Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật tranh thờ của người Dao ở tỉnh Yên Bái
lượt xem 9
download
Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống về nghệ thuật tranh thờ của người Dao ở tỉnh Yên Bái, để qua đó thấy được thấy được tiến trình lưu truyền các bộ tranh tại địa phương; thấy được cách thức sử dụng ngôn ngữ tạo hình được biểu đạt ở mỗi bức tranh; thấy được những giá trị nghệ thuật, sự tương đồng hay khác biệt, giữa tranh thờ miền núi và các dòng tranh thờ miền xuôi, giữa tranh thờ của các tộc anh em miền núi phía Bắc với tranh thờ của người ở Dao Yên Bái.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật tranh thờ của người Dao ở tỉnh Yên Bái
- BỘGIÁODỤCVÀĐÀOTẠO BỘVĂNHÓA,THỂTHAOVÀDULỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM ------------------------- Nguyễn Sinh Phúc NGHỆ THUẬT TRANH THỜ CỦA NGƯỜI DAO Ở TỈNH YÊN BÁI Ngành: Lý luận và lịch sử mỹ thuật Mã số: 9210101 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT Hà Nội -2022
- Công trình được hoàn thành tại: VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Ngô Văn Doanh Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ cấp viện trước Hội đồng đánh giá cấp viện Họp tại: Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam Số 32 phố Hào Nam, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội Vào hồi giờ ngày tháng năm 20 Có thể tìm luận án tại: -Thư viện Quốc gia Việt Nam; - Thư viện viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam.
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tranh Thờ và tranh Tết là các thể loại của dòng tranh dân gian đã có từ lâu đời, là giá trị của văn hóa tinh thần, được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Tranh Thờ gắn bó với đời sống tâm linh của nhân dân, cho thấy hệ tư tưởng, tín ngưỡng, quan niệm về vũ trụ, nhân sinh, gắn liền với hình tượng những vị thần linh, thường được sử dụng để thờ cúng. Người Dao ở ở miền núi phía Bắc nói chung và ở Yên Bái nói riêng còn lưu giữ được những bộ tranh thờ độc đáo và có những giá trị văn hóa nghệ thuật sâu sắc. Về các lĩnh vực lịch sử và văn hóa của người Dao, đã có nhiều công trình nghiên cứu. Thế nhưng, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống và đầy đủ dưới góc độ nghệ thuật học. Đây chính là lý do để nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài Nghệ thuật tranh thờ của người Dao ở tỉnh Yên Bái làm đề tài nghiên cứu. Với mong muốn phác dựng một bức tranh tổng thể về tranh thờ của người Dao tại tỉnh Yên Bái, nhận diện các yếu tố nghệ thuật trong các bức tranh và đặc biệt là phát hiện, tìm được những nét đặc trưng về nghệ thuật tạo hình trong diễn đạt biểu hiện, từ đó tìm ra sự tương đồng khác biệt giữa tranh thờ của người Dao với tranh thờ với tranh thờ trong các dòng tranh dân gianvà tranh thờ tại các địa phương khác, để nghệ thuật tranh thờ của người Dao được lưu giữ bảo tồn và phát triển. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống về nghệ thuật tranh thờ của người Dao ở tỉnh Yên Bái, để qua đó thấy được thấy được tiến
- 2 trình lưu truyền các bộ tranh tại địa phương; thấy được cách thức sử dụng ngôn ngữ tạo hình được biểu đạt ở mỗi bức tranh; thấy được những giá trị nghệ thuật, sự tương đồng hay khác biệt, giữa tranh thờ miền núi và các dòng tranh thờ miền xuôi, giữa tranh thờ của các tộc anh em miền núi phía Bắc với tranh thờ của người ở Dao Yên Bái. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Điều tra tìm hiểu một cách hệ thống về những bộ tranh thờ truyền thống hiện còn và những bộ tranh thờ mới cùng các “tác giả” của những bộ tranh mới này. Tìm hiểu về sự lưu truyền và sáng tác các bộ tranh thờ cũ và mới tại địa phương. Tìm hiểu, nhận diện nghệ thuật, làm rõ về đặc trưng nghệ thuật tạo hình trong bộ tranh thờ, từ đó thấy được giá trị lịch sử, văn hóa nghệ thuật trong tranh thờ của người Dao ở Yên Bái. Xác định giá trị biểu đạt các vị thần trong các bộ tranh thờ của người Dao ở Yên Bái. Tìm ra sự tương đồng khác biệt giữa tranh thờ của người Dao trong tương quan với tranh thờ các dân tộc thiểu số khác ở miền núi phía Bắc, cũng như của tranh thờ trong các dòng tranh dân gian tiêu biểu của người Việt, để có những giải pháp cho việc gìn giữ, bảo tồn và phát triển di sản tranh thờ của người Dao nói chung và người Dao ở Yên Bái nói riêng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Các bộ tranh thờ (cả cũ và mới) trong các hoạt động tín ngưỡng của người Dao ở Yên Bái. Nội dung biểu hiện và đặc trưng nghệ thuật trong tạo hình tranh thờ của người Dao ở tỉnh Yên Bái. Từ đó tìm ra sự khác biệt (đặc trưng riêng) của nghệ thuật tranh thờ của người Dao trong tương quan với tranh thò ở một số dòng tranh dân gian tiêu biểu của người Việt.
