả ở Nam châu. Người thì thuận   hòa mà chăm học, sản vật thì nhiều thức quý của lạ... được khí tốt của sông núi nên sinh ra nhiều bậc   danh hiền... thực là nơi hiểm yếu như thành đồng, ao nóng của nước và là then khóa của các triều đại”   [13, tr.63].  Ở  Nghệ  ­ Tĩnh, Thành phố  Vinh là nơi hội tụ  các nông sản, “sơn hào hải vị” của các địa  phương vùng ngoại vi thu hút về, nâng cao và lan tỏa giá trị ra các vùng khác ở trong và ngoài nước. Như  vậy, nhờ vị thế địa ­ chính trị, địa ­ văn hóa mà Thành phố Vinh đã góp phần tạo nên các thương hiệu đặc  sản ẩm thực và lan tỏa giá trị đến người dân trong và ngoài nước. 2.3. Sản xuất đặc sản ẩm thực ở Nghệ An và Hà Tĩnh trước Đổi mới 2.3.1.Nguồn nguyên liệu Đặc sản  ẩm thực Nghệ  ­ Tĩnh mang tính bản địa và đa dạng về  chủng loại nên nguồn nguyên  liệu để  chế biến các đặc sản cũng rất phong phú.  Trong lịch sử,  ở vùng đất Nghệ  ­ Tĩnh có một số sản   vật ẩm thực quý, được dùng để tiến vua và được ghi chép trong Vân Đài loại ngữ của Lê Quý Đôn [24],  Nghệ  An phong thổ  chí  của Bùi Dương Lịch  [73],  Dư  địa chí  của  Nguyễn Trãi [104],  Châu bản triều   Nguyễn [138] và Mục lục châu bản triều Nguyễn [139]. Những cứ  liệu lịch sử đề  cập đến các sản vật   của Nghệ  An và Hà Tĩnh đã góp phần minh chứng Nghệ  ­ Tĩnh là một vùng đất có nhiều sản vật, đặc   biệt là nguồn nguyên liệu quý dùng để  chế  biến đặc sản ẩm thực đã được lịch sử  ghi chép và lưu giữ,   phát huy giá trị cho đến ngày nay. 2.3.2. Quy mô sản xuất Mặc dù có nguồn nguyên liệu phong phú, đa dạng và đặc sắc, nhưng quy mô sản xuất các đặc  sản ẩm thực ở Nghệ ­ Tĩnh trước thời kỳ Đổi mới vẫn chưa phát triển trên diện rộng. Tuy có xuất hiện  từng vùng cụ thể, nhưng chưa có quy hoạch và định hướng của chính quyền địa phương, mà phần lớn là   từ nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương để sản xuất, chế biến một cách tự phát trong dân. Quy mô  
  13. 13 sản xuất các đặc sản ẩm thực  ở Nghệ ­ Tĩnh giai đoạn trước Đổi mới có thể  chia thành 3 loại hình sau  đây: Thứ nhất là quy mô sản xuất quốc doanh, tập trung ở các nông ­ lâm trường vùng trung du và đồi núi.  Thứ hai là quy mô sản xuất “làng có nghề”. Thứ ba là quy mô sản xuất cá thể/hộ gia đình.  2.3.3. Quy trình sản xuất truyền thống Chúng tôi phân chia quy trình sản xuất đặc sản  ẩm thực theo hai loại: đặc sản ẩm thực trái cây  không qua chế  biến (cam Vinh, cam bù Hương Sơn, bưởi Phúc Trạch…) và đặc sản  ẩm thực qua chế  biến (kẹo Cu đơ Cầu Phủ, nhút Thanh Chương, nước mắm Vạn Phần…). Trong quy trình sản xuất đặc  sản ẩm thực truyền thống, người dân Nghệ ­ Tĩnh chủ yếu sản xuất theo kinh nghiệm, chưa có sự “giấu   nghề”, giấu bí quyết giữa các hộ gia đình cùng chế biến, sản xuất đặc sản ẩm thực. Tuy tên gọi các đặc  sản ẩm thực theo địa danh của làng nhưng mô hình sản xuất còn nhỏ lẻ trong hộ gia đình, chưa mang tính  tập trung thành các làng nghề. Đối với các đặc sản ẩm thực không qua chế biến, quy trình sản xuất chủ  yếu theo hình thức vô canh, thuận theo tự nhiên; chưa biết kết hợp lợi thế của vùng đất với khoa học kỹ  thuật để tăng năng suất, sản lượng các loại cây trồng đặc sản. 2.3.4. Cách thức bảo quản và sử dụng Trong khâu bảo quản, chúng tôi cũng chia ra 2 loại đặc sản ẩm thực không qua chế biến và đặc sản  ẩm thực qua chế biến. Với các đặc sản như cam Xã Đoài, cam Vinh, cam bù Hương Sơn, bưởi Phúc Trạch…,   hầu hết các hộ gia đình sản xuất và bảo quản bằng cách thuận theo tự nhiên, đến khi thu hoạch sẽ được thu   hái và bán ra thị trường qua đối tượng thương lái hoặc trực tiếp cho người sử  dụng. Các đặc sản ẩm thực   Nghệ ­ Tĩnh qua chế biến được sản xuất theo phương pháp và quy trình thủ công truyền thống, không có chất   bảo quản. Cách thức đóng gói và hình thức mẫu mã sản phẩm vẫn còn thô mộc, ít được trau chuốt. Điều này   ảnh hưởng đến mức độ lan toả và thương hiệu của các đặc sản ẩm thực Nghệ ­ Tĩnh. 2.4. Kinh doanh đặc sản ẩm thực ở Nghệ An và Hà Tĩnh trước Đổi mới Có 2 loại hình kinh doanh: thông qua tư thương (kinh tế hộ gia đình, cá nhân); quốc doanh và tập thể  (HTX) dưới sự quản lý trực tiếp của Nhà nước và tập thể. Nhưng với loại hình kinh doanh quốc doanh và tập   thể, hầu như chưa có đặc sản ẩm thực Nghệ ­ Tĩnh nào được đầu tư  phát triển và đem lại lợi nhuận, góp  phần tăng thu nhập cho địa phương và người nông dân Nghệ ­ Tĩnh.  Quy mô kinh doanh  đặc sản  ẩm thực được thể  hiện qua nguồn vốn đầu tư, lượng hàng hóa,  mạng lưới kinh doanh và lực lượng lao động. Giai đoạn trước Đổi mới, các sản phẩm đặc sản ẩm thực   ở Nghệ ­ Tĩnh chưa có lượng hàng hóa ổn định và chưa tạo thành một mạng lưới tiêu thụ. Sản phẩm chủ  yếu do người dân tự sản xuất và tự tiêu thụ, không có định hướng của Nhà nước. Lực lượng lao động để  sản xuất, kinh doanh đặc sản  ẩm thực theo hình thức kinh tế hộ gia đình nên chủ  yếu là các thành viên   trong gia đình tham gia vào quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Thị trường tiêu thụ đặc sản ẩm thực của Nghệ ­ Tĩnh trước Đổi mới chủ yếu được tiêu thụ ở các chợ,   tại hộ gia đình sản xuất và kinh doanh trực tiếp. Các đặc sản ẩm thực được xuất khẩu chỉ có nước mắm, bưởi   Phúc Trạch, cam. Đến nay, chúng tôi chưa tìm thấy thêm các tài liệu có ghi chép về việc xuất khẩu các đặc sản   ẩm thực khác. Tiểu kết chương 2 Sau khi xác định các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu; tiêu chí để xác định ẩm thực ở  hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh; việc lựa chọn các đặc sản ẩm thực để nghiên cứu, trong Chương 2, chúng tôi   đã tập trung làm rõ điều kiện tự nhiên, lịch sử, kinh tế ­ xã hội của hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh có liên  
  14. 14 quan đến quá trình sản xuất, kinh doanh đặc sản  ẩm thực nơi đây. Theo đó,  Nghệ ­ Tĩnh là vùng đất có  sự  đa dạng về  địa hình, thiên nhiên, khí hậu và bề  dày lịch sử  nên nguồn nguyên liệu và cách thức chế  biến đặc sản ẩm thực cũng rất phong phú, đặc sắc. Những cứ liệu lịch sử đề  cập đến các sản vật của   Nghệ An và Hà Tĩnh được dùng để tiến vua trong  châu bản triều Nguyễnvà các tư liệu trong Hồ sơ lưu   trữ của chính quyền Đông Dương thuộc Pháp đã góp phần minh chứng điều đó.  Tuy nhiên, t rước những  năm Đổi mới ở Nghệ ­ Tĩnh chưa có chính sách và sự quan tâm đầu tư của chính quyền địa phương các cấp   về quy mô sản xuất, kinh doanh đặc sản ẩm thực. Hoạt động sản xuất, kinh doanh đặc sản ẩm thực mang   tính tự phát nên chưa góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế ­ xã hội của địa phương và nâng cao đời sống   của nhân dân. Chương 3 HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH ĐẶC SẢN ẨM THỰC Ở NGHỆ AN VÀ HÀ TĨNH (1986 ­2010) 3.1. Bối cảnh lịch sử và điều kiện kinh tế ­ xã hội ở Nghệ An và Hà Tĩnh từ năm 1986 đến năm   2010 3.1.1. Nghệ An và Hà Tĩnh bước vào thời kỳ Đổi mới Điều kiện lịch sử: Sau khi đất nước thống nhất cho tới năm 1986, cùng với cả nước, Nghệ An và   Hà Tĩnh tập trung mọi nguồn lực để tái thiết kinh tế địa phương. Thời kỳ Đổi mới đã có những tác động   mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội ở  Nghệ  An, Hà Tĩnh. Trong xu thế đó, Nghệ  An và Hà   Tĩnh cũng chịu những tác động tích cực và dần chuyển mình trên các lĩnh vực kinh tế  nông ­ lâm ­ ngư  nghiệp, công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp và thương nghiệp. Các đặc sản ẩm thực được sản   xuất và lan tỏa thương hiệu, giá trị, góp phần chuyển biến về kinh tế xã hội địa phương và cả nước. Sự  thay đổi về  hành chính: Bước vào thời kỳ  Đổi mới, sự chia tách hành chính từ  tỉnh Nghệ  Tĩnh  (trước năm 1991) thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh (1991­2010) đã làm đổi thay diện mạo phát triển kinh tế  ­ xã hội của các địa phương. Những chủ  trương, chính sách hỗ  trợ  phát triển kinh tế  của Nghệ  Tĩnh từ  1986 đến 1991 và của   Nghệ An, Hà Tĩnh từ 1991 đến 2010: Bước vào những năm đổi mới, đất nước còn gặp nhiều khó khăn trong   phát triển kinh tế ­ xã hội, địa phương Nghệ Tĩnh cũng nằm trong bối cảnh chung đó. C ác chủ trương, chính  sách đổi mới kinh tế  đất nước và địa phương giai đoạn 1986­1991 và 1991­2010 đã có những tác động   tích cực làm cho kinh tế ­ xã hội của Nghệ An, Hà Tĩnh dần chuyển biến trên tất cả các lĩnh vực kinh tế  nông ­ lâm ­ ngư nghiệp, công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp và thương nghiệp. Các đặc sản ẩm   thực ngày càng được chú trọng đầu tư sản xuất, kinh doanh và lan tỏa thương hiệu, giá trị, góp phần quan   trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế ­ xã hội địa phương và cả nước.  3.1.2. Những chuyển biến trong kinh tế ­ xã hội của Nghệ An và Hà Tĩnh Chuyển biến về kinh tế: Thực hiện công cuộc đổi mới theo quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà  nước, Nghệ An và Hà Tĩnh đã bước đầu có những chuyển biến trong kinh tế ­ xã hội, thể hiện trong sản xuất   đặc sản cây ăn quả và phát triển làng nghề và làng có nghề. Chuyển biến về đời sống xã hội: Năm 1986, Đại hội Đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ  VI mở ra thời kỳ đổi mới toàn diện và sâu sắc nền kinh tế ­ xã hội Việt Nam. Hoạt động sản xuất, kinh   doanh của dân cư ở nông thôn Nghệ An và Hà Tĩnh từ sau năm 1986 thay đổi mạnh mẽ. Nguyên nhân của  
  15. 15 thay đổi là do chịu tác động từ nhiều chủ trương mới và sự  xuất hiện của các hình thức sản xuất, kinh  doanh mới. 3.2. Điều kiện phát triển đặc sản ẩm thực của Nghệ An và Hà Tĩnh thời kỳ Đổi mới 3.2.1. Nhu cầu xã hội Trong xu thế phát triển kinh tế đất nước, địa phương thời kỳ Đổi mới và hội nhập quốc tế, nhu  cầu của người Việt Nam nói chung và người Nghệ An, Hà Tĩnh nói riêng không chỉ dừng lại ở ước vọng  ĂN NO mà đã có nhu cầu ĂN NGON, ĂN TINH ; và hiện nay là xu hướng ĂN NGON   và LÀNH.  Sản  xuất từ chỗ  đủ  ăn đã đến mức có dư thừa để bán, từ yêu cầu nhiều về số lượng (ĂN NO) đến chỗ đòi   hỏi các món ăn phải ngon và có chất lượng dinh dưỡng cao. Và cao hơn, các đặc sản ẩm thực của Nghệ  An và Hà Tĩnh được lựa chọn phải NGON  và LÀNH, đáp ứng nhu cầu tốt cho sức khỏe, có độ tin cậy về  nguồn gốc xuất xứ. 3.2.2. Điều kiện kinh tế Trong thời kỳ Đổi mới, hoạt động sản xuất, kinh doanh đặc sản ẩm thực của Nghệ An và Hà Tĩnh  chủ yếu tập trung trong lĩnh vực sản xuất kinh tế hộ gia đình, được các hộ gia đình đầu tư vốn, quy trình kỹ  thuật, nhãn hàng, mở rộng quy mô sản xuất và tìm đầu ra cho sản phẩm. Bởi vậy, đặc sản ẩm thực ở Nghệ  An và Hà Tĩnh phần nào đã có những đóng góp nhất định trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế cá thể và   nâng cao đời sống cho người dân. 3.2.3. Giao lưu khu vực, vùng miền Cùng với những chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước và của địa phương, , kinh tế ­ xã hội   của Nghệ An và Hà Tĩnh giai đoạn 1986­2010 có điều kiện phát triển tốt. Theo đó, vấn đề  sản xuất, kinh   doanh đặc sản ẩm thực càng có cơ hội giao lưu vùng miền để mở rộng thị trường tiêu thụ.  3.3. Sự phát triển của đặc sản ẩm thực ở Nghệ An và Hà Tĩnh từ năm 1986 đến năm 2000 3.3.1. Tình hình sản xuất đặc sản ẩm thực Nguồn nguyên liệu:  Nguồn nguyên liệu để  chế  biến đặc sản  ẩm thực  ở  Nghệ  An và Hà Tĩnh   tương đối phong phú về chủng loại và cơ bản đã có sự phân bố tập trung vùng nguyên liệu. Đây cũng là   yếu tố quan trọng góp phần phát triển thương hiệu đặc sản ẩm thực của Nghệ An và Hà Tĩnh trong thời   kỳ Đổi mới. Quy mô sản xuất: Quy mô sản xuất đặc sản ẩm thực ở Nghệ ­ Tĩnh trong giai đoạn 1986­1991 tuy có   phát triển hơn so với thời kỳ trước Đổi mới nhưng vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, mang tính tự phát, chưa có sự  quan tâm định hướng phát triển của chính quyền địa phương. Quy trình sản xuất truyền thống:  Nếu so với trước thời kỳ Đổi mới, quy trình sản xuất các đặc sản   ẩm thực của Nghệ An và Hà Tĩnh cơ bản vẫn giữ được quy trình sản xuất truyền thống và mang tính tự phát,  theo hình thức thủ công và bán thủ công. Cách thức bảo quản và sử dụng: Đặc sản ẩm thực Nghệ ­ Tĩnh có nguồn gốc chủ yếu là các món  ăn dân dã, phục vụ cho nhu cầu  ẩm thực hàng ngày, về sau phát triển thành đặc sản, nên cách bảo quản   và dự trữ thực phẩm theo kiểu thuận theo tự nhiên, không dùng các chất bảo quản. Mục đích sử dụng và   sản xuất đặc sản ẩm thực không chỉ để thưởng thức, dùng làm quà biếu… mà cao hơn còn để phát triển   kinh tế xã hội của gia đình, địa phương, đất nước. 3.3.2. Kinh doanh đặc sản ẩm thực Loại hình kinh doanh: Hình thức kinh doanh đặc sản  ẩm thực  ở Nghệ An và Hà Tĩnh chủ  yếu là   vừa sản xuất và vừa kinh doanh tập thể (HTX) và nhỏ lẻ tại các hộ gia đình. Quy mô kinh doanh: Các hộ gia đình sản xuất, kinh doanh đặc sản ẩm thực ở Nghệ An và Hà Tĩnh 
  16. 16 hầu như chưa có chiến lược kinh doanh để tăng sức tiêu thụ lượng hàng hóa trên thị trường. Bên cạnh đó, với   hình thức kinh doanh tại chỗ, chưa phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm nên tính chất lan tỏa thương hiệu   chưa cao, chưa tăng nhanh thu nhập và phát triển kinh tế hộ gia đình. Lao động: Lực lượng lao động chính trong sản xuất, kinh doanh đặc sản ẩm thực ở Nghệ An và  Hà Tĩnh được phân chia thành 4 loại: lao động làng nghề; lao động trong các nông trường quốc doanh, doanh  nghiệp cổ phần hóa; lao động mùa vụ; lao động của các hộ gia đình sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ. Thị  trường tiêu thụ: Thị  trường tiêu thụ  các sản phẩm nông sản và đặc sản  ẩm thực  ở  Nghệ  ­   Tĩnh chủ yếu là thị  trường bán lẻ. Hệ thống phân phối sản phẩm đặc sản ẩm thực được thiết lập ở ngay  tại các cơ sở sản xuất, qua chợ, cửa hàng bán lẻ nhỏ, hộ gia đình và nhà hàng đặc sản.   Thu nhập: Trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2000, thu nhập của người dân sản xuất, kinh doanh  đặc sản ẩm thực ở Nghệ An và Hà Tĩnh thời kỳ Đổi mới có hai chiều đối lập nhau.  Thứ nhất, một số đặc  sản ẩm thực có năng suất, sản lượng cao và đáp ứng được nhu cầu của người dùng, cho thu nhập ổn định và   nâng cao đời sống cho người dân. Thứ hai, các đặc sản ẩm thực có giá trị rất lớn về chất lượng sản phẩm,  giá trị kinh tế và văn hóa ­ xã hội, tuy nhiên năng suất bấp bênh, hiệu quả kinh tế không ổn định, thời vụ kéo  dài mỗi năm mới cho thu nhập một lần làm cho người dân gặp phải những khó khăn trong đời sống hàng  ngày.  3.4. Sản xuất, kinh doanh đặc sản ẩm thực ở Nghệ An và Hà Tĩnh từ năm 2001 đến năm 2010 3.4.1. Tình hình sản xuất đặc sản ẩm thực Nguồn nguyên liệu:  Giai đoạn 2001­2010,  nguồn nguyên liệu để  chế  biến đặc sản  ẩm thực  ở  Nghệ An và Hà Tĩnh tương đối phong phú về chủng loại và đã hình thành những vùng nguyên liệu trọng   điểm, đáp ứng nhu cầu thưởng thức ẩm thực và phát triển kinh tế ­ xã hội của địa phương. Quy mô sản xuất: Bước sang giai đoạn 2001­2010, tình hình sản xuất đặc sản ẩm thực có nhiều tiến   triển tích cực, nhất là các loại đặc sản trái cây tươi. Ở Nghệ An và Hà Tĩnh, quy mô sản xuất các đặc sản  ẩm thực đã có những chuyển biến đáng kể, tình hình sản xuất cây ăn quả tăng cả về số lượng cũng như  chất lượng, với quy mô trải rộng trên toàn tỉnh tạo thành các vùng nguyên liệu đặc sản. Các đặc sản ẩm thực   qua chế biến cũng được chú trọng phát triển, mở rộng cơ sở sản xuất và đầu tư thiết bị công nghệ, nâng cao   năng lực sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình và doanh nghiệp. Quy trình sản xuất: Nếu so với giai đoạn từ 1986 ­ 2000, quy trình sản xuất các đặc sản ẩm thực của   Nghệ An và Hà Tĩnh giai đoạn 2001 ­ 2010 về cơ bản không có nhiều thay đổi. Những chuyển biến trong quy   trình sản xuất chủ yếu tập trung ở sự phát triển số lượng các cơ sở sản xuất (vịt bầu Quỳ, chè Gay, kẹo Cu   đơ), sự đầu tư về công nghệ, kỹ thuật (nước mắm Vạn Phần, kẹo Cu đơ) và hình thức sản xuất bán tự động   (kẹo Cu đơ Cầu Phủ)… Theo chúng tôi, chính việc chế biến đặc sản ẩm thực theo quy trình sản xuất truyền   thống góp phần giữ gìn thương hiệu đặc sản ẩm thực của Nghệ An và Hà Tĩnh.  Cách thức bảo quản và sử dụng: Về cơ bản, việc bảo quản các sản phẩm trái cây tự nhiên vẫn là  lưu giữ trên cây để đảm bảo chất lượng quả tươi ngon, chính gốc xuất xứ. Các đặc sản qua chế biến đã   được các hộ  sản xuất đầu tư  vỏ  hộp, bao bì mẫu mã để  bảo quản, tem nhãn ghi rõ cơ  sở  sản xuất để   người mua tin cậy và sử  dụng. Mục đích sử  dụng các đặc sản ẩm thực chủ  yếu để  làm quà biếu, dùng  làm lễ vật thờ cúng tổ tiên trong ngày lễ Tết sóc vọng, phục vụ khách du lịch…  3.4.2. Kinh doanh đặc sản ẩm thực Loại hình kinh doanh: Việc kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm đặc sản ẩm thực ở Nghệ An và Hà Tĩnh  tuy không còn theo hình thức tự cung tự cấp, trao đổi hàng ­ hàng như trước thời kỳ Đổi mới, nhưng các sản  phẩm ẩm thực trong sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vẫn chưa có các chế tài cụ thể, nhất là đầu  
  17. 17 ra cho sản phẩm. Hình thức kinh doanh phần nhiều vẫn phụ thuộc vào biến động của thị trường tự do; các hộ  gia đình và doanh nghiệp sản xuất đặc sản  ẩm thực thông qua tư thương hoặc phải tự tìm đầu ra cho sản   phẩm. Quy mô kinh doanh: Bên cạnh hình thức sản xuất và bán sản phẩm tại cơ sở sản xuất, các doanh  nghiệp và hộ gia đình sản xuất đặc sản ẩm thực cũng đầu tư mở rộng, phát triển các đại lý tiêu thụ sản phẩm  đặc sản ẩm thực ở trong tỉnh và các địa phương có nhiều người Nghệ An và Hà Tĩnh sinh sống. Từ đó, góp   phần phát triển quy mô kinh doanh, sức tiêu thụ hàng hóa và mạng lưới kinh doanh đặc sản ẩm thực ở Nghệ  An và Hà Tĩnh. Thị  trường tiêu thụ:  Đặc sản  ẩm thực Nghệ  An và Hà Tĩnh được tiêu thụ  chủ  yếu  ở  thị  trường  vùng/tỉnh và theo chân những người Nghệ xa quê để lan tỏa thương hiệu và thị trường tiêu thụ. Thu nhập: Trong giai đoạn từ năm 2001­2010, do được sự hỗ trợ về chủ trương, chính sách và đầu tư  vốn của chính quyền địa phương và các doanh nghiệp để phát triển các sản phẩm đặc sản ẩm thực có giá trị  kinh tế cao và do nhận thức được vai trò quan trọng của hoạt động sản xuất, kinh doanh đặc sản ẩm thực,   người dân Nghệ An và Hà Tĩnh đã đầu tư phát triển về quy mô sản xuất và thị trường tiêu thụ, tăng thu nhập   và nâng cao đời sống kinh tế của gia đình và địa phương.  Tiểu kết chương 3 Trong giai đoạn 1986­2010, khi điều kiện kinh tế  ­ xã hội phát triển, nhu cầu sử  dụng và thụ  hưởng các giá trị  đặc sản ẩm thực ngày càng tăng. Cùng với những chủ trương, chính sách đổi mới kinh  tế đất nước và địa phương giai đoạn 1986­1991 và 1991­2010, giao lưu khu vực vùng miền của Nghệ An  và Hà Tĩnh gia tăng nên hoạt động sản xuất, kinh doanh đặc sản ẩm thực có cơ hội , lợi thế về thị trường tiêu  thụ và phát triển sản xuất, kinh doanh. Như vậy, hoạt động sản xuất, kinh doanh đặc sản ẩm thực ở Nghệ  An và Hà Tĩnh giai đoạn 1986­2010 có quan hệ chặt chẽ với sự phát triển kinh tế ­ xã hội của địa phương và   cả nước. Chương 4 TÁC ĐỘNG CỦA SẢN XUẤT, KINH DOANH ĐẶC SẢN ẨM THỰC ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ ­ XàHỘI Ở NGHỆ AN VÀ HÀ TĨNH (1986­2010) 4.1. Sản xuất, kinh doanh đặc sản ẩm thực với phát triển kinh tế và cơ cấu nghề nghiệp ­ xã   hội 4.1.1. Sản xuất, kinh doanh đặc sản ẩm thực với cơ cấu kinh tế Quá trình sản xuất, kinh doanh đặc sản ẩm thực ở Nghệ An và Hà Tĩnh thời kỳ Đổi mới (1986­ 2010)  ở  các lĩnh vực nông nghiệp, thủ  công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ  đã góp phần quan trọng  trong cấu trúc kinh tế của địa phương và cả nước. 4.1.2. Sản xuất, kinh doanh đặc sản ẩm thực với cơ cấu lao động và việc làm Sản xuất, kinh doanh đặc sản ẩm thực ở Nghệ An và Hà Tĩnh thời kỳ Đổi mới có đóng góp lớn cho   cơ cấu xã hội ­ nghề nghiệp. Từ việc sản xuất, kinh doanh đó, đã phát triển thành các làng nghề và làng có   nghề, đảm bảo việc làm cho người dân lao động tại chỗ và tăng thu nhập cho người dân.  Sản xuất, kinh 
  18. 18 doanh đặc sản ẩm thực Nghệ An và Hà Tĩnh tác động đến lao động vùng nông thôn nghèo, chậm phát triển.  Hoạt động sản xuất, kinh doanh đặc sản ẩm thực Nghệ An và Hà Tĩnh góp phần tăng cường hợp tác trong lao   động sản xuất. Quá trình sản xuất, kinh doanh đặc sản ẩm thực Nghệ An, Hà Tĩnh thời kỳ Đổi mới được   thực hiện bởi lực lượng lao động tại chỗ, bán chuyên nghiệp và không qua đào tạo kỹ thuật; việc học nghề  chỉ thông qua hình thức truyền nghề và bồi dưỡng bằng kinh nghiệm của người đi trước. Tuy nhiên, sự tận   dụng nguồn lao động nói trên đã góp phần giải quyết  việc làm  cho địa phương.  4.1.3. Sản xuất, kinh doanh đặc sản ẩm thực với cơ cấu thu nhập  Ở Nghệ An và Hà Tĩnh, phần lớn những hộ gia đình sản xuất, kinh doanh đặc sản ẩm thực đều có  nguồn thu nhập tương đối ổn định, thậm chí ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, cũng có những đặc sản ẩm  thực có xu hướng bị mai một bởi nhu cầu phát triển kinh tế của người dân. Sản xuất, kinh doanh đặc sản ẩm   thực còn làm thay đổi cơ  cấu thu nhập của địa phương, góp phần kích thích phát triển nông ­ lâm ­ ngư  nghiệp, thương nghiệp và tiểu thủ  công nghiệp… Qua nghiên cứu còn cho thấy, có sự  bất cập về  cơ  chế  chính sách cũng như chiến lược kinh doanh ở các địa phương này. 4.2. Đặc sản ẩm thực với giá trị văn hóa 4.2.1. Đặc sản ẩm thực và bản sắc địa phương Các đặc sản ẩm thực của Nghệ An và Hà Tĩnh vẫn bảo lưu những giá trị lịch sử, văn hóa truyền  thống. Điều đó góp phần tạo nên bản sắc địa phương của Nghệ An và Hà Tính, đồng thời góp phần phát  triển kinh tế ­ xã hội ở nơi đây.  4.2.2. Đặc sản ẩm thực Nghệ An và Hà Tĩnh với các giá trị văn hóa quốc gia Ở Nghệ An và Hà Tĩnh, có nhiều đặc sản ẩm thực phổ biến trong cả nước và mang tầm đặc sản   quốc gia, có giá trị lịch sử  ­ văn hóa. Đặc sản  ẩm thực Nghệ  An,  Hà Tĩnh cũng cho thấy sự  kế  thừa và  tiếp nối các giá trị văn hóa ẩm thực truyền thống của đất nước. 4.3. Về bảo tồn và phát huy giá trị của đặc sản ẩm thực Đặc sản  ẩm thực Nghệ  An và Hà Tĩnh cũng chính là biểu tượng cho một vùng quê và cho đất   nước. Việc bảo tồn và phát huy giá trị đặc sản ẩm thực của xứ Nghệ sẽ góp phần giữ gìn những nét đặc   sắc trong văn hóa dân tộc. Để giữ gìn bản sắc địa phương, danh tiếng và thương hiệu đặc sản ẩm thực   xứ  Nghệ, cần quan tâm những vấn đề  sau đây: 1­ Ý thức giữ gìn, phát huy giá trị  của đặc sản của mỗi  người dân đang sinh sống trên mảnh đất Nghệ An, Hà Tĩnh. 2­ Đảm bảo phân phối đặc sản trái cây tươi   đúng nguyên gốc xuất xứ, góp phần giữ gìn thương hiệu đặc sản địa phương. 3­ Đặc sản ẩm thực Nghệ  An và Hà Tĩnh phải đảm bảo được tính NGON và LÀNH cho mỗi sản phẩm. 4­ Phân phối và bảo vệ  thương hiệu cho đặc sản ẩm thực ở Nghệ An và Hà Tĩnh. 5­ Giữ gìn và phát huy giá trị các đặc sản ẩm   thực qua chế biến. 6­ Gắn sản xuất, kinh doanh đặc sản với du lịch.  Tiểu kết chương 4   Sản xuất, kinh doanh đặc sản ẩm thực ở Nghệ An và Hà Tĩnh thời kỳ Đổi mới đã góp phần làm thay  đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và việc làm, cơ cấu thu nhập của các hộ  gia đình và của địa phương.   Những chuyển biến về kinh tế ­ xã hội của địa phương, đất nước thời kỳ Đổi mới đã tạo nên sự chuyển biến   tích cực trong nhận thức của người dân tham gia sản xuất, kinh doanh đặc sản. Nông dân tăng cường sản   xuất, chú trọng sản phẩm hàng hóa để đáp ứng nhu cầu sử dụng và yêu cầu ngày càng cao về chất lượng đặc  sản và mẫu mã hàng hóa của người sử dụng; trên cơ sở đó, đã kích thích sự tăng trưởng sản xuất, đầu tư kinh 
  19. 19 doanh đặc sản ẩm thực đúng hướng và hiệu quả. KẾT LUẬN 1. Nghệ An và Hà Tĩnh là vùng đất có nhiều đặc sản ẩm thực, có giá trị kinh tế ­ xã hội, phản ánh  sự phát triển của vùng đất và con người qua các giai đoạn lịch sử.  2. Khi tiếp cận nghiên cứu về quá trình sản xuất và kinh doanh đặc sản ẩm thực Nghệ An và Hà   Tĩnh thời kỳ đổi mới (1986­2010) theo hướng lịch sử kinh tế và tiếp cận liên ngành, chúng tôi đã được kế  thừa kết quả khoa học của các tác giả trên thế giới và ở Việt Nam. Bên cạnh đó, những tài liệu gốc như   châu bản triều Nguyễn, các hồ sơ của chính quyền Đông Dương, các báo cáo kết quả phát triển kinh tế ­   xã hội của Nghệ  ­ Tĩnh (1986­1991) và của hai tỉnh Nghệ  An và Hà Tĩnh (1991­2010)... giúp chúng tôi  nhận diện quá trình phát triển của việc sản xuất, kinh doanh đặc sản ẩm thực Nghệ An và Hà Tĩnh trong  quá khứ  và hiện tại. Chúng tôi cũng cố  gắng tiếp cận các tài liệu nghiên cứu lịch sử  chế  biến món ăn,   lịch sử  giao thương về   ẩm thực, lịch sử  ẩm thực qua các thời kỳ  của một số  vùng và khu vực trên thế  giới và ở Việt Nam và các nghiên cứu về ẩm thực và đặc sản ẩm thực Nghệ An và Hà Tĩnh thời kỳ đổi   mới. Từ  đó, giúp chúng tôi có cái nhìn khách quan, đa chiều và cả  tư  liệu để  phục vụ  nghiên cứu của   Luận án. 3. Đặc sản ẩm thực của Nghệ An và Hà Tĩnh đều có nguồn gốc bản địa, được hình thành và phát   triển liên tục từ  xưa đến nay, là những món ăn, thức uống truyền thống do người Nghệ  sáng tạo nên.   