intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thuật ngữ phòng cháy chữa cháy Anh - Việt

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu của luận án nhằm làm sáng tỏ đặc trưng về mặt cấu tạo, định danh của hệ thống thuật ngữ phòng cháy chữa cháy trong hai ngôn ngữ, rút ra một số điểm tương đồng và khác biệt của hệ thuật ngữ PCCC Tiếng Anh và tiếng Việt trên hai phương diện cơ bản này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thuật ngữ phòng cháy chữa cháy Anh - Việt

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------------------- NGUYỄN BÍCH NGỌC ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY ANH – VIỆT Ngành: Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu Mã số: 9.22.20.24 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI - 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM VIỆN NGÔN NGỮ HỘC VIỆN KHOA HỌC XÁC HỘI VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM HIỂN Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Thiện Giáp Phản biện 2: PGS.TS. Phan Văn Quế Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Xuân Hòa Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Vào hồi .... giờ ... ngày .... tháng ..... năm 20... Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Khoa học xã hội
  3. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Bích Ngọc (2021), Equivalence in the translation of fir terms from English into Vietnamese. (International Research Journal of Engineering and Technology (IRJET) Volume: 08 Issue: 05 May 2021 www.irjet.net p-ISSN: 2395-0072 e-ISSN: 2395-0056). 2. Nguyễn Bích Ngọc, Phạm Hiển (2021), Mô hình cấu tạo đoản ngữ của thuật ngữ Phòng cháy chữa cháy tiếng Anh – Tạp chí Ngôn ngữ số tháng 9/2021. 3. Nguyễn Bích Ngọc, Phạm Hiển (2022), Một số đặc điểm cấu tạo thuật ngữ Phòng cháy chữa cháy tiếng Anh – Tạp chí Ngôn ngữ số tháng 11/2022. 4. Nguyễn Bích Ngọc, Phạm Hiển (2022), Đối chiếu mô hình định danh thuật ngữ phòng cháy chữa cháy Anh- Việt – Tạp chí Ngôn ngữ số tháng 4/2023.
  4. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong xu hướng hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng hiện nay của Đất nước, ngành phòng cháy chữa cháy có nhu cầu cấp bách cần hoàn thiện, chuẩn hóa và phát triển hệ thống thuật ngữ khoa học tiếng Việt sao cho phù hợp với những chuẩn mực chung của thuật ngữ học thế giới. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về hệ thuật ngữ phòng cháy chữa cháy tiếng Anh và tiếng Việt. Từ thực tế nêu trên, chúng tôi chọn nghiên cứu “Đối chiếu thuật ngữ phòng cháy chữa cháy Anh - Việt” làm đề tài nghiên cứu cho luận án. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu của luận án nhằm làm sáng tỏ đặc trưng về mặt cấu tạo, định danh của hệ thống thuật ngữ phòng cháy chữa cháy trong hai ngôn ngữ, rút ra một số điểm tương đồng và khác biệt của hệ thuật ngữ PCCC Tiếng Anh và tiếng Việt trên hai phương diện cơ bản này. Nghiên cứu của luận án là cơ sở để chúng tôi đề xuất một số giải pháp cụ thể để xây dựng, chuẩn hoá thuật ngữ phòng cháy chữa cháy, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng thuật ngữ phòng cháy chữa cháy trong lực lượng phòng cháy chữa cháy và việc đào tạo tiếng Anh chuyên ngành phòng cháy chữa cháy. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được những mục đích trên, luận án giải quyết những nhiệm vụ sau: - Tổng quan tình hình nghiên cứu thuật ngữ và thuật ngữ PCCC trên thế giới và ở Việt Nam, qua đó xác lập cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu; - Đối chiếu đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ PCCC trong tiếng Anh và tiếng Việt về phương thức cấu tạo, các loại mô hình kết hợp các yếu tố để tạo thành thuật ngữ PCCC trong cả hai ngôn ngữ; - Đối chiếu để chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau về đặc điểm định danh của thuật ngữ PCCC trong hai ngôn ngữ Anh và Việt theo kiểu ngữ nghĩa và cách thức biểu thị của thuật ngữ PCCC; - Đề xuất về xây dựng và chuẩn hoá thuật ngữ PCCC tiếng Việt. 3. Đối tượng, phạm vi và tư liệu nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là hệ thống thuật ngữ phòng cháy chữa 1
