intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu Ẩn dụ ý niệm về vị trong tiếng Việt và tiếng Anh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

12
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ các mô hình ẩn dụ ý niệm của phạm trù vị được sử dụng trong tiếng Việt và tiếng Anh, từ đó làm rõ được sự tương đồng và dị biệt của ẩn dụ ý niệm về vị trong hai ngôn ngữ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu Ẩn dụ ý niệm về vị trong tiếng Việt và tiếng Anh

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ THỊ SÂM ĐỐI CHIẾU ẨN DỤ Ý NIỆM VỀ VỊ TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH Ngành: Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu Mã số: 9.22.20.24 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI - 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Hùng Việt Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Văn Trào Phản biện 2: PGS.TS Phan Văn Quế Phản biện 3: GS.TS Nguyễn Văn Khang Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Vào hồi .... giờ ... ngày .... tháng ..... năm 202... Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Khoa học xã hội
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Với mọi dân tộc, mọi cộng đồng, thì văn hóa ẩm thực và vị của các món ăn là phạm trù quen thuộc nhất, gắn bó nhất. Con người hiểu rõ cảm giác của cơ thể và thần kinh khi tiếp xúc với từng vị, cùng với sự thấu hiểu toàn bộ các đặc điểm vật lý của các vị, và xu hướng tác động lên cuộc sống của con người và cách con người nhìn nhận về cuộc sống. Thị hiếu và phản ứng của cơ thể, cảm xúc đối với từng vị thường có tính chất chung đối với đa số người trong cùng một cộng đồng ngôn ngữ, dân tộc nhất định, nhưng có thể khác nhau giữa các nền văn hóa khác nhau, từ đó tạo ra những cách tư duy và biểu thức ngôn ngữ khác nhau thể hiện cách đồ chiếu phạm trù vị lên những phạm trù trừu tượng của cuộc sống. Ở Việt Nam, dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận, hiện vẫn chưa có nghiên cứu nào toàn diện về cơ sở tri nhận của phạm trù vị, về mối quan hệ giữa tư duy về vị và văn hóa Việt Nam, cũng như đối chiếu miền ý niệm vị trong tiếng Việt với tiếng Anh. Khoảng trống đó chính là lí do để chúng tôi thực hiện đề tài “Đối chiếu Ẩn dụ ý niệm về vị trong tiếng Việt và tiếng Anh”. 2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là: làm rõ các mô hình ADYN của phạm trù vị được sử dụng trong tiếng Việt và tiếng Anh, từ đó làm rõ được sự tương đồng và dị biệt của ADYN về vị trong hai ngôn ngữ. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu (1) Hệ thống hóa các quan điểm lí luận về ẩn dụ nhìn từ lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận trên thế giới và ở Việt Nam, qua đó xác lập cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu (2) Xác lập các biểu thức ngôn ngữ của ẩn dụ ý niệm về vị trong tiếng Việt và tiếng Anh trên cơ sở nguồn ngữ liệu nghiên cứu, , từ đó rút ra các loại ẩn dụ ý niệm về vị trong hai ngôn ngữ. (3) Miêu tả, phân tích, đối chiếu các biểu thức ẩn dụ ý niệm về vị có trong tiếng Việt và tiếng Anh.. (4) Giải thích các đặc điểm tương đồng và dị biệt dựa trên phương diện văn hoá dân tộc, phần nào làm rõ mối liên hệ giữa văn hoá, tư duy và ngôn ngữ. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu ADYN có miền nguồn VỊ trong tiếng Việt và tiếng Anh (trong phạm vi ngữ liệu nghiên cứu) 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án nghiên cứu ADYN theo miền nguồn VỊ trong 991 biểu thức ẩn dụ (BTAD) tiếng Việt và 979 BTAD tiếng Anh từ hai nguồn ngữ liệu chính là Kho dữ liệu từ ngữ tiếng Việt (Viện từ điển và Bách khoa thư Việt Nam) và Kho dữ liệu quốc gia tiếng Anh trên trang web http://bncweb.lancs.ac.uk/. Đồng thời, luận án
  4. 2 tìm hiểu thêm ngữ liệu từ các trang báo mạng uy tín để tăng thêm tính xác tính của ngữ liệu. Thời gian thu thập dữ liệu từ tháng 6 năm 2019 đến tháng 06 năm 2022. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án tiếp cận đường hướng NNHTN theo Lý thuyết ADYN của Lakoff và Johnson (1980) và cách tiếp cận liên ngành. Luận án sử dụng các phương pháp: phân tích diễn ngôn, miêu tả, so sánh đối chiếu 2 chiều, thủ pháp phân tích ẩn dụ ý niệm, phân loại và thống kê. 5. Đóng góp của luận án 5.1. Về mặt lý luận Luận án có thể coi là nghiên cứu đầu tiên một cách toàn diện về ADYN phạm trù vị trong tiếng Việt, có so sánh và đối chiếu với tiếng Anh. Do vậy, luận án bổ sung vào nguồn tài liệu nghiên cứu ngôn ngữ về vị trong tiếng Việt và tiếng Anh, bổ sung một cách logic các đơn vị và nhóm từ vựng về vị, bao gồm cả mặt thành lập từ, ngữ nghĩa và ngữ dụng của từ. Quan trọng hơn, luận án cung cấp hệ thống lý luận bài bản về ADYN phạm trù vị, thu thập và hình thành bức tranh toàn diện về cách sử dụng một cách ẩn dụ các đơn vị từ vựng chỉ vị trong tiếng Việt và tiếng Anh. 5.2. Về mặt thực tiễn Luận án đã thành lập được sơ đồ tầng bậc của các ẩn dụ với miền nguồn VỊ, so sánh đối chiếu về các bình diện: tần suất, mô hình ánh xạ và đặc trưng tư duy dân tộc thông qua các ẩn dụ để tìm ra sự tương đồng cũng như khác biệt giữa hai ngôn ngữ, từ đó nêu bật mối quan hệ giữa ngôn ngữ, văn hoá và tư duy. Đây là cơ sở giúp cho các nhà nghiên cứu, những người giảng dạy và học tập về ngôn ngữ có một cái nhìn rõ hơn về cách thức tư duy của con người, từ một phạm trù rất gần gũi là VỊ, lên những miền đích trừu tượng là CON NGƯỜI và CUỘC ĐỜI. 6. Ý nghĩa của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án góp phần củng cố lý thuyết về ẩn dụ ý niệm, từ đó khẳng định sự phát triển trong lý thuyết ngôn ngữ học hiện đại này. Thông qua việc so sánh đối chiếu các biểu thức ẩn dụ trong tiếng Việt và tiếng Anh để tìm ra các đặc trưng văn hoá, xã hội của cả hai dân tộc, luận án làm phong phú thêm các đặc trưng văn hoá và tư duy dân tộc trong các nghiên cứu về NNHTN hiện nay, đồng thời khẳng định các luận điểm mang tính phổ quát và minh hoạ cho tính đa dạng văn hoá của ADYN. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Những kết quả thu được từ luận án sẽ có ý nghĩa đối với những nhà nghiên cứu ngôn ngữ, người sử dụng ngôn ngữ và có thể được ứng dụng vào các lĩnh vực khác nhau trong giảng dạy ngôn ngữ như dịch thuật, ngữ nghĩa học, giảng dạy tiếng Việt cho người nói tiếng Anh hay tiếng Anh cho người Việt Nam, giúp người học sử dụng ngoại ngữ một cách tự nhiên như ngôn ngữ hàng ngày.
