intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai

Chia sẻ: Nguyễn Văn H | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:32

65
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần nội dung của luận án bao gồm các chương sau đây: Chương 1/ Tổng quan các vấn đề nghiên cứu. Chương 2/ Tổng luận về khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai ở Việt Nam. Chương 3/ Thực trạng khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai ở Việt Nam chương 4/ Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại về đất đai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> <br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH<br /> <br /> VÕ PHAN LÊ NGUYỄN<br /> <br /> KHIẾU NẠI VÀ GIẢI QUYẾT<br /> KHIẾU NẠI VỀ ĐẤT ĐAI<br /> Chuyên ngành: LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH<br /> Mã số<br /> <br /> : 62.38.01.02<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC<br /> <br /> TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2018<br /> <br /> 1<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Luật Thành<br /> phố Hồ Chí Minh<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Cảnh Hợp<br /> TS Lưu Quốc Thái<br /> Phản biện 1:<br /> Phản biện 2:<br /> Phản biện 3:<br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án cấp<br /> trường họp tại Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh<br /> Vào hồi … ngày … tháng … năm …<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia<br /> <br /> PHẦN MỞ ĐẦU<br /> 2<br /> <br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Ở Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ<br /> sở hữu. Sau thời kỳ đổi mới, pháp luật đã mạnh dạn trao quyền và ngày càng<br /> mở rộng quyền cho người sử dụng đất nhằm bảo đảm từng thửa đất được khai<br /> thác, sử dụng hiệu quả. Nhà nước đã giảm dần hoạt động can thiệp sâu vào<br /> quyền sử dụng đất của chủ thể được trao quyền, để chuyển sang việc hoạch<br /> định chính sách đất đai và tăng cường quản lý nhà nước về đất đai nhằm bảo<br /> đảm đất đai được bảo vệ, quản lý, sử dụng theo đúng định hướng mà Nhà<br /> nước mong muốn. Sự đổi mới theo hướng đi này đã phát huy hiệu quả to lớn<br /> trên thực tiễn, đất đai được khôi phục giá trị thật của nó, tạo nguồn lực to lớn<br /> để đất nước phát triển.<br /> Có thể nói, khi chuyển từ nền kinh tế kế hoạch, tập trung bao cấp sang<br /> kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước ngày càng hội nhập<br /> sâu với kinh tế thế giới nên pháp luật về đất đai cũng phải thường xuyên thay<br /> đổi cho phù hợp. Pháp luật về đất đai và hệ thống pháp luật liên quan ngày<br /> càng hoàn thiện nhằm điều chỉnh kịp thời và hiệu quả các quan hệ phát sinh<br /> trong lĩnh vực này. Một khi pháp luật - công cụ quản lý cốt lõi thay đổi thì<br /> hoạt động quản lý cũng có sự thay đổi nhằm bảo đảm tính tương thích. Tuy<br /> nhiên, trong thực tiễn, pháp luật về đất đai vẫn còn những bất cập, hạn chế<br /> nhất định. Cụ thể, hoạt động quản lý nhà nước về đất đai còn bộc lộ nhiều yếu<br /> kém, tư duy can thiệp sâu vào quyền được trao cho người sử dụng đất của các<br /> chủ thể quản lý nhà nước vẫn còn tồn tại. Tình trạng thiếu công khai, minh<br /> bạch trong quản lý, sử dụng, phân phối đất đai, sự lạm quyền của cán bộ, công<br /> chức được trao quyền, tham nhũng, lãng phí... vẫn còn xảy ra. Từ đó, tình<br /> trạng khiếu nại về đất đai diễn ra thường xuyên, liên tục, thậm chí gay gắt,<br /> phức tạp. Trong bức tranh chung về khiếu nại, tố cáo hành chính ở nước ta thì<br /> số vụ việc khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai chiếm một tỷ lệ lớn (tương<br /> đương 70%) và diễn biến phức tạp, nhất là số vụ việc khiếu nại, khiếu kiện<br /> đông người liên quan đến đất đai, nhà ở, bồi thường, giải phóng mặt bằng và<br /> tái định cư.<br /> Khi tham gia vào hoạt động khiếu nại về đất đai, người sử dụng đất đã<br /> sử dụng quyền khiếu nại - quyền chính trị, pháp lý cơ bản của công dân được<br /> Hiến pháp, pháp luật ghi nhận và bảo đảm thực hiện. Khi thực hiện quyền<br /> khiếu nại về đất đai, người sử dụng đất yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân<br /> có thẩm quyền bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi có cơ sở<br /> cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính của các chủ thể trong quá<br /> 3<br /> <br /> trình thực thi quyền quản lý nhà nước về đất đai vi phạm pháp luật, xâm phạm<br /> đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đồng thời, đây là một hình thức trực<br /> tiếp tham gia vào hoạt động giám sát, quản lý nhà nước, phát huy quyền làm<br /> chủ Nhân dân.<br /> Về phía cơ quan nhà nước, khi tham gia vào hoạt động giải quyết<br /> khiếu nại là tự xem xét lại những quyết định hành chính, hành vi hành chính<br /> một cách thấu đáo, để điều chỉnh, khôi phục quyền và lợi ích hợp của người sử<br /> dụng đất nếu quyết định và hành vi đó là sai, vi phạm pháp luật. Ngược lại,<br /> nếu khẳng định quyết định, hành vi đó đúng pháp luật thì cơ quan nhà nước có<br /> thêm cơ hội để giải thích cho người sử dụng đất nghiêm chỉnh chấp hành pháp<br /> luật, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai vì mục tiêu phát<br /> triển chung. Vì vậy, hoạt động khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính về<br /> đất đai là hai mặt không thể tách rời của đời sống xã hội, bảo đảm quyền của<br /> người sử dụng đất, bảo đảm dân chủ, bảo đảm tính thượng tôn pháp luật, tạo<br /> sự công bằng xã hội, tăng cường năng lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà<br /> nước, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.<br /> Với ý nghĩa và tầm quan trọng đó, tác giả nhận thấy việc khiếu nại và<br /> giải quyết khiếu nại về đất đai hiện nay có những bất cập, hạn chế nhất định<br /> cần phải nghiên cứu chuyên sâu nhằm đưa ra những luận giải về mặt khoa<br /> học, pháp lý cũng như thực tiễn và đề xuất giải pháp hoàn thiện. Vì vậy, tác<br /> giả chọn đề tài “Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai” để làm Luận án<br /> tiến sĩ Luật học của mình.<br /> 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu<br /> 2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài<br /> Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, tác giả khảo sát thực trạng pháp luật,<br /> đối chiếu thực tiễn hoạt động khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính về<br /> đất đai của Việt Nam, từ đó chỉ ra những bất cập, hạn chế của pháp luật cũng<br /> như thực hiện pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai ở nước<br /> ta. Đồng thời, tác giả đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm giảm thiểu số vụ<br /> việc khiếu nại liên quan đến đất đai, tăng cường hiệu quả giải quyết khiếu nại<br /> hành chính về đất đai.<br /> 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài<br /> - Để bảo đảm đề tài đã chọn đạt kết quả khả quan, tác giả sẽ tập trung<br /> vào các nhiệm vụ nghiên cứu chính sau:<br /> <br /> 4<br /> <br /> + Làm rõ quyền khiếu nại, khái niệm, đặc điểm, bản chất và các loại<br /> khiếu nại về đất đai; xác định vị trí, giá trị của phương thức khiếu nại và giải<br /> quyết khiếu nại trong cơ chế bảo vệ quyền của người sử dụng đất ở nước ta.<br /> + Phân tích, đánh giá hệ thống pháp luật liên quan đến khiếu nại và giải<br /> quyết khiếu nại về đất đai cũng như thực tiễn thi hành pháp luật.<br /> + Khảo sát thực tế tình hình khiếu nại hành chính về đất đai và hoạt<br /> động giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai của cơ quan hành chính nhà<br /> nước tại Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành khác, làm sơ sở chứng<br /> minh cho những luận giải về mặt lý luận, pháp lý nêu trên.<br /> 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu<br /> 3.1. Phạm vi nghiên cứu<br /> Khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính về đất đai có thể được<br /> nghiên cứu từ nhiều góc độ với các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, Luận án chỉ<br /> tập trung nghiên cứu phạm vi khiếu nại của người sử dụng đất, người có<br /> quyền và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất đối với quyết định hành chính<br /> hoặc hành vi hành chính của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền liên<br /> quan đến quá trình thực thi công vụ trong hoạt động quản lý nhà nước về đất<br /> đai mà người sử dụng đất cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là vi phạm<br /> pháp luật, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.<br /> 3.2. Đối tượng nghiên cứu<br /> Luận án tập trung nghiên cứu về hoạt động khiếu nại hành chính của<br /> tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực đất đai và hoạt động giải quyết khiếu nại hành<br /> chính về đất đai của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.<br /> 4. Ý nghĩa khoa học của luận án<br /> - Về lý luận, Luận án sẽ đưa ra cách hiểu thống nhất về quyền khiếu<br /> nại trong lĩnh vực đất đai; khái niệm, đặc điểm, bản chất của khiếu nại và giải<br /> quyết khiếu nại về đất đai; làm rõ vai trò, vị trí và giá trị của phương thức<br /> khiếu nại và giải quyết khiếu nại về đất đai trong tổng thể cơ chế bảo vệ quyền<br /> của người sử dụng đất theo quy định pháp luật hiện hành; đưa ra nhận thức<br /> đúng các yếu tố tác động, các nguyên nhân cốt lõi làm phát sinh khiếu nại về<br /> đất đai và những hạn chế mang tính bản chất trong phương thức giải quyết<br /> khiếu nại nói riêng và cơ chế bảo vệ quyền của người sử dụng đất nói chung.<br /> - Đưa ra những nhận định, đánh giá xác thực về thực trạng pháp luật<br /> và thực hiện pháp luật về đất đai, về khiếu nại và giải quyết khiếu nại nói<br /> riêng và cơ chế bảo vệ quyền của người sử dụng đất nói chung.<br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2