intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Biểu thức quy chiếu trong các văn bản khoa học xã hội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án này nghiên cứu theo hướng ngữ dụng học, khảo sát và mô tả các dạng biểu hiện của các biểu thức quy chiếu trong văn bản khoa học xã hội, và luận án có hai mục đích chính: Nghiên cứu các biểu thức quy chiếu xét từ các phương diện cấu trúc, ngữ nghĩa nhằm tìm hiểu phương thức quy chiếu; Tìm hiểu các giá trị của biểu thức quy chiếu trong văn bản khoa học xã hội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Biểu thức quy chiếu trong các văn bản khoa học xã hội

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------------------- NGUYỄN ĐỨC LONG BIỂU THỨC QUY CHIẾU TRONG CÁC VĂN BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI Ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 9 22 90 20 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI - 2024
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM VIỆN NGÔN NGỮ HỘC VIỆN KHOA HỌC XÁC HỘI VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Ngô Hữu Hoàng Phản biện 1: GS.TS. Vũ Đức Nghiệu Phản biện 2: PGS.TS. Bùi Minh Toán Phản biện 3: PGS.TS. Phạm Văn Tình Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Vào hồi .... giờ ... ngày .... tháng ..... năm 201... Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Khoa học xã hội
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Hiện nay, xu hướng trong lĩnh vực ngôn ngữ học đang tập trung nghiên cứu sâu rộng các vấn đề liên quan đến đời sống hàng ngày và hoạt động giao tiếp. Ngôn ngữ học hiện đang chú trọng chức năng phục vụ trao đổi thông tin và tương tác giữa con người với nhau. Các nhà ngôn ngữ học đang quan tâm nghiên cứu rộng rãi về sự đa dạng của lời nói, xét theo góc độ chung nhất của hệ thống ngôn ngữ - đó là lời nói. Từ các nghiên cứu của Searle [97] và Austin [73], các nhà ngôn ngữ học đã phát triển dụng học, trong đó quy chiếu và biểu thức quy chiếu được coi là một trong những khía cạnh quan trọng. Trong giao tiếp ngôn ngữ, quy chiếu và biểu thức quy chiếu là những yếu tố thường xuyên xuất hiện. Đặc biệt, trong lĩnh vực văn bản khoa học xã hội, các biểu thức quy chiếu thường được lựa chọn kỹ càng, mang văn phong nghiên cứu khoa học. Việc tìm hiểu kỹ về chúng là cần thiết để giúp hiểu đúng và sâu sắc hơn về nội dung của văn bản. Theo tác giả Nguyễn Thiện Giáp [23], “Trong ngữ cảnh mà mọi người đều nhìn thấy dùng các đại từ làm biểu thức quy chiếu có thể đủ để quy chiếu thành công, nhưng ở những chỗ việc nhận diện khó khăn hơn thì có thể dùng những danh ngữ phức tạp” [23, 90]. Việc nghiên cứu các biểu thức ngôn ngữ, những “danh ngữ phức tạp” – thuật ngữ của tác giả Nguyễn Thiện Giáp, để quy chiếu đúng đối tượng trong văn bản khoa học xã hội nói riêng, văn bản khoa học nói chung là điều rất cần thiết. Trên thế giới, biểu thức quy chiếu và tính mạch lạc của nó trong diễn ngôn là những vấn đề được nhiều nhà ngôn ngữ học trong các lĩnh vực cú pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng học quan tâm, nghiên cứu. Biểu thức quy chiếu có thể được nghiên cứu từ phương diện ký hiệu học, như công trình của Halliday [83], hay từ phương diện ngữ pháp chức năng cũng của chính Halliday [84]. Etsuko Yosida [79] cho rằng các nhà khoa học đang có xu hướng chú ý tới quy chiếu và các yếu tố diễn ngôn ảnh hưởng đến các lựa chọn tham chiếu như sự gắn kết cục bộ hoặc toàn thể của diễn ngôn, cấu trúc thông tin và xử lý diễn ngôn. Tuy nhiên, vẫn còn có ít những công trình nghiên cứu biểu thức quy chiếu trong các văn bản khoa học xã hội ở Việt Nam hiện nay. Việc thiếu vắng đi một mảng nghiên cứu quan trọng này là lí do cơ bản đưa chúng tôi thực hiện luận án tiến sỹ “Biểu thức quy chiếu trong các văn bản khoa học xã hội”, giúp cung cấp cho giới nghiên cứu những kết quả bước đầu về biểu thức quy chiếu trong các văn bản khoa học xã hội. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
  4. 2 Luận án này nghiên cứu theo hướng ngữ dụng học, khảo sát và mô tả các dạng biểu hiện của các biểu thức quy chiếu trong văn bản khoa học xã hội, và luận án có hai mục đích chính: - Nghiên cứu các biểu thức quy chiếu xét từ các phương diện cấu trúc, ngữ nghĩa nhằm tìm hiểu phương thức quy chiếu. - Tìm hiểu các giá trị của biểu thức quy chiếu trong văn bản khoa học xã hội. Những phát hiện của nghiên cứu này có thể sẽ được áp dụng trong thực tế công tác tại tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, giúp cho công tác biên tập bài viết được tốt hơn. Để đạt được những mục đích trên, trong luận án này chúng tôi thực hiện những nhiệm vụ sau: - Tổng quan những vấn đề lí thuyết có liên quan đến biểu thức quy chiếu. - Phân loại và miêu tả các biểu thức quy chiếu xét từ phương diện cấu tạo. - Tìm hiểu các đặc điểm ngữ nghĩa học và dụng học của biểu thức quy chiếu trong một số văn bản khoa học xã hội. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các biểu thức quy chiếu chỉ người trong văn bản khoa học xã hội. Do đối tượng của biểu thức quy chiếu rất rộng, trải dài nhiều lĩnh vực, nên việc khu biệt đối tượng nghiên cứu là cần thiết, và biểu thức quy chiếu chỉ người là một lựa chọn phù hợp với thực tế nghiên cứu. Văn bản khoa học xã hội bao gồm nhiều thể loai khác nhau, và thể loại văn bản khoa học xã hội mà chúng tôi lựa chọn là các bài viết nghiên cứu đăng trên tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam giai đoạn 2017-2022. Chúng tôi lựa chọn đối tượng nghiên cứu này vì đây là các bài báo thuộc ngành khoa học xã hội cơ bản, nghiên cứu các phương diện của khoa học xã hội và nhân văn. Đây là những bài viết chung, liên ngành, có độ phủ lớn, bao quát và có nhiều ngành nghiên cứu trong đó, có tính đại diện. Các bài viết nghiên cứu thường có cấu trúc mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu, thảo luận, kết luận. Chúng tôi lựa chọn tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam vì đây là tạp chí uy tín của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, có truyền thống lâu năm, có hàm lượng khoa học cao và được cộng đồng khoa học thừa nhận. Tạp chí là một diễn đàn để các nhà khoa học có
  5. 3 thể trình bày các công trình nghiên cứu, qua đó thể hiện quan điểm, suy nghĩ của cá nhân về các vấn đề nghiên cứu, về thế giới cũng như mong muốn nhận được sự phản hồi từ độc giả. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Trong thế giới hiện thực, mỗi sự vật hiện tượng có thể được quy chiếu bằng những biểu thức quy chiếu khác nhau. Việc lựa chọn những biểu thức quy chiếu khác nhau để chỉ cùng một đối tượng phụ thuộc vào bản thân người viết, người nói để phục vụ cho dụng ý của riêng tác giả. Để có thể nghiên cứu tất cả các hiện tượng biểu thức quy chiếu trong thực tế là điều quá sức với hầu hết các nhà khoa học, do vậy trong luận án này, chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu là các biểu thức quy chiếu chỉ người được khảo sát qua các bài viết đăng trên tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam từ năm 2017 tới 2022, trải dài qua 72 số tạp chí. Do đặc thù là một tạp chí đa ngành, các bài viết thường không xuất hiện đồng đều trong các số, nên chúng tôi không phân loại các bài viết thành các chuyên mục khác nhau. Thay vào đó, chúng tôi lựa chọn tất cả các bài viết được đăng ở trên tạp chí, vì tất cả các bài viết này đều đáp ứng được các tiêu chí của một bài báo khoa học. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi áp dụng một số phương pháp luận khoa học duy vật biện chứng. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu trong luận án như sau: 4.1. Phương pháp thu thập ngữ liệu Chúng tôi xây dựng bảng tổng hợp các biểu thức quy chiếu có thể xuất hiện trong các văn bản khoa học xã hội, tìm kiếm và trích xuất các cụm từ, mệnh đề và câu có chứa biểu thức quy chiếu; đọc và sàng lọc, lựa chọn các biểu thức quy chiếu chỉ người. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp miêu tả ngôn ngữ học Phương pháp này được dùng để miêu tả cấu trúc của các biểu thức quy chiếu và các vấn đề liên quan. Chúng tôi sử dụng phương pháp miêu tả để làm nổi bật các khía cạnh ngữ nghĩa hoặc dụng học của các biểu thức trong văn bản khoa học xã hội dựa trên các đặc thù của ngữ nghĩa, dụng học và phân tích văn bản. 4.2.2. Phương pháp phân tích diễn ngôn Phương pháp này được sử dụng để nhận diện các biểu thức quy chiếu, tìm hiểu ngữ nghĩa và chức năng của các biểu thức này. Chúng tôi miêu tả các đặc điểm ngữ nghĩa học và dụng học của biểu thức quy chiếu trong văn bản khoa học xã hội theo khung lý thuyết.
  6. 4 4.2.3. Thủ pháp thống kê Thủ pháp này được sử dụng để thu thập các biểu thức quy chiếu trong văn bản khoa học xã hội. Sau khi thu thập được dữ liệu, chúng tôi tiến hành thống kê các biểu thức quy chiếu trong nguồn dữ liệu. Sau đó, tác giả phân loại các dữ liệu về các tiểu mục phù hợp, và thống kê kết quả các biểu thức trong các tiểu mục đó. 5. Đóng góp của luận án Luận án góp phần mở rộng và đi sâu xem xét đối tượng nghiên cứu sang các văn bản khoa học xã hội đặc thù. Cụ thể là đã nhận diện, thống kê các biểu thức quy chiếu trong một số văn bản khoa học xã hội, chỉ ra những biểu thức quy chiếu hay được các nhà khoa học sử dụng trong các công trình nghiên cứu của mình. Luận án cho rằng, trong các bài viết khoa học xã hội, tác giả cần sử dụng nhiều biểu thức miêu tả trong quy chiếu chỉ người trong các bài báo khoa học xã hội nhằm thay đổi, đa dạng hóa cách diễn đạt, tạo ra sự mới mẻ sinh động cho văn bản. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Về lý luận -Luận án góp phần làm rõ hiện tượng quy chiếu trong một loại hình văn bản đặc thù là văn bản khoa học xã hội. Luận án đã chỉ ra được phương thức quy chiếu một đối tượng mà người Việt sử dụng thông qua việc nghiên cứu các biểu thức quy chiếu được họ sử dụng. - Bước đầu chỉ ra được ý nghĩa của biểu thức quy chiếu trong phân tích diễn ngôn, phương thức thực hiện chức năng liên nhân. -Bước đầu chỉ ra được vai trò của biểu thức quy chiếu trong văn bản khoa học xã hội. 6.2. Về thực tiễn -Qua nghiên cứu này, những kết quả của luận án giúp cho việc hiểu rõ hơn các văn bản khoa học xã hội trong mạch diễn ngôn và có thể ứng dụng trong việc đọc hiểu văn bản và việc xử lý văn bản khoa học xã hội. - Giúp cho các tác giả có thêm những nhận thức mới và tăng hiệu quả của biểu thức quy chiếu trong công tác viết bài khoa học xã hội. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, và Phụ lục, luận án gồm 3 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí thuyết Chương này trình bày những vấn đề lí thuyết làm nền tảng cho việc triển khai đề tài. Chương 2. Đặc điểm cấu tạo của biểu thức quy chiếu trong một số văn bản khoa học xã hội
  7. 5 Chương này tìm hiểu cấu tạo biểu thức quy chiếu trong các bài viết khoa học đăng trên tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam. Chương 3. Đặc điểm ngữ nghĩa ngữ dụng của biểu thức quy chiếu trong một số văn bản khoa học xã hội Từ việc tìm hiểu đặc điểm của các biểu thức quy chiếu ở chương 2, chương 3 sẽ dành cho việc phân tích đặc điểm ngữ nghĩa ngữ dụng của biểu thức quy chiếu trong một số văn bản khoa học xã hội. Ngoài ra, Luận án còn đính kèm Phụ lục thống kê một số bài viết chứa biểu thức quy chiếu mà chúng tôi đã thu thập được và đưa làm ví dụ minh họa trong luận án. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu biểu thức quy chiếu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 1.1.1.1. Các nghiên cứu theo hướng lý thuyết Vấn đề biểu thức quy chiếu đã được nhiều nhà ngôn ngữ học trên thế giới quan tâm, trong đó có những công trình tiêu biểu của các tác giả sau: De Saussure [53] với cuốn Giáo trình Ngôn ngữ học đại cương; Otto Jespersen [91] có The philosophy of grammar; Austin [73] có cuốn How to do things with words; Yule [69] với cuốn Pragmatics (Dụng học, được dịch sang tiếng Việt và xuất bản năm 2003); Levinson [93] với Pragmatics; Ullmann, S. [100] The Principles of Semantics; James R. Hurford, Bredan Heasley và Michael B Schmith [88] với công trình “Semantics- A coursebook”; Geeraerts, D. [82] có Theories of Lexical Semantics; Lee, D. [16] có Dẫn luận ngôn ngữ học tri nhận; Lyons [43] có Ngữ nghĩa học dẫn luận. 1.1.1.2. Các nghiên cứu theo hướng ứng dụng Nhiều nghiên cứu về biểu thức quy chiếu theo hướng ứng dụng đã được tiến hành trên thế giới, bao gồm Miriam Eckert [78] nghiên cứu chỉ xuất diễn ngôn và hồi chỉ trong tiếng Đức; tác giả Truan, N [98] tìm hiểu sự hiểu biết của người nghe về một phát ngôn từ bình diện ngữ dụng; Etsuko Yoshida [79] nghiên cứu việc sử dụng các biểu thức quy chiếu trong giao tiếp hội thoại tiếng Anh và tiếng Nhật; Posio [96] nghiên cứu mối liên hệ giữa lựa chọn phương thức quy chiếu, sự khác biệt nói chung trong việc dùng các đại từ nhân xưng và việc bao gộp người nghe trong đó; Hye- Kyung Lee [89] so sánh các loại biểu thức quy chiếu đã được sử dụng trong các bản tin chính trị bằng tiếng Anh và tiếng Hàn Quốc; Hazim al dilaimy [85]
  8. 6 tìm hiểu thức quy chiếu xác định và biểu thức quy chiếu không xác định trong tiếng Anh và tiếng Ả rập; Davies, C., Richardson, A. [77] tìm hiểu mức độ ngữ cảnh có thể giúp cho việc dùng biểu thức quy chiếu hiệu quả hơn; Allan [70] tìm hiểu về việc sử dụng biểu thức quy chiếu như là một hành động ngôn từ; Bonifazi, A., Ioannidou, P., Salarzai, Z. [74] nghiên cứu các hình thức tên riêng trong biểu thức hồi chỉ ở các truyện ngắn về tội phạm; Tshikwatamba [99] tìm hiểu ý nghĩa trong mối quan hệ với vai trò của hệ quy chiếu, biểu tượng và quy chiếu. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 1.1.2.1. Các nghiên cứu theo hướng lý thuyết Nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ Việt Nam thực hiện các nghiên cứu lý luận chung, trong đó có những vấn đề liên quan đến biểu thức quy chiếu, từ nhiều phương diện khác nhau, và cũng dành mức độ quan tâm khác nhau cho lĩnh vực nghiên cứu này. Từ phương diện giao tiếp, diễn ngôn và cấu tạo của văn bản, có Diệp Quang Ban [1], Nguyễn Hoà [33], Nguyễn Chí Hòa, [34], Lý Toàn Thắng [56]. Từ phương diện ngữ nghĩa học và từ vựng, có Đỗ Hữu Châu [6], Nguyễn Đức Dân [12], Đỗ Việt Hùng [38], Đinh Trọng Lạc - Bùi Minh Toán [42], Nguyễn Thị Ly Kha – Vũ Thị Ân [39], Lê Quang Thiêm [59]. Một số tác giả trình bày vấn đề từ các phương diện nghiên cứu tiếng Việt, ví dụ Nguyễn Tài Cẩn [4], Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến [10], Đinh Văn Đức [19], Nguyễn Thiện Giáp [21], Cao Xuân Hạo [27], [28], Hà Quang Năng [45], Nguyễn Kim Thản [55], Trần Ngọc Thêm [58], Bùi Minh Toán [65]. Từ phương diện dụng học, có Đỗ Hữu Châu [8], [9], Nguyễn Đức Dân [13], Nguyễn Thiện Giáp [20]. Một số tác giả đã xây dựng các từ điển thuật ngữ để điển hóa các khái niệm, ví dụ Diệp Quang Ban [2], Cao Xuân Hạo - Hoàng Dũng [29], Hoàng Phê [49], Nguyễn Như Ý (chủ biên), Hà Quang Năng, Đỗ Việt Hùng, Đặng Ngọc Lệ [67]. Một số tác giả khác có những công trình nghiên cứu có quan hệ nhất định tới biểu thức quy chiếu, ví dụ Nguyễn Thiện Giáp [13], Nguyễn Minh Thuyết [61]. 1.1.2.2. Các nghiên cứu theo hướng ứng dụng Các công trình nghiên cứu theo hướng ứng dụng trải dài trên nhiều mảng nghiên cứu khác nhau. Tác giả Đỗ Hữu Châu [5], [7] nghiên cứu tiếng Việt và dụng học; Tác giả Nguyễn Hồng Cổn [11] thực hiện nghiên cứu về phân định từ loại trong tiếng Việt; Tác giả Đặng Thị Bảo Dung [14] nghiên cứu quy chiếu chỉ ngôi, quy chiếu chỉ định và quy chiếu so sánh trong các bài diễn văn của tổng thống Mỹ; Tác giả Hoàng Dũng - Nguyễn Thị Ly Kha [15] bàn về các thành tố phụ sau trung tâm trong danh ngữ tiếng Việt; Tác giả Lê Đông, Nguyễn Văn Hiệp [17] bàn về tình thái và ý nghĩa của nó
  9. 7 trong giao tiếp, chỉ ra việc sử dụng các từ tình thái khác nhau sẽ dẫn tới kết quả kỳ vọng khác nhau; Tác giả Đinh Văn Đức, Đinh Kiều Châu [18] bàn về việc nghiên cứu danh ngữ tiếng Việt; Tác giả Triệu Thu Hằng [30] nghiên cứu chuyển ngữ các biểu thức quy chiếu về người, đặc biệt là cặp từ “I-you”, khi chuyển ngữ từ tiếng Anh sang tiếng Việt; Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hân [31] xem xét hiện tượng lệch ngữ đoạn hồi chỉ, thiếu vắng hoặc đặt sai ngữ đoạn hồi chỉ của người nước ngoài sử dụng tiếng Việt; Tác giả Ngô Hữu Hoàng [35] tìm hiểu các biểu thức quy chiếu bao gộp và không bao gộp; Tác giả Đỗ Việt Hùng [36] nghiên cứu nét nghĩa và hoạt động của nét nghĩa trong kết hợp từ; Tác giả Ngô Thị Kim Khánh [41] nghiên cứu việc sử dụng danh từ riêng/tên riêng để quy chiếu nhân vật xét trên cả ba bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng; Tác giả Trần Minh - Phạm Văn Hảo [44] phân tích từ xưng gọi trong những lá thư của Hồ Chủ tịch; Tác giả Nguyễn Thị Nhung [46] tìm hiểu chức năng chiếu vật của định tố tính từ trong danh ngữ tiếng Việt; Tác giả Nguyễn Thị Hoài Phương [50] khảo sát danh từ riêng, danh ngữ, chỉ xuất hoặc các từ xưng hô được sử dụng để quy chiếu tới các nhân vật trong truyện; Tác giả Nguyễn Quang [51] xem xét quy chiếu biểu hiện dưới góc nhìn văn hóa, xây dựng hệ quy chiếu với ba tầng là “Biểu hiện” (văn hóa), “tác động” (giao tiếp) và “Mức độ” (tầng quy chiếu); Tác giả Lê Thời Tân [54] tìm hiểu việc quy chiếu tới một đối tượng không có thật trong hiện thực; Tác giả Phạm Tất Thắng [57] phân tích sự khác biệt giữa tên chung và tên riêng; Tác giả Trần Thị Minh Thu [62] xem xét một số điểm lý thuyết chung về quy chiếu, sự tồn tại của sự vật trong thế giới khả hữu; Tác giả Trần Thị Thủy [60] nghiên cứu quy chiếu trong bộ sách giáo khoa tiếng Anh dành cho học sinh trung học phổ thông của Việt Nam; Tác giả Phạm Văn Tình [63] tìm hiểu yếu tố tỉnh lược đồng quy chiếu trong hội thoại; Tác giả Bùi Minh Toán [66] nghiên cứu quy chiếu thông qua câu đố; Tác giả Phạm Hùng Việt [68] nghiên cứu cách viết tên riêng trong tiếng Việt. 1.2. Cơ sở lý thuyết 1.2.1. Vấn đề giao tiếp 1.2.1.1. Chức năng của ngôn ngữ Nhiều nhà ngôn ngữ học cho rằng, ngôn ngữ có hai chức năng quan trọng, đấy là chức năng quy chiếu và chức năng mô tả. Mỗi nhà ngôn ngữ học lại xây dựng những thuật ngữ riêng, hệ thống lý luận riêng để mô tả, lập luận vấn đề theo định hướng của mình, ví dụ G. Brown và G. Yule [3] cho rằng ngôn ngữ có hai chức năng là liên giao (transactional) và liên nhân (interactional), còn K. Bühler [75] cho rằng ngôn ngữ có hai chức năng chính là chức năng biểu hiện (representative) và chức năng biểu cảm (expressive),
  10. 8 trong khi R. Jakobson [92] nhận định rằng ngôn ngữ có chức năng quy chiếu (referential) và chức năng cảm xúc (emotion). M.A.K. Halliday [26] xem ngôn ngữ có chức năng ý niệm (ideational) và chức năng liên nhân (interpersonal), còn J. Lyons [43] cho rằng ngôn ngữ có chức năng mô tả (descriptive) và chức năng xã hội biểu cảm (social expressive). Nguyễn Thiện Giáp [24] cho rằng ngôn ngữ có hai chức năng chính là chức năng làm phương tiện giao tiếp và chức năng làm phương tiện tư duy. Trong luận án này, chúng tôi chỉ xem xét một số biểu thức quy chiếu hữu hạn, và nhận thấy mô hình của Jacobson phù hợp, do vậy chúng tôi tập trung vào chức năng quy chiếu (referential). Khi phân tích các biểu thức quy chiếu mà tác giả sử dụng trong bài viết, chúng tôi sẽ xem xét thêm dưới góc độ cảm xúc (emotion, theo cách phân loại của Jakobson), hay còn gọi là liên nhân (Brown & G. Yule, Halliday), biểu cảm (Bühler), xã hội biểu cảm (J. Lyons). 1.2.1.2. Kênh giao tiếp Định nghĩa cơ bản về giao tiếp thường được hiểu là một quá trình liên tục của sự tương tác giữa bên phát thông điệp (người nói/người viết) và bên nhận thông điệp (người nghe/người đọc). Giao tiếp không chỉ là việc truyền thông một chiều từ bên phát đến bên nhận mà còn bao gồm sự chuyển đổi vai trò, trao đổi thông tin để bên nhận có thể hiểu đúng về nội dung đang được truyền đạt. Nếu bên phát thông điệp nhận thức rằng bên nhận không hiểu đúng thông điệp, họ sẽ sử dụng các biện pháp như làm rõ, hỏi lại, giải thích, so sánh, và các phương pháp khác để đảm bảo rằng bên nhận có thể hiểu đúng ý mà bên phát muốn truyền đạt. 1.2.2. Giao tiếp từ phương diện Dụng học Năm 1938, Charles Morris xuất bản cuốn “Foundations of the theory of signs” (Cơ sở lý thuyết về tín hiệu), trong đó ông trình bày lý thuyết về nghiên cứu tín hiệu học nói chung và ngôn ngữ nói riêng. Ông cho rằng ngành học nghiên cứu tín hiệu cần tách thành 3 chuyên ngành: kết học, nghĩa học và dụng học. 1.2.3. Biểu thức quy chiếu 1.2.3.1. Nghĩa và khái niệm quy chiếu Nhiều nhà ngôn ngữ học cho rằng ý nghĩa của từ ngữ và quy chiếu có mối liên hệ, và người ta sử dụng ngôn ngữ để đạt những mục đích khác nhau. Austin [73] và Searle [97] sử dụng thuật ngữ “speech act” để mô tả hành động của con người khi sử dụng ngôn ngữ để thực hiện những ý định cụ thể của họ. Khi dịch sang tiếng Việt, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học dịch thành nhiều thuật ngữ khác nhau: hành động nói (Diệp Quang Ban), hành vi ngôn ngữ (Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Dân), hành vi nói năng (Nguyễn Văn Khang), hành động ngôn từ (Cao Xuân Hạo). Để thuận tiện,
  11. 9 chúng tôi sử dụng thuật ngữ “hành động ngôn từ” trong luận án này khi bàn đến các vấn đề liên quan tới “speech act”. 1.2.3.2. Quy chiếu từ phương diện chức năng Theo Halliday [26, 497], người ta có thể xem quy chiếu đã phát triển như một hình thức “ngoại chỉ” (exophoric); tức là, như một cách để kết nối “các yếu tố bên ngoài” với một cá nhân hoặc đối tượng cụ thể trong môi trường. Ông cho rằng chúng ta có thể giả định về một giai đoạn tưởng tượng trong quá trình tiến hóa ngôn ngữ, khi khái niệm về quy chiếu cơ bản của người (person) được hình thành như một phương tiện chỉ định (deictic) theo nghĩa chặt chẽ của nó, giải thích qua thời gian và không gian. Khởi đầu, việc xác lập quy chiếu trong cấu trúc ý nghĩa của một từ đã đóng góp quan trọng vào việc hình thành hệ phương pháp ngữ nghĩa đặc thù, đặc biệt trong ngữ dụng học và phân tích diễn ngôn. 1.2.3.3. Biểu thức ngôn ngữ và biểu thức quy chiếu Thuật ngữ biểu thức (expression) được L. Hjelmslev [86] lần đầu tiên đề xuất năm 1943 (và được dịch sang tiếng Anh năm 1953). Hjelmslev cho rằng biểu thức (expression) là các từ hoặc cụm từ (words or phrases), được sử dụng nhằm thực hiện một chức năng giao tiếp nào đó. Các biểu thức không trỏ tới một đối tượng cụ thể nào, còn biểu thức quy chiếu (referring expression) là từ, cụm từ hoặc câu có chức năng quy chiếu tới một (hoặc nhiều) sự vật có trong thế giới khả hữu. Một biểu thức ngôn ngữ có thể không quy chiếu tới đối tượng nào trong thế giới khả hữu, vì người truyền thông điệp không có ý niệm gì về một sự vật, con người nào cụ thể ở thế giới bên ngoài khi nói ra biểu thức đó, họ không kết nối biểu thức này với một sự vật, sự việc, con người nào cụ thể bên ngoài. Còn biểu thức quy chiếu có sự khác biệt, được sử dụng để chỉ tới một đối tượng cụ thể nào đó trong thế giới khả hữu, kể cả trong trường hợp phát ngôn “con quỷ” - dù không có con quỷ nảo trong thực tế, thì người đọc/người nghe vẫn có thể quy chiếu về một đối tượng rất xấu xa, tồn tại trong thế giới tưởng tượng. 1.2.3.4. Phân loại quy chiếu Có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra các hình thức phân loại quy chiếu khác nhau, ví dụ Martin, B. & Ringham, F. [94, 110] trình bày nhận định của Halliday cho rằng có ba tiểu loại biểu thức quy chiếu (Halliday dùng thuật ngữ “referential cohesion”, không dùng “referring expression), đấy là: a) biểu thức quy chiếu chỉ người, là các từ chỉ người hoặc đại từ chỉ người, ví dụ: The girls arrived late at school because they had missed the bus” (Các cô gái đến trường muộn vì họ bị lỡ xe buýt); b) các đại từ chỉ thị (demonstrative), ví dụ: “He bought me the book that I really wanted” (Anh ấy mua cho tôi cuốn sách mà tôi thật sự mong muốn); và c) các từ so sánh,
  12. 10 ví dụ: “I like this dress better than that” (Tôi thích chiếc áo khoác này hơn chiếc áo khoác kia). John Lyons [43], và Cruse (76, 306) cho rằng biểu thức quy chiếu thành có thể phân thành nhiều tiểu loại khác nhau, nhưng có 3 loại cơ bản, là quy chiếu xác định (definite reference), quy chiếu không xác định (indefinite reference), và quy chiếu khái quát (generic reference). 1.2.3.5. Các phương thức tạo lập quy chiếu xác định Quy chiếu xác định có vai trò quan trọng vì giúp làm rõ nghĩa, tránh mơ hồ. Mỗi ngôn ngữ có cách riêng trong việc thể hiện quy chiếu xác định. Cruse [76] cho rằng tiếng Anh có 6 cách tạo lập biểu thức quy chiếu xác định [76, 313]. 1.2.3.6. Đồng quy chiếu Trong giao tiếp đời thường cũng như trong các văn bản khoa học xã hội, một đối tượng hay một tập thể các đối tượng được chủ thể phát ngôn gọi bằng nhiều cách gọi (từ, biểu thức) khác nhau. Những từ ngữ khác nhau nhưng cùng quy chiếu về một vật như vậy được gọi là các biểu thức đồng quy chiếu. Đồng quy chiếu là trường hợp hai biểu thức cùng được sử dụng để trỏ về cùng một đối tượng. 1.2.3.7. Biểu thức quy chiếu hồi chỉ và khứ chỉ Biểu thức quy chiếu có thể có các hướng quy chiếu hồi chỉ và khứ chỉ. Theo Levison [93, 67], hồi chỉ là biểu thức dùng để chỉ cùng một đối tượng đã được nhắc tới ở trước đó, còn khứ chỉ là biểu thức chỉ đối tượng sẽ xuất hiện sau đó. 1.2.4. Văn bản và văn bản khoa học xã hội Theo Halliday [26], văn bản (text) là các sản phẩm (product) của ngôn ngữ viết và nói có liên kết và mạch lạc. “Văn bản có thể là bất kỳ một đoạn văn nào, viết hay nói, dài hay ngắn tạo nên một tổng thể hợp nhất” [26, 500]. Halliday cho rằng “văn bản là một sản phẩm đầu ra, có hệ thống, cấu trúc nhất định, được ghi lại và có thể nghiên cứu được” [26]. Ngoài ra, Halliday [84] cũng nhấn mạnh rằng văn bản chính là một quá trình liên tục có sự lựa chọn về nghĩa. 1.2.5. Đặc điểm cấu trúc, ngôn ngữ của văn bản khoa học xã hội Mỗi một cơ quan xuất bản có thể đề ra những quy định của riêng mình về cấu trúc của bài viết khoa học, và thực tế có rất nhiều quy định khác nhau về cấu trúc của một bài viết được chấp nhận. Theo University of Chicago Press Editorial Staff [101], bài báo khoa học có thường được thực hiện theo cấu trúc gồm 5 phần chính như sau: 1. Introduction (Mở đầu/Giới thiệu); 2. Literature review (Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề); 3. Methodology (Phương pháp); 4. Results and
  13. 11 discussion (Kết quả và thảo luận); 5. Conclusion (Kết luận). Ngoài ra, trong bài viết có một số yêu cầu riêng về tiêu đề, tóm tắt, từ khóa, chuyên ngành, tài liệu tham khảo, tuyên bố về đạo đức và xung đột lợi ích. 1.3. Tiểu kết Khái niệm quy chiếu và biểu thức quy chiếu là hai trong những yếu tố đầu tiên Dụng học phải giải quyết. Trong giao tiếp, điều kiện quan trọng để cho bên phát ngôn và bên nhận thông tin có thể tiếp tục trao đổi thông tin là họ phải đang trỏ về đúng một đối tượng, cùng thảo luận về một đối tượng. Xác định đúng đối tượng (quy chiếu đúng sở chỉ) là tiền đề cho sự thành công của mọi cuộc giao tiếp. Trong Dụng học, cái được đề cập tới, và cái được dùng để nói về đối tượng mà người nói muốn đề cập tới, là điểm hết sức quan trọng. Nhiều nhà ngôn ngữ học đã tìm hiểu nội dung và mối quan hệ của các thành tố này, trong đó có Frege, Jespersen [91], Austin [73], Searle [97], Lyons, Levinson [93], vv. Mỗi nhà nghiên cứu lại có cách tiếp cận riêng, giúp cho chuyên ngành ngày một phát triển. Ở Việt Nam, các nhà ngôn ngữ học như Đỗ Hữu Châu [8], [12], Nguyễn Đức Dân [13], Nguyễn Thiện Giáp [20], [21], Đỗ Việt Hùng [37] đã có những nghiên cứu rất đáng ghi nhận từ phương diện lý thuyết. Một số nghiên cứu từ phương diện thực tiễn, tìm hiểu vấn đề biểu thức quy chiếu trong các lĩnh vực khác nhau đã làm sáng tỏ thêm các vấn đề này. Biểu thức quy chiếu có thể được chia làm nhiều tiểu loại khác nhau, trong đó cách phân chia của Lyons [43], Cruse [76] được nhiều nhà ngôn ngữ học sử dụng, đấy là biểu thức quy chiếu xác định, biểu thức quy chiếu không xác định, và biểu thức quy chiếu khái quát. Đồng quy chiếu cũng là một hiện tượng cần được nghiên cứu nhiều trong các văn bản khoa học xã hội, đấy là các biểu thức ngôn ngữ khác nhau được dùng để trỏ về cùng một đối tượng. Việc sử dụng các biểu thức này có tác dụng liên kết văn bản tốt hơn, mang lại sự hứng khởi cho độc giả, tránh sự nhàm chán khi lặp lại nhiều lần các biểu thức quen thuộc. Các biểu thức được sử dụng trong văn bản khoa học xã hội sẽ khác so với các biểu thức dùng ở các thể loại văn bản khác. Xét theo hướng liên kết, biểu thức quy chiếu hồi chỉ và biểu thức quy chiếu khứ chỉ là hai tiểu loại cần được nghiên cứu nhiều. Cả hai loại biểu thức này đều có tác dụng liên kết văn bản tốt hơn, giúp độc giả có thể tìm hiểu được văn bản trong sự mạch lạc tốt nhất có thể. Để có thể biết biểu thức trỏ về ai, độc giả cần hướng về phía trước của biểu thức đó, hoặc hướng về phía sau, để quy chiếu về đối tượng mà tác giả đang đề cập tới.
  14. 12 Biểu thức quy chiếu trong văn bản khoa học xã hội có những đặc trưng riêng bởi tự bản thân văn bản khoa học xã hội đã có những đặc thù riêng, liên quan tới cả nội dung và hình thức thể hiện của văn bản. Sự chặt chẽ, văn phong hàn lâm, nội dung có tính kế thừa, các văn bản được kiểm soát từ đầu tới cuối là những điểm nổi bật của văn bản khoa học xã hội. Mỗi một bài viết đều phải tuân theo một quy định về hình thức mà hệ thống bài viết của tạp chí quy định, như vậy về kết cấu của bài đã cơ bản được cố định. Trong ngữ cảnh ấy, biểu thức quy chiếu sẽ phản ánh trung thực những nội dung của văn bản khoa học xã hội. Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA BIỂU THỨC QUY CHIẾU TRONG VĂN BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI Số lượng và phân loại biểu thức quy chiếu STT Số lượng Tần suất Tỷ lệ trên Tỷ lệ trên xuất hiện tổng số tần suất lượng xuất hiện Biểu thức quy 90 3.967 9 19,8 chiếu là biểu thức chỉ xuất Biểu thức quy 499 9.527 50,5 47,6 chiếu là tên riêng Biểu thức quy 320 5. 504 32,3 27,5 chiếu là biểu thức miêu tả Biểu thức quy 81 999 8,2 5,1 chiếu hỗn hợp Tổng 990 19.997 100 100 2.1.Biểu thức tên riêng Tên riêng ứng với từng cá nhân, là một chỉ dấu đặc biệt của riêng họ nên dùng tên riêng rất thuận lợi trong việc giúp người đọc nhận diện ra đối tượng được quy chiếu. a. Số lượng và tần số xuất hiện Tên riêng là một đặc thù của các bài báo khoa học xã hội. Tên riêng xuất hiện nhiều nhất là Chủ tịch Hồ Chí Minh (4. 360 lượt).
  15. 13 b. Cấu tạo của biểu thức tên riêng Biểu thức tên riêng được dùng để quy chiếu người có thể có cấu tạo là từ hoặc cụm từ. - Biểu thức tên riêng là từ Chúng tôi đã thống kê được, trong số 499 biểu thức tên riêng, có 124 biểu thức có cấu tạo là từ, chiếm tỉ lệ 24,8% của tiểu mục tên riêng. Đây là các biểu thức họ + tên riêng. - Biểu thức tên riêng là cụm từ Tổng Bí thư, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội (và các chức vụ khác) và tên riêng đi liền sau, là các biểu thức tên riêng có cấu tạo là cụm từ. Chúng tôi thống kê được 375 biểu thức thuộc loại này, chiếm tỉ lệ 75,2 %. + Cấu tạo của biểu thức tên riêng là cụm từ Biểu thức tên riêng có tối đa ba thành tố là thành tố trung tâm (Trt), thành tố phụ trước (Pht) và thành tố phụ sau (Phs). Một số biểu thức tên riêng là cụm từ chỉ có hai trong số ba thành tố này. 2.2. Biểu thức miêu tả Đặc điểm của bài báo nghiên cứu cho thấy để có được sự chắt lọc thông tin, thông thường số lượng từ của một bài viết ở trong khoảng 5.000 – 8.000 chữ. Các biểu thức quy chiếu vì vậy cũng được sử dụng gộp để tiết kiệm chỗ, có thêm khoảng trống để trình bày các luận điểm, số liệu. a. Số lượng và tần số xuất hiện Chúng tôi thống kê được 320 biểu thức được dùng theo phương thức miêu tả, chiếm tỉ lệ 32,3% trên tổng số lượng biểu thức, và 1. 504 lần xuất hiện, chiếm 7,5% trên tần suất xuất hiện, tuy nhiên biểu thức miêu tả ít lặp lại. Những sự xuất hiện của biểu thức miêu tả trong bài viết thường làm cho nội dung của bài viết cô đọng hơn, liên kết chặt chẽ hơn, giúp cho độc giả có thêm một góc nhìn về đối tượng quy chiếu. b. Cấu tạo của biểu thức miêu tả Biểu thức quy chiếu được dùng theo phương thức miêu tả có thể có cấu tạo là từ hoặc cụm từ.
  16. 14 - Biểu thức miêu tả có cấu tạo là từ Chúng tôi thống kê được 98 biểu thức miêu tả có cấu tạo là từ, chiếm tỉ lệ 30,6% trong tổng số biểu thức miêu tả. - Biểu thức miêu tả có cấu tạo là cụm từ Trong số 320 biểu thức miêu tả, có 222 biểu thức có cấu tạo là cụm từ, chiếm tỉ lệ 69,4%. Có thể đây cũng là đặc trưng hàn lâm của các bài viết nghiên cứu khoa học. + Các thành tố xuất hiện trong biểu thức miêu tả có cấu tạo là cụm từ Biểu thức miêu tả là cụm từ gồm thành tố là trung tâm, phụ trước và phụ sau. Thành tố trung tâm có thể chỉ có một hoặc hai thành tố, c. Trật tự biểu thức miêu tả Biểu thức miêu tả cần có ít nhất một yếu tố miêu tả (YTMT) để giúp người đọc (nghe) có thể xác định được nghĩa quy chiếu của biểu thức. Dù không có giới hạn số lượng tối đa các YTMT trong biểu thức miêu tả, thì người ta cũng không sử dụng quá nhiều biểu thức miêu tả. 2.3. Biểu thức chỉ xuất Với các biểu thức phải dựa vào định vị để nhận diện được nghĩa quy chiếu sẽ được chúng tôi xếp vào biểu thức dùng phương thức chỉ xuất (deixis). Trong trường hợp tác giả tự “trỏ” tới chính mình, chúng tôi nhận thấy có các hình thức như “bài viết”, “tác giả”, “chúng tôi”, “chúng ta” được sử dụng. 2.4. Các dạng kết hợp Chúng tôi thống kê được 81 biểu thức quy chiếu kết hợp, chiếm tỷ lệ 8,2% tổng số lượng biểu thức, và có 999 lượt xuất hiện, chiếm 5,1% trên tần suất xuất hiện. Thành tố Pht trong biểu thức quy chiếu có hai loại ĐT: ĐT chỉ số lượng một và ĐT cái.
  17. 15 2.4.1. Biểu thức tên riêng kết hợp với miêu tả Đây là các biểu thức gồm hai yếu tố: tên riêng và biểu thức miêu tả. Có 17 biểu thức được dùng theo phương thức tên riêng kết hợp với miêu tả. Trong số liệu chúng tôi thu thập được, yếu tố miêu tả thường sau tên riêng, mô tả kỹ tên riêng để người đọc có thể quy chiếu đúng thông qua việc chỉ ra đặc điểm nào đó của đối tượng được mang tên riêng đó. 2.4.2. Biểu thức tên riêng kết hợp với chỉ xuất Trong biểu thức tên riêng kết hợp với chỉ xuất có hai loại thành tố: một thành tố là tên riêng, thành tố kia có ý nghĩa chỉ xuất. có 20 biểu thức được tạo ra do sự kết hợp giữa hai phương thức tên riêng và chỉ xuất. Phần các biểu thức chỉ xuất hiện một lần, cho thấy đây là dụng ý của các từng tác giả đối với từng biểu thức dạng này để giúp cho độc giả trong từng hoàn cảnh dễ dàng hơn trong việc quy chiếu. 2.4.3. Biểu thức miêu tả kết hợp với chỉ xuất Có 21 biểu thức được dùng theo phương thức miêu tả kết hợp với chỉ xuất. Đây là biểu thức được dùng phổ biến nhất trong số các biểu thức quy chiếu phức. 2.4.4. Biểu thức tên riêng kết hợp với miêu tả và chỉ xuất Có 7 biểu thức tên riêng kết hợp miêu tả và chỉ xuất. Như vậy có thể nhận thấy các biểu thức tên riêng kết hợp với miêu tả và chỉ xuất nhìn chung có số lượng và tần số xuất hiện thấp. 2.5. Cơ sở để thành lập biểu thức quy chiếu Mỗi tác giả sẽ có những nhu cầu riêng trong việc xây dựng các biểu thức quy chiếu, cho các đối tượng khác nhau. Trong nhiều trường hợp, một đối tượng được quy chiếu bởi nhiều biểu thức khác nhau, và ngược lại. 2.6. Tiểu kết Chương hai tìm hiểu các biểu thức quy chiếu trong văn bản khoa học xã hội xét từ phương diện cấu tạo. Để tìm hiểu các biểu thức quy chiếu xét từ phương diện cấu tạo, chúng tôi đã phân tích phương thức cấu tạo của các biểu thức quy chiếu
  18. 16 xuất hiện trong bài viết. Các tác giả thường quy chiếu bằng cách sử dụng ba phương thức cơ bản là tên riêng, dùng biểu thức miêu tả và dùng chỉ xuất. Mỗi biểu thức quy chiếu có thể được thành lập bởi các từ hoặc cụm từ, trong đó biểu thức quy chiếu là cụm từ có cấu tạo phức tạp. Có những trường hợp có nhiều định tố phụ sau trong một biểu thức quy chiếu, giúp cho độc giả có thêm một cái nhìn rõ hơn về đối tượng. Trong các văn bản khoa học xã hội, số lượng các định tố phụ sau khá nhiều, cho thấy hàm lượng thông tin mà tác giả muốn truyền đạt lại cho độc giả khá nhiều. Bởi vì đối tượng được quy chiếu trong các bài báo khoa học thường đa dạng, nên biểu thức quy chiếu sẽ cần phải có những quy tắc được áp dụng nhiều, có những quy tắc được áp dụng với mật độ ít hơn. Tên riêng, đi kèm với các yếu tố miêu tả, thường được sử dụng nhiều trong các bài viết, có thể là vì đấy là một trong những điều có thể giúp cho độc giả nhanh chóng đạt được mục đích quy chiếu tới đúng đối tượng mà tác giả đang định trỏ tới nhất.
  19. 17 Chương 3 ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA NGỮ DỤNG CỦA BIỂU THỨC QUY CHIẾU TRONG CÁC VĂN BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI 3.1. Đặc điểm ngữ nghĩa Các biểu thức ngôn ngữ khi phản ánh thế giới hiện thực khách quan có thể luôn đúng, cũng có thể có lúc đúng, lúc sai nếu thiếu đi những điều kiện nhất định nào đó. Khi một phát ngôn đúng với mọi hoàn cảnh, đấy là những sự thật mà mọi người đều có thể nhận thức được, và những phát ngôn khó lòng gây ra sự hiểu nhầm. 3.1.1. Tỷ lệ biểu thức quy chiếu xác định và không xác định Dưới đây là bảng tổng hợp biểu thức quy chiếu xuất hiện trong số liệu của chúng tôi theo tiêu chí xác định và không xác định. Số lượng và tỉ lệ % STT Loại biểu thức quy chiếu Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Biểu thức quy chiếu không xác định 400 41 2 Biểu thức quy chiếu xác định 590 59 Bảng 3.1. Loại biểu thức quy chiếu xác định và không xác định 3.1.2. Biểu thức quy chiếu xác định Trong văn bản khoa học xã hội nói riêng và trong hiện thực cuộc sống nói chung, mỗi người có xu hướng đề cập tới một đối tượng bên ngoài theo quan điểm của riêng mình, tùy theo cách họ nhìn nhận về sự vật, hiện tượng, con người đó. Các biểu thức quy chiếu xác định giúp người đọc nhanh chóng xác định được đối tượng mà biểu thức “trỏ” tới, từ đó tiếp nhận thông tin mà người viết muốn đem lại trong phát ngôn chứa biểu thức đó. Nó tạo ra sự liền mạch trong tư duy, và sự liên kết tốt trong văn bản để giúp cho người đọc có thể tiếp tục những công trình khoa học của mình. a. Số lượng biểu thức quy chiếu xác định cho cùng một đối tượng Số lượt biểu thức quy chiếu xác định cho cùng một đối tượng là bản thân tác giả của bài viết và của các đối tượng khác trong bài.
  20. 18 Tiểu loại biểu thức quy chiếu Số lượng và tỉ lệ % STT xác định SL % 1 Chỉ bản thân tác giả bài viết 200 21 2 Chỉ các đối tượng khác trong bài 790 79 3.1.3. Biểu thức quy chiếu không xác định Cần phải xác định được đầy đủ ngữ cảnh mà biểu thức quy chiếu “trỏ” tới thì công việc quy chiếu mới thực hiện được. Như cách phân loại biểu thức quy chiếu xác định đã chỉ ra, các biểu thức lần đầu tiên xuất hiện dùng để quy chiếu một ai đó được coi là không thuộc loại hình này, tức là biểu thức đó thuộc về loại hình biểu thức quy chiếu không xác định. Biểu thức quy chiếu xác định có thể thay đổi tùy theo dụng ý của tác giả, và chúng tôi chưa tìm thấy có một bắt buộc nào đối với số lượng biểu thức quy chiếu xác định cần có trong một văn bản khoa học 3.2. Đặc điểm ngữ dụng Khi sử dụng các biểu thức quy chiếu, tác giả luôn có xu hướng tìm những biểu thức phù hợp nhất để chỉ ra đối tượng, thể hiện thái độ với đối tượng, trong sự thống nhất về nhận thức của họ đối với đối tượng đó. 3.2.1. Đặc điểm “phải trỏ tới một đối tượng” của biểu thức quy chiếu Một biểu thức ngôn ngữ nếu không “trỏ” tới một ai đó thì không phải là biểu thức quy chiếu. 3.2.2 Nhận diện đối tượng biểu thức quy chiếu trỏ tới trong các bài viết khoa học xã hội Khi trình bày công trình nghiên cứu của mình, mỗi tác giả sẽ lựa chọn những biểu thức quy chiếu khác nhau để trỏ về những đối tượng khác nhau. Để có thể giúp độc giả nhận diện được biểu thức quy chiếu trỏ tới đối tượng nào, tác giả thường dựa vào kiến thức nền và chuẩn kỳ vọng của độc giả, dựa vào các yếu tố tham gia vào quá trình tạo lập các biểu thức quy chiếu. 3.2.2.1. Quy chiếu dựa vào tri thức nền và chuẩn kỳ vọng của độc giả
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2