  5. 3 7. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm 3 chương như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận Chương 2: Đối chiếu ADYN phạm trù VỊ với miền đích CON NGƯỜI trong tiếng Việt và tiếng Anh Chương 3: Đối chiếu ADYN phạm trù VỊ với miền đích CUỘC ĐỜI trong tiếng Việt và tiếng Anh CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm 1.1.1.1. Trên thế giới Lý thuyết tri nhận về ẩn dụ bắt nguồn từ Lakoff và Johnson (1980) với tác phẩm “Metaphors we live by” với quan điểm cho rằng ẩn dụ là hiện tượng tri nhận hơn là hiện tượng ngôn ngữ. các công trình nghiên cứu mang tính khai phá và xương sống của ngữ nghĩa học tri nhận đều khẳng định ẩn dụ trong ngôn ngữ học tri nhận được hiểu là một hiện tượng, một quá trình tư duy của con người hình thành nên năng lực tri nhận chứ không chỉ là một hiện tượng ngôn ngữ thông thường, làm sáng rõ 3 đặc điểm chính của ẩn dụ trong các nghiên cứu chính: Ẩn dụ là một hiện tượng ý niệm; Ẩn dụ là một quá trình tri nhận; Ẩn dụ là sự tương hợp ý niệm. 1.1.1.2. Ở Việt Nam Ở Việt Nam, các nhà ngôn ngữ học gần đây cũng đặc biệt quan tâm tới hướng nghiên cứu ngôn ngữ học tri nhận, với nhiều công trình nghiên cứu có giá trị học thuật cao, tiên phong là Nguyễn Lai (2001), Lý Toàn Thắng (2015), Trần Văn Cơ (2007), v.v. Các nghiên cứu về ADYN ở Việt Nam chú trọng phát triển theo ba hướng. Thứ nhất, một số tác giả giới thiệu, tổng hợp, giải thích và bổ sung làm sáng tỏ những vấn đề thuộc NNHTN nói chung và lý thuyết Ẩn dụ ý niệm nói riêng như Lý Toàn Thắng (2005, 2015) hay Trần Văn Cơ (2007, 2009, 2011). Thứ hai, lý thuyết ADYN được ứng dụng vào phân tích các ngữ liệu tiếng Việt thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như văn học, kinh tế, chính trị, v.v. hay tìm hiểu các chủ đề như không gian, thời gian, cảm xúc, ăn uống, v.v. với các nhà nghiên cứu như Nguyễn Thị Bích Hạnh (2015, 2020), Phạm Thị Hương Quỳnh (2015), Nguyễn Thị Bích Hợp (2015). Thứ ba, hướng nghiên cứu phát triển khá mạnh mẽ của các nhà nghiên cứu trẻ là so sánh đối chiếu các mô hình ẩn dụ của các phạm trù đời sống trong 2 ngôn ngữ, từ đó tìm hiểu và lý giải cơ chế văn hóa, tư duy, xã hội dẫn tới các điểm tương đồng và dị biệt trong đặc điểm tri nhận của 2 cộng đồng dân tộc: Phan Thế Hưng (2009), Hà Thanh Hải (2011), Ly Lan (2012); Nguyễn Thị Lan Phương (2020)…. Các nghiên cứu ADYN ở Việt Nam đã góp phần làm sáng tỏ, phong phú thêm khung lý thuyết và tính ứng dụng của ADYN trong thực tiễn. 1.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về phạm trù vị
  6. 4 1.1.2.1. Nghiên cứu về vị từ góc độ từ vựng học và ngữ nghĩa Trên thế giới Bước đầu nghiên cứu về vị, các tác giả tập trung phân tích quá trình hình thành, cấu tạo, phát triển của các đơn vị từ vựng chỉ vị và ngữ nghĩa của chúng, thuộc nhiều ngôn ngữ khác nhau, nổi bật với các công trình nghiên cứu của Backhouse, Phasukit, Madea, O’Mahony, Harrison và một số học giả như Myers [123],, Niedenthal [124], Mahony và Muhiudeen (1977) [126], Backhouse (1994) [2]… Các nghiên cứu đều kết luận: trên cơ sở nghiên cứu mọi yếu tố, có thể nói rất nhiều ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi, đều có đơn vị ngôn ngữ diễn tả các vị ngọt, chua, mặn, đắng và những cảm giác khác về vị. Nhưng các miêu tả về các vị lại biến đổi xuyên ngôn ngữ và văn hóa, và được xác định theo các chuẩn mực văn hóa. Ở Việt Nam Vẫn còn khá thiếu vắng những nghiên cứu quy mô về phạm trù vị trên phương diện từ vựng, ngữ nghĩa. Tác giả Đỗ Hữu Châu và Bùi Minh Toán (2001), Chu Bích Thu (1996) bàn luận: do tính chất tác động trực tiếp của mùi và vị vào giác quan của con người, gây nên những kích thích trực tiếp, nên ngoài thành tố nghĩa so sánh khách quan với vật đại diện, một số tính từ biểu thị vị giác trong tiếng Việt có thể có một số thành phần biểu thị thái độ của con người với mùi và vị được nhận biết. Đó là phần nói về cảm giác dễ chịu hoặc khó chịu của con người do sự tác động của mùi và vị. Luận án ngôn ngữ học Đặc trưng ngữ nghĩa của nhóm từ chỉ mùi vị trong tiếng Việt (có liên hệ với tiếng Anh) của Nguyễn Thị Huyền (2018) rút ra đặc điểm khác biệt quan trọng là đặc điểm cấu tạo của từ chỉ mùi, vị trong tiếng Việt và tiếng Anh cho thấy người Việt tri nhận về mùi, vị chi tiết, cụ thể nhưng hoàn toàn cảm tính. Điều này thể hiện rõ qua các từ ghép có thành tố cấu tạo là đơn vị biểu thị thuộc tính của thuộc tính. Trong khi đó, người Anh tri nhận về mùi, vị hoàn toàn khách quan. Các vị phụ trong tiếng Anh không mang tính cảm tính như trong tiếng Việt mà luôn gắn với các chủ thể phái sinh ra nó: honeyed chỉ vị ngọt như mật ong, nectarous chỉ vị ngọt như vị của mật hoa… 1.1.2.2. Các nghiên cứu về vị từ góc độ tri nhận Trên thế giới Sweetser (1990) với mô hình ẩn dụ Mind-as-Body, cho rằng: giữa hai miền luôn luôn tồn tại những sơ đồ ánh xạ ẩn dụ tính hệ thống cao và có ý nghĩa sâu rộng. Trên phương diện văn học nghệ thuật, trong một công trình khá quy mô (Tastes We live By – Taste Metaphors in English – Tạm dịch: Chúng ta sống bằng các vị - Ẩn dụ về vị trong tiếng Anh), Bagli’s (2017) phân tích cách mà Shakespeare sử dụng các từ sweet/ngọt, bitter/ đắng, sour/ chua, tart/ chát, salt/ mặn, và spicy/ cay “một cách ẩn dụ”. Ngoài ra, nhiều học giả đã tiến hành thực nghiệm, phân tích để tìm ra ý nghĩa và mô hình ẩn dụ của các từ chỉ vị ở nhiều nền văn hóa khác nhau.Schlosser (2015), Chan, Tong, Tan, & Koh (2013), Kövecses
