Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Kết cấu trong kịch của Samuel Beckett
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm chỉ rõ thành tố của kết cấu kịch mà Samuel Beckett hủy diệt, tập trung phân tích hai kiểu kết cấu trong kịch S. Beckett ở các phương diện cụ thể: lời thoại, nhân vật, cốt truyện, không gian và thời gian. Dựa trên cơ sở đó, tác giả luận án tìm ra những nét đổi mới, sáng tạo của tác giả so với kịch truyền thống và với các nhà viết kịch phi lý khác. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Kết cấu trong kịch của Samuel Beckett
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI LÊ THÚY HẰNG KẾT CẤU TRONG KỊCH CỦA SAMUEL BECKETT Chuyên ngành: Văn học nước ngoài Mã số: 9.22.02.42 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN HÀ NỘI - 2019
- Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐẶNG ANH ĐÀO Phản biện 1: PGS.TS. Lê Phong Tuyết Viện Văn học Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Mai Liên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Phản biện 3: TS. Nguyễn Thùy Linh Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường, họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi…..giờ… ngày… tháng… năm 2019 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Samuel Beckett (1906-1989) là nhà văn, nhà viết kịch Ireland, sáng tác bằng cả tiếng Anh và tiếng Pháp. Năm 1969, ông đoạt giải Nobel văn học. Giải thưởng danh giá này đánh dấu thành công lớn trong sự nghiệp của nhà văn. Trong sự nghiệp văn chương, Samuel Beckett để lại một khối lượng tác phẩm khá đồ sộ ở nhiều thể loại: phê bình văn học, truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ và kịch. Vở kịch đầu tiên Trong khi chờ Godot ngay khi được công diễn ngày 05.01.1953 tại nhà hát Babylone ở Paris đã làm rạng danh tên tuổi của Samuel Beckett. Những vở kịch của ông theo khuynh hướng sân khấu mới, như Martin Esslin gọi là Kịch phi lý (The Theatre of the Absurd), ở đó, các yếu tố cơ bản của kết cấu đều ít nhiều thay đổi so với kịch truyền thống. 1.2. Kết cấu là một phương tiện cơ bản của sáng tác nghệ thuật. Đối với Samuel Beckett, trong quá trình sáng tác, ông rất coi trọng kết cấu. Beckett từng nói: “Tìm ra cấu trúc thích hợp với sự hỗn độn, đó là nhiệm vụ của người nghệ sỹ”. Vì thế, việc nghiên cứu kết cấu trong kịch Samuel Beckett là một con đường triển vọng để giải mã tác phẩm của nhà văn. Điều đó sẽ đóng góp một phần nhỏ trong việc nghiên cứu Samuel Beckett ở trong nước. 1.3. Ở Việt Nam, Samuel Beckett là một tác giả được nghiên cứu và giảng dạy trong các trường đại học (phần Samuel Beckett được nhà nghiên cứu Đặng Anh Đào viết trong Giáo trình Văn học phương Tây và Lịch sử văn học Pháp xuất bản từ năm 1992). Những năm gần đây, đã có một số công trình nghiên cứu như Lời thoại trong kịch của Samuel Beckett (2012), Samuel Beckett và sự cách tân kịch Pháp thế kỷ XX (2016) của Nguyễn Thùy Linh. Về sân khấu kịch Beckett, luận án/chuyên luận của tác giả này là công trình duy nhất. Vì vậy, chưa có công trình nào về kết cấu trong kịch của Samuel Beckett. Từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Kết cấu trong kịch của Samuel Beckett”. 1
- 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Lựa chọn đề tài này, luận án đặt ra những mục đích cơ bản sau đây: 2.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu kịch Samuel Beckett từ tài liệu trong nước và nước ngoài, từ đó kế thừa, phát triển những kết quả đã có để tìm ra nét đặc trưng trong kết cấu kịch của nhà văn. 2.2. Chỉ rõ thành tố của kết cấu kịch mà Samuel Beckett hủy diệt, tập trung phân tích hai kiểu kết cấu trong kịch S. Beckett ở các phương diện cụ thể: lời thoại, nhân vật, cốt truyện, không gian và thời gian. Dựa trên cơ sở đó, tác giả luận án tìm ra những nét đổi mới, sáng tạo của tác giả so với kịch truyền thống và với các nhà viết kịch phi lý khác. Đồng thời, thông qua nghiên cứu kết cấu, người viết làm nổi bật chiều sâu nội dung tư tưởng kịch, cũng như quan niệm của tác giả về con người và cuộc đời. 2.3. Nhận diện những đóng góp của S. Beckett trong sáng tạo nghệ thuật nhằm tôn vinh giá trị của nhà văn với nỗ lực mang lại trải nghiệm sân khấu mới mẻ đối với người đọc, người xem vốn đã quen tư duy của kịch truyền thống. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Đối với các tài liệu nước ngoài, phân chia thành các hướng nghiên cứu như phê bình tiểu sử, văn học so sánh, phê bình tiếp nhận và thi pháp học để tìm ra những khuynh hướng nghiên cứu về kịch Samuel Beckett trên thế giới. Trong các tài liệu nghiên cứu ở Việt Nam, chỉ ra các nhà nghiên cứu tiêu biểu qua các bài viết, công trình liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Phân tích các thành tố của kết cấu kịch (nhân vật, lời thoại, cốt truyện, không gian, thời gian…) mà Samuel Beckett hủy diệt khác với kết cấu kịch truyền thống. - Đi sâu nghiên cứu hai kiểu kết cấu chính mà Samuel Beckett thường sử dụng trong kịch. Với mỗi kiểu kết cấu, chúng tôi tìm hiểu sự biểu hiện của các thành tố trong kết cấu kịch để tìm ra đặc trưng của kiểu kết cấu kịch Samuel Beckett. 2
- 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 3.1. Phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Văn bản Đề tài nghiên cứu này sẽ chỉ dựa trên biểu hiện ở văn bản mà không thể bàn đến yếu tố biểu diễn trên sân khấu. Luận án tìm hiểu 32 vở kịch của Samuel Beckett in trong cuốn Samuel Beckett - The Complete Dramatic Works, do NXB Faber and Faber Limited ấn hành năm 1986 (bao gồm 32 vở kịch). Chúng tôi có tham khảo các bản dịch của Hoàng Ngọc Biên, Hoàng Ngọc Tuấn, Nguyễn Đăng Thường, Vũ Đình Phòng. Tuy nhiên, mức độ tìm hiểu ở mỗi văn bản khác nhau, tương ứng với nội dung nghiên cứu của luận án. 3.1.2. Thuật ngữ Luận án nghiên cứu kết cấu trong kịch của Samuel Beckett, do đó, thuật ngữ được người viết nghiên cứu là kết cấu (structure). Dựa theo cuốn Literary Terms and Criticism (Những thuật ngữ văn học và phê bình) của John Peek và Martin Coyle và A Glossarry of Litarary Terms (Abrams M. H.), chúng tôi cho rằng kết cấu (structure) là một khái niệm quan trọng thể hiện mối liên hệ giữa các yếu tố bên ngoài và bên trong tác phẩm. Mọi yếu tố cấu thành tác phẩm trong tính chỉnh thể trọn vẹn của nó đều chịu sự chi phối của kết cấu. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là kết cấu trong kịch của Samuel Beckett. Trong phạm vi đề tài, chúng tôi chỉ tìm hiểu các thành tố sau của kết cấu: lời thoại, nhân vật, cốt truyện, không gian, thời gian. Với từng nội dung cụ thể, chúng tôi sẽ lựa chọn những thành tố nổi bật để làm đối tượng nghiên cứu. 3
- 4. Phương pháp nghiên cứu Xuất phát từ mục đích, phạm vi, đối tượng nghiên cứu, luận án sử dụng phương pháp tiếp cận chủ yếu là thi pháp học cấu trúc trên nền tảng lý thuyết văn học hậu hiện đại, bên cạnh đó còn có các phương pháp và thao tác sau: - Nghiên cứu so sánh: so sánh các vở kịch của Beckett với nhau và với các vở kịch của các tác giả đồng đại, lịch đại để thấy được sự tương đồng, khác biệt, theo đó, chỉ ra nét đặc trưng trong kết cấu kịch của tác giả này. - Phân tích - tổng hợp: phân tích văn bản và các thành tố của kết cấu trong tác phẩm để thấy được dụng ý nghệ thuật của Samuel Beckett, qua đó, tổng hợp, khái quát vấn đề nhằm nhận diện những nỗ lực đổi mới nghệ thuật của nhà văn. - Phương pháp lịch sử - xã hội: đặt tác giả và văn bản trong mối quan hệ với thời đại mang tính lịch sử cụ thể để lý giải hình tượng nghệ thuật. 5. Đóng góp mới của luận án 5.1. Luận án là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu hệ thống về kết cấu trong kịch của Samuel Beckett dựa trên văn bản bằng tiếng Anh. Luận án tìm hiểu về một số thành tố của kết cấu kịch được tác giả sáng tạo, đó là quá trình hủy diệt lời, nhân vật, cốt truyện. Đồng thời, tác giả luận án cũng đi sâu nghiên cứu hai kiểu kết cấu thường được Samuel Beckett sử dụng là kết cấu trùng lặp, bất động và kết cấu phân mảnh. Những kiểu kết cấu này chứa đựng tư tưởng, quan điểm của nhà văn về con người và thế giới. Từ đó, tác giả luận án khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật những vở kịch của Samuel Beckett cũng như nỗ lực cách tân, đổi mới sân khấu của nhà văn này. 5.2. Về phương diện lý luận, nghiên cứu kết cấu kịch Samuel Beckett, luận án góp phần giải mã một hiện tượng văn học độc đáo của thế kỷ XX, đồng thời tôn vinh giá trị sáng tạo nghệ thuật của tác giả từng đoạt giải Nobel văn học này. 4
- 5.3. Về phương diện thực tiễn, luận án là công trình đi sâu khai thác vấn đề kết cấu trong kịch Samuel Beckett, từ đó có thể tạo cơ sở cho việc giảng dạy chuyên đề về Samuel Beckett nói riêng và về thi pháp kịch hiện đại nói chung. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung luận án gồm 04 chương như sau: Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu Chương 2: Hủy diệt thành tố của kết cấu kịch truyền thống Chương 3: Kết cấu trùng lặp và tuần hoàn Chương 4: Kết cấu phân mảnh Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu kịch Samuel Beckett ở nước ngoài Thế giới đã có hàng trăm nghìn các công trình lớn nhỏ nghiên cứu về kịch của Samuel Beckett nói riêng và sự nghiệp văn học của ông nói chung. Do giới hạn trình độ của người thực hiện đề tài, luận án chỉ tiếp cận một số công trình tiêu biểu về Samuel Beckett bằng tiếng Anh (từ những năm 1950 đến nay). Thứ nhất, về phương diện phê bình tiểu sử, kịch Samuel Beckett được nghiên cứu từ rất sớm, đặc biệt phải kể đến từ sau thành công của vở Trong khi chờ Godot được biểu diễn lần đầu tiên tại Nhà hát Babylone ở Pháp (1953). Các nhà phê bình quan tâm nhiều vấn đề về Samuel Beckett cũng như tác phẩm của ông, từ tiểu sử, con người, sự nghiệp sáng tác đến các góc cạnh của đời sống nghệ thuật. Có thể kể ra một số tác giả tiêu biểu nghiên cứu về Samuel Beckett như: Martin Esslin, Hugh Kenner, Rónán McDonald, Sarah West, Linda Lin… Thứ hai là về phương diện tiếp nhận, tác giả luận án tiếp cận một vài công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa độc giả và kịch Samuel Beckett. Qua những nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy thời gian đón nhận tác phẩm 5
- của Samuel Beckett tùy thuộc vào nhiều yếu tố: văn hóa, chính trị, xã hội… Ở giai đoạn đầu (những năm 50 - 60 của thế kỷ XX), có nhiều ý kiến trái ngược nhau về giá trị của kịch Beckett, thậm chí một số nơi xem tác phẩm của Beckett tiêu biểu cho chủ nghĩa hư vô, tiêu cực, bi quan. Nhưng ở giai đoạn sau, các nhà phê bình ở nhiều quốc gia khác nhau đã thống nhất trong sự phê bình, tiếp nhận, đánh giá và đề cao những sáng tạo, đóng góp nghệ thuật của Samuel Beckett trong nỗ lực đổi mới sân khấu. Thêm vào đó, sự tiếp nhận tác phẩm của Samuel Beckett diễn ra không đồng đều về mức độ. Nếu như ở các nước phương Tây, kịch Beckett được đông đảo người đọc/xem biết đến thì ở phương Đông, tác phẩm của ông nói chung và kịch nói riêng dường như được tiếp nhận muộn hơn. Thứ ba, về phương diện nghiên cứu so sánh, có hai khuynh hướng: so sánh các tác phẩm của Beckett với nhau và so sánh tác phẩm của Beckett với các nhà văn khác. Ở khuynh hướng thứ nhất, có một số bài viết tiêu biểu của các tác giả như: Michael Y. Bennet, Abhinaba Chatterjee, Marzich Keshavarz. Ở khuynh hướng thứ hai, có một số nghiên cứu của các tác giả tiêu biểu như: Martin Esslin, Liliana Sikorska, Rick de Villiers, Mehmet Akif Balkayav, Roberta Cauchi-Santoro, Sarah Gendron. Thứ tư là tiếp cận theo hướng thi pháp học, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra được những đặc điểm về nhân vật, cốt truyện, ngôn ngữ, không gian, thời gian trong kịch Samuel Beckett. Nhận định của các tác giả giúp chúng tôi trong quá trình nghiên cứu về mối liên hệ giữa các yếu tố của kết cấu tác phẩm trong chỉnh thể toàn vẹn của nó. Qua tiếp cận theo hướng thi pháp học, các nhà nghiên cứu đã nhận diện được nhiều vấn đề từ hình tượng nhân vật, ngôn ngữ đến cốt truyện, không gian, thời gian. Nhìn chung, các tác giả đều nhận thấy kịch Beckett đã có nhiều khác biệt so với kịch truyền thống. Kịch của ông không có kịch tính, phi cốt truyện. Cốt truyện lặp lại và kết cấu vòng tròn được nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra như một đặc trưng của kịch Beckett. Về ngôn ngữ, các nhà nghiên cứu nhận thấy ngôn ngữ trong kịch Beckett trở 6
- thành thử thách đối với người xem/đọc bởi sự rời rạc, vô nghĩa và khó hiểu trong lời thoại. Họ cũng chỉ ra sự cẩn trọng của tác giả khi sắp đặt từ những vật đơn giản trên sân khấu cho đến hình thể, động tác, hành động của diễn viên. Tóm lại, điểm qua các công trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy các nhà nghiên cứu hết sức quan tâm tới việc giải mã kịch Beckett. Mặc dù vậy, chưa có công trình nào về kết cấu trong kịch của Samuel Beckett. Các nhà nghiên cứu ít nhiều đã chỉ ra những khía cạnh khác nhau liên quan đến các thành tố của kết cấu kịch. Đây là tiền đề để chúng tôi triển khai đề tài luận án. 1.2. Tình hình nghiên cứu kịch Samuel Beckett ở Việt Nam Mặc dù Samuel Beckett được nghiên cứu ở nhiều phương diện trên thế giới với hàng trăm nghìn công trình lớn nhỏ nhưng ở Việt Nam, dường như, việc nghiên cứu tác phẩm của Samuel Beckett nói chung và kịch nói riêng vẫn còn rất mỏng. Điều đó chưa xứng với tầm vóc của nhà văn, nhà viết kịch tài năng, một trong những cây bút có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến dòng văn chương hiện đại thế kỷ XX. Do đó, trong phần tổng quan về tình hình nghiên cứu kịch Samuel Beckett ở Việt Nam, chúng tôi sẽ lần lượt kể tên các nhà nghiên cứu kết hợp với trật tự thời gian xuất hiện các công trình tiêu biểu liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến các yếu tố cơ bản trong kịch Samuel Beckett, cũng là các yếu tố tạo nên kết cấu trong kịch của ông. Đáng kể đến là các nhà nghiên cứu như: Đỗ Đức Hiểu, Đặng Anh Đào, Phùng Văn Tửu, Nguyễn Văn Dân, Vũ Đình Phòng, Nguyễn Thùy Linh… Như vậy, ở Việt Nam, mặc dù chưa có công trình nào trực tiếp bàn về kết cấu trong kịch Samuel Beckett, nhưng ở nhiều khía cạnh khác nhau của kết cấu (nhân vật, lời thoại, cốt truyện…), các nhà nghiên cứu ít nhiều cũng đề cập đến. Đây là những tiền đề quan trọng để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu về kịch Beckett, cụ thể là kết cấu trong kịch của nhà văn. 7
- Tiểu kết chương 1 Qua các công trình nghiên cứu bằng tiếng Anh, chúng ta thấy một khối lượng đồ sộ các bài viết, tiểu luận, sách chuyên khảo… đã nghiên cứu về Beckett mà ở phạm vi đề tài, luận án mới chỉ tìm hiểu được một phần nhỏ trong số đó. Beckett được đón nhận trên phạm vi toàn cầu mặc dù quá trình tiếp nhận do điều kiện văn hóa, chính trị, xã hội… khác nhau nên có những nơi nghiên cứu Beckett sớm và có những nơi muộn hơn đến một vài thập kỷ. Vở kịch Trong khi chờ Godot được công nhận là một trong những tác phẩm kinh điển vĩ đại nhất của khuynh hướng kịch phi lý, đồng thời, cũng là một trong vở kịch quan trọng nhất của thế kỷ XX. Các nhà nghiên cứu đều chỉ ra đặc trưng “phản kịch” trong kịch Beckett khi ông xây dựng vở kịch không theo tư duy truyền thống. Kịch Beckett không có cốt truyện, không có kịch tính, nhân vật không có tính cách, đặc điểm cá nhân, ngôn ngữ rời rạc, mơ hồ, khó hiểu, đó là một thế giới ảm đạm được bao bọc trong không gian, thời gian không xác định. Chương 2 HỦY DIỆT THÀNH TỐ CỦA KẾT CẤU KỊCH TRUYỀN THỐNG 2.1. Hủy diệt nhân vật 2.1.1. Xu hướng nhân vật tiêu biến Trong chuyên luận Samuel Beckett và sự cách tân kịch Pháp thế kỷ XX, Nguyễn Thùy Linh cũng đã nhận định về số lượng các nhân vật tham gia đối thoại trong kịch Beckett: “Thứ nhất, số lượng các nhân vật tham gia đối thoại giảm dần. Đầu tiên là năm (Trong khi chờ Godot), xuống còn bốn, và cuối cùng chỉ còn một (Động tác không lời I và Cuộn băng cuối cùng). Càng ở giai đoạn sau, nhân vật càng ít đi, thậm chí trong một số vở kịch không có bóng dáng con người”1. Chúng tôi đồng tình với nhận định của tác giả 1 Nguyễn Thùy Linh (2016), Samuel Beckett và sự cách tân kịch Pháp thế kỷ XX, NXB. Đại học Quốc gia, Hà Nội, tr. 160. 8
- Nguyễn Thùy Linh, và hơn nữa, không chỉ xét về số lượng các nhân vật tham gia đối thoại mà xét trong toàn bộ tiến trình phát triển kịch của Beckett, nhận định này vẫn đúng. Khảo sát các vở kịch của Beckett theo trục thời gian, chúng ta có thể chia thành hai giai đoạn sáng tác của Beckett: từ năm 1947 (bắt đầu viết Trong khi chờ Godot) đến 1956 và từ 1956 về sau. Ở giai đoạn đầu, tiêu biểu là bốn vở kịch: Trong khi chờ Godot, Tàn cuộc, Những ngày tươi đẹp, Tất cả những người ngã xuống. Ở giai đoạn sau, nhân vật của Beckett ngày càng giảm dần và tiêu biến trên sân khấu. Điều này khác với các sáng tác của Ionesco. Thứ hai, số lượng vở kịch chỉ có hai nhân vật trở xuống chiếm 54%. Ở giai đoạn từ năm 1956 trở đi, Beckett triệt để giảm số lượng nhân vật xuất hiện trong tác phẩm. Như vậy, nhân vật của Beckett mất dần vị thế trên sân khấu. Đặc biệt phải kể đến nỗ lực sáng tạo của Beckett khi xóa bỏ sự hiện diện của nhân vật trên sân khấu nhưng vẫn còn vị trí trung tâm trong tác phẩm. Đó là sự xuất hiện của kiểu nhân vật vắng mặt trong Trong khi chờ Godot, Không phải tôi. Tóm lại, Beckett đã nỗ lực nhằm xóa bỏ vị trí độc tôn của nhân vật trên sân khấu, từ việc giảm dần số lượng nhân vật đến nhân vật hoàn toàn vắng mặt. Nhân vật ngày càng ít dần, thậm chí không xuất hiện trên sân khấu. Mặc dù không xuất hiện trên sân khấu nhưng nhân vật lại đóng vai trò trung tâm, đây là kiểu nhân vật vắng mặt – theo cách nói của Nguyễn Thùy Linh. Tiêu biểu nhất là nhân vật Godot trong vở kịch Trong khi chờ Godot – vở kịch tạo nên tên tuổi của Samuel Beckett. Ngược lại với kiểu nhân vật này là nhân vật xuất hiện đóng vai nhân vật chính nhưng lại hoàn toàn mất vị thế của mình, trở thành con rối cho những kẻ khác giật dây. Việc xóa bỏ vị trí của nhân vật trên sân khấu phải chăng thể hiện sự mất vị thế của con người trong chính sân khấu cuộc đời, họ đã bán hết quyền và trở thành những kẻ đi cầu xin (lời của Vladimir ở Trong khi chờ Godot). 9
- 2.1.2. Phi nhân vật hóa Bên cạnh việc giảm số lượng nhân vật xuất hiện trong tác phẩm, nhân vật bị đánh mất vai trò trên sân khấu thì Beckett còn sử dụng biện pháp phi nhân vật hóa. Đây là biện pháp mà nhà văn tạo ra kiểu nhân vật không có hình dạng cụ thể. Với Beckett, âm thanh đóng vai trò quan trọng trong việc thay thế nhân vật – những con người cụ thể trên sân khấu. Bằng biện pháp “phi nhân vật hóa”, âm thanh đã trở thành một kiểu nhân vật độc đáo trong kịch của Beckett. Giọng nói (Voice), Lời nói (Words), Âm nhạc (Music) là một kiểu nhân vật đặc trưng của Beckett. Tác giả đã thể hiện tài năng nghệ thuật của mình thông qua việc sử dụng những thiết bị của thời hiện đại (máy ghi âm, máy quay phim) để đưa chúng lên sân khấu và biến thành một kiểu nhân vật vô cùng độc đáo. Những vở kịch tiêu biểu cho kiểu nhân vật này là: Này Joe, Bài hát ru, Lời và Nhạc, Độc thoại, Cascando, Không phải tôi. Trong Lời và Nhạc, Nhạc đóng vai trò làm nên cho câu chuyện, lúc thì nhẹ nhàng, êm ái, lúc thì nhanh, lúc lại im lặng. Ban đầu còn có đủ Lời, Nhạc và Croak. Sau đó thì chỉ còn Lời và Nhạc. Có vẻ như Nhạc chính là giai điệu sự sống của Croak, là nhịp đập của con tim, cho đến kết thúc, không còn tiếng của Croak, Nhạc cũng im bặt. Chúng ta có thể quan sát sự thay đổi của các nhân vật qua sơ đồ sau: Trong Bài hát ru, Giọng nói ghi âm của W hát những đoạn lặp đi lặp lại như những con sóng liên tiếp vỗ bờ, đoạn sau dài hơn đoạn trước. Đoạn một: 50 câu, đoạn hai: 56 câu, đoạn ba: 57 câu và đoạn bốn: 82 câu. Chúng ta có thể nhìn trong sơ đồ sau để thấy được những trường đoạn của Bài hát ru mà W dành cho mình: 10
- Thở là một vở kịch siêu ngắn, không có nhân vật, chỉ có âm thanh. Câu hỏi đặt ra là nhân vật có hoàn toàn biến mất trong kịch của Beckett không? Câu trả lời là không, mặc dù với những nỗ lực phi thường nhằm xóa bỏ vị trí độc tôn của nhân vật trên sân khấu nhưng sự thật là nhân vật vẫn hiện diện và có một ý nghĩa quan trọng trong tác phẩm của Beckett. Họ là những con người cô đơn trong một thế giới đổ vỡ niềm tin, Chúa đã mất và hoàn toàn tuyệt vọng. Những con người này đã đánh mất vị trí trung tâm trên sân khấu cuộc đời. Họ không còn kiểm soát được cuộc đời mình mà để nó tự trôi dần vào quên lãng. Họ bị bủa vây bởi tuổi già, nỗi lo sợ về cô đơn và cái chết. Thứ duy nhất khiến họ tiếp tục tồn tại là mơ về Godot dẫu biết rằng Godot không bao giờ đến. 2.2. Hủy diệt lời thoại Lời thoại (đối thoại, độc thoại) là một trong những thành tố quan trọng của kịch. Nhắc đến kịch, người ta thường nghĩ ngay đến lời thoại với đối thoại hay độc thoại. Tuy nhiên, đến Samuel Beckett, trong kịch của ông, nhân vật nói năng, lảm nhảm không dứt, đối thoại có lúc chuyển hóa thành độc thoại, độc thoại ngày càng chiếm ưu thế, có lúc, kịch không còn lời thoại, biến thành kịch không lời. Nói về hủy diệt lời thoại trong kịch Samuel Beckett, chúng ta nhận thấy nhà văn đã: (1) gia tăng số lượng lời thoại lên cấp số nhân, nói cách khác, lời thoại được thậm phồn để tạo ra một kiểu thoại triền miên, không dứt trong kịch; (2) giảm số lượng lời thoại đến mức triệt tiêu hoàn toàn, không còn lời thoại mà chỉ còn cử chỉ động tác. 11
- Nghiên cứu về lời thoại trong kịch của Samuel Beckett đã có công trình luận án và chuyên luận của Nguyễn Thùy Linh. Có thể nói, Samuel Beckett và sự cách tân kịch Pháp thế kỷ XX là một công trình công phu nghiên cứu về lời thoại trong kịch Beckett. Tác giả đã chỉ ra những đặc trưng cũng như cách tân về lời thoại trong kịch của Beckett dựa trên phân tích các bối cảnh tồn tại của lời. Do đó, ít nhiều Nguyễn Thùy Linh cũng đã đề cập đến một số đặc điểm về không gian, thời gian, nhân vật, cốt truyện… (những thành tố của kết cấu) trong kịch Beckett. Điều này giúp ích cho chúng tôi, những người đi sau khi tìm hiểu về kịch Beckett. Để làm rõ hơn về hủy diệt lời thoại trong kịch Beckett, khi nhà văn đã triệt tiêu lời thoại trong tác phẩm thì cử chỉ, động tác đã trở thành yếu tố “phi ngôn ngữ” truyền tải những thông điệp của tác phẩm đến người xem, chúng tôi chọn phân tích một số tác phẩm sau: Quad, Phim. Như đã nói ở phần đầu, lời thoại là yếu tố quan trọng được ví như linh hồn của kịch. Vậy tại sao Beckett lại đem đến những vở kịch hoặc là chỉ có lời thoại triền miên, vô nghĩa hoặc là không có lời thoại? Việc nhà văn phủ nhận ngôn từ trong tác phẩm có ý nghĩa gì? Theo chúng tôi, có hai lý do. Thứ nhất, Beckett nhận thấy sự bất lực của ngôn từ trong việc biểu đạt ý nghĩa, khi mà con người đã mất niềm tin và mắc căn bệnh cô đơn vô phương cứu chữa. Họ biến thành những cỗ máy vô tri, vô giác, ăn ngủ, sinh hoạt đều được lập trình hoặc bị chi phối từ một thế lực vô hình nào đó. Đây là hệ quả tất yếu của lối sống hiện đại thời “kỹ trị”. Thứ hai, mặc dù, không có lời thoại nhưng Beckett lại rất chú trọng vào yếu tố phi ngôn ngữ, tức là những cử chỉ động tác, điệu bộ của nhân vật trên sân khấu. Đó là lý do vì sao cả vở kịch chỉ toàn là lời dẫn của nhà văn về cử chỉ/ động tác/ hành động của nhân vật. Khi ngôn từ đã thất bại trong việc biểu đạt nghĩa thì yếu tố phi ngôn ngữ lại trở nên vô cùng quan trọng, giúp người tiếp nhận giải mã được thông điệp của nhà văn trong tác phẩm. 12
- 2.3. Mờ hóa cốt truyện 2.3.1. Thủ tiêu xung đột, kịch tính Đến với kịch của Samuel Beckett, chúng ta thấy không có xung đột, mâu thuẫn xã hội hay tính cách. Ông không đưa các nhân vật vào trong hoàn cảnh có vấn đề để từ đó bộc lộ phẩm chất, tính cách nhân vật. Beckett chủ trương xây dựng các nhân vật càng giống hệt nhau càng tốt, hình thức và tuổi tác không quan trọng. Nhân vật chỉ là những con rối-hình-người di chuyển hoặc bất động trên sân khấu. Trong sự cãi vã của Vladimir và Estragon hay đối thoại của họ với Pozzo không có bóng dáng của mâu thuẫn giữa các tầng lớp, giai cấp. Ngay cả mối quan hệ chủ tớ Pozzo - Lucky , Clov - Hamm cũng không tồn tại độ căng của mâu thuẫn mặc dù Lucky trông rất thảm hại, Clov thì luôn miệng muốn bỏ đi. Beckett đã xóa mờ cốt truyện trong kịch, thay vào đó là những câu chuyện có thể tóm lược vô cùng ngắn gọn. Chẳng hạn như Trong khi chờ Godot là câu chuyện về hai kẻ lang thang chờ đợi Godot nhưng rút cục Godot không đến. Những ngày tươi đẹp là câu chuyện về Winnie bị chôn vùi trong ụ đất, không ngừng lải nhải. Tàn cuộc là câu chuyện xoay quanh nhân vật Hamm, Clov, bố mẹ Hamm. Động tác không lời I là chuyện về người đàn ông với những thứ trên cao nhưng không được. Cuộn băng cuối cùng của Krapp là độc thoại của Krapp với giọng nói của chính mình được ghi âm. Đoạn Kịch nháp I là đối thoại giữa A và B. Tro tàn là đối thoại của Henry và Ada. Phác thảo Kịch truyền thanh I là đối thoại rời rạc của Chàng và Nàng. Hài kịch là lời của ba nhân vật W1, W2, M vang lên đồng thời hoặc lần lượt. Bài hát ru chỉ là lời nói của nhân vật khi nghe lại chính giọng của mình được ghi âm. 2.3.2. Hành động “dậm chân tại chỗ” Việc tạo ra chuỗi những hành động lặp lại, không có sự tiến triển trong cốt truyện là một trong những kỹ thuật thường được Beckett sử dụng. Nhân vật trong kịch Beckett được đặt vào một trạng thái nào đó và từ khi mở đầu đến lúc kết thúc, trạng thái của nhân vật dường như không thay đổi. 13
- Martin Esslin đã nhận xét: “Và điều gì trải qua trong những vở kịch này [Trong khi chờ Godot, Tàn cuộc - LTH] thì không phải là sự kiện (events) với mở đầu và kết thúc rõ ràng, mà là một kiểu tình huống (situation) mãi mãi lặp lại chính nó” [93; 76]. Phát triển trên ý kiến nhận xét của Esslin, chúng tôi nhận thấy kịch Beckett thực chất xoay quanh một trạng thái tồn tại nào đó. Chờ đợi là một trạng thái khá phổ biến trong kịch Beckett: đó có thể là chờ đợi một người mà không biết họ có đến không (Trong khi chờ Godot) hay chờ đợi chuyến tàu cuối cùng trong ngày đến muộn (Tất cả những người ngã xuống). Nuối tiếc quá khứ tươi đẹp chính là tâm trạng của Krapp (Cuộn băng cuối cùng của Krapp) và Winnie (Những ngày tươi đẹp). Trạng thái đang- chết-dần là mẫu số chung cho các nhân vật trong Tàn cuộc, Bài hát ru. Mê sảng là trạng thái của Không phải tôi, Độc thoại, Khúc ứng tác Ohio… Điều đó cho ta thấy việc xóa mờ cốt truyện với những hệ thống nhân vật độc đáo, sự kiện phức tạp là chủ ý của nhà văn nhằm tập trung làm nổi bật trạng thái tồn tại của con người. Beckett đã tạo ra những vở kịch chỉ bao gồm các chuõi hành động lặp lai lặp lại, tiêu biểu trong số các vở kịch đó là Động tác không lời I. Tiểu kết chương 2 Kịch của Beckett đã đem đến cho thế giới một làn gió mới mẻ bằng việc cách tân kịch thông qua việc hủy diệt một số thành tố của kết cấu kịch truyền thống. Người ta thường nói đến việc ông thủ tiêu lời thoại, nhân vật, cốt truyện (sự kiện, biến cố, kịch tính), không gian, thời gian. Tuy Beckett hủy diệt một số thành tố của kết cấu kịch truyền thống nhưng không phải ông hoàn toàn phủ định chúng (không phải hủy diệt dẫn đến mức cực đoan như trường hợp chủ nghĩa Đa đa). 14
- Chương 3 KẾT CẤU TRÙNG LẶP VÀ TUẦN HOÀN 3.1. Kết đôi nhân vật 3.1.1. Kết đôi nhân vật dựa trên sự tương đồng Nhân vật của Beckett hầu như không được nhấn mạnh về ngoại hình, nhân vật càng giống nhau càng tốt. Cặp nhân vật tương đồng là những nhân vật cùng cảnh ngộ, chung số phận. Đó là Vladimir và Estragon (Trong khi chờ Godot) lang thang trên con đường vô định hay Nagg - Nell (Tàn cuộc) trong những thùng rác, thỉnh thoảng ú ớ vài tiếng. Như vậy, bằng việc sử dụng kỹ thuật kết đôi nhân vật theo phương thức tương đồng, các nhà viết kịch phi lý đã tô đậm ấn tượng về những con người bị tha hóa, bị xóa nhòa đường viền lịch sử tâm lý. Kỹ thuật này giúp cho nhà văn phản ánh cái nhìn phi lý về sự tồn tại của con người trong một thế giới vô nghĩa. 3.1.2. Kết đôi nhân vật dựa trên sự khác biệt Bên cạnh kiểu kết đôi nhân vật theo phương thức tương đồng là kết đôi nhân vật theo phương thức khác biệt. Sự khác biệt thể hiện vị thế xã hội (chủ - tớ) hay mối quan hệ gia đình (vợ - chồng, cha - con, mẹ - con…). Nếu như ở cặp đôi tương đồng, chúng ta thấy rõ sự đồng dạng về hoàn cảnh sống, số phận thì ở cặp đôi khác biệt, các nhân vật có độ vênh ở nhiều khía cạnh. Tiêu biểu là các mối quan hệ giữa Hamm-Clov, Lucky-Pozzo, Winnie-Willie. Với kỹ thuật kết đôi nhân vật theo phương thức khác biệt, Beckett đã phác họa được mối liên hệ giữa các cặp nhân vật theo quan hệ gia đình hay xã hội (nhà văn đặc biệt quan tâm đến những mối quan hệ thân thiết như vợ chồng, cha con…). Điểm giống nhau của các cặp nhân vật này là sự thiếu đồng cảm và quan tâm nhau. Họ tồn tại cạnh nhau mà vô cảm với nhau. Điều này càng tô đậm sự cô đơn của mỗi cá thể trong mối liên hệ với người khác, nhất là những người có quan hệ gần gũi với họ. 15
- 3.2. Kiến tạo cốt truyện tuần hoàn 3.2.1. Với vở kịch chia hồi Như đã nói ở trên, cốt truyện tuần hoàn thường xuất hiện trong các vở kịch từ hai hồi mà hồi hai lặp lại y hệt như hồi một. Tiêu biểu cho cốt truyện tuần hoàn là các vở Trong khi chờ Godot, Những ngày tươi đẹp. Đây là kết cấu của Trong khi chờ Godot: Và đây là kết cấu của Những ngày tươi đẹp: Qua cốt truyện tuần hoàn với những hành động lặp lại của nhân vật, Beckett đã tạo ra công thức: không hành động tức là thất bại và chờ đợi không phải là hạnh phúc, chờ đợi là vô vọng. 3.2.2. Với vở kịch không chia hồi Cốt truyện tuần hoàn không chỉ có trong những vở kịch chia hồi mà còn có trong những vở kịch không chia hồi. Ở những vở kịch này, sự vật, sự việc vẫn tồn tại trong trạng thái lặp đi lặp lại, dậm chân tại chỗ. Đó là các tác 16
- phẩm tiêu biểu: Động tác không lời I (chúng tôi đã phân tích ở chương 2), Động tác không lời II, Tàn cuộc, Cái gì, ở đâu. Việc tạo ra các sự kiện, hành động, lời thoại trùng lặp, bất động đã khiến cho người đọc cảm nhận được không khí chung trong tác phẩm. Đó là cuộc sống thiếu sinh khí bao trùm tất cả các nhân vật bởi mọi thứ đã bị đông cứng trong trạng thái bất động. Phải chăng đó cũng là không khí chung của cuộc sống con người thời hiện đại ở phương Tây khi bị cái phi lý, Hư vô chế ngự? Họ cứ luẩn quẩn trong Lâu đài (tên một tác phẩm của Kafka) và rơi vào mê cung mà không tìm ra được lối thoát. 3.3. Không gian và thời gian không thay đổi Trong kịch của Beckett, không gian và thời gian cũng là những yếu tố quan trọng thể hiện kết cấu của tác phẩm. Kết cấu trùng lặp và tuần hoàn chi phối không gian và thời gian trong các vở kịch của Beckett, tạo ra một kiểu không gian, thời gian không thay đổi, biểu hiện ở tính không xác định và lặp lại. Trước hết là ở tính không xác định. Nếu như trong kịch truyền thống, chúng ta biết được thời gian và địa điểm cụ thể xảy ra câu chuyện thì với kịch Beckett, thời gian và không gian mang tính phiếm chỉ, không xác định. Đó cũng là một đặc trưng của kịch phi lý. Bên cạnh tính không xác định là tính lặp lại của không gian và thời gian trong kịch Beckett. Ở những vở kịch hai hồi, không gian, thời gian hồi hai tương tự hồi một. Những vở kịch tiêu biểu cho kiểu không gian, thời gian này là Trong khi chờ Godot và Những ngày tươi đẹp. Như vậy, việc lặp lại không gian, thời gian trong vở kịch có tác dụng tô đậm dấu ấn không gian, thời gian không thay đổi của tác phẩm. Điều đó cũng đồng nghĩa với số phận bi kịch của các nhân vật không được giải quyết. Nhân vật của Beckett bị đặt vào tình huống trớ trêu và kết thúc tác phẩm, họ vẫn phải chịu đựng tình trạng thê thảm đó. Họ vẫn chờ Godot từ ngày này sang ngày khác, vẫn không ngừng hát về những ngày tươi đẹp dẫu cho không có ai lắng nghe và thấu hiểu. 17
- Tiểu kết chương 3 Sử dụng kết cấu trùng lặp và tuần hoàn, tác giả đã tạo ra những nhân vật kết đôi theo phương thức tương đồng/khác biệt, cốt truyện tuần hoàn, lặp lại của các sự kiện và không gian, thời gian không thay đổi. Beckett kế thừa và phát huy kết cấu nhân vật cặp đôi đã có trong lịch sử văn học để rồi sáng tạo nên những cặp đôi bất hủ. Những cặp đôi này bổ sung, tương trợ hoặc tương phản nhau để làm nổi bật sự xuống cấp của họ. Cốt truyện tuần hoàn cùng với bối cảnh không gian, thời gian không thay đổi, đã góp phần gia tăng sự đơn điệu, tẻ nhạt của cuộc sống các nhân vật. Cốt truyện tuần hoàn khiến cho những sự vật, sự việc hiện lên trong bức tranh chung tưởng như có sự vận động nhưng thật ra lại không có gì thay đổi. Điều này tạo ra ấn tượng về một cuộc sống nhàm chán, vô nghĩa. Chương 4 KẾT CẤU PHÂN MẢNH 4.1. Nhân vật - những mảnh ghép rời rạc 4.1.1. Nhân vật với nhân vật: những mảnh vỡ Xét trong mối quan hệ các nhân vật với nhau, nhân vật của Beckett dù sống giữa cộng đồng nhưng họ vẫn không thể nào hòa hợp và kết nối được với nhau. Tiêu biểu cho mối liên hệ này là ở các vở kịch Đoạn kịch nháp I, Tất cả những người ngã xuống, Phác thảo kịch truyền thanh I, Tro tàn. Rõ ràng, các nhân vật của Beckett là những mảnh ghép không thể kết nối được với nhau. Beckett đã đặt những mảnh đời cạnh nhau nhưng sự liên hệ của họ rời rạc bởi họ không có cùng mối quan tâm, hơn nữa, giữa họ không có sự cảm thông, chia sẻ. Niềm tin và tình yêu giữa những con người tưởng chừng rất thân thiết (trong mối quan hệ gia đình) đã bị mất. Họ là những cuộc đời xếp cạnh nhau mà không thể hàn gắn nổi. Đó là những thực thể cô đơn đến chết. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 291 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 187 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 279 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 272 | 16
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 254 | 12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 156 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 183 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 208 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Tư tưởng Triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa của nó
32 p | 164 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mức lọc cầu thận bằng Cystatin C huyết thanh ở bệnh nhân tiền đái tháo đường và đái tháo đường típ 2
38 p | 95 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 28 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn