intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu đề xuất sử dụng bền vững một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

75
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài có mục tiêu nhằm đánh giá tiềm năng, hiệu quả của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu từ đó đề xuất bố trí sử dụng bền vững phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu đề xuất sử dụng bền vững một số loại hình sử dụng đất nông nghiệp phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI<br /> <br /> ĐÀO ĐỨC MẪN<br /> <br /> NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG BỀN VỮNG<br /> MỘT SỐ LOẠI HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP<br /> PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP<br /> TẠI HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƯƠNG<br /> <br /> Chuyên ngành: Quản lý đất đai<br /> Mã số: 62 85 01 03<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br /> <br /> HÀ NỘI - 2014<br /> <br /> Công trình hoàn thành tại:<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI<br /> <br /> Người hướng dẫn: 1. PGS.TS. Nguyễn Tất Cảnh<br /> 2. PGS.TS. Hà Thị Thanh Bình<br /> <br /> Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Thanh Trà,<br /> Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội<br /> <br /> Phản biện 2: PGS.TS. Trần Văn Tuấn,<br /> Trường Đại học Khoa học tự nhiên<br /> <br /> Phản biện 3: PGS.TS. Hồ Quang Đức,<br /> Viện Thổ nhưỡng Nông hóa<br /> <br /> Luận án được bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại:<br /> Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội<br /> Vào hồi<br /> <br /> giờ, ngày<br /> <br /> tháng<br /> <br /> năm<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:<br /> - Thư viện Quốc gia Việt Nam<br /> - Thư viện Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Đồng bằng sông Hồng là vùng kinh tế trong điểm tập trung nhiều các viện nghiên<br /> cứu, trường đại học, nông dân có truyền thống canh tác lâu đời nhưng hiệu quả sử dụng<br /> đất canh tác chưa cao, đồng thời lực lượng lao động dư thừa quá lớn. Mặc dù có sự<br /> chuyển dịch về thành phố và khu công nghiệp nhưng tỷ lệ dân cư nông thôn vẫn chiếm<br /> 75,5% (năm 2004) so với 84,2% (năm 1990). Do vậy, việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất<br /> nông nghiệp theo hướng hiệu quả khai thác lợi thế về thị trường, điều kiện tự nhiên<br /> và lao động là yêu cầu cấp thiết (Nguyễn Văn Bộ và Nguyễn Trọng Khanh, 2010).<br /> Tứ Kỳ là một trong 12 đơn vị hành chính của tỉnh Hải Dương, với tổng diện tích<br /> đất tự nhiên là 17.019,01 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 11.212,06 ha (đất<br /> trồng cây hàng năm 8.497,79 ha). Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp vẫn chiếm 45%<br /> tổng giá trị sản xuất toàn huyện (năm 2010). Tứ Kỳ có nhiều lợi thế cho sản xuất nông<br /> nghiệp, tuy nhiên, nhiều tiềm năng vẫn chưa được phát huy, khai thác một cách đầy đủ;<br /> các nguồn lực chưa được khai thác, thể hiện như: đất sản xuất nông nghiệp của các hộ<br /> dân còn manh mún, phân tán, chưa hình thành được các vùng sản xuất tập trung,<br /> chuyên môn hóa nhằm đẩy mạnh sản xuất phát triển, việc tổ chức kinh doanh dịch vụ,<br /> chế biến nông sản chưa gắn với việc sản xuất hàng hóa, chưa có chiến lược quy hoạch<br /> dài hạn gắn quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch phát triển nông nghiệp, đặc biệt đối<br /> với các loại cây trồng, loại hình sử dụng đất là thế mạnh của huyện...<br /> Để hướng tới sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả, an toàn, bền vững trên địa bàn<br /> huyện cần có những nghiên cứu đánh giá toàn diện về tiềm năng lợi thế, đồng thời xác<br /> định những điểm yếu đang hạn chế sự phát triển nông nghiệp làm cơ sở cho các nhà quản<br /> lý, quy hoạch sử dụng đất theo hướng công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn, phù hợp<br /> với điều kiện cụ thể của huyện. Đề tài “Nghiên cứu đề xuất sử dụng bền vững một số<br /> loại hình sử dụng đất nông nghiệp phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất nông<br /> nghiệp tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương” được thực hiện nhằm góp phần bổ sung cơ<br /> sở lý luận và thực tiễn cho định hướng sử dụng đất hợp lý, bền vững ở huyện Tứ Kỳ.<br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu<br /> Đánh giá tiềm năng, hiệu quả của các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu<br /> từ đó đề xuất bố trí sử dụng bền vững phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất trên địa<br /> bàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.<br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> 3.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu, các kiểu sử dụng đất và các điều<br /> kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến sử dụng đất và hiệu quả sử dụng đất nông<br /> nghiệp trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.<br /> 1<br /> <br /> 3.2. Phạm vi nghiên cứu<br /> Đề tài được giới hạn nghiên cứu trong phạm vi đất trồng cây hàng năm với các<br /> loại hình, các kiểu sử dụng đất chủ yếu, gồm các loại hình sử dụng đất chuyên lúa, lúa<br /> - màu và chuyên rau màu trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.<br /> 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài<br /> 4.1. Ý nghĩa khoa học<br /> Trên cơ sở nghiên cứu mối quan hệ giữa các cây trồng, loại hình sử dụng đất với<br /> chất lượng đất và làm rõ mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên, kinh tế- xã hội đối với<br /> các cây trồng, loại hình sử dụng đất, từ đó làm cơ sở khoa học cho việc bố trí hợp lý<br /> hệ thống sử dụng đất và các loại hình sử dụng đất khi xây dựng phương án quy<br /> hoạch sử dụng đất nông nghiệp cho địa bàn cấp huyện.<br /> 4.2. Ý nghĩa thực tiễn<br /> Cung cấp cơ sở dữ liệu cho công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông<br /> nghiệp vừa đạt hiệu quả cao vừa đảm bảo sử dụng đất và phát triển nông nghiệp bền<br /> vững trên địa bàn huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương và mở ra các hướng nghiên cứu tiếp<br /> theo cho các huyện khác trong tỉnh và những vùng có điều kiện tương tự.<br /> 5. Những đóng góp mới của luận án<br /> Luận án đã vận dụng thành công mô hình toán học GAMS, kết hợp với kết quả<br /> đánh giá chất lượng đất, hiệu quả các loại hình sử dụng đất để giải bài toán quy hoạch<br /> tuyến tính đa mục tiêu liên quan đến hiệu quả sử dụng đất để đề xuất hướng sử dụng<br /> đất nông nghiệp bền vững cho một huyện điển hình của vùng đồng bằng sông Hồng,<br /> đất chật người đông, làm cơ sở cho quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo<br /> hướng hiệu quả và bền vững.<br /> Kết quả nghiên cứu của đề tài đã chỉ ra lợi thế để phát triển sản xuất trồng trọt<br /> là lực lượng lao động dồi dào và trở ngại trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội<br /> trong sử dụng đất canh tác ở huyện Tứ Kỳ là thiếu vốn đầu tư cho sản xuất trồng trọt.<br /> 6. Bố cục của luận án<br /> Luận án gồm 150 trang không kể tài liệu tham khảo gồm các phần: Mở đầu 3<br /> trang; tổng quan tài liệu 45 trang; đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 8<br /> trang; kết quả nghiên cứu và thảo luận 92 trang; kết luận và đề nghị 2 trang. 38 bảng<br /> số liệu, 11 hình, 59 phụ lục. Trong luận án đã tham khảo 110 tài liệu trong đó: 90 tài<br /> liệu tiếng Việt và 20 tài liệu tiếng Anh.<br /> Chương 1<br /> TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br /> 1.1. Cơ sở lý luận về sử dụng đất nông nghiệp bền vững<br /> 1.1.1. Đất và sử dụng đất nông nghiệp<br /> Theo Vi-li-am (dẫn theo Nguyễn Ngọc Bình, 2007) thì đất là một lớp vật thể<br /> 2<br /> <br /> tơi xốp trên bề mặt của hành tinh chúng ta, mà thực vật có thể sinh trưởng được, được<br /> hình thành lâu đời, do các kết quả tác động tổng hợp của 5 yếu tố: đá mẹ, sinh vật,<br /> khí hậu, địa hình và thời gian (tuổi). Là môi trường giữ năng lượng ánh sáng mặt trời,<br /> giữ nước mưa; cung cấp và dự trữ chất dinh dưỡng, nước cho cây, là nơi để các loại<br /> cây trồng sinh trưởng và phát triển, địa bàn cho các quá trình biến đổi và phân hủy<br /> các phế thải hữu cơ và khoáng, nơi cư trú cho các động vật, thực vật, vi sinh vật, nấm<br /> (Nguyễn Tất Cảnh, 2008).<br /> Trên thế giới, ước tính có đến 15% tổng diện tích đất trên trái đất bị thoái hoá do<br /> những hành động của con người gây ra, diện tích đất có khả năng canh tác khoảng 3.190<br /> triệu ha, tập trung nhiều ở Châu Phi 734 triệu ha, Nam Mỹ 681 triệu ha, Châu Á 627<br /> triệu ha. Ở khu vực Đông Nam Á, với tổng diện tích tự nhiên là 347 triệu ha, đến năm<br /> 1997 diện tích đất trồng trọt được là 133 triệu ha, đã sử dụng vào trồng trọt 66 triệu ha,<br /> còn có khả năng trồng trọt 67 triệu ha chiếm 50,3% (Nguyễn Quang Học, 2000).<br /> Theo Chính phủ (2011), diện tích đất trồng lúa cả nước có khoảng 4,1 triệu ha,<br /> ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của 70% dân số cả nước. Đến năm 2020 sẽ có<br /> khoảng 300 nghìn ha đất trồng lúa sẽ chuyển sang các mục đích khác; sau năm 2020<br /> và xa hơn, đất lúa sẽ tiếp tục bị giảm trước áp lực gia tăng dân số, phát triển kinh tế xã hội, tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và nhiều nguyên nhân khác.<br /> 1.1.2. Cơ sở khoa học của sử dụng đất bền vững<br /> Theo FAO (1990), quan điểm sử dụng đất nông nghiệp bền vững là: Tận dụng<br /> triệt để các nguồn lực thuận lợi, khai thác lợi thế so sánh về khoa học, kỹ thuật, đất<br /> đai, lao động, để phát triển cây trồng, vật nuôi có tỷ suất hàng hoá cao, tăng sức cạnh<br /> tranh. Điều hòa giữa áp lực tăng dân số và tăng trưởng về kinh tế nhằm đáp ứng yêu<br /> cầu sử dụng đất bền vững.<br /> Theo Smyth and Dumanski (1993), sử dụng đất bền vững được xác định theo 5<br /> nguyên tắc: Duy trì và nâng cao các hoạt động sản xuất (năng suất). Giảm mức độ rủi<br /> ro đối với sản xuất (an toàn). Bảo vệ tiềm năng của các nguồn tài nguyên tự nhiên,<br /> chống lại sự thoái hóa chất lượng đất và nước (bảo vệ). Khả thi về mặt kinh tế (tính<br /> khả thi). Được xã hội chấp nhận (sự chấp nhận). Theo FAO (1990), đất nông nghiệp<br /> cần được sử dụng theo nguyên tắc “đầy đủ và hợp lý”.<br /> 1.1.3. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp<br /> Theo FAO (1990), hiệu quả phải được xem xét trên 3 mặt: hiệu quả kinh tế,<br /> hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường. Tiêu chuẩn cơ bản và tổng quát khi đánh giá<br /> hiệu quả là mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội và sự tiết kiệm lớn nhất về chi phí các<br /> nguồn tài nguyên, sự ổn định lâu dài của hiệu quả. Sử dụng đất phải đảm bảo cực tiểu<br /> hoá chi phí các yếu tố đầu vào và theo nguyên tắc tiết kiệm khi cần sản xuất ra một<br /> lượng nông sản nhất định và các yếu tố đầu vào khác. Dạng tổng quát của hệ thống<br /> chỉ tiêu hiệu quả sẽ là: H = K – C; H = K/C; H = (K – C)/C; H = (K1 – K0)/(C1 – C0).<br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1