  5. cháy tiếng Anh và tiếng Việt, cụ thể là các thuật ngữ biểu đạt các khái niệm được sử dụng trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận án chỉ giới hạn ở việc khảo sát các thuật ngữ PCCC tiếng Anh và tiếng Việt hiện đang được sử dụng trong lĩnh vực PCCC. Luận án khảo sát các thuật ngữ PCCC liên quan đến 7 phạm trù tiêu biểu của ngành PCCC gồm: (1) chủ thể hoạt động PCCC, (2) sự vật là đối tượng của các hoạt động PCCC, (3) thiết bị dùng trong PCCC, (4) quá trình, hoạt động xảy ra trong PCCC, (5) hiện tượng thường xảy ra trong PCCC, (6) Không gian, địa điểm diễn ra hoạt động trong PCCC, (7) Thời gian diễn ra hoạt động PCCC. 3.3. Nguồn tư liệu Luận án dựa vào các cuốn từ điển giải thích Anh - Anh, Nga – Anh - Việt như: NFPA glossary of terms (2019 Edition), F is for Fire - A Dictionary of Key Fire Terminology, Illustrated Dictionary Fire Service Terms, Các sự cố khẩn cấp - Từ điển Nga - Anh - Việt, Sổ từ Tiếng Anh chuyên ngành phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ… Ngoài ra luận án còn dựa vào các tài liệu khoa học PCCC như: giáo trình Giáo trình Tiếng Anh chuyên ngành, tạp chí PCCC, tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn PCCC của Anh, tiêu chuẩn PCCC của Hiệp hội Phòng cháy quốc gia Hoa Kỳ, sách, báo, tạp chí chuyên ngành bằng tiếng Anh và tiếng Việt. Với cách tiến hành như trên, luận án đã thu thập được 2250 thuật ngữ tiếng Anh và 2250 thuật ngữ tiếng Việt thuộc 07 phạm trù tiêu biểu cuả ngành PCCC làm tư liệu nghiên cứu. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp phân tích thành tố trực tiếp, phương pháp mô tả, thủ pháp thống kê, phân loại. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án khảo sát và phân tích một cách có hệ thống, toàn diện, chuyên sâu về đặc điểm cấu tạo, đặc điểm định danh của thuật ngữ PCCC trong tiếng Anh và tiếng Việt. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Luận án sẽ chỉ ra những đặc điểm về mặt cấu tạo, ngữ nghĩa của thuật ngữ phòng cháy chữa cháy tiếng Anh trong sự đối chiếu với tiếng Việt. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần vào việc xây dựng lý thuyết chung 2
  6. về thuật ngữ từ đó có thể góp phần cung cấp các luận cứ khoa học cho việc xây dựng từ điển thuật ngữ phòng cháy chữa cháy Anh-Việt trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa. Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở để biên soạn từ điển thuật ngữ phòng cháy chữa cháy Anh – Việt hoặc Việt – Anh phục vụ cho ngành ngôn ngữ, cho việc giảng dạy ngoại ngữ nói chung và giảng dạy tiếng Anh chuyên ngành phòng cháy chữa cháy nói riêng. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 3 chương sau. CHƯƠNG 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận CHƯƠNG 2: Đối chiếu phương thức và đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ phòng cháy chữa cháy Anh – Việt. CHƯƠNG 3: Đối chiếu phương thức tạo lập và đặc điểm định danh thuật ngữ phòng cháy chữa cháy Anh – Việt. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới và ở Việt Nam 1.1.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới và ở Việt Nam 1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới Có thể tóm lược sự phát triển của thuật ngữ trên thế giới qua các giai đoạn quan trọng: giai đoạn thế kỷ 18, 19 và nửa đầu thế kỷ 20; giai đoạn nửa cuối thể kỷ 20 và giai đoạn 1975-1985. Theo Teresa Cabré M. thuật ngữ học hiện đại có 4 giai đoạn phát triển cơ bản: Giai đoạn hình thành (1930 - 1960), Giai đoạn cấu trúc (1960 - 1975); Giai đoạn bùng nổ (1975 - 1985); và Giai đoạn mở rộng (1985 đến nay). 1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ ở Việt Nam Nhiều công trình nghiên cứu lí thuyết về thuật ngữ tiếng Việt đã được công bố gắn với những tên tuổi các nhà Việt ngữ học, như: Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Văn Tu, Lưu Vân Lăng, Hoàng Văn Hành, Nguyễn Như Ý, Đái Xuân Ninh, Nguyễn Đức Dân, Lê Khả Kế, Nguyễn Thiện Giáp, Vương Toàn, Lê Quang Thiêm, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Tồn, Hà Quang Năng...Ý kiến của các học giả đều tập trung vào thảo luận một số vấn đề lí luận chung về thuật ngữ như: khái niệm thuật ngữ, các tiêu chuẩn của thuật ngữ, những phương thức đặt thuật ngữ, vấn đề vay mượn thuật ngữ nước ngoài, và chuẩn hóa thuật ngữ. Một 3