  7. 5 (2000) đều khẳng định mô hình ẩn dụ vị ngọt được sử dụng phổ biến nhất khi nói về một người tử tế hoặc hành động tử tế (prosocial) (Schlosser, 2015). Về các công trình nghiên cứu ADYN của phạm trù vị trong các nền văn hóa khác nhau, có thể kể đến nổi bật là luận án Đối chiếu Ẩn dụ ý niệm thuật ngữ vị trong tiếng Thái và tiếng Việt của Rujiwan Laophairoj (2012) .Luận văn nghiên cứu “Ẩn dụ miền ý niệm vị trong tiếng Hán và tiếng Anh” của Zhang Xiangheng (2013) chứng minh, cơ chế ánh xạ của ý niệm vị có liên quan chặt chẽ đến trải nghiệm vật lý, văn hóa, xã hội của mỗi cộng đồng. Ở Việt Nam Võ Thị Mai Hoa ( 2 0 1 6 ) nghiên cứu về Sự giống nhau về ADYN miền VỊ trong ba ngôn ngữ Việt-Hán-Anh. Nguyễn Thị Bích Hợp (2015) nghiên cứu về miền đồ ăn nói chung trong tiếng Việt, có đề cập tới một số mô hình ẩn dụ tri nhận dành cho phạm trù vị. Phạm Thu Hà ( 2015) đã bước đầu tìm hiểu ý nghĩa ẩn dụ ý niệm của các tính từ chỉ vị là mặn, ngọt, đắng, chua trong tiếng Việt và tiếng Anh, trong báo cáo khoa học “Ý nghĩa ẩn dụ của các tính từ chỉ vị giác mặn, ngọt, đắng, chua trong tiếng Anh và tiếng Việt”. Hoặc bên cạnh đó có Phạm Thị Nhàn (2017) với bài viết Ẩn dụ từ vị giác “ngọt” trong tiếng Hán hiện đại. 1.2. Cơ sở lý luận 1.2.1. Cơ sở lý luận về ẩn dụ ý niệm Ý niệm:“là đơn vị nội dung của bộ nhớ động, của từ vựng tinh thần và của bộ não, của toàn bộ bức tranh thế giới được phản ánh trong tâm lý con người” (dẫn theo Trần Văn Cơ 2007) Ý niệm hóa: Trần Văn Cơ [3] giải thích rằng ý niệm hóa thế giới là một trong những quá trình quan trọng nhất của hoạt động tri nhận của con người, bao gồm việc ngữ nghĩa hóa thông tin nhận được và dẫn tới việc cấu tạo nên những ý niệm, những cấu trúc ý niệm và toàn bộ hệ thống ý niệm trong bộ não của con người.. Khái niệm ẩn dụ ý niệm: ADYN là một sự “chuyển di” hay một sự “ánh xạ” cấu trúc và các quan hệ nội tại của một lĩnh vực hay mô hình tri nhận “nguồn” (source) sang một lĩnh vực hay mô hình tri nhận “đích” (target) Lakoff và Johnson (1980). Nói cách khác, ADYN là sự ý niệm hoá một miền tinh thần này (miền đích) qua một miền tinh thần khác (miền nguồn) thông qua các ánh xạ mang tính hệ thống, phóng chiếu các thuộc tính từ miền nguồn đến miền đích, từ đó tạo nên mô hình tri nhận giúp lĩnh hội miền đích một cách hiệu quả hơn. Miền nguồn và miền đích: Miền nguồn là miền ý niệm, từ đó chúng ta rút ra được các biểu thức ngôn ngữ ẩn dụ cụ thể để có thể hiểu được một miền ý niệm khác; miền đích là miền ý niệm được hiểu thông qua việc sử dụng miền nguồn (Kövecses, 2010, tr.4). Ánh xạ: Ánh xạ (mappings) là quá trình phóng chiếu từ MIỀN NGUỒN đến MIỀN ĐÍCH. Sơ đồ ánh xạ là một hệ thống cố định các tương ứng
  8. 6 (correspondences) ý niệm giữa các yếu tố tạo thành miền nguồn và miền đích (Kövecses, 2010, tr.7), là cơ sở để tìm hiểu về ADYN. Kinh nghiệm và tính nghiệm thân: Theo Lakoff & Johnson (1980), tri thức về thế giới mà con người có được là do sự tương tác của cơ thể với hiện thực khách quan, và được kiểm chứng qua hoạt động thực tiễn. Tri thức đó gọi là tri thức kinh nghiệm, là những trải nghiệm từ thực tế cuộc sống của con người, chắt lọc qua thời gian và qua quá trình sử tương tác giữa ngôn ngữ và đời sống văn hóa. Một số kinh nghiệm mang tính phổ quát, một số kinh nghiệm có tính loại biệt - sản phẩm riêng của các nền văn hóa. Lược đồ hình ảnh (Image schema): Theo Zoltán Kövecses (2010), lược đồ hình ảnh được rút ra từ sự tương tác của chúng ta đối với thế giới khách quan.Và theo M. Johnson, vấn đề lược đồ hình ảnh nổi lên như những cấu trúc có đầy đủ ý nghĩa cho chúng ta chủ yếu ở bình diện của sự chuyển động cơ thể của chúng ta qua không gian, sự thao tác của chúng ta đối với vật thể, và sự tương tác thuộc nhận thức của chúng ta. (Johnson, M., (2007)) Phân loại ẩn dụ ý niệm: Luận án dựa theo cách phân loại ẩn dụ dựa theo chức năng nhận thức của Kövecses (2010), theo đó theo đó có 3 loại ẩn dụ: ẩn dụ cấu trúc, ẩn dụ bản thể và ẩn dụ định hướng. Do giới hạn về dung lượng, luận án chỉ tập trung khảo sát và nghiên cứu các ẩn dụ ý niệm loại cấu trúc của phạm trù vị 1.2.2. Cơ sở lý thuyết về phạm trù vị 1.2.2.1. Cơ sở khoa học Sinh học, giải phẫu học và thẩm mỹ học cho thấy, mọi người đều cảm nhận vị giống nhau. Cảm nhận này về cơ chế hóa học được điều chỉnh nhờ các thụ thể trên lưỡi, kết hợp với não bộ, để cảm nhận các thang độ khác nhau giữa các loại cảm nhận mà đa số mọi người, kể cả các chuyên gia về vị giác, gọi là các vị cơ bản, cũng như các đặc điểm tối đa tương ứng của các vị này (bao gồm nồng độ và cường độ). (Di Fan, Edmund T. Rolls (2002)) 1.2.2.2. Cơ sở văn hóa – xã hội Theo Sweetser và Backhouse, cảm nhận về vị có những đặc điểm riêng như: Tính đa dạng (Variability); Tính chủ quan (Subjectivity); Tính trực tiếp tức thì (Immediacy) (Sweetser, E. (1990), (2002)) 1.2.2.3. Xác lập đặc điểm thuộc tính của miền nguồn VỊ Nhằm xác định cơ sở ánh xạ của miền nguồn vị lên các phạm trù trừu tượng của cuộc sống, luận án tìm hiểu và làm rõ các đặc điểm tính chất, tác dụng…của Vị, từ đó tìm ra những đặc điểm tương đồng, hình thành nên các ẩn dụ ý niệm. Các vị cơ bản được cảm nhận bởi thần kinh vị giác của con người đều có chung các đặc điểm: có vị của vật đại diện: tính có mức độ, có tính nhiệt, trực tiếp gây phản ứng sinh học của cơ thể, có thể kết hợp, pha trộn với nhau. 1.2.3. Cơ sở xác lập và khu biệt đối tượng nghiên cứu Dựa vào những nghiên cứu khoa học về vị, như Trịnh Hùng Cường, chúng tôi thấy rằng đa số các nghiên cứu công nhận trong tiếng Việt có 4 từ chỉ vị cơ bản,
  9. 7 là ngọt, mặn, chua, đắng. Cay không phải là một vị. Cảm giác cay xộc lên tận mũi khiến chúng ta hắt hơi và giàn giụa nước mắt khi ngửi hay ăn một trái ớt là do chất capsicain gây nên. Chát cũng không phải là một vị, đó chỉ là cảm giác khi bị săn niêm mạc và se nước bọt ở lưỡi. Do đó trong luận án này, chúng tôi giới hạn đối tượng khảo sát, nghiên cứu là 4 vị cơ bản như trên, là: ngọt, mặn, chua, đắng. Tương tự, người Anh cũng bốn vị: sweet, salty, sour, bitter là các vị cơ bản. Đây chính là đối tượng nghiên cứu chính của luận án. 1.2.4. Quy trình nhận diện ẩn dụ ý niệm phạm trù vị Luận án áp dụng quy trình nhận diện ẩn dụ tri nhận (MIP) của nhóm Pragglejaz thiết lập ẩn dụ gồm 4 bước như sau: -Bước 1: đọc toàn bộ diễn ngôn viết để thiết lập hiểu biết chung về nghĩa của văn bản. -Bước 2: xác định các đơn vị từ vựng (lexical unit) cần nghiên cứu trong diễn ngôn. -Bước 3: xác định nghĩa chính và nghĩa ngữ cảnh cần tương thích với các yếu tố của các miền ý niệm khác nhau: nếu mỗi đơn vị từ vựng có nghĩa đương đại trong các ngữ cảnh khác mà cơ bản hơn so với nghĩa trong ngữ cảnh đã cho thì quyết định xem là nghĩa ngữ cảnh có đối lập với nghĩa cơ bản nhưng lại có thể hiểu được khi so sánh với nó không. -Bước 4: nếu câu trả lời là CÓ thì đánh dấu đơn vị từ vựng đó là có tính ẩn dụ. Sau khi áp dụng quy trình nhận diện Ẩn dụ của Pragglejaz, luận án tiếp tục thực hiện phương pháp phân tích ẩn dụ theo các bước sau: Từ bước phân tích thuộc tính của miền nguồn vị, chúng tôi đã soi chiếu thuộc tính và thấy được miền nguồn vị chủ yếu được sử dụng ẩn dụ lên các miền đích cơ bản như CUỘC SỐNG, CON NGƯỜI, ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ… 1.2.5. Cơ sở lý luận về văn hóa Luận án lựa chọn trình bày ngắn gọn các đặc trưng văn hóa Việt và Anh theo hai nhà nghiên cứu lớn Trần Ngọc Thêm với công trình Cơ sở văn hóa Việt Nam và O’Driscoll J. (1995) với công trình Britain – The Country and its People: An Introduction for Learners of English (Tạm dịch: Nước Anh - Đất nước và con người. Giáo trình giới thiệu cho người học tiếng Anh), làm cơ sở nền tảng cho việc mô tả, phân tích và so sánh những vấn đề văn hóa liên quan của ẩn dụ. 1.2.6. Cơ sở lý luận về Ngôn ngữ học đối chiếu 1.2.6.1. Khái niệm “đối chiếu ngôn ngữ” Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu: “so sánh hai hoặc nhiều hơn hai ngôn ngữ bất kì để xác định những điểm giống nhau và khác nhau giữa các ngôn ngữ đó” với cách thức so sánh dựa trên quan điểm đồng đại (Bùi Mạnh Hùng, 2008, tr.9).
  10. 8 1.2.762. Các bình diện và cấp độ so sánh đối chiếu Theo Bùi Mạnh Hùng, việc so sánh đối chiếu có thể được thực hiện ở 4 bình diện là đối chiếu về (1) ngữ âm, (2) từ vựng, (3) ngữ pháp , và (4) ngữ dụng Về cấp độ, việc so sánh đối chiếu có thể được thực hiện ở cấp độ vi mô (micro linguistics) và vĩ mô (macro linguistics) 1.2.6.3. Các cách tiếp cận và các bước so sánh đối chiếu Có hai cách tiếp cận chủ yếu sau: đối chiếu hai (hay nhiều) chiều và đối chiếu một chiều (Bùi Mạnh Hùng, 2008). Luận án này sử dụng phương pháp đối chiếu hai chiều 1.3. Kết quả thống kê ngữ liệu Tổng số ngữ liệu thu thập được sau khi khảo sát các nguồn ngữ liệu, trên cơ sở áp dụng thủ pháp thống kê theo bước nhảy đều trong ngân hàng dữ liệu, đồng thời loại bỏ các đoạn ngữ liệu quá giống nhau, luận án thu được 991 biểu thức tiếng Việt và 979 biểu thức tiếng Anh chứa ADYN miền nguồn vị, với tỷ lệ xuất hiện ẩn dụ của các vị trong bảng 2. Các biểu thức sau đó được phân tích và nhóm thành các ẩn dụ với các miền đích như trong bảng 3. Bảng 2: Kết quả thống kê ngữ liệu Từ/ ngữ TV Số BT chứa AD Từ ngữ TA Số BT Chứa AD 1 Ngọt 325 Sweet 335 2 Mặn 120 Salty 73 3 Đắng 310 Bitter 324 4 Chua 236 Sour 267 TỔNG 991 979 Từ kết quả khảo sát ngữ liệu, nhận thấy 2 miền đích là: CUỘC ĐỜI, CON NGƯỜI được tìm thấy nhiều nhất, với độ bao quát lớn hơn trong tất cả các nguồn ngữ liệu, đồng thời do dung lượng giới hạn của luận án, Luận án tập trung khảo sát và phân tích ADYN phạm trù vị trong tiếng Việt và tiếng Anh đối với hai miền đích này. Bảng 3: Phân bố ẩn dụ theo miền đích MIỀN ĐÍCH TV TỶ LỆ TA TỶ LỆ CON NGƯỜI 503 51% 448 45,7% CUỘC ĐỜI 381 38% 392 40% CHÍNH TRỊ 52 5.2% 72 7.5% KINH TẾ 32 3.2% 53 5.5% THỜI TIẾT 13 1.2% 14 1.4% THỜI GIAN 11 1% 14 1.4% TỔNG 991 979 1.4. Tiểu kết Luận án đã tổng kết, đánh giá những điểm đạt được cũng như những hạn chế của các nghiên cứu đi trước trong các nghiên cứu về phạm trù VỊ, từ đó thấy được các
  11. 9 cơ sở và khoảng trống để luận án dựa vào và phát triển. Luận án cũng trình bày khung cơ sở lý thuyết, bao gồm giới hạn đối tượng nghiên cứu là 4 vị cơ bản trong tiếng Việt và tiếng Anh; bảng thuộc tính về miền nguồn vị, mối liên hệ giữa tư duy, ngôn ngữ và văn hóa; cơ sở lý thuyết về ngôn ngữ học so sánh đối chiếu, cũng như những khái niệm liên quan đến ADYN được tìm hiểu để làm cơ sở phân tích ẩn dụ trong luận án. CHƯƠNG 2 ĐỐI CHIẾU ẨN DỤ Ý NIỆM PHẠM TRÙ VỊ VỚI MIỀN ĐÍCH CON NGƯỜI TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH 2.1. Ẩn dụ ý niệm ĐẶC ĐIỂM CỦA CON NGƯỜI LÀ VỊ trong tiếng Việt 2.1.1. Về ý niệm CON NGƯỜI trong tiếng Việt Trung tâm ý niệm con người chính là khái niệm con người với những đặc trưng quan yếu như đặc điểm ngoại hình, thế giới nội tâm (tâm lý, tình cảm, cảm xúc…), hoạt động, quan hệ xã hội…Ý niệm hạt nhân này được bao bọc và chịu sự chi phối của hàng loạt các yếu tố như thời đại, văn hóa dân tộc, văn hóa vùng miền, nhận thức cá nhân… Đối chiếu với thuộc tính miền nguồn, luận án xây dựng được lược đồ ánh xạ: 2.1.2. Ẩn dụ ý niệm ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH CỦA CON NGƯỜI LÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA VỊ Sơ đồ ánh xạ của ẩn dụ: MIỀN NGUỒN ỨNG VỚI MIỀN ĐÍCH VỊ Đ Đ NGOẠI HÌNH Vị ngọt Ngoại hình đẹp, hấp dẫn
  12. 10 Vị mặn Ngoại hình đẹp, đằm thắm Mức độ của vị Mức độ cảm nhận về vẻ đẹp ngoại hình Dễ chịu với thần kinh vị giác Dễ chịu với thị giác và tinh thần Thống kê ngữ liệu tìm thấy 74 biểu thức (/503 = 14,5%) chứa ẩn dụ ý niệm với miền nguồn vị lên miền đích ngoại hình của con người: -NGOẠI HÌNH ĐẸP LÀ VỊ NGỌT (36) -NGOẠI HÌNH ĐẸP LÀ VỊ MẶN (38) 2.1.3. ADYN ĐẶC ĐIỂM TÍNH CÁCH CỦA CON NGƯỜI LÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA VỊ Sơ đồ ánh xạ của ẩn dụ: MIỀN NGUỒN ỨNG VỚI MIỀN ĐÍCH VỊ TÍNH CÁCH Vị ngọt Tính cách tốt Vị chua Tính cách xấu Vị đắng Tính cách xấu Cảm nhận về vị dễ chịu/khó chịu Gây cảm giác dễ chịu/ khó chịu Thay đổi vị Thay đổi tính cách 2.1.3.1. ADYN TÍNH CÁCH TỐT LÀ VỊ NGỌT Miền nguồn NGỌT (kết hợp với từ láy “ngào” = ngọt ngào) xuất hiện trong 37 biểu thức chứa ADYN TÍNH CÁCH TỐT LÀ VỊ NGỌT 2.1.3.2. ADYN TÍNH CÁCH XẤU CỦA CON NGƯỜI LÀ VỊ CHUA (+ CAY, CHÁT) Đây là một ánh xạ ẩn dụ không phổ biến trong tiếng Việt, với 23 biểu thức được tìm thấy (4,4%). 2.1.4. ADYN CẢM XÚC CỦA CON NGƯỜI LÀ VỊ Sơ đồ ánh xạ của ẩn dụ: MIỀN NGUỒN ỨNG VỚI MIỀN ĐÍCH VỊ CẢM XÚC Vị ngọt Cảm xúc tích cực Vị chua, đắng Cảm xúc buồn,, tiêu cực Vị mặn Cảm xúc sâu đậm Nồng độ của vị Mức độ của cảm xúc Thay đổi vị Thay đổi cảm xúc Pha trộn vị Cảm xúc đan xen 2.1.4.1. CẢM XÚC TÍCH CỰC LÀ VỊ NGỌT Có 78 (15%) biểu thức tiếng Việt chứa ADYN CẢM XÚC TÍCH CỰC LÀ CẢM NHẬN VỊ NGỌT, với một số dụ dẫn như “ngọt ngào, ngọt lịm, ngọt lịm tim…” 2.1.4.2. ADYN CẢM XÚC TÍCH CỰC LÀ VỊ MẶN
  13. 11 Đây là ẩn dụ riêng biệt trong tiếng Việt. Có 18 biểu thức chứa dụ dẫn “mặn nồng” và 4 biểu thức chứa dụ dẫn “mặn mà” với ý nghĩa ẩn dụ về tình cảm yêu thương, cảm xúc tích cực nồng nàn, đặc biệt trong mối quan hệ nam nữ và tình cảm vợ chồng. 2.1.4.3. CẢM XÚC TIÊU CỰC LÀ VỊ CHUA, ĐẮNG (+CAY) Có 133 biểu thức chứa ADYN này, với 26 lượt xuất hiện dụ dẫn chua xót, 18 lượt chua chát, 42 lượt cay đắng, 40 lượt đắng lòng, và một số dụ dẫn khác như đắng chằng (2), đắng chát/ chát đắng (4), đắng đót (1) 2.1.5. ADYN HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP CỦA CON NGƯỜI LÀ VỊ Sơ đồ ánh xạ của ẩn dụ: MIỀN NGUỒN ỨNG VỚI MIỀN ĐÍCH VỊ HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP Vị ngọt Giao tiếp tích cực Vị mặn Giao tiếp tích cực Vị ngọt Giao tiếp có mục đích tiêu cực Vị chua, đắng Giao tiếp tiêu cực 2.1.5.1. HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP TÍCH CỰC LÀ VỊ NGỌT Từ góc độ thứ nhất, vị ngọt là vị của trái cây chín, có tính nhiệt thấp, có tính chất mát, dịu; thành phần hóa học chính của vị ngọt là glucose sucrose tác động lên thần kinh của người cảm nhận, gây cảm giác dễ chịu, yêu thích. 2.1.5.2. HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP TIÊU CỰC, CÓ HẠI LÀ VỊ NGỌT Từ góc độ thứ hai, về mặt vật lý và hóa học, vị ngọt là chất kích thích gây cảm giác nghiện, gây béo phì, gây cảm giác ngấy hoặc gây ra các bệnh về tim mạch khi tích tụ nhiều trong máu làm huyết áp tăng cao. Thực tế từ phân tích ngữ liệu cho thấy, góc độ “tiêu cực” trong hoạt động giao tiếp của vị ngọt chiếm tỷ lệ cao hơn so với ý nghĩa tích cực còn lại (38-43). 2.1.5.3. HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP TÍCH CỰC LÀ VỊ MẶN Một ẩn dụ riêng biệt trong tiếng Việt là sự ánh xạ của thuộc tính “vị đậm đà của muối” và “có thể ăn từng chút một” của vị mặn lên miền đích HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP 2.1.5.4. HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP TIÊU CỰC LÀ VỊ CHUA (+ CAY), ĐẮNG (+CAY) Có 30 biểu thức chứa miền nguồn vị CHUA và 32 biểu thức chứa miền nguồn vị ĐẮNG ánh xạ lên miền đích HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP TIÊU CỰC Cảm giác của cơ thể và cảm giác tâm lý có mối liên hệ với nhau, tạo ra cơ sở tri nhận cho những biểu thức ngôn ngữ như chua cay, đắng đót, cay nghiệt… khi diễn tả tính chất của hoạt động giao tiếp. 2.2. ADYN ĐẶC ĐIỂM CỦA CON NGƯỜI LÀ VỊ trong tiếng Anh 2.2.1. Về ý niệm CON NGƯỜI trong tiếng Anh
