Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật chạm khắc gỗ thế kỷ XVII đến TK XIX ở Thanh Hóa
lượt xem 1
download
Luận án "Nghệ thuật chạm khắc gỗ thế kỷ XVII đến TK XIX ở Thanh Hóa" là nhận diện, lý giải về đặc trưng, sắc thái riêng nghệ thuật chạm khắc gỗ TK XVII đến TK XIX trên đất Thanh Hóa.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật chạm khắc gỗ thế kỷ XVII đến TK XIX ở Thanh Hóa
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA,THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Trần Việt Anh NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC GỖ THẾ KỶ XVII - XIX Ở THANH HÓA Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật Mã số: 9210101 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT Hà Nội – 2018
- Công trình được hoàn thành tại: VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS. Trần Lâm Biền Người hướng dẫn khoa học 2: PGS.TS. Lê Văn Tạo Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại: VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Số 32, Hào Nam, Ô chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội Vào hồi ….. giờ, ngày … tháng… năm 2018 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lư ̣a cho ̣n đề tài Kiến trúc, chạm khắc gỗ truyền thống Thanh Hóa là một bộ phận của mỹ thuật Việt Nam, mang những giá trị và sắc thái nghệ thuật độc đáo. Đã có nhiều học giả nghiên cứu về nghệ thuật kiến trúc, chạm khắc gỗ truyền thống ở Thanh Hóa, nhưng chủ yếu tiếp cận theo góc độ văn hóa học, khảo cổ học, bảo tàng học hay du lịch học, chưa có công trình chuyên sâu về nghệ thuật chạm khắc gỗ truyến thống một cách hệ thống. Việc trùng tu, tôn tạo các di tích truyền thống cũng không được làm một cách bài bản, khoa học. Trong khi đó Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) năm 1998 về phát triển “xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” và Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) năm 2014 nhấn mạnh “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” cho thấy vị thế văn hóa rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước ta. Vật liệu gỗ lại không chịu được thời gian và khí hậu, chính vì vậy nghiên cứu nghệ thuật chạm khắc gỗ là việc làm cần thiết. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu: Luận án là nhận diện, lý giải về đặc trưng, sắc thái riêng nghệ thuật chạm khắc gỗ TK XVII đến TK XIX trên đất Thanh Hóa. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Luận án chứng minh, khẳng định diễn biến của nghệ thuật chạm khắc gỗ TK XVII - XIX có những đặc trưng bởi sự chi phối về kinh tế, dân cư làng xã xứ Thanh đương thời. Mối quan hệ hợp tác, liên kết lao động của các hiệp thợ từ Trấn Sơn Nam (Nam Định), Hà Tây (nay thuộc Hà Nội) và thợ mộc người bản địa, đã
- 2 tạo ra những sự tương đồng và sắc thái mới trong nghệ thuật chạm khắc gỗ TK XVII - XIX ở Thanh Hóa. Nhận diện phong cách nghệ thuật, đồ án chạm khắc trang trí gỗ TK XVII - XIX trong các di tích ở Thanh Hóa 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu hê ̣ thố ng các biể u trươ ̣ng, hiǹ h tươ ̣ng nghê ̣ thuâ ̣t, nội dung, đề tài, kỹ thuật, phong cách cha ̣m khắ c gỗ hiện còn trên cấ u kiê ̣n kiế n trúc còn lại ở Thanh Hóa, tại 13 di tích điển hình (đình Phú Điền, Bảng Môn Đình, Thượng Phú, Trung; đền Cả Đế Thích, Độc Cước, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Khát Chân; chùa Hoa Long; nhà ông Hoàng Ngọc Quỹ, ông Phạm Ngọc Tùng). 3.2. Phạm vi nghiên cứu Tập trung nghiên cứu 13 di tích điển hình về chạm khắc gỗ, trên các vấn đề niên đại, phong cách chạm khắc và loại hình: đình làng, đền thờ, chùa, nhà dân (không bao gồm đồ thờ và đồ dùng sinh hoạt…). Đồng thời có thể mở rộng nghiên cứu đối chiếu, so sánh với nghệ thuật chạm khắc gỗ vùng đồng bằng Bắc Bộ cùng thời để làm sáng tỏ những vấn đề cần thiết. 4. Giả thuyết khoa học 4.1. Câu hỏi nghiên cứu: Cơ sở hình thành và phát triển nghệ thuật cha ̣m khắ c gỗ Thanh Hóa TK XVII - XIX là gì? Ảnh hưởng từ văn hóa, lịch sử, kinh tế, xã hội ở TK XVII - XIX được phản ánh trong nghệ thuật chạm khắc gỗ Thanh Hóa ra sao? Nghệ thuật chạm khắc gỗ TK XVII - XIX ở Thanh Hóa có gì giống và khác với địa phương khác? Giá trị đặc trưng của nghệ thuật chạm khắc gỗ TK XVII- XIX ở Thanh Hóa? 4.2. Giả thuyết nghiên cứu: Nghệ thuật chạm khắc gỗ TK XVII - XIX ở Thanh Hóa có những tương đồng so với vùng đồng bằng Bắc
