intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu một số bài tập phát triển kĩ năng vận động cơ bản cho trẻ 3 - 6 tuổi tại các trường mầm non khu vực TP.HCM

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:69

28
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án "Nghiên cứu một số bài tập phát triển kĩ năng vận động cơ bản cho trẻ 3 - 6 tuổi tại các trường mầm non khu vực TP.HCM" nhằm nghiên cứu thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục PTVĐ cho trẻ tại các trường mầm non và đánh giá sự phát triển KNVĐCB của trẻ mẫu giáo làm cơ sở để luận án xây dựng các bài tập giúp phát triển KNVĐCB cho trẻ MG tại các trường mầm non ở TP.HCM.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu một số bài tập phát triển kĩ năng vận động cơ bản cho trẻ 3 - 6 tuổi tại các trường mầm non khu vực TP.HCM

  1. 1 A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 1. Đặt vấn đề Theo sự phát triển của xã hội hiện đại, các mô hình giáo dục cho trẻ lứa tuổi mầm non (MN) ngày càng chú trọng đến sự phát triển các năng lực bản thân của trẻ thông qua các hoạt động ngoài trời cũng như cho trẻ trải nghiệm thực hành theo hướng phát triển tự do ở từng trẻ, kích thích trẻ tích cực tham gia các hoạt động và sáng tạo. Tuy nhiên thực tế hiện nay tại nước ta, nhiều giáo viên thiếu tính sáng tạo trong việc xây dựng nội dung giáo dục trong đó có giáo dục PTVĐ cho trẻ, chưa phát huy được khả năng của trẻ và đặc điểm địa phương, phương pháp và hình thức giáo dục KNVĐCB còn bó hẹp theo hướng truyền thống chưa tiếp cận được với các xu hướng giáo dục hiện đại, tiên tiến trên thế giới. Sự hiểu biết về chuyên môn trong GDTC, đặc biệt là trong lĩnh vực PTVĐ cho trẻ của nhiều GVMN còn hạn chế Trong những năm qua, ở nước ta đã có một số ít công trình nghiên cứu đề cập đến những vấn đề khác nhau trong công tác tổ chức hoạt động PTVĐ cho trẻ độ tuổi MN. Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu sâu trên lĩnh vực phát triển KNVĐCB cho trẻ mẫu giáo (MG) từ 3 - 6 tuổi tại từng địa phương và những vấn đề liên quan còn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Việc nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến lĩnh vực PTVĐ cho trẻ MN, đồng thời xác định một số biện pháp giúp nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục KNVĐCB, đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ và công tác GDTC trong các trường MN tại khu vực TP.HCM là hết sức cần thiết. Xuất phát từ những bất cập hiện nay khi tổ chức các hoạt động giáo dục KNVĐCB cho trẻ MG (3-6 tuổi) tại các trường MN ở TP.HCM, chúng tôi tiến hành nghiên cứu luận án: "Nghiên cứu một số bài tập phát triển kĩ năng vận động cơ bản cho trẻ 3 - 6 tuổi tại các trường mầm non khu vực TP.HCM” Mục đích nghiên cứu: Thông qua nghiên cứu thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục PTVĐ cho trẻ tại các trường MN và đánh giá sự phát triển KNVĐCB của trẻ MG làm cơ sở để luận án xây dựng các bài tập giúp phát triển KNVĐCB cho trẻ MG tại các trường MN ở TP.HCM. Mục tiêu nghiên cứu: Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, luận án đã thực hiện 03 mục tiêu nghiên cứu sau đây:
  2. 2 * Mục tiêu 1: Nghiên cứu xây dựng các test đánh giá KNVĐCB cho trẻ 3 – 6 tuổi tại TP.HCM * Mục tiêu 2: Đánh giá thực trạng công tác giáo dục phát triển KNVĐCB của trẻ 3 – 6 tuổi tại các trường MN khu vực TP.HCM * Mục tiêu 3: Nghiên cứu ứng dụng một số bài tập nâng cao hiệu quả phát triển KNVĐCB cho trẻ 3 – 6 tuổi tại các trường MN khu vực TP.HCM Giả thuyết khoa học: Thực trạng cho thấy việc lựa chọn và tổ chức luyện tập các bài tập KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 6 tuổi tại các trường MN khu vực TP. HCM hiện nay còn nhiều hạn chế, rập khuôn, chưa có hệ thống, mang tính chủ quan và chưa đảm bảo tính khoa học, không tạo được sự hứng thú và tích cực tham gia ở trẻ. Nếu xây dựng được các bài tập vận động đa dạng về nội dung và hình thức luyện tập, phù hợp với năng lực vận động của trẻ, đảm bảo tính khoa học, phát huy được tính tích cực tham gia vận động, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của TP. HCM sẽ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục PTVĐ cho trẻ MG tại các trường MN ở TP. HCM. 2. Những đóng góp mới của luận án Luận án đã vận dụng các lý luận được tổng kết từ các nghiên cứu trong và ngoài nước, khảo sát các chuyên gia trong lĩnh vực GDMN để xây dựng được 20 test đánh giá KNVĐCB cho trẻ MG tại TP. HCM bao gồm: 7 test đánh giá trẻ MH bé (3 – 4 tuổi), 7 test đánh giá KNVĐCB trẻ MG nhỡ và 6 test đánh giá KNVĐCB trẻ MG lớn (5 – 6 tuổi). Thông qua khảo sát thực trạng luận án xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giáo dục KNVĐCB cho trẻ tại trường MN và đánh giá được thực trạng phát triển KNVĐCB của trẻ MG ở khu vực nội và ngoại thành TP. HCM sau 1 năm học. Qua nghiên cứu tài liệu và thực tiễn, luận án xác định được các bài tập phát triển KNVĐCB cho trẻ MG tại TP. HCM: 17 bài tập được áp dụng cho trẻ MG bé, 17 bài tập được áp dụng cho trẻ MG nhỡ và 19 bài tập được áp dụng cho trẻ MG lớn. Đánh giá kết quả thực nghiệm sau 6 tháng tại hai khu vực nội và ngoại thành cho thấy KNVĐCB của trẻ nhóm TN tốt hơn nhóm ĐC ở các độ tuổi. Qua đó có thể thấy các bài tập phát triển KNVĐCB của luận án phù hợp với trẻ MG tại TP. HCM.
