intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Kính ngữ trong tiếng Nhật và những biểu hiện tương đương trong tiếng Việt

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

6
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận án "Kính ngữ trong tiếng Nhật và những biểu hiện tương đương trong tiếng Việt" là nghiên cứu, phân tích để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa kính ngữ trong tiếng Nhật và những biểu hiện tương đương trong tiếng Việt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Kính ngữ trong tiếng Nhật và những biểu hiện tương đương trong tiếng Việt

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ HẰNG NGA KÍNH NGỮ TRONG TIẾNG NHẬT VÀ NHỮNG BIỂU HIỆN TƯƠNG ĐƯƠNG TRONG TIẾNG VIỆT Ngành: Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu Mã số: 9.22.20.24 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI – 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại: Khoa Văn hóa-Ngôn ngữ học, Học viện Khoa học xã hội Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Anh Thi Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Khoa học xã hội – Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Vào hồi giờ ngày tháng năm 2023 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Học viện Khoa học xã hội - Thư viện Quốc gia Việt Nam
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Kính ngữ tiếng Nhật là một phạm trù rất quan trọng đối với người học và sử dụng tiếng Nhật. Sử dụng tốt kính ngữ sẽ góp phần quan trọng cho sự thành công trong giao tiếp bằng tiếng Nhật. Sử dụng tốt kính ngữ, đặc biệt là với người nước ngoài không phải là vấn đề đơn giản. Kính ngữ không chỉ là vấn đề ngôn ngữ, mà nó còn liên quan tới văn hóa xã hội: vị thế, khoảng cách xa gần, quan hệ thân sơ, quan hệ trong ngoài... giữa những đối tượng tham gia giao tiếp. Sự phức tạp của kính ngữ tiếng Nhật cũng đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới, cũng như tại Nhật Bản và Việt Nam. Các nhà ngôn ngữ học và các nhà giáo học pháp tiếng Nhật đã cho ra đời rất nhiều công trình nghiên cứu và tài liệu về kính ngữ tiếng Nhật. Tuy nhiên, nghiên cứu kính ngữ tiếng Nhật dưới góc nhìn đối chiếu với tiếng Việt vẫn là vấn đề còn bỏ ngỏ. Trong thực tế, cũng như ở nhiều nước, người học và sử dụng tiếng Nhật ở Việt Nam, kể cả người đã đạt trình độ tiếng Nhật trung – cao cấp, vẫn cảm thấy rất lúng túng và mắc nhiều lỗi khi sử dụng kính ngữ tiếng Nhật. Vì vậy, việc nghiên cứu kính ngữ trong tiếng Nhật và đối chiếu với những biểu hiện tương đương trong tiếng Việt là hết sức cần thiết. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần giúp người dạy, người học và người sử dụng tiếng Nhật tìm được phương pháp tiếp cận kính ngữ tiếng Nhật có hiệu quả. Đó là lí do chúng tôi thực hiện đề tài: “Kính ngữ trong tiếng Nhật và những biểu hiện tương đương trong tiếng Việt”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận án là nghiên cứu, phân tích để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa kính ngữ trong tiếng Nhật và những biểu hiện tương đương trong tiếng Việt. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận án có những nhiệm vụ cụ thể sau: (1) Tổng quan các nghiên cứu quan trọng, tập hợp và khảo cứu các quan điểm lý thuyết về kính ngữ trong tiếng Nhật. (2) Miêu tả các phương thức thể hiện kính ngữ tiếng Nhật và các phương thức thể hiện tương đương trong tiếng Việt; Phân tích những điểm tương đồng và 1
  4. khác biệt của kính ngữ trong tiếng Nhật với các biểu hiện tương đương trong tiếng Việt. (3) Khảo sát, phân tích ngữ liệu có sử dụng kính ngữ tiếng Nhật và và các cách thức thể hiện tương đương trong tiếng Việt. Phân tích một số quy tắc xã hội, cũng là đặc trưng văn hóa dân tộc thể hiện qua kính ngữ tiếng Nhật. Đối chiếu những đặc điểm kính ngữ tiếng Nhật ở bình diện ngữ pháp và từ vựng và các biểu hiện tương đương trong tiếng Việt. (4) Nghiên cứu trường hợp bằng khảo sát, phân tích ngữ liệu thực tế về cách chuyển dịch phát ngôn có kính ngữ trong tiếng Nhật sang tiếng Việt, qua đó làm rõ biểu hiện kính ngữ tiếng Nhật và tương đương tiếng Việt trong sử dụng. 3. Đối tượng, phạm vi, nguồn ngữ liệu nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các biểu hiện kính ngữ trong tiếng Nhật và tương đương trong tiếng Việt ở bình diện ngữ pháp và từ vựng. 3.2.Phạm vi nghiên cứu Luận án nghiên cứu cách thức thể hiện kính ngữ trong tiếng Nhật qua các phương thức ngữ pháp và phương thức từ vựng, đồng thời đối chiếu các phương thức này với các phương thức thể hiện tương đương trong tiếng Việt. 3.3. Ngữ liệu nghiên cứu *Ngữ liệu tiếng Nhật: Ngữ liệu chúng tôi sử dụng trong luận án được trích rút từ 3 tác phẩm văn học. Ba tác phẩm là: 心 (Nỗi lòng) của 夏目漱石 (Natsume Souseki),吾輩は猫である(Tôi là mèo) của 夏目漱石 (Natsume Souseki), 坊っちゃん (Cậu ấm ngây thơ) của 夏目漱石(Natsume Souseki). Ngữ liệu thu thập từ các tác phẩm bao gồm các biểu hiện kính ngữ phong phú Đây là các tác phẩm của nhà văn nổi tiếng, viết vào đầu thế kỷ XX. Ngoài ra, chúng tôi cũng sử dụng ngữ liệu lấy từ các sách báo, từ điển tiếng Nhật có uy tín. *Ngữ liệu tiếng Việt: Chúng tôi thu thập biểu hiện tương đương kính ngữ tiếng Nhật trong tiếng Việt từ các các đoạn hội thoại trích trong 6 tác phẩm văn học Việt Nam. Sáu tác phẩm văn học tiêu biểu của Việt Nam trong thời kỳ tương đương với các tiểu thuyết của Nhật được sử dụng, gồm có : Tắt đèn và Lều chõng của Ngô Tất Tố, Vỡ đê và Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, Chùa đàn của Nguyễn Tuân, Tiểu thuyết Ngày mới của Thạch Lam. Hơn nữa, chúng tôi cũng sử dụng ngữ liệu lấy từ các sách báo, từ điển tiếng Việt có uy tín 2
  5. 4. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết được những nhiệm vụ đã đề ra của đề tài, luận án sử dụng một số phương pháp và thủ pháp cơ bản sau: - Phương pháp đối chiếu được sử dụng để phân tích, đối chiếu ngôn ngữ, văn hóa nhằm tìm những điểm tương đồng và khác biệt trong các phương thức thể hiện kính ngữ tiếng Nhật và các cách diễn đạt tương đương trong tiếng Việt. - Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp miêu tả, phương pháp phân tích ngữ cảnh và phân tích diễn ngôn, thủ pháp thống kê, phân loại, phân tích định lượng, phân tích định tính 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án cung cấp nguồn cứ liệu về các đặc điểm và nguyên nhân về mặt ngôn ngữ và văn hóa, các điểm giống và khác nhau trong cách biểu hiện kính ngữ tiếng Nhật so với các biểu hiện tương đương trong tiếng Việt. Luận án còn chỉ ra và phân tích một số đặc điểm khi chuyển dịch kính ngữ tiếng Nhật. 6.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1.Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần làm rõ thêm mối quan hệ giữa ngôn ngữ với văn hóa, xã hội, chi phối việc sử dụng ngôn ngữ. Luận án thông qua nghiên cứu trường hợp để làm rõ thêm biểu hiện tương đương tiếng Việt với kính ngữ tiếng Nhật, dưới tác động của những quy tắc văn hóa xã hội tương đồng hay khác biệt. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp cho công việc học tập, giảng dạy, sử dụng và nghiên cứu tiếng Nhật một cách có tính tổng thể và hệ thống về quan niệm, biểu hiện cụ thể, đặc điểm của kính ngữ tiếng Nhật, tương đồng và khác biệt với các biểu hiện tương đương trong tiếng Việt và một số đặc trưng văn hóa dân tộc của ngôn ngữ và tư duy của người Nhật thể hiện qua kính ngữ. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án dự kiến có kết cấu gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết Chương 2: Các phương thức ngữ pháp biểu thị kính ngữ tiếng Nhật và 3
  6. tương đương trong tiếng Việt Chương 3: Các phương thức từ vựng biểu thị kính ngữ tiếng Nhật và tương đương trong tiếng Việt Chương 4: Khảo sát trường hợp chuyển dịch kính ngữ tiếng Nhật sang tiếng Việt qua một số tác phẩm văn học và bản dịch tiếng Việt. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu kính ngữ trong tiếng Nhật 1.1.1. Tổng quan nghiên cứu kính ngữ 1.1.1.1.Tổng quan nghiên cứu kính ngữ trên thể giới Các nhà ngôn ngữ học Nhật Bản nổi tiếng về nghiên cứu kính ngữ tiếng Nhật như:石坂正蔵 (Ishizaka Shouzou), 江湖山恒明(Eguchi Tsuneaki), 辻 村敏樹 (Tsujimura Toshiki), 宮地裕 (Miyaji Yutaka), 大石初太郎 (Oishi Hatsutarou)... với các công trình nghiên cứu có giá trị như: 敬語史論考」 (“Kính ngữ sử luận khảo”(1944),「現代の敬語」,(“Kính ngữ hiện đại”) (1967)「敬語の用法」, (“ Sử dụng kính ngữ”), (1991). 「敬語論語」, ( “Lý thuyết kính ngữ”) (1992)… Một số học giả phương Tây cũng rất quan tâm tới kính ngữ tiếng Nhật, chẳng hạn như Cook, H. M., Maynard, S. , Chen, W...với một số công trình nổi tiếng như [67],[68],[69],[70], ghi nhận rằng hệ thống kính ngữ tiếng Nhật có hai loại là kính ngữ dành cho chủ thể tiếp ngôn và kính ngữ dành cho thoại đề. 1.1.1.2.Tổng quan nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam, một số nhà ngôn ngữ học như: Trần Sơn [33], Nguyễn Thị Việt Thanh [39], Nguyễn Tô Chung [10],... cũng đã có một số bài báo nghiên cứu về kính ngữ trong tiếng Nhật. Những công trình này cho thấy một số đặc điểm của kính ngữ trong tiếng Nhật. Một trong những bài báo gần đây nhất “Những biểu thị kính ngữ trong tiếng Nhật” đăng trong tạp chí “Khoa học Ngôn ngữ” số 46, ĐHHN. 1.1.2. Tổng quan nghiên cứu kính ngữ tiếng Nhật trong mối quan hệ với lịch sự 1.1.2.1.Tổng quan nghiên cứu trên thế giới Kính ngữ và lịch sự có mối quan hệ khó phủ nhận, thu hút sự quan tâm của nhiều học giả thế giới. Nghiên cứu kính ngữ trong mối quan hệ với lịch 4
  7. sự sẽ cho thấy rõ hơn đặc điểm ngôn ngữ, văn hóa được sử dụng trong kính ngữ. Nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã quan tâm đến vấn đề này như: Michel Haugh, Xiang Dong Liu, Todd James Allen, Yasuko Obana, Ide Sachiko, Matsumoto Yoshiko... cho rằng kính ngữ là một công cụ ngôn ngữ quan trọng thể hiện lịch sự trong tiếng Nhật. Kính ngữ tiếng Nhật tuân thủ theo số quy chuẩn nhất định phụ thuộc vào đặc điểm ngôn ngữ của tiếng Nhật và đặc trưng văn hóa Nhật Bản. 1.1.2.2. Tổng quan nghiên cứu ở Việt Nam Kính ngữ và lịch sự trong tiếng Nhật cũng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam như: Nguyễn Thị Việt Thanh, Hoàng Anh Thi, Lê Thị Thu Hồng, Ngô Hương Lan… nhiều nghiên cứu riêng về lịch sự trong tiếng Việt. Điển hình là nghiên cứu của Vũ Thị Thanh Hương, Nguyễn Văn Khang, Nguyễn Thị Lương, Tạ Thị Thanh Tâm,... Các nghiên cứu của của Vũ Thị Thanh Hương như “Giới tính và lịch sự” (1999), “Lịch sự và phương thức biểu hiện tính lịch sự trong lời cầu khiến tiếng Việt, trong ngôn từ, giới tính và nhóm xã hội từ thực tiễn tiếng Việt” và nhiều nghiên cứu khác. Nguyễn Văn Khang cũng là người có những nghiên cứu đáng chú ý về lịch sự trong tiếng Việt, chẳng hạn “Nghi thức lời nói trong giao tiếp gia đình của người Việt”; “Ngôn ngữ học xã hội”... 1.2.Cơ sở lý thuyết 1.2.1. Khái niệm kính ngữ tiếng Nhật 1.2.1.1 Khái niệm kính ngữ tiếng Nhật trong các từ điển Một số từ điển tiếng Nhật lớn có uy tín đề cập đến khái niệm kính ngữ như sau: Từ điển Kojien định nghĩa “Kính ngữ là biểu hiện ngôn ngữ thể hiện mối quan hệ liên quan đến vị thế, tính tôn ti, tính thân sơ ... của CTPN (người nói, hoặc người viết) với CTTN và thoại đề.” [169, tr814]. Bên cạnh đó, từ điển Shinmeikai Kokugo Jiten đưa ra khái niệm ““Kính ngữ là ngôn từ mà CTPN dùng để biểu thị sự lễ độ, tôn kính với CTTN, hoặc thoại đề” [168,tr.409] 1.2.1.2. Khái niệm kính ngữ tiếng Nhật của các nhà nghiên cứu Nhiều học giả nổi tiếng trong giới nghiên cứu kính ngữ tiếng Nhật đã bày tỏ các quan điểm về kính ngữ tiếng Nhật được nhiều người biết đến như: Mitsuhashi Masahiro, Mitsuya Shigematsu, Tsujimura Yasuto, Kukichi Yasuhito, Obana Yasuko... Trong luận án này, chúng tôi cho rằng cần thiết 5
  8. sử dụng thuật ngữ “kính ngữ” phía tiếng Nhật song song với thuật ngữ “ngôn ngữ lịch sự” phía tiếng Việt. Kính ngữ là một kiểu lịch sự, có hệ thống chặt chẽ, rõ ràng (mà Brown & Levinson gọi là lịch sự được mã hóa như đã trình bày trong tổng quan) có mặt ở một số ngôn ngữ như tiếng Nhật, Hàn, trong khi ở ngôn ngữ khác như tiếng Việt thì không có hệ thống mã hóa này. 1.2.2.Phân loại kính ngữ tiếng Nhật 1.2.2.1.Hướng phân loại thứ nhất Là phân loại của một số học giả căn cứ vào đối tượng thụ hưởng kính ngữ và phân ra thành kính ngữ CTTN và kính ngữ thoại đề (theo chúng tôi, cũng có thể gọi là đây kính ngữ trực tiếp và kính ngữ gián tiếp)Hướng phân loại nhìn nhận kính ngữ từ đối tượng hướng tới, được khởi xướng từ các học giả Brown & Levinson, Tsujimura Yasuto, Mori Yuta… Các học giả này cho rằng kính ngữ tiếng Nhật có hai loại chính là 理解主体敬語 (kính ngữ CTTN) và 話題敬語 (kính ngữ thoại đề). 1.2.2.2. Hướng phân loại thứ hai Một số nghiên cứu quan trọng theo khuynh hướng này như: Báo cáo về kính ngữ tiếng Nhật của hội đồng văn hóa Nhật Bản năm 2007 chia kính ngữ thành 5 loại nhỏ hơn và nghiên cứu của 蒲谷博 (Kabaya Hiroshi),(2017) chia kính ngữ thành 11 loại nhỏ hơn. Như vậy, có nhiều quan điểm khác nhau về việc phân loại kính ngữ trong tiếng Nhật. Tuy nhiên, các quan điểm phần lớn đều thống nhất dựa trên việc phân loại kính ngữ tiếng Nhật thành ba loại. Chúng tôi thống nhất phân chia kính ngữ tiếng Nhật theo cách phân loại của thành ba loại chính: tôn kính ngữ, khiêm nhường ngữ và lịch sự ngữ. 1.2.3. Một số đặc điểm ngôn ngữ và văn hóa giao tiếp liên quan kính ngữ tiếng Nhật 1.2.3.1. Đặc điểm ngôn ngữ của tiếng Nhật * Loại hình ngôn ngữ: Tiếng Nhật là ngôn ngữ chắp dính. Phụ tố trong tiếng Nhật bao gồm tiền tố và hậu tố. *Cấu trúc câu: Theo 仁田義雄(2009), cấu trúc câu của tiếng Nhật là S- O-V (S là chủ ngữ, O là tân ngữ, V là động từ). Động từ đứng ở cuối câu, sau tân ngữ. Động từ gánh vai trò thực hiện chức năng kính ngữ hết sức quan trọng, trong nhiều trường hợp có thể “đại diện” cho chủ ngữ. 6
  9. *Từ đồng nghĩa: Trong tiếng Nhật, từ điển Kojiten cũng định nghĩa 「同 義語」 (từ đồng nghĩa), là những từ tương đồng với nhau về nghĩa hiểu ngôn nhưng khác nhau về âm thanh và sắc thái ngữ nghĩa ví dụ như 「する」(làm) và 「なさる」(làm).[169] * Từ gốc Hán: Từ Hán Nhật và từ Hán Việt thường có sắc thái trang trọng hơn từ thuần Nhật và từ thuần Việt. Tuy nhiên, từ Hán Nhật và Hán Việt cũng có một số đặc điểm riêng do quá trình tiếp xúc cũng như đặc điểm khác nhau vốn có của hai ngôn ngữ. Những đặc điểm này cũng có ảnh hưởng tới các phương thức thể hiện kính ngữ trong tiếng Nhật và tương đương trong tiếng Việt. 1.2.3.2. Đặc điểm văn hóa giao tiếp trong tiếng Nhật Chủ thể phát ngôn, chủ thể tiếp ngôn và thoại đề là những thành phần quan trọng tham gia giao tiếp, không thể thiếu trong quá trình giao tiếp. Giữa các thành phần trong một cuộc giao tiếp có những quan hệ và tương tác lẫn nhau, chi phối giao tiếp cả nội dung và hình thức. Theo các nghiên cứu của Ide, kính ngữ sinh ra chính là để thể hiện mối quan hệ giữa các đối tượng tham gia giao tiếp. Đó là các mối quan hệ liên nhân bao gồm quan hệ vị thế trên- dưới, quan hệ thân-sơ và quan hệ trong-ngoài.[97] 1.2.4. Cơ sở lý thuyết về ngôn ngữ học đối chiếu Ngôn ngữ học đối chiếu có thể được thực hiện bằng một trong hai hướng đối chiếu sau. Một là đối chiếu song song, có nghĩa là các ngôn ngữ được đối chiếu sẽ được miêu tả, phân tích và so sánh trên tất cả các bình diện như nhau. Hai là, lấy một ngôn ngữ làm cơ sở chỉ đạo, ngôn ngữ này là ngôn ngữ đối tượng cần phân tích, làm sáng tỏ, ngôn ngữ còn lại sẽ là phương tiện, là điều kiện cho phép làm sáng tỏ đặc điểm của ngôn ngữ đối tượng. Trong luận án này, chúng tôi thực hiện đối chiếu theo hướng thứ hai. Tiếng Nhật là ngôn ngữ làm cơ sở chỉ đạo, tiếng Việt là được sử dụng như phương tiện để thực hiện đối chiếu. 1.3.Tiểu kết chương 1 1) Chúng tôi thống nhất với quan điểm, kính ngữ và lịch sự cùng tồn tại trong ngôn ngữ Nhật Bản. Kính ngữ là một trong những hình thức ngôn ngữ thể hiện lịch sự trong tiếng Nhật. Một trong những biểu hiện lịch sự trong tiếng Nhật là hệ thống các khuôn mẫu, các hình thái có sẵn mà tiếng Nhật gọi là Keigo - Kính ngữ. 7
  10. 2) Kính ngữ tiếng Nhật là cách thức sử dụng ngôn ngữ mà CTPN dùng để biểu thị lịch sự, lễ độ, tôn kính đối với các thành phần tham gia giao tiếp còn lại: CTTN hay thoại đề hoặc cả CTTN và thoại đề. Ngôn ngữ được sử dụng để thể hiện kính ngữ trên cả bình diện ngữ pháp và từ vựng. 3) Kính ngữ tiếng Nhật là một phạm trù chỉ xuất xã hội, nó thể hiện các mối quan hệ liên nhân trong xã hội như: quan hệ trên-dưới, quan hệ thân - sơ, quan hệ trong-ngoài. Người ở bề dưới thể hiện sự tôn kính đối với người ở bề trên, sự tôn kính còn được thể hiện đối với những người lần đầu gặp hay người được coi là đối tác...Việc thể hiện sự tôn kính có thể bằng ngôn ngữ tôn kính đối với những gì thuộc về đối tác hoặc ngôn ngữ khiêm nhường đối với những gì thuộc về mình. 4) Kính ngữ tiếng Nhật hiện đại được phân chia thành ba loại cơ bản là tôn kính ngữ, khiêm nhường ngữ và lịch sự ngữ. TKN được sử dụng trong trường hợp để tỏ sự kính trọng, đề cao CTTN hoặc thoại đề. TKN được thể hiện bằng những hình thái nhất định của động từ, danh từ, tính từ…hay những từ ngữ nhất định khi nói về hoạt động, trạng thái, tính chất…của CTTN hay thoại đề. KNN được sử dụng để tỏ sự tôn kính đối với CTTN hoặc thoại đề bằng cách hạ thấp vị thế của chủ thể phát ngôn khi nói về hoạt động, trạng thái của CTPN. KNN được thể hiện bằng những hình thái nhất định của động từ, danh từ… hay những từ ngữ nhất định khi nói về hoạt động, trạng thái, tính chất…của CTPN. LSN hay còn gọi là kính ngữ trung hòa được sử dụng để thể hiện phép lịch sự xã giao. Ngôn ngữ lịch sự được thể hiện bằng những hình thái nhất định của động từ, danh từ, tính từ…hay những từ ngữ nhất định khi nói về hoạt động, trạng thái, tính chất…của cả CTPN, CTTN và thoại đề. 5) Tiếng Nhật thuộc loại hình ngôn ngữ chắp dính với đặc điểm nổi bật là phụ tố đóng vai trò rất quan trọng trong các hoạt động ngữ pháp của ngôn ngữ. Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, các quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị chủ yếu bằng hư từ và trật tự từ. 6) Cấu trúc câu của tiếng Nhật là S-O-V, cấu trúc câu của tiếng Việt là S- V-O ( S là chủ ngữ, O là tân ngữ, V là động từ). Trong giao tiếp bằng tiếng Nhật, vai trò của động từ trong câu tiếng Nhật rất quan trọng. Động từ trong các phát ngôn tiếng Nhật còn hàm chứa ý nghĩa về thái độ, mức độ lịch sự mà CTPN muốn thể hiện. 8
  11. 7) Cả tiếng Nhật và tiếng Việt đều từ đông nghĩa và từ gốc Hán. Từ gốc Hán trong tiếng Nhật được gọi là từ Hán-Nhật, từ gốc Hán trong tiếng Việt được gọi là từ Hán –Việt. Tuy nhiên, từ Hán - Nhật và từ Hán –Việt cũng có một số điểm khác nhau do quá trình tiếp xúc cũng như đặc điểm khác nhau vốn có của hai ngôn ngữ. 8) Kính ngữ tiếng Nhật hoạt động trong giao tiếp cũng bị chi phối bởi rất nhiều nhân tố tham gia giao tiếp như: chủ thể phát ngôn, chủ thể tiếp ngôn, các mối quan hệ liên cá nhân... 9) Để thực hiện được các nhiệm vụ của luận án, chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học, phương pháp chủ đạo là ngôn ngữ học đối chiếu. Cơ sở đối chiếu là những tương đồng và khác biệt giữa kính ngữ trong tiếng Nhật và các cách diễn đạt tương đương trong tiếng Việt”. Tiếng Nhật là ngôn ngữ làm cơ sở chỉ đạo, tiếng Việt là được sử dụng như phương tiện để thực hiện đối chiếu. CHƯƠNG 2 CÁC PHƯƠNG THỨC NGỮ PHÁP BIỂU THỊ KÍNH NGỮTIẾNG NHẬT VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG TRONG TIẾNG VIỆT 2.1. Các phương thức ngữ pháp biểu thị kính ngữ tiếng Nhật 2.1.1. Phương thức sử dụng tiền tố biểu thị kính ngữ tiếng Nhật 2.1.1.1.Tiền tố biểu thị tôn kính ngữ 2.1.1.2. Tiền tố biểu thị khiêm nhường ngữ 2.1.1.3. Tiền tố biểu thị lịch sự ngữ 2.1.2.Phương thức sử dụng hậu tố biểu thị kính ngữ trong tiếng Nhật 2.1.2.1.Hậu tố biểu thị tôn kính ngữ Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ các phương thức ngữ pháp biểu thị kính ngữ tiếng Nhật 9
  12. 2.1.2.2. Hậu tố biểu thị khiêm nhường ngữ 2.1.2.3. Hậu tố biểu thị lịch sự ngữ 2.1.3. Phương thức sử dụng tiền tố kết hợp hậu tố biểu thị kính ngữ tiếng Nhật 2.1.3.1.Tiền tố kết hợp hậu tố biểu thị tôn kính ngữ 2.1.3.2.Tiền tố kết hợp với hậu tố biểu thị khiêm nhường ngữ * Kết quả khảo sát các phương thức ngữ pháp biểu thị kính ngữ tiếng Nhật Trong các phương thức ngữ pháp thể hiện kính ngữ tiếng Nhật thì phương thức sử dụng tiền tố chiếm 44,5% (257 lần biểu hiện). Phương thức này chiếm tỷ lệ cao nhất trong các phương thức ngữ pháp. Nếu tính tỷ lệ trong các phương thức chung (tính cả trong số các biểu hiện theo các phương thức ngữ pháp và các phương thức từ vựng), thì phương thức sử dụng tiền tố biểu thị kính ngữ tiếng Nhật cũng chiếm tỷ lệ cao nhất so với các phương thức khác (27,3%). Như vậy, có thể khẳng định rằng, tiền tố đóng vai trò rất lớn trong việc hình thành các biểu hiện kính ngữ trong tiếng Nhật. 2.2. Các biểu hiện ngữ pháp tương đương trong tiếng Việt 2.2.1. Phương thức sử dụng cấu trúc chủ-vị thể hiện lịch sự trong tiếng Việt Trong tiếng Việt, nếu thiếu một trong hai thành tố chủ ngữ hoặc vị ngữ, câu trở thành câu giản lược. Hai thành tố cơ sở trên ngoài nhiệm vụ đóng vai trò để đảm bảo tính trọn vẹn để diễn tả nội dung của một câu, còn có chức năng liên nhân. Trong thực tế giao tiếp, câu được thể hiện ra thành các phát ngôn, có thể đủ thành phần nòng cốt như nói trên, hoặc cũng có thể là câu giản lược. Trong đó, phát ngôn đủ thành phần được coi là có vai trò thể hiện tính lịch sự, sự tôn trọng của CTPN đối với CTTN. Sở dĩ có thể nói như vậy là vì, trong quá trình giao tiếp, ngữ cảnh cho phép giản lược mà không tổn thất, không sai lệch thông tin, nhưng để đảm bảo tính lịch sự, phát ngôn vẫn cần giữ đầy đủ thành phần. Nói cách khác, CTPN không giản lược chủ ngữ hay vị ngữ mà bảo tồn cấu trúc chủ-vị cho phát ngôn đó với mục đích để thề hiện lịch sự trong giao tiếp, thể hiện sự tôn trọng hoặc tôn kính CTTN. Đây có thể coi là điều kiện cần, cùng với các yếu tố lịch sự khác là điều kiện đủ, sẽ tạo nên tính lịch sự trọn vẹn cho phát ngôn. 10
  13. 2.2.2. Phương thức sử dụng tình thái từ thể hiện lịch sự trong tiếng Việt Tiểu từ tình thái (luận án gọi là “tình thái từ”) được dùng để phân biệt trong mối quan hệ giữa người nói và người nghe. Cụ thể tiếng “ạ” chủ yếu dùng trong quan hệ của người hàng dưới đối với người hàng trên để bày tỏ sự kính trọng. Điểm riêng của tiếng “ạ” là nó có thể xuất hiện sau tất cả các tiếng khác để điều chỉnh thái độ của người nói đối với người nghe bằng cách đưa thêm vào sắc thái kính trọng bên cạnh sắc thái thân hữu. 2.2.3. Tổ hợp lịch sự trong tiếng Việt 2.2.3.1. Từ tố “Quý” trong tổ hợp lịch sự tiếng Việt 2.3.3.2.Từ tố “kính" trong tổ hợp lịch sự tiếng Việt 2.3.3.3. Một số từ tố khác trong tổ hợp lịch sự tiếng Việt 2.3.3.4. Tổ hợp lịch sự “dạ”, “vâng” trong tiếng Việt * Kết quả khảo sát các phương thức ngữ pháp thể hiện tương đương trong tiếng Việt Theo kết quả khảo sát nguồn ngữ liệu trên, trong các phương thức ngữ pháp thể hiện lịch sự tiếng Việt được thể hiện như biểu đồ dưới 2.5 dưới đây. Biểu đồ 2.5 Tỷ lệ biểu thị lịch sự tiếng Việt của các phương thức ngữ pháp Biểu đồ trên cho thấy phương thức sử dụng cấu trúc chủ ngữ-vị ngữ thể hiện lịch sự tiếng Việt chiếm tỷ lệ cao nhất với 69,1% (174 biểu hiện lịch sự). Tỷ lệ này phản ánh phương thức sử dụng cấu trúc chủ-vị là phương thức quan trọng trong việc trong các phương thức ngữ pháp thể hiện lịch sự trong tiếng Việt, có thể coi cấu trúc đóng vai trò làm nền, là điều kiện cần để trên đó xuất hiện yếu tố là điều kiện đủ. Hiện tượng này xuất phát từ đặc điểm đơn lập của tiếng Việt, trong đó có vai trò quan trọng của hư từ và trong cấu trúc câu. 11
  14. 2.3. Đối chiếu các phương thức ngữ pháp biểu thị kính ngữ trong tiếng Nhật với những biểu hiện tương đương trong tiếng Việt 2.3.1. Sự khác biệt về tần suất sử dụng các phương thức ngữ pháp Các phương thức ngữ pháp được sử dụng thể hiện kính ngữ tiếng Nhật (61,3%) chiếm tỷ lệ cao hơn các phương thức từ vựng (39,7%). Trong khi đó, đối với tiếng Việt thì ngược lại, các phương thức từ vựng (65,8%), cao hơn các phương thức ngữ pháp (34,2%). Kết quả này cho thấy kính ngữ trong tiếng Nhật được chi phối bởi ngữ pháp nhiều hơn từ vựng. Trong khi đó, đối với tiếng Việt, vai trò chi phối lịch sự của từ vựng nhiều hơn ngữ pháp (sẽ được khảo sát ở chương 3). Trở lại với các phương thức ngữ pháp thể hiện kính ngữ tiếng Nhật, các bảng cũng cho thấy, phương thức chắp dính tiền tố (44,5%), chiếm tần suất cao nhất, sau đó đến phương thức chắp dính hậu tố (37,8%), phương thức chắp dính cả tiền tố và hậu tố chiếm tỷ lệ thấp nhất (17,7%). Đối với tiếng Việt, trong các phương thức ngữ pháp thì phương thức sử dụng cấu trúc câu chủ-vị (69,1%) chiếm tỷ lệ cao nhất, sau đó đến phương thức sử dụng tình thái từ (19,8%). Phương thức chiếm tần suất xuất hiện thấp nhất là sử dụng tổ hợp lịch sự, chiếm 11,1%. Do đặc điểm loại hình, tiếng Việt không phát triển mạnh phương thức ngữ pháp như tiếng Nhật. Những biểu hiện ngữ pháp có thể coi là khá ít ỏi của tiếng Việt có thể gây cảm giác không cân đối khi đặt cạnh hệ thống đồ sộ của tiếng Nhật. Tuy nhiên, chính sự mất cân đối này cũng là nơi bộc lộ điểm khác biệt loại hình hiển nhiên của hai ngôn ngữ, nhất là vẽ ra bức tranh toàn cảnh khách quan nhấn mạnh vào nét tương phản giữa hai ngôn ngữ. 2.3.2. Sự khác biệt về các dạng thức trong các phương thức ngữ pháp Các phương thức ngữ pháp thể hiện kính ngữ tiếng Nhật được sử dụng dưới nhiều dạng thức. Các dạng thức chủ yếu ở cấp độ từ (cụm từ). Hình thái của từ được biến đổi nhờ việc chắp dính tiền tố hoặc hậu tố hoặc cả tiền tố và hậu tố. Hầu hết các loại thực từ trong tiếng Nhật (danh từ, động từ, tính từ, phó từ) đều tham gia trong các dạng thức để thể hiện kính ngữ tiếng Nhật. Trong khi đó, các phương thức tương đương trong tiếng Việt chủ yếu ở cấp độ lớn hơn từ (tổ hợp lịch sự và cấu trúc câu chủ-vị) hoặc hư từ (tình thái từ). 12
  15. 2.4. Tiểu kết chương 2 1. Phương tiện ngữ pháp chính thể hiện kính ngữ tiếng Nhật là phụ tố, bao gồm tiền tố và hậu tố. Các phụ tố này được kết hợp với các căn tố (động từ, danh từ, tính từ, phó từ) theo 3 phương thức chính là tiền tố + căn tố, căn tố + hậu tố và tiền tố + căn tố + hậu tố. Ba phương thức này hành chức TKN, KNN và LSN dưới nhiều dạng thức khác nhau. Phương thức chắp dính tiền tố chiếm tỷ lệ cao hơn hai phương thức còn lại. 2.Tiếng Việt có 3 phương thức chính là phương thức sử dụng cấu trúc câu chủ ngữ-vị ngữ, tổ hợp lịch sự và sử dụng tình thái từ. Phương thức sử dụng cấu trúc câu chủ ngữ-vị ngữ biểu thị lịch sự trong tiếng Việt chiếm tỷ lệ cao nhất so với các phương thức ngữ pháp khác. Phương thức tổ hợp lịch sự sử dụng các từ tố thường đứng ở trước thực từ (danh từ và động từ) và bổ sung nét nghĩa trang trọng, tôn kính cho thực từ. Phương thức sử dụng tình thái từ, bổ sung nét nghĩa kính trọng cho cả phát ngôn và thường đứng cuối câu và không có sự phân biệt TKN, KNN và LSN như tiếng Nhật. 3. Tồn tại sự khác nhau rõ nét giữa các phương thức ngữ pháp biểu thị kính ngữ tiếng Nhật và phương thức biểu hiện tương đương trong tiếng Việt. Các phương thức và dạng thức trong tiếng Nhật có khối lượng áp đảo so với tiếng Việt. Điều này cho thấy vai trò ngữ pháp chiếm ưu thế trong việc thể hiện kính ngữ trong tiếng Nhật so với tiếng Việt. 4. Phương thức chắp ghép phụ tố thể hiện đặc trưng hình thái ngôn ngữ nổi bật nhất của tiếng Nhật mà các ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt không có. Trong khi đó, tiếng Việt lại có phương thức thể hiện đặc trưng hình thái của ngôn ngữ đơn lập điển hình đó là phương thức sử dụng cấu trúc câu chủ ngữ- vị ngữ, hư từ và tổ hợp lịch sự. 5. Về hình thức thể hiện kính ngữ, phương thức chắp dính phụ tố trong tiếng Nhật rất phong phú và toàn diện. Nó được sử dụng bằng cách sử dụng tiền tố, hậu tố hoặc kết hợp cả tiền tố và hậu tố. Phương thức này cũng có thể được kết hợp với cả động từ, danh từ, tính từ, phó từ. Ngoài ra, nó cũng thể hiện cả ba loại kính ngữ tiếng Nhật là TKN, KNN và LSN. 6. Các kết quả bước đầu trên đây sẽ là định hướng để luận án nghiên cứu tiếp đặc trưng sử dụng các phương thức từ vựng để thể hiện kính ngữ tiếng Nhật và tương đương trong tiếng Việt ở chương tiếp theo, và khảo sát dịch chuyển kính ngữ tiếng Nhật sang tiếng Việt ở chương cuối. 13
  16. CHƯƠNG 3 CÁC PHƯƠNG THỨC TỪ VỰNG BIỂU THỊ KÍNH NGỮ TIẾNG NHẬT VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG TRONG TIẾNG VIỆT 3.1. Các phương thức từ vựng biểu thị kính ngữ trong tiếng Nhật 3.1.1.Từ xưng hô biểu thị kính ngữ trong tiếng Nhật 3.1.1.1. Đại từ nhân xưng biểu thị kính ngữ tiếng Nhật 3.1.1.2. Từ xưng hô thân tộc biểu thị kính ngữ tiếng Nhật 3.1.1.3. Danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp biểu thị kính ngữ tiếng Nhật 3.1.2.Từ đồng nghĩa lịch sự biểu thị kính ngữ trong tiếng Nhật 3.1.2.1.Động từ đồng nghĩa lịch sự biểu thị kính ngữ tiếng Nhật 3.1.2.2. Danh từ đồng nghĩa lịch sự biểu thị kính ngữ tiếng Nhật 3.1.2.3. Phó từ, tính từ đồng nghĩa lịch sự biểu thị kính ngữ tiếng Nhật 3.1.3. Từ Hán-Nhật biểu thị kính ngữ trong tiếng Nhật Hệ thống từ vựng tiếng Nhật tồn tại cả từ thuần Nhật (Wago) và từ Hán Nhật (Kango). Từ Hán Nhật trong tiếng Nhật thường thể hiện tính trang trọng hơn từ thuần Nhật. 3.2. Các biểu hiện từ vựng thể hiện lịch sự trong tiếng Việt 3.2.1. Từ xưng hô thể hiện lịch sự trong tiếng Việt Trong tiếng Việt, từ xưng hô được chia làm ba nhóm: đại từ nhân xưng, từ xưng hô thân tộc và danh từ chỉ chức vụ/nghề nghiệp. Trong luận án, chúng tôi phân tích chức năng thể hiện lịch sự của từ xưng hô theo ba nhóm này. 3.2.1.1. Đại từ nhân xưng thể hiện lịch sự trong tiếng Việt 3.2.1.2. Từ xưng hô thân tộc thể hiện lịch sự trong tiếng Việt 3.2.1.3. Danh từ chỉ chức vụ nghề nghiệp thể hiện lịch sự trong tiếngViệt 3.2.2.Từ đồng nghĩa lịch sự thể hiện lịch sự trong tiếng Việt Trong tiếng Việt, hầu hết động từ có sự phân biệt sắc thái lịch sự tôn kính hay khiêm nhường như tiếng Nhật, có thể dùng cho hầu hết tất cả các tình huống huống hội thoại thông thường. 3.2.3.Từ Hán-Việt thể hiện lịch sự trong tiếng Việt Cũng như từ Hán trong tiếng Nhật, từ Hán được vay mượn vào tiếng Việt, trở thành từ Hán Việt, tạo nên vốn từ phong phú cho tiếng Việt. Và cũng 14
  17. tương tự từ Hán trong tiếng Nhật, khi từ Hán Việt và từ thuần Việt có cùng một nghĩa từ vựng, thì từ Hán Việt thường được sử dụng trong những tính huống giao tiếp để thể hiện tính trang trọng. 3.3. Đối chiếu các phương thức từ vựng biểu thị kính ngữ trong tiếng Nhật và tương đương trong tiếng Việt 3.3.1. Đối chiếu kính ngữ từ ngữ xưng hô trong tiếng Nhật và tương đương trong tiếng Việt. *Đặc điểm tương đồng và khác biệt khi sử dụng đại từ nhân xưng Trong tiếng Nhật, nhóm đại từ thể hiện sắc thái trang trọng xuất hiện ở cả ngôi thứ nhất, ngôi thứ 2 và ngôi thứ 3. Ở ngôi thứ nhất, các đại từ nhân xưng với ý nghĩa khiêm nhường để đảm bảo tính lịch sự cho cuộc thoại, còn các đại từ ở ngôi 2 và ngôi 3 thể hiện ý nghĩa tôn kính CTTN và thoại đề. Còn trong tiếng Việt, nhóm đại từ thể hiện sắc thái trang trọng chỉ xuất hiện ở ngôi thứ 2 và ngôi thứ 3 thể hiện ý nghĩa tôn trọng CTTN. * Đặc điểm tương đồng và khác biệt khi sử dụng từ xưng hô thân tộc Sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ trong khía cạnh này. Tiếng Nhật có hai hệ thống các từ dùng cho những người cùng trong gia đình và các từ cũng chỉ dùng cho người không cùng gia đình. Những từ xưng hô thân tộc dùng cho người thuộc gia đình khác mang sắc thái thể hiện tôn kính. Nói cách khác, tiếng Nhật ưu tiên dành sự tôn kính trong cách dùng từ xưng hô thân tộc cho người ngoài ra đình mình (phạm vi Soto/Ngoài). Trong khi đó, tiếng Việt chỉ có hệ thống các danh từ thân tộc chung dành cho người bề trên, phân biệt với các danh từ thân tộc dành cho người bề dưới, không phân biệt trong hay ngoài gia đình. Nói cách khác, tiếng Việt ưu tiên dành sự tôn kính cho người bề trên. Như vậy, có thể thấy ở tiểu mục này, tiếng Việt đề cao sự khác biệt trên- dưới trong vai vế, còn tiếng Nhật đề cao sự khác biệt trong mối quan hệ trong – ngoài. * Đặc điểm tương đồng và khác biệt khi sử dụng từ ngữ chỉ chức vụ/nghề nghiệp Điểm khác biệt giữa hai ngôn ngữ là, trong tiếng Nhật, danh từ chỉ chức vụ nghề được kết hợp với họ (họ tên người được nhắc tới) và họ đứng trước danh từ chỉ chức vụ nghề nghiệp, còn tiếng Việt kết hợp với tên và tên đứng sau danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp. Ngoài ra, trong tiếng Việt còn xuất hiện hình thức kết hợp danh từ thân tộc với danh từ chỉ chức vụ nghề nghiệp, ví dụ “ông giáo”, trong đó “ông” là danh từ thân tộc và “giáo” là danh từ chỉ 15
  18. chức vụ nghề nghiệp. Tiếng Nhật không có hình thức này * Đối chiếu tần suất sử dụng phương thức từ xưng hô biểu thị kính ngữ tiếng nhật và tương đương trong tiếng Việt Như đã trình bày ở phần trên, với nguồn ngữ liệu được sử dụng để khảo sát kính ngữ tiếng Nhật là 496 câu thoại có chứa các biểu hiện kính ngữ tiếng Nhật trong ba tác phẩm văn học nổi tiếng của Nhật Bản, chúng tôi đã thu thập được 942 biểu hiện kính ngữ. Trong số này có 365 biểu hiện thuộc các phương thức từ vựng, chiếm 38,7%. Như vậy, đối với tiếng Nhật các phương thức từ vựng được sử dụng để thể hiện kính ngữ tiếng Nhật có tần số xuất hiện thấp hơn các phương thức ngữ pháp (61,3%). Trong khi đó, các biểu hiện tương đương có sử dụng các phương thức từ vựng trong tiếng Việt chiếm tỷ lệ vượt trội (65,8%) với 484/736 biểu hiện. 3.2.2. Đối chiếu kính ngữ từ ngữ đồng nghĩa trong tiếng Nhật với tương đương trong tiếng Việt Kính ngữ từ đồng nghĩa lịch sự trong tiếng Nhật chiếm 37,5% (137 lần xuất hiện). Trong số các phương thức từ vựng thể hiện kính ngữ tiếng Nhật, tỉ lệ này thấp hơn phương thức dùng từ xưng hô và cao hơn phương thức dùng từ Hán (ở mục tiếp theo sau đây). Hiện tượng tương tự cũng diễn ra đối với phương thức sử dụng từ đồng nghĩa thể hiện lịch sự trong tiếng Việt chiếm 6,2%. (30 lần xuất hiện). Điều này khẳng định rằng đối với cả tiếng Nhật và tiếng Việt, phương thức sử dụng từ đồng nghĩa biểu thị lịch sự không phải là phương thức nổi trội, không phải phương thức xuất hiện với tần số cao nhất hay thấp nhất. Tuy nhiên, tần số được sử dụng bên tiếng Nhật (37,5%) cao hơn nhiều so với bên tiếng Việt (6,2%). Hệ thống các từ đồng nghĩa đóng vai trò kính ngữ trong tiếng Nhật cũng phong phú hơn nhiều so với trong tiếng Việt. Tiếng Việt chủ yếu tập trung vào một số ít động từ, còn tiếng Nhật, ngoài động từ còn có danh từ, tính từ, phó từ cũng thể hiện đặc tính này. 3.3.3. Đối chiếu kính ngữ từ Hán-Nhật và tương đương trong tiếng Việt Tỷ lệ sử dụng kính ngữ từ Hán Nhật chiếm 2,7% (25 lần xuất hiện), lịch sự từ Hán Việt là chiếm 2 % (15 lần xuất hiên). Từ Hán Nhật và từ Hán Việt vẫn tồn tại trong hai ngôn ngữ Á Đông này để thể hiện sự trang nghiêm, tôn kính trong một số tình huống giao tiếp của hai ngôn ngữ. Tuy nhiên, nếu đối chiếu đặc điểm này giữa tiếng Nhật và tiếng Việt thì chúng ta thấy tỷ lệ bên tiếng Nhật cao hơn bên 16
  19. tiếng Việt. Kết quả này minh chứng rằng từ Hán Nhật được sử dụng thể hiện lịch sự trong tiếng Nhật vẫn được sử dụng với tần số cao hơn từ Hán Việt. 3.4. Tiểu kết chương 3 1. Cả tiếng Việt và tiếng Nhật đều sử dụng ba phương thức từ vựng là từ xưng hô, từ đồng nghĩa lịch sự và từ gốc Hán làm phương tiện biểu lộ sắc thái lịch sự. Các từ có nghĩa thực giống nhau nhưng có những nét nghĩa thể hiện mức độ lịch sự khác nhau. Đây là đặc điểm chung về tính đa nghĩa của ngôn ngữ.Tuy nhiên, trong từng phương thức cách thể hiện lịch sự của tiếng Việt và tiếng Nhật vẫn có nhiều điểm khác biệt. 2. Tiếng Nhật và tiếng Việt cùng có những đại từ nhân xưng ở 3 nhóm, dùng để thể hiện 3 sắc thái lịch sự khác nhau trong giao tiếp. Tuy nhiên, trong tiếng Nhật, nhóm đại từ thể hiện sắc thái trang trọng xuất hiện ở cả ngôi thứ nhất, ngôi thứ 2 và ngôi thứ 3. Ở ngôi thứ nhất, các đại từ nhân xưng với ý nghĩa khiêm nhường để đảm bảo tính lịch sự cho cuộc thoại, còn các đại từ ở ngôi 2 và ngôi 3 thể hiện ý nghĩa tôn kính CTTN và thoại đề. 3. Một điểm khác biệt nữa là từ xưng hô không thể hiện vai trò kính ngữ đối với CTPN trong tiếng Nhật. Nói cách khác, khi chủ ngữ trong câu tiếng Nhật chính là CTPN, thì từ xưng hô thể hiện chủ ngữ đó thường bị khuyết, trong khi đó, trong tiếng Việt, CTPN vẫn sử dụng từ xưng hô (con, cháu…) để thể hiện vị thế thấp hơn của mình. Tiểu mục này cho thấy một đặc điểm thể hiện lịch sự khác nhau giữa tiếng Nhật và tiếng Việt đó là vai trò của chủ ngữ khi chủ ngữ chính là CTPN. Đối với tiếng Việt, vai trò này rất quan trọng, còn đối với tiếng Nhật thì ngược lại. 4. Trong tiếng Nhật, danh từ chỉ chức vụ nghề được kết hợp với họ (họ tên người được nhắc tới) và họ đứng trước danh từ chỉ chức vụ nghề nghiệp, còn tiếng Việt kết hợp với tên và tên đứng sau danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp. Ngoài ra, trong tiếng Việt còn xuất hiện hình thức kết hợp danh từ thân tộc với danh từ chỉ chức vụ nghề nghiệp, ví dụ “ông giáo”, trong đó “ông” là danh từ thân tộc và “giáo” là danh từ chỉ chức vụ nghề nghiệp. Tiếng Nhật không có hình thức này. 5. Tiếng Nhật và tiếng Việt đều có những động từ đồng nghĩa lịch sự cùng diễn tả một nghĩa từ vựng nhưng có sắc thái thể hiện lịch sự. Tuy nhiên, đối với tiếng Việt các từ thuộc nhóm lịch sự thì vừa có ý tôn kính người khác và thể hiện sự khiêm nhường của CTPN. Những từ này thường được dùng để 17
  20. chỉ hành động của người có vị thế thấp hơn. Còn trong tiếng Nhật, nhóm này được chia làm nhiều loại phức tạp hơn nhiều, có những từ tôn kính và những từ khiêm nhường riêng biệt. 6. Từ Hán Nhật và Hán Việt với chức năng thể hiện lịch sự có cả trong danh từ và động từ. Đối với danh từ phần lớn là từ 2 âm tiết. Đối với động từ, thì trong tiếng Việt cũng phần lớn là từ 2 âm tiết nhưng trong tiếng Nhật thì các từ này chủ yếu xuất phát từ các danh từ Hán Nhật sau đó thêm vĩ tố する (suru). CHƯƠNG 4 KHẢO SÁT TRƯỜNG HỢP CHUYỂN DỊCH KÍNH NGỮ TIẾNG NHẬT SANG TIẾNG VIỆT QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC NHẬT BẢN VÀ BẢN DỊCH TIẾNG VIỆT 4.1. Mô tả khảo sát 4.1.1. Phạm vi và mục đích khảo sát 4.1.2. Cách thức tiến hành khảo sát 4.2. Kết quả khảo sát 4.2.1. Mô tả chung tình hình chuyển dịch kính ngữ trong các tác phẩm Luận án khảo sát 182 phát ngôn trong các câu thoại có biểu hiện KN trong ba tác phẩm văn học 182 phát ngôn đó, luận án thu thập được 326 biểu hiện kính ngữ. Các biểu hiện kính ngữ này trong bản gốc rất đa dạng, phong phú, có cả biểu hiện nhờ các phương thức từ vựng và các phương thức ngữ pháp. Chuyển dịch kính ngữ bằng các phương tiện từ vựng chiếm tỉ lệ vượt trội (253/476 trường hợp, chiếm 53,2%) so với các phương tiện ngữ pháp (223/476 trường hợp, chiếm 46,8%), mặc dù trong bản gốc, biểu hiện kính ngữ tiếng Nhật là các phương tiện ngữ pháp. Điều này cho thấy điểm khác biệt của kính ngữ tiếng Nhật so với phương tiện tương đương trong tiếng Việt. Đó là đặc do điểm ngôn ngữ, trong tiếng Nhật, các phụ tố (tiền tố, hậu tố) đóng vai trò quan trọng hình thành hệ thống kính ngữ mà nhiều nhà ngôn ngữ học cho rằng, kính ngữ tiếng Nhật là một phạm trù ngữ pháp, thể hiện bằng phương thức ngữ pháp. Trong khi đó, ở tiếng Việt không có phạm trù kính ngữ, cách thể hiện lịch sự t chủ yếu sử dụng từ vựng. Bởi vậy, các phương tiện ngữ pháp thể hiện kính ngữ tiếng Nhật chiếm tỉ lệ cao hơn (65,9%), trong khi đó, các phương tiện từ vựng được sử dụng để chuyển dịch sang tiếng Việt có tỉ lệ vượt trội (53,2%) cũng là điều dễ hiểu. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2