BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI<br />
<br />
NINH ĐỨC HÙNG<br />
<br />
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH<br />
CỦA NGÀNH TRÁI CÂY VIỆT NAM<br />
<br />
Chuyên ngành : Kinh tế phát triển<br />
Mã số : 62 31 01 05<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ<br />
<br />
HÀ NỘI - 2013<br />
<br />
Công trình hoàn thành tại:<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI<br />
<br />
Ngƣời hƣớng dẫn: GS.TS. ĐỖ KIM CHUNG<br />
<br />
Phản biện 1:<br />
<br />
TS. Trần Đình Thao<br />
Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội<br />
<br />
Phản biện 2:<br />
<br />
GS.TSKH. Lƣơng Xuân Quỳ<br />
Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam<br />
<br />
Phản biện 3:<br />
<br />
TS. Bùi Thị Gia<br />
Hội Kinh tế nông lâm<br />
<br />
Luận án đƣợc bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp trƣờng họp tại:<br />
Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội<br />
Vào hồi<br />
<br />
giờ, ngày<br />
<br />
tháng<br />
<br />
năm 2013<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện:<br />
-<br />
<br />
Thƣ viện Quốc gia Việt Nam<br />
<br />
-<br />
<br />
Thƣ viện Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội<br />
<br />
1<br />
MỞ ĐẦU<br />
1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu<br />
Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một trong những xu thế lớn<br />
của thời đại phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường, nó ảnh hưởng<br />
mạnh mẽ và sâu rộng tới tất cả các quốc gia trên thế giới. Đứng trước<br />
thực tế này các quốc gia đều phải nỗ lực đổi mới, nhận thức đầy đủ về<br />
hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế thương mại.<br />
Cũng chính vì vậy mà hoạt động kinh doanh của mỗi quốc gia nói<br />
chung, mỗi ngành hàng trong quốc gia đó nói riêng ngày càng được mở<br />
rộng dưới nhiều hình thức, trong đó có ngành trái cây của Việt Nam đã<br />
và đang tham gia vào thị trường thế giới. Trong quá trình đó, Việt Nam<br />
đã xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển ngành trái cây trong bối<br />
cảnh kinh tế hội nhập (Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2007).<br />
Việt Nam có tiềm năng phát triển ngành trái cây, nhất là trái cây nhiệt<br />
đới. Trong thời gian qua, ngành trái cây của nước ta đã đạt được những<br />
thành tựu đáng kể. Năm 2011 Việt Nam xuất khẩu 260 triệu USD trái<br />
cây cho trên 50 thị trường Châu Á, Châu Âu, Bắc Mỹ, trong đó có tới<br />
85-90% là sản phẩm chế biến. Cho đến nay có hàng loạt vấn đề đặt ra cả<br />
về lý luận và thực tiễn như: Năng lực cạnh tranh của ngành trái cây là<br />
gì? Đâu là cơ sở lý luận và thực tiễn cho nâng cao năng lưc cạnh tranh<br />
của ngành trái cây? Giải pháp nào cần thực hiện để nâng cao năng lực<br />
cạnh tranh của ngành trái cây? Để góp phần làm sáng tỏ các vấn đề nêu<br />
trên, chúng tôi chọn đề tài "Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành<br />
trái cây Việt Nam".<br />
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài<br />
2.1 Mục tiêu chung<br />
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và đưa ra những giải pháp chủ yếu<br />
để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trái cây Việt Nam.<br />
2.2 Mục tiêu cụ thể<br />
- Góp phần hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng<br />
cao năng lực cạnh tranh của ngành trái cây.<br />
- Đánh giá được thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành trái<br />
cây Việt Nam, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh<br />
của ngành trái cây Việt Nam.<br />
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh<br />
tranh của ngành trái cây Việt Nam.<br />
<br />
2<br />
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br />
3.1 Đối tượng nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các giải pháp nâng cao năng<br />
lực cạnh tranh ngành trái cây Việt Nam, bao gồm hai lĩnh vực chủ yếu<br />
sau: i) sự tham gia trực tiếp của khu vực đầu tư tư nhân. ii) khu vực đầu<br />
tư công để tạo môi trường thuận lợi cho ngành trái cây.<br />
3.2 Phạm vi nghiên cứu<br />
Nghiên cứu này tập trung vào một số sản phẩm sản xuất ở một số<br />
vùng đại diện và trong thời gian xác định. Về sản phẩm, cụm từ “ngành<br />
trái cây” bao hàm nhiều loại sản phẩm. Nghiên cứu này chỉ tập trung<br />
vào một số loại trái cây dứa, thanh long và chôm chôm là các sản phẩm<br />
có diện tích lớn, đặc trưng cho thế mạnh về cây ăn quả nhiệt đới của<br />
Việt Nam, vừa tiêu dùng nội địa lại vừa xuất khẩu. Về địa bàn thu thập<br />
số liệu, nghiên cứu này thu thập thông tin ở 8 đại diện, thuộc các tỉnh<br />
Ninh Bình, Tiền Giang, Kiên Giang, Bình Thuận, Long An, Tiền Giang<br />
và Đồng Nai, đây là các địa phương đại diện cho sản xuất dứa, thanh long<br />
và chôm chôm của Việt Nam. Về thời gian, số liệu và thông tin phản ánh<br />
trong nghiên cứu này chủ yếu giai đoạn 2009-2011. Luận án được thực<br />
hiện từ 2009 đến 2013.<br />
4 Những đóng góp mới của Luận án<br />
4.1 Những đóng góp về lý luận và học thuật<br />
Luận án đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận, thực tiễn và khung lý<br />
thuyết về năng lực cạnh tranh, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành<br />
trái cây. Luận án đã chỉ ra hệ thống các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố<br />
ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngàng trái cây trong khu vực đầu<br />
tư tư nhân và khu vực đấu tư công.<br />
4.2 Những đóng góp về thực tiễn<br />
Luận án đã phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh<br />
của ngành trái cây Việt Nam. ở khu vực đầu tư tư nhân (hộ sản xuất trái<br />
cây, thương lái, doanh nghiệp) ở khu vực đầu tư công (đầu tư công, dịch<br />
vụ công). Luận án đã đưa ra các giải pháp nâng cao NLCT của ngành<br />
trái cây thuộc hai khu vực: i) Khu vực tư nhân gồm nâng cao NLCT của<br />
hộ sản xuất trái cây; nâng cao NLCT của thương lái, của doanh nghiệp<br />
ii) Khu vực công gồm công tác đầu tư công và dịch vụ công, tạo môi<br />
trường thuận lợi cho ngành trái cây phát triển.<br />
5. Cấu trúc của luận án: ngoài phần mở đầu và kết luận, gồm 4<br />
chương 142 trang. Chương 1 từ trang 6-27, chương 2 từ trang 28-45,<br />
chương 3 từ trang 46-118, chương 4 từ trang 119-142.<br />
<br />
3<br />
Chƣơng 1<br />
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC<br />
CẠNH TRANH CỦA NGÀNH TRÁI CÂY VIỆT NAM<br />
1.1 Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của ngành trái cây và<br />
nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trái cây<br />
1.1.1 Năng lực cạnh tranh ngành<br />
Năng lực cạnh tranh ngành là khả năng cạnh tranh của một ngành<br />
kinh tế về một hay nhóm các sản phẩm, dịch vụ mà ngành đó cung cấp<br />
ra thị trường. Nó liên quan đến năng lực cạnh tranh của quốc gia, tỉnh,<br />
doanh nghiệp và sản phẩm, thuộc hai khu vực đầu tư công và đầu tư tư<br />
nhân được nhìn nhận theo góc độ của một ngành kinh tế. Được thể hiện<br />
ở (Sơ đồ 1.1).<br />
<br />
NL cạnh<br />
tranh sản<br />
phẩm<br />
<br />
Năng lực<br />
cạnh tranh tổ<br />
chức kinh tế<br />
<br />
Khu vực đầu tư tư nhân<br />
<br />
Năng lực<br />
cạnh tranh<br />
Tỉnh<br />
<br />
Năng lực<br />
cạnh tranh<br />
Quốc gia<br />
<br />
Khu vực đầu tư công<br />
<br />
NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH<br />
Sơ đồ 1.1 Mối liên quan giữa năng lực cạnh tranh ngành với năng<br />
lực cạnh tranh sản phẩm, tổ chức kinh tế, tỉnh và quốc gia<br />
1.1.2 Năng lực cạnh tranh ngành trái cây<br />
Năng lực cạnh tranh của ngành trái cây là tổng hoà năng lực cạnh<br />
tranh sản phẩm của các tổ chức kinh tế (hộ sản xuất trái cây, doanh nghiệp,<br />
hợp tác xã..) tham gia sản xuất, chế biến và thương mại sản phẩm trái cây và<br />
năng lực cạnh tranh của địa phương (xã, huyện, tỉnh, quốc gia) trong đầu tư<br />
công và cung cấp các dịch vụ công cho các tổ chức kinh tế sản xuất kinh<br />
doanh trái cây. Nó bao gồm năng lực cạnh tranh của các tổ chức kinh tế trong<br />
khu vực đầu tư tư nhân và năng lực cạnh tranh của địa phương trong hỗ trợ<br />
khu vực tư nhân phát triển sản xuất kinh doanh về trái cây.<br />
<br />