  3. 3 3. Cấu trúc của luận án Luận án được trình bày trong 150 trang bao gồm các nội dung: Phần mở đầu (5 trang); các nội dung chính của luận án: Chương 1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu (42 trang), Chương 2. Phương pháp nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu (17 trang), Chương 3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận (84 trang); Phần Kết luận và kiến nghị (2 trang). Trong luận án có 51 bảng, 24 biểu đồ. Ngoài ra luận án sử dụng 96 tài liệu tham khảo trong đó có 92 tài liệu tiếng Việt và 4 tài liệu tiếng Anh và 11 phụ lục. 4.Giả thuyết khoa học: Thực trạng cho thấy việc lựa chọn và tổ chức luyện tập các bài tập KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 6 tuổi tại các trường MN khu vực TP. HCM hiện nay còn nhiều hạn chế, rập khuôn, chưa có hệ thống, mang tính chủ quan và chưa đảm bảo tính khoa học, không tạo được sự hứng thú và tích cực tham gia ở trẻ. Nếu xây dựng được các bài tập vận động đa dạng về nội dung và hình thức luyện tập, phù hợp với năng lực vận động của trẻ, đảm bảo tính khoa học, phát huy được tính tích cực tham gia vận động, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của TP. HCM sẽ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục PTVĐ cho trẻ MG tại các trường MN ở TP. HCM. Đây chính là giả thuyết khoa học mà luận án đã tập trung nghiên cứu để làm sáng tỏ thông qua kết quả nghiên cứu và bàn luận. B. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. 1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục KNVĐCB cho trẻ MG 1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến bài tập phát triển KNVĐCB cho trẻ MG 1.2.1. Giáo dục mầm non 1.2.2. Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non 1.2.3. Vận động cơ bản – biểu tượng vận động cơ bản 1.2.4. Kĩ năng vận động cơ bản (KNVĐCB) 1.2.5. Bài tập phát triển KNVĐCB cho trẻ MG 1.3. Đặc điểm phát triển KNVĐCB ở trẻ lứa tuổi MG 1.3.1. Đặc điểm phát triển tâm vận động của trẻ MG 1.3.2. Đặc điểm phát triển sinh lí vận động của trẻ MG
  4. 4 1.3.3. Đặc điểm phát triển KNVĐCB của trẻ MG (3 – 6 tuổi). 1.4. Nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển KNVĐCB cho trẻ MG 1.4.1. Bài tập phát triển KNVĐCB cho trẻ MG (3 – 6 tuổi) theo Chương trình GDMN 1.4.2. Các hoạt động giáo dục phát triển KNVĐCB tại trường MN 1.4.3. Hình thức tổ tập luyện bài tập KNVĐCB cho trẻ MG 1.4.4. Hệ thống các phương pháp giáo dục KNVĐCB cho trẻ MG 1.4.5. Đánh giá phát triển KNVĐCB cho trẻ tại trường MN 1.5. Tổng quan tình hình nghiên cứu bài tập phát triển KNVĐCB cho trẻ MG trên thế giới và tại Việt Nam 1.5.1. Một số công trình nghiên cứu bài tập phát triển KNVĐCB cho trẻ MG tiêu biểu trên thế giới. 1.5.2. Một số công trình nghiên cứu bài tập phát triển KNVĐCB cho trẻ MG tiêu biểu tại Việt Nam CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là bài tập vận động phát triển KNVĐCB cho trẻ MG tại trường MN ở Thành phố Hồ Chí Minh 2.1.2. Khách thể nghiên cứu. - Phân bố mẫu: Căn cứ vào Công văn số 3166/GDĐT-VP của Sở GD&ĐT TP.HCM ban hành ngày 13/10/2015 để phân bố mẫu nghiên cứu - Khách thể phỏng vấn: Căn cứ vào công thức của Hair & ctg (2006) để xác định tỉ lệ quan sát/biến đo lường: N = 5 x item + Khảo sát lựa chọn các test đánh giá KNVĐCB: 495 khách thể + Khảo sát lựa chọn các bài tập giúp phát triển KNVĐCB: 130 khách thể và thu được 121 kết quả hợp lệ - Khách thể khảo sát:  Lứa tuổi MG bé: trẻ trong nhóm tuổi từ 37 – 48 tháng  Lứa tuổi MG nhỡ: trẻ trong nhóm tuổi từ 49 – 60 tháng  Lứa tuổi MG lớn: trẻ trong nhóm tuổi từ 61 – 72 tháng
  5. 5 + Giai đoạn giải quyết nhiệm vụ 1: Căn cứ vào công thức tính kích thước mẫu tối thiểu cho mô hình hồi quy đa biến của Tabachinick & Fidell (2007) để xác định cở mẫu: N = 8 x var + 50  Lứa tuổi MG bé: 150 trẻ trong đó có 81 bé trai và 69 bé gái  Lứa tuổi MG nhỡ: 150 trẻ trong đó có 73 bé trai và 77 bé gái  Lứa tuổi MG lớn: 150 trẻ trong đó có 80 bé trai và 70 bé gái + Giai đoạn giải quyết nhiệm vụ 2: số lượng khách thể được xác định theo công thức tính quy mô mẫu của Yamane Taro (1967-1986).  Lứa tuổi MG bé: 400 trẻ trong đó có 193 bé trai và 207 bé gái  Lứa tuổi MG nhỡ: 400 trẻ trong đó có 201 bé trai và 199 bé gái  Lứa tuổi MG lớn: 400 trẻ trong đó có 204 bé trai và 196 bé gái + Giai đoạn giải quyết nhiệm vụ 3: - Nhóm thực nghiệm: 100 trẻ MG bé (48 bé trai và 52 bé gái); 100 trẻ MG nhỡ (46 bé trai và 54 bé gá)i; 100 trẻ MG lớn (43 bé trai và 57 bé gái). - Nhóm đối chứng: 100 trẻ MG bé (49 bé trai và 51 bé gái); 100 trẻ MG nhỡ ( 47 bé trai và 53 bé gái); 100 trẻ MG lớn (45 bé trai và 55 bé gái). 2.2. Phương pháp nghiên cứu. Để giải quyết mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 2.2.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích các tài liệu liên quan. 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn gián tiếp bằng phiếu hỏi anket. 2.2.3. Phương pháp hội thảo lấy ý kiến của chuyên gia 2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm. 2.2.5. Phương pháp thực nghiệm. Luận án sử dụng phương pháp thực nghiệm so sánh song song trên 2 nhóm đối tượng TN và ĐC ở 3 độ tuổi MG, các trẻ tham gia thực nghiệm đang theo học tại các trường MN trên địa bàn TP. HCM. 2.2.6. Phương pháp toán thống kê 2.3. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu xây dựng các bài tập phát triển KNVĐCB cho trẻ MG 3 – 6 tuổi thông qua các vận động cơ bản được qui định tại lĩnh vực PTVĐ của Chương trình GDMN Về không gian nghiên cứu: Luận án tiến hành nghiên cứu trong phạm vi các trẻ MG đang theo học tại các lớp MG bé, lớp MG nhỡ và MG lớn tại các trường MN trên địa bàn TP. HCM.
  6. 6 Về thời gian nghiên cứu: Các thông tin, số liệu của luận án chủ yếu tập trung vào các thời điểm từ năm 2013 cho đến năm 2017 2.4. Tổ chức nghiên cứu. 2.4.1. Kế hoạch nghiên cứu. Luận án được tiến hành từ tháng 10/2014 đến tháng 5/2020, 2.4.2. Địa điểm nghiên cứu. Luận án được tiến hành nghiên cứu tại: + Trường Đại học Thể dục thể thao TP.HCM + Khoa GDMN - Trường Đại học Sư phạm TP.HCM, + Khoa GDMN - Trường Cao đẳng Sư phạm TW TP.HCM, + Một số trường Mầm non tại TP.HCM CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Nghiên cứu xây dựng test đánh giá KNVĐCB cho trẻ 3 – 6 tuổi tại các trường MN khu vực TP.HCM 3.1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn lựa chọn các test đánh giá KNVĐCB ở trẻ 3 – 6 tuổi tại trường MN khu vực TP.HCM 3.1.1.2. Xác định nhu cầu đánh giá KNVĐCB của trẻ 3 – 6 tuổi tại các trường MN khu vực TP.HCM. Kết quả phỏng vấn 210 CBQL và GVMN tại bảng 3.1 cho thấy sự đa số GV cho rằng việc đánh giá trẻ rất quan trọng trong việc lập kế hoạch chương trình dạy học tại các trường MN (76.7%). Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng việc đánh giá trẻ ban đầu là không cần thiết (15.7% trung lập và 7.6% không quan trọng). Điều này cho thấy một bộ phận GVMN đang chưa phát huy “tính mở” trong chương trình GDMN, chưa chú trọng đến “tính địa phương” trong xác định yêu cầu chương trình học. Phần lớn GVMN cho rằng năng lực vận động của trẻ ảnh hưởng rất nhiều đến việc tổ chức các hoạt động GDTC cho trẻ (73.3%). Việc nhận biết được năng lực VĐ ở trẻ thông qua việc đánh giá KNVĐCB để từ đó có những định hướng trong việc tổ chức các giờ học GDTC giúp phát huy tối đa tiềm năng của trẻ là điều cần thiết. Quan điểm trên của luận án đã nhận được sự đồng thuận của rất nhiều GVMN và CBQL tại các trường MN ở TP.HCM (75.2% cho rằng rất cần thiết).
  7. 7
  8. Bảng 3.1. Kết quả phỏng vấn nhu cầu test đánh giá KNVĐCB cho trẻ MG của GVMN tại các trường MN khu vực TP.HCM (n=210) Kết quả TT Nội dung khảo sát Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ Tầm quan trọng của đánh giá trẻ đến 1 161 76.7% 33 15.7% 16 7.6% việc xây dựng kế hoạch dạy học Ảnh hưởng của năng lực VĐ ở trẻ đến 2 việc tổ chức các hoạt động GDTC tại 154 73.3% 37 17.6% 19 9.0% trường MN Sự cần thiết của các test đánh giá 3 158 75.2% 41 19.5% 11 5.2% KNVĐCB ở trẻ MG tại TP.HCM 3.1.1.2. Xác định các nguyên tắc xây dựng test đánh giá KNVĐCB cho trẻ MG tại trường MN khu vực TP.HCM Từ các tài liệu trong và ngoài nước, luận án tiến hành phỏng vấn 210 đối tượng là CBQL, GVMN và xác định được 05 tiêu chí cần thiết làm cơ sơ để xây dựng các test đánh giá KNVĐCB cho trẻ MG tại các trường MN khu vực TP.HCM. Bảng 3.2. Khảo sát lựa chọn các tiêu chí cần thiết khi xây dựng các test đánh giá KNVĐCB cho trẻ MG tại TP.HCM (n=210) Các tiêu chí cần thiết để xây Kết quả khảo sát dựng bộ công cụ đánh giá Bình Không cần TT Cần thiết KNVĐCB cho trẻ MG ở thường thiết TP.HCM SL Tỉ lệ SL SL Tỉ lệ SL Phù hợp với vùng miền, địa 1 189 90.0% 21 10.0% 0 0.0% phương đánh giá Đáp ứng được mục tiêu, yêu 2 197 93.8% 13 6.2% 0 0.0% cầu của Chương trình GDMN Đơn giản, dễ thực hiện, dễ thu 3 201 95.7% 9 4.3% 0 0.0% thập thông tin Đảm bảo phù hợp với đặc điểm 4 195 92.9% 15 7.1% 0 0.0% VĐ theo từng độ tuổi Có thang đo cụ thể cho từng nội 5 81 38.6% 96 45.7% 33 15.7% dung đánh giá Đánh giá toàn diện và đầy đủ 6 191 91.0% 19 9.0% 0 0.0% các KNVĐCB ở trẻ
  9. 7 3.1.2. Xây dựng các test đánh giá KNVĐCB cho trẻ MG tại trường MN khu vực TP.HCM 3.1.2.1. Lựa chọn các test đánh giá KNVĐCB cho trẻ MG tại TP.HCM Thông qua việc tìm hiểu thực tế công tác đánh giá KNVĐCB của trẻ tại các trường MN và tham khảo các tài liệu trong và ngoài nước luận án đã xác định được 36 test đánh giá KNVĐCB cho trẻ MG tại TP. HCM và tiến hành khảo sát 495 GVMN, CBQL và chuyên gia Như vậy bước đầu sau phỏng vấn đã chọn được 27 test đánh giá KNVĐCB của trẻ MG tại TP.HCM trên 4 nhóm kỹ năng vận động (trong đó có 9 bài tập cho từng độ tuổi). 3.1.2.2. Đánh giá độ tin cậy của các test lựa chọn Để xác định độ tin cậy của 27 test đã được lựa chọn luận án áp dụng phương pháp Retest. Đối tượng tiến hành đánh giá là 450 trẻ lứa tuổi mầm non (trong đó 150 trẻ MG bé, 150 trẻ MG nhỡ và 150 trẻ MG lớn). Kết quả đánh giá độ tin cậy của các test được trình bày tại bảng 3.5 đến bảng 3.7. Quan sát kết quả sau khi kiểm tra độ tin cậy luận án xác định được 21 test đủ độ tin cậy để tiến hành đánh giá tính thông báo và loại bỏ 6 test không đủ độ tin cậy. 3.1.2.3. Đánh giá tính thông báo của các test được lựa chọn Luận án sử dụng phương pháp phân tích nhân tố nhằm xác định nhân tố đại diện cho các test đánh giá KNVĐCB ở trẻ MG theo từng độ tuổi và xác định mối tương quan giữa các test gốc với nhân tố đại diện. Khách thể nghiên cứu tính thông báo là 300 trẻ MG đã được sử dụng để đánh giá độ tin cậy. Kết quả phân tích nhân tố được trình bày tại bảng 3.8 đến bảng 3.13. Quan sát kết quả phân tích nhân tố luận án xác định được 20 test có kết quả tải nhân tố lớn hơn so với tiêu chuẩn (0.40) và chênh lệch hệ số tải nhân tố của một biến giữa các nhân tố > 0.3.
  10. 8
  11. Bảng 3.3. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các test đánh giá KNVĐCB cho trẻ MG tại TP.HCM (n=495) Kết quả phỏng vấn Điểm TT Tên bài tập Rất Bình Rất qui Tỉ lệ Cao Thấp cao thường thấp đổi 1. Trẻ Mẫu giáo bé (3 - 4 tuổi) 1 Chạy 10m xuất phát cao (s) 239 132 124 0 0 1600 80.8% Đi theo zích zắc qua 3 chướng ngại 2 102 151 175 54 13 1265 63.9% vật (s) 3 Đi trên vạch kẻ sẵn (s) 237 145 103 10 0 1599 80.8% 4 Trườn theo hướng thẳng (s) 198 237 56 4 0 1619 81.8% 5 Bò qua 03 cổng (s) 121 264 102 8 0 1488 75.2% 6 Trèo 03 bậc thang gióng (s) 155 203 137 0 0 1503 75.9% 7 Bật xa tại chổ (cm) 289 178 28 0 0 1746 88.2% 8 Bật liên tục qua 3 vòng (s) 32 198 158 89 18 1127 56.9% 9 Ném xa bằng 2 tay (cm) 102 163 230 0 0 1357 68.5% 10 Ném xa bằng 1 tay (cm) 187 163 136 9 0 1518 76.7% Ném túi cát trúng đích nằm ngang 11 208 149 89 45 4 1502 75.9% (lần) 12 Bắt bóng nẩy (lần) 167 178 134 16 0 1486 75.1% 2. Trẻ Mẫu giáo nhỡ (4 - 5 tuổi) 13 Chạy 15 m xuất phát cao (s) 301 178 16 0 0 1770 89.4% Đi theo zích zắc qua 5 chướng ngại 14 89 67 231 102 6 1121 56.6% vật (s) 15 Đi thăng bằng trên ghế thể dục (s) 287 87 121 0 0 1651 83.4% 16 Trườn qua 03 cổng 102 301 92 0 0 1495 75.5% 17 Bò qua 05 cổng 107 287 98 3 0 1488 75.2% 18 Trèo 05 bậc thang gióng 182 143 158 12 0 1485 75.0% 19 Bật xa tại chổ 254 139 102 0 0 1637 82.7% 20 Bật liên tục qua 5 vòng (s) 34 136 231 83 11 1089 55.0% 21 Ném xa bằng 2 tay (m) 215 129 145 6 0 1543 77.9% 22 Ném xa bằng 1 tay (m) 102 67 281 36 9 1207 61.0% Ném túi cát trúng đích nằm ngang 23 127 267 80 17 4 1486 75.1% (lần) 24 Tung và bắt bóng với cô (lần) 89 319 87 0 0 1487 75.1% 3. Trẻ Mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) 25 Chạy 18 m xuất phát cao (s) 389 103 3 0 0 1871 94.5% 26 Đi zích zắc qua 7 chướng ngại vật (s) 49 106 312 27 1 1165 58.8% Đi thằng bằng trên ghế đầu đội túi cát 27 193 267 33 2 0 1641 82.9% (s) 28 Trườn qua 05 cổng (s) 189 234 68 4 0 1598 80.7% 29 Bò zích zắc qua 4 điểm (s) 157 204 129 5 0 1503 75.9% 30 Trèo 07 bậc thang gióng (s) 107 286 99 3 0 1487 75.1% 31 Bật xa tại chổ (cm) 157 273 59 6 0 1571 79.3% 32 Bật tách chụm chân qua 7 ô (s) 73 89 184 149 0 1076 54.3% 33 Ném xa bằng 2 tay (cm) 174 173 134 14 0 1497 75.6% 34 Ném xa bằng 1 tay (cm) 27 34 295 93 46 893 45.1% Ném túi cát trúng đích thẳng đứng 35 138 241 109 7 0 1500 75.8% (lần) 36 Tung và bắt bóng nẩy (lần) 147 238 97 13 0 1509 76.2%
  12. Bảng 3.5. Kết quả xác định độ tin cậy của các test đánh giá KNVĐCB ở trẻ MG bé (lớp MG 3 – 4 tuổi) TT Test đánh giá (n = 150) r P 1 Chạy 10m xuất phát cao (s) 5.11 ± 0.84 5.06 ± 0.86 0.8 > 0.001 2 Đi trên vạch kẻ sẵn (s) 5.64 ± 1.54 5.73 ± 1.45 0.8 > 0.001 3 Trườn theo hướng thẳng (s) 16.07 ± 4.36 15.87 ± 4.42 0.9 > 0.001 4 Bò qua 03 cổng (s) 8.80 ± 2.35 8.71 ± 2.33 0.9 > 0.001 5 Trèo 03 bậc thang gióng (s) 10.67 ± 2.35 10.59 ± 2.39 0.8 > 0.001 6 Bật xa tại chổ (cm) 38.13 ± 10.48 40.47 ± 11.13 0.8 > 0.001 7 Ném xa bằng 1 tay (cm) 214.63 ± 36.98 218.10 ± 36.73 0.9 > 0.001 8 Ném túi cát trúng đích nằm ngang (lần) 2.52 ± 0.79 2.48 ± 0.81 0.1 < 0.05 9 Bắt bóng nẩy (lần) 3.12 ± 1.00 3.22 ± 1.02 0.2 > 0.01 Bảng 3.6. Kết quả xác định độ tin cậy của các test đánh giá KNVĐCB ở trẻ MG nhỡ (lớp MG 4 – 5 tuổi) TT Test đánh giá (n=150) r P 1 Chạy 15 m xuất phát cao (s) 5.28 ± 0.63 5.36 ± 0.65 0.8 > 0.001 2 Đi thằng bằng trên ghế thể dục (s) 5.76 ± 1.33 5.82 ± 1.34 0.9 > 0.001 3 Trườn qua 03 cổng (s) 15.48 ± 4.17 15.84 ± 3.87 0.8 > 0.001 4 Bò qua 05 cổng (s) 7.10 ± 1.23 7.20 ± 1.29 0.8 > 0.001 5 Trèo 05 bậc thang gióng (s) 16.63 ± 1.59 16.51 ± 1.59 0.8 > 0.001 6 Bật xa tại chổ (cm) 66.50 ± 11.24 67.25 ± 10.87 0.8 > 0.001 7 Ném xa bằng 2 tay (cm) 321.13 ± 42.70 325.40 ± 47.47 0.8 > 0.001 8 Ném túi cát trúng đích nằm ngang (lần) 1.97 ± 0.92 2.01 ± 1.11 0.4 > 0.001 9 Tung và bắt bóng với cô (lần) 4.23 ± 0.83 4.16 ± 0.77 0.3 > 0.001 Bảng 3.7. Kết quả xác định độ tin cậy của các test đánh giá KNVĐCB ở trẻ MG lớn (lớp MG 5 – 6 tuổi) TT Test đánh giá (n=150) r P 1 Chạy 18 m xuất phát cao (s) 5.49 ± 0.51 5.50 ± 0.54 0.8 > 0.001 Đi thằng bằng trên ghế thể dục đầu đội 2 7.62 ± 0.54 7.64 ± 1.36 0.9 > 0.001 túi cát (s) 3 Trườn qua 05 cổng (s) 10.20 ± 2.62 10.59 ± 2.90 0.8 > 0.001 4 Bò zích zắc qua 4 điểm (s) 7.66 ± 1.18 7.71 ± 1.14 0.8 > 0.001 5 Trèo 07 bậc thang gióng (s) 15.66 ± 3.03 15.67 ± 3.01 0.9 > 0.001 6 Bật xa tại chổ (cm) 90.09 ± 6.32 89.95 ± 6.91 0.9 > 0.001 7 Ném xa bằng 2 tay (cm) 314.80 ± 46.05 319.93 ± 39.91 0.9 > 0.001 8 Ném túi cát trúng đích thẳng đứng (lần) 1.53 ± 1.15 1.77 ± 1.05 0.5 > 0.001 9 Tung và bắt bóng nẩy (lần) 4.63 ± 0.63 4.76 ± 0.56 0.3 > 0.001
  13. Bảng 3.8. Kiểm định tính phù hợp của nhân tố (MG bé) KMO and Bartlett’s Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0.585 Approx. Chi-Square 56.363 Bartlett's Test of Sphericity df 21 Sig. 0.000 Bảng 3.9 Kết quả phân tích nhân tố các test đánh giá KNVĐCB ở trẻ MG bé (3 – 4 tuổi) Component Initial Eigenvalues Total % of Variance Cumulative % 1 1.784 25.489 25.489 2 1.431 20.447 45.936 3 1.036 14.794 60.731 4 .880 12.567 73.298 5 .698 9.966 83.264 6 .617 8.808 92.072 7 .555 7.928 100.000 Rotated Component Matrixa Component TT Chỉ số 1 2 3 1 Bò qua 03 cổng 0.842 2 Trườn theo hướng thẳng 0.787 3 Trèo 3 bậc thang gióng 0.603 4 Chạy 10m xuất phát cao 0.739 5 Đi trên vạch kẻ sẵn -0.318 0.687 6 Bật xa -0.754 7 Ném xa bằng 1 tay 0.771
  14. Bảng 3.10. Kiểm định tính phù hợp của nhân tố (MG nhỡ) KMO and Bartlett’s Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0.559 Approx. Chi-Square 58.129 Bartlett's Test of Sphericity df 21 Sig. 0.000 Bảng 3.11. Kết quả phân tích nhân tố các test đánh giá KNVĐCB ở trẻ MG nhỡ (4 – 5 tuổi) Component Initial Eigenvalues Total % of Variance Cumulative % 1 1.821 26.007 26.007 2 1.259 17.988 43.996 3 1.092 15.600 59.596 4 .961 13.733 73.329 5 .784 11.204 84.532 6 .606 8.658 93.190 7 .477 6.810 100.000 Rotated Component Matrixa Component TT Chỉ số 1 2 3 1 Bò qua 5 cổng 0.833 2 Trườn qua 03 cổng 0.759 3 Trèo 5 bậc thang gióng -0.618 4 Ném xa bằng 2 tay 0.847 5 Bật xa tại chổ 0.693 0.359 6 Chạy 15 m xuất phát cao 0.695 7 Đi thằng bằng trên ghế thể dục 0.635
  15. Bảng 3.12. Kiểm định tính phù hợp của nhân tố (MG lớn) KMO and Bartlett’s Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0.531 Approx. Chi-Square 33.820 Bartlett's Test of Sphericity df 21 Sig. 0.038 Bảng 3.13. Kết quả phân tích nhân tố các test đánh giá KNVĐCB ở trẻ MG lớn (5 – 6 tuổi) Component Initial Eigenvalues Total % of Variance Cumulative % 1 1.579 22.556 22.556 2 1.319 18.841 41.397 3 1.004 14.347 55.744 4 .962 13.739 69.483 5 .833 11.906 81.389 6 .723 10.328 91.717 7 .580 8.283 100.000 Rotated Component Matrixa Component TT Chỉ số 1 2 3 1 Chạy 18 m xuất phát cao 0.699 2 Đi thằng bằng trên ghế thể dục đầu đội túi cát -0.626 3 Trèo 7 bậc thang gióng -0.429 -0.407 5 Bò zíc zắc qua 5 chướng ngại vật 0.311 -0.672 7 Trườn qua 05 cổng -0.550 4 Bật xa tại chổ 0.752 6 Ném xa bằng 2 tay 0.847
  16. 8 Kết luận nhiệm vụ 1: - Khảo sát các đối tượng đang công tác trong Ngành MN cho thấy hiện nay nhu cầu cần phải có các test đánh giá KNVĐCB cho trẻ MG. Việc đánh giá được trình độ trẻ ở giai đoạn ban đầu sẽ giúp cho GVMN xác định được nội dung tập luyện, hình thức tổ chức và phương pháp dạy học phù hợp, giúp trẻ có thể phát triển toàn diện các KNVĐCB. Bên cạnh đó đây cũng sẽ là cơ sở đáng tin cậy để giúp GV và nhà trường xây dựng chương trình chi tiết phù hợp với khả năng của trẻ trong năm học. - Bằng phương pháp toạ đàm với các chuyên gia và khảo sát thực tiễn bằng phiếu hỏi, luận án đã xác định được 5 nguyên tắc cần thiết để tiến hành xây dựng các test đánh giá KNVĐCB cho trẻ MG theo từng độ tuổi. Với việc kết hợp giữa cơ sở khoa học và thực tiễn để lựa chọn các test đánh giá, kiểm định độ tin cậy bằng phương pháp lặp lại (retest) và phân tích nhân tố để xác định tính thông báo của test, nghiên cứu đã lựa chọn được 20 test đủ điều kiện để tiến hành đánh giá KNVĐCB cho trẻ MG tại khu vực TP.HCM trong đó có: 7 test phù hợp với trẻ MG bé; 7 test phù hợp với trẻ MG nhỡ và 6 test phù hợp với trẻ MG lớn. 3.2. Đánh giá thực trạng công tác giáo dục phát triển KNVĐCB của trẻ MG 3 – 6 tuổi tại các trường MN khu vực TP.HCM 3.2.1. Thực trạng tổ chức các hoạt động giáo dục KNVĐCB cho trẻ tại một số trường MN ở TP.HCM 3.2.1.1. Đánh giá của CBQL và GVMN về hoạt động giáo dục KNVĐCB cho trẻ MG tại trường MN Luận án đã tiến hành khảo sát 436 đối tượng đang công tác tại ngành MN để tìm hiểu đánh giá của GVMN và CBQL về công tác tổ chức các hoạt động giáo dục KNVĐCB cho trẻ MG tại trường MN ở TP.HCM
  17. 9 Bảng 3.15. Đánh giá hoạt động giáo dục KNVĐCB cho trẻ MG tại trường MN (n=436) Mức độ đánh giá TT Nội dung Mức 1 Mức 2 Mức 3 SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ Tầm quan trọng của các hoạt động VĐ đến sự 1 349 80.0% 87 20.0% 0 0.0% phát triển KNVĐCB của trẻ MG Nội dung hoạt động tại trường MN có đáp ứng 2 125 28.7% 311 71.3% 0 0.0% năng lực vận động của trẻ MG tại TP.HCM Hình thức, phương pháp dạy học của GV có 3 67 15.4% 351 80.5% 18 4.1% phù hợp với đặc điểm độ tuổi của trẻ Hiệu quả của các hoạt động VĐ tại trường MN 4 161 36.9% 243 55.7% 32 7.3% tới sự phát triển KNVĐCB của trẻ MG Vai trò của người GVMN trong các hoạt động 5 130 29.8% 267 61.2% 39 8.9% VĐ cho trẻ tại trường MN Sự hứng thú của trẻ khi tham gia các hoạt 6 324 74.3% 112 25.7% 0 0.0% động VĐ tại trường MN Kết quả cho thấy đa phần người GVMN đều cho rằng việc tổ chức các hoạt động VĐ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển KNVĐCB cho trẻ tại trường MN (80.0% chọn mức 1). Tuy nhiên phần lớn GV không đánh giá cao các nội dung tập luyện, hình thức và phương pháp dạy học được tổ chức tại trường MN để phát triển KNVĐCB cho trẻ MG (71.3% cho rằng nội dung bài dạy chỉ đáp ứng mở mức trung bình và 80.5% cho rằng hình thức và phương pháp dạy học chỉ ở mức độ bình thường). Chính vì nguyên nhân này nên kết quả khảo sát về hiệu quả của hoạt động GDVĐ cho trẻ cũng không được GV đánh giá cao (55.7% cho rằng chỉ mang lại hiệu quả ở mức trung bình, thậm chí có 7.3% cho rằng không mang lại hiệu quả). Vai trò của người GV khi tổ chức các hoạt động VĐ thì đa phần đối tượng khảo sát không đánh giá cao, kết quả nhận được tập trung ở mức độ bình thường (61.2%) thâm chí có một phần ý kiến còn cho rằng vai trò của GV không quan trọng (8.9%). Một trong những đặc điểm của trẻ ở độ tuổi MG là trẻ rất hiếu động và thích tham gia các hoạt động VĐ, đây cũng là lý do mà kết quả luận án thu được khi khảo sát sự hứng thú của trẻ khi tham gia
  18. 10 các hoạt động VĐ rất cao (74.3% cho rằng trẻ hứng thú khi tham gia hoạt động VĐ tại trường MN). 3.2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng không tốt tới hoạt động giáo dục KNVĐCB cho trẻ MG tại trường MN Chất lượng các hoạt động VĐ cho trẻ tại trường MN chịu ảnh hưởng không nhỏ từ các yếu tố khách quan như: trang thiết bị dạy học, nội dung bài dạy, số lượng trẻ … Kết quả phỏng vấn 436 đối tượng trình bày tại bảng 3.16 cho thấy một trong các nguyên nhân khiến cho việc tổ chức các hoạt động GDVĐ còn gặp nhiều khó khăn chính là việc người GVMN chưa đánh giá chính xác khả năng VĐ của trẻ (61.2% cho rằng ảnh hưởng rất nhiều). Bên cạnh đó, số lượng trẻ quá đông cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho việc tổ chức hoạt động phát triển KNVĐCB cho trẻ không mang lại kết quả như mong đợi (55.3% cho rằng ảnh hưởng rất nhiều). Ngoài ra, một trong những nguyên nhân khiến luận án quan tâm chính là việc người GVMN chưa được trang bị đầy đủ những kiến thức chuyên môn ở lĩnh vực GDTC (57.6% cho rằng ảnh hưởng rất nhiều). Kết quả khảo sát tại bảng 3.16 giúp luận án xác định được các yếu tố chủ yếu khiến công tác tổ chức hoạt động PTVĐ cho trẻ MG tại các trường MN không đạt hiệu quả cao tập trung vào 4 nguyên nhân sau: - Số lượng trẻ quá đông trong 1 lớp; - GV chưa đánh giá chính xác khả năng VĐ của trẻ tại lớp; - GV chưa được trang bị tốt các kiến thức về GDTC và lĩnh vực phát triển VĐ cho trẻ MG; - Khối lượng công việc tại trường của GVMN đang bị quá tải.
  19. Bảng 3.16. Các yếu tố ảnh hưởng không tốt tới chất lượng việc tổ chức các hoạt động phát triển KNVĐCB cho trẻ MG tại tường MN (n=436) Kết quả khảo sát Không ảnh Rất nhiều Nhiều Bình thường Thấp TT Các yếu tố ảnh hưởng hưởng Số Số Số Số Số Tỷ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ lượng lượng lượng lượng lượng lệ Điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu tổ 1 167 38.3% 155 35.6% 98 22.5% 9 2.1% 7 1.6% chức hoạt động vận động Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học của GV 2 132 30.3% 169 38.8% 114 26.1% 15 3.4% 6 1.4% chưa phù hợp với thực tiễn Nội dung tập luyện còn bị gò bó, rập khuông, 3 171 39.2% 139 31.9% 97 22.2% 14 3.2% 15 3.4% thiếu sự sáng tạo Số lượng trẻ tham gia hoạt động vận động quá 4 241 55.3% 116 26.6% 44 10.1% 23 5.3% 12 2.8% đông GV chưa đánh giá được khả năng VĐ của trẻ để 5 267 61.2% 98 22.5% 67 15.4% 4 0.9% 0 0.0% áp dụng bài tập phù hợp GV bị quá tải trong các hoạt động giáo dục và 6 287 65.8% 149 34.2% 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0% chăm sóc trẻ tại trường MN GVMN chưa được trang bi kiến thức chyên môn 7 251 57.6% 98 22.5% 57 13.1% 18 4.1% 12 2.8% về lĩnh vực GDTC cho trẻ đầy đủ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2