Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Di sản văn học của dòng văn Trường Lưu (Hà Tĩnh) từ góc nhìn văn hóa
lượt xem 3
download
Luận án phân tích, làm rõ quá trình hình thành, phát triển, đặc điểm của dòng văn và di sản văn học của dòng văn Trường Lưu; xác định vai trò của dòng văn này trong lịch sử văn học dân tộc nói chung, trong sự hình thành “Văn phái Hồng Sơn” và sự phát triển của lịch sử văn hóa địa phương Hà Tĩnh nói riêng; đề xuất hướng bảo tồn, phát huy và khai thác giá trị văn hóa của di sản dòng văn Trường Lưu trong bối cảnh hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Di sản văn học của dòng văn Trường Lưu (Hà Tĩnh) từ góc nhìn văn hóa
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN TÙNG LĨNH DI SẢN VĂN HỌC CỦA DÒNG VĂN TRƯỜNG LƯU (HÀ TĨNH) TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 9220121 Nghệ An, 2022
- 2 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Vinh Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Biện Minh Điền Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường Họp tại: Trường Đại học Vinh Vào lúc: 8 giờ ngày tháng năm 2022 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia. - Trung tâm Thông tin - Thư viện Nguyễn Thúc Hào, Trường Đại học Vinh
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Tìm hiểu, nghiên cứu di sản văn học quá khứ là nhiệm vụ quan trọng của khoa nghiên cứu văn học mà trước hết là lịch sử văn học. Dòng văn Trường Lưu (Hà Tĩnh) có khối di sản văn hóa đồ sộ, trong đó có 02 di sản đã được UNESCO ghi danh là Mộc bản Trường Lưu và Hoàng Hoa sứ trình đồ. 1.2. Dòng họ Nguyễn Huy (thuộc làng Trường Lưu, xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) là một dòng họ khoa bảng nổi tiếng trong lịch sử nước ta với nhiều thế hệ liên tục, kế tiếp, để lại một khối di sản lớn, có đóng góp xuất sắc cho lịch sử văn hóa, văn học dân tộc, đã được hậu thế ghi nhận và tiếp nhận không chỉ ở trong nước mà ở cả diễn đàn quốc tế. 1.3. Dòng văn Trường Lưu là tập hợp các tác gia – tác phẩm của dòng họ Nguyễn Huy. Đây là một dòng văn do nhiều tác giả của nhiều thế hệ kế tiếp nhau sáng tác, tiêu biểu như Nguyễn Huy Oánh, Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Huy Hổ, Nguyễn Huy Vinh... Cùng với các tác giả dòng họ Nguyễn (Tiên Điền) và một số nho sĩ vùng đất núi Hồng sông Lam, dòng văn Trường Lưu đã góp phần làm nên Văn phái Hồng Sơn. Tìm hiểu, nghiên cứu di sản văn học của dòng văn Trường Lưu từ góc nhìn văn hóa là vấn đề có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Đồng thời cũng là đòi hỏi của yêu cầu nghiên cứu văn hóa, văn học một vùng đất với nhiều nét đặc thù độc đáo. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là Di sản văn học của dòng văn Trường Lưu (Hà Tĩnh) từ góc nhìn văn hóa. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án tìm hiểu, nghiên cứu di sản văn học của dòng văn Trường Lưu trên các phương diện cơ bản: sự hình thành, diễn trình, các mối liên hệ văn hóa, văn học, vị thế của dòng văn Trường Lưu; đóng góp, giá trị, ý nghĩa của di sản văn học dòng văn Trường Lưu; hướng khai thác, phát huy các giá trị văn hóa - văn học của dòng văn Trường Lưu trong bối cảnh hiện nay. Văn bản dùng để khảo sát, bao gồm tất cả các tác phẩm của dòng văn Trường Lưu hiện đã sưu tầm, tập hợp và công bố. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận án phân tích, làm rõ quá trình hình thành, phát triển, đặc điểm của dòng văn và di sản văn học của dòng văn Trường Lưu; xác
- 2 định vai trò của dòng văn này trong lịch sử văn học dân tộc nói chung, trong sự hình thành “Văn phái Hồng Sơn” và sự phát triển của lịch sử văn hóa địa phương Hà Tĩnh nói riêng; đề xuất hướng bảo tồn, phát huy và khai thác giá trị văn hóa của di sản dòng văn Trường Lưu trong bối cảnh hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu dòng văn Trường Lưu và xác lập cơ sở lý thuyết cho việc thực hiện đề tài Di sản văn học của dòng văn Trường Lưu (Hà Tĩnh) từ góc nhìn văn hóa. 3.2.2. Nhận diện dòng văn Trường Lưu, khái quát bối cảnh hình thành và quá trình vận động, phát triển của dòng văn Trường Lưu. 3.2.3. Đi sâu phân tích, xác định đặc điểm của một số hiện tượng tiêu biểu từ di sản văn học dòng văn Trường Lưu; khái quát, minh định các giá trị văn hóa của di sản văn học dòng văn Trường Lưu. 3.2.4. Đề xuất hướng tiếp cận, khai thác các giá trị văn hóa của di sản văn học dòng văn Trường Lưu nhằm phục vụ cho các hoạt động văn hóa hiện nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó có các phương pháp chính: Phương pháp phân tích - tổng hợp; Phương pháp lịch sử; Phương pháp so sánh - loại hình; Phương pháp liên ngành; Phương pháp cấu trúc - hệ thống. 5. Đóng góp của luận án - Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu di sản văn học của Dòng văn Trường Lưu (Hà Tĩnh) từ góc nhìn văn hóa với tư cách là một vấn đề chuyên biệt, với cái nhìn tập trung và hệ thống. - Luận án nghiên cứu bối cảnh sinh thành, diện mạo và quá trình vận động, phát triển của dòng văn Trường Lưu; mối liên hệ giữa dòng văn họ Nguyễn Huy (Trường Lưu) và dòng văn họ Nguyễn (Tiên Điền), minh định sự hợp lưu của hai dòng văn đóng vai trò trụ cột trên đất Hồng Lam tạo nên “Văn phái Hồng Sơn”. - Luận án tiếp cận một số hiện tượng tiêu biểu của dòng văn Nguyễn Huy (Trường Lưu), phân tích, làm rõ những đặc điểm của di sản văn học mà họ để lại, xem đây như là kết tinh thành tựu của sáng tác dòng văn Trường Lưu. Luận án khái quát, xác định các giá trị văn hóa của di sản văn học dòng văn Trường Lưu, trên cơ sở đó, đề xuất hướng tiếp cận và khai thác các giá trị văn hóa từ dòng văn này. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án gồm 4 chương. Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của đề tài. Chương 2. Sự hình thành và
