intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu thành phần bọ xít bắt mồi và khả lợi dụng hai loài Coranus fuscipennis Reuter và Coranus spiniscutis Reuter trong quản lý tổng hợp sâu hại đậu rau tại vùng Hà Nội

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

38
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở xác định thành phần loài bọ xít bắt mồi (BXBM) thuộc bộ Cánh khác Heteroptera trên cây đậu rau, đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái học của hai loài bọ xít bắt mồi Coranus fuscipennis Reuter và Coranus spiniscutis Reuter,đề tài đề xuất khả năng bảo vệ, lợi dụng chúng trong quản lý tổng hợp sâu hại chủ yếu (bộ cánh vảy Lepidoptera) trên đậu rau, góp phần sản xuất đậu rau an toàn và bảo vệ môi trường. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu thành phần bọ xít bắt mồi và khả lợi dụng hai loài Coranus fuscipennis Reuter và Coranus spiniscutis Reuter trong quản lý tổng hợp sâu hại đậu rau tại vùng Hà Nội

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> <br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI<br /> <br /> NGUYỄN DUY HỒNG<br /> <br /> NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN BỌ XÍT BẮT MỒI<br /> VÀ KHẢ NĂNG LỢI DỤNG HAI LOÀI Coranus fuscipennis Reuter<br /> VÀ Coranus spiniscutis Reuter TRONG QUẢN LÝ TỔNG HỢP<br /> SÂU HẠI ĐẬU RAU TẠI VÙNG HÀ NỘI<br /> <br /> Chuyên ngành<br /> <br /> : BẢO VỆ THỰC VẬT<br /> <br /> Mã số<br /> <br /> : 62.62.10.01<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP<br /> <br /> HÀ NỘI, 2012<br /> <br /> Công trình hoàn thành tại<br /> <br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI<br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> 1. GS.TS. Hà Quang Hùng<br /> 2. TS. Trương Xuân Lam<br /> <br /> Phản biện 1:<br /> <br /> PGS. TS. Trần Huy Thọ<br /> Hội Bảo vệ thực vật<br /> <br /> Phản biện 2:<br /> <br /> PGS. TS. Hồ Thị Thu Giang<br /> Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội<br /> <br /> Phản biện 3:<br /> <br /> GS. TSKH. Trương Quang Học<br /> Trường Đại học Khoa học tự nhiên<br /> <br /> Luận án sẽ bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại:<br /> Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội<br /> Vào hồi giờ ngày tháng năm<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:<br /> - Thư viện Quốc gia Việt Nam<br /> - Thư viện Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội<br /> <br /> 1<br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Cây đậu rau là nguồn thực phẩm quan trọng không thể thiếu được trong đời<br /> sống hàng ngày của mỗi gia đình, cung cấp nhiều loại Vitamin giúp nâng cao sức<br /> khỏe con người. Năm 2009 diện tích trồng rau của cả nước là 735.335 héc ta, năng<br /> suất đạt 161,6 tạ/ha và sản lượng là 11,86 triệu tấn/năm,Cục Trồng trọt, Bộ Nông<br /> nghiệp và Phát triển nông thôn (2009) Trong các loại rau có đậu rau đóng vai trò rất<br /> quan trọng, đậu rau được gieo trồng phổ biến là đậu đũa, đậu trạch. Trên cây đậu<br /> rau thường có nhiều loài sâu hại như: sâu đục quả, sâu cuốn lá, sâu khoang,..tấn<br /> công gây hại trực tiếp làm giảm năng suất, phẩm chất đậu rau. Để bảo vệ sản xuất<br /> nông dân chủ yếu áp dụng biện pháp hoá học, trong một vụ đậu rau nông dân phun<br /> thuốc từ 8-10 lần, chi phí bảo vệ thực vật tăng 3 lần; nguồn cung cấp thức ăn cho<br /> các loài côn trùng bắt mồi ngày càng bị thu hẹp. Các loài bọ xít bắt mồi là những<br /> loài thiên địch quan trọng, nhưng nghiên cứu thiên địch nói chung, bọ xít bắt mồi<br /> trên cây đậu rau ít được quan tâm. Để giải quyết vấn đề cấp bách trên, chúng tôi<br /> tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thành phần bọ xít bắt mồi và khả lợi<br /> dụng hai loài Coranus fuscipennis Reuter và Coranus spiniscutis Reuter trong<br /> quản lý tổng hợp sâu hại đậu rau tại vùng Hà Nội".<br /> 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài<br /> 2.1. Ý nghĩa khoa học<br /> - Xác định thành phần loài bọ xít bắt mồi trên cây đậu rau, góp phần bổ sung<br /> vào danh mục các loài bọ xít bắt mồi trên cây đậu rau ở Việt Nam.<br /> - Bổ sung những dẫn liệu khoa học về đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái<br /> học, vai trò của hai loài bọ xít bắt mồi (Coranus fuscipennis Reuter và Coranus<br /> spiniscutis Reuter) trong hệ sinh thái trồng đậu rau, giúp người trồng rau có nhận<br /> thức về chúng một cách hợp lý.<br /> 2.2. Ý nghĩa thực tiễn<br /> - Đề xuất phương pháp nhân nuôi hai loài bọ xít bắt mồi phổ biến Coranus<br /> fuscipennis Reuter và Coranus spiniscutis Reuter nhằm sử dụng chúng trong phòng<br /> chống sâu hại chính trên cây đậu rau ở Hà Nội.<br /> <br /> 2<br /> - Xác định mối quan hệ giữa các loài bọ xít bắt mồi phổ biến và vật mồi<br /> của chúng trên cây đậu rau, giúp người trồng rau nhận biết vai trò của hai loài bọ<br /> xít bắt mồi.<br /> - Cung cấp tài liệu khoa học cho nông dân, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý ở<br /> địa phương nhận biết, bảo vệ và lợi dụng các loài bọ xít bắt mồi để phòng chống<br /> sâu hại đậu rau trong quá trình sản xuất rau an toàn.<br /> 3. Mục đích và yêu cầu của đề tài<br /> 3.1. Mục đích của đề tài<br /> Trên cơ sở xác định thành phần loài bọ xít bắt mồi (BXBM) thuộc bộ<br /> Heteroptera trên cây đậu rau, đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái học của hai<br /> loài bọ xít bắt mồi Coranus fuscipennis Reuter và Coranus spiniscutis Reuter, đề<br /> xuất khả năng bảo vệ, lợi dụng chúng trong quản lý tổng hợp sâu hại chủ yếu (bộ<br /> cánh vảy Lepidoptera) trên đậu rau, góp phần sản xuất đậu rau an toàn và bảo vệ<br /> môi trường.<br /> 3.2. Yêu cầu của đề tài<br /> - Xác định được thành phần loài của các loài bọ xít bắt mồi (BXBM ) thuộc<br /> bộ Heteroptera trên cây đậu rau tại Hà Nội.<br /> - Xác định được đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái học của hai loài<br /> BXBM phổ biến Coranus fuscipennis Reuter và Coranus spiniscutis Reuter và vai<br /> trò của chúng trong việc điều hoà số lượng sâu hại chính thuộc bộ Lepidoptera trên<br /> cây đậu rau.<br /> - Có kết quả điều tra diễn biến mật độ của Coranus fuscipennis Reuter và<br /> Coranus spiniscutis Reuter và vật mồi của chúng (sâu hại chủ yếu thuộc bộ<br /> Lepidoptera) trên cây đậu rau dưới ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái (thời vụ<br /> gieo trồng, số lần phun thuốc và trồng rau trong nhà lưới) tại Hà Nội.<br /> - Đề xuất được phương pháp nhân nuôi, bảo vệ, lợi dụng hai loài BXBM<br /> Coranus fuscipennis Reuter và Coranus spiniscutis Reuter trong quản lý tổng hợp<br /> sâu hại chủ yếu trên cây đậu rau.<br /> <br /> 3<br /> 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> 4.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> - Những loài bọ xít bắt mồi thuộc bộ Heteroptera<br /> - Các loài sâu hại chủ yếu thuộc bộ cánh vẩy Lepidoptera là vật mồi của bọ<br /> xít bắt mồi (BXBM).<br /> 4.2. Phạm vi nghiên cứu<br /> - Điều tra, thu thập xác định thành phần loài, mức độ phổ biến, tần suất<br /> xuất hiện, vị trí số lượng của các loài bọ xít bắt mồi thuộc bộ Heteroptera trên<br /> cây đậu rau.<br /> - Xác định đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái, vai trò của hai loài bọ xít<br /> bắt mồi Coranus fuscipennis Reuter và Coranus spiniscutis Reuter, mối quan hệ<br /> giữa loài BXBM phổ biến với vật mồi của chúng (sâu hại chủ yếu thuộc bộ<br /> Lepidoptera) trên cây đậu rau dưới ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái.<br /> - Đề xuất phương pháp nhân nuôi và lợi dụng hai loài bọ xít bắt mồi phổ biến<br /> phòng chống một số loài sâu chính hại đậu rau trong điều kiện thực nghiệm.<br /> 5. Những đóng góp mới của đề tài<br /> - Đề tài là công trình đầu tiên nghiên cứu tương đối đầy đủ về thành phần loài<br /> bọ xít bắt mồi trên cây đậu rau ở vùng Hà Nội và ghi nhận mới hai loài cho khu hệ<br /> bọ xít thuộc họ Miridae ở Việt Nam gồm: Campylomma chinensis Schuh và loài<br /> Proboscidocoris varicornis Jakovlev, ghi nhận mới một loài Deraeocoris<br /> punctulatus Fallen vào danh mục bọ xít bắt mồi trên cây đậu rau ở vùng nghiên cứu<br /> - Cung cấp một số dẫn liệu mới về đặc điểm sinh học, sinh thái học của hai<br /> loài bọ xít bắt mồi Coranus fuscipennis Reuter và Coranus spiniscutis Reuter<br /> thuộc họ Reduviidae.<br /> 6. Cấu trúc của luận án<br /> Luận án được trình bày trong 125 trang không kể phần tài liệu tham khảo và<br /> phụ lục gồm: 3 chương và 2 phần (Mở đầu và Kết luận và đề nghị) với 22 bảng, 23<br /> hình. Có 89 tài liệu tham khảo (trong đó 43 tài liệu tiếng Việt, 46 tài liệu tiếng Anh)<br /> được sử dụng.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0