Đặc sản ẩm thực Nghệ An và Hà Tĩnh ít bị mất đi mà có sự kế thừa, tiếp nối các giá trị văn hóa ẩm thực   truyền thống của các thế hệ cha ông. Nhìn chung, các đặc sản này có lịch sử phát triển từ truyền thống,   kế  thừa, biến đổi, dần được nâng cao giá trị  và ít bị  mai một, với bản sắc riêng, không lẫn với địa   phương nào trong cả nước.  4. Bước vào thời kỳ đổi mới, Việt Nam nói chung và hai tỉnh Nghệ  An, Hà Tĩnh nói riêng đã có   những khởi sắc rõ rệt, tạo tiền đề cho sự phát triển sản xuất, kinh doanh các đặc sản ẩm thực. Chính từ  thay đổi nhận thức và xu hướng ẩm thực, người dân đã tìm kiếm thị trường cho sản phẩm, kết nối sản   xuất, kinh doanh các đặc sản ẩm thực với việc giữ gìn thương hiệu địa phương, góp phần phát triển kinh   tế hộ gia đình và thay đổi diện mạo đời sống kinh tế ­ xã hội địa phương. 5. Quá trình sản xuất đặc sản ẩm thực Nghệ An và Hà Tĩnh thời kỳ đổi mới có những lợi thế và   hạn chế nhất định. Việc Đảng và Nhà nước ta thay đổi cơ  chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang  cơ chế thị trường đã có tác dụng “cởi trói”, tạo  ưu thế cho sản xuất, kinh doanh đặc sản ẩm thực. Bên   cạnh đó, các địa phương đề ra chính sách thu hút đầu tư, chuyển giao kỹ thuật, mở rộng quy mô sản xuất   đặc sản  ẩm thực, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, đầu tư  nghiên cứu khoa học để  nhằm thúc  đẩy sự phát triển sản phẩm  ẩm thực  ở Nghệ An và Hà Tĩnh. Tuy nhiên, trong giai đoạn Đổi mới, cũng  tồn tại những hạn chế nhất định trong hoạt động sản xuất, kinh doanh đặc sản ẩm thực..  6. Hoạt động kinh doanh đặc sản  ẩm thực Nghệ An và Hà Tĩnh thời kỳ đổi mới cũng có những   nét đặc thù so với giai đoạn trước đó. Trong lịch sử, kinh doanh, buôn bán không phải là thế  mạnh của   người Nghệ An, Hà Tĩnh, thậm chí đôi lúc còn bị coi là hạn chế. Sự thay đổi nhận thức của người dân đã  kéo theo sự  thay đổi hình thức kinh doanh, chú trọng hơn trong việc đóng gói sản phẩm bằng mẫu mã,   bao bì đẹp; chú trọng quảng bá hình  ảnh đặc sản  ẩm thực.  Các đặc sản  ẩm thực trái cây thường theo  mùa vụ, nên hoạt động kinh doanh đặc sản thiếu tính ổn định... Từ đó dẫn đến việc sản xuất, kinh doanh   đặc sản  ẩm thực chưa mang lại hiệu quả kinh tế xứng đáng với chất lượng và giá trị  các đặc sản ẩm  
  20. 20 thực của Nghệ An và Hà Tĩnh.  7. Đặc sản ẩm thực Nghệ An, Hà Tĩnh có các giá trị sử dụng, giá trị kinh tế và giá trị văn hóa.  Về  giá trị  sử  dụng: Trong thời kỳ đổi mới, đặc sản  ẩm thực Nghệ  An và Hà Tĩnh chủ  yếu được dùng để  biếu, tặng, cho nhằm chuyển tải các giá trị  và quan hệ  xã hội. Về  giá trị  kinh tế: Hoạt động sản xuất,  kinh doanh đặc sản ẩm thực ở Nghệ An và Hà Tĩnh đem lại cơ hội việc làm, đảm bảo thu nhập ổn định  cho kinh tế hộ gia đình và làm thay đổi cơ cấu kinh tế ­ xã hội.  Về giá trị văn hóa: Đặc sản ẩm thực của  Nghệ An và Hà Tĩnh góp phần tạo nên bản sắc văn hóa ẩm thực của tiểu vùng văn hóa xứ Nghệ. 8. Đánh giá về tổng thể, hoạt động sản xuất, kinh doanh đặc sản ẩm thực từ năm 1986 đến năm   2010 đã  ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự  phát triển kinh tế  ­ xã hội ở  Nghệ  An và Hà Tĩnh. Trong quá trình   sản xuất, kinh doanh đặc sản  ẩm thực có sự  tăng cường hợp tác lao động sản xuất, tạo nên các vùng   nguyên liệu, vùng đặc sản ẩm thực và làm thay đổi cơ cấu kinh tế ­ xã hội của địa phương. Từ  đó, hoạt  động này thúc đẩy sự  phát triển việc làm, hình thành mối quan hệ, sự  kết nối giữa chủ cơ sở sản xuất   đặc sản  ẩm thực với một lực lượng lao động theo mùa vụ  và các đại lý kinh doanh khác ở  địa phương.   Như vậy, quá trình sản xuất, kinh doanh đặc sản ẩm thực Nghệ An và Hà Tĩnh thời kỳ đổi mới cũng tác  động đến cơ cấu xã hội ­ nghề nghiệp ở hai tỉnh này.  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2