HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
<br />
NGUYỄN VĂN TỈNH<br />
<br />
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ<br />
NÔNG SINH HỌC ĐẾN KHẢ NĂNG NHÂN GIỐNG<br />
BẰNG VẢY CỦ HOA LILY BELLADONNA<br />
TẠI MIỀN BẮC VIỆT NAM<br />
<br />
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng<br />
Mã số: 62 62 01 10<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br />
<br />
HÀ NỘI, NĂM 2016<br />
<br />
Công trình đƣợc hoàn thành tại:<br />
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br />
<br />
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Hoàng Minh Tấn<br />
2. PGS. TS. Đặng Văn Đông<br />
<br />
Phản biện 1:<br />
<br />
GS.TSKH. Trần Duy Quý<br />
Viện Nghiên cứu Hợp tác Khoa học<br />
kỹ thuật Châu Á – Thái Bình Dƣơng<br />
<br />
Phản biện 2:<br />
<br />
GS.TS. Trần Khắc Thi<br />
Trƣờng Đại học Thành Tây<br />
<br />
Phản biện 3:<br />
<br />
PGS.TS. Nguyễn Thị Lý Anh<br />
Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại:<br />
Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br />
Vào hồi<br />
<br />
giờ, ngày<br />
<br />
tháng<br />
<br />
năm 2016<br />
<br />
Có thể tìm hiểu Luận án tại thƣ viện:<br />
- Thƣ viện Quốc gia<br />
- Thƣ viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br />
<br />
PHẦN 1. MỞ ĐẦU<br />
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Lily là một trong các loại hoa được ưa chuộng nhất và có giá trị kinh tế cao<br />
nhất, cả trên thế giới và ở Việt Nam. Tuy nhiên việc sản xuất tiêu thụ sản phẩm hoa<br />
lily ở Việt Nam vẫn phụ thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp vào nước ngoài nhất là khâu<br />
giống do vậy hiệu quả sản xuất hoa lily chưa thực sự đạt được như mong muốn. Nếu<br />
quyết định được khâu nhân giống sẽ chủ động cung cấp giống cho sản xuất từ đó sẽ<br />
hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân.<br />
Trong các giống hoa lily được trồng ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam, giống lily<br />
Belladonna có nhiều ưu điểm nổi trội nên được nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ<br />
nông dân sử dụng là giống chủ đạo trong cơ cấu sản xuất. Trong bối cảnh đó, để đáp<br />
ứng nhu cầu của sản xuất, đòi hỏi cần có một lượng củ giống lớn và chủ động để mở<br />
rộng diện tích, quy mô sản xuất. Muốn vậy, phải chủ động sản xuất được củ giống<br />
trong nước thì mới đáp ứng được nhu cầu đó.<br />
Hiện tại một số cơ quan nghiên cứu ở Việt Nam đã nghiên cứu nhân giống hoa<br />
lily bằng phương pháp nuôi cấy in vitro và đã sản xuất được củ nhỏ, tuy nhiên chưa<br />
cung ứng được củ thương phẩm cho sản xuất. Trong khi đó nhân giống hoa lily bằng<br />
phương pháp tách vảy củ là một phương pháp dễ làm, hệ số nhân giống cao nhưng<br />
hầu như chưa được nghiên cứu. Giống Belladonna thuộc nhóm giống OT có khả năng<br />
nhân giống bằng biện pháp tách vảy củ. Để giải quyết yêu cầu của thực tế, chúng tôi tiến<br />
hành thực hiện đề tài trên.<br />
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI<br />
Xác định được ảnh hưởng của một số yếu tố nông sinh học đến quá trình hình<br />
thành củ giống lily góp phần xây dựng quy trình nhân giống Belladonna bằng phương<br />
pháp giâm vảy củ tại miền Bắc Việt Nam nhằm chủ động nguồn giống cho sản xuất,<br />
thay thế một phần củ giống nhập nội, đem lại hiệu quả cao cho người trồng hoa.<br />
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI<br />
Nhân giống lily Belladonna bằng phương pháp giâm vảy, giống đã được công<br />
nhận sản xuất thử tại miền Bắc Việt Nam tháng 5/2011 (Quyết định số 233/QĐ-TTCLT ngày 13/5/2011 của Cục trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).<br />
Nghiên cứu quá trình sinh trưởng, phát triển và các giai đoạn hình thành củ nhỏ, củ nhỡ,<br />
củ thương phẩm từ vảy củ ban đầu tại miền Bắc Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2014.<br />
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN<br />
- Đã xây dựng quy trình sản xuất củ giống lily Belladonna bằng phương pháp<br />
giâm vảy củ, có thể sản xuất được củ giống thương phẩm đạt chất lượng tương đương<br />
với củ giống nhập nội từ Hà Lan, mở ra khả năng chủ động sản xuất củ giống lily tại<br />
Việt Nam, thay thế cho nguồn nhập nội hàng năm.<br />
- Đã xác định được nhiệt độ thấp xử lý (xuân hóa) cho củ giống để có thể phá<br />
ngủ và cây nảy mầm nhanh, đồng đều, kích thích quá trình biến đổi tinh bột và đường<br />
trong củ giống, quá trình sinh trưởng và ra hoa của giống Belladonna được sản xuất<br />
tại Việt Nam.<br />
- Xác định Mộc Châu (Sơn La) là vùng sinh thái thuận lợi cho việc sản xuất củ<br />
giống lily bằng phương pháp giâm vảy củ tại miền Bắc Việt Nam.<br />
1<br />
<br />
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI<br />
1.5.1. Ý nghĩa khoa học<br />
Cung cấp các dẫn liệu khoa học có giá trị về khả năng nhân giống hoa lily bằng<br />
phương pháp giâm vảy củ cũng như tác động các biện pháp kỹ thuật để nâng cao hiệu<br />
quả sản xuất củ giống hoa lily; Là tài liệu tham khảo có giá trị cho việc nghiên cứu,<br />
giảng dạy và sản xuất hoa lily tại Việt Nam.<br />
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn<br />
Đã xác định được Mộc Châu (Sơn La) là vùng sinh thái thích hợp cho việc sản<br />
xuất củ giống lily Belladonna bằng phương pháp giâm vảy củ. Sự sinh trưởng, phát<br />
triển cũng như chất lượng của củ giống và hoa thương phẩm được sản xuất trong điều<br />
kiện Việt Nam tương đương với củ giống nhập nội. Giá thành củ giống sản xuất tại<br />
Việt Nam thấp hơn so với giá mua củ giống từ nguồn nhập khẩu.<br />
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br />
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÂY HOA LILY<br />
2.1.1. Giới thiệu về cây hoa lily<br />
Hoa lily được sử dụng rộng rãi, giá trị cao vì vậy nó là một trong các loại hoa<br />
cắt có hiệu quả kinh tế và vị trí kinh doanh rất cao trên thế giới.<br />
2.1.2. Nguồn gốc cây hoa lily<br />
Theo Anderson (1986), Daniels (1986), Haw (1986), Shimizu (1973), các<br />
giống Lilium đã được nghiên cứu và thuần hoá gần 100 năm nay từ các loài hoang dại<br />
phân bố ở hầu hết các châu lục từ 100 - 600 vĩ Bắc, Châu Á có 50 - 60 loài, Bắc Mỹ<br />
có 24 loài và Châu Âu có 12 loài.<br />
2.1.3. Phân loại cây hoa lily<br />
Cây hoa lily phổ biến trong sản xuất hiện nay có tên khoa học là Lilium spp.,<br />
thuộc nhóm một lá mầm (Monocotyledones) phân lớp hành (Lilidae), bộ hành<br />
(Liliales), họ hành (Liliaceae), chi (Lilium) (Võ Văn Chi và cs., 1978; Battie and<br />
White, 1993).<br />
Hiệp hội hoa lily Hà Lan đã đưa ra hệ thống phân loại lily sau: Nhóm giống<br />
Asiatic hybrids, ký hiệu là A (lai Châu Á); nhóm giống Oriental hybrids, ký hiệu là O<br />
(lai Phương Đông); nhóm giống Longiflorum hybrids, ký hiệu L (lai loa kèn); nhóm<br />
giống LA hybrids, ký hiệu LA (lai loa kèn và giống lai Châu Á); nhóm giống OT<br />
hybrids, ký hiệu OT (lai giữa giống lai phương Đông và giống loa kèn). Bên cạnh đó<br />
còn có các giống lai khác như: nhóm LO, OA, TA, Double Lilium, Pollen Free.<br />
2.1.4. Đặc điểm sinh trƣởng, phát triển của hoa lily<br />
- Đặc điểm của thân vảy (củ giống): Thân vảy của lily được coi là hình ảnh của<br />
cả một cây. Một thân vảy trưởng thành gồm đĩa vảy, vảy già, vảy non, trục thân sơ<br />
cấp, trục thân thứ cấp và đỉnh sinh trưởng. Độ lớn của thân vảy thường được đo bằng<br />
chu vi và khối lượng của.<br />
- Đặc điểm sinh trưởng thân: Thân vảy vùi trong đất sau khoảng 2 tuần nẩy<br />
mầm. Nếu xử lý lạnh không đầy đủ, hoặc gặp trời lạnh có thể kéo dài tới 5 tuần.<br />
Chiều cao cây quyết định bởi số lá và chiều dài đốt, số lá chịu ảnh hưởng của chất<br />
lượng củ giống, điều kiện và thời gian xử lý lạnh củ giống.<br />
2<br />
<br />
- Đặc điểm hình thành hoa: Củ lily xử lý lạnh 5oC từ 4 - 6 tuần, sau khi trồng<br />
10 - 14 ngày đã bắt đầu hình thành mầm hoa nguyên thuỷ. Sự phân hoá hoa và số<br />
lượng mầm hoa chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện trước khi trồng (chất lượng củ<br />
giống, điều kiện xử lý), nhưng tốc độ phát dục của nụ và hoa lại chịu ảnh hưởng lớn<br />
của điều kiện sau khi trồng. Sau khi trồng nhiệt độ vượt quá 30oC thì hoa sẽ mù.<br />
Nhiệt độ 25 - 30oC sẽ làm thui nụ, tỷ lệ ra hoa chỉ đạt 21 - 43%, ở 15 - 20oC tỷ lệ ra<br />
hoa đạt tới >80%. Ánh sáng mạnh làm nụ bị thui, đồng thời còn gây ra cháy lá.<br />
Ngược lại ánh sáng yếu cũng làm thui nụ và ảnh hưởng đến chất lượng hoa.<br />
2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HOA LILY TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM<br />
2.2.1. Tình hình sản xuất hoa lily trên thế giới<br />
2.2.1.1. Sản xuất củ giống<br />
Sản xuất củ giống lily trên thế giới tập trung ở 10 nước, trong đó Hà Lan có<br />
diện tích sản xuất lớn nhất với 4.280 ha (77%), tiếp theo là Pháp (401ha; 0,8%); Chile<br />
(205ha; 0,4%); Mỹ (200ha; 0,4%); Nhật Bản (189ha; 0,3%) và New Zealand (110ha;<br />
0,2%) (Đặng Văn Đông và cs., 2010).<br />
2.2.1.2. Sản xuất hoa cắt cành<br />
Thương mại quốc tế về hoa lily cắt cành tập trung ở 3 thị trường lớn. Thị<br />
trường châu Âu là lớn nhất với tổng giá trị là 8.746 triệu USD, sau đó là Nhật Bản là<br />
5.133 triệu USD và Mỹ là 1.285 triệu USD (Buschman, 2005). Trong tổng số diện<br />
tích trồng hoa toàn cầu, trồng hoa lily từ vảy củ chiếm hơn 2 triệu ha, diện tích sản xuất<br />
lớn nhất ở Châu Á là 1,33 triệu ha (chiếm 66%), sau đó là Bắc Mỹ và Châu Âu.<br />
2.2.2. Tình hình sản xuất hoa lily ở Việt Nam<br />
Theo Đặng Văn Đông (2014) diện tích trồng hoa lily ở miền Bắc Việt Nam<br />
năm 2003 mới chỉ đạt 2,5 ha, năm 2006 là 10,4 ha, năm 2009 – 2010 tăng vượt bậc,<br />
từ 17,43 đến 26,01 ha.<br />
Cho đến hiện nay, có những cánh đồng sản xuất hoa lily tập trung từ vài chục<br />
ha như tại Mộc Châu (Sơn La) thậm chí 40 - 50 ha như ở Từ Liêm (Hà Nội). Tổng<br />
diện tích sản xuất hoa lily ở miền Bắc Việt Nam đã lên tới 84,15 ha vào năm 2012 và<br />
115,9 ha năm 2013. Một số công ty, hợp tác xã đã bắt đầu đầu tư vào sản xuất hoa<br />
lily, lợi nhuận thu được đạt từ 1 đến 1,5 tỷ đồng/ha/vụ (Đặng Văn Đông, 2014).<br />
Hiện nay, giống hoa lily Belladonna có diện tích trồng chiếm khoảng 35%. Đặc<br />
biệt giống có khả năng sinh trưởng, phát triển khỏe, thích hợp trồng ở nhiều thời vụ<br />
và nhiều vùng sinh thái khác nhau ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam, nên diện tích sản<br />
xuất ngày càng được nhân rộng (Đặng Văn Đông, 2014).<br />
2.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU HOA LILY TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM<br />
2.3.1. Tình hình nghiên cứu hoa lily trên thế giới<br />
2.3.1.1. Nghiên cứu về tạo giống hoa chi Lilium<br />
Khoảng 7.000 giống hoa lily đã được tạo ra từ năm 1960 (Anderson, 1986).<br />
Các mục tiêu chọn tạo giống lily hiện đại tập trung vào việc kết hợp ba nhóm lai khác<br />
biệt: Longiflorum, Asiatic và Oriental.<br />
Hà Lan đang là một trong những nước dẫn đầu về thành tựu chọn tạo giống<br />
hoa lily. Nhờ ứng dụng công nghệ sinh học, mỗi năm Hà Lan đã tạo ra hàng trăm<br />
giống lily mới có giá trị cao và đã trở thành nước đứng đầu thế giới về nghiên cứu,<br />
sản xuất, chuyển giao và thương mại.<br />
3<br />
<br />