- 3 quá trình vận động của dòng văn Trường Lưu Chương 3. Một số hiện tượng tiêu biểu của di sản văn học dòng văn Trường Lưu. Chương 4. Giá trị văn hóa của di sản văn học dòng văn Trường Lưu và hướng tiếp cận, khai thác. Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Việc ghi nhận, giới thiệu một số tác giả, tác phẩm của dòng văn Trường Lưu trong thư tịch cổ (thế kỷ XVII – XIX) Trong phạm vi bao quát tư liệu của Luận án, chúng tôi đề cập đến việc ghi nhận, giới thiệu Dòng văn Trường Lưu qua các tác phẩm quốc sử, phương sử, dư địa chí, văn bia, gia phả như: Lịch triều hiến chương loại chí, Đại Nam thực lục, Vũ Trung tùy bút; Nghệ An ký; Thoái thực ký văn; Lai Thạch Nguyễn thị gia tàng, Phượng Dương Nguyễn tông thế phả... Qua các tư liệu này cho thấy các tác giả, tác phẩm dòng văn Trường Lưu đã được giới thiệu khá sớm, không những được người đương thời ghi chép mà ngay cả các thế hệ trong dòng họ cũng rất có ý thức trong việc biên chép về họ tộc mình. Thông qua các tư liệu này, tiểu sử, công lao, hành trạng, văn nghiệp của các danh nhân dòng họ Nguyễn Huy được phác họa một cách khá rõ nét, giúp chúng ta có thể hình dung về một dòng họ có bề dày lịch sử, truyền thống văn hóa, khoa bảng đất Hồng Lam. 1.1.2. Việc tìm hiểu, nghiên cứu di sản văn học của dòng văn Trường Lưu Từ lâu, dòng họ Nguyễn Huy Trường Lưu với những thành tựu văn học, văn hóa rực rỡ được trải dài trong gần 6 thế kỷ đã trở thành đối tượng của nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa. Có thể chia việc nghiên cứu dòng văn Nguyễn Huy Trường Lưu thành ba giai đoạn: trước năm 1945, từ năm 1945 - 1975 và từ năm 1975 đến nay. 1.1.3. Vấn đề nghiên cứu di sản văn học của dòng văn Trường Lưu từ góc nhìn văn hóa Trước năm 1990, việc nghiên cứu di sản văn hóa, văn học của dòng văn Trường Lưu cơ bản tập trung trên các phương diện văn bản học, các giá trị về mặt lịch sử, công lao, hành trạng các tác giả, thì những năm gần đây, việc nghiên cứu dòng văn này được mở rộng, có sự đa dạng hơn, đặc biệt là nghiên cứu, biên dịch các tư liệu Hán Nôm, các mộc bản, sắc phong, gia phả, trước tác thơ văn… Tiêu biểu là những nghiên cứu của Lại Văn Hùng với luận án Khảo sát văn nghiệp dòng họ Nguyễn Huy ở Trường Lưu; Trần Thị Băng
- 4 Thanh, Lại Văn Hùng (Viện Văn học) với Tìm hiểu quan niệm và sự hình thành dòng văn trong văn học Việt Nam (Thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX), Võ Hồng Hải với luận án Di sản văn hóa dòng họ và vấn đề nghiên cứu danh nhân văn hóa, phát triển nhân tài hiện nay, trong đó tập trung nghiên cứu chủ yếu hai dòng họ Nguyễn (Nguyễn Huy Trường Lưu và Nguyễn Tiên Điền) với các vấn đề: sự hình thành, phát triển và suy thoái trong bối cảnh văn hoá Việt Nam thời trung đại; mối quan hệ qua lại giữa hai dòng họ; mối quan hệ với các dòng họ khác; sự giao lưu văn hoá; điều kiện địa lý - lịch sử - kinh tế - chính trị - tư tưởng - thẩm mĩ… Với những kết quả nghiên cứu đã được công bố, cho phép hình dung một cách khá đầy đủ tầm vóc lớn lao của dòng văn Trường Lưu trong dòng chảy văn học nước nhà. 1.2. Cơ sở lý thuyết của đề tài 1.2.1. Khái niệm văn hóa Văn hóa là một khái niệm rộng và phức tạp. Đã có hàng trăm định nghĩa khác nhau về văn hóa được đưa ra, tùy theo từng cách nhìn nhận, cách hiểu, bối cảnh, ngữ cảnh và mục đích của người nghiên cứu. Ngày nay, từ "văn hóa" đã trở thành phổ biến, được sử dụng trong rất nhiều tình huống, ngữ cảnh, phương thức biểu đạt khác nhau, như: văn hóa giao tiếp, văn hóa ứng xử, văn hóa dòng họ, văn hóa giao thông, văn hóa đường phố, văn hóa học đường, văn hóa nông thôn mới, văn hóa du lịch, văn hóa công sở, v.v… Trong phần này, luận án tập trung giới thiệu về các định nghĩa văn hóa của Edward B. Tylor,, Karl Marx và Friedrich Engels, A. L. Kreber và K. Kalaxon, Hồ Chí Minh, Đào Duy Anh, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Văn Huyên, Toan Ánh, Phan Ngọc, Trần Ngọc Thêm, Trần Quốc Vượng, Trần Ngọc Vương, Chu Xuân Diên, Đặng Nghiêm Vạn, Đỗ Lai Thúy, Trần Nho Thìn, Biện Minh Điền... Các quan niệm về văn hóa quả là vô cùng phong phú và đều rất đáng được chấp nhận vì tính đúng đắn và ý nghĩa tích cực của nó, luận án vận dụng một cách hợp lý vào việc thực hiện đề tài. 1.2.2. Khái niệm “dòng họ” và “văn hóa dòng họ” Dòng họ là tổ chức của những người cùng chung nguồn gốc (tổ tiên), cùng chung huyết thống, cùng chung nhiều đặc điểm được trao truyền từ thế hệ nay qua thế hệ khác. Dòng họ đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội. Văn hóa dòng họ là một thành tố quan trọng trong cơ cấu xã hội truyền thống ở Việt Nam. Dòng họ, đặc biệt là dòng họ khoa bảng có vai trò, vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị cũng như sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục của đất nước. Di sản văn hoá dòng họ thường được sản sinh, tái tạo, lưu giữ trong các dòng họ lớn, dòng họ văn hoá, dòng họ văn hiến.
- 5 Trong phạm vi luận án, chúng tôi tập trung nghiên cứu nội hàm các khai niệm dòng họ, văn hóa dòng họ để soi chiếu vào các giá trị văn chương dòng văn Trường Lưu. 1.2.3. Văn hóa học và lý thuyết nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa Đi liền với khái niệm "văn hóa" là "văn hóa học". Văn hóa học là một bộ môn khoa học nghiên cứu văn hóa nói chung và các hiện tượng văn hóa riêng biệt như văn hóa gia đình, tôn giáo, nghệ thuật, lối sống, chính trị, kinh tế, giáo dục, đạo đức, tập quán... Trong mục này, luận án giới thiệu các nghiên cứu về văn hóa học của Mikhail Bakhtin, Phương Lựu và Nguyễn Văn Dân, Trần Nho Thìn, Đỗ Lai Thúy... Tiểu kết Dòng văn Trường Lưu từng được ghi nhận và giới thiệu ít nhiều trong thư tịch cổ (thời trung đại). Sang thời hiện đại (từ đầu thế kỷ XX đến nay), nhất là thời gian gần đây, giới nghiên cứu không chỉ ở trong nước mà còn có thêm một số học giả nước ngoài quan tâm tìm hiểu di sản văn học dòng văn Trường Lưu. Một số cuộc hội thảo khoa học tầm quốc gia và quốc tế về dòng văn Trường Lưu được tổ chức thành công, các tham luận đã được in thành kỷ yếu. Đấy là những dấu mốc quan trọng đánh dấu thành tựu trong nghiên cứu về dòng văn Trường Lưu. Điều rất đáng mừng là lớp con cháu hậu duệ dòng họ Nguyễn Huy Trường Lưu luôn có ý thức gìn giữ, sưu tầm, phục nguyên các trước tác của các thế hệ đi trước bằng các phương tiện kỹ thuật hiện đại (biên dịch, in ấn, số hóa,...) giúp cho giới nghiên cứu có thêm tư liệu chân thực, đáng tin cậy để tiếp cận, giải mã hữu hiệu hơn những gì mà dòng văn Trường Lưu để lại. Việc nghiên cứu di sản văn học của dòng văn Trường Lưu, nhất là từ góc nhìn văn hóa là một hướng đi sát với đối tượng, một cách tiếp cận mới. Chương 2 SỰ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA DÒNG VĂN TRƯỜNG LƯU 2.1. Sự hình thành dòng văn Trường Lưu 2.1.1. Giới thuyết một số khái niệm liên quan Khái niệm “dòng văn” thường được dùng để phân biệt với các khái niệm khác như dòng nhạc, dòng hội họa, dòng thơ thiền, dòng thơ ca cách mạng,… (chữ/ từ “dòng” trong tiếng Việt chỉ “chuỗi sự vật, hiện tượng đang chuyển động hoặc đang xẩy ra nối tiếp nhau”). Khái niệm “dòng văn” thường được sử dụng nhằm chỉ sáng tác văn
- 6 chương của một gia tộc hay dòng họ ở nước ta thời trung đại, được hiểu như là cách dịch nôm từ khái niệm “văn phái” - cũng xuất hiện từ thời trung đại ở Việt Nam. Khái niệm dòng văn (hay dòng văn học/ văn chương) được dùng trong luận án với nghĩa chỉ dòng chảy văn học được kế thừa, tiếp nối bởi các thế hệ tác giả trong một dòng họ (ở đây là dòng họ Nguyễn Huy ở làng Trường Lưu) - những người cùng chung huyết thống (ông, cha, con, cháu, anh em ruột, anh em họ,…), cùng tuân thủ những quy định về “gia pháp”, “gia phong”, cùng có chung quan điểm sáng tác, quan niệm thẩm mỹ và các nguyên tắc trước tác, sáng tác khác,… Liên quan đến khái niệm "dòng văn" là khái niệm "vùng văn học". Đây là một khái niệm dùng để chỉ vị trí địa lý mà một dòng văn/ văn phái/ chi phái… hiển hiện trong đó. Vùng văn học cũng có thể để chỉ văn học của một địa phương, vùng miền như "văn học Kinh Bắc", "văn học Tây Nguyên", "văn học Nam Bộ", "văn học vùng bị tạm chiếm", “dòng văn Phan Huy”… Hiện nay chưa có một khái niệm cụ thể về "vùng văn học" mà chỉ dựa vào từng vấn đề nghiên cứu cụ thể để xác định "vùng văn học" mà thôi. 2.1.2. Bối cảnh hình thành dòng văn Trường Lưu 2.1.2.1. Bối cảnh lịch sử, xã hội Cũng như bất kỳ lưu phái, dòng văn, nhóm văn nào khác, dòng văn Trường Lưu cũng không tách rời khỏi bối cảnh lịch sử xã hội mà nó hình thành, tồn tại và phát triển. Nhìn lại lịch sử có thể thấy, vùng đất Hà Tĩnh từ xưa đến nay luôn đóng vai trò rất quan trọng trong lịch sử dân tộc. Thời Hùng Vương dựng nước Văn Lang, Hà Tĩnh thuộc bộ Cửu Đức. Năm 598, nhà Tùy chinh phục nước Vạn Xuân và đổi tên nhiều châu, quận, lúc đó vùng Nghệ Tĩnh có tên là Hoan Châu. Đến năm 1036, nhà Lý đổi Hoan Châu thành châu Nghệ An. Đầu thế kỷ XV, sau khi dựng cờ khởi nghĩa tại Lũng Nhai, cuối năm 1424, nghe theo kế sách của tướng Nguyễn Chích, Lê Lợi đã kéo đại quân vào Nghệ An, dựa vào địa thế hiểm trở của núi sông nơi đây để chống giặc, chọn vùng đất Đỗ Gia, Hương Sơn làm căn cứ đóng quân, cho xây thành Lục Niên để đặt làm chỉ huy sở cuộc “Kháng chiến sáu năm” trên đất An - Tĩnh. Tháng Mười năm Mậu Ngọ (1558), Nguyễn Hoàng lãnh “cờ tiết làm trấn thủ” từ vua Lê, đem theo nhiều anh em, bà con quê ở Tống Sơn (Thanh Hoá), cùng một số quan lại cũ của cha Nguyễn Kim và một số nghĩa dũng người Thanh, Nghệ hành quân vào trấn thủ xứ Thuận Hóa, bắt tay gây dựng nên một cơ đồ riêng cho gia tộc mình. Thế kỷ XVIII, tỉnh Hà Tĩnh cũng là địa bàn chiến lược của Nguyễn Huệ khi hành
- 7 quân ra Bắc “phù Lê diệt Trịnh”, đánh đuổi bè lũ phong kiến xâm lược phương Bắc, nhất thống đất nước, lập nên vương triều nhà Nguyễn Tây Sơn. Năm 1831, dưới triều nhà Nguyễn, vua Minh Mạng tách châu Nghệ An thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Năm 1852, vua Tự Đức bỏ tỉnh Hà Tĩnh, thành lập đạo Hà Tĩnh. Năm 1976, Nghệ An và Hà Tĩnh nhập thành tỉnh Nghệ Tĩnh. Tháng 9 năm 1991, tỉnh Nghệ Tĩnh tách ra thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Điểm qua một vài đặc điểm về lịch sử - xã hội như trên để thấy, dòng văn Trường Lưu đã được hình thành, nuôi dưỡng và phát triển trong bối cảnh đất nước có nhiều biến động. Bối cảnh lịch sử - xã hội đất nước, đặc biệt là dưới thời Lê trung hưng đã ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển dòng văn Nguyễn Huy Trường Lưu. 2.1.2.2. Bối cảnh văn hóa Là một dòng họ lớn có nhiều đóng góp cho đất nước trên các phương diện văn hóa, giáo dục khoa cử, ngoại giao, quân sự..., từ lâu, dòng họ Nguyễn Huy - Trường Lưu đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu. Nhìn chung, hầu hết đều nhận định rằng, vùng văn hóa xứ Nghệ và không gian văn hóa Trường Lưu là môi trường trực tiếp tác động đến sự hình thành và phát triển của dòng văn Trường Lưu. Về làng Trường Lưu, đây là một trong nhiều làng cổ ở Hà Tĩnh, có từ giữa thế kỷ thứ 15. Đến giữa thế kỷ thứ XVIII, làng Trường Lưu trở thành một trung tâm văn hóa lớn của Việt Nam với Trường học Phúc Giang, hay còn gọi là Phúc Giang thư viện khá nổi tiếng thời bấy giờ. Đây vừa là nơi đào tạo kẻ sĩ, vừa là nơi qua lại xướng họa giữa các tao nhân mặc khách. Danh sĩ trong vùng và các nơi khác đến Trường Lưu “không chỉ để trao đổi thơ văn bác học mà còn để tắm gội vào dòng sông mát mẻ của văn hóa dân gian". Đặc biệt, làng Trường Lưu còn nổi tiếng về nghề nuôi tằm dệt vải. Trước đây, ở Trường Lưu hầu như nhà nào cũng có nương dâu ngoài bãi, nong tằm trong nhà và ai cũng đều biết quay tơ dệt vải, đặc biệt là phụ nữ. Vải Trường Lưu đẹp và bền nổi tiếng, làm ra không những để phục vụ chính mình mà con cung cấp đi nhiều nơi trong vùng, trong tỉnh. Hát Ví phường vải cũng theo đó mà hình thành, phát triển. Sinh thời Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Phan Bội Châu,… đã từng đến Trường Lưu để hát Ví phường vải. 2.2. Quá trình vận động, phát triển của dòng văn Trường Lưu 2.2.1. Thời kỳ phôi thai Thời kỳ này diễn ra trong khoảng 50 năm, tính từ nửa cuối thế kỷ XVI đến nửa đầu thế kỷ XVII, với ba tác giả đáng chú ý là Nguyễn Công Ban (1630 - 1711), tác giả của bài thơ Trí sĩ tạ triều
- 8 đường thi (Thơ cảm tạ triều đình khi về trí sĩ); Nguyễn Công Phác (1649 - 1706), tác giả của bài Thái Sơn công tiến triều trướng văn (Văn trướng mừng Thái Sơn công được tiến triều) và Nguyễn Huy Tựu (1690 - 1750). 2.2.2. Thời kỳ phát triển Thời kỳ này diễn ra trong khoảng trên dưới 80 năm, bắt đầu từ Nguyễn Huy Oánh (1713 - 1789) cho đến Nguyễn Huy Hổ (1783 - 1841). Tác giả, tác phẩm nổi bật thời kỳ này có Nguyễn Huy Oánh với Huấn nữ tử ca (Bài ca răn dạy con gái), Phụng sứ Yên đài tổng ca, Sơ học chỉ nam, Thạc Đình di cảo, Bắc dư tập lãm, Hoàng Hoa sứ trình đồ; Nguyễn Huy Tự (1743 - 1790) với Hoa tiên, Nguyễn Huy Hổ (1783 - 1841) với Mai đình mộng ký, Nguyễn Huy Vinh (1770 - 1818) với Chung Sơn di thảo. 2.2.3. Thời kỳ kết thúc Thời kỳ kết thúc của dòng văn Trường Lưu diễn ra trong những năm nửa cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX. Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Nguyễn Huy Giáp (1810 - ?) với Phượng Dương Nguyễn tông thế phả tự; Nguyễn Huy Phó (1765 - 1838) với Nữ huấn ca (Bài ca răn dạy nữ giới); Nguyễn Huy Tường (1887 - 1967) với Khuyến thục nữ (Khuyên người thục nữ). 2.3. Dòng văn Trường Lưu trong mối liên hệ với dòng văn Tiên Điền và sự hình thành “văn phái Hồng Sơn” 2.3.1. Dòng văn Trường Lưu Dòng văn Trường Lưu có lịch sử phát triển khoảng 200 năm, bắt đầu từ nửa sau thế kỷ XVII, đến nửa sau thế kỷ XIX. Hưng thịnh nhất thuộc về thời Lê trung hưng. Người đầu tiên để lại trước tác là Nguyễn Công Ban (1630 - 1711) với tác phẩm Trí sĩ tạ triều đường thi (Thơ cảm tạ triều đình khi về trí sĩ); người cuối cùng là Nguyễn Huy Tường (1887 - 1967) với hai bài thơ Khuyến thục nữ (Khuyên người con gái) và Đất Thường Nga. Hầu hết các tác phẩm văn chương của dòng văn Trường Lưu đều có giá trị về nhiều mặt (giáo dục, đạo đức, thẩm mỹ…), có tác dụng tích cực trong việc bồi đắp các nhận thức về văn hóa, văn học… 2.3.2. Dòng văn Tiên Điền Cũng như dòng họ Nguyễn Huy Trường Lưu, các thế hệ của dòng họ Nguyễn Tiên Điền đều rất có ý thức về trước tác và truyền thống văn học, văn hóa của dòng họ mình. Các tác giả, tác phẩm tiêu biểu của dòng văn Tiên Điền có: Nguyễn Nghiễm (1708 - 1775) với các sáng tác: Việt sử bị lãm, Quân trung liên vịnh, Xuân đình tập vịnh, Lạng Sơn đoàn thành đồ, Khổng Tử mộng Chu Công... Nguyễn Nễ (1761 - 1705) có Quế Hiên giáp, ất tập; Hoa trình tiêu khiển tiền, hậu
- 9 tập (nay chỉ mới tìm được Hoa trình tiêu khiển hậu tập); Nguyễn Hành (1771 – 1824) với Quan hải tập; Minh quyên phả; Thiên, địa, nhân vật ký sự. Đặc biệt là Đại thi hào Nguyễn Du (1765 - 1820) với các tác phẩm Truyện Kiều, Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục, Văn tế thập loại chúng sinh, Văn tế Trường Lưu nhị nữ, Thác lời trai phường nón,... 2.3.3. Mối liên hệ giữa hai dòng họ - dòng văn Trước hết, điều dễ nhận thấy là cả hai dòng họ - dòng văn cùng một không gian địa lý và không gian văn hóa Hồng Lam, sinh hoạt mang những đặc điểm chung vùng - miền. Khoảng cách địa lý, địa bàn sinh sống, tại Hà Tĩnh, hai dòng họ chỉ cách nhau hơn chục cây số. Thứ hai, cả hai dòng họ - dòng văn có quan hệ hôn thông/ thông gia. Điều rất thú vị là giữa hai dòng họ Nguyễn Huy - Trường Lưu và họ Nguyễn - Tiên Điền có mối quan hệ hôn thông (thông gia). Mối quan hệ này khiến cho hai dòng họ - dòng văn càng trở nên gắn bó, gần gũi về nhiều phương diện. Đó là Nguyễn Huy Tự có hai bà vợ là Nguyễn Thị Bành (1751 - 1773) và Nguyễn Thị Đài (1752 - 1819) là chị em ruột và đều là con của Nguyễn Khản. Trong khi đó, Nguyễn Thiện là con của Nguyễn Điều (Nguyễn Khản, Nguyễn Điều, Nguyễn Du là ba anh em ruột - đều là con của Nguyễn Nghiễm). Trong mối quan hệ này, Nguyễn Du tuy ít tuổi nhất nhưng lại vừa là chú ruột của Nguyễn Thiện, đồng thời cũng là chú ruột của vợ Nguyễn Huy Tự. Thứ ba, hai dòng văn có mối quan hệ qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau về văn học thể hiện qua sáng tác. Truyện Hoa tiên của Nguyễn Huy Tự là tác phẩm thể hiện rõ nhất mối quan hệ qua lại giữa hai dòng văn họ Nguyễn Huy Trường Lưu và họ Nguyễn Tiên Điền. Tác phẩm này như một "cây cầu" kết nối hai vùng văn chương Tiên Điền và Trường Lưu thành một khối thống nhất, tác động và ảnh hưởng lẫn nhau, qua đó góp phần rất lớn để các tác giả về sau, trong đó đặc biệt là Nguyễn Du sáng tác nên kiệt tác Truyện Kiều. Chính sự tác động, ảnh hưởng qua lại, hợp lực của những con người cụ thể của hai dòng văn Trường Lưu - Tiên Điền đã sáng tạo nên Hoa tiên. Hoa tiên chính là sợi dây gắn kết chặt chẽ, đưa hai dòng văn ở hai phía núi Hồng Lĩnh xích lại gần nhau, để rồi "nhờ có Hoa tiên mà khiến cho sau đó Kim Vân Kiều sinh ra được vậy". 2.3.4. Sự hợp lưu của hai dòng văn và vấn đề tên gọi Văn phái Hồng Sơn Văn phái Hồng Sơn là khái niệm được Hoàng Xuân Hãn dùng đầu tiên trong lời giới thiệu về Mai đình mộng ký, in trên Tạp chí Thanh Nghị năm 1943, trong đó ông khẳng định Văn phái
- 10 Hồng Sơn đã từng tồn tại trong nền văn học dân tộc. Ông viết: “Nay đọc Mai đình mộng ký ta thấy từ cách dùng chữ đến cách đặt câu đều giống như trong Hoa tiên và Kiều, ta phải coi ba áng văn ấy là của một phái, một nhà, truyền từ người nọ đến người kia, của Hồng Sơn văn phái. Văn phái Hồng Sơn mà Hoàng Xuân Hãn đề cập đến ở đây bắt nguồn từ dòng văn của các tác giả - như đã nêu ở trước - thuộc dòng họ Nguyễn Huy ở Trường Lưu, huyện Can Lộc và dòng họ Nguyễn ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân. Cả hai dòng họ này đều sinh sống dưới chân núi Hồng Lĩnh, vừa có mối quan hệ thông gia gần gũi, thân thiết, vừa có nhiều người đỗ đạt, làm quan, có nhiều đóng góp cho lịch sử văn hóa, văn học dân tộc, nhiều người để lại sáng tác. Cùng với một số tác giả khác của vùng đất Can Lộc và các địa phương lân cận như Thạch Hà, Đức Thọ,... hai dòng văn trụ cột trên đây đã tạo nên một một văn phái rực rỡ trong văn học Việt Nam lúc bấy giờ. Quá trình sáng tạo văn chương, ảnh hưởng giữa các cá nhân của hai dòng họ đã góp phần tạo nên nhiều tác phẩm đặc sắc, trong đó có Hoa tiên - tác phẩm được coi là đặt dấu mốc mở đầu; Truyện Kiều là kiệt tác, đỉnh cao của thể loại truyện Nôm bác học, dòng truyện Nôm tài tử giai nhân... Tiểu kết chương 2 Dòng họ/dòng văn Trường Lưu hình thành và phát triển trong một bối cảnh có nhiều biến động phức tạp của lịch sử. Môi trường địa lý, điều kiện môi sinh cũng đã góp phần quan trọng cho sự hình thành, phát triển của dòng văn Trường Lưu. Tuy nhiên, yếu tố mang tính quyết định vẫn là ý thức và bản lĩnh của chủ thể dòng văn Trường Lưu. Dòng văn Trường Lưu quả là một hiện tượng khá đặc biệt trong lịch sử văn học trung đại Việt Nam. Dòng văn Trường Lưu có số lượng tác giả khá đông (khoảng gần 20 người), có số lượng tác phẩm khá lớn, nhiều tác phẩm có giá trị cao về mặt lịch sử, văn hóa, văn học, địa lý, dân tộc học… Chương 3 MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP TIÊU BIỂU CỦA DI SẢN VĂN HỌC DÒNG VĂN TRƯỜNG LƯU 3.1. Phụng sứ Yên Đài tổng ca và Hoàng Hoa sứ trình đồ của Nguyễn Huy Oánh 3.1.1. Phụng sứ Yên Đài tổng ca 3.1.1.1. Tình hình văn bản của tác phẩm Phụng sứ Yên đài tổng ca (Phan Huy Chú từng gọi là “Nguyễn Thám Hoa thi tập”) là tập nhật ký bằng thơ của Nguyễn Huy Oánh, được sáng tác trên đường đi sứ sang Bắc Kinh năm 1766.
- 11 Phần đầu tác phẩm là 470 câu thơ lục bát bằng chữ Hán, “tổng ca” lại toàn bộ cuộc hành trình (cuộc đi sứ sang Bắc Kinh năm 1766) của sứ bộ; phần sau và xen kẽ vào “tổng ca” là 120 bài thơ chữ Hán. Các bài thơ không đặt tiêu đề nhưng có lời dẫn cụ thể. Phụng sứ Yên đài tổng ca do Nguyễn Huy Tự chép lại, Nguyễn Huy Vượng (người làng Hồng Lục, Hải Dương) khắc in, hiện còn ba bản, trong đó có hai bản chép tay (được lưu giữ tại thư viện Viện Hán Nôm), một bản in (được lưu giữ tại Thư viện Quốc gia). Phụng sứ Yên đài tổng ca từng được Trần Bá Chí dịch (1997), sau đó được Lại Văn Hùng và Nguyễn Thanh Tùng dịch và cho xuất bản (2014). Việc nghiên cứu Phụng sứ Yên đài tổng ca được chú ý trong khoảng 10 năm trở lại đây, nhất là khi Nguyễn Huy Mỹ bắt đầu cho công bố dần các tư liệu về dòng văn Trường Lưu. Hiện nay, Phụng sứ Yên đài tổng ca đã được công bố rộng rãi, được nghiên cứu trên nhiều phương diện, được các cơ quan ngoại giao của Việt Nam quan tâm, tìm hiểu. 3.1.1.2. Giá trị và ý nghĩa nhiều mặt của Phụng sứ Yên đài tổng ca Phụng sứ Yên đài tổng ca có dung lượng khá đồ sộ, hàm lượng thông tin phong phú (nhật ký hành trình, quan niệm bang giao, trữ tình, miêu thuật, phản ánh bức tranh thiên nhiên và xã hội của Trung Hoa,...). Đây là tập thơ có giá trị sử liệu, đúng như nhận xét của Đinh Khắc Thuân: "Mang đậm tính chất của một tập thơ ký sự, nhưng thơ của Nguyễn Huy Oánh ở đây vẫn giàu cảm xúc trước thiên nhiên, cảnh vật và ẩn chưa khá nhiều tâm sự. Mặc khác, tuy là một tập thơ nhưng lại có giá trị sử liệu. Giúp ta tìm hiểu đầy đủ và tỉ mỉ về hành trình đi sứ ngày trước diễn ra như thế nào". Qua Phụng sứ Yên đài tổng ca, được biết, trong các cuộc gặp gỡ với các sứ giả, văn sĩ Nhật Bản, ngoài việc trao đổi, giao lưu thơ văn, Nguyễn Huy Oánh còn khéo léo đề cập đến các vấn đề chính trị thông qua việc trao đổi về tình hình chính trị hai nước. Ngoài những việc được giao phó là quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, Nguyễn Huy Oánh còn góp phần mở ra những mối quan hệ mới với các nước đồng văn khác, đồng thời cải thiện đáng kể vị thế của Việt Nam trong các mối quan hệ thứ bậc ngoại giao trước đây. Phụng sứ Yên đài tổng ca cho thấy những nét đẹp tinh tế, khéo léo trong văn hóa ứng xử và ứng xử văn hóa của Nguyễn Huy Oánh cũng như đoàn sứ bộ Việt Nam trước các nước “đồng văn” (Nhật Bản, Triều Tiên, đặc biệt là Trung Hoa). Một mặt, Nguyễn Huy Oánh luôn thể hiện được bản lĩnh vững vàng và tri thức uyên bác của mình; mặt khác luôn tỏ ra tôn trọng, chuộng hòa hiếu, hòa bình trước sứ thần các nước.
- 12 Phụng sứ Yên đài tổng ca được viết bằng chữ Hán (tiếng Hán) nhưng lại theo thể lục bát (thể loại thuần Việt). Lục bát là thể loại cách luật thuần túy của thơ tiếng Việt, văn bản chủ yếu được viết bằng chữ Nôm, sang thời hiện đại, được viết bằng chữ Quốc ngữ. Nhưng như cách làm của Nguyễn Huy Oánh (đưa thể loại thuần Việt/ lục bát vào thơ chữ Hán, nghĩa là là lục bát chữ Hán) là hoàn toàn mới. Điều này cho thấy ý thức Việt hóa và tinh thần dân tộc của Nguyễn Huy Oánh trong trước thuật và sáng tác, nhất là trong bối cảnh bang giao, giao lưu thời bấy giờ. Phụng sứ Yên đài tổng ca vừa mang tính chất miêu thuật, tự sự (“nhật ký”) vừa mang đậm tính trữ tình. Tập thơ cho thấy tâm hồn nhạy cảm, luôn rung động trước cái đẹp của thiên nhiên, tình người và cảm xúc dào dạt của tác giả. 3.1.2. Hoàng Hoa sứ trình đồ 3.1.2.1. Tình hình văn bản Hoàng Hoa sứ trình đồ Hoàng Hoa sứ trình đồ (Hành trình đi sứ Trung Hoa) là tập bản đồ ghi chép với nhiều hình ảnh, thông tin phong phú, quý giá về hành trình đi sứ của sứ thần Đại Việt thế kỷ XVIII do Nguyễn Huy Oánh (1713 - 1789) biên tập, hiệu đính và chú thích trong các năm 1765 - 1768, từ các tài liệu của các thế hệ đi trước, đồng thời bổ sung các chi tiết liên quan đến chuyến đi năm 1766 - 1767 do ông làm Chánh sứ. Hoàng Hoa sứ trình đồ gồm các nội dung chính: Hoàng Hoa dịch lộ đồ thuyết/ 皇華驛路圖說 (Thuyết minh hành trình), Lưỡng kinh trình lộ ca/ 兩京程路歌 (Bài ca về lộ trình giữa hai kinh đô), Sứ trình bị khảo/ 使程備考 (Lược ghi đường đi phần Việt Nam), bản đồ hành trình, Bản quốc tự thần kinh tiến hành lục lộ/ 本國自神京進行陸路 (Tuyến đường bộ đi từ kinh đô Việt Nam), Bắc sứ thủy lộ trình lý số/ 北使水陸路程里數 (Độ dài cung đường thủy bộ hành trình đi sứ phương Bắc) và Quốc sơ kiến cung điện/ 國初建宮殿 (Buổi đầu xây dựng cung điện). Văn bản sử dụng 3 màu cơ bản, trong đó màu đen dùng để vẽ các đường nét, màu đỏ dùng để tô lòng sông, lòng đường, lá cờ, tường thành, màu xanh tím than dùng để tô các dãy núi. Nét vẽ đơn giản nhưng sắc nét, tinh tế, tạo thành các bức tranh đẹp, sống động. Các trang khi ghép lại liên tục sẽ thành một bức tranh kéo dài từ Hà Nội đến Bắc Kinh theo đường đi sứ. Chữ viết đẹp, rõ ràng, dễ đọc. Tính mạch lạc của bản đồ cao. Hoàng Hoa sứ trình đồ cho thấy Nguyễn Huy Oánh không những là một nhà ngoại giao, nhà văn, nhà thơ, nhà địa chí đa tài, mà ông còn là một họa sĩ rất tài hoa, Hoàng
- 13 Hoa sứ trình đồ thực sự là một bích họa hiếm có trong lịch sử ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Hoa xưa. 3.1.2.2. Giá trị và ý nghĩa nhiều mặt của Hoàng Hoa sứ trình đồ Hoàng Hoa sứ trình đồ là nguồn tư liệu quan trọng phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học về nhiều lĩnh vực: văn hóa, lịch sử, địa lí hành chính, ngoại giao, thơ ca, hội họa, thậm chí cả những vấn đề liên quan đến biên giới và biển đảo của Việt Nam. Hoàng Hoa sứ trình đồ được các nước đánh giá cao bởi đây là một hồ sơ quý, hiếm, cho thấy mối quan hệ ngoại giao giữa các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương ở thế kỷ thứ XVIII, đóng góp vào việc duy trì nền hòa bình giữa các dân tộc trong khu vực. 3.2. Hoa tiên của Nguyễn Huy Tự 3.2.1. Tình hình văn bản truyện Hoa tiên Hoa tiên được Nguyễn Nguy Tự viết dựa theo tác phẩm Đệ bát tài tử Hoa tiên ký của Trung Hoa. Nguyễn Huy Tự đã tiếp thụ và sáng tạo lại bằng thể thơ lục bát dân tộc với một trình độ nghệ thuật cao. Sau khi Hoa tiên ra đời, Nguyễn Thiện là người chỉ thuần túy nhuận sắc mà không dành một lời bình nào. Lần lượt sau đó, Vũ Đãi Vấn, Cao Bá Quát, Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu, Dương Quảng Hàm... trong quá trình nhuận sắc, nghiên cứu đã có những lời bình, lời giới thiệu xác đáng. 3.2.2. Đặc sắc nội dung cảm hứng và nghệ thuật thể hiện của Hoa tiên Hoa tiên kể về mối tình giữa Lương Phương Châu và Dương Dao Tiên. Có thể nói rằng, trong lịch sử văn học Việt Nam, trước đó chưa có mấy tác phẩm đề cập sâu đến đề tài tình yêu đôi lứa, đến khát vọng tự do yêu đương như ở Hoa tiên. Bằng thể lục bát được thể hiện qua hình thức một truyện thơ Nôm giai nhân - tài tử, Hoa tiên được coi là câu chuyện tình yêu tự do đầu tiên được ghi lại trong kho tàng văn học thành văn nước ta. Cái mới cũng như sự hấp dẫn của câu chuyện tình ái chính là ở chỗ này. Có thể nói, Hoa tiên, ngoài nội dung là một câu chuyện tình yêu đẹp, sự hấp dẫn ở đây còn là những xung khắc và hòa giải nhiều mối quan hệ về tình yêu và hôn nhân, tình yêu và lễ giáo, cái đẹp và đạo đức... đó chính là những nét đặc sắc đã làm nên giá trị của tác phẩm. Về mặt nghệ thuật, tuy chưa thể so sánh được với Truyện Kiều của Nguyễn Du nhưng có thể nói, Hoa tiên đã có những thành công quan trọng về mặt nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật xây dựng và phân tích tâm lý nhân vật. Tất cả các nhân vật trong Hoa tiên đều có những đặc điểm và những dấu ấn riêng.
- 14 3.3. Mai đình mộng ký của Nguyễn Huy Hổ 3.3.1. Sự ra đời Mai đình mộng ký và tình hình văn bản tác phẩm Mai đình mộng ký của Nguyễn Huy Hổ ra đời cách đây khoảng hơn 200 năm. Dựa vào mốc thời gian trong tác phẩm (1809), có thể thấy tác phẩm ra đời khoảng vào thời gian đó hoặc sau đó không lâu. Theo lời tựa Mai đình mộng ký trong cuốn Nguyễn Huy Hổ với Mai đình mộng ký do Lại Văn Hùng phiên âm, dịch chú, giới thiệu, tác phẩm ra đời nhân một chuyến du xuân. Mùa xuân năm Kỷ Tỵ (1809), tác giả lên chơi nhà người anh là Nguyễn Huy Vinh ở Nam Đàn để mừng nhà học của anh mới dựng ở núi Chung Sơn, dọc đường đi, dừng chân ở phố Phù Thạch, được người thân chở thuyền đi chơi dọc sông Lam. Trời trong, gió mát, trăng sáng vằng vặc, bảo bọn trẻ mang rượu uống, không ngờ say thiếp đi và có giấc mộng Đình Mai. 3.3.2. Nội dung và giá trị nghệ thuật của Mai đình mộng ký Tiếp nối dòng chảy nhân văn của các truyện Nôm bác học đương thời mà khởi đầu là Hoa tiên (Nguyễn Huy Tự) và đạt đỉnh cao rực rỡ ở Truyện Kiều (Nguyễn Du), Mai đình mộng ký (Nguyễn Huy Hổ) bộc lộ khá rõ nét tư tưởng nhân văn của thời đại qua việc ca ngợi vẻ đẹp, thể hiện khát vọng tình yêu, khát vọng sống đẹp đẽ của con người. Nhìn Mai đình mộng ký trong xu hướng chung của truyện Nôm, có thể thấy Mai đình mộng ký có những nét khác biệt so với các tác phẩm khác mà điển hình là Hoa tiên truyện của Nguyễn Huy Tự và Truyện Kiều của Nguyễn Du. Mô hình kết cấu chung của truyện Nôm tài tử giai nhân thường là: Gặp gỡ - tai biến - đoàn viên. Theo mô hình kết cấu này, Mai đình mộng ký chỉ có ở màn gặp gỡ, hẹn ước (tức là thiếu hẳn màn tai biến và đoàn tụ), vì thế xoay quanh thể loại của tác phẩm vẫn có những ý kiến khác nhau. Hoàng Xuân Hãn gọi Mai đình mộng ký là “thiên mộng kí” hoặc là bài Mai đình mộng ký. Nguyễn Lộc xếp Mai đình mộng ký vào loại “ký sự lục bát”, nhưng nhấn mạnh thêm “không khác gì một truyện thơ”. Còn Kiều Thu Hoạch trong Truyện Nôm, lịch sử hình thành và bản chất thể loại xếp Mai đình mộng ký vào danh mục truyện Nôm. Ý kiến này của Kiều Thu Hoạch là hoàn toàn có cơ sở. 3.4. Chung Sơn di thảo của Nguyễn Huy Vinh 3.4.1. Hoàn cảnh ra đời và tình hình văn bản tác phẩm Chung Sơn di thảo là tập sách chữ Hán, chép tay, giấy dó, khổ 14cm x 25cm. Sách ở tình trạng đã bị mục nát từ hai mép gáy mặt trước, nên từ tờ 1 đến tờ 7 có một số bài thơ bị mất chữ, khó có thể phục chế được toàn bộ nguyên văn. Tờ 1a ghi rõ tên sách Chung Sơn di thảo, ở bên dưới ghi: “Trà Lĩnh bá Chung Sơn tiên sinh, Hy Nhân trứ; thứ nam Nguyễn Huy Toản, Hy Lễ tập”.
- 15 Chung Sơn di thảo tập hợp những sáng tác của Nguyễn Huy Vinh được con trai ông là Nguyễn Huy Toản sưu tập trong khoảng năm 1847 – 1865, gồm 26 bài thơ, 2 bài phú, 4 bài tựa, 7 bức thư, 3 bài ký, 1 bài bạt, 1 bài văn tế, 1 truyện và 9 bài tạp trứ. Tổng số có 54 tác phẩm, gần như đầy đủ các thể loại của văn học cổ. 3.4.2. Một số đặc điểm nổi bật về nội dung và nghệ thuật thể hiện của Chung Sơn di thảo Chung sơn di thảo cho thấy Nguyễn Huy Vinh là một người từng ôm chí lớn và có khí phách. Ông nghĩ ngợi nhiều về sự thành bại của một nền chính trị, dường như ông tán đồng quan điểm rằng muốn làm chính trị mà không xuất phát từ phong tục (truyền thống văn hóa, những tập quán, vốn liếng trong quá khứ...), thì dẫu có địa thế núi sông hiểm trở, có sản vật dồi dào, có dân chúng đông đúc, cũng không thể nào thành công được. Ông cho rằng cái then chốt chính là phải mở mang, đổi mới dân tục (tức đời sống xã hội), động lực cơ bản nhất để làm được chuyện đó là phải dựa vào sĩ phong (tức phong khí của kẻ sĩ, tầng lớp “tiên tri tiên giác” của xã hội). Theo Nguyễn Huy Vinh, nếu tầng lớp kẻ sĩ mà ốm yếu, sa sút thì xã hội mãi mãi vẫn ở trong tình trạng cổ hủ, lạc hậu, hèn kém mà thôi. Tuy không có những thành công vang dội, đặt dấu ấn lớn trên văn đàn văn chương như cha ông là Nguyễn Huy Tự và em ông là Nguyễn Huy Hổ nhưng sáng tác của Nguyễn Huy Vinh cho thấy những đóng góp của ông là rất đáng trân trọng. Ông là sự tiếp nối quan trọng của dòng văn Trường Lưu. Nói đến dòng văn Trường Lưu không thể không nhắc đến Nguyễn Huy Vinh là vì vậy. 3.5. Nguyễn thị gia tàng 3.5.1. Tình hình văn bản Nguyễn thị gia tàng Cũng như Mộc bản Trường Lưu (Mộc bản Trường học Phúc Giang), nói đến dòng văn Trường Lưu không thể bỏ qua Nguyễn thị gia tàng, bởi đây là một tác phẩm khá độc đáo, tập hợp tác phẩm của nhiều loại hình sáng tác của các tác giả dòng văn Trường Lưu, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa của dòng văn, dòng họ này. Nội dung sách gồm: 02 bài bi kí đề danh Tiến sĩ Khoa Mậu Thìn 1748 và Khoa Nhâm Thìn 1772; 06 bài trướng mừng; 02 bài trần thuật (Trần thuật về việc gia môn vinh thịnh mừng Nguyễn Huy Oánh đỗ Nhất giáp Tiến sĩ cập đệ đệ tam danh do Đặng Trần Côn soạn; Trần thuật về việc các quan triều đường chúc mừng Nguyễn Huy Oánh về trí sĩ); 02 bài hành trạng; 02 gia truyện; 02 bài thơ đặc tứ của chúa Trịnh (1 bài Hán văn và 1 bài Quốc âm); 01 bài thơ hội tiễn và 12 bài tặng riêng của các quan đồng triều tặng Nguyễn Công Ban về trí sĩ; 1 bài của cụ Công Ban họa lại đáp tạ; 01 lời đề tặng của quan Tổng đốc Lưỡng
- 16 Giang (Trung Quốc) trong dịp Nguyễn Huy Oánh đi sứ; 08 câu đối viết trên thái kì (cờ thêu) khi Nguyễn Huy Oánh về trí sĩ; 01 bài thơ Nôm của người con dâu là Nguyễn Thị Đài mừng thọ bà Thám (Nguyễn Thị Khoát); 01 bài thơ và 01 bài phú của Nguyễn Huy Vinh. Qua thống kê trên có thể thấy, đây thực sự là một nguồn văn liệu phong phú được sáng tác bằng nhiều hình thức, tích trữ qua nhiều thời gian, thế hệ. Mỗi loại hình sáng tác đều hàm chứa những giá trị nhận thức, phản ánh (về văn hóa, lịch sử, phong tục, tập quán, hiện thực xã hội)... Nguyễn thị gia tàng có thể được xem như một bảo tàng thành văn thu nhỏ của dòng văn Trường Lưu. 3.5.2. Nội dung và giá trị văn hóa - văn học của Nguyễn thị gia tàng Nguyễn thị gia tàng là một tập sách chữ Hán ghi chép, tổng hợp tư liệu về những nhân vật quan trọng trong dòng họ Nguyễn Huy Trường Lưu. Qua Nguyễn thị gia tàng, có thể thấy ý thức, truyền thống lưu giữ, trao truyền di sản văn hóa của dòng họ Nguyễn Huy Trường Lưu là rất cao, rất đáng trân trọng. Trong khoảng vài chục năm gần đây, Nguyễn Huy Mỹ - hậu duệ đời thứ 16 của dòng họ Nguyễn Huy Trường Lưu là người đã bỏ nhiều công sức, tích cực sưu tầm, biên dịch, biên soạn, in ấn, xuất bản lại các tác phẩm của dòng văn Trường Lưu. Nhờ những nỗ lực này mà rất nhiều tác phẩm của dòng văn Trường Lưu được giới nghiên cứu trong và ngoài nước biết đến. Đây cũng biểu hiện của sự nối tiếp truyền thống tốt đẹp của dòng họ, dòng văn Nguyễn Huy Trường Lưu từ xưa đến nay. 3.6. Mộc bản Trường Lưu 3.6.1. Mộc bản Trường Lưu - một loại sách đặc biệt do nhiều thế hệ tác giả dòng văn Trường Lưu tạo lập Mộc bản Trường Lưu (còn gọi là Mộc bản Trường học Phúc Giang) là tên gọi được dùng để chỉ một loại “sách cổ” đặc biệt (loại “sách” được in ra từ các mộc bản – bản gỗ) ở làng Trường Lưu. Mộc bản Trường học Phúc Giang cũng là khối mộc bản duy nhất về văn hóa, giáo dục của một dòng họ còn lưu giữ được ở Việt Nam cho đến hiện nay. Trước đây, khi công nghệ in giấy của phương Tây chưa du nhập vào Việt Nam, người Việt thường dùng những tấm ván gỗ để khắc chữ ngược (khắc mặt trái - âm bản) để in ra có văn bản chữ thuận để đọc được. Tùy theo nhu cầu sử dụng và dụng ý của chủ nhân, nội dung được khắc lên các tấm mộc bản có thể là những bài văn, bài thơ, những kinh nghiệm dân gian, các bộ sách như Tứ thư, Ngũ kinh, các họa tiết, hoa văn trang trí, v.v... Chữ khắc thường là chữ Hán, chữ Nôm. Sau đó, khi cần in ấn, người ta bôi một lớp mực
- 17 lên trên các tấm mộc bản rồi dùng giấy trắng ốp đè lên, khi mực thấm vào, giở tờ giấy ra sẽ có mặt phải của một trang in. Kết quả là sách, tư liệu được tạo ra nhằm truyền bá thông tin, tri thức hoặc dùng để giảng dạy, học tập. Cách thức này giống như việc khắc dấu, đóng dấu văn bản hành chính hiện nay nhưng đây là công nghệ in sách của người Việt và các nước đồng văn xưa. 3.6.2. Mộc bản Trường Lưu được cấu thành bởi nhiều thành tố văn hóa và có giá trị tổng hợp Mộc bản Trường Lưu là những tác phẩm mang tính tổng hợp cao, phần nào đó có thể xem như là những tác phẩm ngôn từ mang tính “nguyên hợp” (“văn - sử - triết,... bất phân”) của văn học thời trung đại. Qua những tài liệu đặc biệt này mà các tác giả dòng văn Trường Lưu đã đào tạo nên nhiều nhân tài cho quê hương, đất nước. Bùi Dương Lịch trong Nghệ An ký cho biết, Mộc bản Trường học Phúc Giang và Thư viện Phúc Giang đã góp phần đào tạo hơn 30 Tiến sĩ và rất nhiều Hương cống, Cử nhân. Các “ấn phẩm”, tác phẩm được tạo ra từ Mộc bản Trường học Phúc Giang thực ra chủ yếu là những học liệu dùng để phục vụ giảng dạy, giáo dục khoa cử Nho học, nhưng lại mang giá trị văn hóa có tính tổng hợp cao. Bản thân mỗi tấm mộc bản đã là những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, không có bản sao thứ hai. Giá trị của Mộc bản Trường Lưu mang tính “nguyên hợp”, tổng hợp bởi có sự tham gia của nhiều thành tố: văn hóa, lịch sử, văn học, giáo dục, mỹ thuật, kỹ thuật, công nghệ,... Tiểu kết chương 3 Trong khối di sản văn học của dòng văn Trường Lưu, bên cạnh những tác phẩm thuần văn học, có những tác phẩm còn mang tính nguyên hợp hoặc còn có sự tổng hợp, gắn kết giữa nhiều loại hình (văn hóa – văn học, giáo dục – văn học, đồ họa – văn học,…). Nhìn chung các tác phẩm đều được sáng tạo, khởi nguồn từ ý thức sâu sắc và cảm hứng dào dạt về truyền thống văn hóa quê hương xứ sở, về con người và cuộc đời, đều mang tư tưởng nhân văn sâu sắc và tính trữ tình, lãng mạn độc đáo. Chương 4 GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA DI SẢN VĂN HỌC DÒNG VĂN TRƯỜNG LƯU VÀ HƯỚNG TIẾP CẬN, KHAI THÁC 4.1. Giá trị văn hóa của di sản văn học dòng văn Trường Lưu 4.1.1. Tư tưởng đề cao “đạo học”, tìm cách đưa con người đến với đạo học Khái niệm “đạo học” được dùng ở đây, một mặt chúng tôi rút từ “diễn ngôn” của các tác giả dòng văn Trường Lưu, mặt khác là
- 18 khái quát của chúng tôi về một tư tưởng nổi trội toát ra từ di sản văn hóa, văn học của dòng văn Trường Lưu. Khái niệm đạo học qua các trước tác và sáng tác của các tác giả dòng văn Trường Lưu mang nội dung chân chính, nghiêm túc, tiến bộ, chỉ việc học hành và học vấn mà con người cần phải vươn tới. Tiếp bước Nguyễn Huy Oánh, Nguyễn Huy Quýnh và các tác giả về sau đều gặp nhau trong quan niệm: Xử lý công việc phải lắng nghe lời dân/ “Thính sự cận dân thoại”; Hàng ngày chớ để dân kêu vì đói/ “Nhật bất tái đề cơ”; Thống lãnh, xử lý công việc, chỉ có một đạo/ “Thống chế tài nhất đạo”,... (Cảm tác, Nguyễn Huy Quýnh). Đề cao đạo học cũng có nghĩa là đề cao sự học, đề cao tri thức, học vấn; khẳng định học để làm người, làm những việc lớn. Việc Nguyễn Huy Oánh yêu cầu con cháu lập “ruộng khoa danh” (từ “tiền quà biếu lễ thầy của người đời”), lấy của chung đó mà khen thưởng, biểu dương những người học hành đỗ đạt có vai trò quan trọng cổ vũ không chỉ trong một dòng tộc mà còn của cả một vùng rộng lớn, với ý thức tôn kính, tìm về đạo học. Đề cao đạo học và việc tìm cách đưa con người đến với đạo học đã trở thành một một tư tưởng, một truyền thống tích cực, tốt đẹp xuyên suốt trong quá trình hình thành và phát triển của dòng họ cũng như dòng văn Trường Lưu. Truyền thống tôn trọng đạo học, hiếu học của các thế hệ dòng họ và dòng văn Trường Lưu đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng trong vùng, từ đây đã góp phần quan trọng trong giáo dục, truyền bá tri thức, hình thành nhân cách cho con dân, trước hết và trực tiếp là con dân Hà Tĩnh. Các các tác giả dòng văn Nguyễn Huy có lẽ cũng không ngờ rằng, sau hơn 250 năm, tư tưởng ấy của họ về cơ bản phù hợp với quan điểm của UNESCO về bốn trụ cột của giáo dục toàn cầu ở thế kỷ XXI: “học để biết” (Learning to know); “học để làm” (Learning to do); “học để tồn tại” (Learning to be); “học để chung sống” (Learning to live together)”. 4.1.2. Ý thức sống và hành xử theo “đạo nhân”, gắn mọi hoạt động với việc bồi dưỡng nhân cách, lẽ sống cho con người “Đạo nhân” cũng là khái niệm xuất hiện thường xuyên trong trước thuật và sáng tác của các tác giả dòng văn Nguyễn Huy Trường Lưu. Đạo nhân ở đây có nghĩa là đạo làm người. Đạo làm người lại được giáo dưỡng từ đạo học, gắn liền với đạo học. Đạo nhân (đạo làm người) với các tác giả dòng văn Nguyễn Huy mà tiêu biểu nhất là Nguyễn Huy Oánh, có được, trước hết, nhờ đạo học. Nguyễn Huy Oánh từng xác định học theo đạo nhân là việc suốt đời. Khi bàn về sự nghiệp trung hưng của một triều đại, Nguyễn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 312 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 291 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 187 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 279 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 272 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 156 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 183 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 61 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 207 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 21 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 9 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 28 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn