intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ giới trên chương trình Shark Tank Mỹ và Thương vụ bạc tỷ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

14
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích chính là chỉra những điểm tương đồng và khác biệt trong đặc điểm ngôn ngữ giới của nhà đầu tư và người kêu gọi đầu tư trong thể loại chương trình truyền hình Shark Tank Mỹ và Thương vụ bạc tỷ từ góc độ sử dụng hành động ngôn từ và chiến lược lịch sự.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ giới trên chương trình Shark Tank Mỹ và Thương vụ bạc tỷ

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------------- HOÀNG THU BA ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ GIỚI TRONG CHƯƠNG TRÌNH SHARK TANK MỸ VÀ THƯƠNG VỤ BẠC TỶ Ngành: Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu Mã số: 9222024 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI, 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Vũ Thị Thanh Hương 2. TS. Bùi Thị Ngọc Anh Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Văn Quang Phản biện 2: GS.TS. Đỗ Hùng Việt Phản biện 3: PGS.TS. Hồ Ngọc Trung Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Vào hồi giờ ngày tháng năm 2023
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghiên cứu ngôn ngữ và giới có lịch sử hình thành và phát triển gắn liền với những biến đổi trong xã hội như các phong trào giải phóng phụ nữ, phong trào chống phân biệt giới v.v…và nhiều công trình đã chỉ ra sự vận động và biến đổi trong ngôn ngữ của mỗi giới ở từng giai đoạn lịch sử; từ đó đặt ra vấn đề nghiên cứu ngôn ngữ giới trong bối cảnh hiện nay với những thay đổi vĩ mô về văn hóa, kinh tế, xã hội cùng những thay đổi về vai trò giới, quan điểm đối với giới và giới tính. Bên cạnh đó, số lượng các công trình nghiên cứu về ngôn ngữ giới ở Việt Nam còn khá mới khi so sánh với các công trình trên thế giới; đồng thời tiếp cận ngữ liệu từ các chương trình truyền hình – nơi có tầm ảnh hưởng và có tính định hướng xã hội còn chưa được tập trung nhiều. Một yếu tố khác làm động lực cho hướng nghiên cứu là sức hút của chương trình Shark Tank – chương trình về những cuộc đàm phán thực trên truyền hình thực tế, sẽ hứa hẹn mang lại nguồn ngữ liệu thú vị cho nghiên cứu về giới và ngôn ngữ cũng như trong công tác giảng dạy ngôn ngữ đàm phán trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế. Như vậy vì những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Đặc điểm ngôn ngữ giới trên chương trình Shark Tank Mỹ và Thương vụ bạc tỷ” để thực hiện luận án (LA) tiến sĩ với hy vọng sẽ có những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn cho ngôn ngữ học xã hội và ngôn ngữ học so sánh đối chiếu. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu Mục đích chính là chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt trong đặc điểm ngôn ngữ giới của nhà đầu tư (NĐT) và người kêu gọi đầu tư (NKGĐT) trong thể loại chương trình truyền hình Shark Tank Mỹ và Thương vụ bạc tỷ từ góc độ sử dụng hành động ngôn từ (HĐNT) và chiến lược lịch sự (CLLS). 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa lý luận về đặc điểm ngôn ngữ giới và các khái niệm liên quan; - Khảo sát, thu thập, phân tích và miêu tả ngữ liệu từ các cuộc hội thoại theo cấu trúc thể loại chương trình truyền hình thực tế Shark Tank Mỹ và Thương vụ bạc tỷ từ góc độ HĐNT và lịch sự. - Kiểm chứng mối quan hệ về giới và các đặc điểm ngôn ngữ của nhóm NĐT, NKGĐT nam và nữ, khảo sát tần suất xuất hiện và mô tả HĐNT, yếu tố lịch sự (YTLS). - So sánh, đối chiếu các đặc điểm ngôn ngữ giới trong hai khối liệu nhằm chỉ ra những nét tương đồng, khác biệt giữa đặc điểm ngôn ngữ của nhóm NĐT, NKGĐT nam, nữ trong hai chương trình thực tế trên.
  4. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu HĐNT và CLLS trong phát ngôn của NĐT, NKGĐT nam và nữ trên chương trình truyền hình Shark Tank Mỹ mùa 9 và Thương vụ bạc tỷ mùa 3. 3.2 Phạm vi nghiên cứu LA chọn cách tiếp cận ngôn ngữ theo hướng ngữ dụng học, tiếp cận đặc điểm ngôn ngữ giới qua phát ngôn của NĐT, NKGĐT ở mặt ngôn từ, hành vi tại lời trong phạm vi lý thuyết về HĐNT của Searle và lý thuyết Lịch sự chiến lược của Brown và Levinson trong chương trình truyền hình thực tế Shark Tank Mỹ mùa 9 phát sóng từ 7/10/2018 đến 12/5/2019 trên kênh truyền hình ABC và Thương vụ bạc tỷ mùa 3 phát sóng trên kênh VTV3 từ 24/7/2019 đến 6/11/2019. 4. Phương pháp nghiên cứu và ngữ liệu nghiên cứu 4.1 Ngữ liệu nghiên cứu Ngữ liệu gồm 4394 HĐNT trong các hội thoại đàm phán thuộc chương trình Thương vụ bạc tỷ và 5270 HĐNT thuộc chương trình Shark Tank Mỹ; với độ tin cậy 95% và mức sai số 5%; 1972 yếu tố lịch sự trong chương trình Thương vụ bạc tỷ và 1954 yếu tố lịch sự trong chương trình Shark Tank Mỹ xuất hiện trong các hành động đe doạ thể diện được khảo sát từ các nhóm HĐNT, với độ tin cậy 95% và mức sai số 5%. 4.2 Phương pháp nghiên cứu LA áp dụng chính các phương pháp:(1) nghiên cứu định lượng, (2) miêu tả định tính, (3) so sánh đối chiếu, (4) phân tích hội thoại, diễn ngôn. 5. Đóng góp của luận án LA khẳng định hướng tiếp cận điểm kiến tạo xã hội và áp dụng tổ hợp các lý thuyết về thể loại, HĐNT, lịch sự chiến lược, mô hình đàm phán Van Eemeren vào nghiên cứu; khẳng định nghiên cứu ngôn ngữ giới cần đặt trong cùng nhóm ngữ cảnh cụ thể; LA đã kiểm chứng sự khác biệt giới qua phương pháp phân tích định lượng trên phần mềm thống kê SPSS, đã khẳng định cách tiếp cận khoa học trong việc xác định ngôn ngữ giới trong ngôn ngữ học xã hội; đã miêu tả và chỉ ra những điểm tương đồng, khác biệt về đặc trưng giới của từng đối tượng giao tiếp trong đàm phán từ góc độ HĐNT, CLLS; góp phần làm phong phú đặc điểm ngôn ngữ giới trong lĩnh vực ngôn ngữ học xã hội; cho thấy sự vận động bao gồm những điểm cố hữu và thay đổi trong ngôn ngữ giới khi so sánh đối chiếu trong hai phiên bản ngôn ngữ ở cùng một thể loại. 6. Ý nghĩa của luận án 6.1 Ý nghĩa về mặt lý luận
  5. 3 (1) Khẳng định hướng tiếp cận hiện đại từ quan điểm kiến tạo xã hội “dynamic approach” trong nghiên cứu về ngôn ngữ giới là cần thiết và khách quan. (2) LA đã trình bày cơ bản bức tranh nghiên cứu về ngôn ngữ và giới nói chung, trong mối quan hệ với truyền hình và đàm phán nói riêng; và trở thành nguồn tài liệu tham khảo về mặt lý thuyết cho các nghiên cứu sau. (3) Mô hình nghiên cứu được xây dựng trên cơ sở lý thuyết về thể loại, HĐNT, lịch sự bằng phương pháp miêu tả định tính và định lượng, phương pháp so sánh đối chiếu đã khẳng định ý nghĩa về mặt phương pháp luận cho nghiên cứu về ngôn ngữ và giới. 6.2 Ý nghĩa về mặt thực tiễn (1) Kết quả của nghiên cứu đã góp phần làm phong phú hệ thống đặc điểm ngôn ngữ giới trong ngành ngôn ngữ học xã hội nói chung. (2) Mô hình nghiên cứu có tính ứng dụng và tham khảo cao vào nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ giới trong các bối cảnh giao tiếp đàm phán khác trong cuộc sống. (3) Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng vào giảng dạy ngoại ngữ, giao tiếp của mỗi giới trong ngữ cảnh đàm phán cụ thể. 7. Bố cục của luận án Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, LA có kết cấu gồm 3 chương gồm: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết; Chương 2: Đối chiếu đặc điểm ngôn ngữ giới trong chương trình Shark Tank Mỹ và Thương vụ bạc tỷ từ góc độ sử dụng HĐNT; Chương 3: Đối chiếu đặc điểm ngôn ngữ giới trong chương trình Shark Tank Mỹ và Thương vụ bạc tỷ từ góc độ lịch sự. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1 Đặt vấn đề Để phác họa bức tranh mô phỏng tình hình nghiên cứu ngôn ngữ giới trong và ngoài nước, chúng tôi lựa chọn tiếp cận theo cách xâu chuỗi, phân loại các mảng vấn đề tạo nên hệ thống luận điểm từ các nghiên cứu trước; sau đó, thu hẹp dần phạm vi nghiên cứu vào nhóm đặc điểm ngôn ngữ giới trên truyền hình, trong đàm phán, nền tảng lý thuyết, phương pháp nghiên cứu đã được áp dụng; từ đó, xác định “khoảng trống” cho vấn đề nghiên cứu của mình. 1.1.2 Tổng quan về đặc điểm ngôn ngữ giới 1.1.2.1 Tình hình nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ giới trên thế giới Với những công trình liên quan tới đặc điểm ngôn ngữ được sử dụng bởi từng giới, 4 hướng tiếp cận chính gồm Deficit approach (thiếu hụt/ kém cỏi), Dominance approach (ưu thế), Difference approach (khác biệt văn hóa), Dynamic/
  6. 4 constructionism approach (kiến tạo xã hội/ cách tiếp cận động) đã dựng nên bức tranh đặc điểm ngôn ngữ giới qua các nghiên cứu của các nhóm học giả tiêu biểu như Jespenser, Lakoff; Coates, Zimmerman và West, Graddol và Swann, Holmes, Eckert, McConnell-Ginet, Cameron, v.v..; đồng thời chứng minh đặc điểm ngôn ngữ giới không cố định hay tiền định mà nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như văn hóa, xã hội, v.v.. và được bộc lộ khác nhau trong hoàn cảnh, đối tượng giao tiếp khác nhau. 1.1.2.2 Tình hình nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ giới ở Việt Nam Các công trình nghiên cứu điển hình về ngôn ngữ giới ở Việt Nam được chia theo ba nhóm: (1) bộc lộ giới tính trong cách sử dụng ngôn ngữ ở các ngữ cảnh khác nhau với các tác giả tiêu biểu gồm Nguyễn Văn Khang (1999), Nguyễn Thị Thanh Bình (2000), Bùi Thị Ngọc Anh (2014), Phan Thị Yến Tuyết và Lương Văn Hy (2000), v.v…; (2) giới tính và lịch sự với nhóm các tác giả tiêu biểu như Vũ Thị Thanh Hương (1999), Nguyễn Quang (2019), v.v…, (3) sự khác biệt giới trong các HĐNT cụ thể với các tác giả Trần Thanh Vân (2012), Phạm Thị Hà (2013), Lê Thị Thúy Hà (2014). 1.1.3 Tổng quan về đặc điểm ngôn ngữ giới trên truyền hình 1.1.3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới về đặc điểm ngôn ngữ giới trên truyền hình Hầu hết các nghiên cứu về ngôn ngữ giới trên truyền hình đều tập trung vào sự khác biệt trong phong cách lời nói, phong cách giao tiếp hội thoại giữa hai giới. Đối với nghiên cứu phong cách lời nói/ hội thoại qua cách sử dụng ngôn ngữ ở cấp độ từ, câu như đại từ nhân xưng, từ kính ngữ, từ nhấn mạnh, cụm từ rào đón, động từ trong các nền văn hóa khác nhau cũng như số lượng từ ngữ trong hội thoại qua các nghiên cứu của Brownlow, Rosamond & Parker (2003), Elvheim, E (2006). Đối với các nghiên cứu về phong cách giao tiếp qua HĐNT trong các bài phỏng vấn trên truyền hình, nữ hay bày tỏ cảm nhận, bàn luận về những chủ đề liên quan đến gia đình, con người; nữ giới trên truyền hình không sử dụng các từ ngữ biểu đạt sự thăm dò mà thay vào đó họ thể hiện bản thân rõ ràng và quyết đoán (theo Sheila Brownlow, Julie & Jennifer trích trong Brownlow, Rosamond, & Parker (2003), Endo trích trong Tanaka (2014)). Đối với các nghiên cứu về lượng lời nói, lượt lời nói, ngắt lời trên các chương trình truyền hình, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện và chỉ ra kết quả như sau: nam nói nhiều hơn nữ, nhiều lượt nói hơn trong hội thoại giữa nam và nữ, và ngắt lời người nghe nhiều hơn nữ (theo Elvheim, E (2006), Li, J (2014)). 1.1.3.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam về đặc điểm ngôn ngữ giới trên truyền hình
  7. 5 Ở Việt Nam, phần lớn công trình về ngôn ngữ truyền hình được thực hiện để tìm hiểu ngôn ngữ của người dẫn chương trình, hay người tham gia; nổi bật là cuốn sách “Nói năng, giao tiếp trên truyền hình” của tác giả Nguyễn Thế Kỷ (2011); Trần Phúc Trung (2012) thực hiện nghiên cứu về hành động hỏi trong ngôn ngữ phỏng vấn truyền hình trên các kênh của VTV (Việt Nam) và TV5 (Pháp); Trần Thị Thanh Hương (2019) thực hiên đề tài về “Ngôn ngữ đánh giá của các giám khảo trên kênh truyền hình thực tế trong một số chương trình giải trí tiếng Việt (có liên hệ với tiếng Anh)”. 1.1.4 Tổng quan về tình hình nghiên cứu ngôn ngữ giới và đàm phán 1.1.4.1 Tình hình nghiên cứu ngôn ngữ giới và đàm phán trên thế giới Xét nghiên cứu đàm phán trong mối quan hệ với giới, nhiều công trình khoa học được thực hiện và hầu như liên quan tới các lý thuyết về khuôn mẫu/ định kiến giới, vai trò của giới trong đàm phán (theo Miles & Clenney, 2010), quyền lực trong đàm phán (theo Watson; Watson & Hoffman trích trong Kray (2014)), lý thuyết về vai trò xã hội của giới (theo Amanatulla & Morris; Miles & LaSalle trích trong Bear, J. B., & Babcock, L. (2017)), phong cách và hành vi đàm phán của mỗi giới (theo Eagly và Wood; Katz & Kahn trích trong Error! Reference source not found.) và các nhân tố tác động nên hành vi đàm phán của mỗi giới (theo Dobrijevic, G (2014)). 1.1.4.2 Tình hình nghiên cứu ngôn ngữ giới và đàm phán ở Việt Nam Riêng các công trình trong nước về khía cạnh ngôn ngữ trong đàm phán vẫn còn khá hạn chế về số lượng, chủ yếu các nghiên cứu tập trung vào mảng phi ngôn từ trong đàm phán. Bên cạnh đó, nghiên cứu đàm phán thường ở dạng nghiên cứu hội thoại mua bán, thương lượng ở các đơn vị của hội thoại từ HĐNT, tham thoại, cặp thoại, đoạn thoại, cuộc thoại. Duy nhất một đề tài LA tiến sĩ của Trần Thanh Vân (2012) về “Đặc trưng giới tính biểu hiện qua cuộc thoại mua bán ở chợ Đồng Tháp”, được thực hiện khá công phu, tỉ mỉ bằng phương pháp phân tích hội thoại, ngữ liệu từ các hội thoại trong cuộc sống thực tế; do đó, kết quả ban đầu chỉ ra sự khác biệt giới trong hội thoại mua bán. Mô hình và kết quả nghiên cứu của đề tài này mang lại nhiều gợi ý cho đề tài nghiên cứu của nhóm. 1.1.5 Xác định khoảng trống nghiên cứu Chúng tôi quyết định tiến hành nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ giới trên cơ sở hướng tiếp cận kiến tạo xã hội, kết hợp khái niệm “gender” - giới và “sex” – giới tính qua lăng kính của phương pháp miêu tả định lượng kết hợp định tính và đối chiếu đặc điểm ngôn ngữ từ góc độ sử dụng HĐNT và lịch sự trong khối ngữ liệu từ hội thoại trong thể loại chương trình truyền hình thực tế về lĩnh vực đầu tư và
  8. 6 đàm phán kinh doanh khá hấp dẫn ở Mỹ và Việt Nam – Shark Tank Mỹ và Thương vụ bạc tỷ. 1.2 Cơ sở lý luận 1.2.1 Khái niệm giới và giới tính trong nghiên cứu ngôn ngữ Theo Jule (2008), sex (giới tính) và gender (giới) là hai khái niệm không thể tách rời trong nghiên cứu xã hội học. Nhiều nhà khoa học cho rằng giới tính nam hay nữ được xác định dựa trên đặc điểm sinh học, con người từ khi sinh ra đã có giới tính nam hay nữ. Giới liên quan tới một hệ thống các hành vi mang tính văn hóa, xã hội; có liên hệ chặt chẽ với những vấn đề xã hội được tạo ra trên cơ sở giới tính, và ngôn ngữ cũng đóng vai trò chính trong việc thiết lập và duy trì mối quan hệ đó. 1.2.2 Các trường phái tiếp cận nghiên cứu ngôn ngữ và giới Từ sau sự xuất hiện tác phẩm có tầm ảnh hưởng của Lakoff, là Language and Woman’s Place, các hướng tiếp cận nghiên cứu dần được hình thành gồm trường phái Thiếu hụt/ kém cỏi, Ưu thế, Khác biệt văn hóa, Kiến tạo xã hội/ cách tiếp cận động. Theo Coates, J. (2016), các trường phái này không triệt tiêu nhau, ngược lại chúng có tính kế thừa, tương hỗ với nhau; khi trường phái hiện đại xuất hiện không có nghĩa là trường phái cũ bị thay thế. 1.2.3 Ngôn ngữ truyền hình và thể loại chương trình truyền hình thực tế Shark Tank 1.2.3.1 Ngôn ngữ truyền hình Ngôn ngữ truyền hình là ngôn ngữ hình ảnh và âm thanh, là dạng ngôn ngữ nói thành tiếng đi kèm với hình ảnh. Nguyễn Thế Kỷ (2011) nêu lên những đặc trưng ngôn ngữ truyền hình gồm: tính phổ thông, tính chuẩn mực, tính quy thức. Theo Nguyễn Thế Kỷ (2011), giao tiếp trên truyền hình là quá trình giao tiếp bằng ngôn ngữ, dùng ngôn ngữ và phương tiện yếu tố phụ trợ để tạo ra các phát ngôn, các diễn ngôn nhằm trao đổi thông tin giữa nhà báo, nhà đài với công chúng; với các nhân tố giao tiếp trên truyền hình bao gồm nhân vật giao tiếp, nội dung, đề tài cuộc giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, phương tiện ngôn ngữ và các tín hiệu khác. 1.2.3.2 Lý thuyết về thể loại và thể loại chương trình Shark Tank a) Lý thuyết thể loại Swales (1990) trình bày khái niệm khá phổ biến như sau: “Thể loại bao gồm một nhóm các sự kiện giao tiếp, các thành viên trong đó có cùng mục đích giao tiếp. Các mục đích giao tiếp đều dễ được nhận diện bởi các thành viên trong cộng đồng diễn ngôn (tham gia vào diễn ngôn) và từ đó tạo thành cơ sở lý luận cho thể loại…” Định nghĩa của Bhatia V.K. (2013) về thể loại cũng nhấn mạnh cấu trúc truyền thống mà cộng đồng chuyên môn cho là đặc điểm chung/ khái quát; ám chỉ
  9. 7 khả năng vận dụng các cấu trúc này, sử dụng chúng vào tạo ra các cấu trúc mới hoặc sử dụng vào các mục đích khác nhau. b) Thể loại chương trình truyền hình thực tế Shark Tank Frans H. van Eemeren (2010) đã mô tả các cuộc đàm phán như một thể loại gồm: các loại hành động giao tiếp mà ở đó các vai giao tiếp bắt đầu những mâu thuẫn về quyền lợi và có cùng mục đích, đi tới một thỏa thuận thống nhất bằng cách trao đổi các đề xuất kèm theo tranh luận. Mô hình lý thuyết này mô tả các lý lẽ được trình bày và các lượt chuyển hợp lý trong quá trình đàm phán diễn ra. Các lượt (bước) trao đổi được mô tả bằng các HĐNT sử dụng trong tình huống và ngữ cảnh cụ thể, xây dựng nên mô hình đàm phán theo hướng ngữ dụng. Van Eemeren (2010) cho rằng quá trình tranh luận lý tưởng trải qua 4 giai đoạn tương ứng với 4 giai đoạn trong quá trình thảo luận phê phán gồm (1) giai đoạn đối chất, (2) mở đầu, (3) giai đoạn tranh luận, (4) giai đoạn kết luận. 1.2.3.3 Thông tin về chương trình thực tế Shark Tank Mỹ và Thương vụ bạc tỷ Một số thông tin cơ bản về NĐT, NKGĐT trong 2 chương trình: Đối tượng tham gia trong chương trình Shark Tank Mỹ và Thương vụ bạc tỷ đều có một số đặc điểm về vị trí xã hội, nghề nghiệp và mục đích tham dự chương trình nhất định. Khi so sánh về mặt quyền lực giữa NĐT và NKGĐT trong cuộc đàm phán, mặc dù họ đều là những nhà sáng lập, lãnh đạo công ty, có tài sản, v.v… nhưng trong chương trình này, NĐT vẫn nắm quyền quyết định nhiều hơn trong việc có đồng ý đầu tư hay không. 1.2.4 Lý thuyết hành động ngôn từ 1.2.4.1 Khái niệm hành động ngôn từ Trong thuyết của Austin (1975), các chuỗi hành động đó gồm ba nhóm, được mô tả cụ thể như sau: “Một hành động ngôn ngữ được thực hiện khi một người nói (hoặc viết) ra một phát ngôn cho người nghe (hoặc người đọc) trong ngữ cảnh nhất định, hàm chứa 3 loại hành động ngôn từ gồm: Hành vi tạo lời, hành vi tại lời và hành vi mượn lời”. 1.2.4.2 Phân loại hành động ngôn từ Theo Searle (1976), ông đã liệt kê 12 điểm khác biệt giữa các HĐNT có thể dùng làm tiêu chí phân loại. Tuy nhiên, ông chỉ dùng 4 trong số 12 tiêu chí để phân lập 5 loại HĐNT gồm: (1) Tiêu chí đích ở lời, (2) Tiêu chí hướng khớp ghép, (3) Tiêu chí trạng thái tâm lí, (4) Tiêu chí nội dung mệnh đề. Trên cơ sở đó, Searle chia các HĐNT thành 5 nhóm; trong mỗi nhóm lại bao chứa những hành vi tại lời nhỏ, cụ thể hơn. 1.2.4.3 Phương thức thực hiện hành động ngôn từ a) Hành động ngôn từ trực tiếp
  10. 8 Yule, G., & Widdowson, H. G. (1996) định nghĩa “HĐNT trực tiếp là HĐNT có mối quan hệ trực tiếp giữa một cấu trúc và một chức năng trong phát ngôn đó”. Nói các khác, đây chính là việc dùng các biểu thức HĐNT nhằm đạt đến hiệu lực ở lời của chính hành động đó. Như vậy, dựa trên các dấu hiệu hình thức về mặt ngôn từ tường minh hoặc nội dung mệnh đề để xác định HĐNT trực tiếp. b) Hành động ngôn từ gián tiếp Định nghĩa về HĐNT gián tiếp được xây dựng từ nghiên cứu của Searle, J (1976:60), ông cho rằng“một hành vi ở lời được thực hiện gián tiếp qua một hành vi tại lời khác sẽ được gọi là hành vi ngôn từ gián tiếp”. Searle còn nhấn mạnh rằng hiệu lực gián tiếp của các hành động tại lời phụ thuộc rất mạnh vào hoàn cảnh giao tiếp. Vì vậy, để nhận biết các HĐNT gián tiếp cần phải: (1) Nhận biết hành động ở lời trực tiếp là hành động ở lời nào. (2) Căn cứ vào nội dung mệnh đề, cụ thể là căn cứ vào cấu trúc quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành tố tạo nên nội dung mệnh đề. (3) Căn cứ vào ngữ cảnh, do một HĐNT gián tiếp lệ thuộc rất mạnh vào ngữ cảnh. 1.2.5 Lý thuyết lịch sự 1.2.5.1 Lịch sự chiến lược Lịch sự chiến lược là hướng tiếp cận phổ biến của các nhà nghiên cứu phương Tây, nổi bật là R. Lakoff (1989), G. N. Leech (2014), và Brown & Levinson (1987) với các mô hình lý thuyết về lịch sự khác nhau nhưng đều có điểm chung về khái niệm lịch sự là cách ứng xử khôn khéo, tế nhị nhằm tránh xúc phạm hay áp đặt và làm tăng sự vừa lòng đối với người đối thoại để đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất. 1.2.5.2 Lịch sự chuẩn mực xã hội Trong quan niệm của người Trung Quốc, “khái niệm thể diện hàm chỉ mối quan tâm của con người về thanh danh, uy tín của mình trong xã hội, tức hình ảnh xã hội của mình” (trích trong Phạm Thị Tuyết Minh (2017)). Đối với người Nhật, thể diện gắn với sự tôn trọng thứ bậc và vị thế xã hội của đối tác hơn là ý thức về quyền hay cá nhân. Theo đó, lịch sự chuẩn mực hướng tới thể hiện sự tôn trọng các giá trị xã hội của đối tác giao tiếp như: địa vị, quyền lực, thứ bậc, tuổi tác, giới tính, chức vụ, v.v... 1.2.5.3 Quan điểm kết hợp lịch sự chiến lược và chuẩn mực xã hội Lịch sự theo quan điểm của các nhà ngôn ngữ học phương Tây (hay lịch sự chiến lược) thiên về cách giao tiếp khéo léo, tế nhị; còn lịch sự theo quan điểm của các nhà ngôn ngữ học phương Đông (hay lịch sự chuẩn mực) nghiêng về cách ứng xử lễ độ, chuẩn mực. “Cả hai cách tiếp cận đều bảo lưu những tư tưởng khác nhau về cùng một hiện tượng được cả hai dán nhãn chung là lịch sự.” Kế thừa các quan
  11. 9 điểm về lịch sự, B. Hill, Ide, Ikuta, Kawasaki, & Ogino (1986); Shoshana, House, & Kasper (1989); Vũ Thị Thanh Hương (1999). 1.3 Tiểu kết Chương 1 đã khái quát bức tranh nghiên cứu về ngôn ngữ giới trong nước và quốc tế, cũng như đặc điểm ngôn ngữ giới trong mối quan hệ với truyền hình và đàm phán. Từ đó, chúng tôi xác định được khoảng trống nghiên cứu của LA; xác định phạm vi nghiên cứu của LA theo hướng ngữ dụng học, xác định những đặc trưng giới trong phát ngôn của các đối tượng thuộc thể loại đàm phán trên truyền hình từ góc độ sử dụng hành động ngôn từ và lịch sự. CHƯƠNG 2. ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ GIỚI TRONG CHƯƠNG TRÌNH SHARKTANK MỸ VÀ THƯƠNG VỤ BẠC TỶ TỪ GÓC ĐỘ SỬ DỤNG HÀNH ĐỘNG NGÔN TỪ 2.1 Đặt vấn đề 2.2 Cấu trúc cuộc thoại đàm phán trong Shark Tank Mỹ và Thương vụ bạc tỷ và số liệu thống kê các hành động ngôn từ sử dụng NKGĐT NĐT CHƯƠNG TRÌNH SHARK TANK MỸ NAM NỮ NAM NỮ Tần Tần Tần Tần Tỉ lệ % Tỉ lệ % Tỉ lệ % Tỉ lệ % suất suất suất suất TÁI HIỆN 298 64.8% 126 59.4% 44 20.8% 18 14.3% ĐIỀU KHIỂN 96 20.9% 48 22.6% 50 23.6% 16 12.7% CAM KẾT 12 2.6% 2 0.9% 4 1.9% 0 0.0% MỞ ĐẦU BIỂU CẢM 44 9.6% 30 14.2% 114 53.8% 88 69.8% TUYẾN BỐ 10 2.2% 6 2.8% 0 0.0% 4 3.2% TỔNG 460 100% 212 100% 212 100% 126 100% p 0,212 0,001 TÁI HIỆN 592 85.5% 228 87.0% 172 22.7% 52 19.5% ĐIỀU KHIỂN 32 4.6% 4 1.5% 404 53.3% 116 43.6% CAM KẾT 38 5.5% 6 2.3% 0 0.0% 4 1.5% TRAO ĐỔI BIỂU CẢM 28 4.0% 24 9.2% 178 23.5% 94 35.3% TUYẾN BỐ 2 0.3% 0 0.0% 4 0.5% 0 0.0% TỔNG 692 100% 262 100% 758 100% 266 100% p 0,001 0,000 TÁI HIỆN 154 41.4% 46 24.7% 428 36.5% 160 29.0% ĐIỀU KHIỂN 64 17.2% 44 23.7% 310 26.5% 152 27.5% THƯƠNG CAM KẾT 16 4.3% 14 7.5% 112 9.6% 42 7.6% LƯỢNG BIỂU CẢM 128 34.4% 78 41.9% 302 25.8% 188 34.1% TUYẾN BỐ 10 2.7% 4 2.2% 20 1.7% 10 1.8% TỔNG 372 100% 186 100% 1172 100% 552 100% p 0,002 0,002 Bảng 2a: Phân bố HĐNT của NĐT, NKGĐT nam và nữ trong Shark Tank Mỹ
  12. 10 NKGĐT NĐT CHƯƠNG TRÌNH THƯƠNG VỤ NAM NỮ NAM NỮ BẠC TỶ Tần Tần Tần Tần Tỉ lệ % Tỉ lệ % Tỉ lệ % Tỉ lệ % suất suất suất suất TÁI HIỆN 158 66.9% 70 58.3% 14 30.4% 2 16.7% ĐIỀU KHIỂN 40 16.9% 22 18.3% 26 56.5% 8 66.7% CAM KẾT 8 3.4% 8 6.7% 0 0.0% 0 0.0% MỞ ĐẦU BIỂU CẢM 18 7.6% 20 16.7% 4 8.7% 2 16.7% TUYẾN BỐ 12 5.1% 0 0.0% 2 4.3% 0 0.0% TỔNG 236 100% 120 100% 46 100% 12 100% p 0,004 0,588 TÁI HIỆN 530 91.1% 502 95.1% 220 24.8% 68 29.8% ĐIỀU KHIỂN 18 3.1% 10 1.9% 604 68.2% 114 50.0% CAM KẾT 18 3.1% 4 0.8% 4 0.5% 4 1.8% TRAO ĐỔI BIỂU CẢM 14 2.4% 12 2.3% 58 6.5% 42 18.4% TUYẾN BỐ 2 0.3% 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0% TỔNG 582 100% 528 100% 886 100% 228 100% p 0,021 0,000 TÁI HIỆN 76 31.4% 132 58.9% 344 32.8% 68 28.3% ĐIỀU KHIỂN 88 36.4% 30 13.4% 304 29.0% 64 26.7% THƯƠNG CAM KẾT 32 13.2% 14 6.3% 134 12.8% 40 16.7% LƯỢNG BIỂU CẢM 42 17.4% 48 21.4% 254 24.2% 62 25.8% TUYẾN BỐ 4 1.7% 0 0.0% 14 1.3% 6 2.5% TỔNG 242 100% 224 100% 1050 100% 240 100% p 0,000 0,223 Bảng 2b: Phân bố HĐNT của NĐT, NKGĐT nam và nữ trong Thương vụ bạc tỷ 2.3 Đặc điểm giới thể hiện qua các hành động ngôn từ ở giai đoạn Mở đầu trong Shark Tank Mỹ và Thương vụ bạc tỷ 2.3.1 Đặc điểm giới thể hiện qua các HĐNT ở giai đoạn Mở đầu của Shark Tank Mỹ. Đối với NKGĐT: Không có ý nghĩa thống kê và sự khác biệt giới trong việc sử dụng các nhóm HĐNT. Khi xem xét cụ thể những tương đồng và khác biệt về đặc trưng giới trong từng HĐNT: - Nam trình bày, khẳng định, giải thích, hướng dẫn nhiều hơn nữ; nữ kể lể, mô tả, nhận xét, khoe nhiều hơn nam; - Nam đề nghị, yêu cầu, gọi tên nhiều hơn nữ, nữ mời mọc, xin phép, hỏi, hướng dẫn, mong muốn nhiều hơn nam  nữ có xu hướng sử dụng nhiều HĐNT ĐIỀU KHIỂN mang tính cộng tác, ít đe dọa thể diện hơn của nam; nam và nữ đều sử dụng đa số HĐNT trực tiếp (nữ sử dụng nhiều HĐNT trực tiếp hơn nam; - Nữ cảm ơn, bày tỏ cảm xúc tích cực và mong muốn nhiều hơn nam; nam chào, khen, bày tỏ cảm xúc tiêu cực, chúc nhiều hơn nữ. Đối với NĐT: Có sự khác biệt giới trong việc sử dụng HĐNT.
  13. 11 - Nam nêu quan điểm, trình bày nhiều hơn nữ, nam chủ yếu nhận xét, đồng tình, trêu chọc; nữ chủ yếu nhận xét, khẳng định, phủ định, đáp, mô tả. - Nam thể hiện phong cách mạnh mẽ trong phát ngôn hơn nữ khi suy luận từ kết quả số lượng phát ngôn chứa HĐNT ĐIỀU KHIỂN nhiều hơn nữ. - Nam cam kết, hứa hẹn nhiều hơn mặc dù tần suất xuất hiện thấp. - Nữ biểu cảm nhiều hơn trong phát ngôn; nam và nữ đều bày tỏ cảm xúc tích cực khi tiếp nhận thông tin từ diễn ngôn thuyết trình. 2.3.2 Đặc điểm giới thể hiện qua các HĐNT ở giai đoạn Mở đầu của Thương vụ bạc tỷ Đối với NKGĐT: Có sự khác biệt giới trong việc sử dụng HĐNT. - Nam trình bày, nêu quan điểm nhiều hơn nữ: nam trình bày, nhận xét nhiều hơn nữ; nữ giới thiệu, khoe, giải thích, kể lể nhiều hơn nam  nữ tập trung nhắm vào thông tin cá nhân; nam tập trung vào thông tin dự án. - Nam chủ yếu thực hiện chào hỏi đầu chương trình và rất ít phát ngôn bày tỏ cảm xúc, mong muốn; nữ sử dụng đa dạng các BIỂU CẢM hơn nam gồm chào, cảm ơn, bày tỏ cảm xúc và mong muốn. Đối với NĐT: Không có ý nghĩa thống kê và sự khác biệt giới trong việc sử dụng các nhóm HĐNT. 2.3.3 Đối chiếu đặc điểm giới thể hiện qua các HĐNT ở giai đoạn Mở đầu của Shark Tank Mỹ và Thương vụ bạc tỷ Đặc điểm ngôn ngữ giới của NKGĐT ở giai đoạn Mở đầu trong chương trình Shark Tank Mỹ HĐNT Thương vụ bạc tỷ Nam trình bày, khẳng định, giải thích, hướng TÁI Nam trình bày, nhận xét nhiều hơn nữ. dẫn nhiều hơn nữ. HIỆN Nữ kể lể, mô tả, nhận xét, khoe nhiều hơn Nữ giới thiệu, khoe, giải thích, kể lể nhiều nam. hơn nam. Cả nam và nữ đều sử dụng nhiều HĐNT TÁI Cả nam và nữ đều sử dụng nhiều HĐNT HIỆN trực tiếp; không có sự khác biệt giới TÁI HIỆN trực tiếp; không có sự khác biệt trong lối nói trực tiếp và gián tiếp. giới trong lối nói trực tiếp và gián tiếp. Nam đề nghị, yêu cầu, gọi tên nhiều hơn nữ ĐIỀU Không có sự khác biệt giới trong sử dụng Nữ mời mọc, xin phép, hỏi,hướng dẫn, mong KHIỂN các loại HĐNT ĐIỀU KHIỂN. Do đó, muốn nhiều hơn nam. không thể khái quát xu hướng sử dụng các Nam sử dụng lối nói gián tiếp nhiều hơn nữ, HĐNT trong phần mở đầu. Nữ áp dụng nói trực tiếp, nói thẳng nhiều hơn nam. Một số chiến lược thực hiện HĐNT mời gián tiếp: (1) Câu hỏi trực tiếp hoặc HĐNT phán đoán. (2) HĐNT cầu khiến
  14. 12 (3) Sử dụng từ tình thái, câu hỏi gián tiếp Nam chào, khen, bày tỏ cảm xúc tiêu cực, BIỂU Nam chào nhiều hơn nữ. chúc nhiều hơn nữ. CẢM Nữ cảm ơn, bày tỏ cảm xúc tích cực và mong Nữ bày tỏ cảm xúc, cảm ơn và mong muốn muốn nhiều hơn nam. nhiều hơn nam. Đặc điểm ngôn ngữ giới của NĐT ở giai đoạn Mở đầu trong chương trình Shark Tank Mỹ HĐNT Thương vụ bạc tỷ Nam chủ yếu nhận xét, đồng tình, trêu chọc. TÁI Nam chủ yếu nhận xét. Nữ chủ yếu nhận xét, khẳng định, phủ định, HIỆN Nữ chủ yếu phủ định. đáp, mô tả. Không có sự khác biệt giới trong sử dụng các BIỂU Nam bày tỏ cảm xúc tiêu cực. loại HĐNT BIỂU CẢM. CẢM Nữ bày tỏ cảm xúc tích cực. Nam và nữ đều bày tỏ cảm xúc tích cực khi tiếp nhận thông tin từ diễn ngôn thuyết trình. 2.4 Đặc điểm giới thể hiện qua các hành động ngôn từ ở giai đoạn Trao đổi thông tin trong Shark Tank Mỹ và Thương vụ bạc tỷ 2.4.1 Đặc điểm giới thể hiện qua các HĐNT ở giai đoạn Trao đổi thông tin của Shark Tank Mỹ. Đối với NKGĐT: Có sự khác biệt giới trong việc sử dụng các nhóm HĐNT. - Nữ nêu quan điểm nhiều hơn nam: nam trình bày, giải thích, nhận xét nhiều hơn nữ; nữ kể lể, thông báo, khẳng định nhiều hơn nam. - Nam cam kết, hứa hẹn nhiều hơn nữ. - Nữ biểu cảm trong phát ngôn nhiều hơn nam: nữ cảm ơn nhiều hơn nam, nam bày tỏ cảm xúc tích cực nhiều hơn nữ. Đối với NĐT: Có sự khác biệt giới trong việc sử dụng các nhóm HĐNT. - Nam nêu quan điểm, nhận xét nhiều hơn nữ: nam tỏ ra đồng tình, kể lể, giải thích, khẳng định, phủ định nhiều hơn nữ; nữ nhận xét, khoe, trình bày, thông báo nhiều hơn nam. - Nam tỏ ra mạnh mẽ hơn qua tần suất sử dụng ĐIỀU KHIỂN nhiều hơn nữ: nam và nữ chủ yếu hỏi về thông tin dự án hoặc sản phẩm, trong đó nam thực hiện nhiều loại câu hỏi yêu cầu thông tin hơn nữ, nữ hỏi xác nhận thông tin nhiều hơn nam, nam thực hiện các câu hỏi mang chức năng khác như khuyên, biểu cảm, khẳng định. - Nữ biểu cảm trong phát ngôn nhiều hơn nam: nam khen, chê nhiều hơn nữ; nữ bày tỏ cảm xúc tích cực và cảm ơn nhiều hơn nam; nữ sử dụng nhiều hơn nam cấu trúc khen thể hiện cảm xúc cá nhân nhận định về người nghe nhiều hơn; nữ
  15. 13 dùng nhiều từ tăng cường trong lời khen hơn nam; nam dùng nhiều cấu trúc khen chứa tính từ mô tả hơn. 2.4.2 Đặc điểm giới thể hiện qua các HĐNT ở giai đoạn Trao đổi thông tin của Thương vụ bạc tỷ Đối với NKGĐT: Có sự khác biệt giới trong việc sử dụng các nhóm HĐNT. - Nữ nêu quan điểm nhiều hơn nam: nam giải thích nhiều hơn nữ; nữ trình bày nhiều hơn nam. - Nam cam kết, hứa hẹn nhiều hơn nữ: nam hy vọng, cam kết nhiều hơn nữ; nữ hứa nhiều hơn nam. Đối với NĐT: Có sự khác biệt giới trong việc sử dụng các nhóm HĐNT. - Nữ trình bày, nêu quan điểm nhiều hơn nam: nữ nhận xét nhiều hơn; nam phủ định, giải thích nhiều. - Nữ tỏ ra mạnh mẽ hơn nam qua tần suất sử dụng các HĐNT ĐIỀU KHIỂN nhiều hơn nam: nam khuyên nhiều hơn nữ; nữ hỏi nhiều hơn nam; nam hỏi xác nhận thông tin nhiều hơn nữ; nữ sử dụng nhiều HĐNT hỏi mang chức năng khác hơn nam như hỏi - bày tỏ, hỏi - chê, hỏi – mỉa mai, trêu chọc, hỏi – khuyên. - Nữ biểu cảm trong phát ngôn nhiều hơn nam. 2.4.3 Đối chiếu đặc điểm giới thể hiện qua các HĐNT ở giai đoạn Trao đổi thông tin của Shark Tank Mỹ và Thương vụ bạc tỷ Đặc điểm ngôn ngữ giới của NKGĐT ở giai đoạn Trao đổi thông tin trong Shark Tank Mỹ HĐNT Thương vụ bạc tỷ Nam trình bày, giải thích, nhận xét nhiều hơn Nam giải thích nhiều hơn nữ. nữ. TÁI Nữ kể lể, thông báo, khẳng định nhiều hơn HIỆN Nữ trình bày nhiều hơn nam. nam. Không có mối quan hệ giới và các loại HĐNT Nam thực hiện nhiều phát ngôn hy vọng, CAM nhóm này. cam kết hơn nữ. KẾT Nữ hứa hẹn nhiều hơn nam Nữ cảm ơn nhiều hơn nam. BIỂU Không có mối quan hệ giới và các loại Nam bày tỏ cảm xúc tích cực nhiều hơn nữ. CẢM HĐNT nhóm này. Đặc điểm ngôn ngữ giới của NĐT ở giai đoạn Trao đổi thông tin trong Shark Tank Mỹ HĐNT Thương vụ bạc tỷ Nam tỏ ra đồng tình, kể lể, giải thích, khẳng Nam nhận xét, phủ định, giải thích nhiều. định, phủ định nhiều hơn nữ. TÁI Nữ nhận xét, khoe, trình bày, thông báo nhiều HIỆN Nữ nhận xét nhiều hơn nam. hơn nam. Nam và nữ chủ yếu hỏi về thông tin dự án Nam khuyên nhiều hơn nữ. hoặc sản phẩm trong giai đoạn này. Xét ĐIỀU Nữ hỏi nhiều hơn nam. HĐNT hỏi, một số đặc trưng giới được kết KHIỂN Xét HĐNT hỏi, một số đặc trưng giới được luận như sau: kết luận như sau:
  16. 14 (1) Nam thực hiện nhiều loại câu hỏi yêu (1) Nam thực hiện nhiều loại câu hỏi yêu cầu thông tin hơn nữ. cầu thông tin hơn nữ. (2) Nữ hỏi xác nhận thông tin nhiều hơn (2) Nam hỏi xác nhận thông tin nhiều nam (hỏi nghi vấn) hơn nữ. (3) Nam thực hiện các câu hỏi mang chức (3) Nữ sử dụng nhiều HĐNT hỏi mang năng khác như khuyên, biểu cảm, khẳng chức năng khác hơn nam như hỏi - định… bày tỏ, hỏi - chê, hỏi – mỉa mai, trêu chọc, hỏi – khuyên. Nam khen, chê nhiều hơn nữ. Nam cảm ơn, chê, bày tỏ cảm xúc tiêu cực nhiều hơn NĐT nữ. Nữ bày tỏ cảm xúc tích cực và cảm ơn nhiều Nữ khen, bày tỏ cảm xúc tích cực nhiều hơn nam. hơn nam. Xét HĐNT khen, đặc trưng giới được khái Xét HĐNT khen, đặc trưng giới được khái quát như sau: quát như sau: (1) Nữ sử dụng nhiều hơn nam cấu trúc (1) Nữ sử dụng nhiều hơn nam cấu trúc khen thể hiện cảm xúc cá nhân nhận khen thể hiện cảm xúc cá nhân nhận định về người nghe nhiều hơn. (Khen BIỂU định về người nghe nhiều hơn. trực tiếp) - cấu trúc được coi là lời khen CẢM (Khen trực tiếp). ở mức độ mạnh (theo mô hình Manes và Wofson (1981). (2) Nữ sử dụng nhiều từ tình thái/ tăng (2) Nữ sử dụng từ tình thái/ tăng cường cường trong lời khen hơn nam. trong lời khen nhiều hơn nam. (3) Nam sử dụng nhiều cấu trúc khen chứa (3) Nam sử dụng nhiều cấu trúc khen tính từ mô tả hơn. chứa tính từ mô tả hơn. 2.5 Đặc điểm giới thể hiện qua các hành động ngôn từ ở giai đoạn Thương lượng trong Shark Tank Mỹ và Thương vụ bạc tỷ 2.5.1 Đặc điểm giới thể hiện qua các HĐNT ở giai đoạn Thương lượng của Shark Tank Mỹ. Đối với NKGĐT: Có sự khác biệt giới trong phát ngôn chứa các nhóm HĐNT. - Nam nêu quan điểm, thực hiện HĐNT TÁI HIỆN nhiều hơn nữ: nam phần lớn nhận xét, giải thích, trình bày; nữ chủ yếu đồng tình, khoe, kể lể, đáp, khẳng định. - Nữ tỏ ra mạnh mẽ hơn nam qua số lượng HĐNT ĐIỀU KHIỂN nhiều hơn: nam mặc cả nhiều hơn nữ; nữ hỏi, bày tỏ mong muốn người nghe thực hiện hành động hơn nam; cả nam và nữ đều thực hiện phần lớn HĐNT trực tiếp: nữ nói trực tiếp nhiều hơn nam. - Nữ bày tỏ cảm xúc, biểu cảm trong phát ngôn nhiều hơn nam: nam bày tỏ cảm xúc tích cực, tiêu cực, khen nhiều hơn nữ; nữ cảm ơn, chào nhiều hơn nam; nữ xin lỗi, chê, chúc nhiều hơn nam nhưng với tần suất thấp. Đối với NĐT: Có sự khác biệt giới trong phát ngôn chứa các nhóm HĐNT. - Nam nêu quan điểm, trình bày nhiều hơn nữ: nam chủ yếu nhận xét, trình bày, trêu chọc, phủ định, khẳng định, đồng tình; nữ chủ yếu giải thích, phản đối, khoe, đáp.
  17. 15 - Nữ thể hiện cách nói mạnh mẽ hơn qua tần suất sử dụng HĐNT ĐIỀU KHIỂN cao hơn: nam đề nghị, mặc cả, đe dọa, thúc giục nhiều hơn nữ; nữ hỏi, mời, yêu cầu, khuyên, nhắc nhở, động viên, nhượng bộ nhiều hơn nam; - Nam cam kết, hứa hẹn nhiều hơn nữ. - Nam hy vọng, cam kết, từ chối nhiều; nữ chủ yếu hứa hẹn. - Nữ biểu cảm nhiều trong phát ngôn hơn nam: Nam cảm ơn, khen, chúc nhiều, nữ bày tỏ cảm xúc tích cực, tiêu cực, nói lời xin lỗi. 2.5.2 Đặc điểm giới thể hiện qua các HĐNT ở giai đoạn Thương lượng của Thương vụ bạc tỷ Đối với NKGĐT: Có sự khác biệt giới trong phát ngôn chứa các nhóm HĐNT. - Nữ nêu quan điểm nhiều hơn nam: nam nhận xét, giải thích nhiều; nữ trình bày, kể lể, khoe, đồng tình, thừa nhận. - Nam tỏ ra mạnh mẽ trong phát ngôn hơn nữ, dựa trên tần suất sử dụng HĐNT ĐIỀU KHIỂN: nam mặc cả, thuyết phục, nhượng bộ, mời, hỏi, nhắc nhở, đe doạ nhiều; nữ đề nghị, xin phép, mong muốn người nghe thực hiện hành động. - Nam cam kết, hứa hẹn nhiều hơn: nam hy vọng, cam kết nhiều; nữ đồng ý với hành động đề xuất cho tương lai nhiều hơn. Đối với NĐT: Không có sự khác biệt giới trong phát ngôn chứa các nhóm HĐNT. Nhưng khi xét các loại HĐNT trong từng nhóm, kết quả như sau: - Nam nhận xét, trình bày, phủ định nhiều hơn; nữ đồng tình, giới thiệu, mô tả, phản đối, trêu chọc, giải thích nhiều hơn. - Nam hỏi, khuyên, mặc cả, yêu cầu nhiều hơn; nữ đề nghị, đe dọa, động viên, mong muốn, nhượng bộ nhiều hơn; cả nam và nữ đều thực hiện phần lớn lối nói trực tiếp: nữ nói trực tiếp nhiều hơn, nam nói gián tiếp nhiều hơn. - Nam từ chối đầu tư nhiều; nữ hứa hẹn, cam kết, hy vọng nhiều hơn nam. - Nam chê, cảm ơn, chúc nhiều hơn; nữ khen, bày tỏ cảm xúc tích cực, tiêu cực và mong muốn hơn nam. 2.5.3 Đối chiếu đặc điểm giới thể hiện qua các HĐNT ở giai đoạn Thương lượng của Shark Tank Mỹ và Thương vụ bạc tỷ Đặc điểm ngôn ngữ giới của NKGĐT ở giai đoạn Thương lượng Shark Tank Mỹ HĐNT Thương vụ bạc tỷ Nam phần lớn nhận xét, giải thích, trình bày Nam nhận xét, giải thích nhiều hơn nữ. và với tần suất nhiều hơn nữ. TÁI Nữ chủ yếu đồng tình, khoe, kể lể, đáp, HIỆN Nữ trình bày, kể lể, khoe, đồng tình, thừa khẳng định và với tần suất cao hơn nam. nhận nhiều hơn nam. Nam mặc cả nhiều hơn nữ. ĐIỀU Nam mặc cả, thuyết phục, nhượng bộ, mời, KHIỂN hỏi, nhắc nhở, đe doạ nhiều hơn nữ.
  18. 16 Nữ hỏi, bày tỏ mong muốn người nghe thực Nữ đề nghị, xin phép, mong muốn người hiện hành động hơn nam. nghe thực hiện hành động nhiều hơn nam. Xét HĐNT ĐIỀU KHIỂN trực tiếp và gián Xét HĐNT ĐIỀU KHIỂN trực tiếp và gián tiếp, mặc dù không có sự khác biệt giới tiếp, một số nhận định về đặc trưng giới khá trong việc sử dụng các HĐNT này nhưng tương đồng với kết quả của nhóm NĐT. qua phân tích mô tả, cả NKGĐT nam và nữ (1) Cả nam và nữ đều thực hiện đều thực hiện phần lớn HĐNT ĐIỀU phần lớn HĐNT trực tiếp. KHIỂN trực tiếp; một số HĐNT ĐIỀU (2) Nữ nói trực tiếp, thẳng thắn KHIỂN gián tiếp chủ yếu được thực hiện nhiều hơn nam. qua: (3) Nam có nhiều phát ngôn gián (1) HĐNT trình bày – đề nghị tiếp hơn nữ mặc dù ở tần suất (2) HĐNT bày tỏ - đề nghị thấp. HĐNT ĐIỀU KHIỂN gián tiếp chủ yếu được thực hiện qua: (1) HĐNT hỏi, bày tỏ mong muốn. (2) HĐNT cam kết, hứa hẹn. Không có sự khác biệt giới trong phát ngôn Nam hy vọng, cam kết nhiều hơn nữ. CAM chứa các loại HĐNT thuộc nhóm CAM Nữ đồng ý với hành động đề xuất cho KẾT KẾT. tương lai nhiều hơn. Nam bày tỏ cảm xúc tích cực, tiêu cực, khen Không có sự khác biệt giới trong phát ngôn nhiều hơn nữ. chứa các loại HĐNT thuộc nhóm BIỂU Nữ cảm ơn, chào nhiều hơn nam. BIỂU CẢM. Nữ xin lỗi, chê, chúc nhiều hơn nam nhưng CẢM tỉ lệ chênh lệch không cao và tuần suất sử dụng thấp. Đặc điểm ngôn ngữ giới của NĐT ở giai đoạn Thương lượng Shark Tank Mỹ HĐNT Thương vụ bạc tỷ Nam chủ yếu nhận xét, trình bày, trêu chọc, Nam nhận xét, trình bày, phủ định nhiều phủ định, khẳng định, đồng tình và với tần hơn nữ. suất cao hơn nữ. TÁI Nữ chủ yếu giải thích, phản đối, khoe, đáp HIỆN Nữ đồng tình, giới thiệu, mô tả, phản đối, và với tần suất cao hơn nam. trêu chọc, giải thích nhiều hơn nam. Nam đề nghị, mặc cả, đe dọa, thúc giục Nam hỏi, khuyên, mặc cả, yêu cầu nhiều nhiều hơn nữ. hơn nữ. Nữ hỏi, mời, yêu cầu, khuyên, nhắc nhở, Nữ đề nghị, đe dọa, động viên, mong động viên, nhượng bộ nhiều hơn nam. muốn, nhượng bộ nhiều hơn nam. (nhóm HĐNT có mức độ đe dọa thể diện thấp, có tính cộng tác) Xét HĐNT ĐIỀU KHIỂN trực tiếp, gián Xét HĐNT ĐIỀU KHIỂN trực tiếp, gián tiếp, mặc dù không có sự khác biệt giới tiếp, một số kết luận về đặc trưng giới được trong nhóm này, nhưng qua phân tích mô tả trình bày như sau: có thể thấy: Cả nam và nữ đều thực hiện ĐIỀU (1) Cả nam và nữ đều thực hiện phần lớn HĐNT trực tiếp: đề nghị, yêu cầu, KHIỂN phần lớn lối nói trực tiếp. mặc cả, khuyến khích… (2) Nữ nói trực tiếp nhiều hơn nam. (3) Nam nói gián tiếp nhiều hơn Các HĐNT ĐIỀU KHIỂN gián tiếp được nữ. thực hiện qua: Các HĐNT ĐIỀU KHIỂN gián tiếp được (1) Lời nhận xét với mục đích đe thực hiện qua: dọa, cảnh báo để thuyết phục (1) HĐNT TÁI HIỆN gồm thú người nghe chấp nhận với mức nhận, dự đoán để gây tác động đề xuất của mình.
  19. 17 (2) Lời mời hoặc câu hỏi với mục tới quyết định cuaur người đích đề nghị. nghe. (3) Bày tỏ mong muốn, biểu cảm (2) HĐNT hỏi với mục đích tái đề kết hợp câu điều kiện nhằm xuất/ đề nghị. thực hiện đề xuất. (3) Bày tỏ mong muốn, cam kết, hứa hẹn nhằm đề xuất hoặc mặc cả. Nam hy vọng, cam kết, từ chối nhiều hơn. Nam từ chối đầu tư nhiều hơn nữ. CAM Nữ chủ yếu hứa hẹn và với tần suất nhiều Nữ hứa hẹn, cam kết, hy vọng nhiều hơn KẾT hơn nam. nam. Nam cảm ơn, khen, chúc nhiều và với tần Nam chê, cảm ơn, chúc nhiều hơn nữ. suất sử dụng nhiều hơn nữ. BIỂU Nữ bày tỏ cảm xúc tích cực, tiêu cực, nói lời CẢM Nữ khen, bày tỏ cảm xúc tích cực, tiêu cực xin lối nhiều hơn nam. và mong muốn hơn nam. 2.6 Tiểu kết Kết quả nghiên cứu đã phần nào chứng minh và khẳng định những nét mới và vốn có trong đặc trưng ngôn ngữ giới ở thể loại cụ thể. CHƯƠNG 3: ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ GIỚI TRONG CHƯƠNG TRÌNH SHARK TANK MỸ VÀ THƯƠNG VỤ BẠC TỶ TỪ GÓC ĐỘ LỊCH SỰ 3.1 Đặt vấn đề 3.2 Lịch sự và giới Holmes (2013) đã khẳng định ba vấn đề chính trong sự khác biệt trong ngôn ngữ của nam và nữ gồm có đặc điểm sinh học của giới tính, yếu tố ảnh hưởng của xã hội và phân bố quyền lực trong xã hội. Trong ba nhóm tác động này, vấn đề lịch sự được đề cập và phát hiện trong yếu tố quyền lực. West & Zimmerman (1987) cho rằng khác nhau cơ bản trong hành động ứng xử bằng ngôn ngữ là do sự khác biệt về quyền lực trong xã hội. Do đó, họ liên hệ tới mối quan hệ giới, nam giới có quyền lực hơn, nữ thuộc nhóm yếu thế, dưới quyền; điều này có thể suy ra rằng nữ giới lịch sự hơn nam. 3.3 Thảo luận phạm vi áp dụng quan điểm lịch sự vào nghiên cứu Từ các quan điểm tiếp cận lịch sự trong và ngoài nước, chúng tôi xác định tiếp cận lịch sự ở góc độ chiến lược và sử dụng mô hình của Brown & Levinson (1987) để áp dụng cho nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ giới của NĐT và NKGĐT trong thể loại chương trình vì: (1) xem xét tài khéo léo lựa chọn ngôn ngữ của nhà đàm phán; (2) xác định tiếp cận đối tượng trên cùng một bình diện; (3) tầm ảnh hưởng và phổ biến của mô hình Brown & Levinson.
  20. 18 3.4 Chiến lược lịch sự theo mô hình Brown và Levinson Brown & Levinson đã phân loại 5 nhóm siêu chiến lược lịch sự gắn với hành động đe doạ thể diện, bao gồm: (1) nói thẳng, nói không bù đắp; (2) lịch sự dương tính (DT) gồm 15 CLLS(+); (3) lịch sự âm tính (AT) gồm 10 CLLS(-); (4) nói kín/hàm ý; (5) không thực hiện hành động đe doạ thể diện. 3.5 Mô hình khảo sát chiến lược lịch sự trên thể loại chương trình đàm phán Shark Tank NKGĐT NĐT NAM NỮ NAM NỮ Tần Tần Tần Tần Tỉ lệ % Tỉ lệ % Tỉ lệ % Tỉ lệ % suất suất suất suất NÓI THẲNG 0 0.0% 0 0.0% 2 14.3% 0 0.0% CLLS (+) 42 63.6% 36 85.7% 8 57.1% 0 0.0% MỞ ĐẦU CLLS (-) 24 36.4% 6 14.3% 4 28.6% 0 0.0% NÓI HÀM Ý 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0% Tổng 66 100.0% 42 100.0% 14 100.0% 0 0.0% p 0,005 0,186 NÓI THẲNG 28 9.5% 24 7.3% 146 30.5% 44 32.4% CLLS (+) 122 41.5% 118 36.0% 156 32.6% 32 23.5% TRAO ĐỔI CLLS (-) 144 49.0% 184 56.1% 174 36.4% 52 38.2% NÓI HÀM Ý 0 0.0% 2 0.6% 2 0.4% 8 5.9% Tổng 294 100.0% 328 100.0% 478 100.0% 136 100.0% p 0,019 0,006 NÓI THẲNG 8 5.3% 4 4.9% 30 10.6% 6 6.1% THƯƠNG CLLS (+) 58 38.7% 28 34.1% 152 53.5% 76 77.6% LƯỢNG CLLS (-) 84 56.0% 50 61.0% 98 34.5% 16 16.3% NÓI HÀM Ý 0 0.0% 0 0.0% 4 1.4% 0 0.0% Tổng 150 100.0% 82 100.0% 284 100.0% 98 100.0% p 0,249 0,040 Bảng 3a: Phân bố CLLS của NKGĐT, NĐT nam và nữ trong Thương vụ bạc tỷ NKGĐT NĐT NAM NỮ NAM NỮ Tần Tần Tần Tần Tỉ lệ % Tỉ lệ % Tỉ lệ % Tỉ lệ % suất suất suất suất NÓI THẲNG 4 3.4% 0 0.0% 4 5.7% 0 0.0% CLLS (+) 106 91.4% 28 77.8% 62 88.6% 52 92.9% MỞ ĐẦU CLLS (-) 6 5.2% 8 22.2% 4 5.7% 4 7.1% NÓI HÀM Ý 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0% Tổng 116 100% 36 100% 70 100% 56 100% p 0,013 Const. NÓI THẲNG 50 12.9% 24 24.0% 56 12.1% 10 4.9% CLLS (+) 280 72.2% 68 68.0% 302 65.4% 142 69.6% TRAO ĐỔI CLLS (-) 58 14.9% 8 8.0% 104 22.5% 50 24.5% NÓI HÀM Ý 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0% 2 1.0% Tổng 388 100% 100 100% 462 100% 204 100% p 0,129 0,000 NÓI THẲNG 18 14.8% 6 11.5% 20 8.8% 14 12.3% THƯƠNG CLLS (+) 60 49.2% 22 42.3% 148 64.9% 76 66.7% LƯỢNG CLLS (-) 40 32.8% 24 46.2% 60 26.3% 24 21.1% NÓI HÀM Ý 4 3.3% 0 0.0% 0 0.0% 0 0.0% Tổng 122 100% 52 100% 228 100% 114 100%
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2