- 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian Tất cả các vùng đất và khu vực địa lý trong phạm vi tỉnh Yên Bái, nơi có người Dao sinh sống, bao gồm các huyện:Văn Chấn, Lục Yên, Yên Bình, Văn Yên. Ngoài ra có mở rộng đối sánh một số địa phương có tranh thờ của người Dao như Lào Cai, Tuyên Quang… và một số bảo tàng có lưu giữ và trưng bày tranh thờ của người Dao. - Về thời gian Thời gian đầu TK XX của những bộ tranh thờ truyền thống hiện còn. Thời gian từ năm 1995 đến nay của những bộ tranh thờ mới. 4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 4.1. Câu hỏi nghiên cứu 1. Nghệ thuật tranh thờ của người Dao ở Yên Bái được phác dựng một cách hệ thống như thế nào? 2. Nghệ thuật tranh thờ của người Dao được biểu hiện bằng ngôn ngữ nghệ thuật tạo hình cụ thể trên từng bức tranh là gì? 3. Những đặc trưng nghệ thuật được rút ra từ nghiên cứu tranh thờ của người Dao ở Yên Bái? Nghệ thuật tranh thờ của người Dao ở tỉnh Yên Bái hiện nay có những thay đổi, biến đổi gì so với các bộ tranh thờ của người Dao được lưu truyền dân gian qua nhiều thế hệ? Có những tương đồng khác biệt gì so với tranh thờ của các dòng tranh dân gian miền xuôi, so với tranh thờ của người Dao ở các địa phương khác ? 4.2. Giả thuyết nghiên cứu 4.2.1. Giả thuyết 1 Tìm hiểu và giải đáp một cách có hệ thống về thự tế lưu truyền sử dụng, cấu trúc, cách xếp đặt trưng bày, tên gọi các vị thần và chức
- 4 năng của từng vị thần trong bộ tranh thờ của người Dao, việc vẽ tranh thờ mới hiện nay, qua đó phác dựng một cách tổng thể về tranh thờ của người Dao ở Yên Bái nói riêng, và tranh thờ của người Dao nói chung. 4.2.2. Giả thuyết 2 Các họa công vẽ tranh thờ đã dùng ngôn ngữ nghệ thuật hội họa dân gian để thiết lập một cách chặt chẽ những hình ảnh của các nhân vật thần linh trong Đạo Giáo với ngôn ngữ tạo hình đặc trưng và các mô típ trang trí, theo các quy tắc, qui phạm, tiêu chuẩn. tạo lên nét đặc trưng trong việc tổ chức không gian, sắp xếp bố cục, đường nét, màu sắc 4.2.3. Giả thuyết 3 Nghệ thuật tranh thờ của người Dao Là sự kết hợp giữa nghệ thuật tạo hình các thần linh, với những quan niệm về tín ngưỡng thần tiên trong Đạo Giáo, truyền thuyết của tộc người Dao và tín ngưỡng dân gian bản địa, từ đó tạo nên nghệ thuật tranh thờ của người Dao với những nét đặc trưng, riêng biệt. Qua đó mang lại những giá trị lịch sử, văn hóa nghệ thuật của một dòng tranh dân gian miền núi. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu nghệ thuật học - Phương pháp khảo sát tài liệu, phân tích, tổng hợp - Phương pháp nghiên cứu điều tra điền dã - Phương pháp tiếp cận liên ngành - Phương pháp so sánh - Phương pháp nghiên cứu quan sát tham dự - Phương pháp thống kê phân loại 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6.1. Luận án phác dựng một bức tranh tổng quan về hệ thống tranh thờ người Dao ở Yên Bái từ những khía cạnh nguồn gốc, quá
- 5 trình lưu truyền và sử dụng, đến hình tượng nghệ thuật của các thần linh.qua đó đóng góp những kiến thức về lý luận về chuyên môn cho công việc bảo tồn và phát huy giá trị của những bộ tranh thờ của người Dao. 6.2. Luận án nhận diện yếu tố tạo hình trong tranh thờ, tìm ra những yếu tố đặc trưng nghệ thuật trong tranh thờ của người Dao ở Yên Bái, sự kết hợp chặt chẽ giữa các biểu tượng nghệ thuật và các yếu tố tâm linh, tôn giáo với ngôn ngữ tạo hình đặc trưng trong việc sắp xếp bố cục, tổ chức không gian trên mặt phẳng. Ngoài ra, qua những đối chiếu và so sánh, luận án góp phần làm sáng tỏ thêm những sự tương đồng và khác biệt của các bộ tranh thờ của người Dao tại Yên Bái với các thể loại tranh thờ trong các dòng tranh dân gian khác ở miền xuôi cũng như ở miền núi, trong dòng chảy của tranh thờ Đạo giáo. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu (10 trang), kết luận (04 trang), tài liệu tham khảo (07 trang) và phụ lục (81trang). Nội dung luận án gồm 3 chương. Chương I: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát về tranh thờ của người Dao ở tỉnh Yên Bái (45 trang). Chương II: Nhận diện nghệ thuật tranh thờ của người Dao ở tỉnh Yên Bái (53 trang). Chương III: Đặc trưng nghệ thuật và một số bàn luận trong nghệ thuật tranh thờ của người Dao ở tỉnh Yên Bái (53 trang).
- 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ TRANH THỜ CỦA NGƯỜI DAO Ở TỈNH YÊN BÁI 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài Năm 2000, nhân kỷ niệm một trăm năm, Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp tại Hà Nội đã cho in tập sách Nhìn lại một thế kỷ nghiên cứu khoa học. Và một trong những thành tựu quan trọng nhất trong lĩnh vực này là công trình Tranh dân gian của người Việt Namcủa Maurice Durand. Năm 2015, Nxb Dân tộc đã xuất bản cuốn sách Nghiên cứu hội họa tranh thờ dân gian dân tộc Dao, chủ biênPhụng Hằng Cao. Theo trích dẫn của cuốn sách, năm 1981, học giả Jacques Lemoine học giả người Pháp là nổi bật nhất với cuốn sách Tranh nghi lễ dân tộc Dao được xuất bản vào năm 1981. Năm 2015, Cuốn sách How to make the universe right. Art of Shaman from Vietnam and Southern China (tạm dịch là Thực hiện quyền năng vũ trụ như thế nào. Nghệ thuật của các thầy Shaman ở Việt Nam và Nam Trung Quốc) xuất bản năm 2015 tại California, Hoa Kỳ. Năm 2017, cũngtác giả Nguyễn Tri Ân (Trian Nguyen), đại học Batet Hoa Kỳ có bài viết “Tôn giáo, tín ngường và văn hóa của dân tộc Dao nhìn từ góc độ tranh thờ”đăng trên tạp chí Xưa và Nay, số 490 (tháng 12/ 2017) và số 491 (tháng 1/2018). Những nghiên cứu của các học giả nước ngoài cũng như bài viết của tác giả Nguyễn Tri Ân chưa đề cập cụ thể đến ngôn ngữ tạo hình,
- 7 những biểu hiện của nghệ thuật hội họa trên tranh, đây là khoảng trống để NCS tiếp tục khám phá nghiên cứu tranh thờ. 1.1.2. Các nghiên cứu của tác giả Việt Nam 1.1.2.1. Các nghiên cứu về người Dao ở Việt Nam và người Dao ở Yên Bái Văn hóa học đã có nhiều công trình nghiên cứu về người Dao ở Việt Nam. Đáng chú ý là: Bế Viết Đẳng, Nguyễn Khắc Tụng, Nông Trung; Nguyễn Khắc Tụng; Trần Hữu Sơn, Trần Thùy Dương ; Phạm Quang Hoan, Hùng Đình Quý; Ngô Đức Thịnh; Trương Hữu Tuấn; Đặng Nghiêm Vạn; Diệp Đình Hoa; Phạm Văn Dương; Đỗ Quang Tụ - Nguyễn Liễn. Nghiên cứu cụ thể về phong tục tập quán, tín ngưỡng dân gian, còn thấy các công trình khác như: “Tín ngưỡng tôn giáo của người Dao ở Việt Nam” Sự phát triển văn hóa xã hội của người Dao: Hiện tại và tương lai; Vài nét sơ lược về hai lễ cúng tổ tiên của người Dao đỏ; Tìm về bản sắc Văn hóa Việt Nam; Tập tục của người Dao và tính giáo dục của nó trong sự phát triển văn hóa xã hội của người Dao:Hiện tại và tương lai; Lễ cấp sắc và bản sắc văn hóa Dao; Tập tục chu kỳ đời người của các tộc người ngôn ngữ Mông-Dao ở Việt Nam; Lễ cưới của người Dao Tuyển, Lễ cấp sắc của người Dao ở Lô gang Lạng Sơn. 1.1.2.2. Các nghiên cứu về tranh thờ trong các dòng tranh dân gian và tranh thờ của các dân tộc miền núi Năm 1984, Trong cuốn Văn hóa việt nam nhìn từ Mỹ thuật, tập II trong phần VII Tranh dân gian, và cuốn sách Tranh dân gian Việt Nam (1984), cùng của Chu Quang Trứ, trong phần viết về nội dung, và chủ đề của tranh dân gian, tác giả đã đề cập đến và phân tích mảng tranh thờ cúng.
- 8 Năm 1999, cuốn sách Đồ họa cổ Việt nam, (Nxb Mỹ thuật của Phan Cẩm Thượng và Lê quốc Việt (1999).Cuốn sách Đồ họa cổ Việt Nam giúp cho NCS có thêm thông tin về tranh thờ trong dòng tranh dân gian, trong đó, có liệt kê hệ thần trong thần điện Đạo Giáo. Năm 2001, cuốn sách Tổng tập nghề và làng nghề truyền thống Việt nam (2011) tập 5, Nxb Khoa học xã hội, trong phần thứ tư: Nghề làm tranh dân gian, tác giả Cung Khắc Lược có bài viết ngắn về “tranh dân gian Việt Bắc”. 1.1.2.3. Các nghiên cứu về tranh thờ của người Dao Năm 2001, cuốn Tranh thờ Đạo giáo ở Bắc Việt Nam (2001) của Phan Ngọc Khuê, có nội dung phong phú về văn hoá, tín ngưỡng, những triết lý về vũ trụ nhân sinh trong Đạo giáo, Phật Giáo, triết lý trong tranh thờ của người Dao, Năm 2009, cuốn Tranh thờ Việt Nam (2009). Cuốn sách chủ yếu giới thiệu các bức tranh trong bộ sưu tập tranh thờ của Phạm Đức Sỹ. Năm 2010, có luận văn thạc sỹ ngành Văn hóa học tại Trường đại học Văn hóa Hà Nội của Vũ Hương Giang Tranh thờ người Dao - Qua bộ sưu tập tại bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.Luận văn tiếp cận và khai thác tranh thờ từ góc nhìn Văn hóa học. Năm 2017, cuốn sách Tập tục đời người văn hóa tập tục của người nông dân Việt Nam TK XIX-XX, tác giả dẫn cuốn sách Đạo giáo Thiên tôn Địa tiên Cát Thần đồ thuyết, và những thông tin chi tiết về hệ thần Đạo Giáo một cách hệ thống và chi tiết. Mặc dù các công trình khoa học chưa đi sâu nghiên cứu về ngôn ngữ tạo hình tranh thờ của người Dao nói chung và của người Dao ở Yên Bái nói riêng, nhưng các công trình trên rất quan trọng và có ý nghĩa lớn đối với tác giả trong quá trình đi sâu tìm hiểu về nghệ thuật tranh thờ của người Dao ở Yên Bái.
- 9 1.2. Cơ sở lý luận 1.2.1. Các khái niệm - Nghệ thuật: Nếu lấy một nghĩa rộng về nghệ thuật, thì những tác phẩm nghệ thuật đã tồn tại từ thuở khai sinh loài người: từ nghệ thuật thời tiền sử cho đến nghệ thuật đương đại. Nghĩa đầu tiên và rộng nhất về nghệ thuật là nghĩa gần nhất với nghĩa của thuật ngữ tiếng La - tinh cũ mà có thể dịch nôm na là "kỹ năng" hay "sự khéo léo". - Nghệ thuật tạo hình: Theo Từ điển Tiếng Việt, tạo hình là “Tạo ra các hình thể bằng đường nét, hình khối, màu sắc”, theo Từ điển Bách khoa toàn thư, tạo hình là “Thủ pháp sáng tạo nghệ thuật bằng ngôn ngữ hình khối, màu sắc, chất cảm, không gian, bố cục”. Như vậy, có thể hiểu nghệ thuật tạo hình nói chung là nghệ thuật sử dụng một số phương tiện và chất liệu, tạo nên những hình thức trên mặt phẳng và trong không gian. - Quy tắc (canon): (tiếng Hy Lạp, có nghĩa là quy tắc, tiêu chuẩn), trong nghệ thuật tạo hình, là một tổng hợp những nguyên tắc đã được thiết lập vững chắc để quy định những tiêu chí về bố cục và màu sắc, về hệ thống tỷ lệ hoặc là cách thức thể hiện ảnh tượng của một loại hình tượng nào đấy cho một tác phẩm nghệ thuật. - Tranh dân gian: Là thuật ngữ của thời đại chúng ta chỉ loại tranh của nhân dân. Tranh dân gian là thể loại tranh có từ lâu đời, với nội dung và hình thức độc đáo đã trở thành một loại hình nghệ thuật được phổ biến trong nhân dân lao động. - Tranh thờ cúng: Là một thể loại của dòng tranh dân gian. Tất cả các dòng tranh dân gian Việt Nam đều dành một tỷ lệ trong những tranh được sản xuất cho tranh thờ. Tranh thờ cúng được dùng trong nhiều điện, phủ, chùa với tính chấttrừ tà ma, yểm quỷ. Đề tài là các vị thần, là biểu hiện hy vọng mang sự thịnh vượng cho chủ nhà.
- 10 1.2.2. Các cơ sở lý thuyết áp dụng trong nghiên cứu 1.2.2.1. Lý thuyết nhân học nghệ thuật: Trong cuốn sách Nhân học nghệ thuật của Robert Laydon Laydon: chủ yếu nghiên cứu nghệ thuật của xã hội mô hình nhỏ, tức là nghệ thuật nguyên thủy và nghệ thuật thổ dân. 1.2.2.2. Lý thuyết ảnh tượng học Theo Bách khoa từ điển nghệ thuật phổ thông, Iconography (ảnh tượng học, tranh tượng học) là một trong những lý thuyết và phương pháp nghiên cứu lịch sử mỹ thuật có nguồn gốc từ những truyền thống rất xa xưa. Dần dần, theo thời gian, iconography đã trở thành một lý thuyết và phương pháp nghiên cứu lịch sử mỹ thuật hữu hiệu và phổ biến trên thế giới. Phương pháp Iconography là một trong những phương pháp quan trọng nhất được các nhà nghiên cứu phương Tây sử dụng để nghiên cứu lịch sử nhiều nền nghệ thuật cổ phương Đông. 1.3. Khái quát về tranh thờ của người Dao ở tỉnh Yên Bái 1.3.1. Khái quát về người Dao và người Dao ở tỉnh Yên Bái Các nhà dân tộc học ở Việt Nam và Trung Quốc đều khẳng định người Dao có nguồn gốc từ phía nam Trung Quốc. Khi sang Việt nam, trung du miền núi phía Bắc là địa bàn đến đầu tiên của tộc người này và đến nay vẫn là vùng cư trú tập trung của người Dao ở Việt nam. 1.3.2. Tranh thờ trong đời sống tín ngưỡng của người Dao ở Yên Bái Tranh thờ được cất giữ như báu vật linh thiêng trong từng gia đình người Dao, các bức tranh thờ được gia chủ cuốn gọn, gói trong bọc vải, treo ở góc bàn thờ, hằng năm chỉ mở treo vào các dịp có tổ chức lễ cúng quan trọng trong gia đình dòng họ, như lễ cấp sắc. Lễ cúng giải hạn và lễ cúng đám tang khi có người chết
- 11 1.3.3. Các bộ tranh thờ của người Dao ở Yên Bái 1.3.3.1. Về các bộ tranh thờ Qua nghiên cứu điều tra trên thực địa, NCS nhận thấy tranh thờ của người Dao ở Yên Bái có hai bộ: bộ Tiểu Đường và bộ Đại Đường. Bộ tranh Tiểu đường:Bộ Tiểu Đường có ba bức tranh khổ lớn (KT 43cm x 110cm): Tổng đàn, Hải Phan, Thái Úy; 04 bức tranh khổ nhỏ (KT 20cm x 39cm) là: Thuyền quan, Táo quân, Tứ trực Công tào a,b; bốn bức tranh mặt nạ thần (KT 19cm x 22cm) và một tranh dài (tranh quyển) với KT 20cm x 210cm. Bộ tranh Đại đường: Bộ tranh Đại: Bộ tranh Đại Đường, có 13 bức tranh khổ lớn (KT 43cm x 110cm): Ngọc Thanh, Thượng Thanh, Thái Thanh, Ngọc Hoàng, Tinh Chủ, Thái Úy, Thiên Phủ-Địa Phủ, Dương Phủ-Thủy Phủ, Đại Hải Phan, Tiểu Hải Phan, Trương Thiên Sư, Lý Thiên Sư, Thập Điện Diêm Vương, Triệu Nguyên Soái, Đặng Nguyên Soái; 04 bức tranh khổ nhỏ (KT 20cm x 39cm) là: Thuyền quan, Táo quân, Tứ trực Công tào a,b; bốn bức tranh mặt nạ thần (KT 19cm x22cm) và một tranh dài (tranh quyển) với KT 20cm x 210cm. 1.3.3.2. Về nguyên tắc treo cácbức tranh thờ - Nguyên tắc treo các bức tranh trong bộ Tiểu Đường Trong bộ tranh Tiểu Đường, ba bức tranh Tổng đàn, Hải Phan, Thái Úy được treo theo quy tắc sau: Tranh Tổng Đàn đặt ở giữa, bên phải người nhìn là tranh Thái Úy, bên trái là tranh tiểu Hải Phan Bộ tranh Đại Đường: Gồm13 bức tranh lớn: Ngọc Thanh, Thượng Thanh,Thái Thanh, Ngọc Hoàng, Tinh Chủ, Thái Úy, Thiên Phủ-Địa Phủ, Dương Phủ-Thủy Phủ, Đại Hải Phan,Tiểu Hải Phan, TrươngThiên Sư, Lý Thiên Sư, Thập Điện Diêm Vương, Triệu Nuyên Soái, Đặng Nguyên Soái, - Nguyên tắc treo các bức tranh trong bộ Đại Đường
- 12 Vị trí chủ trung tâm số (1) Ngọc Thanh Nguyên Thủy Thiên Tôn, bên phải là số (2) Thượng Thanh Linh Bảo Thiên Tôn, và bên trái là số (3) Thái Thanh Đạo Đức Thiên Tôn, bên phải là số (4) Ngọc Hoàng, bên trái là số (5) Tinh chủ, bên phải là số (6) Trương thiên sư, bên trái là số (7) Lý thiên sư, bên phải là số (8) Đại Hải Phan, bên trái là số (9) Thập Điện Diêm Vương, bên phải là số (10) Thiên Phủ-Địa Phủ, bên trái là số (11) Dương Phủ-Thủy Phủ, bên phải là số (12) Triệu Nguyên Soái, bên trái là số (13) Đặng Nguyên Soái. - Nguyên tắc treo các bức tranh khi hai bộ tranh gộp lại Hai bộ tranh Tiểu Đường và Đại Đường gộp lại tổng 17 tranh. Khi treo tranh vẫn tuân theo quy luật chính vị song đối như trình bầy ở trên. 1.3.4. Các bước vẽ tranh thờ của người Dao ở Yên Bái hiện nay 1.3.4.1. Công việc chuẩn bị vẽ tranh - Chuẩn bị giấy vẽ - Chuẩn bị màu vẽ - Chuẩn bị bút vẽ 1.3.4.2. Làm giấy (chuẩn bị giấy vẽ) 1.3.4.3. Can nét (Làm xương) 1.3.4.4. Vẽ màu các mảng lớn, nhỏ và chi tiết 1.3.4.5. Tỉa nét hoàn thiện 1.3.4.6. Điểm nhãn cho tranh (vào quả mắt) Tiểu kết Thông qua, tổng quan nghiên cứu tài liệu, các phương pháp nghiên cứu được lựa chọn áp dụng, từ hệ thống các lý thuyết, NCS đã phác dựng một bức tranh tổng quát về tranh thờ của người Dao ở Yên Bái: vê nguồn gốc, quá trình lưu giữ và sử dụng trong dân gian, khái quát về bộ tranh thờ của người Dao ở Yên Bái, tên gọi hai bộ tranh được
- 13 lưu truyền sử dụng, tên gọi cụ thể của từng bức tranh, phân loại bộ tranh, thống kê số lượng, cách thức trưng bầy,quá trình tiếp nối trao truyền vẽ tranh thờ mới trong đời sống trong đời sống tín ngưỡnghiện nay. Tất cả những nội dung trên sẽ là kiến thức nền tảng, là cơ sở để NCS nghiên cứu các nội dung về nghệ thuật tạo hình trong tranh thờ của người Dao ở Yên Bái. Chương 2 NHẬN DIỆN NGHỆ THUẬT TRANH THỜ CỦA NGƯỜI DAO Ở TỈNH YÊN BÁI 2.1. Tạo hình ở các bức tranh khổ lớn, một vị thần chủ 2.1.1. Nhóm các bức tranh có bố cục một vị thần chủ tối cao 2.1.1.1. Ba vị Tam Thanh 2.1.1.2. Ngọc Hoàng Đại Đế và Tinh Chủ 5 vị thần linh tối cao đều được bố cục giống nhau dưới dạng một vị thần chủ. Tranh vẽ theo lối trục cuốn dọc, gồm có nhân vật thần chủ chinh choán toàn bộ bề mặt bức tranh, nhân vật phụ ở phía dưới chỉ chiếm 1/3 bề mặt, dùng thủ pháp phóng to nhân vật chính, thu nhỏ nhân vật phụ mà không cần so sánh về tương quan tỷ lệ các nhân vật. lấy trục dọc của bức tranh làm trục chính để đặt thần chủ ở vị trí trung tâm. Phía trên cùng của mỗi bức tranh, đều có hình mô típ trang trí điển hình là 3 vòng tròn hình xoáy ốc xếp dàn ngang. Mô tuýp trang trí được sử dụng trên mỗi bức tranh là hình ảnh đầu con rồng là con vật thiêng cao quý bậc nhất để trang trí trên tay áo, thân áo của 5 vị thần tối cao. Ngoài ra, còn có các họa tiết vân mây, nước cách điệu được vẽ đan xen trên áo. Mầu sắc trong tranh 5 vị thần tối cao được vẽ theo lối dùng mầu ngũ nguyên sắc của hội họa cổ Trung Hoa,
- 14 2.1.1.3. Nhóm các bức tranh dạng thức bố cục một vị thần chủ, cặp tranh đối xứng Thuộc nhóm các cặp tranh này gồm bốn cặp tranh: 1. Cặp tranh Trương Thiên Sư và Lý Thiên Sư; 2. Cặp tranh Đại Hải Phan và Tiểu Hải Phan; 3. Cặp tranh Đặng Nguyên Soái và Triệu Nguyên Soái; và bức tranh Thái Úy. Dạng thức bố cục một vị thần chủ, tuân thủ nguyên tắc bố cục biểu hiện chính phụ theo lối ước lệ, chức lớn vẽ phóng to (chính) ở phía trên, chức bé vẽ thu nhỏ (phụ) ở phía dưới. Bức tranh tạo một không gian đồng hiện giữa các hoạt động đặc trưng của thần chủ theo chức trách và hoạt động của con người nơi trần thế. Tạo hình chân dung và hướng thân thể đều theo hướng nghiêng 3/4, hướng mặt vào trung tâm nơi có bức tranh Ngọc Thanh ở chính giữa. Màu sắc đường nét vẫn tuân thủ nguyên tắc thể hiện như ở các bức tranh vẽ vị thần tối cao. Mô típ trang trí dùng họa tiết trang trí vân mây, sóng nước đơn thuần, ngoài ra có sử dụng họa tiết trang trí là các hình tượng trưng như âm dương, bát quái, các vì sao. 2.2. Tạo hình ở các bức tranh khổ lớn, nhiều vị thần chủ 2.2.1. Các bức tranh có dạng thức bố cục hai vị thần chủ, cặp tranh đối xứng 2.2.1.1. Tranh Thiên phủ, Địa phủ 2.2.1.2. Tranh Dương phủ, Thủy phủ. Dạng thức bố cục hai vị thần chủ là dạng thức thể hiện khác biệt trong bộ tranh thờ của người Dao với lối bố cục vẽ đồng hiện hai vị thần, chồng tầng, so le theo lớp dọc, tạo khối hình lớn choán toàn mặt tranh, tịnh tiến về phía trước. Màu sắc,đường nét đều được vẽ theo quy luật việc của sử dụng ngũ nguyên sắc, nét vẽ công bút bao
- 15 quanh nhân vật, vẽ màu mảng bẹt tỉa nét theo lối trang trí, mô tuýp trang trí vẫn được sử dụng là các họa tiết hoa văn mây nước được vẽ tô điểm trên trang phục thần chủ, phía trên bức tranh vẫn được tạo hình thống nhất ba vòng tròn xoáy ốc 2.2.2. Các bức tranh nhiều vị thần, có bố cục chồng tầng lớp dọc (tranh trục) 2.2.2.1. Bức tranh Tổng Đàn 2.2.2.2. Bức tranh Tổ Tông 2.2.2.3. Bức tranh Thập Điện Diêm Vương Tranh được vẽ theo lối tranh trục cuốn dọc.Trong tranh, các vị thần được vẽchồng tầng, lớp dọc theo các hàng thứ bậc cao thấp. Trong mỗi hàng, các vị thần xếp dàn ngang, vị thần chủ chính ở mỗi hàng được vẽ to hơn ngồi ở chính giữa, từ đó tạo sự kết nối với nhau theo một trục dọc nằm chính giữa tranh. 2.2.3.Các bức tranh nhiều vị thần có bố cục dàn ngang (tranh quyển) Đại Đường Kiều Đại Đường Kiều là một bức tranh có bố cục liên hoàn, các nhân vật lối tiếp nhau theo chiều ngang, mỗi phần của tranh có các nhân vật chính làm trọng tâm, Tuy vậy, các tranh ở mỗi địa phương vùng miền có độ dài khác nhau. Lý do của hiện tượng này là do, dựa theo bản gốc, các họa công, nghệ nhân có thể thêm bớt các chi tiết phụ, hoặc thêm bớt và sắp đặt các thần linh cho phù hợp, nhưng vẫn tuân thủ về ý tưởng về một đoàn rước như nhau.. 2.3. Tạo hình ở các bức tranh khổ nhỏ 2.3.1. Cặp tranh Tứ Trực Công Tào Tứ Trực Công Tào là tranh vẽ bốn vị sứ giả đặc trách về bốn đơn vị thời gian (năm, tháng, ngày và giờ), về bốn mùa (xuân, hạ, thu và đông) và bốn phủ (trời, đất, nước và nhân gian). Nói tóm lại, bốn vị
- 16 thần này quán xuyến tất cả về không gian lẫn thời gian, ghi chép tất cả việc làm của con người, muôn thú, và cùng hợp tác với thần Thổ Địa trong các công tác để tâu trình lên Ngọc Hoàng. 2.3.2. Tranh Cấm Trai (Táo Quân) Táo Quân, theo cách nói thông thường dể hiểu, là vị thần trông coi bếp núc, nấu ăn, và giữ cho khói lửa trong nhà được ấm áp. 2.3.3. Tranh Ngũ Kỳ Binh mã (Thuyền Quan) Bộ tranh khổ nhỏ gồm 4 bức tranh làm thành hai cặp là Tứ Trực Công Tào A-B và Cấm Trai - thuyền quan, được treo gắn kèm với hai bộ tranh lớn. Bốn bức tranh không diễn tả chân dung thần chủ mà diễn tả hoạt động tiêu biểu của các vị thần ứng với quy luật của tự nhiên cũng như truyền thuyết về nguồn gốc của tộc người Dao. 2.3.4. Tranh mặt nạ thần Tranh mặt nạ thần gồm bốn bức tranh nhỏ,mỗi bức là chân dung một vị thần chủ, Nhìn chung các nghệ nhân không bao giờ theo một quy cũ nghiêm túc và rõ ràng khi vẽ mặt nạ của các vị thần. Khác với các họa tiết và những tiêu chuẩn căn bản khi vẽ các vị thần linh trong các bộ tranh vừa bàn ở trên, hầu hết chân dung được vẽ trên các mặt nạ thần bằng giấy không theo một tiêu chuẩn nào cả Tiểu kết Nghiên cứu tranh thờ của người Dao, lấy bức tranh, ngôn ngữ tạo hình là đối tượng nghiên cứu chính, NCS lựa chọn nhận diện ngôn ngữ tạo hình tranh thờ của người Dao ở Yên Bái, bắt đầu từ yếu tố tổ chức không gian bố cục của từng bức tranh thờ, qua đó mà khai thác sự biểu hiện về các yếu tố hình, nét, màu sắc, để rồi tìm ra nhưng đặc trưng nghệ thuật trong tranh thờ.
- 17 Chương 3 ĐẶC TRƯNG NGHỆ THUẬTVÀ MỘT SỐ BÀN LUẬN TRONG NGHỆ THUẬT TRANH THỜ CỦA NGƯỜI DAO Ở TỈNH YÊN BÁI 3.1. Đặc trưng nghệ thuật tạo hình trong tranh thờ của người Dao 3.1.1. Tạo hình phụ thuộc quan niệm đạo giáo và tín ngưỡng bản địa biểu hiện qua đặc trưng bố cục và không gian Tranh được vẽ theo lối tranh trục cuốn dọc, bố cục theo nguyên tắc chính vị, song đối. Bố cục trong phần lớn các tranh thờ của người Dao làlấy trục dọc làm đường chế ngự toàn bộ bức tranh, từ đây hệ thống các hình ảnh được xây dựng đối xứng chặt chẽ. Bố cục biểu hiện của các cặp đối lập trương phản như to - nhỏ, ngắn - dài, cao - thấp, động - tĩnh, phóng to - thu nhỏ, chính - phụ.Bố cục dàn đầy nhưng có từng lớp hình ảnh, Không gian trong tranh là không gian đồng hiện. 3.1.2. Ngôn ngữ tạo hình kết hợp giữa các quy tắc tiêu chuẩn qua đặc trưng đặc trưng về tạo hình các nhân vật, đường nét và màu sắc 3.1.2.1. Biểu hiện qua đặc trưng về tạo hình nhân vật Tạo hình các thần linh luôn theo quy phạm chung của nguyên tắc tạo hình thần phật, không đi vào miêu tả chi tiết của từng vị, tập trung khái quát điển hình theo chức vị: 3.1.2.2. Biểu hiện qua đặc trưng về đường nét Hệ thống nét trong tranh thờ được dùng chủ đạo là nét bao ngoài, sử dụng công năng cơ bản nhất của đường nét bao ngoài nhằm xác định giới hạn của hình ảnh các vị thần chủ.Nét mảnh dài liên tục làm cho tính ngưng tụ của hình chủ các vị thần thêm củng cố và hiển hiện, nét bao dài giúp tách các thần chủ chính với quân thần, hầu cận. Ngoài ra, trong tranh có sử dụng những nét mảnh, ngắn, loại đường nét này
- 18 được dùng làm công việc chia cắt, phân giải các bộ phận của hình thể các vị thần linh, để biểu hiện nhân vật và khối chất của nó. 3.1.2.3. Biểu hiện qua đặc trưng Đặc trưng về màu sắc Màu sắc trong tranh thờ của người Dao được vẽ theo lối sử dụng màu “ngũ nguyên sắc” của hội họa trung hoa cổ là hồng, hoàng, lam, bạch, hắc. Sử dụng các màu nguyên chất, và các biến thể của từng màu có vận dụng yếu tố đậm nhạt của màu để diễn tả, không bị ảnh hưởng bởi ánh sáng. Các mảng màu trong tranh đều là mảng bẹt, không vờn đậm nhạt, để gợi khối trên cấu trúc cơ thể nhân vật và vật thể, nhưng do sự phối sắc và độ loang thấm trên độ trung gian của giấy nền, vẫn làm cho màu sắc rên tranh có độ sâu thẳm huyền bí. Vẽ màu theo mảng bẹt làm cho tranh thờ mang tính trang trí cao, đây là một biểu hiện của tranh phương đông nói chung và tranh thờ Đạo giáo nói riêng. 3.1.3. Kết hợp tri thức dân gian và phương tiện hiện đại trong kỹ thuật thể hiện qua đặc trưng Mô tuýp trang trí và lối vẽ Tranh thờ của người Dao sử dụng một tổ hợp hình ảnh con vật linh thiêng, biểu tượng tôn giáo, hoa lá sóng nước, vân mây, các hình hình học có tính tượng trưng như: âm dương, bát quái, các vì sao... được dùng như những họa tiết trang trí trên bề mặt các bức tranh. các họa tiết đều được khái quát, đơn giản, cách điệu đặc trưng, từ đó chuyển hóa xếp đặt trên bề mặt theo cấu trúc hình thể con người. Môtuýp trang trí trong tranh thờ là tổ hợp những hình ảnh của tự nhiên, vốn huyền bí, nhưng lại chi phối trực tiếp đến đời sống con người như mây, nước, cỏ cây hoa lá, chim muông, linh vật. - Lối vẽ:
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 313 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 191 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 281 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 273 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 157 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 225 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 188 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 65 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 215 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 22 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 126 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 10 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 29 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 175 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn