BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
_______________________<br />
<br />
LÊ TRƢỜNG SƠN<br />
<br />
GIAI ĐOẠN TIỀN HỢP ĐỒNG TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM<br />
Chuyên ngành: Luật kinh tế - Mã số : 62.38.01.07<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC<br />
<br />
TP.HỒ CHÍ MINH – 2015<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh<br />
Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. Đỗ Văn Đại<br />
Phản biện 1 : Tiến sĩ Phạm Kim Anh<br />
Phản biện 2 : Tiến sĩ Lê Đình Nghị<br />
Phản biện 3 : Phó giáo sƣ, Tiến sĩ Phan Huy Hồng<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại Trường Đại học Luật thành<br />
phố Hồ Chí Minh<br />
Vào hồi 8 giờ ngày 10 tháng10 năm 2015<br />
Có thể tìm hiểu Luận án tại Thư viện Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh hoặc Thư viện<br />
Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1<br />
1.Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................................................. 1<br />
2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................................... 1<br />
3. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................................ 2<br />
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án..................................................................................... 2<br />
5. Tính mới của luận án ...................................................................................................................... 2<br />
PHẦN TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................................................... 3<br />
1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ............................................................................................... 3<br />
2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam .................................................................................................. 3<br />
3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu ...................................................................................... 3<br />
PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................................................... 4<br />
Chƣơng 1. Các nguyên tắc điều chỉnh giai đoạn tiền hợp đồng ....................................................... 4<br />
1.1. Khái quát về hợp đồng và giai đoạn tiền hợp đồng ...............................................................................4<br />
<br />
1.1.1. Khái quát về hợp đồng ......................................................................................................... 4<br />
1.1.2. Khái quát về giai đoạn tiền hợp đồng ................................................................................... 4<br />
1.1.3. Đặc điểm của giai đoạn tiền hợp đồng ................................................................................. 5<br />
1.2. Khái niệm và nội dung các nguyên tắc điều chỉnh giai đoạn tiền hợp đồng .......................................6<br />
<br />
1.2.1. Khái niệm về nguyên tắc điều chỉnh giai đoạn tiền hợp đồng ............................................. 6<br />
1.2.2. Nguyên tắc tự do hợp đồng .................................................................................................. 6<br />
1.2.3. Nguyên tắc thiện chí, trung thực .......................................................................................... 7<br />
Chƣơng 2. Nghĩa vụ cung cấp và bảo mật thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng...................... 9<br />
2.1. Nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng ................................................................9<br />
<br />
2.1.1. Sự cần thiết của việc cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng .............................. 9<br />
2.1.2. Nghĩa vụ cung cấp thông tin tiền hợp đồng trong các hệ thống pháp luật ........................... 9<br />
2.1.3. Nghĩa vụ cung cấp thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng trong pháp luật Việt Nam .... 10<br />
2.2. Nghĩa vụ bảo mật thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng ................................................................11<br />
<br />
2.2.1. Nghĩa vụ bảo mật thông tin trong quy định chuyên biệt .................................................... 11<br />
2.2.2. Nghĩa vụ bảo mật thông tin trong quy định chung ............................................................. 12<br />
Chƣơng 3 . Đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng ........................................................ 13<br />
3.1. Đề nghị giao kết hợp đồng .....................................................................................................................13<br />
<br />
3.1.1. Khái niệm đề nghị giao kết hợp đồng ................................................................................ 13<br />
3.1.2. Hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng ............................................................................. 16<br />
3.2. Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng ..................................................................................................21<br />
<br />
3.2.1. Khái niệm chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng ............................................................... 21<br />
3.2.2. Hiệu lực của chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng............................................................ 23<br />
Chƣơng 4. Hậu quả pháp lý đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng ............................. 25<br />
4.1. Vô hiệu hợp đồng ...................................................................................................................................26<br />
<br />
4.1.1. Kinh nghiệm nước ngoài .................................................................................................... 26<br />
4.1.2. Theo pháp luật Việt Nam ................................................................................................... 27<br />
4.2. Bồi thƣờng thiệt hại................................................................................................................................28<br />
<br />
4.2.1. Bản chất pháp lý của bồi thường thiệt hại tiền hợp đồng ................................................... 28<br />
4.2.2. Điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại tiền hợp đồng .......................... 29<br />
4.2.3. Thiệt hại được bồi thường .................................................................................................. 30<br />
4.3. Chế tài khác ............................................................................................................................................32<br />
<br />
KẾT LUẬN ......................................................................................................................................... 33<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1.Tính cấp thiết của đề tài<br />
Hợp đồng là sự thỏa thuận, là kết quả của sự thống nhất ý chí và, để tạo lập ra hợp đồng, các<br />
chủ thể phải trải qua một quá trình bằng cách trao đổi ý kiến rồi đi đến thoả thuận trong việc xác định<br />
nội dung cụ thể của hợp đồng. Căn cứ vào tính chất thời gian xảy ra trước khi có hợp đồng, giai đoạn<br />
này được gọi là giai đoạn “tiền hợp đồng”1 (hay giai đoạn trước hợp đồng). Đây là giai đoạn bắt đầu từ<br />
việc một bên thể hiện mong muốn xác lập một hợp đồng đến khi hợp đồng được giao kết.<br />
Trong giai đoạn tiền hợp đồng, các bên chưa chịu sự ràng buộc bởi hợp đồng mà các bên muốn<br />
xác lập nhưng giữa họ đã có mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau. Do đó, pháp luật cần phải điều<br />
chỉnh để cân bằng lợi ích của các bên. Ở các nước có nền kinh tế phát triển và hệ thống pháp luật<br />
tương đối hoàn thiện, ổn định như Anh, Pháp, Mỹ, Đức,… thì pháp luật điều chỉnh giai đoạn tiền hợp<br />
đồng không phải là vấn đề mới. Tuy nhiên, đối với Việt Nam thì đây là một vấn đề còn khá mới mẻ và<br />
chưa được quan tâm nhiều trong lĩnh vực khoa học pháp lý. Do vậy, nghiên cứu các quy định của pháp<br />
luật Việt Nam kết hợp với tham khảo pháp luật nước ngoài để từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc<br />
điều chỉnh giai đoạn tiền hợp đồng là việc cần thiết cả về lý luận và thực tiễn. Đấy là lý do để tác giả<br />
chọn chủ đề “Giai đoạn tiền hợp đồng trong pháp luật Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ luật học<br />
của mình.<br />
2. Mục đích nghiên cứu<br />
Thực ra, giai đoạn tiền hợp đồng được điều chỉnh trong một số quy định chuyên biệt như quy<br />
định trong Luật thương mại, Luật cạnh tranh, Luật kinh doanh bảo hiểm… nhưng các quy định chuyên<br />
biệt này có phạm vi hẹp (chỉ điều chỉnh một số hợp đồng) và chưa thể hiện bất cập liên quan đến giai<br />
đoạn tiền hợp đồng.<br />
Bộ luật dân sự có quy định về giai đoạn tiền hợp đồng nhưng chưa đầy đủ, cần hoàn thiện. Văn<br />
bản này có phạm vi điều chỉnh chung cho các loại hợp đồng trong đó có hợp đồng thuộc phạm trù kinh<br />
tế do điều đầu tiên của Bộ luật quy định “Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý<br />
cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân<br />
và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động“.<br />
Chính vì vậy, mục đích chính của luận án là nghiên cứu để đưa ra đề xuất định hướng và các<br />
giải pháp cụ thể để hoàn thiện các quy định của Bộ luật dân sự 2005 về các vấn đề liên quan đến giai<br />
đoạn tiền hợp đồng.<br />
<br />
1<br />
<br />
Đào Duy Anh 1996), Hán – Việt từ điển, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, tr.267 : “tiền” có nghĩa là trước, mặt trước.<br />
<br />
1<br />
<br />
3. Phạm vi nghiên cứu<br />
Trong khuôn khổ luận án, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu giai đoạn xảy ra trước khi hợp đồng<br />
được giao kết (tồn tại), tức giai đoạn “tiền hợp đồng” và cũng chỉ giới hạn ở các nội dung sau : Các<br />
nguyên tắc điều chỉnh giai đoạn tiền hợp đồng; Nghĩa vụ cung cấp thông tin và nghĩa vụ bảo mật<br />
thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng; Đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng; Hậu quả<br />
pháp lý đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng.<br />
Phạm vi nghiên cứu chủ yếu của luận án sẽ là các vấn đề liên quan đến giai đoạn tiền hợp đồng<br />
trong khoa học pháp lý của Việt Nam kết hợp tham khảo pháp luật của các nước trong hệ thống Civil<br />
law, Common law (có chọn lọc các điển hình tiêu biểu trong mỗi hệ thống) và các văn bản quốc tế như<br />
Bộ nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế (sau đây gọi tắt là Bộ nguyên tắc Unidroit),<br />
Bộ nguyên tắc Luật hợp đồng Châu Âu, Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế<br />
(sau đây gọi tắt là Công ước Viên), Dự thảo khung tham chiếu chung châu Âu.<br />
Luận án có nghiên cứu một số quy định chuyên biệt của chuyên ngành kinh tế như Luật thương<br />
mại, Luật cạnh tranh, Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật sở hữu trí tuệ nhưng nghiên cứu những nội dung<br />
quy định của BLDS 2005 và các vấn đề thực tiễn phát sinh từ việc áp dụng Bộ luật này sẽ là nội dung<br />
chủ yếu của luận án như đã nêu trong phần mục đích nghiên cứu.<br />
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án<br />
Về phương diện lý luận, luận án góp phần vào việc củng cố và hoàn thiện cơ sở lý luận về hợp<br />
đồng trong khoa học pháp lý Việt Nam.<br />
Về phương diện thực tiễn, luận án là tài liệu tham khảo có giá trị cho việc hoàn thiện các quy<br />
định của pháp luật Việt Nam về giai đoạn tiền hợp đồng. Luận án cũng là tài liệu tham khảo cho việc<br />
giải quyết các tranh chấp liên quan đến giai đoạn tiền hợp đồng.<br />
Bên cạnh đó, luận án cũng là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các cá nhân và doanh<br />
nghiệp Việt nam trong quá trình tham gia đàm phán, ký kết các hợp đồng.<br />
5. Tính mới của luận án<br />
Thứ nhất, luận án là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện<br />
dưới góc độ lý luận và thực tiễn về giai đoạn tiền hợp đồng và pháp luật điều chỉnh giai đoạn tiền hợp<br />
đồng.<br />
Thứ hai, dưới góc độ lý luận, luận án góp phần làm rõ vai trò quan trọng của giai đoạn tiền hợp<br />
đồng, đồng thời luận án cũng đã làm rõ những nội dung quan trọng của giai đoạn tiền hợp đồng.<br />
<br />
2<br />
<br />