  7. số các nghiên cứu gần đây tập trung về đối chiếu thuật ngữ, kế hoạch hoá ngôn ngữ, thuật ngữ học tri nhận. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ PCCC trên thế giới và ở Việt Nam 1.1.2.1. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ PCCC trên thế giới Các nghiên cứu về thuật ngữ PCCC được quan tâm từ rất sớm và thiên về xu hướng của thuật ngữ học ứng dụng, phát triển mạnh ở một số quốc gia điển hình là Nga, Anh, Mỹ, Nhật Bản, Mông Cổ… 1.1.2.2. Tình hình nghiên cứu thuật ngữ PCCC ở Việt Nam Trái với sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực PCCC, các công trình nghiên cứu về PCCC nói chung và thuật ngữ PCCC nói riêng cả về lý luận và thực tiễn hầu như không nhiều, đặc biệt chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu về thuật ngữ PCCC có sự đối chiếu với hệ thuật ngữ PCCC tiếng Việt. Ngoài bộ tiêu chuẩn quốc gia về từ vựng – thuật ngữ PCCC TCVN 9310, hiện nay chỉ mới xuất hiện một vài cuốn từ điển thuật ngữ PCCC Nga - Anh hoặc Nga – Anh – Việt. 1.2. Một số cơ sở lý thuyết về thuật ngữ 1.2.1. Các quan niệm về thuật ngữ Một số nhà ngôn ngữ học Nga và các nước khác khi đưa ra định nghĩa về thuật ngữ nhấn mạnh đến khái niệm và đối tượng chuyên môn thuật ngữ biểu thị. Các định nghĩa được đưa ra đều nhấn mạnh đến tính chính xác của khái niệm và đối tượng chuyên môn mà thuật ngữ biểu thị. Các tác giả khác như Vinokur, Nikiforov, Vinogradov, Kapanadze, Burdin, Acnexôp, Baxkacop, Zoveginxep.v.v. lại chú ý đến chức năng mà thuật ngữ đảm nhiệm. Luận án chấp nhận định nghĩa thuật ngữ của tác giả Hà Quang Năng để làm việc về thuật ngữ như sau: “Thuật ngữ là tập hợp từ, cụm từ được dùng để biểu thị những chính xác các khái niệm, đối tượng thuộc chuyên môn của một ngành khoa học, một lĩnh vực chuyên môn nhất định”. 1.2.2. Phân biệt thuật ngữ với một số lớp từ liên quan Luận án đã phân biệt thuật ngữ với một số khái niệm liên quan khác như: thuật ngữ và danh pháp, thuật ngữ và từ nghề nghiệp, thuật ngữ và từ thông thường 4
  8. 1.2.3. Các tiêu chuẩn của thuật ngữ Theo quan điểm của chúng tôi, thuật ngữ cần có những tiêu chuẩn sau: tính khoa học (gồm tính chính xác, tính hệ thống và tính ngắn gọn), tính quốc tế và tính dân tộc, trong đó tính khoa học và tính quốc tế là những đặc trưng riêng, bắt buộc, còn tính dân tộc thì không quá bắt buộc, mức độ của nó phụ thuộc vào đặc trưng của mỗi ngành khoa học. 1.2.4. Đơn vị cấu tạo thuật ngữ Luận án đã nêu hai quan điểm về yếu tố cấu tạo thuật ngữ và đồng ý với quan điểm của tác giả Phạm Hùng Việt: “yếu tố thuật ngữ trong thuật ngữ tiếng Việt là hình vị đối với thuật ngữ được tạo thành từ từ đơn;là từ hoặc tổ hợp từ đối với thuật ngữ không phải do từ đơn tạo thành; mỗi yếu tố thuật ngữ phản ánh một khái niệm hoặc một thuộc tính của khái niệm trong lĩnh vực chuyên môn được xác định” 1.2.5. Khái quát về phòng cháy chữa cháy và thuật ngữ phòng cháy chữa cháy 1.2.5.1. Khái niệm Phòng cháy chữa cháy Luận án quan điểm: Phòng cháy chữa cháy là tổng hợp các biện pháp, giải pháp kỹ thuật nhằm loại trừ hoặc hạn chế đến mức tối đa các nguy cơ xảy ra cháy, nổ, đồng thời tạo các điều kiện thuận lợi, phù hợp cho công tác cứu người, cứu tài sản, chữa cháy, chống cháy lan hiệu quả và làm giảm thiểu tối đa các thiệt hại do cháy, nổ gây ra. 1.2.5.2. Khái niệm thuật ngữ phòng cháy chữa cháy ”Thuật ngữ PCCC là từ và cụm từ biểu thị các khái niệm, thuộc tính, sự vật, hiện tượng, đối tượng thuộc các lĩnh vực công tác của lực lượng PCCC”. 