Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ hợp tác giữa tỉnh Khăm Muộn (CHDCND Lào) và tỉnh Quảng Bình (CHXHCN Việt Nam) từ năm 1989 đến năm 2017
lượt xem 3
download
Luận án "Quan hệ hợp tác giữa tỉnh Khăm Muộn (CHDCND Lào) và tỉnh Quảng Bình (CHXHCN Việt Nam) từ năm 1989 đến năm 2017" hướng tới mục đích nhận diện tiến trình, thực tiễn và bản chất của quan hệ Khăm Muộn - Quảng Bình trong tổng thể quan hệ Lào - Việt giai đoạn 1989 - 2017.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ hợp tác giữa tỉnh Khăm Muộn (CHDCND Lào) và tỉnh Quảng Bình (CHXHCN Việt Nam) từ năm 1989 đến năm 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH LẠI THỊ HƢƠNG QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA TỈNH KHĂM MUỘN (CHDCND LÀO) VÀ TỈNH QUẢNG BÌNH (CHXHCN VIỆT NAM) TỪ NĂM 1989 ĐẾN NĂM 2017 Chuyên ngành: Lịch sử thế giới Mã số: 9229011 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ NGHỆ AN - 2021
- CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN CÔNG KHANH 2. PGS.TS. NGUYỄN THỊ HƢƠNG Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường tại Trường Đại học Vinh Vào hồi: giờ ngày tháng năm 2021 Có thể tìm hiểu Luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam; - Trung tâm Thông tin Thư viện Nguyễn Thúc Hào, Trường Đại học Vinh.
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quan hệ giữa Lào và Việt Nam là mối quan hệ đặc biệt vốn có từ lâu đời, được nhân dân hai nước xây dựng qua nhiều thế hệ. Từ khi hai nước có một Đảng Cộng sản (ĐCS) chung là ĐCS Đông Dương và sau đó được kế thừa bởi ĐCS Việt Nam, Đảng NDCM Lào; mối quan hệ này được lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước dày công vun đắp, trở thành mối quan hệ hữu nghị, hợp tác đặc biệt, thể hiện tình đoàn kết mẫu mực, trong sáng, thủy chung và bền vững. Mối quan hệ hữu nghị và hợp tác đặc biệt Lào - Việt Nam là nhân tố hết sức quan trọng góp phần quyết định thắng lợi của cách mạng hai nước. Quan hệ giữa hai nước Lào và Việt Nam được các tỉnh có chung đường biên giới, trong đó có Khăm Muộn và Quảng Bình giữ gìn và phát huy trên tất cả các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội, trở thành một trong những nhiệm vụ trọng yếu trong chiến lược phát triển của địa phương mình. Khăm Muộn và Quảng Bình có đường biên giới chung là dãy Trường Sơn dài hơn 180 km, có sự gần gũi mật thiết và có nhiều điểm tương đồng về địa lý, lịch sử và văn hoá. Hai tỉnh cùng có vị trí địa - chính trị quan trọng trong lịch sử và hiện tại. Tỉnh Quảng Bình và tỉnh Khăm Muộn đều nằm ở vị trí hẹp nhất ở miền Trung, giữa hai miền Nam - Bắc, nên có điều kiện để mở rộng hợp tác trên nhiều phương diện. Với vị trí đó, trong quá trình lịch sử, nhân dân hai tỉnh đã gắn kết và giúp đỡ lẫn nhau xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Đó cũng là những điều kiện tốt để hai bên mở rộng hợp tác một cách bền vững, lâu dài. Về lịch sử, quan hệ Khăm Muộn - Quảng Bình được hình thành rất sớm, nằm trong dòng chảy chung của mối quan hệ giữa hai dân tộc, hai nước Lào, Việt Nam. Trong thắng lợi chung của sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước có sự đóng góp đáng kể của nhân dân hai tỉnh. Bước vào thời kỳ hội nhập đổi mới, bên cạnh việc thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa, quan hệ đối ngoại giữa hai nước Lào và Việt Nam nói chung cũng như mối quan hệ hợp tác giữa Khăm Muộn và Quảng Bình nói riêng có bước phát triển mới. Đặc biệt, từ năm 1989 là thời điểm tỉnh Quảng Bình được tái lập, tạo điều kiện cho mối quan hệ giữa Khăm Muộn với Quảng Bình phát triển toàn diện và sâu sắc hơn. Từ thực tế lịch sử và những kết quả đạt được trong quan hệ hợp tác, cho thấy tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình đã bước đầu phát huy được lợi thế địa chiến lược. Tuy nhiên, điều này chưa tương xứng với tiềm năng của cả hai bên.
- 2 Nhằm giữ gìn, phát huy mối quan hệ đặc biệt giữa hai dân tộc Lào và Việt Nam nói chung, quan hệ giữa Khăm Muộn và Quảng Bình nói riêng, việc hệ thống lại tiến trình lịch sử của quan hệ hữu nghị, hợp tác đặc biệt giữa hai tỉnh là một việc làm cần thiết có ý nghĩa về mặt khoa học cũng như thực tiễn. Về mặt khoa học: Việc nghiên cứu đề tài quan hệ hợp tác giữa tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình sẽ góp phần làm rõ những nội dung quan trọng trong quan hệ giữa hai địa phương giai đoạn 1989 - 2017. Đồng thời, cần đi sâu làm sáng tỏ hơn những thành tựu, hạn chế trong quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh trên các lĩnh vực trong thời gian gần ba thập kỷ nêu trên; từ những điểm tương đồng và khác biệt của quan hệ Khăm Muộn - Quảng Bình so với quan hệ của các địa phương khác chung đường biên giới Lào - Việt để rút ra những điểm nổi bật riêng có của quan hệ giữa hai tỉnh này. Trên cơ sở đó, bức tranh về quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước Lào và Việt Nam sẽ được làm phong phú thêm. Về mặt thực tiễn: Cần cung cấp những luận cứ quan trọng khẳng định ý nghĩa to lớn của quan hệ hợp tác “đặc biệt” Lào - Việt Nam, cơ sở quan trọng cho việc làm sâu sắc hơn quan hệ song phương Khăm Muộn - Quảng Bình. Đồng thời, đây sẽ là nguồn tư liệu quý giá để giúp các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ của hai tỉnh có được sự nhận thức sâu sắc hơn về mối quan hệ đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa hai tỉnh. Đây có thể là nguồn tài liệu để giới nghiên cứu sử dụng, cán bộ giảng viên, sinh viên và học sinh khai thác trong việc nghiên cứu, học tập lịch sử tỉnh Quảng Bình và tỉnh Khăm Muộn. Kết quả nghiên cứu cũng sẽ góp phần giúp lãnh đạo tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình tham khảo làm cơ sở cho việc hoạch định trong các chủ trương đối ngoại trên các lĩnh vực giai đoạn tiếp theo. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề: “Quan hệ hợp tác giữa tỉnh Khăm Muộn (CHDCND Lào) và tỉnh Quảng Bình (CHXHCN Việt Nam) từ năm 1989 đến năm 2017” làm đề tài luận án tiến sĩ sử học của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích: Luận án hướng tới mục đích nhận diện tiến trình, thực tiễn và bản chất của quan hệ Khăm Muộn - Quảng Bình trong tổng thể quan hệ Lào - Việt giai đoạn 1989 - 2017. 2.2. Nhiệm vụ: Để thực hiện mục đích trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: - Phân tích những cơ sở và nhân tố tác động, ảnh hưởng, chi phối đến quan hệ hợp tác giữa tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình. - Hệ thống một cách chân thực, khách quan, khoa học tiến trình quan hệ hợp tác và phát triển giữa hai tỉnh trong những năm từ 1989 đến năm 2017 trên các lĩnh vực.
- 3 - Đưa ra những nhận xét về thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế đó trong quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh; nêu lên những điểm nổi bật trong quan hệ giữa tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình từ việc đối sánh quan hệ Khăm Muộn - Quảng Bình với quan hệ cặp đôi giữa các tỉnh chung đường biên giới của Lào và Việt Nam. - Nêu lên tác động của quan hệ Khăm Muộn - Quảng Bình giai đoạn 1989 - 2017 đối với từng tỉnh và đối với quan hệ giữa hai nước (Lào, Việt Nam). 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án là quan hệ hợp tác Khăm Muộn - Quảng Bình từ năm 1989 đến năm 2017 trên các lĩnh vực chính. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi thời gian: Luận án lấy mốc mở đầu năm 1989 là năm tỉnh Quảng Bình được tái lập từ tỉnh Bình Trị Thiên, khởi đầu cho sự phát triển quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh trong giai đoạn mới. Mốc kết thúc vào 2017 là năm kỷ niệm 40 năm ngày ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Lào (1977) và 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào (1962). Vào thời điểm này, quan hệ hợp tác giữa hai nước cũng như hai tỉnh Khăm Muộn - Quảng Bình đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, thể hiện rõ mối quan hệ “đặc biệt”, “toàn diện” . Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, để làm rõ hơn sự vận động và phát triển của quan hệ giữa hai tỉnh, ở một mức độ nhất định, luận án có đề cập đến những nội dung sự kiện trước và sau khoảng thời gian năm 1989 và năm 2017. - Phạm vi không gian: Đề tài luận án nghiên cứu trong không gian chính là tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình. Đây là hai tỉnh thuộc Trung Lào và Bắc Trung Bộ Việt Nam, có chung đường biên giới dài trên 180 km, có những nét tương đồng về tự nhiên, lịch sử, văn hóa - dân cư. Để có cái nhìn bao quát hơn, đề tài cũng đề cập đến không gian ở cả hai quốc gia (Lào và Việt Nam). - Phạm vi nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu mối quan hệ hợp tác giữa tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình trên các lĩnh vực chính: chính trị đối ngoại, an ninh quốc phòng, kinh tế (nông, lâm nghiệp, thương mại, đầu tư, giao thông vận tải, du lịch), văn hóa - xã hội (giáo dục - đào tạo, khoa học - môi trường, văn hóa, y tế, nhân đạo…). Ngoài phạm vi về mặt thời gian, không gian, nội dung kể trên, những vấn đề nội dung khác không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận: Luận án được tác giả thực hiện trên cơ sở vận dụng và quán triệt sâu sắc chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của
- 4 chủ nghĩa Mác - Lênin; vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách đối ngoại của ĐCS Việt Nam và Nhà nước CHXHCN Việt Nam về các vấn đề quốc tế, trước hết là các chính sách đối với Lào cũng như chủ trương đối ngoại của tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình. 4.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận án được thực hiện với phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic. Phương pháp lịch sử được sử dụng nhằm phục dựng đầy đủ, khách quan quá trình phát triển của quan hệ hợp tác giữa tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình theo chiều lịch đại từ năm 1989 đến năm 2017. Đó là sự phát triển mang tính liên tục, có tính kế thừa trong quá trình vận động của quan hệ hợp tác giữa hai địa phương. Phương pháp lôgic được sử dụng trong luận án với luận điểm khoa học nhằm xem xét, nghiên cứu, khái quát, lý giải các sự kiện của quan hệ giữa tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình. Từ đó rút ra kết luận, chỉ ra bản chất, những điểm nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình giai đoạn 1989 - 2017. Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành của kinh tế học, văn hóa học, khu vực học kết hợp với phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích và so sánh để tiếp cận, xử lí các nguồn tư liệu nhằm đánh giá sự kiện lịch sử một cách khách quan khoa học. Đồng thời, các phương pháp điền dã, điều tra xã hội học, phỏng vấn… cũng được sử dụng để giải quyết các nhiệm vụ mà đề tài đặt ra. 5. Nguồn tư liệu - Nguồn tài liệu gốc: + Báo cáo sơ kết, tổng kết quá trình hợp tác; các nghị quyết; các văn bản (biên bản ghi nhớ, biên bản hội đàm, biên bản làm việc giữa tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình từ năm 1989 đến năm 2017) lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ UBND tỉnh, Phòng lưu trữ Văn phòng Tỉnh ủy Quảng Bình, Sở Ngoại vụ tỉnh và các Sở, ban, ngành có liên quan (Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh; Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương, Sở Giáo dục và Đào tạo…). + Văn kiện của ĐCS Việt Nam và Đảng NDCM Lào; các bài viết, bài phát biểu của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ hai nước Lào và Việt Nam. Các văn kiện của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình giai đoạn 1989 - 2017. - Nguồn tài liệu tham khảo: Những công trình nghiên cứu gồm sách, báo, tạp chí (các bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành; các bài báo điện tử, các websites), luận văn, luận án... về quan hệ hợp tác giữa Lào và Việt Nam nói chung, giữa Khăm Muộn và Quảng Bình nói riêng có liên quan đến đề tài. - Nguồn tài liệu khác: gồm phim ảnh, bản đồ; tài liệu điền dã của tác giả qua chuyến đi khảo sát tại Khăm Muộn (tháng 4/2019) và khảo sát tại Cửa khẩu Quốc tế
- 5 Cha Lo - Nà Phàu và Cửa khẩu phụ Cà Roòng - Noọng Ma; tài liệu điều tra Xã hội học (phỏng vấn các lưu học sinh và cựu lưu học sinh Khăm Muộn đã và đang học tập tại các cơ sở đào tạo tỉnh Quảng Bình); gặp gỡ nhân chứng lịch sử có liên quan đến đề tài. 6. Đóng góp của Luận án - Luận án không chỉ phục dựng một cách tổng thể, khách quan, mà còn nghiên cứu toàn diện và sâu sắc về mối quan hệ hợp tác giữa tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình trong khoảng thời gian từ năm 1989 đến năm 2017. - Từ những thành tựu, hạn chế của quan hệ giữa tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình trong gần 30 năm (1989 - 2017), luận án đã nêu lên được những nguyên nhân căn bản nhất đưa đến những thành tựu và hạn chế đó. Cùng với đó, nêu lên những điểm nổi bật của quan hệ Khăm Muộn - Quảng Bình từ năm 1989 đến năm 2017. - Luận án sẽ là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cho những người có liên quan trong việc định hướng sự phát triển quan hệ giữa hai tỉnh trong thời gian tiếp theo. - Kết quả của luận án có thể là những kinh nghiệm cho quan hệ hợp tác giữa các tỉnh chung đường biên giới Lào - Việt Nam, cũng như góp phần vào sự phát triển quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam nói chung. - Đề tài góp phần lấp đầy một số mảng còn trống trong nghiên cứu lịch sử địa phương Khăm Muộn và Quảng Bình; góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, giáo dục cho các tầng lớp nhân dân, nhất là lớp trẻ về truyền thống quan hệ gắn bó giữa hai tỉnh, hai nước. Đây cũng là nguồn tư liệu tham khảo cho việc nghiên cứu giảng dạy và học tập về lịch sử hai nước Lào - Việt nói chung, lịch sử địa phương Khăm Muộn và Quảng Bình nói riêng. 7. Kết cấu của Luận án: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của Luận án được trình bày trong 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2. Cơ sở và nhân tố tác động đến quan hệ giữa tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình (1989 - 2017) Chương 3. Quan hệ giữa tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình trên các lĩnh vực (1989 - 2017) Chương 4. Nhận xét về quan hệ Khăm Muộn - Quảng Bình (1989 - 2017)
- 6 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Các công trình nghiên cứu quan hệ Lào - Việt Nam có liên quan gián tiếp đến quan hệ Khăm Muộn - Quảng Bình Quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Lào - Việt Nam, Việt Nam - Lào là chủ đề được khá nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Có thể kể đến một số công trình như: “Lược sử nước Lào” (1978) của Phan Gia Bền, Đặng Bích Hà; “Lịch sử Lào” (1998) của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á; Bộ sách “Đại cương lịch sử Việt Nam” do Trương Hữu Quýnh chủ biên tập 1, Đinh Xuân Lâm chủ biên tập 2, Lê Mậu Hãn chủ biên tập 3… đã phục dựng lại tiến trình lịch sử Lào, Việt Nam từ thời trung đại đến nay; ở mỗi thời kỳ, các tác giả đều đề cập đến mối quan hệ Việt - Lào, nhất là liên minh Việt - Lào trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân, đế quốc và xây dựng đất nước. Nếu quan hệ Việt - Lào đề cập rất sơ lược trong “Ngoại giao Việt Nam” của Lưu Văn Lợi (2004), thì tổng tập công trình “Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 1930 - 2007” (2012) đã khái quát quá trình hợp tác trong đấu tranh và xây dựng của nhân dân hai nước. Nội dung quan hệ Lào - Việt còn được thể hiện thông qua các hội thảo khoa học nhân kỷ niệm năm chẵn việc hai nước ký kết Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt - Lào và thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức: Hội thảo “40 năm quan hệ Việt - Lào, nhìn lại và triển vọng” (2002) tại Nghệ An; Hội thảo khoa học quốc tế “Tình đoàn kết đặc biệt, liên minh chiến đấu và sự hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Lào” (2007) tại Viêng Chăn. Gần đây, năm 2017, nhân kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 40 năm ngày ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Lào - Việt, ở Việt Nam đã diễn ra các hội thảo tại Phan Thiết và Sơn La. Kỷ yếu các hội thảo đăng tải nhiều bài viết có nội dung khoa học cao. Ngoài ra, liên quan đến nội dung đề tài ở mức độ quan hệ Việt - Lào còn có các sách chuyên khảo và công trình khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành như Nghiên cứu Quốc tế, nhất là Nghiên cứu Đông Nam Á. Bên cạnh đó, các công trình là luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước cũng đề cập khá đa dạng về mối quan hệ Việt - Lào. Nếu như Trần Cao Thành với luận án nghiên cứu “Lịch sử quá trình phát triển kinh tế - xã hội CHDCND Lào từ năm 1975 đến 1996” (2001), Nguyễn Thị Phương Nam với luận án về “Quan hệ Việt Nam - Lào 1975 - 2005” (2007)…, thì vấn đề quan hệ giữa các tỉnh chung đường biên giới hai nước Việt - Lào cũng bắt đầu được
- 7 đề cập đến: tác giả Bùi Văn Hào (2011) với luận án tiến sĩ “Quan hệ giữa các tỉnh Hủa Phăn, Xiêng Khoảng, Bôly Khămxay, Khăm Muộn của Lào với Nghệ An, Hà Tĩnh của Việt Nam từ năm 1976 đến năm 2007”; Nguyễn Trọng Tứ (2013) với luận án “Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với tỉnh Bôly Khămxay và Khăm Muộn (nước CHDCND Lào) từ năm 1991 đến năm 2010”; Đặng Thị Hồng Liên (2018) với luận án “Quan hệ Hủa Phăn (Lào) - Sơn La (Việt Nam) từ 1975 đến 2012”… Do hạn chế về công tác tư liệu từ phía tỉnh Khăm Muộn, nhất là ngôn ngữ tiếng Lào nên nguồn tài liệu mà tác giả tiếp cận được còn hạn chế. Ngoài một số công trình song ngữ do Đảng, Nhà nước và Bộ Quốc phòng hai nước phối hợp biên soạn, có thể kể đến một số công trình có đề cập đến lịch sử đất nước Lào, Đảng NDCM Lào như: Cuốn “Lịch sử nước Lào”, “Lịch sử Đảng NDCM Lào”, “Đoàn kết liên minh chiến đấu đặc biệt giữa quân đội hai nước Lào - Việt Nam, Việt Nam - Lào”…, trong đó có đề cập đến tình đoàn kết chiến đấu giữa hai dân tộc Lào - Việt nói chung và lực lượng vũ trang hai nước và Quân khu 4 nói riêng. Về tỉnh Khăm Muộn có “Lịch sử tỉnh Khăm Muộn” của Ủy ban Nghiên cứu, biên soạn lịch sử tỉnh Khăm Muộn (2015)... Đã có một số luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ của LHS Lào đã bảo vệ thành công ở Việt Nam, như Sayaxane Nounsavang (2011) với luận văn “Quan hệ hợp tác Lào - Việt Nam trong lĩnh vực văn hóa - giáo dục từ năm 1975 đến 2010”, Boungnok Keovongvichith (2016) với luận văn “Quan hệ hợp tác giáo dục và đào tạo Lào - Việt Nam từ 1992 đến 2014”; Nhotkhammani Souphanouvong (2016) với luận án tiến sĩ “Những nhân tố chi phối quan hệ đặc biệt Lào- Việt Nam từ 1986 đến 2011”… Dù chưa nhiều, nhưng quan hệ Lào - Việt Nam cũng được một số nhà nghiên cứu một số nước khác chú ý đề cập đến ở các góc độ, có thể kể đến một số công trình sau: “A History of Laos” (1998), “Historical Dictionary of Laos” (2008) của Martin Stuart-Fox; “Laos: Culture and Society” (1999) của Grant Evans. Các công trình “Indochine the people will win” (1970), “Post-war Laos: The Politics of Culture, History, and Identity” của Vatthana Pholsena… ít nhiều đề cập đến quan hệ Việt - Lào, mà chưa có công trình nào đề cập trực tiếp đến quan hệ Khăm Muộn - Quảng Bình. 1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến quan hệ Khăm Muộn - Quảng Bình Quan hệ Khăm Muộn - Quảng Bình từ năm 1989 đến năm 2017 là một biểu hiện phong phú của quan hệ đặc biệt, toàn diện Lào - Việt Nam. Tuy nhiên, đối với mối quan hệ giữa Khăm Muộn và Quảng Bình, các công trình nghiên cứu còn ít và lẻ tẻ. Đề cập trực tiếp đến lịch sử tỉnh Quảng Bình và quan hệ giữa hai tỉnh có các công trình tiêu biểu sau:
- 8 Cùng với cuốn “Lịch sử Quảng Bình” (2014) do TS. Nguyễn Khắc Thái chủ biên; Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình liên tiếp cho xuất bản 3 tập sách “Lịch sử Đảng bộ Quảng Bình tập I (1930-1954), tập II (1954-1975) và tập III (1975-2000)”; hai tập sách “Lịch sử Bộ đội biên phòng Quảng Bình” (1995, 2013), “Quảng Bình kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1945 - 1954” (1991), “Lịch sử Quảng Bình chống Mỹ cứu nước 1954 - 1975” (1994). Ngoài ra, còn có một số luận văn thạc sĩ có liên quan trực tiếp đến đề tài như: “Quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh Quảng Bình - Khăm Muộn 1976 - 2006” của Nguyễn Thị Hương Trà (2008), “Quan hệ Quảng Bình và Khăm Muộn trong việc hợp tác giải quyết vấn đề an ninh và phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới (1976 - 2010)” của Trần Hải Định (2011)… Tại địa phương tỉnh Quảng Bình cũng có một số sách đề cập đến chủ đề này, như Sở Khoa học & Công nghệ với “Lịch sử quan hệ đặc biệt Quảng Bình và Khăm Muộn, Savannakhet giai đoạn 1954 - 2015” (2017), Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tỉnh Quảng Bình phối hợp với Ban Tuyên huấn tỉnh Khăm Muộn với “Lịch sử quan hệ đặc biệt Quảng Bình - Khăm Muộn (1945 - 2015)” (2019). Những công trình trên trực tiếp đề cập đến quan hệ giữa hai tỉnh Quảng Bình - Khăm Muộn, không những ghi lại những chặng đường hợp tác trong lịch sử giữa hai tỉnh; mà còn có giá trị tư tưởng cao, giáo dục cho thế hệ trẻ biết và tiếp tục vun đắp, phát huy mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam nói chung cũng như Quảng Bình - Khăm Muộn nói riêng. Kết quả nghiên cứu của các công trình này đã cung cấp cho tác giả những cơ sở quan trọng trong quá trình phân tích, đánh giá những nét đặc thù trong quan hệ Khăm Muộn - Quảng Bình giai đoạn 1989 - 2017. 1.3. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu và những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết 1.3.1. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu Từ những công trình nói trên, chúng tôi nhận thấy đề tài “Quan hệ hợp tác giữa tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình từ năm 1989 đến năm 2017” đã được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập ở các khía cạnh và mức độ khác nhau. Trước hết, có thể nhận thấy rằng các công trình nghiên cứu có liên quan đến quan hệ Lào - Việt Nam khá phong phú. Các nhà nghiên cứu đã dựng lên được bức tranh tổng thể về quan hệ hữu nghị giữa hai nước trong quá trình lịch sử với những thành tựu, hạn chế. Đây sẽ là nguồn tài liệu bổ ích để chúng tôi tiếp tục kế thừa, sử dụng một số kết quả trong quá trình nghiên cứu đề tài. So với các công trình nghiên cứu ở Việt Nam, thì các công trình của học giả nước ngoài nghiên cứu quan hệ Lào - Việt còn tương đối khiêm tốn, rất ít công trình
- 9 chuyên khảo, đa phần mới dừng lại ở một số bài viết và nhất là chưa có một công trình nào đề cập trực tiếp đến quan hệ giữa hai tỉnh. Thứ hai, về quan hệ Khăm Muộn - Quảng Bình trên các lĩnh vực chính trị đối ngoại, an ninh quốc phòng, kinh tế, văn hóa - giáo dục… đã được đề cập ở một số công trình nghiên cứu, nhưng chỉ mới dừng lại ở mức độ khái quát, hoặc về một vài khía cạnh của nó. Đối với vấn đề Quan hệ hợp tác giữa tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình từ năm 1989 đến năm 2017 còn ít được nghiên cứu và tồn tại những vấn đề nghiên cứu chưa được làm rõ, nhất là chưa cập nhật đến thời điểm năm 2017 như yêu cầu đặt ra với luận án của chúng tôi. 1.3.2. Những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết Qua tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án, chúng tôi nhận thấy một số khoảng trống cần phải được tiếp tục tìm hiểu, phân tích một cách thấu đáo trên cơ sở kế thừa những thành quả nghiên cứu của các tác giả đi trước. Thứ nhất, phân tích những nhân tố và cơ sở tác động đến mối quan hệ Khăm Muộn - Quảng Bình giai đoạn 1989 - 2017. Trong đó, luận án tập trung làm rõ vị trí, mục tiêu chiến lược của hai bên tác động thế nào đến các lĩnh vực của mối quan hệ. Quan hệ Khăm Muộn - Quảng Bình không phải là một mối quan hệ riêng biệt, nhưng ngoài những nét chung (giống quan hệ cặp đôi của các tỉnh dọc biên giới khác) lại có những nét riêng, vì vậy, cần nghiên cứu sâu các nhân tố tác động dẫn đến điều này và lý giải nó một cách thỏa đáng. Thứ hai, luận án cần làm rõ những nội dung chính trong quan hệ hợp tác Khăm Muộn - Quảng Bình giai đoạn 1989 - 2017. Sự hợp tác giữa hai tỉnh đã thu được những thành tựu và còn có các hạn chế gì? Nguyên nhân của chúng. Làm được điều đó sẽ bổ sung cho những thiếu hụt của các công trình nghiên cứu trước đây chỉ nói đến một số thành tựu hoặc một lĩnh vực nhất định nào đó. Nhờ đó mà luận án tái hiện lại một cách đầy đủ, khách quan và khoa học quan hệ giữa tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình từ 1989 đến 2017 trên tất cả các mặt. Thứ ba, luận án sẽ đánh giá, khái quát những điểm nổi bật của mối quan hệ giữa tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình giai đoạn 1989 - 2017, chỉ ra tác động của mối quan hệ này đối với hai tỉnh và quan hệ giữa hai nước. Như vậy, vấn đề quan hệ hợp tác Khăm Muộn - Quảng Bình từ năm 1989 đến năm 2017 gần như chưa được đề cập đầy đủ và toàn diện. Kế thừa kết quả mà các tác giả đi trước đã làm và bổ sung những thiếu hụt trong nghiên cứu vấn đề, chúng tôi quyết định chọn: Quan hệ hợp tác giữa tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình từ năm 1989 đến năm 2017 làm đề tài nghiên cứu của mình.
- 10 Chƣơng 2 CƠ SỞ VÀ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ GIỮA TỈNH KHĂM MUỘN VÀ TỈNH QUẢNG BÌNH (1989 - 2017) Trong chương này, luận án đề cập đến các cơ sở và nhân tố của quan hệ Khăm Muộn - Quảng Bình giai đoạn 1989 - 2017 về các phương diện: 2.1. Về địa - chính trị, kinh tế Tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình có đường biên giới chung dài hơn 180 km. Từ sự gần gũi về vị trí địa lý, tương đồng về điều kiện tự nhiên, hai tỉnh đều có vị trí địa - chính trị hết sức quan trọng là địa bàn chiến lược trọng yếu của nhau, cùng nhau hợp tác trong quá trình đấu tranh chống xâm lược cũng như trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Đều là tỉnh nhỏ hẹp và có xuất phát về trình độ kinh tế - xã hội tương đối thấp so với các địa phương khác của hai nước Lào và Việt Nam. Cùng với những thuận lợi do tiềm năng dồi dào, khó khăn về điều kiện tự nhiên ảnh hưởng khá lớn đến kinh tế nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo của cư dân tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình. Đây là những cơ sở quan trọng để hai tỉnh tiến hành quan hệ hợp tác, giúp đỡ nhau cùng phối hợp phát huy thế mạnh, hạn chế trở ngại của điều kiện tự nhiên, kinh tế nhằm phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. 2.2. Từ góc độ văn hóa - xã hội và dân cƣ: Bên cạnh những sắc thái văn hóa riêng của mỗi tộc người, cư dân hai tỉnh có những điểm tương đồng về truyền thống, tập quán, sự gần gũi tộc người của một số sắc tộc (các tộc Bru, Chứt ở Quảng Bình và ở Khăm Muộn). Đây là một yếu tố quan trọng để lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng cư dân vùng biên giới hai tỉnh; tạo nên sợi dây gắn kết bền chặt tự nhiên trong quá khứ và hiện tại, góp phần vun đắp nên tình cảm đặc biệt giữa nhân dân hai tỉnh, giúp họ đoàn kết trong lao động sản xuất và trong đấu tranh. 2.3. Quan hệ Khăm Muộn - Quảng Bình trƣớc năm 1989 Từ nhu cầu bức thiết của việc phối hợp chống kẻ thù chung, nhất là chủ nghĩa đế quốc, thực dân, Khăm Muộn và Quảng Bình đã sớm liên minh chiến đấu, hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong cuộc kháng chiến chống Pháp, rồi chống Mỹ và sự hợp tác xây dựng đất nước trong hòa bình từ năm 1975 đến năm 1989. Những thành tựu trong quan hệ hợp tác thời kỳ này còn có những hạn chế, nhưng là nền tảng cho sự phát triển mối quan hệ hợp tác đặc biệt, toàn diện trong thời gian kế tiếp giữa hai tỉnh nói riêng cũng như hai nước nói chung. Nói cách khác, mối quan hệ hữu nghị giữa tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình xuất phát từ yêu cầu tất yếu của công cuộc giải
- 11 phóng dân tộc và tiến bộ xã hội của hai dân tộc Lào và Việt Nam nói chung cũng như của hai tỉnh Khăm Muộn - Quảng Bình nói riêng. 2.4. Chủ trƣơng đối ngoại của Lào, Việt Nam giai đoạn 1989 - 2017 Mối quan hệ đặc biệt, toàn diện giữa hai nước Lào - Việt Nam diễn ra ngày càng sôi động với nội dung phong phú, quy mô lớn. Điều này được thể hiện rõ nét qua các kỳ Đại hội của ĐCS Việt Nam, các chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam tới Lào. Tiếp sau đó là cuộc gặp của các đoàn Nhà nước và các bộ, ngành, địa phương hai nước Lào - Việt Nam. Thông qua các cuộc viếng thăm chính thức thường xuyên của các nhà lãnh đạo, hai nước đều khẳng định quyết tâm duy trì và phát triển quan hệ Lào -Việt Nam. Đây chính là cơ sở quan trọng tạo tiền đề chính trị và sự tin cậy cần thiết để các bên đẩy mạnh quan hệ hợp tác ở các lĩnh vực khác nhau. Đồng thời, nó cũng là nhân tố để các địa phương chung đường biên giới hai nước Việt - Lào tiếp tục phát triển mối quan hệ. Từ cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, lãnh đạo của Đảng, Nhà nước Lào và Việt Nam xác định cần thiết phải củng cố, tăng cường có hiệu quả và chất lượng mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước. Hai nước nhiều lần đề cập đến việc “tăng cường sự hợp tác toàn diện giữa hai nước theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, bình đẳng cùng có lợi và giúp đỡ lẫn nhau; đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào trên cơ sở phát huy tinh thần độc lập, tự chủ và ý thức tự cường, hợp tác bình đẳng và cùng có lợi, kết hợp thỏa đáng tính chất đặc biệt của quan hệ Việt Nam - Lào với thông lệ quốc tế, vì sự phát triển phồn vinh của mỗi nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở Đông Nam Á và thế giới”. Những thành tựu đạt được trong quan hệ hợp tác Lào - Việt Nam đã và đang góp phần tích cực cho sự phát triển của hai quốc gia. Hòa trong dòng chảy chung của quan hệ Lào - Việt Nam, mối quan hệ giữa hai tỉnh Khăm Muộn và Quảng Bình cũng được củng cố vững chắc hơn. Chính sách của hai Nhà nước, từ năm 1989 đến năm 2017 được tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình vận dụng để có những định hướng cho chủ trương đối ngoại của mình. 2.5. Tình hình kinh tế - xã hội và chủ trƣơng đối ngoại của Khăm Muộn và Quảng Bình Hai tiểu mục này đề cập đến nội dung tương tự là trong giai đoạn 1989 - 2017, tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình đều có mức tăng trưởng kinh tế thường xuyên tương đối cao, thu nhập bình quân đầu người đạt khá. Cơ cấu kinh tế giữa các ngành
- 12 của tỉnh Khăm Muộn được chuyển dịch rõ nét. Kết quả phát triển kinh tế, nhất là mức tăng trưởng khá cao của Khăm Muộn đã góp phần giữ vững sự ổn định về chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Trong bối cảnh mới, cả tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình cần thiết phải có những điều chỉnh chủ trương đối ngoại thích hợp, đồng thời xác định đúng những lĩnh vực ưu tiên trong quan hệ giữa hai tỉnh với nhau, nhằm phát triển hợp tác xứng đáng với tiềm năng và mong muốn của lãnh đạo và nhân dân hai tỉnh. Chủ trương đối ngoại của tỉnh Quảng Bình đối với tỉnh Khăm Muộn, cũng như của tỉnh Khăm Muộn đối với Quảng Bình được xây dựng dựa trên mục tiêu củng cố, phát triển các mối quan hệ sẵn có, mở rộng và đi vào chiều sâu quan hệ hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế, cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường công tác vận động viện trợ, mở rộng giao lưu hợp tác về thương mại, du lịch và văn hóa. Chủ trương của Đảng bộ hai tỉnh đã được chính quyền hai tỉnh kịp thời quán triệt và cụ thể hóa bằng việc xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cùng với việc ban hành nhiều cơ chế, chính sách nêu trên đã tạo chuyển biến mạnh mẽ trong trong việc thực thi các nội dung hợp tác giữa tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình. 2.6. Tình hình thế giới và khu vực giai đoạn 1989 - 2017 Bên cạnh những tác động nói trên, bối cảnh phức tạp của quốc tế và khu vực cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI đã tác động và chi phối đến quan hệ Lào - Việt nói chung và Khăm Muộn - Quảng Bình nói riêng. Sự cạnh tranh mở rộng phạm vi ảnh hưởng của một số nước lớn ở Lào, nhất là những toan tính từ Trung Quốc, Mỹ cùng với xu thế hòa bình, hợp tác, phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa, nhu cầu hợp tác giải quyết những vấn đề toàn cầu bức thiết... đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức mới đan xen cho quan hệ Lào - Việt nói chung và Khăm Muộn - Quảng Bình nói riêng. Một mặt, điều đó thúc đẩy quan hệ song phương giữa phía Lào và phía Việt Nam ngày càng liên kết chặt chẽ với nhau. Mặt khác, cũng cần nhận thấy rằng, cục diện cạnh tranh của bối cảnh quốc tế và khu vực, cũng tác động không thuận chiều đến quan hệ giữa hai nước và hai tỉnh trong bối cảnh mới. Như vậy, quan hệ hữu nghị hợp tác giữa tỉnh Khăm Muộn (Lào) và tỉnh Quảng Bình (Việt Nam) giai đoạn 1989 - 2017 được củng cố và phát triển dựa trên những cơ sở vững chắc và chịu tác động bởi nhiều nhân tố. Trong những cơ sở và nhân tố nói trên, có một số mặt đan xen. Chúng vừa có những tác động thuận chiều, nhưng đôi khi cũng gây khó khăn cho sự phát triển của mối quan hệ giữa tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình.
- 13 Chƣơng 3 QUAN HỆ GIỮA TỈNH KHĂM MUỘN VÀ TỈNH QUẢNG BÌNH TRÊN CÁC LĨNH VỰC (1989 - 2017) 3.1. Chính trị đối ngoại, an ninh quốc phòng và công tác biên giới Về mặt chính trị đối ngoại: tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình tăng cường các cuộc thăm viếng lẫn nhau, hội đàm các cấp để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, giao lưu gặp gỡ nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn của hai dân tộc là những biện pháp có tác dụng thúc đẩy quan hệ đoàn kết đặc biệt giữa hai tỉnh. Quan hệ Khăm Muộn - Quảng Bình không chỉ thực hiện ở cấp tỉnh, hai tỉnh đã thiết lập được quan hệ ở cấp huyện, xã, thôn, bản. Cùng với đó là việc thiết lập quan hệ hữu nghị của các tổ chức đoàn thể giữa hai tỉnh cũng như các hoạt động giao lưu, kết nghĩa giữa các đơn vị, cơ quan… Đó là các cuộc gặp gỡ và làm việc từ các cấp, ngành của hai bên. Trên cơ sở đó, quan hệ hợp tác trên lĩnh vực chính trị giữa Khăm Muộn và Quảng Bình dần đi vào chiều sâu. Về an ninh quốc phòng và công tác biên giới, hai tỉnh đã có sự phối hợp tốt, làm cho an ninh biên giới thuộc địa bàn hai tỉnh quản lý đảm bảo. Trong giai đoạn 1989 - 2017, lực lượng biên phòng hai tỉnh đã hợp tác chặt chẽ với nhau triệt phá nhiều đường dây buôn bán hàng lậu, hàng quốc cấm và về căn bản chấm dứt được tình trạng vượt biên trái phép, góp phần giữ vững an ninh vùng biên giới. Hệ thống cột mốc biên giới Lào - Việt ở khu vực giữa tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình được sửa chữa, tôn tạo và xây dựng mới đã hoàn thành. Việc xây dựng đường biên giới hòa bình ổn định kết hợp với các biện pháp phối hợp nhằm giữ gìn an ninh trật tự tuyến biên giới, đấu tranh phòng, chống các thế lực phản động, “diễn biến hòa bình”, thu được những kết quả đáng kể. 3.2. Kinh tế Trong khuôn khổ hợp tác kinh tế giữa tỉnh Quảng Bình và tỉnh Khăm Muộn, lĩnh vực nông, lâm nghiệp được đặc biệt quan tâm và ưu tiên phát triển. Bởi lẽ, lĩnh vực này không chỉ là thế mạnh, tiềm năng sẵn có của Khăm Muộn và Quảng Bình, mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế của cả hai tỉnh. Trong quá trình hợp tác phát triển nông, lâm nghiệp, tỉnh Quảng Bình còn phối hợp với tỉnh Khăm Muộn xây dựng mô hình thí điểm phát triển nông nghiệp gắn với nông thôn mới tại vùng, miền đặc trưng như miền núi, đồng bằng, trung du. Đồng thời, các dự án về điện, đường, trường, trạm được triển khai ở nhiều địa phương làm cho đời sống của nhân dân Khăm Muộn từng bước được đổi thay.
- 14 Hợp tác thương mại - đầu tư cũng được hai tỉnh chú trọng. Những kết quả đạt được trong quan hệ thương mại đầu tư đã góp phần đáng kể vào việc cải thiện đời sống nhân dân hai tỉnh, đồng thời tạo điều kiện để hai tỉnh đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế cũng như góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại - đầu tư của hai nước Lào, Việt Nam. Về giao thông vận tải: Do kết cấu hạ tầng của cả hai tỉnh, nhất là Khăm Muộn còn thấp do tiến độ xây dựng chậm và thiếu tính đồng bộ, nên hợp tác về giao thông vận tải chiếm vị trí hết sức quan trọng, được lãnh đạo hai tỉnh xếp vào hàng ưu tiên. Những kết quả hợp tác đạt được trong lĩnh vực giao thông vận tải từ 1989 đến 2017 không những tạo điều kiện thông thương giữa hai nước, giúp Lào có đường ra biển và góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế của cả hai tỉnh, góp phần nâng cao đời sống, trình độ dân trí của cư dân các xã vùng cao dọc các tuyến giao thông qua Lào. Hợp tác phát triển du lịch là lĩnh vực hợp tác có nhiều thuận lợi, bởi giữa hai tỉnh có sự gần gũi về địa lý, văn hóa - lịch sử; đồng thời xuất phát từ tình cảm, nhu cầu giao lưu và làm giàu thêm sắc thái văn hóa của mỗi bên. Có thể nói, hoạt động hợp tác trong lĩnh du lịch cũng như giao thông vận tải nói trên đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của thương mại và xúc tiến đầu tư. Tuy nhiên, những kết quả đạt được trong hợp tác giữa hai tỉnh trên lĩnh vực du lịch, dịch vụ vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng du lịch của mỗi tỉnh. Sự hợp tác không chỉ giới hạn ở phạm vi tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình mà còn mở rộng sang các đối tác mới, đặc biệt là Thái Lan trong việc phối hợp khai thác lợi thế Đường 12, cảng biển sông Gianh và cảng Hòn La, Đường 9 để phát triển kinh tế. Như vậy, hợp tác kinh tế giữa tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình trong thời kỳ 1989 - 2017 có sự chuyển biến không ngừng. Nét nổi bật trong hợp tác kinh tế lúc này là sự chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang hạch toán kinh doanh cùng có lợi, từ quan hệ kinh tế viện trợ nhỏ lẻ sang quan hệ đối tác kinh tế bằng việc xây dựng chiến lược trong từng giai đoạn cụ thể, thông qua các chương trình, dự án, tập trung ưu tiên vào lĩnh vực mà phía Khăm Muộn cần. Đây cũng là thời kỳ mà hợp tác kinh tế có bước phát triển cao và toàn diện hơn, đáp ứng bước đầu yêu cầu đổi mới hội nhập kinh tế. 3.3. Giáo dục - đào tạo và khoa học - môi trƣờng Những kết quả đạt được trong hợp tác giáo dục - đào tạo giữa tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình thời gian qua là hết sức to lớn, nhất là trong bối cảnh khó khăn về nhiều mặt, về kinh tế là những tỉnh thuộc miền Trung nghèo khó của hai nước. Nét nổi bật trong sự hợp tác này là việc tỉnh Quảng Bình giúp đào tạo nguồn
- 15 nhân lực cho tỉnh Khăm Muộn. Hợp tác về giáo dục - đào tạo về căn bản là tương xứng với một số lĩnh vực hợp tác khác giữa hai tỉnh như: chính trị đối ngoại, kinh tế và các lĩnh vực khác... Đây là một biểu hiện rất cụ thể và thiết thực cho cho mối quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai nước Lào và Việt Nam nói chung, cũng như tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình nói riêng. Có thể nói, so sánh quan hệ hợp tác trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo giữa các tỉnh cùng biên giới như Thanh Hóa - Hủa Phăn, Nghệ An - Xiêng Khoảng, Hà Tĩnh - Bôly Khămxay, Quảng Trị - Savannakhet..., có thể thấy quan hệ giữa tỉnh Quảng Bình và tỉnh Khăm Muộn thực sự là một điểm sáng. Khoa học - môi trường là lĩnh vực khá mới mẻ trong quan hệ hợp tác giữa tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình. Các cơ quan chuyên ngành của hai tỉnh đã triển khai một số dự án tại tỉnh Khăm Muộn, giúp tập huấn và chuyển giao các ứng dụng công nghệ cho cán bộ Khăm Muộn; cùng hợp tác tham gia Diễn đàn đa dạng sinh học tiểu vùng (UNDP/RAS 93/102) và Dự án Liên kết Hin Nam No và Phong Nha - Kẻ Bàng thông qua bảo tồn song hành (gọi tắt là Dự án LINC); tổ chức Hội thảo Khoa học về Hợp tác bảo tồn liên biên giới. Mặc dù hợp tác về khoa học - công nghệ giữa hai tỉnh chưa có dấu ấn thật đậm nét, số lượng các dự án chưa nhiều… nhưng kết quả ứng dụng từ các dự án mang lại có ý nghĩa lớn, nhất là đối với nhân dân ở các vùng sâu vùng xa. 3.4. Các lĩnh vực khác Văn hóa là lĩnh vực hợp tác quan trọng, lâu dài và nhiều thuận lợi, bởi hai tỉnh gần gũi nhau về địa lý, văn hóa, lịch sử. Xuất phát từ tình cảm, nhu cầu giao tiếp và làm giàu thêm sắc thái văn hóa của mỗi dân tộc, các hoạt động hợp tác trên lĩnh vực văn hóa giữa tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình diễn ra thường xuyên hơn. Cùng với công cuộc đổi mới của hai nước, hợp tác giao lưu văn hóa, trong giai đoạn này không chỉ đơn thuần là sự hợp tác, giúp đỡ nhau mà còn là sự hợp tác gắn với nền kinh tế thị trường. Các hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật được diễn ra sôi nổi giữa hai tỉnh với nội dung chủ yếu là các chương trình giới thiệu sâu rộng về quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào. Các chương trình được xây dựng nhân dịp các ngày lễ lớn, mít-tinh, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm để phổ biến và truyền lại những hiểu biết sâu sắc về tình cảm, truyền thống quan hệ đặc biệt giữa hai nước Lào - Việt cũng như quan hệ lâu đời giữa hai tỉnh. Hợp tác y tế giữa tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình từ năm 1989 đến năm 2017, ngoài công tác đào tạo LHS các tỉnh của Lào sang học tập từ năm học 2014 - 2015 tại Trường Trung cấp Y tế Quảng Bình, chủ yếu tập trung vào hai phương diện: hợp tác nâng cao sức khỏe cho cư dân vùng biên giới và tỉnh Quảng Bình giúp tỉnh
- 16 Khăm Muộn đào tạo bồi dưỡng cán bộ y tế. Nhìn chung, trong điều kiện y tế của cả hai tỉnh đang còn nhiều khó khăn, những hoạt động hợp tác trên đã khẳng định sự đoàn kết giữa chính quyền, nhân dân hai tỉnh. Một hoạt động có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quan hệ Khăm Muộn - Quảng Bình là hoạt động quy tập hài cốt liệt sĩ Việt Nam tại tỉnh Khăm Muộn về nước. Từ khi được tái lập năm 1989, tỉnh Quảng Bình đã thành lập Ban Công tác đặc biệt với nòng cốt là Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh phối hợp với sự tham gia của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cùng một số ban, ngành liên quan của tỉnh. Mặc dù quá trình tìm kiếm có những khó khăn vất vả do điều kiện thời tiết, địa hình hiểm trở, dấu tích mộ táng phai mờ, nhưng nhờ sự hợp tác, giúp đỡ tận tình từ chính quyền các cấp và nhân dân tỉnh Khăm Muộn, lực lượng tìm kiếm, cất bốc hài cốt liệt sĩ luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: từ năm 1989 đến năm 2017, số lượng hài cốt được quy tập là 4.922. Lễ tiễn đón, giao - nhận và an táng được phối hợp tổ chức một cách trang trọng, chu đáo tại Nghĩa trang liệt sĩ Ba Dốc theo nghi thức của nhà nước; thể hiện sự tri ân sâu sắc của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình đối với sự hy sinh của các chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam trong cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc của Việt Nam, Lào. Cũng trong những năm từ sau ngày tái lập tỉnh Quảng Bình, sự hợp tác với tỉnh Khăm Muộn còn được thể hiện ở tinh thần nhân đạo tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình đã có nhiều hoạt động cứu trợ hỗ trợ nhau để khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Với truyền thống đoàn kết đặc biệt, quan hệ hợp tác hữu nghị giữa tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình tiếp tục được phát huy trong giai đoạn mới, ngoài những lợi ích riêng thì các nội dung hợp tác còn thể hiện tính nhân văn hết sức sâu sắc. Với những kết quả đạt được, có thể nói, sự hợp tác giữa tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình giai đoạn 1989 - 2017 phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu; phát triển một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, trong đó hợp tác trong lĩnh vực chính trị, an ninh quốc phòng được xem là cơ sở và nền tảng, nhiệm vụ hợp tác trên lĩnh vực kinh tế được xem là lĩnh vực trọng tâm tạo động lực cho quan hệ hợp tác trên tất cả các lĩnh vực phát triển lên tầm cao mới.
- 17 Chƣơng 4 NHẬN XÉT VỀ QUAN HỆ KHĂM MUỘN - QUẢNG BÌNH (1989 - 2017) 4.1. Thành tựu và hạn chế Nhìn lại quá trình hợp tác giữa tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình trong thời gian nói trên, có thể thấy được những thành tựu to lớn sau: Thành tựu nổi bật thể hiện rõ nhất là trong lĩnh vực chính trị đối ngoại, quốc phòng an ninh, biên giới, vì đây là lĩnh vực hợp tác được ưu tiên hàng đầu, xuyên suốt trong quan hệ Khăm Muộn - Quảng Bình từ 1989 đến 2017. Việc phối hợp nhuần nhuyễn giữa hai tỉnh khiến cho an ninh biên giới được đảm bảo, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng đường biên giới chung hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của hai tỉnh. Về kinh tế, bên cạnh tiếp tục củng cố sự hợp tác kinh tế vốn có từ trước, quan hệ giữa hai tỉnh trên lĩnh vực kinh tế từ năm 1898 trở đi có những đột phá. Cùng với việc đẩy mạnh hai lĩnh vực hợp tác truyền thống là nông lâm nghiệp và giao thông vận tải, một số lĩnh vực hợp tác mới như thương mại, đầu tư, du lịch đã được hai bên triển khai thực hiện và thu được nhiều thành tựu có ý nghĩa. Nét nổi bật trong hợp tác kinh tế lúc này là sự chuyển đổi từ quan hệ kinh tế viện trợ nhỏ lẻ sang quan hệ đối tác kinh tế. Sự hợp tác kinh tế không chỉ giới hạn ở phạm vi tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình mà còn mở rộng sang các đối tác mới, nhất là Thái Lan. Hợp tác trên lĩnh vực giáo dục - đào tạo giữa hai tỉnh có sự chuyển biến hết sức tích cực, tăng tiến về số lượng và chất lượng. Hợp tác giáo dục - đào tạo giữa hai tỉnh được thể hiện ở hệ thống các văn bản ký hàng năm; số lượng, chất lượng đào tạo LHS ở các ngành học; các chính sách ưu đãi của tỉnh Quảng Bình đối với LHS tỉnh Khăm Muộn; sự hỗ trợ, giúp đỡ của Quảng Bình đối với giáo dục tỉnh Khăm Muộn... Việc mở rộng đối tượng tuyển sinh LHS Lào tham gia học tập tại Quảng Bình theo diện tự túc là hoạt động thiết thực nhằm thắt chặt mối quan hệ Việt - Lào, nâng cao vị thế, uy tín của các trường chuyên nghiệp trên địa bàn Quảng Bình trong việc đào tạo LHS. Việc đào tạo nguồn nhân lực giúp Lào hình thành ngũ lao động có chất lượng cao, góp phần trực tiếp vào sự nghiệp xây dựng đất nước. Chính họ là hạt nhân góp phần làm sâu sắc tình hữu nghị giữa tỉnh Quảng Bình với Khăm Muộn và các tỉnh khác của Lào. Hợp tác trong lĩnh vực văn hóa diễn ra sôi nổi, giới thiệu sâu rộng về quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam. Các chương trình được xây dựng nhân dịp các ngày lễ lớn, mít-tinh, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm đáp ứng kịp thời nhu cầu sinh hoạt và giải trí ngày càng cao của các tầng lớp nhân dân. Hợp tác y tế giữa tỉnh Khăm Muộn và tỉnh
- 18 Quảng Bình vẫn thường xuyên được củng cố và tăng cường bằng nhiều biện pháp khác nhau. Hợp tác trong lĩnh vực nhân đạo giữa tỉnh Khăm Muộn và Quảng Bình được tiến hành thường xuyên. Bên cạnh những thành tựu, quan hệ hợp tác giữa tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình giai đoạn 1989 - 2017 vẫn còn tồn tại những hạn chế. Trong lĩnh vực quốc phòng an ninh và công tác biên giới, do địa hình vùng biên phức tạp, phương tiện hạn chế, trình độ dân trí thấp, nên tuyến biên giới giữa hai tỉnh vẫn là một trong những điểm nóng về tình trạng buôn bán hàng lậu, hàng quốc cấm và vượt biên trái phép. Hàng hoá của Thái Lan vẫn tiếp tục tràn qua các tỉnh của Lào, qua Cửa khẩu Cha Lo để xâm nhập vào thị trường hàng hóa Quảng Bình và các tỉnh thành khác của Việt Nam. Hoạt động buôn bán ma tuý hoạt động ngày càng tinh vi, gây không ít khó khăn cho công tác của các lực lượng chức năng. Tình trạng vượt biên trái phép để trốn tránh pháp luật hoặc để khai thác lâm sản, tìm trầm, săn bắt động vật quí hiếm vẫn còn tiếp diễn. Trong lĩnh vực kinh tế, nhìn chung kết quả đạt được vẫn chưa thỏa mãn với tiềm năng sẵn có cũng như nhu cầu của hai tỉnh đặt ra, hiệu quả trong hợp tác kinh tế chưa cao. Hợp tác nông lâm nghiệp chưa tạo ra được sự đột phá để chuyển sang nền nông nghiệp hiện đại. Hoạt động thương mại qua các cửa khẩu chưa thực sự ổn định trên thị trường tỉnh Khăm Muộn và ngược lại. Cơ cấu mặt hàng XNK vẫn chưa đa dạng, phụ thuộc vào một số mặt hàng chủ lực. Từ năm 2010, mặc dù hai tỉnh đã tạo cơ chế thông thương cho việc trao đổi hàng hóa giữa hai bên, nhưng do nhu cầu thị trường thấp, việc giao lưu trao đổi hàng hóa vẫn còn ít và nghiêng về phía nhập khẩu từ Khăm Muộn vào Quảng Bình. Cửa khẩu Cha Lo - Nà Phàu dù đã được nâng cấp nhưng so với các cặp cửa khẩu trên tuyến biên giới Lào - Việt Nam vẫn còn những hạn chế. Hợp tác trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo vẫn còn những tồn tại: tình trạng thiên về việc Quảng Bình giúp đỡ đối với Khăm Muộn; những trở ngại trong quá trình triển khai thực hiện nội dung ký kết chưa đồng bộ; việc sử dụng tiếng Việt của LHS còn thấp. Hợp tác trong lĩnh vực y tế vẫn chủ yếu được thực hiện theo vụ việc và theo yêu cầu từ phía các tỉnh của Lào là chính, chưa có chiến lược hợp tác dài hạn trong công tác phòng chống các bệnh dịch nguy hiểm. Công tác nhân đạo còn gặp một số khó khăn như phương tiện giao thông đi lại. Trong triển khai quan hệ hợp tác, sự hợp tác giữa tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình được mở rộng, mang tính chất toàn diện và tích cực. Nhưng nếu so sánh trong tổng thể mối quan hệ giữa các cặp quan hệ địa phương khác thì có thể thấy, có nhiều nội dung triển khai trong quan hệ hợp tác giữa tỉnh Khăm Muộn và tỉnh Quảng Bình chưa thực sự đi vào chiều sâu và nổi trội.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 312 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 291 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 187 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 279 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 272 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 156 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 183 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 61 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 208 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 21 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 9 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 28 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn