intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu khả năng sản xuất đặc tính chịu hạn và lượng đạm bón cho một số cây thức ăn gia súc tại Nghĩa Đàn, Nghệ An

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

62
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài có mục tiêu nhằm tuyển chọn một số giống cỏ năng suất cao, chất lượng tốt có khả năng chịu hạn, phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An; Xác định mức bón phân đạm phù hợp cho các giống cỏ được chọn lọc để đảm bảo năng suất cao, chất lượng tốt và giá chi phí sản xuất thấp; Đánh giá khả năng phát triển của các giống cây thức ăn xanh đã được chọn để đưa ra sản xuất đại trà. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung đề tài.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu khả năng sản xuất đặc tính chịu hạn và lượng đạm bón cho một số cây thức ăn gia súc tại Nghĩa Đàn, Nghệ An

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT<br /> <br /> HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br /> <br /> HOÀNG VĂN TẠO<br /> <br /> NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SẢN XUẤT ĐẶC TÍNH CHỊU<br /> HẠN VÀ LƢỢNG ĐẠM BÓN CHO MỘT SỐ CÂY THỨC ĂN<br /> GIA SÚC TẠI NGHĨA ĐÀN, NGHỆ AN<br /> <br /> CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG<br /> MÃ SỐ: 62.62.01.10.<br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP<br /> <br /> HÀ NỘI – 2014<br /> <br /> Công trình hoàn thành tại:<br /> <br /> HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM<br /> Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:<br /> 1. GS. TS. TRẦN ĐỨC VIÊN<br /> 2. PGS. TS. VŨ CHÍ CƢƠNG<br /> <br /> Phản biện 1:<br /> <br /> Phản biện 2:<br /> <br /> Phản biện 3:<br /> <br /> Luận án sẽ đƣợc bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp<br /> tại:<br /> Học viện Nông nghiệp Việt Nam<br /> Vào hồi…..giờ, ngày…….tháng……năm<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại<br /> -<br /> <br /> Thƣ viện Quốc gia Việt Nam<br /> <br /> -<br /> <br /> Thƣ viện Học Viện Nông nghiệp Việt Nam<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Việt Nam bắt đầu chăn nuôi bò sữa từ những năm 60 của thế kỷ<br /> trước. Nhưng chương trình nuôi bò sữa ở quy mô công nghiệp thì bắt<br /> đầu từ năm 2001, khi Chính phủ có riêng quyết định khuyến khích phát<br /> triển đàn bò sữa. Trong 10 năm đó, tổng đàn bò sữa của nước ta đã tăng<br /> từ 41.000 năm 2001 lên trên 145.000 con năm 2010 với tổng sản lượng<br /> sữa tươi sản xuất hàng năm tăng trên 5,5 lần, dự kiến số lượng bò sữa<br /> của Việt Nam sẽ tăng 15% từ 2010 đến 2015 và sẽ tăng 10% từ 2015 đến<br /> 2020 với sản lượng sữa sẽ đạt trên 1triệu tấn để đáp ứng được nhu cầu<br /> tiêu dùng sữa của Việt Nam vào năm 2020 (Đỗ Kim Tuyên, 2009).<br /> Một trong những hạn chế cho sự phát triển chăn nuôi bò nói chung<br /> và bò sữa nói riêng là việc đảm bảo nguồn thức ăn xanh, bởi không như<br /> các loài gia súc khác, gia súc nhai lại thức ăn xanh chiếm từ 60 - 100%<br /> khẩu phần ăn hàng ngày. Nghĩa Đàn là một trong những huyện trung du<br /> miền núi nằm ở phía Bắc - Tây Bắc của tỉnh Nghệ An với đặc điểmkhí<br /> hậu, đất đai thuận lợi, chăn nuôi luôn là một ngành quan trọng trong sản<br /> xuất nông nghiệp của huyện, nên được chú trọng đầu tư và phát triển<br /> trong những năm gần đây. Bò là đối tượng chăn nuôi đem lại hiệu quả<br /> cao cho người dân, tình đến nay đàn bò trong dân đã lên đến hàng ngàn.