1.3. Lý thuyết định danh 1.3.1. Khái niệm định danh Định danh là cách đặt tên gọi cho một sự vật, hiện tượng của một ngành khoa học hoặc một lĩnh vực chuyên môn nào đó. Theo đó, định danh mang chức năng gọi tên đối tượng mà thuật ngữ biểu thị. 1.3.2. Quy trình định danh Quá trình định danh sự vật, hiện tượng gồm hai bước sau: quy loại khái niệm và chọn đặc trưng khu biệt. 1.3.3. Nguyên tắc định danh Tên gọi (cái biểu hiện) phải có mối liên hệ nào đó với ý nghĩa của tên gọi (cái được biểu hiện). Tên gọi phải khái quát, trừu tượng, phải mất 5
  9. khả năng gợi đến những đặc điểm, thuộc tính riêng rẽ tạo thành đối tượng vì tên gọi là sản phẩm của tư duy trừu tượng. 1.4. Một số cơ sở lý luận về ngôn ngữ học đối chiếu Luận án đã trình bày khái niệm ngôn ngữ học đối chiếu, phương pháp so sánh đối chiếu và nguyên tắc so sánh đối chiếu. 1.5. Tiểu kết Chương 1 đã khái quát tình hình nghiên cứu thuật ngữ trên thế giới và ở Việt Nam, nêu rõ lịch sử nghiên cứu và xây dựng thuật ngữ nói chung và thuật ngữ PCCC nói riêng. Để có cơ sở lí luận nghiên cứu các vấn đề được đặt ra trong luận án, chúng tôi đưa ra quan niệm về thuật ngữ và thuật ngữ PCCC, các tiêu chuẩn cần thiết của thuật ngữ, phân biệt giữa thuật ngữ với các lớp từ khác và đơn vị cấu tạo thuật ngữ. Bên cạnh đó, lí thuyết định danh và một số vấn đề cơ bản của lĩnh vực ngôn ngữ học so sánh đối chiếu, làm cơ sở quan trọng để đối chiếu giữa hai hệ thuật ngữ PCCC trong tiếng Anh và tiếng Việt. CHƯƠNG 2 ĐỐI CHIẾU PHƯƠNG THỨC VÀ ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA THUẬT NGỮ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY ANH - VIỆT 2.1. Phương thức cấu tạo thuật ngữ Phòng cháy chữa cháy tiếng Anh và tiếng Việt 2.1.1. Phương thức cấu tạo thuật ngữ phòng cháy chữa cháy tiếng Anh 2.1.1.1. Đơn vị cấu tạo từ trong tiếng Anh Từ được tạo ra nhờ một hoặc một số hình vị kết hợp với nhau theo những nguyên tắc nhất định. Trong tiếng Anh, hình vị được xem là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ, có chức năng ngữ pháp và tham gia vào cấu tạo từ, là đơn vị cấu tạo từ. 2.1.1.2. Phương thức cấu tạo thuật ngữ phòng cháy chữa cháy tiếng Anh Thuật ngữ PCCC có cấu tạo là từ đơn, từ phái sinh, từ ghép, và thuật ngữ PCCC có cấu tạo là ngữ. 2.1.2. Phương thức cấu tạo thuật ngữ phòng cháy chữa cháy tiếng Việt 6
  10. 2.1.2.1. Đơn vị cấu tạo từ trong tiếng Việt Luận án chọn quan điểm của Nguyễn Tài Cẩn về từ trong tiếng Việt để làm cơ sở để xác định thuật ngữ PCCC tiếng Việt: “Từ là đơn vị nhỏ nhất có thể vận dụng độc lập ở trong câu”. Từ đơn là từ chỉ gồm một âm tiết. Từ ghép là những từ gồm từ hai tiếng trở lên được ghép với nhau theo quan hệ đẳng lập hoặc chính phụ 2.1.2.2. Phương thức cấu tạo thuật ngữ Phòng cháy chữa cháy tiếng Việt Hệ thuật ngữ PCCC tiếng Việt có cấu tạo là từ đơn, từ ghép (ghép đẳng lập và ghép chính phụ) và có cấu tạo là ngữ. 2.2. Đối chiếu số lượng các yếu tố cấu tạo thuật ngữ phòng cháy chữa cháy tiếng Anh và tiếng Việt 2.2.1. Thuật ngữ phòng cháy chữa cháy tiếng Anh và tiếng Việt xét theo số lượng yếu tố Bảng 2.1: Thống kê thuật ngữ PCCC Anh – Việt theo số lượng yếu tố cấu tạo Tiếng Anh Tiếng Việt Số yếu tố Số thuật ngữ Tỉ lệ % Số thuật ngữ Tỉ lệ % 1 yếu tố 606 26,93 518 23,02 2 yếu tố 871 38,71 1137 50,53 3 yếu tố 496 22,04 438 19,47 4 yếu tố 160 7,11 109 4,84 5 yếu tố 43 1,91 23 1,02 6 yếu tố 4 0,18 20 0,89 7 yếu tố 0 0 5 0,22 Viết tắt 70 3,11 0 0 Tổng 2.250 100% 2.250 100% 2.2.2. Đánh giá sự tương đồng và khác biệt của thuật ngữ phòng cháy chữa cháy tiếng Anh và tiếng Việt trên số lượng yếu tố cấu tạo Xét về số lượng các yếu tố cấu tạo, số lượng các thuật ngữ được cấu tạo từ một đến ba yếu tố chiếm tỉ lệ cao nhất trong cả hai hệ thuật ngữ. Số lượng thuật ngữ một yếu tố trong tiếng Anh nhiều hơn không đáng kể so với trong tiếng Việt. Trong số 2.250 thuật ngữ PCCC tiếng Anh được khảo sát chỉ có 4 thuật ngữ PCCC có cấu tạo bởi sáu yếu tố, chiếm tỉ lệ không đáng kể 0,18% và không có thuật ngữ nào có cấu tạo bảy yếu tố. Ở 7
  11. hệ thuật ngữ PCCC tiếng Việt, có đến 20 thuật ngữ có cấu tạo sáu yếu tố và 5 thuật ngữ có cấu tạo 7 yếu tố. 2.3. Đối chiếu đặc điểm về cấu tạo và từ loại của thuật ngữ PCCC tiếng Anh và Tiếng Việt 2.3.1. Thuật ngữ PCCC có cấu tạo một yếu tố Bảng 2.2: Thống kê thuật ngữ PCCC tiếng Anh một yếu tố Thuật ngữ Từ loại Số lượng Tỉ lệ % Danh từ 205 9,11 Từ đơn Động từ 104 354 4,62 15,73 Tính từ 45 2,0 Từ phái sinh Danh từ 117 5,20 8,76 Động từ 12 197 0,53 Tính từ 68 3,02 Danh từ 38 1,69 Từ ghép Động từ 3 55 0,13 2,44 Tính từ 14 0,62 Tổng 606/2.250 26,93 Bảng 2.3: Thống kê thuật ngữ PCCC tiếng Việt là từ Thuật ngữ Từ loại Số lượng Tỉ lệ % Danh từ 69 3,07 4,49 Từ đơn Động từ 25 101 1,11 Tính từ 7 0,31 Từ ghép đẳng lập Danh từ 129 5,73 Động từ 44 188 1,96 8,36 Tính từ 15 0,67 Danh từ 170 7,55 10,17 Từ ghép chính phụ Động từ 51 229 2,26 Tính từ 8 0,36 Tổng 518/2.250 23,02 Trong hệ thuật ngữ PCCC tiếng Anh và tiếng Việt có sự tương đồng và khác biệt rõ rệt, cụ thể: phương thức cấu tạo thuật ngữ PCCC của cả hai ngôn ngữ đều có chung hình thức cấu tạo là từ đơn, từ ghép và ngữ trong đó, số lượng thuật ngữ PCCC có phương thức cấu tạo là ngữ chiếm tỉ lệ 8
  12. nhiều nhất. Tuy nhiên, điều khác biệt là thuật ngữ PCCC tiếng Việt không có phương thức cấu tạo là từ phái sinh và từ rút gọn. 2.3.2. Thuật ngữ Phòng cháy chữa cháy có cấu tạo hai yếu tố Thuật ngữ Phòng cháy chữa cháy tiếng Anh Kết quả khảo sát cho thấy, trong số 871 thuật ngữ PCCC có cấu tạo gồm hai yếu tố. Trong số đó, có 811 thuật ngữ là cụm danh từ có hai yếu tố cấu tạo, 54 cụm tính từ và 06 cụm động từ. Thuật ngữ Phòng cháy chữa cháy tiếng Việt Bảng 2.5: Thuật ngữ PCCC tiếng Việt có cấu tạo 2 yếu tố Thuật Từ loại Số lượng Tỉ lệ % ngữ Cụm danh từ 942 41,87 Cụm từ Cụm động từ 154 1137 6,84 50,53 Cụm tính từ 41 1,82 Tổng 1.137 50,53 2.3.3.Thuật ngữ phòng cháy chữa cháy có cấu tạo 3 yếu tố Thuật ngữ Phòng cháy chữa cháy tiếng Anh Khảo sát cho thấy, trong tổng số 2.250 thuật ngữ PCCC được khảo sát, có 496 thuật ngữ có phương thức cấu tạo gồm 3 yếu tố, trong đó số lượng thuật ngữ là cụm danh từ chiếm đa số với 483 thuật ngữ, 03 cụm tính từ và 10 cụm động từ. Thuật ngữ Phòng cháy chữa cháy tiếng Việt Bảng 2.7: Thuật ngữ PCCC Tiếng Việt có cấu tạo 3 yếu tố Thuật Từ loại Số lượng Tỉ lệ % ngữ Cụm danh từ 298 13,24 Cụm từ Cụm động từ 140 438 6,22 19,47 Cụm tính từ 0 0 Tổng 438 19,47 2.3.4. Thuật ngữ PCCC có cấu tạo 4 yếu tố Số lượng thuật ngữ PCCC tiếng Anh là danh ngữ có cấu tạo bốn yếu tố chỉ có 160 thuật ngữ, chiếm 9,81%. Không có cụm động từ và cụm tính từ. 9
  13. Bảng 2.8: Thuật ngữ PCCC tiếng Việt có cấu tạo 4 yếu tố Thuật Từ loại Số lượng Tỉ lệ % ngữ Cụm danh từ 102 4,53 Cụm từ Cụm động từ 07 109 0,31 4,84% Cụm tính từ 0 0 Tổng 109 4,84% Số lượng thuật ngữ PCCC tiếng Việt có cấu tạo bốn yếu tố ít hơn so với tiếng Anh, chỉ có 109 thuật ngữ, chiếm 4,84%. Không có thuật ngữ là cụm tính từ 2.3.5. Thuật ngữ PCCC gồm 5 yếu tố cấu tạo Thuật ngữ PCCC tiếng Anh Số lượng thuật ngữ PCCC tiếng Anh có cấu tạo năm yếu tố chiếm tỉ lệ rất nhỏ, có 43 thuật ngữ trên tổng số 2.250 thuật ngữ là ngữ được khảo sát, chiếm 2,45%. Thuật ngữ PCCC tiếng Anh Số lượng thuật ngữ PCCC tiếng Việt có cấu tạo là năm yếu tố gồm có 23 thuật ngữ, chiếm 1,02%, Bảng 2.9: Thuật ngữ PCCC tiếng Việt có cấu tạo 5 yếu tố Thuật ngữ Từ loại Số lượng Tỉ lệ % Cụm danh từ 23 1,02 Cụm từ Cụm động từ 0 23 0 1,02 Cụm tính từ 0 0 Tổng 23 1,02 2.3.6. Thuật ngữ PCCC gồm sáu yếu tố cấu tạo Thuật ngữ PCCC tiếng Anh Số lượng thuật ngữ PCCC tiếng Anh có 6 yếu tố cấu tạo là 4 thuật ngữ. Thuật ngữ PCCC tiếng Việt Số lượng thuật ngữ có cấu tạo sáu yếu tố trong ngữ liệu khảo sát là 20 thuật ngữ chiếm 0,89%. Bảng 2.10: Thuật ngữ PCCC tiếng Việt có cấu tạo 6 yếu tố Thuật ngữ Từ loại Số lượng Tỉ lệ % Cụm danh từ 20 0,89 Cụm từ Cụm động từ 0 20 0 10,89 Cụm tính từ 0 0 Tổng 20 0,89 10
  14. 2.3.7. Thuật ngữ PCCC gồm bảy yếu tố cấu tạo Không có thuật ngữ PCCC tiếng Anh nào có cấu tạo gồm bảy yếu tố. Trong tiếng Việt, có 05 thuật ngữ. 2.3.8. Thuật ngữ Phòng cháy chữa cháy là từ viết tắt Trong hệ thuật ngữ PCCC tiếng Anh, lượng thuật ngữ PCCC viết tắt khá nhiều. Trong ngữ liệu khảo sát, chúng tôi đưa vào 70 thuật ngữ viết tắt, chiếm 3,11%. Hệ thuật ngữ PCCC tiếng Việt không có cách tạo thuật ngữ mới bằng cách viết tắt thuật ngữ. 2.4. Đối chiếu mô hình cấu tạo thuật ngữ phòng cháy chữa cháy Anh – Việt Ký hiệu Y là yếu tố cấu tạo thuật ngữ (gọi tắt là yếu tố). Trong đó, Y1 là yếu tố cấu tạo thứ nhất, Y2 là yếu tố cấu tạo thứ hai, Y3, Y4, Y5, Y6, Y7 là yếu tố cấu tạo lần lượt từ thứ ba đến thứ bảy. 2.4.1. Các mô hình cấu tạo thuật ngữ phòng cháy chữa cháy tiếng Anh Mô hình 1 Có 859 thuật ngữ PCCC tiếng Anh được cấu tạo theo mô hình 1, chiếm 39,95% , ví dụ: aerial ladder, fire pump... Mô hình 2 Có 12 thuật ngữ tiếng Anh được cấu tạo theo mô hình này chiếm 0,56%, ví dụ: point of origin, area of origin… Mô hình 3 Có 351 thuật ngữ PCCC tiếng Anh được cấu tạo theo mô hình 3, chiếm 16,33%, ví dụ: audible warning device, Halon fire extinghuisher… Mô hình 4 Có 145/2.250 thuật ngữ PCCC tiếng Anh được cấu tạo theo mô hình 4, chiếm 6,74%, ví dụ: high expansion foam, local application nozzle… Mô hình 5 Có 65 thuật ngữ được cấu tạo theo mô hình 5, chiếm 3,02%, ví dụ : dry pipe Sprinkler system, dead end access route… Mô hình 6 11
  15. Trong dữ liệu khảo sát thì mô hình này không phổ biến, chỉ có duy nhất một cụm từ có cấu tạo theo mô hình như này: early suppression fast response (phản ứng nhanh dập cháy sớm). Mô hình 7 Có 52 thuật ngữ PCCC tiếng Anh được cấu tạo theo mô hình này (chiếm 2,42%), ví dụ: wildland fire suppression apparatus, sprinkler fire extinghuishing system… Mô hình 8 Có 33 thuật ngữ PCCC tiếng Anh được cấu tạo theo mô hình này (chiếm 1,53%), ví dụ: available safe escape time, heavy fire rescue apparatus… Mô hình 9 Có 9 thuật ngữ được cấu tạo theo mô hình này (chiếm 0,42%), ví dụ: double check valve assembly, automatic door release mechanism… Mô hình 10 Có 23 thuật ngữ có cấu tạo theo mô hình này (chiếm 1,07%), ví dụ: remote supervising station alarm system, automatic extinguishing system supervisory device… Mô hình 11 Có 20 thuật ngữ thuộc mô hình này (chiếm 0,93%), ví dụ: surface water operations protective dry suit, fludic pressure controlled automatic release mechanism…. Mô hình 12 Chỉ có 02 thuật ngữ có cấu tạo theo mô hình này (chiếm 0.09%), ví dụ: early suppression fast response automatic sprinkler Mô hình 13 có 02 thuật ngữ (chiếm 0,09%) 2.4.2.Các mô hình cấu tạo thuật ngữ phòng cháy chữa cháy tiếng Việt Mô hình 14 Có 1137 thuật ngữ PCCC tiếng Việt đươc cấu tạo theo mô hình này, chiếm tới 50,53%, ví dụ: đầu báo lửa, vòi chữa cháy… Mô hình 15 12
  16. Có 286 thuật ngữ PCCC tiếng Việt được cấu tạo theo mô hình này, chiếm 12,71%, ví dụ: sản phẩm phụ độc hại, van giảm áp bên ngoài, giá trị toả nhiệt thực, lăng phun nước tự động, nguồn bắt cháy ban đầu… Mô hình 16 Có 152 thuật ngữ PCCC tiếng Việt thuộc mô hình này, chiếm 6,76%, ví dụ: bộ phận cảm ứng nhiệt, đánh giá nguy cơ cháy… Mô hình 17 Có 53 thuật ngữ PCCC tiếng Việt được cấu tạo theo mô hình này, chiếm 2,36%, ví dụ: máy đo áp suất dầu thuỷ lực, hệ thống báo cháy cảnh báo sớm, hệ thống báo cháy đa cảm biến… Mô hình 18 Có 27 thuật ngữ PCCC tiếng Việt được cấu tạo theo mô hình này, chiếm 1,2%, ví dụ: hệ thống chữa cháy CO2 cố định, hệ thống chữa cháy Sprinkler tự động, van an toàn tự động đóng… Mô hình 19 Có 21/2.250 thuật ngữ PCCC tiếng Việt được cấu tạo theo mô hình này, chiếm 0.93%, ví dụ: thiết bị chuyển đổi nguồn tự động, lăng phun bọt bội số nở trung bình, khu vực nguy cơ cháy cao… Mô hình 20 Có 8 thuật ngữ có cấu tạo theo mô hình này, chiếm 0,36%, ví dụ: hệ thống trộn bọt chữa cháy… Mô hình 21 Có 17 thuật ngữ PCCC tiếng Việt được cấu tạo theo mô hình này, chiếm 0,76%, ví dụ: hệ thống phun sương mù tự bảo vệ, báo cháy quang cản ánh sáng, tỉ lệ sử dụng thực thể dung dịch tạo bọt… Mô hình 22 Có 6 thuật ngữ PCCC tiếng Việt được cấu tạo theo mô hình này, chiếm 0,27%, ví dụ: công tắc chỉnh áp suất chống cháy nổ… Mô hình 23 Có 12 thuật ngữ có cấu tạo theo mô hình này, chiếm 0,53%, ví dụ: hệ thống chữa cháy đường ống ướt chống đóng băng… Mô hình 24 13
  17. Có 8 thuật ngữ có cấu tạo theo mô hình 24, chiếm 0,36%, ví dụ: chất tạo bọt đậm đặc tạo màng nước mỏng… Mô hình 25 Có 5 thuật ngữ PCCC tiếng Việt được cấu tạo theo mô hình này, chiếm 0,22%, ví dụ: thiết bị phòng chống khí độc sử dụng không khí nén, đồng hồ đếm ngược thời gian xả khí trên tủ trung tâm… 2.4.3. Đánh giá sự tương đồng và khác biệt về mô hình cấu tạo của thuật ngữ phòng cháy chữa cháy Anh – Việt Thông qua 25 mô hình cấu tạo về thuật ngữ PCCC trong tiếng Anh và trong tiếng Việt, điểm chung lớn nhất giữa hai hệ thuật ngữ này là các mô hình có cấu tạo hai và ba yếu tố là những mô hình có tỉ lệ cao nhất, chứng tỏ những mô hình này có khả năng sản sinh nhiều thuật ngữ nhất trong cả tiếng Anh và tiếng Việt. Thuật ngữ PCCC tiếng Việt có mô hình 14 tương tự mô hình 2 của thuật ngữ PCCC tiếng Anh. Mặc dù hai hệ thuật ngữ có mô hình cấu tạo khá đa dạng, nhưng số lượng các thuật ngữ có mô hình cấu tạo từ mô hình 5 đến mô hình 13 chiếm số lượng không đáng kể trong tiếng Anh. Mô hình có tuần suất xuất hiện thấp là mô hình cấu tạo số 6, 9, 12, 13, đây là những mô hình không điển hình trong trong tiếng Anh. Tương tự, các mô hình không điển hình trong tiếng Việt là các mô hình 20, 22, 24 và 25. 2.5. Tiểu kết Trong chương 2 chúng tôi đã trình bày phương thức cấu tạo thuật ngữ PCCC tiếng Anh và tiếng Việt, tiến so sánh, đối chiếu đặc điểm cấu tạo của hệ thuật ngữ PCC tiếng Anh và tiếng Việt về các nội dung: số lượng thuật tố cấu tạo, đặc điểm từ loại và phương thức cấu tạo. Về phương thức cấu tạo, phương thức cấu tạo thuật ngữ PCCC tiếng Anh có 05 dạng: từ đơn, từ phái sinh, từ ghép, từ rút gọn, ngữ. Tuy nhiên, thuật ngữ PCCC tiếng Việt không có dạng từ phái sinh, từ rút gọn và từ viết tắt mà chỉ có phương thức cấu tạo là từ đơn từ ghép và ngữ. Về số lượng yếu tố cấu tạo, luận án xác định thuật ngữ PCCC tiếng Anh có cấu tạo từ một đến sáu yếu tố, thuật ngữ PCCC tiếng Việt có cấu tạo từ một đến bảy yếu tố. 14
  18. Về đặc điểm từ loại, thuật ngữ PCCC tiếng Anh và tiếng Việt chủ yếu là danh từ, cụm danh từ, còn các thuật ngữ PCCC là tính từ, cụm tính từ, động từ, cụm động từ chiếm số lượng không nhiều. Về mô hình cấu tạo, thuật ngữ PCCC tiếng Anh chủ yếu được cấu tạo dựa theo 13 mô hình, trong khi đó, thuật ngữ PCCC tiếng Việt lại chủ yếu được cấu tạo dựa theo 12 mô hình. CHƯƠNG 3 ĐỐI CHIẾU PHƯƠNG THỨC TẠO LẬP VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH CỦA THUẬT NGỮ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY ANH – VIỆT 3.1. Các phương thức tạo lập thuật ngữ phòng cháy chữa cháy tiếng Anh 3.1.1. Phương thức thuật ngữ hóa từ ngữ thông thường Trong số 2.250 thuật ngữ được khảo sát trong lĩnh vực PCCC, chúng tôi đã xác định được 257 thuật ngữ được hình thành bằng phương thức thuật ngữ hóa từ ngữ thông thường (chiếm tỉ lệ 11,42%). 3.1.2. Phương thức tạo thuật ngữ Phòng cháy chữa cháy trên cơ sở ngữ liệu vốn có Việc tạo các thuật ngữ mới trên cơ sở ngữ liệu vốn bao gồm các phương thức sau: phương thức thêm phụ tố, phương thức kết hợp, ghép các từ hiện có thành một từ mới, Sử dụng phương thức chuyển từ loại: là phương thức thay đổi chức năng ngữ pháp, từ loại, viết tắt và cuối cùng là dùng danh từ riêng. 3.1.3. Tiếp nhận thuật ngữ nước ngoài Thuật ngữ PCCC tiếng Anh được hình thành từ phương thức vay mượn từ tiếng nước ngoài chiếm khoảng 3% số lượng thuật ngữ PCCC được nghiên cứu. 3.1.4. Tiếp nhận từ các ngành khoa học khác Thuật ngữ PCCC tiếp nhận thuật ngữ từ các ngành vật lý, hoá học, toán học, y học, luật … với tổng số 471 thuật ngữ. 3.2. Phương thức tạo lập thuật ngữ PCCC tiếng Việt 3.2.1. Dựa vào ngôn ngữ bản ngữ (thuật ngữ hoá từ thông thường) Quả khảo sát của chúng tôi cho thấy, có 354 thuật ngữ PCCC được tạo ra theo hai cách này, chiếm tổng số 15,73% thuật ngữ PCCC được khảo sát. 15
  19. 3.2.2. Tiếp nhận thuật ngữ nước ngoài Khảo sát 2.250 thuật ngữ PCCC tiếng Việt, cho thấy, thuật ngữ PCCC tiếng Việt chủ yếu vay mượn dưới 2 hình thức là giữ nguyên dạng và phiên âm. 3.2.3. Vừa dựa trên cơ sở tiếng Việt vừa dựa vào tiếng nước ngoài 3.2.3.1. Sao phỏng Kết quả khảo sát cho thấy, trong 2.250 thuật ngữ PCCC tiếng Việt, số lượng thuật ngữ được tạo ra theo con đường sao phỏng chiếm tỉ lệ rất lớn 77,02% (1.733 thuật ngữ), trong đó thuật ngữ được tạo ra chủ yếu dưới hình thức sao phỏng cấu tạo từ. 3.2.3.2. Ghép lai, trộn mã Kết quả khảo sát cho thấy, thuật ngữ PCCC tiếng Việt tạo thành theo con đường ghép lai chiếm tỉ lệ 7,2%% (163/2.250 thuật ngữ). Ví dụ: hệ thống Sprinkler, camera ảnh nhiệt,... 3.3. Đối chiếu đặc điểm định danh thuật ngữ phòng cháy chữa cháy Anh – Việt 3.3.1. Đối chiếu đặc điểm định danh của thuật ngữ phòng cháy chữa cháy Anh - Việt xét theo kiểu ngữ nghĩa của thuật ngữ Khi đối chiếu thuật ngữ PCCC tiếng Anh với tiếng Việt xét theo kiểu ngữ nghĩa của thuật ngữ, kết quả khảo sát tư liệu cho thấy hầu hết thuật ngữ PCCC tiếng Anh và tiếng Việt đều là những đơn vị định danh trực tiếp, trong đó tiếng Anh có 1.935/2.250 thuật ngữ (86%), và trong tiếng Việt là 1.986/2.250 thuật ngữ (88,26%). 3.3.2. Đối chiếu đặc điểm định danh của thuật ngữ phòng cháy chữa cháy Anh – Việt theo cách thức biểu thị của thuật ngữ Kết quả đối chiếu cho thấy, các thuật ngữ PCCC xét theo cách thức biểu thị của thuật ngữ có số lượng không nhiều với 606/2.250 thuật ngữ PCCC tiếng Anh, chiếm 26,93% và 518/2.250 thuật ngữ PCCC tiếng Việt, chiếm 23,02% trong số các thuật ngữ được khảo sát. Loại thứ hai được tạo ra trên cơ sở loại thứ nhất gồm các thuật ngữ có cấu tạo từ 2 yếu tố trở lên kết hợp với nhau. Kết quả khảo sát cho thấy, có 1.574 thuật ngữ PCCC tiếng Anh (chiếm 69,95%) và 1732 thuật ngữ 16
  20. PCCC tiếng Việt (chiếm 76,97%). Với số lượng này, có thể thấy hầu hết các thuật ngữ PCCC được tạo thành nhờ phương thức cấu tạo ghép theo mô hình cấu trúc chính phụ hay còn gọi là quan hệ phụ thuộc. 3.4. Đối chiếu mô hình định danh thuật ngữ phòng cháy chữa cháy Anh – Việt Chúng tôi chỉ lựa chọn 07 phạm trù nội dung ngữ nghĩa tiêu biểu của ngành PCCC tương ứng với 07 bộ phận cấu thành thuật ngữ PCCC. Bảng 3.4: Số lượng thuật ngữ PCCC Anh - Việt theo các phạm trù ngữ nghĩa Số thuật Số thuật ngữ Phần ngữ Phần TT Các phạm trù Tiếng trăm Tiếng trăm Anh Việt Các chủ thể hoạt động trong 1 61 3,88 50 2,89 PCCC Các sự vật là đối tượng của 2 các hoạt động, quá trình trong 498 31,64 507 29,27 PCCC 3 Các thiết bị dùng trong PCCC 481 30,56 536 30,95 Các quá trình, hoạt động xảy 4 174 11,05 252 14,55 ra trong PCCC Các hiện tượng thường xảy ra 5 185 11,75 246 14,20 trong PCCC Không gian, địa điểm diễn ra 6 146 9,28 121 6,99 hoạt động trong PCCC Thời gian diễn ra hoạt động 7 29 1,84 20 1,15 PCCC Tổng 1.574 100 1.732 100 Kết quả cho thấy, phạm trù sự vật có số lượng lớn nhất trong tiếng Anh, nhưng trong tiếng Việt, phạm trù này lớn thứ hai. Phạm trù có số lượng lớn nhất trong tiếng Việt là phạm trù “thiết bị”, trong khi phạm trù này chỉ có số lượng lớn thứ hai trong tiếng Anh. Có số lượng lớn thứ ba trong tiếng Anh là phạm trù chỉ “hiện tượng thường xảy ra trong PCCC”, nhưng trong tiếng Việt lại là phạm trù “Các quá trình, hoạt động” trong PCCC. Phạm trù có số lượng lớn thứ tư trong thuật ngữ PCCC tiếng Anh là phạm trù chỉ “quá trình, hoạt động”, trong khi phạm trù có số lượng lớn thứ tư trong tiếng Việt là phạm trù “hiện tượng”. Các phạm trù còn lại là phạm trù chỉ “không gian, địa điểm”, phạm trù chỉ “chủ thể”, phạm trù chỉ 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2