HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
NGUYỄN QUANG ANH<br />
<br />
HOµN THIÖN C¥ CHÕ PH¸P Lý NH¢N D¢N<br />
KIÓM SO¸T QUYÒN LùC NHµ N¦íC ë VIÖT NAM<br />
<br />
Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật<br />
Mã số<br />
: 62 38 01 01<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC<br />
<br />
HÀ NỘI - 2015<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại<br />
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Trần Ngọc Đường<br />
<br />
Phản biện 1: .......................................................<br />
.......................................................<br />
<br />
Phản biện 2: .......................................................<br />
.......................................................<br />
<br />
Phản biện 3: .......................................................<br />
.......................................................<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện<br />
họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br />
Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 2015<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và<br />
Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh<br />
<br />
1<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Kiểm soát quyền lực nhà nước là một yếu tố cấu thành khách quan của hoạt động<br />
thực thi quyền lực nhà nước- có quyền lực thì tất phải có kiểm soát quyền lực để quyền<br />
lực không trở thành tuyệt đối. Khi mặc nhiên thừa nhận quyền lực nhà nước bắt nguồn<br />
từ nhân dân, của nhân dân, không để xảy ra việc dân trao quyền rồi mất quyền thì tất yếu<br />
phải kiểm soát.<br />
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung,<br />
phát triển năm 2011) ghi: “Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của<br />
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân”.<br />
Cương lĩnh khẳng định: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục<br />
tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền<br />
dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm dân chủ được thực hiện trong thực tế cuộc sống ở<br />
mỗi cấp, trên tất cả các lĩnh vực" và “Nhân dân thực hiện quyền làm chủ thông qua hoạt<br />
động của Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ<br />
đại diện".<br />
Hiến pháp năm 2013 quy định: "Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng<br />
dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và<br />
thông qua các cơ quan khác của Nhà nước" (Điều 6); "Các cơ quan nhà nước, cán bộ,<br />
công chức, viên chức phải tôn trọng Nhân dân, tận tuỵ phục vụ Nhân dân, liên hệ chặt<br />
chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của Nhân dân" (Điều 8); "Mặt<br />
trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội, giám sát, phản<br />
biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước" (Điều 9); “Công đoàn… tham gia kiểm<br />
tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước…" (Điều 10) và các quy định về<br />
quyền con người, quyền công dân. Như vậy, Hiến pháp năm 2013 đã xác lập cơ sở hiến<br />
định để xây dựng và hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước.<br />
Xuất phát từ những lý do trên, NCS chọn đề tài "Hoàn thiện cơ chế pháp lý<br />
nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam" để nghiên cứu, viết luận án tiến<br />
sĩ Luật học.<br />
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu<br />
Mục đích của Luận án là làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn cơ chế pháp lý nhân<br />
dân kiểm soát quyền lực nhà nước. Trên cơ sở đó, Luận án đề xuất các quan điểm và giải<br />
pháp hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam.<br />
Luận án có các nhiệm vụ sau:<br />
- Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài: Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân<br />
dân kiểm soát quyền lực nhà nước trong và ngoài nước; chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục<br />
nghiên cứu.<br />
<br />
2<br />
- Làm sáng tỏ cơ sở lý luận việc hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát<br />
quyền lực nhà nước, bao gồm: khái niệm, đặc điểm, các yếu tố cấu thành và mối quan hệ<br />
giữa các yếu tố cấu thành cơ chế, vai trò, mục đích, tiêu chí hoàn thiện cơ chế pháp lý<br />
nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước; nội dung và phương thức hoạt động của cơ chế<br />
pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước; khảo sát cơ chế pháp lý nhân dân kiểm<br />
soát quyền lực nhà nước ở một số nước và rút ra những giá trị tham khảo cho Việt Nam.<br />
- Phân tích lịch sử hình thành, phát triển của cơ chế thông qua các thể chế; đánh giá<br />
tổ chức, hoạt động của các thiết chế và các điều kiện bảo đảm vận hành cơ chế; chỉ ra<br />
những hạn chế và nguyên nhân hạn chế.<br />
- Đề xuất các quan điểm và giải pháp hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát<br />
quyền lực nhà nước ở Việt Nam.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
3.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Các vấn đề lý luận và thực tiễn về hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát<br />
quyền lực nhà nước ở Việt Nam. Cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước này là<br />
Nhân dân - chủ thể kiểm soát quyền lực nhà nước.<br />
3.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
Luận án này chỉ nghiên cứu về hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân với tư cách là<br />
người chủ quyền lực nhà nước tiến hành kiểm soát quyền lực nhà nước. Tuy nhiên, Luận<br />
án có đề cập đến mối quan hệ giữa các chủ thể kiểm soát quyền lực nhà nước trong tổng<br />
thể cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam.<br />
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu<br />
- Cơ sở lý luận: Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; các quan điểm, đường lối của<br />
Đảng Cộng sản Việt Nam.<br />
- Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng phương pháp luận chủ nghĩa duy vật<br />
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác-Lênin. Về phương pháp cụ thể,<br />
Luận án sử dụng: Phương pháp phân tích tài liệu; Phương pháp chuyên gia; Phương pháp<br />
thống kê; Phương pháp tổng hợp; Phương pháp luật học so sánh; Phương pháp quy nạp và<br />
diễn dịch.<br />
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án<br />
Luận án “Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở<br />
Việt Nam" có một số đóng góp mới sau đây:<br />
Thứ nhất, Luận án đã bổ sung, xây dựng được cơ sở lý luận của việc hoàn thiện cơ<br />
chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước trong điều kiện xây dựng nhà nước<br />
pháp quyền XHCN ở Việt Nam một cách khoa học, hệ thống và toàn diện. Theo đó, Luận<br />
án đã làm rõ được khái niệm, đặc điểm, các yếu tố cấu thành và mối quan hệ giữa các yếu<br />
tố cấu thành cơ chế, vai trò, mục đích, tiêu chí hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm<br />
<br />
3<br />
soát quyền lực nhà nước; nội dung và phương thức hoạt động của cơ chế; khảo sát cơ chế<br />
pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước một số nước và rút ra những giá trị tham<br />
khảo cho Việt Nam.<br />
Thứ hai, Luận án đã phân tích lịch sử hình thành và phát triển của cơ chế pháp lý<br />
nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua các thể chế từ năm 1945 đến nay; đánh<br />
giá thực trạng tổ chức, hoạt động các thiết chế và các yếu tố bảo đảm của cơ chế; chỉ rõ<br />
những hạn chế và nguyên nhân hạn chế của cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực<br />
nhà nước ở Việt Nam hiện nay.<br />
Thứ ba, Luận án đã đề xuất được các quan điểm và giải pháp hoàn thiện cơ chế<br />
pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam một cách khoa học, khả thi.<br />
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn<br />
- Kết quả nghiên cứu của Luận án sẽ góp phần xây dựng cơ sở lý luận khoa học cho<br />
việc hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng<br />
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam;<br />
- Luận án góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập của cơ chế pháp lý nhân<br />
dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay bằng việc hoàn thiện cơ chế<br />
pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước theo tinh thần và nội dung mới của Hiến<br />
pháp năm 2013.<br />
- Luận án là nguồn tài liệu tham khảo tin cậy cho hoạt động nghiên cứu và giảng<br />
dạy ở Việt Nam.<br />
7. Kết cấu của Luận án<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình nghiên cứu của tác giả đã công<br />
bố liên quan đến luận án và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương, 10 tiết.<br />
Chương 1<br />
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI<br />
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU<br />
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC<br />
<br />
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về kiểm soát quyền lực nhà nước<br />
- Sách chuyên khảo: "Một số vấn đề về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực<br />
trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam" do tác giả Trần Ngọc<br />
Đường chủ biên. Cuốn sách: Phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực với việc sửa đổi<br />
Hiến pháp năm 1992”, của tác giả Trần Ngọc Đường. Cuốn sách: Giám sát và cơ chế<br />
giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay do Đào Trí Úc - Võ<br />
Khánh Vinh đồng chủ biên. Cuốn sách: Quyền lực nhà nước và quyền công dân của tác<br />
giả Đinh Văn Mậu. Cuốn sách “Sự hạn chế quyền lực Nhà nước"của tác giảNguyễn Đăng<br />
Dung. Sách chuyên khảo “Kiểm soát quyền lực nhà nước - Một số vấn đề lý luận và thực<br />
<br />