<br /> Tận dụng lợi thế đó từ tháng 8 năm 2009, tại Nghệ An có một dự án lớn<br /> về chăn nuôi bò sữa qui mô công nghiệp tập trung của công ty sữa TH<br /> được triển khai. Để cung ứng đủ nguồn thức ăn cho trên 12.000 con bò<br /> sữa nhập khẩu và trên 3.000 con bê sữa mới sinh là cả một vấn đề. Nếu<br /> không áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trồng trọt bằng công nghệ cao để sản<br /> xuất thức ăn thì dự án không thể có ngày hôm nay. Bởi vậy, nguồn thức<br /> ăn xanh, thức ăn thô bình quân hàng trăm tấn/ngày (Sao Mai, 2011).<br /> Để trồng cỏ theo phương thức thâm canh, cùng với chọn giống cỏ<br /> có khả năng chịu hạn, thì cần có kỹ thuật sản xuất tốt, trong đó bón phân<br /> có vai trò quan trọng để cây sinh trưởng tốt cho năng suất, chất lượng<br /> cao. Đối với cây trồng đạm là yếu tố chính, yếu tố quyết định sự sinh<br /> trưởng phát triển và năng suất chất lượng của cây. Các loài cỏ có khả<br /> năng cho năng suất chất xanh rất cao trong 5 - 8 đợt cắt/năm nên có yêu<br /> cầu rất cao về phân khoáng nhất là phân đạm.<br /> Tuy nhiên cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu mang tính<br /> hệ thống thực hiện để lựa chọn được bộ giống cỏ phù hợp với điều kiện<br /> sinh thái (nhất là khô hạn) tại huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An, cũng như có<br /> những giải pháp kỹ thuật canh tác thích hợp giúp cây cỏ sinh trưởng,<br /> phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng cao đáp ứng được với yêu cầu<br /> 1<br /> <br /> của kế hoạch phát triển chăn nuôi bò sữa của huyện là việc làm rất cần<br /> thiết và mang tính cấp bách hiện nay.<br /> 2. Mục tiêu của đề tài<br /> - Tuyển chọn một số giống cỏ (hòa thảo và họ đậu) năng suất cao,<br /> chất lượng tốt có khả năng chịu hạn, phù hợp với điều kiện khí hậu và<br /> thổ nhưỡng của huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.<br /> - Xác định mức bón phân đạm phù hợp cho các giống cỏ được chọn<br /> lọc để đảm bảo năng suất cao, chất lượng tốt và giá chi phí sản xuất thấp.<br /> - Đánh giá khả năng phát triển của các giống cây thức ăn xanh<br /> (CTAX) đã được chọn để đưa ra sản xuất đại trà.<br /> 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài<br /> 3.1. Ý nghĩa khoa học<br /> - Tuyển chọn các giống cây thức ăn mới, bổ sung vào bộ giống cỏ<br /> năng suất, chất lượng cao phục vụ phát triển chăn nuôi bò sữa nói riêng và<br /> chăn nuôi gia súc ăn cỏ nói chung của huyện Nghĩa Đàn và tỉnh Nghệ An.<br /> - Góp phần lựa chọn và phát triển các giống chịu được điều kiện<br /> khô hạn của vùng đồi núi Nghĩa Đàn, bổ sung thông tin làm cơ sở cho<br /> công tác nghiên cứu các giống cỏ, cây thức ăn chăn nuôi chịu hạn khác.<br /> - Xác định được mức bón phân đạm tối ưu cho năng suất, chất<br /> lượng tốt, giảm chi phí sản xuất và hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng<br /> thâm canh các giống cây thức ăn gia súc trong vùng.<br /> - Đánh giá khả năng cho năng suất và chất lượng của giống cỏ đã<br /> được chọn lọc trong sản xuất đại trà sẽ kiểm chứng lại toàn bộ các biện<br /> pháp kỹ thuật canh tác được giải quyết trong phạm vi thực hiện của đề<br /> tài và tiếp cận kế thừa của các công trình nghiên cứu trước để hoàn thiện<br /> các quy trình sản xuất cho từng giống cỏ trong vùng trên cơ sở đó<br /> khuyến cáo nhân rộng ra toàn tỉnh.<br /> 3.2. Ý nghĩa thực tiễn<br /> - Đưa ra được bộ giống cỏ năng suất, chất lượng cao phù hợp với<br /> vùng sinh thái của huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.<br /> - Tạo ra nguồn giống cỏ cho các cơ sở chăn nuôi, hộ nông dân<br /> trồng và giải quyết nguồn thức ăn xanh chất lượng cao hiện đang thiếu<br /> trầm trọng trong chăn nuôi gia súc ăn cỏ trong mùa khô.<br /> - Sản phẩm thức ăn xanh từ một số giống cỏ có chất lượng cao là<br /> nguồn bổ sung dinh dưỡng một cách cân đối về hàm lượng protein thực<br /> vật cho gia súc, tạo ra sản phẩm sạch phục vụ cho xã hội góp phần xây<br /> dựng ngành chăn nuôi bò sữa phát triển ổn định và bền vững.<br /> 2<br /> <br /> 4. Những đóng góp mới về học thuật và lý luận của đề tài<br /> - Xác định được giống cỏ: Brachiria MulatoII; P.M. Mombasa;<br /> Stylosanthes CIAT 184; Stylosanthes Ubon có khả năng chịu được điều<br /> kiện khô hạn, năng suất cao, chất lượng tốt trồng thích hợp trên vùng đất<br /> đỏ bazan và điều kiện thời tiết khí hậu thuộc huyện Nghĩa Đàn, bổ sung<br /> vào bộ giống cây thức ăn cho gia súc ăn cỏ của tỉnh Nghệ An.<br /> - Xác định được mức bón phân đạm là 250 kg N/ha/năm phù hợp có<br /> hiệu quả kinh tế cao đối với cỏ hòa thảo, 125 kg N/ha/năm đối với cây họ<br /> đậu trong sản xuất thâm canh các giống cỏ chọn lọc phục vụ chăn nuôi bò<br /> sữa và làm cơ sở cho việc xây dựng các quy trình trồng các giống cỏ trong<br /> phạm vi toàn tỉnh.<br /> - Xác định được hướng phát triển thâm canh một số giống cỏ trong sản<br /> xuất đại trà phục vụ chăn nuôi bò sữa của huyện Nghĩa Đàn làm cơ sở khuyến<br /> cáo rộng ra các vùng chăn nuôi gia súc ăn cỏ trong toàn tỉnh.<br /> 5. Giới hạn của đề tài<br /> - Đề tài được thực hiện từ năm 2010 - 2013, tại huyện Nghĩa Đàn,<br /> Nghệ An.<br /> - Giống cỏ nghiên cứu: 15 giống cỏ (8 giống cỏ họ hòa thảo và 7 giống<br /> cỏ họ đậu) là vật liệu nghiên cứu ban đầu để đánh giá và tuyển chọn.<br /> - Lượng đạm bón khác nhau cho 1 số giống cỏ là biện pháp kỹ<br /> thuật nhằm nâng cao năng suất và chất lượng chất xanh phục vụ chăn<br /> nuôi bò sữa.<br /> Chƣơng 1 . TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br /> 1.1. Khái niệm về cây thức ăn xanh và nhóm giống sử dụng trong<br /> nghiên cứu<br /> 1.1.1. Khái niệm về cây thức ăn xanh<br /> Cây thức ăn xanh (forages) bao gồm cả các loại cây thức ăn tự<br /> nhiên và được trồng trong điều kiện canh tác với mục đích sử dụng làm<br /> thức ăn cho gia súc, bao gồm tất cả các loài thực vật thuộc họ hoà thảo<br /> (Grasses), họ đậu (Legumes), cây đậu thân gỗ (Tree legumes) và những<br /> cây trồng lấy ngọn lá, thân, rễ,… có thể sử dụng được để làm thức ăn<br /> cho gia súc (chủ yếu cho động vật nhai lại). Cây thức ăn xanh được chia<br /> ra thành 2 nhóm chính: nhóm hòa thảo và nhóm họ đậu<br /> 1.1.2. Đặc điểm thực vật học của các nhóm giống thuộc họ hòa thảo<br /> thí nghiệm<br /> 1.1.2.1. Brachiaria sp.<br /> Brachiaria Ruziziensis: Cỏ Ruzi có nguồn gốc từ Rwanda. Hiện<br /> tại phân bố khắp các nước Châu Phi nhiệt đới, Ấn Độ, Úc và Thái Lan,<br /> 3<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0