- 3 Bộ, nhưng đồng thời cũng thể hiện sắc thái riêng (1). Đồ án chạm khắc trang trí trên gỗ thuộc các di tích đình làng, đền thờ, nhà dân TK XVII - XIX ở Thanh Hóa, in đậm dấu ấn kinh tế - văn hóa - xã hội của nông thôn đương thời (2). Giao lưu giữa các tốp thợ vùng đồng bằng Bắc Bộ và thợ địa phương đã tạo nên giá trị biểu đạt mới trong nghệ thuật chạm khắc gỗ TK XVII – XIX ở Thanh Hóa (3). 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp khảo cổ học mỹ thuật 5.2. Phương pháp dân tộc học mỹ thuật 5.3. Phương pháp so sánh - thực chứng lịch sử 5.4. Phương pháp nghiên cứu liên ngành 6. Những đóng góp mới của luận án Luận án góp phần hệ thống, xác định giá trị nghệ thuật chạm khắc gỗ thế kỷ XVII - XIX ở Thanh Hóa với những đặc trưng riêng bối cảnh chung của nghệ thuật chạm khắc gỗ truyền thống Việt Nam. Thông qua nghệ thuật chạm khắc gỗ thế kỷ XVII - XIX ở Thanh Hóa cung cấp thông tin số liệu về di vật chạm khắc gỗ hiện tồn trong các đình, đền, chùa, nhà dân một cách chân thực, khách quan, khoa học. Kết quả nghiên cứu luận án góp phần nâng cao hiểu biết của cộng đồng xã hội về giá trị lịch sử, văn hóa - nghệ thuật thông qua một số di tích điển hình xứ Thanh, thế kỷ XVII - XIX, có thể làm tư liệu trong công tác giáo dục thẩm mỹ và tư liệu cho các cơ quan nghiên cứu văn hóa, giúp cho công tác quản lý, tu bổ, tôn tạo có được thông tin chính xác hơn. 7. Bố cục của luận án Luận án bao gồm 166 trang nội dung chính và 75 trang phụ lục. Cụ thể: Phần mở đầu 13 trang; Chương 1: 35 trang; Chương 2: 34 trang;
- 4 Chương 3: 33 trang; Chương 4: 31 trang; Kết luận: 5 trang; Các công trình NCKH đã công bố: 1 trang Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về nghệ thuật chạm khắc gỗ truyền thống Thanh Hóa (35 trang) Chương 2: Niên đại, nội dung và phong cách kiến trúc, chạm khắc gỗ thế kỷ XVII - XIX ở Thanh Hóa (34 trang) Chương 3: Đặc trưng cơ bản chạm khắc gỗ thế kỷ XVII - XIX ở Thanh Hóa (33 trang) Chương 4: Luận bàn về giá trị nghệ thuật chạm khắc gỗ TK XVII - XIX ở Thanh Hóa (31 trang) Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC GỖ TRUYỀN THỐNG THANH HÓA 1.1. Cơ sở lý luận và khái lược diễn biến nghệ thuật chạm khắc gỗ truyền thống ở Thanh Hóa 1.1.1. Cơ sở lý luận về nghệ thuật chạm khắc gỗ TK XVII- XIX ở Thanh Hóa - Vấn đề lý thuyết văn hóa vùng và văn hóa truyền thống Thanh Hóa: Nhiều nhà khoa học nêu quan điểm xem Thanh Hóa được xem là một tiểu vùng văn hóa hạ lưu sông Mã [27], [32], [138], [139]... Áp dụng trong nghiên cứu chạm khắc gỗ Thanh Hóa TK XVII-XIX cho thấy những sắc thái riêng trong kỹ thuật, nghệ thuật là có cơ sở từ đặc thù kinh tế xã hội làng xã Thanh Hóa đương thời, cũng như phong cách của các nhóm nghệ nhân bản địa từng bước khẳng định rõ nét trên di vật. - Vấn đề Mỹ thuật và sự phản chiếu lịch sử thông qua ngôn ngữ biểu đạt: Ngôn ngữ biểu đạt mỹ thuật truyền thống chủ yếu là đường nét, hình mảng, khối, diện… Thông qua nghệ thuật kiến trúc, chạm
- 5 khắc truyền thống chúng ta có thể thấy được những mối liên hệ, phản ánh về lịch sử xã hội đương thời [23], [31], [33], [34]... - Vấn đề môi trường kinh tế -văn hóa - xã hội chi phối nghệ thuật chạm khắc gỗ Thanh Hóa TK XVII-XIX: Kinh tế xã hội Thanh Hóa ở TK XVI-XVII rất khó khăn do hậu quả nặng nề từ hai cuộc nội chiến đã làm cho xã hội xứ này kiệt quệ nặng nề vì vậy có thể nghệ thuật kiến trúc, chạm khắc gỗ ở Thanh Hóa từ TK XVI trở về trước không còn [1], [5], [6], [11], [12],… Từ cuối TK XVII-XIX Xứ Thanh được phục hồi kinh tế mạnh mẽ, thu hút một số lượng lớn di dân từ Bắc Bộ về sinh tụ, mang theo các nghề thủ công, trong đó có nghề mộc, liên kết lao động của hiệp thợ đã tạo ra những sắc thái mới trong phong cách chạm khắc gỗ TK XVII - XIX ở Thanh Hóa [1], [11], [22], [27], [32],… 1.1.2. Hình ảnh kiến trúc gỗ phản chiếu trên các di vật của văn hóa Đông Sơn: Kiến trúc của người Đông Sơn là loại nhà sàn có mái cong mô phỏng đầu chim lạc (Hình khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, Quảng Xương, Sông Đà), một loại nhà khác cũng ở vòng quay cận tâm trống đồng Ngọc Lũ và trống Quảng Xương cho thấy nhà bé, bằng lá che, có vách ngăn, cửa trang trí nhiều vòng tròn, sàn tầng I thấp, tầng II cao bằng 2 lần chiều cao của người. 1.1.3. Dấu tích kiến trúc, chạm khắc gỗ các di tích thời Lý, Trần, Lê ở Thanh Hóa: Thời Lý, sử sách còn ghi lại về số chùa được xây dựng lớn như chùa Báo Ân (1100), chùa Linh Xứng (1101), chùa Hương Nghiêm, chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh (1116)… Thời Trần (1226-1400), chủ yếu vẫn là kiến trúc Phật giáo, điển hình như chùa Cam Lộ, chùa Hưng Phúc ở Quảng Hùng, huyện Quảng Xương, được dựng từ năm 1264, đến năm 1324 xây lại và hoàn thành 1326…
- 6 Thời Lê sơ hiện nay không tìm thấy di vật chạm khắc gỗ, ngoại trừ kiến trúc ở điện Lam Kinh với qui mô lớn, được nhận biết thông qua 130 chân tảng hiện tồn. Nghệ thuật kiến trúc chạm khắc ở Thanh Hóa cho thấy sự phát triển liên tục và liền mạch. 1.1.4. Nghề mộc và sự giao lưu của phường thợ mộc Đạt Tài ở Thanh Hóa và các địa phương khác: Làng nghề mộc Đạt Tài, Thanh Hóa đã nổi tiếng cách nay 400, 500 năm. Ông tổ của nghề người trấn Nam Sơn (Nam Định) là thợ cả một toán thợ vào Thanh Hóa truyền nghề cho dân Đạt Tài và sau đó là Hạ Vũ và Hà Thái (Hoằng Hoá). Làng nghề này đã tham gia nhiều công trình kiến trúc, chạm khắc cho xứ Thanh và các tỉnh khác. 1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu nghệ thuật chạm khắc gỗ Thanh Hóa 1.2.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến nghệ thuật chạm khắc gỗ truyền thống Việt Nam nói chung Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về nghệ thuật chạm khắc gỗ truyền thống Việt Nam, giai đoạn TK XVII - XIX, phần lớn chú trọng đến vùng Bắc Bộ, Thanh - Nghệ vốn là vùng phên dậu, vùng chuyển tiếp phát triển xuống phương Nam của lịch sử trung - cận đại lại chưa được nghiên cứu đầy đủ. 1.2.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến nghệ thuật chạm khắc gỗ thế kỷ XVII – XIX ở Thanh Hóa Các công trình nghiên cứu liên quan đến nghệ thuật chạm khắc gỗ thế kỷ XVII - XIX ở Thanh Hóa theo hướng lịch sử, khảo cổ học, văn hóa học, chủ yếu đề cập đến nghề thủ công trong một bối cảnh kinh tế, xã hội cụ thể. Nhóm nghiên cứu về nghệ thuật chạm khắc gỗ Thanh Hóa TK XVII đến XIX còn tương đối mỏng và nhiều điểm trống như: thể loại
- 7 phong cách theo mỗi giai đoạn lịch sử, nghệ thuật chạm khắc con người, đồ thờ, trang trí chạm khắc gỗ trong nhà dân… 1.3. Một số khái niệm, thuật ngữ liên quan đến nghệ thuật chạm khắc gỗ - Hình tượng nghệ thuật, biểu tượng nghệ thuật, họa tiết, hoa văn, nhịp điệu, khối, đầu dư, cốn… Tiểu kết Nghệ thuật chạm khắc gỗ Thanh Hóa có mối liên hệ chặt chẽ giữa các phường thợ bản địa và vùng Bắc Bộ. Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về văn hóa nghệ thuật xứ Thanh nhưng chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về nghệ thuật chạm khắc gỗ truyền thống ở Thanh Hóa TK XVII- XIX. Kiến trúc nhà ở của người Việt có từ thời kỳ văn minh Đông Sơn, thông qua hình khắc nhà sàn trên đồ đồng hiện có. Sau này, thời Lý - Trần, Lê ở Thanh Hóa cũng có nhiều công trình, chủ yếu là đình,đền, chùa. Nghệ thuật chạm khắc gỗ Thanh Hóa còn lại đến nay chủ yếu có phong cách nghệ thuật từ TK XVII trở về sau. Sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành để nghiên cứu đình, đền, chùa, nhà dân, lấy13 di tích điển hình, phân tích đối sánh làm rõ nhận định khoa học. Chương 2 NIÊN ĐẠI, NỘI DUNG VÀ PHONG CÁCH KIẾN TRÚC, CHẠM KHẮC GỖ THẾ KỶ XVII - XIX Ở THANH HÓA 2.1. Phân nhóm niên đại kiến trúc gỗ Phân loại nhóm niên đại, mục đích tìm ra được quá trình khởi dựng, trùng tu; góp phần vào nhận định, đánh giá phong cách, giá trị nghệ thuật chạm khắc gỗ ở di tích. Nhóm 1 gồm 8 di tích Bảng Môn Đình, đền Cả Đế Thích, đền Độc Cước, đền thờ Lê Hoàn, đền thờ Lý Thường Kiệt, đền thờ Trần Khát
- 8 Chân, chùa Hoa Long, đình Đông Môn: Có thông tin về thời gian khởi dựng, trùng tu sớm; nhiều lớp nhà, nhiều lớp trùng tu tôn tạo. Hệ thống chạm khắc trên di tích thuộc nhóm này phong phú về nội dung, chủ đề, phong cách, thủ pháp nghệ thuật. Nhóm 2 gồm 3 di tích đình Thượng Phú, đình Trung, đình Phú Điền: Có niên đại kiến trúc TK XVII, trùng tu vào cuối thế kỷ XIX, nhóm này ít đơn nguyên kiến trúc, thời gian trùng tu muộn, theo đó lớp chạm khắc có phong cách ổn định ít bị ảnh hưởng do nhiều giai đoạn trùng tu. Nhóm 3 gồm 2 nhà dân, nhà ông Hoàng Ngọc Quỹ, ông Phạm Ngọc Tùng, niên đại kiến trúc TK XIX, nhóm này thể hiện rõ niên đại, khởi dựng muộn, không thấy nhiều lớp trùng tu thông qua nghệ thuật chạm khắc thống nhất ở công trình. 2.2. Phân loại phong cách kiến trúc gỗ Phân loại theo phong cách kiến trúc là: theo nhóm có cùng một đồ án mặt bằng như bố cục chữ Nhất (一), chữ Nhị (二), chữ Công (工), chữ Đinh (丁)… Nhóm kiến trúc có nhà hậu cung (chuôi vồ) gồm 9 di tích: Bảng Môn Đình, đình Đông Môn, đình Phú Điền, đình Thượng Phú, đền Độc Cước, đền thờ lê Hoàn, đền thờ Lý Thường Kiệt, đền thờ Trần Khát Chân, chùa Hoa Long. Nhóm này thường tương đương như nhóm 1, mục 2.1. Nhìn chung nhóm này có nhiều đơn nguyên kiến trúc, phong phú về phong cách nghệ thuật chạm khắc. Nhóm kiến trúc không có nhà hậu cung (chuôi vồ) gồm 3 di tích: nhà ông Hoàng Ngọc Quỹ, ông Phạm Ngọc Tùng và đình Trung. Phong cách nghệ thuật chạm khắc gỗ ổn định. Nhóm kiến trúc theo mặt bằng hình vuông hai tầng, 4 mái, nhóm này thuộc các đình làng chủ yếu của TK XX, không thuộc diện 13 di tích điển hình.
- 9 2.3. Phân loại nội dung chạm khắc gỗ trên kiến trúc Đình Phú Điền, Bảng Môn Đình,Thượng Phú; đền Trần Khát Chân; chùa Hoa Long là nhóm di tích có chạm khắc, nội dung, đề tài khá phong phú bao gồm 4 nhóm hình tượng như: (1) thần tiên, (2) người bình dân, (3) tứ linh, (4) tứ quí cùng với cỏ cây muông thú dân gian. Đình Trung, đền Cả Đế Thích, Lý Thường Kiệt, đình Đông Môn là bốn di tích đề cao tứ linh tứ quý, cỏ cây hoa là chim muông; Đền thờ Lê hoàn, Trần Khát Chân có các biểu tượng người, có thể gắn với nhân vật anh hùng vốn là biểu tượng thiêng của thần chủ ở di tích; Nhà ông Hoàng Ngọc Quỹ, ông Phạm Ngọc Tùng có niên đại vào đầu TK XIX, chủ yếu chạm đề tài cỏ cây hoa lá, muông thú. 2.4. Phân loại phong cách nghệ thuật chạm khắc gỗ 2.4.1. Nhóm phong cách chạm khắc gỗ TK XVII Phong cách nghệ thuật chạm khắc gỗ TK XVII ở Thanh Hóa ảnh hưởng nghệ thuật đồng bằng Bắc Bộ: Chủ yếu ở hậu cung Bảng Môn Đình, hậu cung đền Trần Khát Chân, đặc biệt các bố cục đình Thượng Phú… Kỹ thuật chủ yếu chạm nông, khối dương chừng 1-1,5cm, khối âm đục xuống nền gỗ 1cm, bố cục giản đơn, ít chú tạo diễn khối, hay tả thực mà chủ yếu biểu đạt hình tượng hoa sen, cúc, mặt trời, tiên thần theo kiểu hình kỷ hà; cuối TK XVII Kỹ thuật chạm bong, kênh đã xuất hiện với độ cao hơn nền 7 - 10cm. 2.4.2. Nhóm phong cách chạm khắc gỗ TK XVIII Với đại diện điển hình là chạm khắc gỗ ở đền thờ Lê Hoàn, đền Độc Cước, nhà tiền tế đền Trần Khát Chân... Tuy nhiên hai phong cách chạm khắc ở 4 di tích này lại chuyển biến thành 3 hướng; (1) Tại đền Độc Cước phong cách vẫn còn bảo lưu cách chạm nông, nền bức chạm và đỉnh khối không quá 1,5cm, nhưng do cách lấn khối, nhấn đậm chân nét khá tinh vi nên hiệu quả ánh sáng rất tốt. (2) Đền thờ Lê Hoàn, lại kết hợp hài hòa nghệ thuật tinh tế, mềm mại diễn khối
