1<br />
MỞ ĐẦU<br />
1 Đặt vấn đề<br />
Trong suốt chặng đường phát triển, con người luôn phải đối diện<br />
với cái ăn và cái mặc. Do vậy nghề "nông, tang" đã xuất hiện, trong đó<br />
có nghề trồng dâu nuôi tằm ươm tơ dệt lụa. Nhiều tài liệu cho rằng, nghề<br />
trồng dâu nuôi tằm xuất hiện rất sớm, cách đây trên 5000 năm (Hoang<br />
Ling – Zong, 1987) [56], (Rangaswami et al., 1976), (Soo-Ho Lim,<br />
1990).<br />
Hiện nay, nghề trồng dâu nuôi tằm vẫn là nghề nông nghiệp quan<br />
trọng ở nhiều nơi nước ta, bởi vì đã mở ra hướng giải quyết công ăn việc<br />
làm, góp phần xóa đói làm giàu cho nông dân. Ngành sản xuất dâu tằm<br />
tơ có đặc thù riêng, trong đó lá dâu có vị trí rất quan trọng vì nó chiếm<br />
60% tổng chi phí giá thành sản xuất ra nguyên liệu kén tằm. Mặc dù<br />
nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển ngành sản xuất dâu tằm tơ<br />
nhưng trong nhiều năm qua ngành này phát triển rất chậm, không ổn<br />
định. Nguyên nhân chủ yếu là do hiệu quả kinh tế chưa cao, giá trị ngày<br />
công lao động thấp.<br />
Lâm Đồng là tỉnh thuộc vùng khí hậu sinh thái Tây Nguyên, có điều<br />
kiện thời tiết mát mẻ nên rất thuận lợi cho nuôi quanh năm các giống tằm<br />
lưỡng hệ có năng suất chất lượng kén tơ cao, nhưng năng suất lá dâu còn<br />
rất thấp. Trong những năm qua tại Lâm Đồng đã đưa vào sản xuất một số<br />
giống dâu mới, thời gian gần đây là tổ hợp lai rất có triển vọng TBL-03,<br />
TBL-05. Để phát huy ưu thế của hai tổ hợp dâu lai mới này ở vùng đất<br />
Lâm Đồng, chúng tôi đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu biện pháp kỹ<br />
thuật nhằm phát triển một số tổ hợp dâu lai mới tại Lâm Đồng”.<br />
2. Mục tiêu của đề tài<br />
2.1 Mục tiêu chung:<br />
Nghiên cứu xác định tính thích ứng của 2 tổ hợp dâu lai mới chọn<br />
lọc TBL-03, TBL-05 và biện pháp kỹ thuật thích hợp làm cơ sở xây<br />
dựng quy trình kỹ thuật thâm canh tăng năng suất chất lượng lá nhằm<br />
đáp ứng yêu cầu sản xuất dâu tằm ở Lâm Đồng.<br />
2.2 Mục tiêu cụ thể:<br />
- Xác định ảnh hưởng của tiểu vùng sinh thái đến sinh trưởng phát<br />
triển, năng suất chất lượng và khả năng chống chịu của 2 tổ hợp dâu lai.<br />
- Xác định biện pháp kỹ thuật nhân giống vô tính thích hợp để phát<br />
triển nhanh chóng tổ hợp lai ra sản xuất.<br />
- Nghiên cứu xác định một số biện pháp kỹ thuật để thâm canh tăng<br />
năng suất chất lượng lá dâu.<br />
<br />
2<br />
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài<br />
3.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài<br />
- Đưa ra được các tư liệu cần thiết làm cơ sở xác định vùng sinh<br />
thái thích hợp cho 2 tổ hợp dâu lai.<br />
- Xây dựng cơ sở dữ liệu góp phần lựa chọn kỹ thuật nhân giống vô<br />
tính để đạt hệ số nhân giống cao.<br />
- Xây dựng cơ sở dữ liệu cho các biện pháp kỹ thuật thích hợp cho<br />
từng tổ hợp ở các vùng sinh thái.<br />
3.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài<br />
Xác định tính thích ứng và một số biện pháp kỹ thuật thích hợp cho<br />
hai tổ hợp dâu lai mới TBL-03, TBL-05 tại Lâm Đồng là cơ sở góp phần<br />
nâng cao năng suất chất lượng lá dâu và số lượng cây giống đáp ứng yêu<br />
cầu của sản xuất. Từ đó làm tăng hiệu quả kinh tế cho nghề trồng dâu<br />
nuôi tằm và tăng thu nhập cho nông dân.<br />
4. Giới hạn của đề tài<br />
- Diện tích trồng dâu tại tỉnh Lâm Đồng chiếm trên 90% tổng diện<br />
tích trồng dâu của cả vùng Tây Nguyên, trong đó lại tập trung vào 3 tiểu<br />
vùng sinh thái của tỉnh. Vì thế địa điểm nghiên cứu được tiến hành ở 3<br />
tiểu vùng sinh thái trọng điểm trồng dâu nuôi tằm của tỉnh Lâm Đồng.<br />
- Do thời gian và điều kiện nghiên cứu có hạn, đề tài này chỉ tập trung<br />
nghiên cứu xác định tính thích ứng của hai tổ hợp lai tại Lâm Đồng, cùng<br />
với một số biện pháp kỹ thuật chủ yếu. Đối với nghiên cứu xác định tính<br />
thích ứng chỉ tập trung theo dõi sinh trưởng phát triển, năng suất chất<br />
lượng lá và mức độ nhiễm sâu bệnh. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống ở<br />
mức độ riêng rẽ từng thí nghiệm cho nên chưa xác định hệ số nhân giống.<br />
5. Tính mới của đề tài<br />
- Thông qua một số chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng phát triển,<br />
năng suất chất lượng lá và mức độ nhiễm sâu bệnh hại đã góp phần xác<br />
định được tính thích ứng của 2 tổ hợp dâu lai TBL-03, TBL-05 ở 3 vùng<br />
sinh thái Lâm Đồng. Từ đó có cơ sở khoa học và thực tiễn đưa trồng 2 tổ<br />
hợp lai này vào sản xuất.<br />
- Sử dụng phương pháp nhân giống vô tính bằng đoạn hom ngắn,<br />
hom chưa thành thục có xử lý chất kích thích ra rễ thông qua vườn ươm<br />
và một số biện pháp kỹ thuật trong vườn ươm. Kết quả nghiên cứu này<br />
đã làm tăng hệ số nhân giống vô tính lên nhiều lần góp phần mở rộng và<br />
đưa nhanh diện tích trồng tổ hợp lai mới vào sản xuất.<br />
- Xác định được một số biện pháp kỹ thuật thích hợp như chế độ<br />
bón phân vô cơ, mật độ trồng và thời vụ đốn dâu trong năm cho 2 tổ hợp<br />
dâu lai để nâng cao năng suất chất lượng lá ở 3 vùng sinh thái.<br />
<br />
3<br />
CHƯƠNG 1<br />
TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br />
1.1 Nghiên cứu về giống và tính thích ứng của giống dâu<br />
Dựa trên các phương pháp chọn lọc giống, Ấn Độ đã đưa ra sản<br />
xuất các giống dâu có năng suất cao như Kanva-2, Mysore local. Hai<br />
giống trên cho năng suất lá cao, 25 - 30 tấn/ha, tính thích ứng rộng với<br />
nhiều bang của Ấn Độ (Mallikarjunappa and Bongale, 1992). Viện<br />
Nghiên cứu và đào tạo Dâu tằm tơ trung ương - Mysore đã tạo ra giống<br />
MRz có khả năng kháng bệnh nấm Gỉ sắt (Aecidium mori Butler)<br />
(CSRTI-Mysore, 2000). Năm 1974 Sastry đã chọn lọc ra dòng đột biến<br />
có lợi S54 tốt hơn giống Kanva-2 về năng suất chất lượng lá và được<br />
trồng rộng rãi trong sản xuất tại 6 bang có trồng dâu nuôi tằm (Ullal,<br />
Narashimhana, 1987). Nhật Bản cũng đã chọn lọc ra hàng loạt giống mới<br />
như Ichinose, Akatoko, Kosen...vv. Trong đó giống Kosen thích ứng rất<br />
rộng với nhiều vùng sinh thái của Nhật Bản và của cả nhiều vùng tại Ấn<br />
Độ (Sindo S S Arata and Yabe (1972). Năm 1958 Hamada đã tạo đột<br />
biến có lợi từ giống Kairio - mezumagaeshi, cây đột biến có năng suất<br />
tăng 12% so với giống nguyên và giống này đã được trồng ra sản xuất<br />
đại trà tại Nhật Bản. Trung Quốc đã chọn tạo ra các giống dâu lai F1<br />
trồng hạt như Sha-nhị-luân, Nguyệt san số 2 cho năng suất lá đều vượt<br />
trên 10% so với các giống dâu ngoài sản xuất (Huo Yong kang, 2000),<br />
(Zheng Ting-zing et al., 1988). Giống dâu này đã được khảo nghiệm tại<br />
nước ta và cho kết quả khả quan trong mùa khô ở Tây Nguyên (Lê<br />
Quang Tú và cs, 2007).<br />
Tại Việt Nam, công tác nghiên cứu chọn tạo giống dâu được chú<br />
trọng phát triển. Qua nghiên cứu đã chọn lọc được nhiều giống dâu tốt<br />
cho sản xuất như: Bầu đen, Hà bắc, S7-CB, VH9, VA-201...vv. Những<br />
giống này có năng suất cao, chất lượng lá tốt, phù hợp với điều kiện sinh<br />
thái của từng địa phương, đặc biệt có giống thích ứng tốt với điều kiện<br />
đất đồi khô hạn (Lê Quang Tú và cs, 2007).<br />
1.2 Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trên cây dâu<br />
1.2.1 Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống dâu<br />
Hiện nay nhân giống vô tính bằng hom là phương pháp rất phổ biến<br />
trên thế giới. Tại Nhật Bản, Hamada (1958) và Ogure (1982) áp dụng<br />
phương pháp trồng hom già ở nơi có nhiệt độ thấp hơn 40 C, lượng mưa<br />
dưới 175 mm/năm. Honda (1970) cho rằng nếu dùng hom già sẽ cho tỷ<br />
lệ nảy mầm cao nhất, đạt trên 86,3 % và cây con sinh trưởng tốt. Ở phía<br />
bắc Nhật Bản nên trồng hom già, ngược lại phía nam nên trồng bằng<br />
hom non thì có tỷ lệ cây sống cao trên 82,4%. Còn ở Ấn Độ Ullal et al.,<br />
<br />
4<br />
(1987) đã nghiên cứu kỹ thuật nhân giống dâu bằng hom xanh trong điều<br />
kiện có dùng màng phủ nông nghiệp, kết quả cho thấy tỷ lệ cây sống đã<br />
tăng lên trên 20% và khi trồng ra ngoài sản xuất cây sinh trưởng phát<br />
triển tốt. Tại Trung Quốc ngoài các phương pháp nêu trên thì ở một số<br />
vùng cận nhiệt đới như Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam chủ yếu sử<br />
dụng hạt lai F1 để nhân giống (Huo Yong kang, 2000), (Zhang yue – Li,<br />
1987).<br />
Để khắc phục một số giống dâu khó ra rễ khi nhân giống bằng hom,<br />
các nhà khoa học đã nghiên cứu sử dụng một số chất kích thích ra rễ<br />
như: IAA, IBA, NAA … Ở Ấn Độ, Rao và Azeer Khan (1963) đã thành<br />
công trong việc nâng tỷ lệ ra rễ các giống dâu Nhật Bản (Kosen, Gosho,<br />
Erami) lên 80 – 85% bằng phương pháp xử lý NAA, IAA, IBA dưới<br />
dạng kem 1% (www. Sciencedirect.com/science, 1990). Tại Việt Nam<br />
thường cây dâu trồng trực tiếp bằng hom mà không thông qua giai đoạn<br />
vườn ươm (Lê Quang Tú và cs, 2010).<br />
1.2.2 Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật bón phân cho cây dâu<br />
Phân bón có vai trò rất quan trọng, các nhà khoa học Nhật Bản<br />
khuyến cáo bón phân cho một số vùng ở nước này là: (300 N + 150 - 180<br />
P2O5 + 180 - 200 K2O) kg/ha, hoặc (306 N + 112 P2O5 + 169 K2O)<br />
kg/ha. Tỷ lệ NPK cho ruộng dâu nuôi tằm con là 6 : 4 : 5, dùng cho<br />
ruộng dâu nuôi tằm lớn là 10 : 4 : 5 hoặc 12 : 4 : 5 (Sindo S S Arata and<br />
T Yabe, 1972). Tại Triết Giang, Trung Quốc quy định đối với đất đồi<br />
dốc thì bón với liều lượng (300 N + 180 P2O5 + 240 K2O) kg/ha, còn đất<br />
có tầng canh tác mỏng bón (255 N + 150 P2O5 + 210 K2O) kg/ha (Hoang<br />
Ling – Zong, 1987). Theo Trương Tử Minh (1957) cho rằng ruộng dâu<br />
tại Quảng Đông bón theo tỉ lệ NPK là 10 : 4,1 : 5,1 (Huo, Yong kang,<br />
2000). Các nhà khoa học Trung Quốc đã chia ra: ruộng dâu dùng để nuôi<br />
tằm lấy kén ươm thì bón theo 5 - 7 : 3 : 4, ruộng dâu dùng cho tằm giống<br />
5 : 3 : 4 (Zheng Ting-zing et al., 1988). Kết quả nghiên cứu của Huo<br />
Yong kang et al., (2000) cho rằng vườn dâu dùng cho tằm kén ươm, tỷ lệ<br />
NPK là 10: 4: 5, còn ruộng dâu chuyên dùng cho tằm sản xuất trứng<br />
giống thì tỉ lệ là 5: 3: 4. Tại bang Kanakata (Ấn Độ), trong điều kiện<br />
không tưới bón lượng là (100 N + 50 P2O5 + 50 K2O) kg/ha, có tưới thì<br />
bón với lượng cao hơn là (250 N + 100 P2O5 + 100 K2O) kg/ha. Ở vùng<br />
Kasmir, Chandrasekaran (1992) đã đưa ra công thức bón phân vô cơ là<br />
2000 kg urea/ha/năm và theo tỷ lệ NPK là 6 : 3 : 4. Khi trồng dâu không<br />
được tưới, tác giả đã đề nghị nên bón theo tỷ lệ 2 : 1 : 1; lượng bón thích<br />
hợp nhất từ 300 – 360 kg N/ha/năm.<br />
Tại Việt Nam, Lê Quang Tú (2000) cho rằng tại Lâm Đồng khi<br />
<br />
5<br />
trồng mới cần bón 15 tấn phân chuồng, 500kg lân, 100kg ure, 1000 kg<br />
vôi bột/ha và tỷ lệ NPK cho cho ruộng dâu dùng nuôi tằm lấy kén ươm<br />
là 2:1:1. Nguyễn Đức Dũng (2010) cho rằng muốn đưa năng suất lá dâu<br />
tại tỉnh Lâm Đồng lên trên 25 tấn/ha cần phải bón lượng phân là: 650 kg<br />
Urê: 900 kg Lân văn điển : 250 kg KCl và 20 tấn/ha phân hữu cơ. Tác<br />
giả Phạm Văn Vượng, Hà Văn Phúc và cs (2004) cho rằng: vùng đồng<br />
bằng sông Hồng bón theo tỷ lệ NPK là 4 : 1 : 1 cho ruộng dâu chuyên<br />
dùng nuôi tằm lấy kén ươm và 1,8 : 1 : 1 cho ruộng dâu dùng sản xuất<br />
trứng giống. Tùy theo loại đất và mức độ thâm canh mà có thể bón từ<br />
2000 - 3000 kg phân NPK/ha.<br />
1.2.3 Nghiên cứu về mật độ trồng dâu<br />
Mật độ trồng dâu là yêu cầu kỹ thuật đặc biệt quan trọng. Tại Nhật<br />
Bản dâu thường được trồng theo khoảng cách hàng là 1,5 - 2,5 m và cây<br />
là 1,5 - 2,5m x 0,5m. Khi tạo hình theo dạng đốn thấp thì trồng với<br />
khoảng cách 1,5 - 2,0m x 0,6 – 0,8m; dạng đốn trung bình (0,6 – 1,2m)<br />
trồng với khoảng cách 2,0 – 2,5m x 0,8 – 1,2m và khi tạo hình theo dạng<br />
đốn cao (trên 1,5m) thì trồng với khoảng cách 2,5 - 3,0m x 1,2 – 2,0m<br />
(Hasegawa, 1967). Tại Trung Quốc thường thu hoạch lá bằng phương<br />
pháp cắt cành do đó mật độ trồng thường rất dày, thông thường 0,9 x 0,9;<br />
0,45 x 0,45 hoặc 0,45 x 0,15m. Theo kết quả nghiên cứu của Hoang Ling<br />
- Zong (1987) cho thấy năng suất tăng mạnh khi trồng từ từ 36.000 đến<br />
45.000 cây/ha, còn ở mật độ dầy từ 55.000 - 65.000 cây/ha thì năng suất<br />
không tăng. Tại Ấn Độ, vùng khô hạn người ta thường trồng dâu với mật<br />
độ dày, khoảng 0,9 x 0,9; 0,45 x 0,45 hoặc 0,45 x 0,15 m, khi trồng với<br />
mật độ dày người ta thường sử dụng phương pháp thu hoạch cắt cành để<br />
giảm công thu hái (Datta, 2000). Theo nghiên cứu của Kasiviwanathan et<br />
al., (1979) [64] khuyến cáo nên trồng với khoảng cách 0,9 x 0,9 m là phù<br />
hợp nhất. Ở Liên Xô, khoảng cách trồng được áp dụng với cây cách cây<br />
là 0,5 m và hàng cách hàng từ 3 – 5m (Rangaswami et al., 1976).<br />
Tại Việt nam, tùy từng vùng sinh thái, tùy phương thức thu hái mà<br />
người ta xác định mật độ trồng khác nhau. Đối với vùng Bắc bộ, thường<br />
được trồng với mật độ khoảng 40 – 50 cây/ha (Phạm Văn Vượng, Hà Văn<br />
Phúc và cs, 2004). Vùng Tây Nguyên, nếu trồng theo phương pháp cắt<br />
cành thì trồng với mật độ khoảng 50 – 60 nghìn cây/ha và khi trồng thưa<br />
20 – 30 cây/ha thì dùng cho vườn dâu thu hoạch lá bằng hái lá. Tác giả Lê<br />
Quang Tú và cs (2007) cho rằng mật độ trồng đối với các giống dâu mới<br />
như S7-CB, VA-201 là 40.000cây/ha sẽ thích hợp nhất.<br />
1.2.4 Nghiên cứu về đốn tỉa và kỹ thuật thu hái lá dâu<br />
Tại Nhật Bản, đốn vào vụ hè để có lá nuôi tằm vào mùa thu và mùa<br />
<br />