  14. 12 Trong tiếng Anh, trung tâm của ý niệm CON NGƯỜI là khái niệm con người với những đặc trưng như đặc điểm ngoại hình, thế giới nội tâm (tính cách), tâm lý, tình cảm, các hoạt động, quan hệ xã hội… Khảo sát ngữ liệu cho thấy có 388 (38,2%) trong tổng số 979 biểu thức tiếng Anh chứa ẩn dụ ĐẶC ĐIỂM CỦA CON NGƯỜI LÀ VỊ. 2.2.2. Ẩn dụ ý niệm ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH CỦA CON NGƯỜI LÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA VỊ trong tiếng Anh Khảo sát và nghiên cứu ngữ liệu cho thấy ẩn dụ này chỉ xuất hiện với miền nguồn vị ngọt, tạo thành ẩn dụ bậc dưới: ADYN NGOẠI HÌNH ĐẸP LÀVỊ NGỌT(SWEET) Sơ đồ ánh xạ của ẩn dụ: MIỀN NGUỒN MIỀN ĐÍCH ỨNG VỚI VỊ ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH Vị ngọt Ngoại hình đẹp của con người Tác động dễ chịu lên thần kinh Gây cảm giác dễ chịu khi nhìn ngắm vị giác Vị gây cảm giác thèm ăn thêm Vẻ đẹp hấp dẫn người nhìn Mức độ của vị Mức độ đánh giá về vẻ đẹp ngoại hình 2.2.3. ADYN ĐẶC ĐIỂM TÍNH CÁCH CỦA CON NGƯỜI LÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA VỊ trong tiếng Anh Sơ đồ ánh xạ của ẩn dụ: MIỀN NGUỒN MIỀN ĐÍCH ỨNG VỚI VỊ TÍNH CÁCH Vị ngọt (sweet) Tính cách tốt Vị chua (sour), đắng (bitter) Tính cách xấu Thay đổi về vị Thay đổi tính cách Tác dụng của vị lên thần kinh cảm Cảm nhận về tính cách của con giác người 2.2.3.1. ADYN TÍNH CÁCH TỐT LÀ VỊ NGỌT (SWEET) Luận án tìm được 42 biểu thức ngôn ngữ chứa ADYN TÍNH CÁCH TỐT LÀ VỊ NGỌT (SWEET) trong tiếng Anh, cao hơn so với 31 biểu thức trong tiếng Việt. 2.3.3.2. ADYN TÍNH CÁCH XẤU LÀ VỊ CHUA (SOUR), ĐẮNG (BITTER ) Có 8 biểu thức chứa miền nguồn vị chua (sour) và 22 biểu thức chứa miền nguồn vị đắng (bitter). 2.2.4. ADYN CẢM XÚC CỦA CON NGƯỜI LÀ VỊ trong tiếng Anh Đây là ánh xạ được tìm thấy phổ biến nhất trong khối ngữ liệu thống kê được (sweet:56 biểu thức, sour: 52, bitter: 114 biểu thức). Sơ đồ ánh xạ của ẩn dụ: MIỀN NGUỒN MIỀN ĐÍCH ỨNG VỚI VỊ CẢM XÚC Vị ngọt (sweet) Cảm xúc tích cực Vị chua (sour), đắng (bitter) Cảm xúc tiêu cực
  15. 13 Nồng độ của vị Mức độ của cảm xúc Thay đổi vị Thay đổi cảm xúc Pha trộn vị Cảm xúc đan xen 2.2.4.1. CẢM XÚC TÍCH CỰC LÀ VỊ NGỌT (SWEET) 56 biểu thức được tìm thấy chứa miền nguồn VỊ NGỌT lên miền đích CẢM XÚC TÍCH CỰC. 2.2.4.2. CẢM XÚC TIÊU CỰC LÀ VỊ CHUA (SOUR), ĐẮNG(BITTER) Đây là ẩn dụ phổ biến nhất trong toàn bộ nghiên cứu về ADYN CẢM XÚC CỦA CON NGƯỜI LÀ VỊ. Luận án tìm thấy 114 biểu thức ngôn ngữ trong tiếng Anh chứa miền nguồn vị đắng và 52 biểu thức chứa miền nguồn vị chua chiếu xạ lên miền đích CẢM XÚC TIÊU CỰC. Số liệu này cao hơn so với các ẩn dụ tương tự trong tiếng Việt. 2.2.5. ADYN HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP CỦA CON NGƯỜI LÀ VỊ trong tiếng Anh Nguồn ngữ liệu thống kê cho thấy 27 lượt xuất hiện dụ dẫn sweet smile, 13 lượt sweet voice, 13 lượt sweet treats… mang nghĩa ẩn dụ về hành động giao tiếp tốt đẹp; 38 biểu thức chứa ánh xạ của vị chua (sour), 22 biểu thức chứa từ chỉ vị đắng (bitter) lên miền đích Giao tiếp xã hội thông qua các từ ngữ được sử dụng ẩn dụ (dụ dẫn) như: sour laugh, sour voice, bitter smile, bitter comment;12 biểu thức chứa miền nguồn salty lên miền đích HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP tiêu cực. Sơ đồ ánh xạ của ẩn dụ: MIỀN NGUỒN MIỀN ĐÍCH ỨNG VỚI VỊ HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP Vị ngọt (sweet) Giao tiếp tích cực Vị ngọt (sweet) Giao tiếp có mục đích tiêu cực Vị mặn (salty) Giao tiếp tiêu cực Vị chua(sour), đắng (bitter) Giao tiếp tiêu cực 2.3. So sánh, đối chiếu đặc điểm tương đồng đồng và khác biệt của ADYN phạm trù VỊ với miền đích CON NGƯỜI trong tiếng Việt và tiếng Anh 2.3.1. Những điểm tương đồng Về mặt định lượng: Số lượng biểu thức chứa ẩn dụ ý niệm tìm được trong cả hai ngôn ngữ là tương đối bằng nhau với cả 8 từ chỉ vị cơ bản. Tuy nhiên số lượng biểu thức đối với mỗi vị là khác nhau, trong đó vị ngọt (sweet) chiếm tỷ lệ cao nhất (325 biểu thức tiếng Việt và 335 biểu thức tiếng Anh), vị mặn (salty) chiếm tỷ lệ thấp nhất (200 biểu thức tiếng Việt và 73 biểu thức tiếng Anh). Về mặt ngữ nghĩa và tri nhận: Cơ chế ánh xạ từ miền Nguồn VỊ sang miền đích ĐẶC ĐIỂM CỦA CON NGƯỜI được biểu thị trên một lược đồ ánh xạ đơn tuyến với những ánh xạ giống nhau ở hai ngôn ngữ. Điều này lý giải do tính phổ quát của phạm trù VỊ trong tư duy của con người ở những nền văn hóa khác nhau. Thuộc tính điển dạng của ADYN này là đặc điểm vật lý của các vị (1), tính nổi trội
  16. 14 của các vị (2) và tác dụng sinh lý, tâm lý (3) của các vị dẫn tới những tri nhận tương liên. Các ẩn dụ bậc trên hoàn toàn tương đồng trong tiếng Việt và tiếng Anh, bao gồm: - ĐẶC ĐIỂM CỦA NGOẠI HÌNH CỦA CON NGƯỜI LÀ VỊ; ĐẶC ĐIỂM TÍNH CÁCH CỦA CON NGƯỜI LÀ VỊ; TÂM LÝ, TÌNH CẢM, CẢM XÚC CỦA CON NGƯỜI LÀ VỊ; HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP XÃ HỘI CỦA CON NGƯỜI LÀ VỊ. 2.3.2. Những điểm khác biệt: - Số lượng ẩn dụ bậc dưới trong tiếng Việt được tìm thấy nhiều hơn, với 11 ẩn dụ, trong tiếng Anh là 9 ẩn dụ. - Số lượt xuất hiện ẩn dụ ở mỗi vị thể hiện sự khác biệt nhỏ, thể hiện trong bảng: VỊ ẨN DỤ TV TA Ngoại hình đẹp 38 41 Tính cách tích cực 31 42 Ngọt (208) Tình cảm, cảm xúc tích cực 48 56 Sweet (204) Giao tiếp tích cực 38 53 Giao tiếp tiêu cực 53 12 Ngoại hình đẹp 36 0 Tình cảm, cảm xúc sâu sắc 34 0 Mặn (73) Hoạt động giao tiếp tích cực 8 0 Salty (8) Cảm xúc tiêu cực 3 0 Hoạt động giao tiếp tiêu cực 0 8 Tính cách tiêu cực, bị thoái hóa 23 8 Chua (109) Cảm xúc tiêu cực 56 52 Sour (98) Hoạt động giao tiếp tiêu cực 30 38 Cảm xúc tiêu cực là 76 114 Đắng (78) Tính cách tiêu cực 0 22 Bitter (158) Hoạt động giao tiếp tiêu cực là 32 22 Từ bảng trên có thể thấy được sự khác nhau về các ánh xạ: ADYN VẺ ĐẸP NGOẠI HÌNH trong tiếng Việt có 2 ánh xạ của vị NGỌT và vị MẶN lên miền đích, trong khi trong tiếng Anh chỉ có VẺ ĐẸP NGOẠI HÌNH LÀ VỊ MẶN; vị NGỌT trong tiếng Việt còn ánh xạ lên cả miền đích HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP TÍCH CỰC và TIÊU CỰC, còn trong tiếng Anh chủ yếu tìm thấy ở miền đích GIAO TIẾP TÍCH CỰC. Miền nguồn vị ĐẮNG cho thấy sự khác biệt nhỏ: ADYN CẢM XÚC TIÊU CỰC LÀ VỊ ĐẮNG được tìm thấy nhiều hơn trong tiếng Anh so với tiếng Việt (114-76). Ngoài ra có 22 biểu thể hiện ý niệm TÍNH CÁCH TIỂU CỰC của con người với miền nguồn BITTER, trong khi ánh xạ này không được tìm thấy trong tiếng Việt. 2.4. Tiểu kết
  17. 15 Chương 2 tập trung miêu tả kết quả nghiên cứu về các ẩn dụ cấu trúc của miền nguồn VỊ và miền đích CON NGƯỜI, sử dụng quy trình nhận diện ẩn dụ MIP, tìm hiểu các thuộc tính của miền nguồn VỊ, miền đích CON NGƯỜI, áp dụng phương châm vi phạm chất lương giao tiếp của Grice để thống kê, phân loại ẩn dụ, lập các sơ đồ biểu thị đường đi của ánh xạ, từ đó tìm ra các ánh xạ tương đồng và khác biệt. Đồng thời luận án cũng làm rõ được những nét thuộc tính được tô rõ và làm mờ của miền nguồn VỊ chiếu xạ lên miền Đích CON NGƯỜI. Kết quả nghiên cứu cho thấy AD cấu trúc ĐẶC ĐIỂM CỦA CON NGƯỜI LÀ VỊ là một ẩn dụ phổ quát trong hai ngôn ngữ, với tỷ lệ và tần suất xuất hiện tương đối đồng đều, và cùng có 4 ẩn dụ bậc trên, và 12 ẩn dụ bậc dưới (trong đó TV có 11 AD, TA có 9 AD). Sự khác biệt này chủ yếu do sự khác nhau trong cách hai dân tộc tư duy về vị mặn, và được lý giải là do tư duy văn hóa nông nghiệp, đặc trưng khí hậu nhiệt đới, sinh sống gần biển, do đó vị mặn được coi như “bách vị chi chủ”-là biểu hiện của những điều tốt đẹp và tích cực trong thế giới quan của người Việt Nam. CHƯƠNG 3 ĐỐI CHIẾU ẨN DỤ Ý NIỆM PHẠM TRÙ VỊ VỚI MIỀN ĐÍCH CUỘC ĐỜI TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH Luận án tìm thấy, lựa chọn và phân tích tổng cộng 991 mẫu ngữ liệu trong tiếng Việt và 979 mẫu trong tiếng Anh. Kết quả khảo sát cho thấy phạm trù vị có ảnh hưởng rất lớn tới cách người Việt và người Anh tư duy về CUỘC ĐỜI (với 381/991 biểu thức tiếng Việt, và 392/ 979 biểu thức tiếng Anh.) Các biểu thức sau đó được phân loại, phân tích, cho thấy một ADYN tổng quát duy nhất là TRẢI NGHIỆM CUỘC ĐỜI LÀ TRẢI NGHIỆM VỊ trong cả hai ngôn ngữ. 3.1. ADYN TRẢI NGHIỆM CUỘC ĐỜI LÀ TRẢI NGHIỆM VỀ VỊ trong tiếng Việt 3.1.1. Về ý niệm CUỘC ĐỜI trong tiếng Việt Tham khảo các từ điển, luận án tập trung tìm hiểu ý niệm cuộc đời từ phương diện nghĩa rộng: “cuộc đời” là: sự trải nghiệm cuộc sống cá nhận của con người, với đầy đủ đặc điểm biến động thăng, trầm, vui buồn và những biến cố trong đó; và “đời sống xã hội” gắn liền với quá trình sống của tất cả mọi người với vô vàn những hoạt động, sự kiện xảy ra trong đó (từ điển tiếng Việt). 3.1.2. Lược đồ ánh xạ của ẩn dụ ý niệm TRẢI NGHIỆM CUỘC ĐỜI LÀ TRẢI NGHIỆM VỀ VỊ trong tiếng Việt Sơ đồ ánh xạ của ẩn dụ: MIỀN NGUỒN MIỀN ĐÍCH ỨNG VỚI VỊ TRẢI NGHIỆM CUỘC ĐỜI Vị ngọt Trải nghiệm cuộc đời tốt đẹp, tích cực Vị mặn Trải nghiệm cuộc đời tốt đẹp, sung túc, yên ấm Vị chua, đắng Trải nghiệm cuộc đời bất hạnh
  18. 16 Mức độ của vị Mức độ của những trải nghiệm khác nhau Thay đổi về vị Thay đổi tính chất của cuộc đời Pha trộn vị Đan xen trải nghiệm khác nhau của cuộc đời Hoạt động của con người với những trải nghiệm Các hoạt động với vị cuộc đời 3.1.3. ADYN TRẢI NGHIỆM CUỘC ĐỜI LÀ TRẢI NGHIỆM VỊ 3.1.3.1. TRẢI NGHIỆM CUỘC ĐỜI TỐT ĐẸP LÀ TRẢI NGHIỆM VỊ NGỌT Các thuộc tính cơ bản của vị ngọt đã được chọn lựa để ánh xạ lên miền đích cuộc đời, gồm có thuộc tính về tác động tâm lý, thuộc tính về nhiệt độ. Có 132 biểu thức được tìm thấy chứa ADYN này. 3.1.3.2 TRẢI NGHIỆM CUỘC ĐỜI TỐT ĐẸP LÀ TRẢI NGHIỆM VỊ MẶN Đây là ẩn dụ riêng biệt trong tiếng Việt. Đặc trưng văn hóa thuần nông, gần biển và vùng khí hậu nhiệt đới và địa lý gần biển đã khiến cho vị mặn của muối trở thành yếu tố quan trọng nhất trong ẩm thực của người Việt, cũng là gia vị thiết yếu nhất của các món ăn. Đây là ẩn dụ khá phổ biến trong ngôn ngữ dân gian, với 36 biểu thức chứa AD của miền nguồn VỊ MẶN và miền đích CUỘC ĐỜI TỐT ĐẸP trong nguồn ngữ liệu tiếng Việt. 3.1.3.3. TRẢI NGHIỆM CUỘC ĐỜI BẤT HẠNH LÀ TRẢI NGHIỆM VỊ CHUA, ĐẮNG Sơ đồ ánh xạ của ẩn dụ: MIỀN NGUỒN MIỀN ĐÍCH ỨNG VỚI VỊ CHUA, ĐẮNG CUỘC ĐỜI BẤT HẠNH Vị chua (sour) Cuộc đời không tốt đẹp, kém may mắn Vị đắng (bitter) Cảm giác khó chịu đối với vị Trải nghiệm cảm giác khó chịu trong tinh giác thần Vị gây the xót trong miệng Trải nghiệm cảm giác đau xót trong tinh thần Vị gây nghẹn Trải nghiệm sự đau khổ bất lực 88 biểu thức chứa miền nguồn vị CHUA, 112 biểu thức chứa miền nguồn vị ĐẮNG ánh xạ lên miền đích CUỘC ĐỜI TIÊU CỰC. Cơ sở tri nhận chính là các tác động tâm lý và sinh lý của vị lên con người. 3.1.3.4. SỰ PHỨC TẠP CỦA CUỘC ĐỜI LÀ CÁC VỊ PHA TRỘN Trong tiếng Việt, khi ý niệm vị được ánh xạ lên miền đích CUỘC ĐỜI, hầu như các vị luôn đi cùng với nhau, kết hợp với nhau, tạo thành các cặp vị mang tính tương đồng như ngọt bùi, chua chát, chua cay…hoặc các cụm đối lập như ngọt bùi-cay đắng, đắng cay-mặn ngọt, …Ý niệm này cho thấy tư duy mang tính chất văn hóa rất rõ ràng của người Việt. Trong văn hóa ẩm thực, các vị phải kết hợp với nhau một cách nhuần nhuyễn và điều độ thì mới kích thích nhau, làm đậm vị của nhau.
  19. 17 3.1.3.5. CHIỀU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CUỘC ĐỜI LÀ THAY ĐỔI VỀ VỊ Với 2 ánh xạ: CUỘC SỐNG TRỞ NÊN TỐT HƠN LÀ (TRỞ THÀNH) VỊ NGỌT. CUỘC SỐNG XẤU ĐI LÀ (TRỞ THÀNH) VỊ CHUA, CAY, ĐẮNG. 3.2. ADYN TRẢI NGHIỆM CUỘC ĐỜI LÀ TRẢI NGHIỆM VỀ VỊ trong tiếng Anh 3.2.1. Về ý niệm CUỘC ĐỜI trong tiếng Anh Ý niệm CUỘC ĐỜI: “kinh nghiệm và hoạt động tiêu biểu cho sự tồn tại của tất cả mọi người; các hoạt động và trải nghiệm điển hình của một lối sống cụ thể” đã được soi rọi bởi các thuộc tính cụ thể của miền nguồn VỊ, bao gồm thuộc tính vật lý, tác động sinh lý, nồng độ, tính nhiệt và tính kết hợp, đối lập của vị. Trong số 979 mẫu ngữ liệu, tìm thấy khoảng 392 ngữ liệu về vị mang ý nghĩa ẩn dụ về CUỘC ĐỜI. 3.2.2. Lược đồ ánh xạ của ẩn dụ ý niệm TRẢI NGHIỆM CUỘC ĐỜI LÀ TRẢI NGHIỆM VỀ VỊ trong tiếng Anh Sơ đồ ánh xạ của ẩn dụ: MIỀN NGUỒN MIỀN ĐÍCH ỨNG VỚI VỊ CUỘC ĐỜI Vị ngọt (sweet) Trải nghiệm cuộc đời tốt đẹp Vị đắng (bitter),chua (sour) Trải nghiệm cuộc sống tiêu cực Nếm, thưởng thức vị Cảm nhận về cuộc đời Mức độ của vị Mức độ trải nghiệm khác nhau Thay đổi về vị Thay đổi tính chất cuộc sống Hoạt động của con người tác động lên trải Hoạt động với VỊ nghiệm khác nhau 3.2.3. TRẢI NGHIỆM CUỘC SỐNG TỐT ĐẸP LÀ TRẢI NGHIỆM VỊ NGỌT Bản chất tốt đẹp, tích cực, quý giá, gây hưng phấn của vị ngọt ánh xạ lên nhiều miền đích bậc dưới trong miền đích CUỘC ĐỜI, trong đó có hạnh phúc gia đình, sự mãn nguyện hài lòng của cá nhân, và sự tốt đẹp, thành công trong các lĩnh vực của cuộc sống…Luận án tìm thấy 132 biểu thức tiếng Anh thể hiện ý niệm này 3.2.4. ADYN TRẢI NGHIỆM CUỘC ĐỜI KHÔNG TỐT ĐẸP LÀ TRẢI NGHIỆM VỊ ĐẮNG (BITTER) VÀ CHUA (SOUR) Có 98 biểu thức chứa miền nguồn vị CHUA, 155 biểu thức miền nguồn vị ĐẮNG ánh xạ lên miền đích CUỘC ĐỜI TIÊU CỰC trong tiếng Anh. 3.2.5. SỰ PHỨC TẠP CỦA CUỘC ĐỜI LÀ CÁC VỊ PHA TRỘN Có 7 biểu thức kết hợp các từ ngữ chỉ vị như sweet-and-sour, 16 biểu thức bitter-sweet, với ý nghĩa ánh xạ lên miền đích CUỘC ĐỜI 3.2.6. CHIỀU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CUỘC ĐỜI LÀ THAY ĐỔIVỊ Với hai ẩn dụ bậc dưới:
  20. 18 CUỘC SỐNG TRỞ NÊN TỐT ĐẸP HƠN LÀ TRỞ NÊN NGỌT HƠN (SWEETEN/ SWEETER…) CUỘC SỐNG TRỞ NÊN TỒI TỆ LÀ TURN SOUR/ BITTER 3.3. So sánh, đối chiếu đặc điểm tương đồng và khác biệt trong ADYN phạm trù VỊ với miền đích CUỘC ĐỜI trong tiếng Việt và tiếng Anh Luận án tìm được 381 biểu thức tiếng Việt (38,5%) và 392 biểu thức tiếng Anh (40%) chứa ADYN với miền nguồn VỊ và miền đích CUỘC ĐỜI. Sự khác biệt về mặt tần suất ẩn dụ, thể hiện trong bảng sau: VỊ ẨN DỤ TV TA Ngọt(133) Trải nghiệm cuộc đời tốt đẹp 133 132 Sweet (132) Cuộc đời trở nên tốt hơn Mặn (48) Trải nghiệm cuộc đời sung túc 36 0 Salty (7) Trải nghiệm cuộc đời vất vả 0 7 Chua(88) Trải nghiệm cuộc đời tiêu cực 88 98 Sour( 98) Cuộc đời trở nên tồi tệ Đắng (112) Trải nghiệm cuộc đời bất hạnh 112 155 Bitter(155 Cuộc đời trở nên bất hạnh Tổng 381 392 3.3.1. Những điểm tương đồng Có thể nhận thấy, các vị ngọt, chua, đắng cho thấy tần suất xuất hiện ẩn dụ tương đối tương đồng trong 2 ngôn ngữ. Cả hai dân tộc đều yêu thích vị ngọt, do cảm giác dễ chịu mà nó đem lại, do tính nhiệt thấp, dễ hòa tan của vị ngọt. Do vậy đều ánh xạ vị ngọt lên cảm xúc tình yêu, hạnh phúc và Cuộc đời tốt đẹp. Tương tự, vị chua (sour), đắng (bitter) cũng là vị đem lại cảm giác khó chịu và tiêu cực, do vậy về cơ bản, các vị đó được tư duy để hiểu về cuộc đời không may mắn, không tốt đẹp 3.3.2. Những điểm khác biệt Trong tiếng Việt, vị chua ít khi được dùng độc lập để tri nhận về cuộc sống không tốt đẹp, mà thường đi kèm các từ chỉ vị hoặc chỉ cảm giác khác như “chua chát, chua cay”. Còn trong tiếng Anh, từ “sour/chua” đứng độc lập, kết hợp các động từ chỉ quá trình chuyển đổi như turn sour/ get sour/ be soured… để thể hiện sự chuyển đổi trạng thái, từ đặc tính tích cực, tốt đẹp, lành mạnh sang trạng thái tiêu cực, không tốt cho sức khỏe và gây khó chịu trong cảm giác. Cơ sở lý giải điều này dựa vào “bộ lọc văn hóa”. Trong văn hóa ẩm thực Việt Nam, vị chua là một vị cơ bản trong ngũ vị. Theo y học cổ truyền, vị chua các tác dụng điều tiết cân bằng tỳ vị. Do vậy nó không thực sự là một vị tiêu cực. Tuy nhiên nếu kết hợp cùng các vị khác như chát, cay thì vị chua là vị của trái cây còn xanh, còn chưa ngon ngọt, hoặc là vị đã bị chua nồng, hư hỏng. Lúc này vị chua mang tính tiêu cực, có đặc điểm tương đồng với cảm giác trải nghiệm những điều tiêu cực trong cuộc sống.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2