intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ Nga – Nhật Bản về vấn đề Triều Tiên và Mãn Châu cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:31

114
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với đề tài "Quan hệ Nga – Nhật Bản về vấn đề Triều Tiên và Mãn Châu cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX", luận án hướng đến mục tiêu trình bày, phân tích, lý giải một cách hệ thống, toàn diện về sự hình thành, phát triển mâu thuẫn giữa hai đế quốc Nga và Nhật Bản về vấn đề Triều Tiên, Mãn Châu và quá trình giải quyết mâu thuẫn này của hai nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Lịch sử: Quan hệ Nga – Nhật Bản về vấn đề Triều Tiên và Mãn Châu cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ­­­­­­­­­­ NGUYỄN PHƯƠNG MAI QUAN HỆ NGA – NHẬT BẢN VỀ VẤN ĐỀ TRIỀU TIÊN VÀ  MÃN CHÂU CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX Chuyên ngành: Lịch sử thế giới Mã số: 62.22.03.11 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
  2. HÀ NỘI ­ 2016 Luận án được hoàn thành tại: Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Người hướng dẫn khoa học:  1. PGS.TS Lại Bích Ngọc 2. TS Dương Duy Bằng Phản biện 1: PGS. TS Đinh Công Tuấn Tạp chí nghiên cứu châu Âu Phản biện 2:  PGS. TSKH Trần Khánh Viện nghiên cứu Đông Nam Á Phản biện 3: PGS. TS Nguyễn Hoàng Giáp Học viện CTQG Hồ Chí Minh Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại  Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Vào hồi……giờ……ngày…….tháng…….năm 2016
  3. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: 1. Thư viện Quốc gia 2. Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
  4. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cuối thế  kỉ  XIX, chủ  nghĩa tư  bản chuyển dần từ  giai đoạn tự  do cạnh tranh   sang giai đoạn đế quốc. Những nhu cầu về vốn, nhân công, nguyên liệu, thị trường đã   thúc đẩy các nước tư bản đua nhau xâm chiếm thuộc địa. Đế quốc Nga và Nhật Bản  cũng không nằm ngoài bối cảnh đó. Tuy nhiên, hai nước này lại có cùng mục tiêu  trong chính sách bành trướng, xâm lược thuộc địa, đó chính là bán đảo Triều Tiên và   khu vực Mãn Châu thuộc Đông Bắc Á. Đối với Nga, Triều Tiên và Mãn Châu chính là cửa ngõ phía đông. Khu vực này  rất giàu có về  tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực mà bất kì một nước tư  bản  nào cũng thèm muốn. Hơn hết, Triều Tiên và Mãn Châu sở  hữu những cảng biển  không   bị   đóng   băng   trong   mùa   đông   mà   Nga   vô   cùng   khao   khát   như   Lữ   Thuận,   Masampo, Pusan. Thật không may mắn cho Nga khi lãnh thổ  rộng lớn của đế  quốc   trải dài từ biên giới với Ba Lan ở phía Tây đến Thái Bình Dương ở phía Đông, bị bao   bọc bởi những vùng biển đóng băng và những vùng biển luôn xảy ra tranh chấp căng   thẳng giữa các cường quốc hải quân hàng đầu thế giới. Năm 1860, Nga xây dựng hải   cảng Vladivostok bên bờ Thái Bình Dương nhưng cảng này cũng chỉ hoạt động được   vài tháng trong một năm. Vì vậy, việc tìm kiếm những cảng nước  ấm cho sự  phát  triển thương mại và hải quân của Nga là vô cùng quan trọng. Trong bối cảnh đó, xâm chiếm Triều Tiên và Mãn Châu không chỉ  đảm bảo an   ninh biên giới phía Đông của Nga mà còn thỏa mãn những nhu cầu bức thiết của đất   nước. Nếu chiếm được Triều Tiên và Mãn Châu, Nga có thể  làm chủ  Thái Bình   Dương và tiếp tục chính sách bành trướng xuống phía đông nam. Tất yếu những tham vọng của Nga  ở Đông Bắc Á sẽ  dẫn đến sự  đụng độ  với  các nước đế  quốc cũng có quyền lợi  ở  khu vực này, trước hết và đặc biệt là Nhật  Bản. Nhật Bản là một quốc đảo, nhờ  những nỗ  lực không ngừng đã thoát khỏi số  phận một nước thuộc địa, trở  thành đế  quốc tư  bản chủ  nghĩa duy nhất  ở  châu Á.   Nhật Bản không có bất kì một lợi thế  nào để  phát triển đất nước như  tài nguyên,  thuộc địa hay vị thế trên trường quốc tế. Trong khi đó, Triều Tiên và Mãn Châu giữ vị  trí chiến lược đối với an ninh, chính trị của quốc gia này. Một cố vấn quân đội người  Phổ trong chính quyền Minh Trị đã từng nói: “Triều Tiên như mũi dao chĩa thẳng vào   trái tim nước Nhật”. Chính sách đối ngoại của Nhật Bản hướng đến việc phải chiếm  bằng được Triều Tiên làm thuộc địa, lá chắn an ninh cho đất nước. Chính bởi nguyên  nhân trên, Nga ­ Nhật Bản đã mâu thuẫn gay gắt với nhau về vấn đề  Triều Tiên và   Mãn Châu. Mâu thuẫn Nga – Nhật Bản bắt đầu khi Nhật Bản giành được quyền kiểm soát  bán đảo Liêu Đông (thuộc Trung Quốc, nơi có cảng Lữ Thuận) và bán đảo Triều Tiên  sau cuộc chiến tranh với triều đình phong kiến Mãn Thanh những năm 1894 – 1895.   Nga thấy bị đe dọa bởi những kết quả mà Nhật giành được nên đã thuyết phục Pháp và   Đức buộc Nhật Bản phải từ bỏ quyền kiểm soát bán đảo Liêu Đông. Nhật Bản không  
  5. 2 thể làm gì hơn sau những tổn thất của cuộc chiến với Mãn Thanh, đã chấp nhận yêu  cầu của Tam cường. Những năm sau đó, lấy lí do bảo vệ  toàn vẹn lãnh thổ  Trung Quốc, Nga từng   bước xâm nhập vào Mãn Châu và bành trướng ở Triều Tiên. Nhật Bản ngày càng bất  bình bởi sự  ăn cướp trắng trợn những kết quả  mà lẽ  ra thuộc về  mình của đế  quốc   Nga. Nhật Bản đã nỗ  lực thỏa thuận với chính quyền Nga hoàng trong suốt 8 năm  nhằm giải quyết những tranh chấp bằng biện pháp ôn hòa nhưng không thể đạt được  điều đó. Chiến tranh 1904 – 1905 là đỉnh điểm và cũng là giải pháp cuối cùng cho mâu   thuẫn Nga – Nhật Bản về vấn đề Triều Tiên và Mãn Châu ở Đông Bắc Á. Nghiên cứu về  quan hệ  Nga – Nhật Bản cuối thế kỉ XIX đầu thế  kỉ  XX xung  quanh vấn đề Triều Tiên và Mãn Châu được nhiều học giả trên thế giới quan tâm và  đã có nhiều công trình nghiên cứu lớn. Tuy nhiên, vấn đề  này được mỗi tác giả nhìn  nhận ở những góc độ khác nhau và vẫn còn tồn tại không ít những ý kiến trái chiều.  Với đề tài Quan hệ Nga – Nhật Bản về vấn đề Triều Tiên và Mãn Châu cuối thế   kỉ XIX đầu thế kỉ XX, luận án hướng đến mục tiêu trình bày, phân tích, lý giải một  cách hệ thống, toàn diện về sự hình thành, phát triển mâu thuẫn giữa hai đế quốc Nga   và Nhật Bản về vấn đề Triều Tiên, Mãn Châu và quá trình giải quyết mâu thuẫn này  của hai nước. Luận án muốn góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề: tại sao Triều Tiên, Mãn Châu   lại là mục tiêu trong chính sách bành trướng, xâm lược thuộc địa của Nga và Nhật Bản?  Ngoài việc tranh giành thuộc địa còn nhân tố nào đưa đến sự hình thành mâu thuẫn Nga –  Nhật Bản ở khu vực Đông Bắc Á? Nga và Nhật Bản đã giải quyết mâu thuẫn về vấn  đề Triều Tiên và Mãn Châu như thế nào trong suốt một thập niên từ  sau sự kiện  Tam  cường can thiệp (1895) đến khi kết thúc cuộc chiến tranh Nga – Nhật (1905)? Mối quan   hệ giữa hai nước trong suốt quá trình giải quyết mâu thuẫn có chịu sự tác động của nhân  tố nào không? Những tác động đó mang tính tích cực hay tiêu cực đối với mối quan hệ  Nga – Nhật Bản? Từ đó, luận án làm rõ hơn những tác động và hệ lụy mà quá trình giải quyết mâu   thuẫn đã để  lại đối với Nga, Nhật Bản, đối với khu vực Đông Bắc Á, với quan hệ  quốc tế và lịch sử nhân loại. Lý giải được những vấn đề  trên, luận án sẽ  góp phần làm rõ hơn lịch sử  Nga,  lịch sử Nhật Bản, lịch sử khu vực Đông Bắc Á cuối thế  kỉ XIX đầu thế  kỉ  XX. Sau   chiến tranh Nga – Nhật Bản, lịch sử thế giới đã chứng kiến những cuộc cách mạng  xã hội to lớn  ở Nga năm 1917 và những biến đổi lớn lao trong quan hệ quốc tế. Do   đó, với việc giải quyết những vấn đề đặt ra, luận án cũng góp phần làm rõ bản chất   của chủ  nghĩa đế  quốc cuối thế  kỉ XIX đầu thế  kỉ  XX cũng như  mối quan hệ  giữa  chiến tranh và cách mạng trong lịch sử.
  6. 3 Trong bối cảnh hội nhập quốc tế  hiện nay, quan hệ  giữa Việt Nam với Nhật   Bản, Nga, Hàn Quốc ngày càng được phát triển, củng cố. Việc đẩy mạnh nghiên cứu  để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau về lịch sử, văn hóa có một ý nghĩa quan trọng. Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên, tôi chọn vấn đề “Quan hệ Nga – Nhật   Bản về  vấn đề  Triều Tiên và Mãn Châu cuối thế  kỉ XIX đầu thế  kỉ  XX ” làm đề  tài luận án tiến sĩ lịch sử. 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Quan hệ Nga – Nhật Bản liên quan đến vấn đề Triều Tiên và Mãn Châu. 2.2. Phạm vi nghiên cứu ­ Nội dung của quan hệ Nga – Nhật Bản:  Tranh chấp bán đảo Triều Tiên và  khu vực Mãn Châu Bán đảo Triều Tiên có vị trí địa lý gần kề với cả Nga và Nhật Bản. Đồng thời,   đó cũng là tên gọi của một vương quốc hình thành từ  năm 1392 (triều đại Choson).  Năm 1897, vương quốc này đổi tên thành Đại Hàn đế quốc. Tuy nhiên, để thống nhất  ngôn từ dùng trong luận án, tác giả vẫn sử dụng thuật ngữ Triều Tiên. Mãn Châu là vùng lãnh thổ nằm phía Bắc Trung Quốc. Có nhiều quan niệm khác   nhau về khu vực này. Trong luận án, khái niệm Mãn Châu được hiểu bao gồm ngoại   Mãn Châu thuộc Nga và nội Mãn Châu tức các tỉnh Đông Bắc của Trung Quốc: Liêu   Ninh, Cát Lâm, Hắc Long Giang. Triều Tiên, Mãn Châu là vấn đề trọng tâm của mối quan hệ giữa Nga với Nhật   Bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Vấn đề Triều Tiên và vấn đề Mãn Châu có mối  quan hệ  gắn bó chặt chẽ  với nhau. Nga vốn quan tâm nhiều hơn đến khu vực Mãn   Châu, trong khi đó Nhật Bản lại hướng đến bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, do tầm  quan trọng của Triều Tiên và Mãn Châu nên Nga và Nhật Bản đều muốn chiếm lấy   cả hai khu vực này. Việc giải quyết vấn đề Triều Tiên không thể tách rời Mãn Châu  và ngược lại. Do vậy, giới hạn phạm vi đối tượng mà luận án giải quyết là vấn đề  Triều Tiên và Mãn Châu. ­ Thời gian: Luận án nghiên cứu quan hệ Nga – Nhật Bản về vấn đề Triều Tiên   và Mãn Châu cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, tập trung trong giai đoạn từ  năm 1895  đến năm 1905. Năm 1895: Kết thúc chiến tranh Trung – Nhật. Nga bắt đầu đẩy mạnh việc xâm  nhập vào nội Mãn Châu còn Nhật Bản thúc đẩy việc gây ảnh hưởng lên Triều Tiên   nhằm biến bán đảo này thành thuộc địa. Tranh giành quyền lợi và  ảnh hưởng của   Nga, Nhật tại đây đã đẩy quan hệ giữa hai nước bước vào giai đoạn căng thẳng. Năm 1905: Chiến tranh Nga – Nhật kết thúc, hai nước đi đến kí kết hiệp  ước   Portsmouth, mâu thuẫn về vấn đề Triều Tiên và Mãn Châu được giải quyết. 3. Nhiệm vụ, mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu
  7. 4 Mục tiêu của luận án là làm rõ đặc điểm, bản chất của mối quan hệ Nga – Nhật  Bản về vấn đề Triều Tiên và Mãn Châu cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX và những tác  động của nó đối với hai nước, khu vực Đông Bắc Á cũng như quan hệ quốc tế. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Với mục tiêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là: ­ Phân tích những nhân tố  tác động đến sự  xuất hiện mối quan hệ  giữa Nga và   Nhật Bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX xung quanh vấn đề Triều Tiên và Mãn Châu. ­ Hệ thống và tái hiện quá trình giải quyết mâu thuẫn giữa Nga và Nhật Bản về  vấn đề  Triều Tiên và Mãn Châu từ  lúc hình thành đến khi mâu thuẫn phát triển đến   đỉnh điểm (chiến tranh 1904 – 1905), chỉ ra những nhân tố tác động đến mỗi bên trong   quá trình giải quyết mâu thuẫn; từ đó phân tích bản chất của mối quan hệ này trong   suốt tiến trình của nó. ­ Phân tích những đặc điểm của mối quan hệ này và tác động của nó đối với lịch   sử  Nga, Nhật Bản và khu vực Đông Bắc Á cũng như  sự  chuyển biến của quan hệ  quốc tế trước, trong và sau khi chiến tranh Nga – Nhật Bản kết thúc năm 1905. ­ Phân tích những tác động, hệ lụy từ kết quả của quá trình giải quyết mối quan hệ  giữa hai nước Nga, Nhật đối với lịch sử khu vực và lịch sử thế giới những thập niên sau  đó. 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tài liệu * Tư liệu gốc Nguồn sử liệu quan trọng được luận án khai thác là các văn bản, hiệp định, thư  từ (bản dịch tiếng Anh) giữa hai nước Nga và Nhật trong việc giải quyết những tranh   chấp quyền lợi ở Triều Tiên và Mãn Châu như cuốn:  Korea, Treaties and Agreements   (Triều Tiên, hiệp ước và thỏa thuận) và cuốn Manchuria, treaties and agreements   (Mãn Châu, hiệp ước và thỏa thuận) cùng xuất bản ở Washington, Published by the  Endowement, năm 1921, tập hợp những thỏa thuận giữa Nhật Bản với Triều Tiên và  giữa Nhật Bản với Nga xung quanh việc phân chia quyền lợi  ở  Triều Tiên và Mãn  Châu. Đặc biệt phải kể đến cuốn Correspondence regarding the negotiations between   Japan and Russia (Thư từ liên quan tới các cuộc đàm phán giữa Nhật Bản và Nga)   được xuất bản bởi Komura Jutaro (Bộ trưởng Ngoại giao Nhật) năm 1904, không lâu   sau cuộc chiến Nga – Nhật Bản bùng nổ. Cuốn sách gồm 51 bức điện tín trao đổi   giữa Công sứ  Nhật Bản tại Nga và Bộ  trưởng Ngoại giao Nhật trong khoảng thời   gian từ ngày 28.7.1903 đến ngày 6.2.1904. Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng hệ thống hồi kí, ghi chép của những nhà lãnh  đạo, ngoại giao trong chính phủ  Nga hoàng và Nhật hoàng; các bài viết của các nhà   nghiên cứu, phóng viên chiến tranh tại thời  điểm   đó  như: Cuốn   The memoirs of   Count Witte (Hồi kí của Bá tước Witte). S. Witte là Bộ trưởng bộ Tài chính của Nga  từ  1892 đến 1902 và có nhiều chính sách quan trọng về  vấn đề  Viễn Đông được  
  8. 5 chính phủ Nga hoàng ủng hộ; cuốn  Forty years of diplomacy (Bốn mươi năm ngoại   giao) của Nam tước Roman Romanovich Rosen, người giữ  vai trò Công sứ  Nga tại  Nhật Bản trong những năm 1897 – 1899; 1903 – 1904. Những bài viết của Lênin đăng trên các tờ  Tia Lửa, Tiến lên, Người vô sản  trong những năm từ  1900 đến 1905 cũng có giá trị  như  một nguồn tư  liệu gốc quan   trọng, đã cho thấy thực tế  bối cảnh lịch sử  của nước Nga trước, trong và sau cuộc   chiến tranh Nga – Nhật Bản. * Tài liệu tham khảo: Các công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài   nước đã công bố  về  lịch sử  Nga, lịch sử  Nhật, về chính sách đối ngoại của Nga và  Nhật; những công trình chuyên sâu về chính sách của Nga và Nhật tại Đông Bắc Á,   về vấn đề Triều Tiên và Mãn Châu. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quá trình thực hiện đề  tài là phương  pháp lịch sử và phương pháp logic. Tác giả luận án cũng sử  dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành; phương  pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế, khu vực học; phương pháp phân tích, tổng hợp, so  sánh để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài đặt ra. 5. Đóng góp của luận án Giải quyết thành công mục tiêu và những nhiệm vụ đặt ra, luận án có đóng góp  sau: ­ Luận án là một công trình chuyên biệt, hệ thống về quan hệ Nga – Nhật Bản   về vấn đề Triều Tiên và Mãn Châu cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, từ góc độ của nhà   nghiên cứu Việt Nam. Trên cơ  sở  đó, luận án góp phần vào việc nghiên cứu lịch sử  quan hệ quốc tế cuối thời cận đại. ­ Luận án có thể  được sử  dụng như  là một tài liệu tham khảo cho việc nghiên   cứu, giảng dạy, học tập lịch sử Nga, Nhật Bản, lịch sử khu vực Đông Bắc Á và lịch  sử quan hệ quốc tế cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. 6. Bố cục luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được cấu  trúc thành năm chương: Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Chương 2. Những nhân tố tác động đến sự xuất hiện quan hệ Nga – Nhật Bản   về vấn đề Triều Tiên và Mãn Châu cuối thế kỉ XIX Chương 3. Quan hệ Nga – Nhật Bản về vấn đề Triều Tiên và Mãn Châu từ năm   1895 đến tháng 7 năm 1903 Chương 4.  Quan hệ  Nga – Nhật Bản về  vấn đề  Triều Tiên và Mãn Châu từ  tháng 7 năm 1903 đến năm 1905 Chương 5. Đặc điểm, tác động của quan hệ Nga – Nhật Bản về vấn đề  Triều   Tiên và Mãn Châu cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
  9. 6 Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Các công trình nghiên cứu của học giả nước ngoài 1.1.1. Các học giả Nga Những bài viết của V. I. Lênin đăng trên các báo  Tia lửa, Tiến lên, Người vô sản.  Một số  bài tiêu biểu là:  Cuộc chiến tranh Trung Quốc  đăng trên báo  Tia lửa số  1  tháng Chạp năm 1900; Việc 183 sinh viên bị cưỡng bức nhập ngũ (trích) trên báo Tia   lửa số 2, tháng Hai năm 1901; Cảng Lữ Thuận thất thủ trên báo Tiến lên số 2, ngày 14  tháng Giêng năm 1905... Năm 1921, nhà nghiên cứu Sergei Aleksandrovich Korff đã cho xuất bản cuốn   Russia in the Far East (Nước Nga ở Viễn Đông) tại Washington. Năm 2008, Yulia Mikhailova và M. William Steele cho xuất bản cuốn sách với  tựa Japan and Russia Three Centuries of Mutual Images (Nh ật B ản và Nga, ba thế kỉ   tìm hiểu nhau), Global Oriental. 1.1.2. Các học giả Nhật Bản Kanichi Asakawa là sử  gia Nhật Bản nổi tiếng. Năm 1904, ông cho xuất bản   cuốn  The Russo­Japanese conflict, its causes and issues (Cu ộc xung  đột Nga­Nhật,   nguyên nhân và các vấn đề của nó) tại Boston. Tác giả  Hoshino Kota cũng công bố  công trình  The Mission of Japan and the   Russo­Japanese War (Sứ mệnh của Nhật Bản và cuộc chiến Nga­Nhật)  cùng lúc với  Kanichi Asakawa. Một  nghiên  cứu khác  của  học  giả  người  Nhật  đó  là  cuốn   The  International   position of Japan as A Great power (Vị  thế  quốc t ế  của Nh ật Bản nh ư m ột c ường   quốc) của Hishida Seiji George xuất bản năm 1905 tại New York. Nhà nghiên cứu Irie Akira đã có một công trình nghiên cứu chuyên sâu   Ngoại   giao Nhật bản (Từ  Minh Trị  Duy tân đến hiện đại).  Cuốn sách đã được dịch bởi  Nguyễn Đức Minh, Lê Thị Bình, NXB Tri thức, Hà Nội năm 2013. 1.1.3. Các học giả nước ngoài khác Công trình xuất bản sớm nhất được luận án tiếp cận đó là bài viết  Japan and  Russia in the Far East (Nhật Bản và Nga  ở  Viễn Đông) của James Murdoch trên tạp  chí The North American, tập 170, số 522 (tháng 5, năm 1900), trang 609­633, Trường   Đại học Northern Lowa. Russia and Japan, and A Complete history of the War in the Far East (Nga và   Nhật Bản, và bộ  sử  hoàn thiện về  cuộc chiến tranh tại Viễn  Đông)  của tác giả  Frederic William Unger xuất bản bởi World Bible House, Philadelphia, năm 1904. Cuốn  Dai Nippon, the Britain of the East; A Study in National Evolution (Nh ật   Bản, nước Anh của phương Đông; một nghiên cứu từ  tiến trình phát triển dân tộc)  của tác Henry Dyer xuất bản tại London, năm 1904, là một nghiên cứu về  sự  phát  triển của Nhật Bản những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Nhà báo người Anh, Henry James Whigham cho xuất bản cu ốn  Manchuria and   Korea (Mãn Châu và Triều Tiên) tại London năm 1904.
  10. 7 Cuốn  The   Russian   advance   (Sự   phát   triển   của   Nga)  của   tác   giả   Albert   J.  Beveridge, xuất bản năm 1904, tại New York. Alfred   Rambaud,   năm   1904,   cho   xuất   bản   cuốn  The   expansion   of   Russia,   problems of the East and problems of the Far East (S ự bành trướng của Nga, các vấn   đề của phương Đông và vùng Viễn Đông) tại New York. Tác phẩm Japan's fight for freedom; the story of the war between Russia and Japan   (Cuộc chiến vì tự do của Nhật Bản; câu chuyện chiến tranh giữa Nhật Bản và Nga) của  nhà nghiên cứu Herbert Wrigley Wilson, xuất bản năm 1904, bởi London Amalgamated   Press. Một công trình nghiên cứu khác về cuộc chiến Nga – Nhật Bản được xuất bản  trong năm 1906 tại New York đó là cuốn The international law and diplomacy of the   Russo­Japanese War (Luật quốc  tế  và  ngoại giao của  cuộc chiến  Nga­Nhật)   của  Amos Shartle Hershey. Cùng năm 1906, nhà nghiên cứu André Chéradame cho xuất bản cuốn  Le monde  et la guerre Russo­Japonaise (Thế giới và cuộc chiến Nga – Nhật) tại Paris. Năm 1909, nhà nghiên cứu Henry Dyer tiếp tục cho xuất bản cuốn   Japan in  world politics, A Study in International dynamics (Nh ật Bản trong chính trị  thế  giới,   một nghiên cứu động lực quốc tế) tại London. Năm 1908, nhà nghiên cứu Frederick Arthur McKenzie cho xuất bản cuốn sách về  Triều Tiên The tragedy of Korea (Bi kịch Triều Tiên) tại New York. Cuốn Contemporary politics in the Far East (Chính trị  đương đại  ở  Viễn Đông)  của Stanley K. Hornbeck, xuất bản tại New York năm 1916, tiếp tục cho thấy những   nghiên cứu liên tiếp của các học giả  thế  giới về  khu vực Đông Bắc Á những năm  cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Cuốn  Modern Japan (Nước Nhật hiện đại)  Amos Shartle Hershey và Frank M.  Anderson xuất bản năm 1919 tại Indianapolis. Một tác phẩm đồ sộ khác nghiên cứu về cuộc chiến tranh Nga – Nhật Bản đó là   cuốn  The Origins of the Russo ­ Japanese war (Nguồn g ốc của chi ến tranh Nga –   Nhật) của Ian Hill Nish xuất bản năm 1989 tại London và NewYork. The  Cambridge History of Japan Vol 5: The Nineteenth Century, (L ịch sử  Nh ật   Bản của đại học Cambridge. Quyển 5: Thế  kỷ  XIX)   là công trình chuyên khảo đặc  biệt của đại học Cambridge về  lịch sử  Nhật Bản thế  kỉ  XIX, xuất bản năm 1989,  được biên soạn bởi Marius B. Jansen và Peter Duus. Công trình nghiên cứu tổng thể và toàn diện gần đây nhất về cuộc chiến tranh Nga   – Nhật Bản đó là cuốn The Russo ­ Japanese war in global perspective: World war zero   (Chiến tranh Nga – Nhật trong viễn cảnh toàn cầu: Chiến tranh thế  giới trước thế   chiến I)  được biên soạn bởi nhóm các nhà nghiên cứu John W. Steinberg, Bruce W.  Menning, David Schimmelpenninck Van Der Oye xuất bản năm 2005 tại Boston. Ngoài những công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài kể  trên, tác giả  luận án còn tiếp cận một số công trình nghiên cứu khác như cuốn  The case of Korea  
  11. 8 (Trường hợp Triều Tiên) của Henry Chung xuất bản năm 1921 tại New York; bài viết  của tác giả David Starr Jordan Results of the War Between Russia and Japan (Kết quả   của cuộc chiến giữa Nga và Nhật Bản) trên The Advocate of Peace (1894­1920), t ập   68, số  3 tháng 3 năm 1906, trang 59­61....Hoặc một số  cuốn sách của các học giả  nước ngoài đã được dịch ra tiếng Việt như cuốn  Lịch sử Hàn Quốc tân biên của Ki­ baik Lee (Lê Anh Minh dịch) xuất bản năm 2002, Nxb TP. Hồ Chí Minh; Cuốn  Lịch   sử  Nhật Bản  của R.H.P Mason và J.G.Caiger (Nguyễn Văn Sỹ  dịch) xuất bản năm  2008, Nxb Lao động, Hà Nội… 1.2. Các công trình nghiên cứu của học giả Việt Nam Cuốn Lịch sử quan hệ quốc tế ­ Từ đầu thời cận đại đến kết thúc Thế chiến thứ   hai, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, năm 2010, (Vũ Dương Ninh chủ biên) đã đề cập   đến nguyên nhân của xung đột Nga – Nhật và mối quan hệ giữa các nước đế quốc tư  bản chủ nghĩa cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Nhà nghiên cứu Đỗ Văn Hương trong công trình  Chính sách đối ngoại của nước   Nga qua các thời đại 1237 – 1945, Vinh – Phổ thông, xuất bản năm 1946 đã khái quát   chính sách đối ngoại của Nga từ khi hình thành cho đến kết thúc chiến tranh thế giới   lần thứ hai. Trong giáo trình Lịch sử  thế  giới cận đại, NXB Giáo dục, Hà Nội, (Vũ Dương  Ninh chủ biên), phần viết về “Các nước tư bản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX” viết   về sự bành trướng xâm lược của Nga và Nhật Bản ở Đông Bắc Á. Hai công trình có nhiều đóng góp hơn cả  vào việc tìm hiểu lịch sử  Nhật Bản  cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, bởi các nhà nghiên cứu Việt Nam những năm gần đây  đó là: Giáo trình lịch sử Nhật Bản của tác giả Đào Hữu Dũng (bút danh Nguyễn Nam  Trân) (bản thảo dạng ebook) công bố năm 2013 tại Tokyo và cuốn  Nhật Bản cận đại  của Vĩnh Sính tái bản năm 2014, NXB Lao Động, Hà Nội. Một tác phẩm quan trọng khác, cung cấp nhiều sự kiện của lịch sử Nga thời cận   đại đó là cuốn Lược sử Nga từ nguyên thủy đến cận đại của Nguyễn Thị Thư, NXB  Giáo dục, Hà Nội, năm 1996. 1.3. Những vấn đề đã được nghiên cứu và vấn đề đặt ra cho luận án Như vậy, để giải quyết những vấn đề đặt ra, tác giả luận án đã cố gắng tiếp cận  đa dạng các nguồn tài liệu từ những tư liệu gốc cho đến những nghiên cứu của học giả  Nga, Nhật Bản, Việt Nam và các nước khác. Có thể tổng kết lại một số thành tựu mà  các học giả trên thế giới và trong nước đã đạt được khi nghiên cứu về  quan hệ  giữa  Nga và Nhật Bản ở khu vực Đông Bắc Á cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX như sau: ­ Chính sách bành trướng xâm lược thuộc địa của Nga và Nhật ở khu vực Đông  Bắc Á. Trong đó, các tác giả nhấn mạnh đến nhu cầu thuộc địa xuất phát từ sự tăng   dân số mạnh mẽ và yêu cầu phát triển kinh tế công thương của mỗi nước. Đa phần  các quan điểm cho rằng dân số  là nguyên nhân chủ  yếu khiến cả  Nga và Nhật Bản   phải giành được Triều Tiên và Mãn Châu (James Murdoch, F. Unger, Henry Dyer,   Albert J. Beveridge, Nguyễn Nam Trân….).
  12. 9 ­ Nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn giữa Nga và Nhật Bản về vấn đề Triều Tiên   và Mãn Châu: sự  cạnh tranh về lãnh thổ  giữa hai nước. Trong đó, nguyên nhân trực   tiếp chính là việc Nhật buộc triều đình Mãn Thanh kí vào Hiệp ước Shimonoseki, trao  cho Nhật quyền kiểm soát Triều Tiên và bán đảo Liêu Đông. ­ Quan hệ giữa các nước tư bản chủ nghĩa dưới ảnh hưởng của mâu thuẫn Nga –   Nhật Bản về vấn đề Triều Tiên và Mãn Châu đặc biệt quan hệ giữa Anh và Mĩ. Quá  trình giải quyết mâu thuẫn Nga – Nhật Bản có tác động sâu sắc đến sự thay đổi thái   độ, hành động của các nước Âu – Mĩ đối với tham vọng của hai nước này tại khu vực   Đông Bắc Á. ­ Cuộc chiến tranh giữa Nga và Nhật với các vấn đề  chủ  yếu như  lực lượng   tham gia, diễn biến, chiến phí, kết quả, tính chất, tác động và nghệ  thuật quân sự  (hải quân) của cuộc chiến. Cho đến nay,  ở trong nước, chưa có một công trình chuyên biệt nào nghiên cứu  toàn diện, hệ thống về quan hệ Nga – Nhật Bản đối với vấn đề  Triều Tiên và Mãn  Châu. Trên cơ sở các nguồn tư liệu gốc, kế thừa thành quả của các học giả đi trước,   luận án sẽ tập trung nghiên cứu một cách hệ thống những vấn đề sau: ­ Những nhân tố tác động đến sự hình thành quan hệ Nga – Nhật Bản về vấn đề  Triều Tiên và Mãn Châu cuối thế kỉ XIX. ­ Diễn tiến, bản chất của mối quan hệ này qua từng giai đoạn và giải pháp cho   vấn đề của hai bên; những nhân tố tác động đến quá trình giải quyết mâu thuẫn giữa   Nga và Nhật Bản trong mỗi giai đoạn. ­ Tác động và hệ lụy lâu dài của việc giải quyết mối quan hệ giữa hai nước về  vấn đề Triều Tiên và Mãn Châu cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. ­ Dựa trên các nội dung nghiên cứu và tư liệu cụ thể, luận án cũng sẽ rút ra một   số  nhận xét về  quan hệ  giữa Nga ­ Nhật Bản cuối thế kỉ XIX đầu thế  kỉ  XX xung   quanh vấn đề Triều Tiên và Mãn Châu. Chương 2 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ XUẤT HIỆN QUAN HỆ NGA –  NHẬT BẢN VỀ VẤN ĐỀ TRIỀU TIÊN VÀ MÃN CHÂU CUỐI THẾ KỈ XIX 2.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực Đông Bắc Á 2.1.1. Bối cảnh quốc tế Cuối thế  kỉ  XIX, chủ  nghĩa tư  bản chuyển dần từ  giai đoạn tự  do cạnh tranh   sang giai đoạn đế  quốc. Tuy nhiên, sự  phát triển không đồng đều giữa các nước tư  bản đã đưa đến hệ quả: Mâu thuẫn giữa các nước “đế  quốc già” và “trẻ” ngày càng   trở  nên gay gắt. Cả hai khối đế quốc đều không ngừng xây dựng lực lượng quân sự  hùng mạnh nhằm giữ, giành thuộc địa, tìm cách phân chia lại thị trường thế giới.
  13. 10 Trong bối cảnh đó, chính sách “ngoại giao pháo hạm” (gunboat diplomacy) là biện   pháp cơ bản mà các nước đế quốc sử dụng. Nó đưa đến một giải pháp phổ biến trong  việc giải quyết các tranh chấp thuộc địa đó chính là sử dụng chiến tranh, quân sự. Sự xuất hiện của chủ nghĩa đế quốc chính là nguyên nhân quan trọng nhất khiến   cho các cuộc tranh giành thuộc địa càng trở  nên khốc liệt  ở  cuối thế  kỉ  XIX. Chắc   chắn một điều, những vùng đất còn “vô chủ” sẽ  là nơi diễn ra cuộc đối đầu căng  thẳng nhất. 2.1.2. Bối cảnh khu vực Đông Bắc Á Đông Bắc Á là một khu vực địa lý  ở  phía Đông Bắc của châu Á, thường được  hiểu bao gồm các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Cộng hòa Dân chủ nhân   dân Triều Tiên hiện nay. Đây là một khu vực địa chiến lược quan trọng, đặc biệt giai đoạn cuối thế kỉ XIX   đầu thế kỉ XX bởi: dân số đông đúc, giàu có tài nguyên, vị trí thuận lợi, sở hữu những   cảng biển mà nhiều đế quốc thèm muốn không phải chỉ để phát triển thương mại mà  còn mang tính chiến lược về hải quân như  là Lữ  Thuận, Masampo, Pusan. Ngoại trừ  Nhật Bản thì Trung Quốc và Triều Tiên đều đang ở giai đoạn khủng hoảng của chế độ  phong kiến. Khu vực này được coi như vùng đất “vô chủ” cuối cùng trên thế giới. Vì vậy, tất   yếu nơi đây sẽ bị các nước đế quốc tranh giành khốc liệt. 2.2. Tham vọng bành trướng của đế quốc Nga ở Đông Bắc Á 2.2.1. Bối cảnh lịch sử và chính sách đối ngoại của nước Nga sau cải cách nông   nô năm 1861 Tháng 3 năm 1861, Nga hoàng Alexander II tiến hành công cuộc cải cách nông  nô. Mặc dù còn nhiều hạn chế, chế độ chuyên chế Nga hoàng vẫn tồn tại nhưng nước  Nga đã bước sang con đường phát triển tư bản chủ nghĩa và chuyển sang giai đoạn đế  quốc chủ nghĩa vào cuối thế kỉ XIX. Chính sách đối ngoại của Nga giai đoạn này hướng đến hai mục tiêu cơ  bản:  một là lấy lại vị thế đã mất sau chiến tranh Crimea (1854 – 1856), hai là tiếp tục phát  triển lực lượng, mở rộng lãnh thổ và vùng ảnh hưởng. Sự  phục hồi và phát triển của hải quân Nga sau những cải cách của Nga hoàng   Alexander II chính là cơ  sở  để  Nga có thể  thực hiện những chính sách bành trướng   lãnh thổ của mình. Cũng như nhiều nước đế quốc, Nga ráo riết thực hiện chính sách   bành trướng xâm lược thuộc địa. 2.2.2. Tầm quan trọng của Triều Tiên và Mãn Châu đối với Nga Bán đảo Triều Tiên: Đây chính là cửa ngõ để xâm nhập vào phía Đông của Nga  nhưng ngược lại cũng là một bàn đạp để  Nga có thể  mở  rộng  ảnh hưởng nếu như  xâm chiếm được nó. Triều Tiên còn có nguồn tài nguyên giàu có về  khoáng sản, gỗ. Các cảng biển  của Triều Tiên như Pusan, Masampo cũng có ý nghĩa rất quan trọng. Đối với Nga, các 
  14. 11 cảng này nếu chiếm được sẽ là cầu nối quan trọng giữa Vladivostok với Lữ Thuận (cảng  biển ở bán đảo Liêu Đông mà Nga đang khao khát chiếm được). Mãn Châu   bao gồm Ngoại Mãn Châu (thuộc Nga) và Nội Mãn Châu (các tỉnh  phía Bắc Trung Quốc: Liêu Ninh, Cát lâm, Hắc Long Giang). Mãn Châu rất giàu có về  tài nguyên phục vụ  cho công nghiệp, quân sự  như  than, quặng sắt và cũng sở  hữu  những cảng biển chiến lược Lữ Thuận, Đại Liên. Như vậy, Triều Tiên và Mãn Châu chính là cửa ngõ và là con đường để Nga có thể  thực hiện những tham vọng lớn lao hơn của mình trong cuộc chiến quyền lợi khốc liệt  với các nước đế quốc những thập niên cuối thế kỉ XIX. 2.2.3. Tham vọng và động thái đầu tiên của Nga tại Đông Bắc Á cuối thế kỉ XIX * Tham vọng của đế quốc Nga ở Đông Bắc Á Từ  lâu, đế  quốc Nga đã có tham vọng bành trướng về  phía Đông. Sự  kiện đầu  tiên được ghi nhận đó là việc xâm chiếm Siberia thế  kỉ  XVI của Ivan IV (1530 –   1584), vị Sa hoàng đầu tiên của đế  quốc Nga. Trong các thế  kỉ  sau đó, Nga tiếp tục   chính sách bành trướng của mình. Năm 1860, Nga đã xây dựng một cảng biển  ở  Thái Bình Dương với tên gọi   Vladivostok, “người thống trị phương Đông” nhưng cảng này chỉ hoạt động được vài  tháng trong năm. Vì vậy, chính quyền Nga hoàng luôn tham vọng làm chủ được Đông  Bắc Á hay ít nhất là một cảng biển nước ấm thuận lợi cho sự phát triển của hải quân  và thương mại. * Những động thái đầu tiên của đế quốc Nga ở Đông Bắc Á cuối thế kỉ XIX Xây dựng tuyến đường sắt xuyên Siberia đến Vladivostok Chính quyền Nga đã tuyên bố  với cả  thế  giới về  việc xây dựng đường xe lửa   xuyên Siberia và lễ khởi công được tiến hành vào ngày 17.3.1891 tại Ussuri. Cho đến  trước khi chiến tranh Trung – Nhật kết thúc năm 1895, tuyến đường này đã được xây  dựng gần đến hồ Baikan, bên ngoài Nội Mãn Châu. Nga bước đầu xâm nhập vào “vương quốc ẩn dật” Triều Tiên Triều Tiên có vị trí rất quan trọng đối với Nga nhưng chính quyền Sa hoàng cũng  mới chỉ quan tâm đến bán đảo này vào đầu thập niên 80 của thế kỉ XIX. Năm 1884, một cuộc đảo chính diễn ra ở Triều Tiên đã giúp Nga có ảnh hưởng   lớn  ở  đây. Chính quyền Sa hoàng từng bước coi số  phận của Triều Tiên như  một  phần của đế quốc Nga bởi những điều kiện về chính trị và vị trí địa lý chiến lược của  bán đảo này. 2.3. Chính sách bành trướng xâm lược thuộc địa của Nhật Bản 2.3.1. Bối cảnh lịch sử và chính sách đối ngoại của Nhật Bản thời kì Minh Trị Duy   tân Năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị giành lại thực quyền và tiến hành Duy tân đất  nước, học tập theo phương Tây. Cuộc cải cách diễn ra toàn diện trên tất cả các lĩnh  vực từ chính trị, quân sự, văn hóa giáo dục và đặc biệt là kinh tế, xã hội.
  15. 12 Công cuộc cải cách của Thiên hoàng Minh Trị đã đạt được những thành công to lớn,  giúp cho Nhật Bản không những thoát khỏi nguy cơ bị xâm lược mà còn tiếp tục đưa quốc  gia này chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Cũng như các nước tư bản Âu – Mĩ, nhu cầu về vốn, nhân công và thị trường đã   thúc đẩy Nhật Bản tìm kiếm các vùng đất trống, thực hiện chính sách xâm lược, mở  rộng lãnh thổ. Đây là chính sách ngoại giao quan trọng hàng đầu của chính quyền  Minh Trị những năm cuối thế kỉ XIX. 2.3.2. Vị trí chiến lược của Triều Tiên và Mãn Châu đối với Nhật Bản Lãnh thổ Trung Hoa rộng lớn và Triều Tiên cuối thế kỉ XIX, gần như là vùng đất “vô  chủ” duy nhất còn lại ở châu Á mà Nhật Bản có thể thực hiện được chính sách của mình ở  đó. Trong khi Mãn Châu giàu có tài nguyên thì bán đảo Triều Tiên là một trong ba  con đường để Nhật tiến vào lục địa và cũng là con đường từ  lục địa tiến sang Nhật.  Do vậy, Nhật sớm quan tâm đến Triều Tiên để đảm bảo an ninh quốc gia của mình.   Một cố  vấn quân đội người Phổ  cho chính quyền Thiên hoàng đã từng nói: “Triều   Tiên như con dao nhọn chĩa thẳng vào trái tim nước Nhật”. Tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho chính quyền Minh Trị  coi   trọng vấn đề Triều Tiên hơn cả đó là bởi tham vọng của đế quốc Nga ở Đông Bắc Á  ngày càng rõ rệt. 2.3.3. Quá trình xâm lược Triều Tiên của Nhật Bản trước năm 1895 Nhật Bản bắt đầu quá trình xâm nhập vào Triều Tiên với việc dựng nên sự  kiện  Vân Dương   năm 1875. Ngay sau đó, Nhật Bản đã nỗ  lực thiết lập mối quan hệ  với   Triều Tiên nhằm từng bước xâm nhập về chính trị, quân sự và kinh tế. Năm 1882, lợi dụng mâu thuẫn trong nội bộ  chính quyền Triều Tiên, Nhật và  Trung Quốc cùng đưa quân vào. Tháng 7 năm 1894, thuyền chiến của Nhật tấn công  Trung Quốc tại vịnh Asan và giành thắng lợi vang dội vào đầu năm 1895, gạt bỏ hoàn  toàn ảnh hưởng của Trung Quốc tại Triều Tiên. Nhật Bản đã từng bước xâm nhập vào Triều Tiên cả bằng kinh tế và quân đội,  tiến dần đến việc sở hữu bán đảo này. 2.4. Chính sách của các cường quốc phương Tây trước tham vọng của Nga và  Nhật Bản ở Đông Bắc Á 2.4.1. Chính sách của Đức Cuối thế  kỉ  XIX, Đức đã thực hiện chính sách ngoại giao khôn khéo, nỗ  lực  khuyến khích, lôi kéo Nga tiến về phía Đông. Mục đích của chính sách này là nhằm kéo Nga ra khỏi các vấn đề  châu Âu để  Đức có thể  tự  do phát triển, giành lấy vị  trí bá chủ  lục địa. Thêm vào đó Đức cũng  tính toán nếu Nga bành trướng ở Đông Bắc Á sẽ đụng độ với Nhật Bản, khi đó chiến   tranh sẽ xảy ra và Đức là nước sẽ hưởng lợi.
  16. 13 Đức cũng đã tính toán rằng, sự can thiệp vào châu Á – Thái Bình Dương của Nga   chắc chắn không tránh khỏi mâu thuẫn với Anh. Nước Pháp đồng minh của Nga cũng   không nằm ngoại lệ đó. Vì vậy, Đức cần chuyển mâu thuẫn này sang Nga. 2.4.2. Chính sách của các cường quốc Anh, Pháp, Mĩ Đối với Anh, sự xâm lược của Nga vào Đông Bắc Á rõ ràng sẽ  đe dọa nghiêm   trọng vị trí cũng như quyền lợi của Anh. Nhưng Anh tính toán rằng dù có tham vọng   ở  Đông Bắc Á thì Nga cũng khó lòng đơn phương chiếm lấy toàn khu vực thậm chí   còn gặp nhiều khó khăn và các vấn đề châu Âu của Nga cũng vì thế mà suy giảm. Do   vậy, Anh dường như không ngăn cản sự bành trướng của Nga cho đến khi quyền lợi  của Anh bị đe dọa. Pháp là đế  quốc có nhiều  ảnh hưởng  ở  Trung Quốc chỉ sau Anh. Pháp  ủng hộ  cho Nga bởi nước này không chỉ là đồng minh mà còn là đối tượng thu hút các vấn đề  ở Viễn Đông, giúp Pháp an toàn bảo vệ quyền lợi của mình tại đây. Mĩ đã muốn lợi dụng quá trình xâm chiếm của Nga để  buộc Trung Quốc phải   mở cửa, và các nước khác phải thừa nhận quyền bình đẳng của nước này. Trong bối   cảnh đó, Mĩ nhận ra chỉ có nước Nga mới đủ khả năng và sức mạnh để làm thay đổi   bối cảnh khu vực. Do đó, Mĩ vẫn trung lập đứng ngoài sau rất nhiều những biến   động diễn ra. 2.5. Thắng lợi của Nhật Bản trong cuộc chiến tranh Trung – Nhật (1894 – 1895)   và sự can thiệp của Nga, Pháp, Đức vào Hiệp ước Shimonoseki 2.5.1. Thắng  lợi của  Nhật Bản trong cuộc  chiến tranh Trung –  Nhật  đe dọa   quyền lợi của Nga ở Đông Bắc Á Mâu thuẫn Trung – Nhật về quyền lợi  ở Triều Tiên tất yếu dẫn đến chiến tranh.   Cuộc chiến diễn ra từ  1 tháng 8 năm 1894 đến 17 tháng 4 năm 1895 còn được gọi là   chiến tranh Giáp Ngọ. Quân đội Nhật Bản đã giành chiến thắng trước quân đội Mãn   Thanh ở khắp các chiến trường, buộc Trung Quốc phải kí Hiệp ước Shimonoseki (hiệp  ước Mã Quan). Triều đình Nga thực sự lo ngại trước thắng lợi nhanh chóng của quân đội Thiên   hoàng. Chính vì vậy, chính phủ  Nga đã quyết định đứng về  phía Trung Quốc, thực  hiện những bước đi cần thiết để yêu cầu Nhật Bản triệt thoái khỏi nam Mãn Châu và   cảng Lữ Thuận, nói cách khác, người Nhật phải từ bỏ trái ngọt chiến thắng của họ. Hòa ước Shimonoseki chính là duyên cớ trực tiếp thúc đẩy hành động can thiệp của  người Nga vào thắng lợi của người Nhật tại Đông Bắc Á. Nói cách khác, đây chính là   nhân tố trực tiếp đưa đến quan hệ Nga – Nhật Bản về vấn đề Triều Tiên và Mãn Châu  sau đó. 2.5.2. Tam cường Nga, Đức, Pháp can thiệp vào Hiệp ước Shimonoseki Ngày 23 tháng 4 năm 1895, chưa đầy một tuần sau khi hòa ước Shimonoseki được   kí kết, đại diện ba nước phương Tây là Đức, Nga và Pháp tại Tokyo cùng nhau gửi một   thông điệp rất “lịch sự” nhưng đầy tính mệnh lệnh trong đó yêu cầu chính phủ  Nhật  phải từ  bỏ  bán đảo Liêu Đông bao gồm cả  cảng Lữ  Thuận. Đồng thời với việc gửi  
  17. 14 thông điệp đó, ba đế quốc cũng cho hải quân của mình tập trung ở khu vực phía Đông   của Nhật Bản. Chính phủ Nhật Bản, bởi tình trạng kiệt quệ, vào đầu tháng 5, đã quyết định từ  bỏ toàn bộ bán đảo Liêu Đông để đổi lại bằng một khoản bồi thường bổ sung trị giá  30 triệu lượng lạng bạc từ Trung Quốc. Sự  kiện ba nước Nga – Pháp – Đức can thiệp vào thành quả  của Nhật Bản sau  chiến tranh Trung – Nhật chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến mâu thuẫn Nga –  Nhật về vấn đề Triều Tiên và Mãn Châu cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Chương 3 QUAN HỆ NGA – NHẬT BẢN VỀ VẤN ĐỀ TRIỀU TIÊN VÀ MÃN CHÂU TỪ NĂM 1895 ĐẾN THÁNG 7 NĂM 1903 3.1. Hành động của Nga, Nhật Bản  ở  Đông Bắc Á từ  sau sự  kiện  Tam cường   can thiệp và thỏa hiệp đầu tiên 3.1.1. Nga xâm nhập Mãn Châu và can thiệp vào chính phủ Triều Tiên Sau khi lôi kéo các nước can thiệp vào Hiệp ước Shimonoseki, chính quyền Nga  đã cho Trung Quốc thấy cái giá của việc bảo toàn lãnh thổ. Tháng 5. 1896, Nga đạt được thỏa thuận: Đổi lấy việc cho Trung Quốc vay 400   triệu franc với lãi suất 4% để bồi thường chiến phí cho Nhật Bản, Trung Quốc đồng   ý cho Nga xây dựng tuyến đường sắt đến Vladivostok qua Mãn Châu. Cùng lúc, Nga cũng bắt đầu những hành động trên lãnh thổ Triều Tiên. Điều này   được thúc đẩy bởi một biến cố, đó là vụ  ám sát hoàng hậu Min (người Nhật thực   hiện) vào tháng 10.1895. Sự  kiện trên đã đưa đến  ảnh hưởng của Nga tại Triều Tiên lớn hơn bao giờ  hết.   Một loạt những nhượng bộ  quyền lợi cho Nga đã được triều đình vua Cao Tông phê  duyệt. Tóm lại, sau khi buộc Nhật Bản phải từ bỏ quyền lợi của mình, đế quốc Nga đã   lập tức hành động nhằm mục đích chiếm lấy chính những chiến lợi phẩm đó. Điều  này tất yếu gây nên sự phẫn nộ của người Nhật đối với Nga. 3.1.2. Nhật Bản nỗ lực duy trì nguyên trạng và thỏa hiệp với Nga về quyền lợi ở Triều   Tiên Tháng 10 năm 1895, sau khi hoàng hậu Min bị  ám sát, Nhật Bản mất đi tất cả  những quyền lợi của mình thay thế vào đó là ảnh hưởng của Nga. Nhật nhận thấy tại   thời điểm đó đó Nga lại đang bận rộn kinh doanh tại Mãn Châu và việc xây dựng  tuyến đường sắt xuyên Siberia vĩ đại. Vì vậy, chính quyền Nhật đã đề  nghị  hai bên   thỏa thuận về vấn đề Triều Tiên và được Nga chấp nhận bắt tay hòa hoãn. Thỏa thuận đầu tiên được biết đến đó là Nghị  định thư  Seoul, còn gọi là Hiệp   định K. Weber – Komura, kí ngày 14.5.1896, tại Seoul bởi đại diện của hai nước:   Công sứ Karl Ivanovich Weber của Nga và Komura Jutaro, công sứ Nhật ở Triều Tiên. 
  18. 15 Tiếp đó là Nghị  định thư  Yamagata – Lobanov, ngày 9.6.1896, cùng có nội dung cơ  bản là chia sẻ quyền lợi hai nước Nga – Nhật ở Triều Tiên. 3.2. Mâu thuẫn Nga – Nhật gia tăng và những thỏa hiệp tiếp theo từ năm 1898   đến giữa năm 1900 3.2.1. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng mâu thuẫn Nga – Nhật Cuối năm 1897, Đức lấy cớ triều đình Mãn Thanh sát hại hai nhà truyền giáo đã  đưa quân chiếm đóng vịnh Giao Châu. Nga lợi dụng sự kiện này, đầu năm 1898, buộc   triều đình Mãn Thanh nhượng cho quyền thuê cảng Lữ Thuận và Đại Liên thuộc bán  đảo Liêu Đông. Đây chính là nơi mà ba năm về trước Nga lấy lí do bảo vệ toàn vẹn  lãnh thổ Trung Quốc, đã buộc Nhật Bản phải từ bỏ. Sự kiện này đã đẩy mâu thuẫn   Nga – Nhật bùng phát trở  lại sau rất nhiều nỗ  lực thỏa thuận chia sẻ  quyền lợi  ở  Triều Tiên. Việc chiếm đóng cảng Lữ Thuận đã chính thức đẩy Nga vào xung đột với Nhật  Bản và cuộc chiến tranh chắc chắn không thể tránh khỏi bởi sự xuất hiện của Nga ở  đây đe dọa nghiêm trọng đến an ninh nước Nhật. 3.2.2. Nga ­ Nhật Bản tiếp tục thỏa thuận Mặc dù mâu thuẫn gia tăng nhưng cả Nga và Nhật vẫn tiếp tục thỏa thuận với   nhau về vấn đề Triều Tiên và Mãn Châu vì: Xét bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ ,Nhật không thể có lựa chọn khác bởi: Nhật chưa có   đồng minh và cần thời gian để xây dựng lực lượng. Nội các mới của Nhật được thành lập, đứng đầu là thủ tướng Ito Hirabumi. Ông  là người có quan điểm  ủng hộ  thỏa thuận với Nga, tránh xung đột. Một phương án   mới được chính phủ Ito đưa ra nhằm thỏa thuận  với Nga đó là: đổi lấy việc Nga toàn  quyền ở Mãn Châu, Nhật được toàn quyền ở Triều Tiên. Nga cũng cần thỏa thuận bởi ngay lúc này việc tiếp tục xâm chiếm Triều Tiên   không phải là lựa chọn khôn ngoan. Nga cần tập trung cho những vấn đề quan trọng,  thiết thực hơn đó là mở  rộng tuyến đường sắt đến nam bán đảo Liêu Đông và xây  dựng những cảng biển mới chiếm  được thành những căn cứ  hải quân như  mong  muốn. Việc thỏa thuận với Nhật Bản là giải pháp đúng đắn được cả  Bộ  trưởng   Ngoại giao, Muraviev và công sứ Nga tại Nhật, Romanovich Rosen, đồng ý. 3.2.3. Thỏa hiệp mới của Nhật Bản – Nga về vấn đề Triều Tiên và Mãn Châu Hiệp định tiếp theo được kí kết giữa Nga và Nhật được biết đến chính là Công  ước Rosen – Nissi, ngày 25.4.1898, với nội dung như  sau: Hai bên công nhận dứt   khoát chủ quyền và độc lập toàn vẹn của Triều Tiên, cam kết lẫn nhau tránh mọi can   thiệp trực tiếp vào các vấn đề  nội bộ của nước này; việc bổ  nhiệm cố vấn quân sự  và tài chính phải trên thỏa thuận chung; chính phủ Nga cam kết không gây cản trở tới   phát triển quan hệ thương mại và công nghiệp giữa Nhật Bản và Triều Tiên. Về cơ bản hiệp định là công bằng cho cả hai phía Nga và Nhật Bản.
  19. 16 3.3. Nga – Nhật Bản mâu thuẫn gay gắt từ giữa năm 1900 đến tháng 7 năm 1903 3.3.1. Bối cảnh lịch sử Cuối năm 1899, khởi nghĩa Nghĩa Hòa đoàn bùng nổ tại Trung Quốc. Cuộc khởi   nghĩa diễn ra đã làm thay đổi những bước đi quan trọng của cả Nga và Nhật Bản tại  khu vực Đông Bắc Á khi hai nước này là lực lượng chủ đạo giải cứu các tòa công sứ  của các nước bị bao vây bởi quân Nghĩa Hòa đoàn. 3.3.2. Nga chiếm giữ Mãn Châu và đẩy mạnh xâm nhập Triều Tiên Phong trào Nghĩa Hòa đoàn đã làm cho các nước đế quốc phải “vất vả” để dẹp  tan. Nhưng đối với chính quyền Nga đây lại là một cơ hội cho việc xâm chiếm Mãn  Châu. Thực tế sau đó cho thấy, Nga lấy cớ bảo vệ đường sắt, đã xâm nhập Mãn Châu  mặc cho sự phản đối của chính quyền Mãn Thanh và các nước đế quốc khác. Cuối tháng 12.1900, Nga tiếp tục đạt một thoả thuận quan trọng. Theo đó, triều   Thanh sẽ được khôi phục chính quyền tự trị với điều kiện người Tartar phải tuân thủ  các điều khoản gần giống như một hiệp  ước bảo hộ. Với sự ki ện này, Nga đã thực  sự nắm giữ vai trò kiểm soát Mãn Châu. Nga cũng tiếp tục can thiệp vào Triều Tiên, đưa vấn đề này trở thành trung tâm  bão   của   Viễn   Đông.   Chính   sách   này   được   thực   hiện   cùng   sự   xuất   Alexander   Bezobrazov, một sĩ quan về  hưu nhưng được Nga hoàng và nhiều chính khách trong  chính phủ ủng hộ. Ông ta đã đưa ra chính sách táo bạo nhằm thôn tính Triều Tiên. 3.3.3. Mâu thuẫn Nga – Nhật trở nên gay gắt và hành động của Nhật Bản Việc Nga chiếm đóng Mãn Châu và xâm nhập Triều Tiên khiến mâu thuẫn Nga   – Nhật trở nên gay gắt. Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn chưa sẵn sàng cho việc đương đầu với quốc gia này bằng   một cuộc chiến tranh. Vì vậy, giải pháp hòa bình vẫn là lựa chọn của Nhật đối với vấn   đề Triều Tiên và Mãn Châu trong quan hệ với Nga. Đồng thời, Nhật Bản cũng tìm kiếm  đồng minh. Tháng 1.1902: Hiệp  ước Liên minh Anh – Nhật chính thức được công bố  trong sự  ngạc nhiên của nhiều quốc gia. Sự kiện này có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ đối  với Nhật Bản mà còn làm thay đổi từng bước cục diện và quan hệ  quốc tế  ở  khu vực   Đông Bắc Á. Hiệp ước Liên minh Anh – Nhật cũng đã tác động sâu sắc đến Nga n hưng Nga vẫn  không từ bỏ tham vọng ở Đông Bắc Á. Nga tiếp tục cho quân chiếm đóng Mãn Châu,  vi phạm thỏa thuận rút quân với triều đình Mãn Thanh và tập đoàn Bezobrazov vẫn  tiếp tục các hoạt động ở Triều Tiên. Chương 4 QUAN HỆ NGA – NHẬT BẢN VỀ VẤN ĐỀ TRIỀU TIÊN VÀ MÃN CHÂU
  20. 17 TỪ THÁNG 7 NĂM 1903 ĐẾN NĂM 1905 4.1. Sự leo thang của mâu thuẫn Nga – Nhật Bản từ tháng 7 năm 1903 đến tháng  2 năm 1904 4.1.1. Nga tăng cường các hoạt động chiếm giữ Mãn Châu và xâm chiếm Triều Tiên Theo thỏa thuận với Trung Quốc, Nga phải tiến hành việc rút quân khỏi Mãn   Châu vào ngày 8.4.1903 nhưng đến hè năm đó, Nga đã không thực hiện những cam kết   về việc rút quân của mình. Tập đoàn của Bezobrazov ở Triều Tiên ngày càng táo bạo   và liều lĩnh. Từ tháng 7.1903 đến khi chiến sự nổ ra, quan hệ hai nước Nga và Nhật trở  nên  vô cùng căng thẳng. 4.1.2. Nhật Bản kiên trì các biện pháp hòa bình, đàm phán trực tiếp với Nga Ngày 28.7.1903, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật là Nam tước Komura Jutaro, đã gửi  cho Công sứ Nhật ở Nga là Kurino Shinichiro bức điện tín đầu tiên, bắt đầu cho quá   trình đàm phán trực tiếp giữa hai nước. Nội dung các cuộc trao đổi giữa Nga và Nhật được lưu lại dưới hình thức những   bức điện tín giữa Nam tước Komura và Mr. Kurino. Tổng số có 51 công điện trong quá   trình đàm phán Nga ­ Nhật vấn đề Triều Tiên và Mãn Châu từ ngày 28.7.1903 đến ngày   6.2.1904 (trước khi Nhật tấn công Nga tại cảng Lữ Thuận hai ngày). Những công điện  này ngay sau đó được tập hợp trong cuốn  Correspondence regarding the negotiations   between Japan and Russia (Thư từ liên quan tới các cuộc đàm phán giữa Nhật bản và   Nga)  bởi chính Nam tước Komura, xuất bản ngay sau khi chiến tranh bùng nổ  năm  1904. 4.1.3. Đàm phán Nga – Nhật Bản thất bại Trong suốt những tháng đàm phán hai bên, phải nhìn nhận một điều giống như kì  tích đó là thái độ kiên trì, nhẫn nại tột cùng của Nhật Bản. Song đáp trả cho điều đó, Nga   vẫn tiếp tục đóng quân tại Mãn Châu và không ngừng xâm nhập, gây ảnh hưởng ở Triều   Tiên. Đàm phán Nga – nhật hoàn toàn thất bại. Không thể  trì hoãn hơn nữa, nước   Nhật đã chuẩn bị  đầy đủ  nhất cho một cuộc chiến và họ  đã khai hỏa trong khi Nga   vẫn đang còn ảo tưởng về quyền lực của mình tại Đông Bắc Á. 4.2. Chiến tranh Nga – Nhật (1904 – 1905): Đỉnh điểm của mẫu thuẫn Nga –  Nhật Bản về vấn đề Triều Tiên và Mãn Châu 4.2.1. Sự chuẩn bị của Nga và Nhật Bản trước nguy cơ bùng nổ chiến tranh Đàm phán giữa Nga và Nhật kết thúc với việc hai bên đều ra tuyên bố rút công  sứ và nhân viên của mình về nước. Chiến tranh đến gần. Tuy nhiên, sự chuẩn bị của  mỗi nước cho cuộc chiến lại hoàn toàn không giống nhau.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2