- 10 TKXVII với những nhịp điệu khỏe khoắn ở TK XVIII. (3) Còn ở nhà tiền tế đền Trần Khát Chân đã thể hiện hình hổ phù ngậm chữ Thọ trên các vì nóc, chồng rường, khối nông trông không dữ tợn. 2.4.3. Nhóm phong cách chạm khắc gỗ TKXIX Phong cách chạm khắc gỗ Thanh Hóa TK XIX, còn biểu hiện hầu hết ở các di tích cũ TK XVII - XVIII được trùng tu (phần làm mới nhà tiền tế). Có 2 nhà dân, do điều kiện kinh tế, chức năng của nhà mà các mảng chạm khắc ở đây thể hiện khối nông, kỹ thuật tinh xảo. Các phong cách nghệ thuật chạm khắc TK XIX được chạm với một mật độ dày hơn kết hợp nhiều phong cách nhưng sự tinh tế và khả năng biểu đạt vẫn chưa thể vượt trội được nhóm phong cách điển hình TK XVII, XVIII. 2.5. Một số đồ án chạm khắc gỗ điển hình 2.5.1. Bảng Môn Đình: Ở hậu cung (vì số 1, vì số 2 và số 3) là nghệ thuật chạm khắc có sớm, với nhiều nội dung, chủ đề và hình thức, kỹ thuật chạm khắc có giá trị nghệ thuật cao, mang đặc trưng phong cách thể kỷ XVI, XVII. 2.5.2. Đền Độc Cước: Hình tượng thần Độc Cước và bộ vì “bắt quyết” là những đồ án chạm khắc tiêu biểu thể kỷ XVII, đặc biệt hình tượng hổ phù ở trung tâm vì “bắt quyết” với những đao mác lượn sóng thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật cuối TK XVII. 2.5.3. Đền Trần Khát Chân: Đồ án chạm khắc gỗ khá tiêu biểu đó là bộ vì kèo “bắt quyết” nối gian hậu cung với nhà tiền tế và hình trúc hóa long, tiên nữ ở trước cửa nhà tiền tế là những tác phẩm chạm khắc chi tiết, kỹ thuật cao, phong cách tạo hình gần gũi với nghệ thuật ở đồng bằng Bắc Bộ có phong cách nghệ thuật thế kỷ XVII. 2.5.4. Chùa Hoa Long: Đồ án chạm khắc gỗ đặc biệt đó là vách thưng phía ngoài mặt trước chùa Hoa Long, là đồ án điển hình và đặc
- 11 trưng cho nghệ thuật chạm khắc gỗ thế kỷ XVII ở Thanh Hóa với đầy đủ nội dung đề tài vui chơi, lễ hội... 2.5.5. Đền Lê Hoàn: Bộ vì trước hậu cung, phong cách nghệ thuật TK XVIII, được phủ bởi các hình tượng rồng, hoa văn đao mác, trong đó có hai hình tượng người được tạc ở vị trí trung tâm nói về “bảng rồng” (biểu tượng tiến sĩ) và “bảng hổ” (biểu tượng cử nhân) trong nhận thức “phi trí bất hưng”. 2.5.6. Đền thờ Lý Thường Kiệt: Vì kèo “bắt quyết” ở đền nghệ nhân đã chạm một bức hổ phù khá to, khối cao, rồng 5 móng, gây cho cảm giác choáng ngợp bởi vị trí của bức chạm này nằm ngay gian giữa tiền đường, phong cách nghệ thuật TK XIX. Tiểu kết Nghệ thuật chạm khắc gỗ là một thành tố của kiến trúc. Do nhiều lần trùng tu từng phần kiến trúc hư hại nên dẫn đến trong một di tích, nhiều nhóm di vật kiến trúc gỗ, thường phản ánh khác biệt về niên đại. Về niên đại chủ yếu dựa vào số liệu ghi trên Thượng lương, bia ký, gia phả… Tuy nhiên, nhiều di tích, di vật phải phân tích đoán định theo phong cách và kỹ thuật chạm khắc. Nhiều di tích nhà Hậu cung và nhà Tiền đường là các nhóm phóng cách nghệ thuật khác nhau, do nhiều lần trùng tu, tôn tạo. Có 3 nhóm: (1) di tích còn đầy đủ các đơn nguyên kiến trúc như nhà tiền tế, hậu cung… phong cách nghệ thuật sớm (chùa Hoa Long; Bảng Môn Đình; đền Cả Đế Thích, hậu cung Trần Khát Chân); (2) các di tích có phong cách nghệ thuật muộn cuối TKXVII, XVIII như đền Độc Cước, đền Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Khát Chân, đình Thượng Phú; (3) các di tích có phong cách nghệ thuật cuối TK XVIII, XIX như đình Đông Môn, đình Trung, nhà ông Hoàng Ngọc Quỹ và nhà ông Phạm Ngọc Tùng.
- 12 Nội dung chạm khắc gỗ Thanh Hóa TK XVII-XIX cơ bản tiếp nối mạch nguồn truyền thống của nghệ thuật chạm khắc gỗ vùng đồng bằng Bắc Bộ; Mật độ chạm khắc gỗ TK XVII-XIX ở Thanh Hóa trên kiến trúc thường thấp hơn so với các di tích đồng bằng Bắc Bộ (diện tích chạm khắc che phủ bề mặt kiến trúc trong các đình làng, đền, chùa Thanh Hóa TK XVII - XIX đạt từ 20- 30%), trong khi đó các đình làng đồng bằng Bắc Bộ có mật độ chạm khắc nhiều hơn. Nghệ thuật chạm khắc gỗ TK XVII- XIX ở Thanh Hóa theo 3 nhóm đặc trưng: (1) phong cách nghệ thuật chạm khắc gỗ TK XVII mang sự tinh tế trau chuốt, khối mỏng, nhưng giầu chất trang trí; (2) phong cách chạm khắc gỗ TK XVIII mang tính khỏe khoắn, nhưng vẫn chú trọng đến tính trang trí và sự dàn trải mô típ che kín bề mặt một số vị trí kiến trúc; (3) Phong cách nghệ thuật chạm khắc gỗ TK XIX chú trọng biểu hiện về khối và hình lớn có tính chát áp chế. Kỹ thuật chạm bong, kết hợp chạm lộng, chạm thủng ở đình, đền, chùa; kỹ thuật chạm nông thường vận dụng ở nhà dân. Chương 3 ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CHẠM KHẮC GỖ THẾ KỶ XVII-XIX Ở THANH HÓA 3.1. Hình tượng con người, thần tiên 3.1.1. Hình tượng con người, thần tiên ở chùa Hoa Long Hình tượng người bình dân được thể hiện với nhiều đề tài như: chơi trồng nụ trồng hoa, đấu vật, uống rượu... nhưng thể hiện với diện tích nhỏ, ngôn ngữ chạm khắc khá mềm mại, khối âm không quá 2cm, nhưng hiệu quả ánh sáng khá cao, do lối nhấn nét rất tài hoa. Hình tượng thần tiên ở di tích này cũng khá tiêu biểu như hình tượng người cưỡi trâu, với nhiều nhận định khác nhau như tích vua nước Ma Kiệt Đà (Bimbisara) hay Lão tử cưỡi trâu gắn với tích chuyện của nhà Phật; rồi hình tượng tiên đứng trên đài xen nhiều người cho là
- 13 Phật bà, xong thủ pháp tạo hình lại gần gũi với hình tượng tiên nữ ở các đình làng đồng bằng Bắc Bộ TK XVII. 3.1.2. Hình tượng con người, thần tiên ở Bảng Môn Đình Hình người ngồi trong khám cao 13cm, chạm phác mảng, kiểu như điêu khắc nhà mồ Tây Nguyên. Hai bức chạm đối xứng ở vì 1 nhà hậu cung cảnh người cưỡi voi, người cưỡi ngựa đả hổ với phong cách bố cục, tạo hình rất thô phác, nhưng hiệu quả biểu đạt rất ấn tượng, phong cách nghệ thuật TKXVII giống người cưỡi ngựa đả hổ ở đình Chảy - Hà Nam. Vì kèo số 2, hình tiên cưỡi rồng khá độc đáo bởi cách tạo hình được các nghệ nhân xưa sử dụng. Có thể yếu tố Nho giáo được đề cao trong quá trình phát triển ở một làng khoa bảng. 3.1.3. Hình tượng con người ở đền thờ Lê Hoàn Hình tượng người được chạm khắc trên trang trí kiến trúc đền này là bức ván nong vì nóc gian giữa, khắc 2 võ sĩ mình trần đóng khố, mặt hoan hỉ giang rộng hai tay, cưỡi trên lưng rồng và hổ, xung quanh vần vũ đao mác và mây cuộn. 3.1.4. Hình tượng con người, thần tiên ở đình Đông Môn Hình tượng chủ yếu ở đây là rồng, lân, phượng làm trung tâm phong cách nghệ thuật TK XIX. Tại vì nách, một hình người rất nhỏ, ngồi trong tư thế của nhà Phật (ngồi kiết già), kích thước cao không quá 15cm, tuy hình người nhỏ nhưng những chi tiết như nếp áo, quần cũng được thể hiện rõ. 3.1.5. Hình tượng con người, thần tiên ở đình Phú Điền Tại vì nách gian bên hữu, phía Tây ngôi đình có bức chạm 3 chiến binh cưỡi ngựa giao đấu, nét chạm gợi khối âm kết hợp với khối nổi không quá 1cm, không chạm bong, nhưng hiệu quả diễn cảm khá ấn tượng. Các hình ảnh người đều có trang phục giống nhau đóng khố, đội mũ Đinh Tự, giống dũng sĩ đánh hổ hiện vật chạm khắc ở bảo tàng
- 14 mỹ thuật Việt Nam thế kỷ XVII, phần nào động tác cũng tương tự như hai võ sĩ cưỡi ngựa đấu giáo ở đền Đệ Tứ, Mỹ Lộc, Nam Định. Điều đặc biệt hiện nay ở hầu hết các đình làng chúng ta chưa tìm thấy hình tượng chiến binh nào, trong khi đó nội chiến thế kỷ XVII, XVIII diễn ra liên tục. 3.1.6. Hình tượng con người, thần tiên ở đình Thượng Phú Ngôi đình được chạm khắc nhiều hình tượng con người bình dân, thần tiên nhất ở Thanh Hóa, nhưng chỉ tập trung tại hai bộ vì phía Tây, bộ vì phía Đông lại chủ yếu là hình tượng tứ linh: Hình người chơi chọi gà, hình người “cướp” lục lạc của nghê, hình người nâng chữ “phúc”, người bắn cung… chủ yếu là có bố cục một đến hai người, một bố cục khác có 4 người thì trong đó có hai người bình dân và hai hình tiên gần giống hình tiên ở đình Trùng Thượng - Ninh Bình. 3.1.7. Hình tượng con người, thần tiên ở đền thờ Trần Khát Chân Hình tượng người của đền này chủ yếu tập trung ở hậu cung trong một bộ vì tương tự như vì kèo số 1 Bảng Môn Đình, hình người quản tượng đội mỹ Đinh Tự, đóng khố, kỹ thuật khá tinh tế, tạo hình voi và người khỏe, tỷ lệ hài hòa với voi. Một bố cục tiên nữ tạo hình thành bốn nhóm hoa vân, đao lửa trước cửa nhà hậu cung thuộc loại độc đáo nhất về tạo hình, kỹ thuật chạm khắc, mang phong cách nghệ thuật TK XVII và gần gũi với bố tiên đứng trên đầu rồng ở đình Viên Đình, Đông Lỗ, Ứng Hòa, Hà Nội. Một hình tượng tiên khác được tạc ở mái bẩng của nhà tiền tế như hình tiên cưỡi rồng ở đình Tây Đằng, hình tiên được tạc trên lưng rồng có trang phục và dải lụa, mặt tròn đầy đặn, hai tai dài như tai Phật, nhìn tổng thể hình tượng tiên nữ như hình một thôn nữ. 3.1.8. Hình tượng con người, tiên ở đền cả Đế Thích Ở di tích này không có hình tượng người. Hình tượng tiên được chạm dạng phù điêu nổi trên vì xà, điều đặc biệt chúng ta bắt gặp là hình chạm
- 15 này thể hiện tiên có đầy đủ mắt mũi tai và hai cánh dang lên qua đầu, thông thường các hình tượng tiên trên công trình kiến trúc tôn giáo được chạm đầy đủ toàn thân, nhưng ở đây hình chạm chỉ thể hiện chân dung, hình tượng tiên chạm liền với thân gỗ. Theo quan điểm của nhà khoa học, hình tượng chạm một nửa như hổ phù ngậm mặt trăng, chữ thọ hay hoa cúc…đều là biểu tượng của mặt trăng hoặc liên quan đến mặt trăng (đồng nhất với hình thức hổ phù ở đền Lý Thường kiệt, đền Độc Cước). 3.2. Hình tượng con vật linh 3.2.1. Hình tượng rồng Ở Bảng Môn Đình, hình rồng có thân và đuôi giống như đuôi rắn; hay trên bức cốn chạm đầy rồng của đền Độc Cước như bầu trời đầy mây nước theo ướng vọng, hình rồng được gắn với các hoa văn đao mác dạng vân xoắn, đôi khi tạc cả sống đao kết hợp bởi vân xoắn hoặc những hàng hạt nhỏ… Nhiều khi hình rồng được thể hiện như muốn thoát ra khỏi ý nghĩa biểu thị uy quyền, thế lực của nhà vua (với số móng một chân dưới 5 ngón). Rồng đã được nghệ nhân sáng tạo kết hợp trong những cảnh sinh hoạt rất đời thường. Như hình rồng được chạm chung với cảnh người cưỡi rồng (có thể là thần mây mưa được nhân cách hóa), hoặc với cảnh đi săn cũng có hình rồng, nghĩa là hình tượng rồng không còn cách biệt với người bình dân, đấy cũng có thể là một triết lý hay là một biểu thị khát vọng... 3.2.2. Hình tượng chim phượng Hình phượng xuất hiện với tần số chỉ sau hình tượng rồng trong chạm khắc gỗ TK XVII - XIX ở Thanh Hóa. Tại đình Thượng Phú, đình Phú Điền, đền thờ Trần Khát Chân, hình chim phượng đang vờn múa cùng các đám mây, một chân đứng thẳng, một chân đang co theo nhịp múa, mỏ ngậm cành hoa, đôi cánh dang rộng, chiếc đuôi xòe, phong cách nghệ thuật thế kỷ XVII. Ở đình Đông Môn, đền Lý Thường Kiệt phượng được chạm chủ yếu các vì nách kết hợp với nghê, rồng, khối
- 16 khỏe, phong cách nghệ thuật TK XIX. Đôi chỗ phượng được chạm ở vị trí trọng tâm của mảng đồ án như đình Thượng Phú (vì nóc phía Đông). 3.2.3. Hình tượng long mã Ở đình Phú Điền, hình long mã được chạm nổi, mặc dù có những nét rất gần với dạng lân, sư tử Trung Hoa, song các chi tiết của chúng lại khá thuần Việt. Phổ biến hơn cả vẫn là hình long mã, dưới dạng hóa rồng, trên bức cốn của đền thờ Lý Thường Kiệt, đó là những long mã với đầu hình rồng có mào hoặc sừng, tai hình cánh chim xòe, hoặc tai thú, thân dài có mây đao mác, chân hươu, móng ngựa, miệng ngậm chữ thọ…Ở Bảng Môn Đình lại được thể hiện theo kiểu ngồi chầu với hai chân chống xuống đất, mồm rộng nhiều răng, cặp mắt rất to, lồi, trông có phần dữ tợn. 3.2.4. Hình tượng voi Hình tượng voi là đặc trưng của nghệ thuật chạm khắc gỗ Thanh Hóa bởi con vật thiêng này gắn với các sự kiện lịch sử và nhân vật anh hùng ở đất này, hình tượng voi thường thấy nhiều mảng chạm, đôi khi được tạc thành tượng voi có kích cỡ nhỏ. 3.2.6. Hình tượng rùa Thông thường hình tượng rùa được tạc, gắn với ý nghĩa tầng dưới: mảng chạm có hình tượng rùa trong hồ sen (nhà tiền tế đền Trần Khát Chân); vì nách phía tây nhà ông Phạm Ngọc Quỹ, hình mai rùa mang hình cánh sen úp; hình nét khắc các gân lá sen dầy đặc, như một liên tưởng về sự huyền thông, uy lực của Phật pháp. Hình tượng rùa ở đình Đông Môn lại nhỏ so với rồng phượng. 3.2.7. Hình tượng hươu Theo các nhà nghệ thuật học thì hình tượng hươu và ngựa còn là một biểu tượng của ánh sáng, chính vì vậy hình tượng hươu xuất hiện nhiều trên di tích như ở hậu cung Bảng Môn Đình, đầu dư đền Độc Cước, vì nách đình Đông Môn.
- 17 3.2.8. Hình tượng mèo, chuột Trong một bộ xà ở đình Thượng Phú, có cả hình tượng mèo và chuột, mèo thì đang ngậm cá, ở một vị trí khác lại thấy hình tượng chuột đang nhảy múa. Có thể đây là ý của nhân dân, biểu hiện mùa màng tươi tốt. 3.3. Hình tượng thực vật Nghệ thuật chạm khắc gỗ truyền thống Thanh Hóa do hạn chế việc diễn tả chủ đề về con người, nên tập trung khai thác tối đa họa tiết mang tính trang trí như mô típ liên quan đến cây cỏ, chim thú tự nhiên, mặc dù chủ đề “Tứ linh - Tứ quý” vẫn luôn được coi trọng. Đây cũng là một thứ “ẩn dụ” trong biểu đạt nghệ thuật, đem cây cỏ, muông thú vốn rất “tầm thường” đặt ngang với “thú linh, cây linh”. 3.3.1. Hình tượng cây tùng Biểu tượng cho người quân tử vượt lên trên những va đập đời thường, vượt qua phong ba của cuộc sống, chính vì ý nghĩa đó hình tượng cây tùng thường được tạc với hình tượng người cưỡi trâu ở chùa Hoa Long. Tuy nhiên, nhiều hình tượng tùng hóa long, tùng hóa long mã, tùng hòa quyện với lân, cá chép...như các bức chạm trên đền thờ Lý Thường Kiệt, đình Đông Môn, đình Trung, nhà ông Hoàng Ngọc Quỹ... phong cách nghệ thuật thế kỷ XVIII, XIX. 3.3.2. Hình tượng cúc Hình tượng cúc, thuộc loài hoa quí (nhóm tứ quí) được chạm khắc nhiều ở di tích truyền thống Thanh Hóa, phong cách nghệ thuật thế kỷ XVII, thế kỷ XVIII, XIX hình tượng cúc được chạm khắc ở nhà dân. 3.3.3. Hình tượng trúc Hình tượng trúc được thể hiện nhiều ở di tích Thanh Hóa TK XVII- XIX chủ yếu là trúc hóa long (trước cửa hậu cung đền Trần Khát Trân, bức ván thưng chùa Hoa Long… phong cách nghệ thuật TK XVII, kỹ thuật tinh tế). TK XVIII, XIX hình tượng trúc được chạm nhiều ở các
- 18 bẩy hiên, cũng biểu hiện trúc hóa long xong hình tượng như những cây cổ thụ (bẩy hiên đền Lý Thường Kiệt, đình Đông Môn), phong cách tạo tác khỏe khoắn, khối cao. 3.3.4. Hình tượng mai Mai hóa long phong cách TK XIX ở bẩy hiên đền thờ Lý Thường Kiệt, đình Đông Môn hình chạm bong kết hợp chạm lộng, phát huy nét mau, thưa, dầy, mỏng mà tạo ra nhịp điệu sống động nhưng đầy triết lý; trong khi đó hình tượng mai hóa nghê ở đền thờ Lê Hoàn có niên đại đầu TK XVIII lại có phong cách khỏe, khối căng, mập, mạnh mẽ, với kỹ thuật chạm khắc xem ra có phần ít cầu kỳ hơn, với kỹ thuật chạm bong kênh, chạm lộng, người nghệ nhân đã lột tả được nội dung chủ đề của đề tài chạm khắc. 3.4. Mô típ trang trí 3.4.1. Hoa văn vân xoắn Hoa văn vân xoắn tượng cho mây, thường được vân hóa hoặc chạm với rồng, nhiều khi chuyển hóa thành đao mác thể hiện là vây rồng (Bảng Môn Đình, Đền Độc Cước, hình hoa văn vân xoắn được thể hiện đơn giản, các đao mác ngắn hơn so với ở Bảng Môn Đình), phong cách nghệ thuật TK XVII, hoa văn vân xoắn đã biến thể, các đao mác như hình ngọn lửa phong cách nghệ thuật TK XVIII, ở đền thờ Lê Hoàn và nhà dân. 3.4.2. Hoa văn mặt trời Đây là nhóm mô típ được thể hiện nhiều nhất chạm khắc gỗ Thanh Hóa TK XVII-XIX, ở vị trí trung tâm của mảng chạm, đóng vai trò quan trọng, xuất hiện hầu hết các di tích, mỗi di tích biểu hiện một cách khác nhau (mặt trời và mây, mặt bên trong có hình gà trống, mặt mặt trời bên trong có hoa cúc cách điệu, mặt trời có hươu cõng...). Hoa văn mặt trời không thấy ở nhà dân.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 303 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 288 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 178 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 266 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 269 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 154 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 222 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 173 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 197 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 148 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 182 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 134 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 16 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 119 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 8 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 27 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 169 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn