intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Kiểu truyện hôn nhân người - tiên trong truyện cổ Việt Nam và Đông Nam Á

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

28
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm chỉ ra tính thực tiễn có giá trị của luận án như đáp ứng về nhu cầu du lịch văn hóa tâm linh, bảo tồn những giá trị văn hóa tín ngưỡng, phong tục tập quán của các dân tộc trong khu vực và hướng đến sự hiểu biết về văn hóa giữa các tộc người. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Kiểu truyện hôn nhân người - tiên trong truyện cổ Việt Nam và Đông Nam Á

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN MINH THU KIÓU TRUYÖN H¤N NH¢N NG¦êI – TI£N TRONG TRUYÖN Cæ VIÖT NAM Vµ §¤NG NAM ¸ Chuyên ngành: Văn học dân gian Mã số: 9.22.01.25 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN HÀ NỘI – 2020
  2. Công trình đƣợc hoàn thành tại Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.Phạm Thu Yến Phản biện 1: GS.TS Lê Chí Quế Trường ĐHKHXH&NV- ĐHQG Hà Nội Phản biện 2: GS.TS Nguyễn Chí Bền Viện VHNTQG Việt Nam Phản biện 3: PGS.TS Trần Đức Ngôn Trường ĐH Văn Hóa Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm… Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện: Thƣ viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thƣ viện Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội
  3. DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN [1]. Nguyễn Minh Thu (2017), Kiểu truyện Hôn nhân người – tiên trong truyện kể dân gian và các nước thuộc khu vực Đông Nam Á – Một diện mạo khái quát”, Tuyển tập công trình nghiên cứu Ngữ văn học tập 3, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, NXb giáo dục Việt Nam, ISBN 978- 604-54-3343-0-10569-1 trang 31 -38. [2]. Nguyễn Minh Thu (2017), Comparison of type of story related to human – fairy marrige of tales in folk stories Indonesia, The 7th International Conference on Sciences and Social Sciences 2017, at Rajabhat Maha Sarakham University ICSSS 2017, trang 193 -199. (So sánh kiểu truyện hôn nhân người – tiên trong truyện cổ Indonesia, Hội thảo quốc tế về khoa học và xã hội lần thứ 7 năm 2017, tại Đại học Rajabhat Maha Sarakham) [3]. Nguyễn Minh Thu (2018), Structure of type of story related to “human – fairy marrige” of tales in VietNam and other Southest Asian Countries, The 5th International Conference Language, Society, and Culture in Asian Contexts (LSCAC 2018), at Hue city, VietNam, ISBN 978- 602 -462-248- 0, trang 806 -830 (Cấu trúc kiểu truyện hôn nhân người – tiên trong truyện kể dân gian Việt Nam và một số nước Đông Nam Á khác, Hội thảo ngôn ngữ Quốc tế, Xã hội và Văn hóa trong bối cảnh Châu Á, tại Thành phố Huế, Việt Nam) [4]. Nguyễn Minh Thu (2018), type of story related to “human – fairy marrige” in VietNam and other Southest Asian Island Countries Mount with Environment, The 3rd Environment and Natural Resources International Conference, at Mahidol University pp 168 -177 (Kiểu truyện hôn nhân người – tiên với yếu tố môi trường trong truyện kể của Việt Nam và Đông Nam Á hải đảo, Hội thảo quốc tế về tài nguyên và môi trường lần thứ 3, tại Đại học Mahidol trang 168 -177) [5]. Nguyễn Minh Thu (2018), female bleds and religious beliefs of type of story related to “human – swan (kinnari) Maiden Marriage” in folk stories Southest Asia, The 3rd Environment and Natural Resources International Conference, at Mahidol University trang 178 -184.(Tính nữ và yếu tố tôn giáo trong kiểu truyện hôn nhân người – tiên thiên nga (kinnari) trong truyện cổ dân gian Đông Nam Á, Hội thảo quốc tế về tài nguyên và môi trường lần thứ 3, tại Đại học Mahidol trang 178 -184) [6] Phạm Thu Yến, Nguyễn Minh Thu (2019), Không gian nước trong Kiểu truyện Hôn nhân người – tiên Việt Nam và Đông Nam Á biểu tượng thẩm mĩ cùng giá trị du lịch đương đại, Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc tế văn hóa sông nước ở Đông Nam Á bảo tồn và phát triển, Nxb Đại học Cần Thơ, ISBN 978- 604-965-258-5 trang 439 -451.
  4. 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1 Việt Nam- một trong những quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, là nơi giao thoa, chịu ảnh hưởng khá sâu rộng của hai nền văn hóa cổ đại vĩ đại là Trung Hoa và Ấn Độ. Trên nền tảng lịch sử của sức mạnh giao lưu đó, người dân Việt Nam từ ngàn đời nay đã tiếp nhận và chuyển giao những yếu tố văn hóa, văn minh của bên ngoài vào truyền thống văn hóa, văn minh của dân tộc mình. Một bộ phận quan trọng của văn hóa Việt Nam là văn hóa dân gian với những tác phẩm sử thi, thần thoại, truyện cổ tích, thơ ca dân gian đã không tách rời nền văn hóa dân gian Đông Nam Á nói riêng và nền văn hóa châu Á nói chung mà luôn gắn bó, chứa đựng sâu sắc những nét tương đồng và dị biệt với nền văn hóa đó. 1.2 Truyện kể dân gian được nảy sinh, phát triển trên cơ sở cuộc sống muôn hình muôn vẻ của các dân tộc và mang đậm tính chất dân tộc. Nhưng nhiều truyện kể còn có tính chất Quốc tế giống nhau cả về kết cấu, môtif, đề tài, nhân vật, hành động truyện…đó là tính lặp lại. Vì vậy, khi nghiên cứu văn học dân gian theo phương pháp so sánh - lịch sử, B. N. Putilốp đã xem “tính lặp lại” như một đặc tính nổi bật của dòng văn học này. Tiếp cận truyện kể theo hướng này sẽ giúp thấy được những nguyên tắc sáng tác truyền thống của một thể loại qua cách xây dựng nhân vật, cách xây dựng cốt truyện, cách dẫn dắt, xâu chuỗi những tình tiết, motif trong truyện. 1.3 Ở kho tàng truyện kể dân gian thế giới nói chung và các nước trong khu vực Đông Nam Á nói riêng, kiểu truyện hôn nhân “người - tiên” là một trong những kiểu truyện phổ biến quen thuộc lôi cuốn hấp dẫn. Kiểu truyện này gắn bó chặt chẽ với đặc điểm tự nhiên, địa danh, phong tục tập quán, lễ hội,… liên quan đến đời sống văn hóa dân tộc, quốc gia. Nhận ra sức hấp dẫn của kiểu truyện hôn nhân “người - tiên” trong kho tàng truyện kể dân gian nên đã có một số công trình nghiên cứu đạt thành tựu lớn ở các nước Châu Á. Nhưng từ trước đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào về kiểu truyện hôn nhân “người - tiên” trong truyện kể dân gian Việt Nam và Đông Nam Á.Việc nghiên cứu văn học ở các nước trong khu vực Đông Nam Á, còn có ý nghĩa làm thay đổi nhận thức của giới văn nghệ và văn học của Việt Nam. 1.4 Trong tình hiện nay, các quốc gia trên thế giới đang xích lại gần nhau trong xu thế hòa bình thì nhu cầu tìm hiểu, trao đổi và giao lưu về kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc ngày càng mạnh mẽ, nó chính là động lực phát triển cho nghành du lịch. Có nhiều địa danh của Đông Nam Á được gắn với câu chuyện hôn nhân người – tiên nên nghiên cứu kiểu truyện hôn nhân “người - tiên” trong cổ Việt Nam và Đông Nam Á có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo tồn lưu giữ các địa danh, phong tục, tập quán tín ngưỡng, các điệu múa,... của các tộc người trong cuộc sống thực tại. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Luận án hướng đến mục đích nghiên cứu đặc điểm kiểu truyện này ở Việt Nam và một số quốc gia ở Đông Nam Á, trên cơ sở đó so sánh, lý giải một số phương diện tương đồng và khác biệt cơ bản trong truyện kể dân gian nói riêng, trong văn hóa của các quốc gia nói chung trong khu vực. Đồng thời, với đề tài này, chúng tôi còn có mục đích mong muốn chỉ ra tính thực tiễn có giá trị của luận án như đáp ứng về nhu cầu du lịch văn hóa tâm linh, bảo tồn những giá trị văn hóa tín ngưỡng, phong tục tập quán của các dân tộc trong khu vực và hướng đến sự hiểu biết về văn hóa giữa các tộc người.
  5. 2 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3.1. Xác lập khung lý thuyết cơ bản và giới thuyết những khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài kiểu truyện hôn nhân “người - tiên” trong truyện cổ Việt Nam và Đông Nam Á 3.2. Tập hợp, thống kê số lượng, khảo sát kiểu truyện hôn nhân “người - tiên” trong truyện cổ Việt Nam và Đông Nam Á 3.3. Chỉ ra diện mạo và đặc điểm của kiểu truyện hôn nhân “người - tiên” trong truyện cổ Việt Nam. 3.4 Từ các đặc điểm của kiểu truyện này trong kho tàng truyện kể Việt Nam nhìn ra đặc điểm của kiểu truyện trong kho tàng truyện cổ Đông Nam Á. 3.5. So sánh những điểm tương đồng và khác biệt của kiểu truyện ở Việt Nam và các nước trong khu vực trên phương diện nhân vật, motif, kết cấu…của kiểu truyện. Lý giải những nét tương đồng và khác biệt trong truyện kể dân gian nói riêng, trong văn hóa của các quốc gia nói chung từ đặc điểm tự nhiên, địa danh, phong tục tập quán, lễ hội, tư duy nghệ thuật, tâm lý, tính cách...của các tộc người trong khu vực. 4 . ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là truyện cổ (có nội dung) kể về hôn nhân “người – tiên” của Việt Nam và Đông Nam Á và tiến hành khảo sát so sánh các motif của kiểu truyện để nhận xét tìm ra những nét tương đồng và khác biệt. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu: Về phạm vi tư liệu của luận án, chúng tôi khảo sát được 59 truyện cổ của Việt Nam và 47 truyện cổ của một số nước khác thuộc khu vực Đông Nam Á từ các tổng tập, tuyển tập và trang văn hóa dân gian của các nước trong khu vực. Trong phạm vi nghiên cứu kiểu truyện, chúng tôi không nghiên cứu về nhân vật tiên mang lốt mà chúng tôi nghiên cứu về nhân vật tiên (nữ, nam) xuất hiện trực tiếp ở dáng hình của con người ngay trong lần đầu gặp gỡ. 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Phương pháp thống kê - phân loại. Phương pháp phân tích – tổng hợp Phương pháp hệ thống cấu trúc. Phương pháp so sánh loại hình. Phương pháp nghiên cứu liên ngành. Phương pháp nghiên cứu điền dã 6. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Về mặt đề tài: + Luận án là công trình đầu tiên tập hợp và nghiên cứu một cách hệ thống về kiểu truyện hôn nhân “người - tiên” trong truyện cổ Việt Nam và Đông Nam Á Về mặt tƣ liệu: chúng tôi đã chuyển dịch 37 truyện kể của Đông Nam Á có nội dung hôn nhân “người - tiên” từ tiếng Anh sang Tiếng Việt mà chưa được xuất bản tại Việt Nam giúp cho người đọc hiểu biết thêm về kiểu truyện này ở Đông Nam Á. - Luận án còn là nguồn tư liệu tham khảo bổ ích cho các giảng viên, giáo viên, học sinh các trường học, những người có nhu cầu tìm hiểu về hôn nhân “người - tiên” trong truyện cổ Việt Nam và Đông Nam Á. Về mặt thực tiễn: Gắn địa danh với các câu chuyện có giá trị hiện hữu về mặt du
  6. 3 lịch, hiểu sâu bản sắc văn hóa, phong tục, tín ngưỡng, các điệu múa của các tộc người trong khu vực Đông Nam Á để bảo vệ nó trong cuộc sống thực tại. 7. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án kết cấu thành 4 chương. Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án kết cấu thành 4 chương. Chƣơng 1: Tổng quan lịch sử nghiên cứu và cơ sở lý luận. Chƣơng 2: Nhận diện kiểu truyện hôn nhân người - tiên và Hệ thống nhân vật trong kiểu truyện hôn nhân người - tiên của Việt Nam và Đông Nam Á. Chƣơng 3: Kết cấu cốt truyện và hệ thống motif trong kiểu truyện hôn nhân người - tiên của Việt Nam và Đông Nam Á. Chƣơng 4: Lý giải sự tương đồng và khác biệt trong kiểu truyện hôn nhân người - tiên của Việt Nam và Đông Nam Á. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. TỔNG QUAN LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ. 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu về kiểu truyện hôn nhân ngƣời - tiên ở Đông Bắc Á Năm 1932, tác giả Chung Kính Văn đã bước đầu tìm hiểu về Kiểu truyện nàng tiên thiên Nga Trung Quốc. Năm 1937, tác giả Holmstrom có dẫn chứng cụ thể để chứng minh kiểu truyện Nàng tiên thiên nga phổ biến ở vùng Đông Á qua các nguồn tư liệu của Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Năm 1987, tác giả Alan L. Miller đã viết hai bài nghiên cứu: ở bài thứ nhất "Cấu trúc và biểu tượng về nàng tiên dệt vải trong huyền thoại Nhật Bản” đã chỉ ra cấu trúc của kiểu truyện nàng tiên hạc dệt vải và những điều cấm kị. Từ việc phân tích cấu trúc nghệ thuật của kiểu truyện, tác giả đã lí giải đặc trưng văn hóa tôn giáo của đất nước Nhật Bản; ở bài thứ hai “Bàn luận về Nàng Tiên Thiên Nga: Ý nghĩa của truyện dân gian “Người vợ siêu nhiên” có liên quan đặc biệt đến tôn giáo của Nhật Bản, tác giả Alan L. Miller khái quát lại nội dung kiểu truyện, qua đó, chỉ ra cấu trúc tôn giáo của kiểu truyện. Tiếp theo, năm 2001, luận văn “Nghiên cứu về câu truyện Thiên Nga ở Trung Quốc” tác giả Sơn Gun thuộc trường Đại học Tương Đàm đã chỉ ra nguồn gốc của các loại truyện trinh nữ thiên nga ở Trung Quốc từ góc độ diachronic (lịch đại). Năm 2015, tác giả Jiang Guifang thuộc Viện Văn hóa và Ngôn ngữ Đông Nam Á, viết luận văn nghiên cứu về đề tài “Nghiên cứu kiểu truyện Trinh nữ thiên nga của người Tày ở miền Bắc Việt Nam”. Trong chương đầu tiên, tác giả đã định nghĩa ngắn gọn câu chuyện về "Trinh nữ thiên nga" của người Yue ở phía bắc đất nước Trung Quốc, và chọn 8 ví dụ điển hình về kiểu truyện của người Tày ở miền Bắc Việt Nam (5 truyện ở phía Đông bắc, 3 truyện ở phía Tây bắc). Ngoài ra, có một số những bài nghiên cứu về kiểu truyện nàng Tiên Thiên Nga như câu chuyện nàng Tiên Thiên Nga – Người ngoài hành tinh in trên tạp chí Hăc Long Giang vào năm 1988 (赫哲族天鹅处女型故事的异式- 黑龙江民族丛刊》1988年04期); nguồn gốc kiểu truyện nàng Tiên Thiên Nga được in trên tạp chí Triết học và Khoa học xã hội số 5 năm 2003 và nghiên cứu văn hóa dân gian số 2 năm 2006.
  7. 4 1.1.2. Lịch sử nghiên cứu về kiểu truyện hôn nhân ngƣời - tiên ở Đông Nam Á. Năm 1984, bài“Nghiên cứu so sánh bản kể nàng Tiên Thiên Nga của Thái (theo tiếng Phạn) và Trung Quốc”, tác giả Toshiharo chứng minh nguồn gốc câu chuyện qua góc độ nhân vật. Vào năm 1995, bài “Nghiên cứu so sánh về văn hoá dân gian của Nhật Bản và Indonesia”, tác giả James Danandjaja đã so sánh Kiểu truyện Chàng Ngưu và Nàng tiên dệt vải. Tác giả chỉ ra đây là kiểu truyện phổ biến được tìm thấy ở Ấn Độ, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Ả Rập, Ba Tư, Polineia, Micronesia, và Eskimo. Tại Inđônêsia, kiểu truyện này xuất hiện ở một số dân tộc bị ảnh hưởng bởi nền văn hoá Hán (Trung Quốc) như Đông Java, trung tâm Bali và Java với huyền thoại: The Legend of Pasir Kujang, Joko Tarub (Đông Java), Vua Pala (tại Bali). Năm 2013, bài nghiên cứu “So sánh nền văn hóa dân gian ở các quần đảo: Môtíp câu chuyện về các thiên thần (hay các nàng tiên) của tác giả NFN Rohim. Tác giả đã chỉ ra trong văn hóa Inđônêsia có rất nhiều câu chuyện kể về hôn nhân người - tiên. Năm 2014, Yaswinda Feronica, Rakhmat Soleh, S.S.M.Hum nghiên cứu trực tiếp câu chuyện Malim Deman dưới góc độ liên văn bản. Năm 2016, tiếp nối những nghiên cứu đi trước, Gs.Tiến sĩ Hamka đã tiến hành “Nghiên cứu so sánh cấu trúc truyện cổ tích Inđônêsia” trong 12 câu chuyện có cùng cốt kể về nhân vật là nam đi lang thang trong rừng tình cờ nghe thấy tiếng đùa của các nàng tiên xinh đẹp đang tắm tại các hồ nước. Năm 2017, nhà nghiên cứu Ratu Wardarita và Guruh Puspo Negoro trường đại học Palembang, Nam Sumatera, Inđônêsia đã so sánh trực tiếp câu chuyện Jaka Tarub (Inđônêsia) và Tanabata (Nhật Bản) trong kiểu truyện hôn nhân người – tiên cùng nội dung kể về cuộc hôn nhân giữa chàng trai người trần và nàng tiên ở trên trời. Từ một số những công trình nghiên cứu ở một số nước Đông Nam Á, chúng tôi nhận thấy đây là một kiểu truyện hấp dẫn nên đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Tuy nhiên, những nhà nghiên cứu ở nước ngoài chỉ mới tập trung nghiên cứu so sánh từng truyện cụ thể ở các quần đảo khác nhau của Inđônêsia hoặc so sánh truyện của Inđônêsia với Nhật Bản, hoặc so sánh truyện của Thái Lan với Trung Quốc mà chưa có một bài nghiên cứu nào tìm hiểu về kiểu truyện hôn nhân người - tiên ở Việt Nam và Đông Nam Á. 1.1.3. Lịch sử nghiên cứu về kiểu truyện hôn nhân “ngƣời - tiên” ở Việt Nam Năm 1975, các tác giả Hà Văn Thư, Võ Quang Nhơn, Y Điêng trong lời giới thiệu cuốn “Truyện cổ các dân tộc Thiểu số miền nam” đã viết: “Các dân tộc quan niệm, có một thời kì trời đất rất gần nhau, người trời có thể xuống trần gian, người trần gian khi cần có thể lên trời . Trực tiếp đi vào nghiên cứu kiểu truyện hôn nhân Người – Tiên theo xu hướng lấy truyện Ả Chức Chàng Ngưu làm cơ sở đã có các bài báo, luận văn, luận án như: Năm 1998, tác giả Đinh Gia Khánh có lời nhận xét về Truyện Ả Chức Chàng Ngưu trong cuốn Thần thoại Trung Quốc như sau: “Truyện Ả Chức Chàng Ngưu của ta với truyện Ngưu Lang Chức Nữ của Trung Quốc là hai dị bản của cùng một truyện rất cổ. Năm 2000, tác giả Nguyễn Thị Nguyệt nghiên cứu luận án “Khảo sát và so sánh một số típ và môtíp truyện cổ dân gian Việt Nam - Nhật Bản”. Tiếp tục tới năm 2002, tác giả Park Yeon Kwan nghiên cứu “So sánh một số type truyện cổ tích của Việt Nam và Hàn Quốc”. Năm 2001, tác giả Nguyễn Tấn Đắc viết công trình nghiên cứu “Truyện kể dân gian đọc
  8. 5 bằng type và motif ”đã đi sâu nghiên cứu từ góc độ loại hình lịch sử và vận dụng lý thuyết nghiên cứu cấu trúc luận để chỉ ra mối quan hệ nguồn cội của típ truyện U Thền (dân tộc Thái - Việt Nam) với những truyện cùng típ ở các quốc gia Đông Nam Á từ trong văn học Phật giáo. Năm 2004, tác giả Lại Phi Hùng tiếp nối công trình nghiên cứu “Những tương đồng và khác biệt trong một số kiểu truyện cổ dân gian ở Lào và Việt Nam”. Năm 2007, Luận văn “Những hình thức thưởng phạt trong truyện cổ tích Việt Nam”, Nguyễn Thị Ngân Sương đã làm rõ motif kết hôn trong những hình thức thưởng chia làm hai motif nhỏ: “Người trần kết hôn với Tiên” và “Người trần lấy vợ Thủy Cung”. Năm 2013, trong Luận văn “Motif hôn nhân giữa Người và Thần linh trong truyền thuyết và cổ tích Việt Nam”, tác giả Phan Ánh Nguyễn, Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh đã gộp chung kiểu truyện hôn nhân người – tiên vào với kiểu truyện hôn nhân người – thần và gọi chung là hôn nhân giữa người và thần linh. Những phác họa từ các công trình đi trước, chúng tôi có thể kết luận rằng: Hướng nghiên cứu về kiểu truyện hôn nhân người - tiên được quan tâm đặc biệt. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ dừng lại ở phạm vi một, hai quốc gia, một vài tộc người riêng lẻ hoặc chỉ ở khu vực Đông Bắc Á hay ở một số nước thuộc khu vực Đông Nam Á mà chưa có công trình nào nghiên cứu trực tiếp về kiểu truyện hôn nhân người – tiên ở Việt Nam đặt trong tương quan với kiểu truyện này ở Đông Nam Á. 1.2. GIỚI THUYẾT MỘT SỐ KHÁI NIỆM 1.2.1. Khái niệm nhân vật “tiên” “Tiên” là nhân vật có nguồn gốc kì lạ sinh sống ở trên mường trời, có sắc đẹp, có phép thuật bay từ trời xuống trần gian. Nhân vật “tiên” đại diện cho những điều thiện lành giúp con người thỏa mãn hay cũng có thể làm cho con người thất vọng bởi những ước mơ của con người không thực hiện được. Nhân vật “tiên” là sản phẩm của trí tưởng tượng và tư duy thẩm mỹ của người xưa. Nhân vật “tiên” được gọi bằng những tên gọi khác nhau mang tính bản địa như là: “Nữ thần”, “bầy tiên”, “tiên”… các tên gọi này không được giữ nguyên mà nó được chuyển dịch sang tiếng việt nhưng nó đều là những nhân vật mà chúng tôi xếp vào loại hình của chúng tôi. 1.2.2 Khái niệm “hôn nhân” và hôn nhân “ngƣời - tiên” Hôn nhân (Marriage) là sự ràng buộc được công nhận về mặt xã hội giữa một người đàn ông và một người đàn bà, và như thuật ngữ này thường được hiểu về mặt văn hóa là nhằm mục đích sinh sản hợp pháp, xây dựng một gia đình hạt nhân, hoặc tạo ra một hộ gia đình mới. Tác giả Hoàng Phê đã định nghĩa hôn nhân là việc nam nữ chính thức lấy nhau làm vợ chồng” . Hôn nhân “người - tiên” là sự ràng buộc được công nhận về mặt xã hội giữa một bên là người, một bên là tiên hoặc là sự giao ước vợ chồng giữa một bên là người (có thể là chàng trai và cô gái), một bên là tiên (có thể là chàng trai và cô gái). 1.2.3 Khái niệm “kiểu truyện” và “kiểu truyện hôn nhân ngƣời – tiên” Kiểu truyện là tập hợp những truyện có cùng kiểu dạng, có cùng nội dung phản ánh và được cấu thành bởi những motif giống nhau”. Kiểu truyện hôn nhân “người - tiên” là tập hợp những truyện có cùng một kiểu dạng, cùng một nội dung phản ánh về một mối quan hệ hôn nhân đặc biệt giữa một bên là “người”
  9. 6 và một bên là “tiên” với những môtip đồng dạng như: môtíp nàng tiên chim, môtíp gặp gỡ, môtíp kết hôn - sinh con, môtíp cấm kị và vi phạm lời cấm, môtíp người chồng đi tìm vợ tiên ở thế giới khác, môtíp đoàn tụ, môtíp chia ly. 1.2.4 Khái quát về Đông Nam Á Khu vực Đông Nam Á hiện nay có 11 quốc gia: Việt Nam, Philippines, Thái Lan, Brunei, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Lào, Myanma, Singapore, Đôngtimor. Việt Nam như một Đông Nam Á thu nhỏ mang tất cả những đặc trưng chung của các nước trong khu vực. Chính những điểm tương đồng ở điều kiện tự nhiên và điều kiện văn hóa xã hội nên nền văn hóa dân gian của các nước trong khu vực cũng có điểm tương đồng, trong đó, phải nhắc đến kho tàng văn học dân gian và kiểu truyện hôn nhân người - tiên ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á được nảy sinh từ một “dòng sữa mẹ” nên có nhiều nét chung. 1.3 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI. 1.3.1. Lý thuyết loại hình học. Theo I.Iuđin đã đưa ra khái niệm loại hình hình học như sau: “Là sự tương đồng, tương tự, sự thống nhất của các hình tượng trong các tác phẩm khác nhau về đề tài, cốt truyện, sắc thái tu từ về nội dung và thể loại”. Loại hình học trong khoa văn học dân gian là phương pháp nhận thức các hiện tượng và tác phẩm văn học dân gian thông qua việc khám phá các yếu tố cấu thành cũng như quá trình, những mối liên hệ biện chứng trong sự vận động của thời gian và không gian. Chúng tôi vận dụng lý thuyết loại hình học trong nghiên cứu kiểu truyện có nghĩa là tập hợp tất cả những điểm giống nhau để tạo thành sự lặp lại mang tính phổ quát thống nhất như kiểu, dạng. Kiểu truyện hôn nhân người - tiên là tìm ra những đặc điểm giống nhau của nhân vật “người” và nhân vật “tiên” để xếp chúng vào loại hình giống nhau từ đó gọi là kiểu (type) và qua đó, chỉ ra các đặc điểm của kiểu truyện với các môtíp tương đồng và chỉ ra mối quan hệ của kiểu truyện với điều kiện lịch sử xã hội. 1.3.2. Lý thuyết giao lƣu, tiếp biến văn hóa Tiếp biến văn hoá là quá trình một cá nhân hay khi tiếp xúc trực tiếp và liên tục với một cộng đồng hay một cá nhân khác (có hoặc không có ý thức) hấp thụ nhiều hay ít nền văn hóa của cộng đồng hay các cá nhân này. Tiếp biến thể hiện trội hơn trong quá trình giao lưu, tiếp xúc văn hoá sự đấu tranh, chọn lọc khi tiếp thu tiếp nhận, tức thể hiện tính chủ động của chủ thể trong quá trình giao lưu, tiếp xúc văn hoá. Lý thuyết tiếp biến văn hóa được chúng tôi vận dụng trong luận án để lý giải sự biến đổi văn hóa qua sự phân tích điểm tương đồng và khác biệt của kiểu truyện. 1.3.3. Lý thuyết địa văn hóa Địa lí văn hóa là mang tính chất của một phân ngành địa lí học do cách các nhà địa lí văn hóa nghiên cứu về địa điểm và không gian trong mối quan hệ giữa không gian, cảnh quan và các tiến trình xã hội, tiến trình văn hóa. Chúng tôi vận dụng lý thuyết địa văn hóa để thấy được mối liên hệ giữa bản sắc văn hóa của các cư dân và không gian địa lý, hay đúng hơn là những biểu trưng không gian điển hình của cư dân - một cảnh quan vừa được con người nhận thức, vừa mang đậm màu sắc tâm thức, tâm linh.
  10. 7 Tiểu kết chƣơng 1 Điểm qua tình hình nghiên cứu trong nước và quốc tế, chúng tôi nhận thấy, từ trước tới nay chưa hề có công trình nghiên cứu nào chuyên sâu về kiểu truyện hôn nhân “người - tiên” trong truyện cổ Việt Nam và Đông Nam Á. Đề thực hiện luận án, chúng tôi giới thuyết về khái niệm tiên, khái niệm kiểu truyện, khái niệm hôn nhân, khái niệm kiểu truyện hôn nhân người - tiên và vận dụng lý thuyết loại hình học, giao lưu tiếp biến văn học, lý thuyết địa văn hóa Chƣơng 2 NHẬN DIỆN KIỂU TRUYỆN VÀ HỆ THỐNG NHÂN VẬT TRONG KIỂU TRUYỆN HÔN NHÂN NGƢỜI - TIÊN CỦA VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á 2.1. NHẬN DIỆN KIỂU TRUYỆN HÔN NHÂN NGƢỜI – TIÊN CỦA VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á. 2.1.1. Nhận diện kiểu truyện hôn nhân ngƣời - tiên của Việt Nam Tình hình tuyển chọn: Đối với nguồn truyện trong nước, chúng tôi có một danh sách tư liệu khá dồi dào để tham khảo và tuyển lựa. Đó là những công trình sưu tầm, những tuyển tập truyện cổ của các học giả, các tập thể tác giả đã dày công thu thập, chỉnh lí, biên soạn và xuất bản từ trước đến nay. Chúng tôi đã lựa chọn được 59 truyện thuộc kiểu truyện hôn nhân “người - tiên” 2.1.2. Nhận diện kiểu truyện hôn nhân ngƣời - tiên của Đông Nam Á Tình hình tuyển chọn: Trong khoảng hơn 30 đầu sách nguồn tư liệu truyện cổ được sử dụng làm tài liệu tham khảo chính thì chúng tôi tập trung chủ yếu khai thác nguồn truyện ở các tuyển tập: tuyển tập truyện cổ của Khu vực Đông Nam Á, tuyển tập truyện cổ của từng quốc gia, đặc biệt là tuyển truyện có đề tài hôn nhân “người - tiên” ở các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản của Trung Tâm nghiên cứu Quốc tế Đông và Đông Nam Á của Trường Đại học Philippines Diliman. Chúng tôi tuyển lựa được trên 47 truyện cổ có đề tài hôn nhân “người – tiên” chủ yếu tập trung ở các quốc gia Lào, Thái Lan, Mianmar, Inđônêsia, Malaysia, Philippin). 2.2. HỆ THỐNG NHÂN VẬT TRONG KIỂU TRUYỆN HÔN NHÂN NGƢỜI – TIÊN CỦA VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á 2.2.1. Nhân vật trong kiểu truyện hôn nhân ngƣời - tiên của Việt Nam. 2.2.1.1. Nhân vật kết hôn a, Nhân vật “ người” là nam Về nguồn gốc xuất thân: Thường các nhân vật nam ở kiểu truyện hôn nhân người – tiên của Việt Nam có số phận bất hạnh sinh ra trong hoàn cảnh nghèo khổ, mồ côi. Về ngoại hình: Nhân vật được miêu tả là những con người có hình dạng xấu xí hoặc những chàng trai có thân thể cường tráng, tuấn tú Về hành động nhân vật: Nhân vật thường có hành động là rời nhà ra đi: có thể là đi làm rẫy, kiếm củi hay bắn chim trong rừng sâu… rồi tình cờ gặp được các nàng tiên đang tắm, vui đùa dưới nước, nhân vật nam đã trộm cánh của nàng tiên rồi ép buộc phải kết hôn với mình.
  11. 8 Về danh tính của nhân vật nam: Không có tên riêng chiếm 42/59 truyện kể của các dân tộc ở Việt Nam hoặc cách gọi tên mang nét chung giản dị nói lên địa vị của nhân vật trong xã hội là những con người mồ côi. Về phẩm chất: Những con người chăm chỉ, hiền lành lương thiện. a, Nhân vật “ tiên” là nữ Về nguồn gốc: Nàng tiên còn có nguồn gốc từ trên trời Về tên riêng của nàng tiên: Nàng tiên thường không có tên riêng thường chỉ đặt mang tính chất chung chung (51/59 truyện của Việt Nam) . Về hành động: Nàng tiên yêu mến cảnh sắc trần gian nên xuống dạo chơi ngắm cảnh hoặc các nàng tiên thường tự nguyện đến với con người ở dưới trần gian, thương con người nghèo khổ nên đã trở thành vợ của họ. Số các nàng tiên xuống trần gian ở các dân tộc khác nhau, trong các bản kể con số một được nhắc tới nhiều nhất (27 /59 truyện ) ở các dân tộc khác nhau: 2.2.1.2 Nhân vật cản trở hôn nhân: a, Nhân vật “ Vua cha”. Trong quan hệ với nhân vật kết hôn còn có nhân vật Vua trời, Ngọc hoàng, Dàng.. là cha đẻ của nàng tiên. Họ là những vị Vua ở trên trời, họ đưa ra những khó khăn thử thách bắt nhân vật nam phải hoàn thành nhằm gây trở ngại cho việc đi đến kết hôn với nàng tiên . Nhân vật Vua cha có thái độ thù hằn nhằm chia rẽ thậm chí giết con rể tương lai nhưng cũng có những vị Vua cha đưa ra thử thách bằng món ăn, thử tài khéo léo, thử tài thông minh… b, Nhân vật “kẻ tình địch” Nhân vật tình địch là những kẻ đi cướp người vợ tiên của chàng trai người trần. Nhân vật thực hiện hành động cướp vợ tiên là những kẻ có thế lực đại diện cho cái ác, cái xấu đáng bị lên án, tiêu diệt. Nhân vật này gây cản trở cho cuộc hôn nhân “ người – tiên” bằng một số những hành động tàn ác thậm chí có thể gây chết cho chàng trai. Nhân vật kẻ tình địch là những người sống ở dưới trần gian đại diện cho công lý, cho một thể chế chính trị vậy mà những tên này xuất hiện với bộ mặt háo sắc, tham lam, tàn bạo, mượn uy quyền để làm điều phi đạo lý, làm cho trăm dân căm giận, chúng gạ đổi vợ, cướp vợ. 2.2.1.3. Nhân vật những đứa trẻ - con của “người - tiên”. Những đứa trẻ ra đời thường là sợi dây kết nối để gắn chặt hôn nhân giữa “tiên và người trần”. Nhưng, trong kiểu truyện này, đứa trẻ được ra đời cũng là sự báo hiệu hôn nhân sẽ gặp điều trắc trở vì chúng quấy khóc trong lúc người bố đi vắng, chúng chỉ cho mẹ chỗ dấu đôi cánh. Người mẹ tiên bay trở về trời, những đứa trẻ đã theo cha đi tìm mẹ xuất hiện trong câu chuyện chàng trai trộm cánh. Nhóm truyện nàng tiên tự nguyện đến với con người, đứa trẻ sinh ra chỉ là nhân vật chức năng không phải là sợi dây hàn nối tình cảm mà tác giả dân gian đã mượn nhân vật đứa trẻ để giải thích về sự ra đời của địa danh, giải thích phong tục, tín ngưỡng… 2.2.2. Nhân vật trong kiểu truyện hôn nhân ngƣời - tiên của Đông Nam Á. 2.2.2.1. Nhân vật kết hôn a, Nhân vật “người” là nam. Về nguồn gốc xuất thân: Chàng trai trong truyện kể của Đông Nam Á có nguồn gốc
  12. 9 xuất thân cao quý chiếm tỷ lệ cao (36/47 truyện) là chàng hoàng tử con Vua. Về tên tên riêng của nhân vật (24 /47 truyện): Rất được coi trọng, được đặt tên là nhân vật chính thường gợi về địa vị và khẳng định vai trò của mình đối với cộng đồng. Về hành động nhân vật: Nhân vật thường có hành động là rời nhà ra đi (có 32/47 truyện của Đông Nam Á) b, Nhân vật “tiên” là nữ. Về nguồn gốc: Các nàng tiên từ trên bầu trời xuống trần gian dạo chơi, tắm rửa, đùa nghịch. Về hành động: Những nàng tiên thường bước xuống từ cầu vồng. Nhân vật tiên có danh tính rõ ràng: Họ giống như người phàm trần (có 28 /47 truyện của Đông Nam Á). Những nàng tiên này thường là nàng tiên thứ bảy - người con gái út xinh đẹp từ trên trời bay xuống chiếm (33/47 truyện của Đông Nam Á). 2.2.2.2. Nhân vật cản trở hôn nhân a, Nhân vật “ Vua cha”. Nhân vật Vua cha khi biết con rể lên đến trời không có thái độ thù hằn tìm cách giết chết con rể hoặc chia rẽ mà nhân vật này đã đưa ra những thử thách khác nhau để con rể chứng minh tài năng của mình. Vua cha lại muốn thử tài chinh phục tự nhiên của con rể (9/47 truyện), thử thách tìm ra người vợ trong số những cô gái giống nhau. b, Nhân vật kẻ “tình địch”. Cuộc chiến đấu giữa hai kẻ tình địch trong câu chuyện của một số nước Đông Nam Á hải đảo chỉ mang tính chất chiến đấu thân thiện đặt ra luật đấu không đẩy người chồng của nhân vật tiên đến chỗ chết. Các câu chuyện của Philippin thì cuộc chiến đấu của những người tình địch là liên minh giữa các bộ tộc và thể hiện sức mạnh của người anh hùng 2.2.2.3. Nhân vật những đứa trẻ - con của “người - tiên Những đứa trẻ cũng vô tình đã chỉ bộ cánh cho mẹ biết. Truyện kể của Đông Nam Á, ít kể về cuộc hành trình của những người con đi tìm mẹ (3/19 truyện), không có những hành động gián tiếp chia lìa hạnh phúc của cha và mẹ như câu chuyện của Việt Nam. 2.2.3. Nhận xét 2.2.3.1. Điểm tương đồng về hệ thống các nhân vật trong truyện kể của Việt Nam và Đông Nam Á. Bảng 2.2.3.1: Thống kê điểm tƣơng đồng về hệ thống các nhân vật trong truyện kể của Việt Nam và Đông Nam Á Điểm tương đồng Hệ thống nhân vật trong Nhóm truyện kể của Việt Nam và Đông Nam Á kiểu truyện Nguồn gốc xuất thân: Tầng lớp thấp: nghèo khổ, bất hạnh. tầng lớp cao quý: Vua, quan… Về ngoại hình: Nhân vật được miêu tả là những con người có Nhân vật “người” là nam hình dạng xấu xí hoặc chàng trai khôi ngô tuấn tú. Về hành động: Gặp các nàng tiên đang tắm, vui đùa dưới nước, trộm cánh của nàng tiên rồi ép buộc phải kết hôn.
  13. 10 Nguồn gốc xuất thân: Con gái của Vua trời từ trên trời bay Nhân vật “tiên” là nữ xuống trần gian thường hóa thân vào loài chim. Hành động: Có tình cảm quyến luyến với gia đình. Nguồn gốc: Những vị Vua trên trời. Hành động: Đưa ra những thử thách để nhân vật nam chứng Nhân vật “ Vua cha” minh về tài năng và sự thủy chung của mình đối với người vợ tiên. Nhân vật “kẻ tình địch” Hành động: Cướp người vợ tiên. Nguồn gốc: Kết quả hôn nhân “người – tiên” Nhân vật “những đứa trẻ”. Hành động: Những đứa trẻ chỉ cho mẹ bộ cánh gây cản trở đến hôn nhân của cha mẹ. Kết luận: Từ bảng khảo sát trên, ta thấy có rút ra một số kết luận như sau: + Kiểu nhân vật nam trong kiểu truyện hôn nhân người – tiên của Việt Nam và Đông Nam Á được tác giả dân gian xây dựng với chức năng kết hôn, họ là những người hiền lành lương thiện, họ mơ ước có được cuộc sống hạnh phúc và họ xứng đáng được người vợ tiên xinh đẹp. + Những thử thách của nhân vật “ Vua cha”, tác giả dân gian phản ánh “khái quát phong tục thử tài kết hôn vốn có truyền thống xa xưa của việc cưới hỏi theo lối cổ của nhiều dân tộc có trải qua chế độ mẫu hệ. + Nhân vật những đứa trẻ sự hòa trộn dòng máu của con người và nàng tiên đóng vị trí vai trò quan trọng trong cuộc hôn nhân “người – tiên” nhằm giải thích địa danh, phong tục tín ngưỡng… 2.2.3.2. Điểm khác biệt về hệ thống các nhân vật trong truyện kể của Việt Nam và Đông Nam Á. Bảng 2.2.3.2: Thống kê điểm khác biệt về hệ thống các nhân vật trong truyện kể của Việt Nam và Đông Nam Á. Khác biệt Hệ thống nhân vật Truyện kể Việt Nam Truyện kể Đông Nam Á trong kiểu truyện - Xuất thân: Tầng lớp cao quý, là - Nguồn gốc xuất thân: Tầng lớp những chàng Hoàng tử con Vua thấp: nghèo khổ chiếm đa số (36/47 truyện) (57/59 truyện). - Về ngoại hình: Nhân vật được Nhân vật “người” + Những người mồ côi chủ yếu miêu tả là những con người có là nam tập trung ở các truyện của dân tộc hình dạng xấu xí, hay chàng Tày - Thái (9 truyện) Hoàng tử khôi ngô tuấn tú, tài - Con người vô danh, không tên năng. không tuổi (41/59 truyện) - Những con người có danh tính (31/47 truyện) Nhân vật “tiên” là - Về danh tính: Chỉ đặt tên mang - Về danh tính: Đề cập tới tên
  14. 11 nữ tính chất chung chung (45/59 riêng của nàng tiên (29/47 truyện) truyện). Hành động: Hành động: + Bị ép buộc đến với con người + Tự nguyện đến với con người + Tìm thấy cánh về trời đã để lại kỉ + Tìm thấy cánh về trời đã cho vật cho chồng để “đánh dấu” con ăn no và dặn con cẩn thận. + Không bị Vua cha ép trở về + Bị Vua cha ép trở về trời. trời. Hành động: + Thân thiện không nhằm mục đích chia lìa hôn nhân hoặc đẩy Hành động: người con rể tương lai đến chỗ + Phản ánh của ông Vua chuyên chết mà họ đã ngầm đồng ý đưa ra chế phương Đông, có quyền lực những thử thách để khẳng định lại tuyệt đối (ở dân tộc Kinh) tài năng của con rể - người kế vị + Trong truyện kể của các dân tộc tương lai. ít người chỉ là một hình ảnh của Nhân vật Vua cha + Truyện kể của các nước Đông ông bố vợ, luôn thể hiện thái độ Nam Á lục địa lại đưa ra thử thách phản kháng, chống đối cuộc hôn bằng nhiệm vụ khác nhau đó là nhân tự do của con gái. khả năng chinh phục thiên nhiên + Đưa ra thử thách đặc biệt cho (8/47 truyện); yêu cầu nhân vật con rể là những món ăn (thuộc chính phải nhận được ngón tay ngữ hệ Nam Đảo 5 truyện) của vợ hoặc nhận mặt được vợ của mình trong số những người con gái giống hệt nhau (11 /47 truyện) - Hành động: Mang tính chất “một mất một còn” tìm mọi cách để gạ “đổi vợ”, “cướp vợ” đưa ra Nhân vật kẻ tình +Hành động: Mang tính chất chiến những thử thách, khó khăn buộc địch đấu thân thiện: thi đấu trọi gà. chàng trai phải thực hiện như phải tìm sữa dê, sữa gấu, lấy ngọc rết thần. - Hành động: + Theo cha đi tìm mẹ xuất hiện trong câu chuyện chàng trai trộm cánh (12 truyện) - Hành động: + Các câu chuyện của dân tộc Tày - + Ít kể về cuộc hành trình của Thái có cốt truyện đặc biệt là sau khi những người con đi tìm mẹ (3/47 bố mẹ phải chia tay nhau thì nội dung Nhân vật những truyện), không có những hành câu chuyện lại kể về cuộc đời của đứa trẻ. động gián tiếp chia lìa hạnh phúc những đứa trẻ (7 /59 truyện) của cha và mẹ + Nhóm truyện nàng tiên tự nguyện đến với con người, tác giả nhân gian đã mượn nhân vật đứa trẻ để giải thích về sự ra đời của địa danh, phong tục, tín ngưỡng (10/59 truyện)
  15. 12 Kết luận: + Kiểu nhân vật nam trong kiểu truyện hôn nhân “người - tiên”của Việt Nam xuất thân là những con người nghèo khổ bất hạnh. Họ xuất hiện như một dấu tích của xã hội khi đã phân chia giai cấp, họ là những người chịu nhiều bất công, thiệt thòi trong xã hội. Những nhân vật nam nghèo khổ đã phải trải qua thử thách căng thẳng đến mức một mất một còn Nhân vật đứa trẻ trong truyện kể của Việt Nam ra đời để giải thích về sự hình thành của địa danh, giải thích phong tục tín ngưỡng văn hóa… của người xưa. + Kiểu nhân vật nam trong kiểu truyện hôn nhân “người – tiên” của Đông Nam Á lại có nguồn gốc xuất thân cao quý thường thể hiện mình giống như một nhân vật anh hùng tiêu biểu chung cho sức mạnh cộng đồng. Những chàng hoàng tử đã lấy được người vợ tiên nhưng vẫn tiếp tục phải vượt qua hàng loạt thử thách của nhân vật Vua cha mà tiêu biểu là thử thách con rể phải nhận được mặt người vợ tiên trong số các cô gái giống nhau. Nhân vật đứa trẻ trong kiểu truyện hôn nhân “người - tiên” của Đông Nam Á hải đảo có chức năng giải thích các hiện tượng tự nhiên Tiểu kết chƣơng 2 Kiểu truyện hôn nhân người - tiên, với một tập hợp truyện kể về nội dung hôn nhân giữa “người - tiên”, góp phần làm sáng tỏ nền văn hóa riêng, phong phú của từng tộc người trong các ngữ hệ khác nhau của dân tộc Việt Nam, đồng thời thấy được mối quan hệ giao lưu văn hóa tương đồng giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á thông qua sự phân bố của nhóm truyện kể dân gian. Kiểu truyện hôn nhân người - tiên ở Đông Nam Á lại có tính dị bản rất cao. Nội dung của các câu chuyện gần giống nhau như câu chuyện về Hoàng tử Suthon và công chúa Manorah đều có mặt ở các nước Đông Nam Á ảnh hưởng từ câu chuyện Divyavadana của Ấn Độ được trích trong bổn kinh Jataka. Kiểu truyện hôn nhân người – tiên ở Việt Nam và Đông Nam Á, xác định hệ thống các nhân vật: Nhân vật kết hôn “người” là nam – “tiên” là nữ; nhân vật đứa trẻ là con của người trần và nàng tiên, nhân vật cản trở hôn nhân. Các nhân vật này vừa mang những nét chung của kiểu truyện, vừa mang nét riêng đặc trưng của các dân tộc trong khu vực Đông Nam Á. Chƣơng 3 KẾT CẤU CỐT TRUYỆN VÀ HỆ THỐNG MÔ TÍP TRONG KIỂU TRUYỆN HÔN NHÂN NGƢỜI –TIÊN CỦA VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á 3.1. CỐT TRUYỆN HÔN NHÂN NGƢỜI – TIÊN CỦA VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á 3.1.1. Cốt truyện hôn nhân ngƣời – tiên của Việt Nam. 3.1.1.1. Nhóm truyện: Nàng tiên rơi vào tình huống éo le buộc phải lấy các chàng trai người trần Dạng 1 : Dạng cốt truyện này chỉ tập trung chủ yếu ở các nhóm ngữ hệ Nam Đảo, trường Sơn Tây Nguyên trong truyện kể của Việt Nam gồm có 5 mô típ: Môtíp nàng tiên chim, môtíp gặp gỡ kì lạ, mô típ kết hôn (sinh con), môtip bị cướp vợ, môtíp đoàn tụ. Người →lấy trộm cánh →có vợ Tiên →Bị cướp cướp vợ→ Đấu tranh với tình địch → giành lại hạnh phúc. K’Ong mồ côi (Ra Glai), Hơ Rum Rú (Gia Rai), Con trai bốc Rơ (Ba na), A Ting lấy vợ Tiên (Cơ Tu), Đươm Be – Thằng lưỡi câu (Cơ Tu), Truyện Rum Dứ với gái nhà trời (Ê Đê), A-sét A-tiêng ( Xơ Đăng), Tiều Ca Lang (Vân Kiều)(8/59 truyện )
  16. 13 Dạng 2: Cốt truyện của Việt Nam tập trung ở nhóm ngữ hệ Tày – Thái (5/59 truyện) gồm có 5 môtíp: sự gặp gỡ, kết hôn (sinh con), rồi người vợ tiên phát hiện ra bí mật, người vợ tiên bay về trời, hôn nhân chia lìa. Người cha là thợ săn → biến thành con thú → người con trai đi tìm → người cha có cái sừng cho con trai→ nhờ có chiếc sừng kéo xuống đất → rẫy lúa gặt không xuể→ nàng Tiên xuống giúp → chàng trai dấu cánh của một nàng Tiên→ Tiên và người kết hôn → nàng Tiên tìm được cánh → nàng Tiên bay về trời → dặn không được đánh con→ người cha đánh con→Nàng Tiên thả dây đón con→ Người chồng lên trời không đúng sợi dây → người chồng chết→ kể về cuộc đời của hai người con (Ò Pjạ (Tày ), Nàng Tiên lấy anh chàng mồ côi (Tày), Pó Tiên (Tày), Kủ và Kỷ ( Pu Péo), Bảy nàng Tiên (Lô Lô).(5/59 truyện).. Dạng 3: Cốt truyện gồm có 6 môtíp là sự gặp gỡ, trộm cánh, kết hôn và sinh con, người vợ tiên bay về trời, người chồng đi tìm người vợ tiên ở thế giới khác, hôn nhân hạnh phúc. Người →lấy trộm cánh →có vợ Tiên→sinh con → vợ tìm được cánh bay về trời→ người chồng đi tìm vợ ở thế giới khác →thử thách →vượt qua thử thách →Đoàn tụ hạnh phúc (Chàng trai Săn (Mường), Lúa chàng Nai (Thái), Người vợ chim (H’Mông), Chàng nghèo lấy vợ Tiên (Hoa), Truyện Thi Thôn (Lào), Tìm vợ mường trời (Mảng), A-sét A-tiêng (Xơ Đăng), Anh chàng canh rẫy (Ca Tu), Rum Dứ với nàng tiên (Ê Đê), Lấy vợ Tiên (Cor), Nàng Tiên thứ chín (H’rê), Tiều Ca Lang (Vân Kiều) (11/59 truyện) 3.1.1.2. Nhóm truyện gắn với môtíp kết hôn: nàng tiên tự nguyện yêu thương con người, đến với con người Cốt truyện có 4 môtíp là sự gặp gỡ, kết hôn và sinh con rồi người vợ Tiên bị bắt về trời, hôn nhân chia lìa cốt truyện này chỉ có trong truyện kể của Việt Nam. Nàng Tiên thương người trần →người trần lấy được nàng Tiên→ vợ Tiên phải trở về trời → bị chia lìa (Truyền Thuyết quét làng của người Mường Khường – Tu Dí, Sự tích Núi Đôi Quản Bạ (H’Mông), Lấy Vợ Tiên (Hà Nhì), Vì sao những người theo đạo Hồi không ăn thịt lợn (Chăm), Truyện Núi ông núi bà (Chăm), Pô pit xnô ka (Kh’mer) (6/59 truyện) 3.1.1.3. Nhóm truyện: Nàng tiên kết hôn để trả ơn con người (chỉ có ở các dân tộc phía bắc Việt Nam gồm 3 truyện (chỉ có ở các dân tộc phía bắc Việt Nam) Những truyện thuộc nhóm hôn nhân này mở đầu với tình huống con người giúp đỡ nàng Tiên. Để trả ơn con người, nàng Tiên đã sống cùng chàng trai hạnh phúc (Từ Thức (Việt), Chàng Sính (H’Mông),Gió Lòng (Hà Nhì). Ở dạng kết cấu này thường là kết thúc có hậu. 3.1.2. Cốt truyện hôn nhân ngƣời – tiên của Đông Nam Á. Cốt truyện của Đông Nam Á có một nhóm truyện kể nàng tiên bị rơi vào tình huống éo le là bị trộm mất cánh nên buộc phải lấy con người bao gồm các dạng sau Dạng 1: Cốt gồm có 5 môtíp (gắn với mô típ cướp vợ): gặp gỡ, trộm cánh, kết hôn, người vợ tiên bay về trời, đi tìm vợ ở thế giới bên kia, vượt qua thử thách, đoàn tụ Người →lấy trộm cánh →có vợ tiên →người vợ về trời→ người chồng đi tìm vợ ở thế giới khác → Đấu tranh với tình địch → giành lại hạnh phúc. (Malim deman, chàng trai tuấn tú - Malaysia, Si Butatal -Brunei). Dạng 2: Cốt truyện có 5 môtíp gắn hôn nhân với vi phạm lời cấm kị chỉ có trong truyện kể của Inđônêsia (thuộc Đông Nam Á hải đảo). Phần 1: Gặp gỡ kết hôn có thêm chi tiết là lời hứa: Chàng trai người trần lấy trộm cánh
  17. 14 của nàng Tiên rồi ép nàng Tiên phải lấy mình. Trước khi lấy nàng Tiên thường đưa ra những yêu cầu cho chàng trai phải hứa. Chàng trai đồng ý yêu cầu của nàng Tiên. Dạng 3: Cốt truyện gồm có 6 môtíp là sự gặp gỡ, trộm cánh, kết hôn và sinh con, người vợ tiên bay về trời, người chồng đi tìm vợ tiên ở thế giới khác, hôn nhân hạnh phúc. Người →lấy trộm cánh →có vợ Tiên→sinh con → vợ tìm được cánh bay về trời→ người chồng đi tìm vợ ở thế giới khác →thử thách →vượt qua thử thách →Đoàn tụ hạnh phúc (truyện Pô- lô- pa- đang lên trời, Bảy con gái trẻ trên bầu trời (Inđônêsia), Chàng trai tuấn tú, Kimod và Nàng Tiên Thiên Nga (Philippin). Dạng 4: Cốt truyện có 6 môtíp: gặp gỡ, kết hôn, người vợ tiên buộc phải về trời, người chồng đi tìm vợ ở thế giới khác, hôn nhân đoàn tụ. Dạng cốt truyện này tập trung ở các nước Đông Nam Á lục địa phản ánh vấn đề hôn nhân không chỉ là vấn đề của cá nhân mà hôn nhân còn là vấn đề của cộng đồng Chàng thợ săn vào rừng  tình cờ thấy các nàng tiên Kinari tắm  nhờ sự giúp đỡ của đạo sĩ xin dây rồng bắt nàng út  dâng hoàng tử  hoàng tử ra trận nàng Tiên bị nghi oan  nàng Tiên xin lại cánh của mẹ chồng  nàng Tiên múa  hoàng tử đi đánh giặc trở về  đi tìm vợ  vượt qua thử thách  vợ chồng đoàn tụ (Câu chuyện của Vua Suthon – Manorah (Thái Lan), Nang Nora (Singapor), Sithon Manora (Lào, Campuchia), Sự tích điệu múa của Lào. 3.1.3. Nhận xét 3.1.3.1. Điểm tương đồng cốt truyện hôn nhân người – tiên của Việt Nam và Đông Nam Á Từ việc khái quát lược đồ về cốt truyện ở trên, chúng tôi nhận thấy có sự tương đồng ở nhóm truyện nàng tiên bị rơi vào tình huống éo le là bị trộm mất cánh nên buộc phải lấy con người làm chồng gồm có các dạng hôn nhân gắn với: Môtíp cướp vợ (dạng 1), môtíp vi phạm cấm kị (dạng 2), gắn với môtíp người vợ về trời, người chồng đi tìm vợ ở thể giới khác (dạng 3). Cốt truyện của ngữ hệ Thái - Kađai tiêu biểu là nhóm Tày Thái và nước Inđônêsia cùng có cốt truyện gắn với lời cấm để giải thích các hiện tượng tự nhiên hay quan niệm niềm tin tín ngưỡng của người xưa. Cốt truyện dạng 3 có mặt ở tất cả các dân tộc ở Đông Nam Á phản ánh trí tưởng tượng bay bổng lãng mạn cùng ước mơ khát vọng hạnh phúc của con người được sống cùng người vợ tiên xinh đẹp. 3.1.3.2. Điểm khác biệt cốt truyện hôn nhân người – tiên của Việt Nam và Đông Nam Á 3.1.3.2.1 Điểm khác biệt của cốt truyện hôn nhân người – tiên trong truyện cổ Việt Nam so với cốt truyện hôn nhân “người – tiên” trong truyện cổ Đông Nam Á Cốt truyện của Việt Nam bao gồm có nhóm truyện với nội dung phong phú hơn cốt truyện kể của Đông Nam Á: Nàng tiên rơi vào hoàn cảnh éo le là bị trộm cánh buộc phải lấy người trần, nàng tiên tự nguyện yêu thương con người đến với con người, nàng tiên kết hôn để trả ơn con người. 3.1.3.2.2 Điểm khác biệt của cốt truyện hôn nhân người – tiên trong truyện cổ Đông Nam Á so với cốt truyện hôn nhân “người – tiên” trong truyện cổ Việt Nam. Cốt truyện của Đông Nam Á chỉ có một nhóm truyện: Nàng tiên rơi vào hoàn cảnh éo le là bị trộm cánh buộc phải lấy người trần thậm chí có những nàng tiên bị thợ săn trói buộc dâng lên
  18. 15 cho Hoàng tử. Câu chuyện Hoàng tử Suthon và Manorah đã có sức ảnh hưởng lớn lan rộng từ Ấn Độ tới các nước trong khu vực Đông Nam Á. Hôn nhân giữa “người – tiên” phản ánh bức tranh cuộc sống từ gia đình cho đến cả một bộ tộc. 3.2. HỆ THỐNG CÁC MÔ TÍP TRONG KIỂU TRUYỆN HÔN NHÂN NGƢỜI – TIÊN CỦA VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á. 3.2.1. Hệ thống các môtíp trong kiểu truyện hôn nhân ngƣời - tiên của Việt Nam 3.2.1.1. Môtíp nàng tiên chim Những nàng tiên trong kiểu truyện hôn nhân “người – tiên” thường ẩn mình trong hình dáng của loài chim để xuống trần gian dạo chơi, vui đùa, giúp con người. Hình tượng loài chim đã trở thành ước mơ chinh phục thiên nhiên có thể bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ tô tem: “Rất có thể xuất hiện hình ảnh của các con vật với vai trò là cái lốt, vai trò là nhân vật chính mang lốt đã phản ánh một cách gián tiếp và khá phức tạp sự du nhập của truyện cổ tích thần kì vào phong tục tín ngưỡng xa xưa của nhiều dân tộc. Đó là quan niệm sùng bái loài vật được bắt nguồn từ tín ngưỡng tô tem thời nguyên thủy mà nay không còn giữ nguyên ý nghĩa dân tộc học của nó. 3.2.1.2. Môtíp gặp gỡ Những chàng trai người trần thường gặp gỡ những nàng tiên xinh đẹp tắm mát bên dòng nước nên chàng trai đã nảy ra ý định lấy cắp bộ cánh để rồi nàng tiên buộc phải ở lại trần gian kết hôn với chàng. Duyên gặp gỡ giữa người – tiên còn xuất phát từ tấm lòng nhân ái của các nàng tiên. Nàng tiên ngẩn ngơ yêu thầm trộm nhớ tài năng của chàng trai người trần nên nàng đã trốn cha đi tìm gặp chàng trai. 3.2.1.3. Môtíp kết hôn – sinh con. Môtíp kết hôn giữa nàng tiên út và chàng trai nghèo, mồ côi có tấm lòng nhân hậu không phải là sự ngẫu nhiên mà mô típ này chính là hình ảnh mang đầy ước mơ và lý tưởng đã được người xưa gửi gắm tất cả vào đó. 3.2.1.4. Môtíp cấm kị và vi phạm lời cấm. Truyện của tộc người Tày, Thái sử dụng mô tip cấm kị và vi phạm lời cấm kị gắn với cuộc sống thường ngày của hai vợ chồng (5/59 truyện).Người vợ đã ngầm đưa ra lời cấm, người chồng không biết vô tình phạm phải. Vợ tiên đã không chấp nhận nên đón con lên trời bằng: túi vải hoa, chiếc thang bên đỏ bên xanh, ba tia chớp. 3.2.1.5. Môtíp người chồng đi tìm vợ tiên ở thế giới khác Môtíp đi tìm vợ thể hiện tình yêu, thủy chung của người chồng. Người chồng phải vượt qua cả một chặng đường gian khó để có thể lên trời tìm vợ. Người vợ tiên bay trở về trời trong khi người chồng đi vắng. Nàng đã bay về trời với những phương tiện khác nhau:chiếc cánh trắng, chiếc vòng, bộ cánh trắng của nàng tiên út. Trở về nhà, người chồng không thấy vợ đâu nên đã phản ứng bằng các hành động khác nhau để tìm vợ (30/59 truyện). Sau phản ứng buồn bã, người chồng đã quyết tâm hành động lên trời tìm vợ bằng nhiều phương tiện khác nhau: sợi dây bí (Gió Lòng -Hà Nhì), sợi dây màu hoặc túi (4 truyện). Người
  19. 16 chồng còn lên trời tìm vợ bằng đôi cánh của loài chim công. Lên đến trời, người chồng lại phải vượt qua những thử thách đầy hắc búa của cha vợ (17 truyện): trộn các loại hạt với nhau bắt chàng rể nhặt riêng từng loại hạt ra (2 truyện ), những thử thách khó hơn để buộc con rể phải thể hiện hết tài năng (2 truyện). 3.2.1.6. Môtíp đoàn tụ Các truyện sử dụng môt típ đoàn tụ đều kể rằng: người chồng đã trải qua hết mọi biến cố của cuộc đời, trải qua nhiều thử thách, chiến thắng được các lực lượng cản trở hôn nhân. Cuối cùng, người chồng cũng được sum họp, hưởng hạnh phúc mãi mãi bên người vợ tiên. Môtíp đoàn tụ của Việt Nam tập trung chủ yếu ở nhóm thuộc ngữ hệ Môn Kh’mer (18/59 truyện) và thuộc nhóm ngữ hệ Nam Đảo (6/59 truyện). Nhân vật thường có nguồn gốc xuất thân là những chàng trai mồ côi, chàng trai nghèo đi ở đợ cho chủ, những chàng trai sinh ra trong gia đình hiếm con, nghèo khó… (thấp cổ bé họng) nhưng lại có phẩm chất tốt đẹp, có tài. 3.2.1.7. Môtíp chia ly Ở kiểu truyện này, kết thúc không có hậu được thể hiện qua mô típ chia ly, trước những thử thách khó khăn do thế lực cản trở hôn nhân gây ra, nhân vật kết hôn trong nhiều truyện đã không thể vượt qua được thử thách và phải nhận lấy kết cục bi thảm. + Nhóm 1: Gắn với nàng tiên có cánh thì mô típ chia ly tập trung ở dân tộc Tày – Thái thuộc ngữ hệ Tày - Thái: Người vợ tiên tìm được cánh bay về trời, người chồng tức giận mắng con, đánh con + Nhóm 2: Môtíp chia ly gắn với hôn nhân tự nguyện, nàng tiên tự nguyện đến với người trần do nhiều lí do khác nhau: người trời phái xuống trần gian để lấy con người, giúp con người. Đến hạn nàng tiên phải trở về trời giải thích tục kiêng ăn thịt lợn, giải thích sáng tạo văn hóa các tổ nghề, giải thích địa danh, phong tục văn hóa.. 3.2.1. Hệ thống các môtíp trong kiểu truyện hôn nhân ngƣời - tiên của Đông Nam Á. 3.2.2.1. Môtíp nàng tiên chim. Môtíp nàng tiên chim đã trở thành môtíp phổ biến độc đáo, những nàng tiên bay từ trên trời nhân vật tiên lại hóa thân mình vào những loài chim khác nhau mang ý nghĩa biểu tượng khác nhau. 3.2.2.2. Môtíp gặp gỡ kì lạ. Nhìn thấy những nàng tiên xinh đẹp ẩn mình trong một loài chim, chàng trai người trần đã có duyên gặp gỡ với họ ở bên dòng nước tinh khiết, tuyệt đẹp. Duyên gặp gỡ kì lạ trong truyện kể của một số nước Đông Nam Á khác còn mang sự ép buộc, nàng tiên giống như là một vật bị săn, bị trói bắt. 3.2.2.3. Môtíp kết hôn sinh con Kiểu truyện hôn nhân “người – tiên” ở Đông Nam Á, môtíp kết hôn thể hiện rõ sự phân biệt đẳng cấp. Những chàng trai thường xuất thân là Vua, hoàng tử, tù trưởng..lấy những nàng tiên xinh đẹp. Nhưng hôn nhân không hẳn là sự tự nguyện, ở nhiều truyện chàng trai nhặt được cánh của cô gái rồi ép buộc cô phải làm vợ thì mới trả lại bộ cánh (24/47) 3.2.2.4. Mô típ cấm kị - vi phạm cấm kị Môtíp cấm kỵ và vi phạm cấm kỵ là mô típ độc đáo chỉ có trong truyện kể của nước
  20. 17 Indonesia (10/47 truyện): Biểu hiện của sự vi phạm như không được mắng con, lộ được lộ danh tính, nhổ tóc, không được mở nồi cơm, không được làm ô uế. 3.2.2.5. Môtíp người chồng đi tìm vợ tiên ở thế giới khác . Người chồng đi vắng, người vợ tiên ở nhà đã tìm thấy bộ cánh, xúc động dâng lên nỗi nhớ nhà rồi bay về trời. Nàng tiên bay trở về bằng những phương tiện bay mang đậm sắc màu tôn giáo: như chiếc mạng che mặt, bộ cánh và đuôi của các nàng Kinari . Nhiều truyện còn đề cập đến hành động của người vợ tiên bay trở về trời khi người chồng ở nhà. Vì người vợ Tiên tình cờ đã tìm được bộ cánh đúng lúc người chồng vi phạm lời cấm kị nên nàng đã đến trước mặt người chồng mà tức giận nói rằng sẽ bay về trời. Người chồng lúc này không có phản ứng đi tìm vợ chỉ biết ôm đầu cúi xuống ân hận nhìn vợ bay về trời. Nhưng cũng có những người chồng đã đi tìm vợ với nhiều phương tiện khác nhau: bằng cây leo, bằng đôi cánh chim, bằng sự trợ giúp của chú khỉ thông minh. Vượt nhiều chặng đường nguy hiểm, cuối cùng, người chồng lên được đến trời lại phải chứng minh tài năng của mình qua thử thách của cha vợ: thử tài chinh phục tự nhiên, thử tài nhận mặt người vợ. 3.2.2.6. Môtíp đoàn tụ Trong câu chuyện của Đông Nam Á gồm có 30/47 truyện kết thúc có hậu: Người chồng không được sự giúp đỡ trực tiếp của các nàng tiên như trong các truyện của Việt Nam mà người chồng phải dựa vào sự thông minh và lòng dũng cảm của chính mình, vượt qua thử thách, lấy cắp vật báu thần kì chống lại kẻ cướp vợ giành lại hạnh phúc cho chính mình:. 3.2.2.7. Môtíp chia ly Trong truyện kể của Đông Nam Á gồm 17 truyện có môtíp chia ly: Nàng tiên trở về trời, người chồng chỉ biết buồn bã, đau đớn nhìn vợ tiên. Kiểu truyện hôn nhân “người – tiên” ở Đông Nam Á, môtíp chia ly thường phản ánh sự ra đời của các phong tục, tín ngưỡng, tính nhạc (các điệu múa khác nhau) 3.2.3. Nhận xét: 3.2.3.1. Điểm tương đồng hệ thống các môtíp trong kiểu truyện hôn nhân “người - tiên” của Việt Nam và Đông Nam Á Dựa trên hệ thống các môtíp trong kiểu truyện hôn nhân “người - tiên” của Việt Nam và Đông Nam Á, chúng tôi rút ra bảng thống kê các điểm tương đồng về các môtíp như sau: Điểm tương đồng Hệ thống các mô típ trong kiểu Truyện kể của Việt Nam và Đông Nam Á truyện Các nàng tiên cùng hóa thân vào loài chim để xuống trần Môtíp nàng tiên chim gian tắm mát, vui đùa, ngắm cảnh sắc đẹp. Chàng trai gặp gỡ các nàng tiên bên không gian gắn với Môtíp gặp gỡ kì lạ nước. Rồi nảy ra ý định lấy cắp bộ cánh của nàng tiên. Các nàng tiên sau khi bị mất cánh đã ở lại dưới trần gian Môtíp kết hôn - sinh con lấy con người rồi sinh ra những đứa trẻ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0