Tóm tắt luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Thơ chữ Hán Cao Bá Quát - Những điểm mới về nội dung và nghệ thuật
lượt xem 4
download
Đề tài đã đặt thơ chữ Hán Cao Bá Quát trong tiến trình của văn học dân tộc, so sánh thơ ca của ông với thơ chữ Hán của các tác giả tiêu biểu trước và cùng thời với ông, đề tài nhằm tìm ra những điểm riêng, mang tính chất đổi mới của Cao Bá Quát. Từ đó, đề tài xác định, tìm hiểu những đóng góp của Cao Bá Quát đối với văn học Việt Nam thời trung đại, thấy được vai trò dự báo cho sự phá cách của cả một thế hệ, góp phần tạo nên đặc điểm giao thời của văn học trung đại với văn học hiện đại trong thế kỉ XIX.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Thơ chữ Hán Cao Bá Quát - Những điểm mới về nội dung và nghệ thuật
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI ---------- NGUYỄN THỊ TÍNH THƠ CHỮ HÁN CAO BÁ QUÁT NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 62.22.34.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN HÀ NỘI - 2014
- CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Lã Nhâm Thìn Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội Phản biện 1: PGS. TS. Trịnh Khắc Mạnh Viện Nghiên cứu Hán Nôm Phản biện 2: PGS. TS. Đinh Thị Khang Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội Phản biện 3: GS. TS. Trần Ngọc Vƣơng Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội Luận án sẽ đƣợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Trƣờng, họp tại Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội Vào hồi ..... giờ....., ngày ..... tháng ..... năm 2014 Có thể tìm hiểu luận án tại Thƣ viện Quốc gia và Thƣ viện Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Về khoa học cơ bản 1.1.1. Cao Bá Quát (1808 - 1855) không chỉ là một nhân vật lịch sử mà còn là một trong những cây bút sáng tác bằng chữ Hán lớn nhất trong lịch sử văn học dân tộc. 1.1.2. Những đổi mới của thơ chữ Hán Cao Bá Quát chưa được nghiên cứu một cách thấu đáo và có hệ thống. 1.1.3. Cao Bá Quát là một trong số rất ít cây bút trong văn học Việt Nam trung đại có phong cách sáng tác. Văn chương của ông có những đóng góp mang ý nghĩa mới cả về nội dung và nghệ thuật. 1.2. Về ý nghĩa thực tiễn Đề tài này góp phần phục vụ việc giảng dạy văn chương Cao Bá Quát nói riêng, văn học Việt Nam trung đại nói chung ở các cấp học hiệu quả hơn. Đề tài còn giúp việc nghiên cứu toàn diện về Cao Bá Quát có hệ thống hơn. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu - Đặt thơ chữ Hán Cao Bá Quát trong tiến trình của văn học dân tộc, so sánh thơ ca của ông với thơ chữ Hán của các tác giả tiêu biểu trước và cùng thời với ông, đề tài nhằm tìm ra những điểm riêng, mang tính chất đổi mới của Cao Bá Quát. - Từ đó, đề tài xác định những đóng góp của của Cao Bá Quát đối với văn học Việt Nam thời trung đại, thấy được vai trò dự báo cho sự phá cách của cả một thế hệ, góp phần tạo nên đặc điểm giao thời của văn học trung đại với văn học hiện đại trong thế kỉ XIX.
- 2 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu - Thơ chữ Hán Cao Bá Quát gồm 1212 bài được dịch ra tiếng Việt, in trong Cao Bá Quát toàn tập. - Thơ chữ Hán của một số tác giả tiêu biểu trong văn học Việt Nam trung đại (Nguyễn Trãi, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Phan Thúc Trực, Nguyễn Miên Thẩm…). 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Những điểm mới về nội dung và nghệ thuật thơ chữ Hán Cao Bá Quát so với các tác giả trước và cùng thời với ông trong văn học Việt Nam trung đại. - Phạm vi tư liệu: + Cao Bá Quát toàn tập (Mai Quốc Liên chủ biên), hai tập, Nxb.Văn học, Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, Hà Nội, 2004, 2012. + Các tác phẩm thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Phan Thúc Trực, Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Văn Siêu, Nguyễn Miên Thẩm… 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Tác giả chủ yếu vận dụng các phương pháp: so sánh đối chiếu, hệ thống, lịch sử, tiếp cận liên ngành, đọc sâu, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp loại hình học tác giả … để thực hiện đề tài. 5. Đóng góp của luận án - Luận án là công trình đầu tiên khảo sát, thống kê toàn bộ thơ chữ Hán Cao Bá Quát - 1212 bài thơ.
- 3 - Luận án bổ sung những lí giải mới, chỉ ra được sự độc đáo, mới mẻ của thơ chữ Hán Cao Bá Quát về nội dung và nghệ thuật. - Luận án nêu bật những đóng góp của Cao Bá Quát trong tiến trình văn học dân tộc, góp phần nhận diện sự vận động và phát triển của văn học dân tộc. - Luận án góp phần cung cấp thêm tài liệu giảng dạy về tác giả, tác phẩm Cao Bá Quát ở các cấp đào tạo được tốt hơn. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài những phần quy định chung, luận án được trình bày thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan Chương 2: Những tiền đề tạo nên điểm mới trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát Chương 3: Những điểm mới về nội dung Chương 4: Những điểm mới về nghệ thuật CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Lịch sử văn bản thơ chữ Hán Cao Bá Quát - Năm 1970, công trình tập thể Thơ chữ Cao Bá Quát do nhóm Vũ Khiêu tuyển dịch và biên soạn có 161 bài, số bài thơ chữ Hán được xác định của Cao Bá Quát là 1353 bài. - Năm 1984, nhân lần in thứ 3, tập sách đổi tên thành Thơ văn Cao Bá Quát, đăng 156 bài, rút bỏ 5 bài do nhóm biên soạn phát hiện
- 4 các bài thơ ấy là của tác giả khác. Nhưng cuốn sách “vẫn còn khoảng 5 bài nữa không phải của Cao Bá Quát”. - Theo kết luận của nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Quận, số lượng thơ chữ Hán của Cao Bá Quát là 1335 bài. Tuy nhiên, tác giả cũng nói rõ, trong 1335 bài ấy, còn có một số bài cần khảo sát thêm về mặt văn bản học. - Năm 2004 và năm 2012, Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, nhà xuất bản Văn học đã xuất bản Cao Bá Quát toàn tập, trong đó công bố 1212 bài thơ chữ Hán, còn 123 bài chưa được công bố so với kết luận của nhà nghiên cứu. Do đó, vấn đề văn bản thơ chữ Hán Cao Bá Quát tuy đã có kết quả to lớn, song vẫn cần được khảo sát, nghiên cứu thêm để hoàn thiện. 1.1.2. Lịch sử nghiên cứu quan niệm nghệ thuật của Cao Bá Quát Quan niệm nghệ thuật của Cao Bá Quát đã được các tác giả: Trúc Khê, Lê Trí Viễn, Phương Lựu, Nguyễn Lộc, Vũ Khiêu, Nguyễn Tài Thư, Nguyễn Ngọc Quận, Phạm Quang Trung, Trần Nho Thìn, Phạm Ngọc Hiền, Nguyễn Thanh Tùng… kết luận: Cao Bá Quát ý thức về vai trò của nghệ sĩ, coi trọng “chân” và “tình” của thơ, ảnh hưởng thuyết tính linh, đề cao tầm quan trọng về tài năng, đọc rộng, đi nhiều của người sáng tác. Thêm nữa, ông còn có ý kiến về truyền thống và kế thừa, vai trò của văn chương và việc sử dụng chữ Nôm… Nói chung, các tác giả cho thấy Cao Bá Quát có quan niệm khá hệ thống về văn học từ bản chất, đặc trưng, chức năng của văn chương cho đến vai trò của người sáng tác. Những quan niệm ấy ảnh hưởng rõ rệt đến sáng tác của ông.
- 5 1.1.3. Lịch sử nghiên cứu những điểm mới của thơ chữ Hán Cao Bá Quát 1.1.3.1. Nghiên cứu những điểm mới về nội dung Các tác giả Nguyễn Tài Thư, Vĩnh Sính, Claudine Salmon, Tạ Trọng Hiệp, N.I.Niculin, Trần Nho Thìn… bàn khá sâu sắc về thơ và nhận thức mới của Cao Bá Quát khi ông đi “dương trình hiệu lực”. Về phần phản ánh những nỗi thống khổ của con người, cách nhìn, cách quan sát thể hiện con người, cuộc sống đã có những nét gần gũi với hiện đại của Cao Bá Quát được Trần Thị Băng Thanh phát hiện từ sự phân tích bài Đạo phùng ngạ phu. Bên cạnh những nội dung trên, nhiều nhà nghiên cứu còn đề cập đến nội dung tình cảm với thiên nhiên, với bạn bè, gia đình… của Cao Bá Quát. Tuy nhiên, các tác giả mới chỉ dựng lên chân dung con người cá nhân Cao Bá Quát đằm thắm, chân thành, chưa có kết luận về sự mới lạ của Cao Bá Quát trong tiến trình văn học dân tộc. Nói chung, qua thơ chữ Hán, Cao Bá Quát được tất cả các học giả đánh giá là một trí thức mẫn cảm với thời cuộc. Thơ ông có sự chuyển biến mạnh mẽ về đề tài, chủ đề sáng tác: chuyển từ “tải đạo”, “ngôn chí” sang phản ánh những vấn đề nóng bỏng của thời cuộc, của nhân sinh. 1.1.3.2. Nghiên cứu những điểm mới về nghệ thuật Các tác giả Thuần Phong, Nguyễn Lộc, Nguyễn Tài Thư, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Ngọc Quận, Nguyễn Hữu Sơn… đã nhận thấy Cao Bá Quát có những điểm mới táo bạo về nghệ thuật: có bút pháp kì vĩ khác thường, có chất tự sự, suy tưởng... 1.2. Cơ sở lí thuyết của đề tài 1.2.1. Lí thuyết liên văn bản
- 6 Từ lý thuyết liên văn bản, tác giả luận án xác định: thơ chữ Hán Cao Bá Quát có tinh thần đối thoại với thơ ca trước và cùng thời với ông. 1.2.2. Lí thuyết nghiên cứu văn học sử về tác giả - Nghiên cứu tác giả trong mối tương quan với thời đại (hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa tư tưởng), gia đình, cuộc đời - con người tác giả. - Nghiên cứu tác giả trong tiến trình văn học: đặt tác giả trong mối tương quan với các giai đoạn văn học trước, cùng thời và sau tác giả để thấy được những kế thừa và phát huy cùng những đóng góp của tác giả. Theo hướng này, chúng tôi tìm tòi những điểm mới của thơ ca Cao Bá Quát. - Nghiên cứu tác giả trong loại hình tác giả để thấy được điểm chung và độc đáo ở Cao Bá Quát (trong loại hình tác giả nhà nho). CHƢƠNG 2 NHỮNG TIỀN ĐỀ TẠO NÊN ĐIỂM MỚI TRONG THƠ CHỮ HÁN CAO BÁ QUÁT 2.1. Tiền đề lịch sử, xã hội triều Nguyễn đầu thế kỷ XIX 2.1.1. Những yếu tố truyền thống đã tỏ ra lỗi thời Triều Nguyễn dùng Nho giáo làm quốc giáo, giáo dục theo lối khoa cử tầm chương trích cú, thực hiện chính sách “trọng nông ức thương”... làm triệt tiêu nội lực, ngăn cản sự phát triển, khiến nước nhà lạc hậu, khởi nghĩa nông dân bùng nổ. 2.1.2. Tầng lớp thị dân và tƣ tƣởng phi Nho giáo Tầng lớp thị dân xuất hiện trong khoảng thế kỷ XVI - XVII. Đến triều Nguyễn, buôn bán hạn chế, nhưng tư tưởng thị dân vẫn được duy
- 7 trì, phát triển. Tư tưởng thị dân đòi hỏi hưởng lạc, đòi hỏi hạnh phúc, chống lại thói an bần lạc đạo, đề cao bản ngã… xuất hiện và trở thành xu thế của thời đại. 2.1.3. Ảnh hƣởng bƣớc đầu của tƣ tƣởng, văn hoá phƣơng Tây. Vào nửa đầu thế kỉ XIX, châu Á chịu sự tấn công dữ dội của các nước Âu - Mĩ. Nhiều nước châu Á bị xâm lược, bị ép kí kết các hiệp định không bình đẳng... Bối cảnh châu lục này tác động nhiều mặt tới Việt Nam. Mặc dù nhà Nguyễn thực hiện nhiều rào cản, song những luồng gió từ phương Tây vẫn xâm nhập vào Việt Nam dưới nhiều hình thức. Đó là tư tưởng và hoạt động của đạo Thiên Chúa, chữ quốc ngữ, hàng hoá, khoa học kỹ thuật… Với những điều kiện trên, thực tế của cuộc sống đi vào nội dung văn học và nội dung mới đòi hỏi nghệ thuật mới. Điều đó góp phần tạo nên sự cách tân thơ ca Cao Bá Quát. 2.2. Tiền đề văn hoá, văn học 2.2.1. Tiền đề văn hoá 2.2.1.1. Văn hoá dân gian trào lưu tư tưởng nhân văn chủ nghĩa Dòng chảy của văn hoá dân gian: tín ngưỡng phồn thực, cảm quan thế tục, các dòng tranh dân gian, các trò chơi, truyện cười… và cả những ảnh hưởng của văn hoá dân gian đến văn hoá cung đình triều Nguyễn tạo nên tinh thần dân chủ trong đời sống xã hội trước những câu thúc của lễ giáo phong kiến, ảnh hưởng lớn đến tâm lí của mỗi con người trong lòng thời đại. Cùng với dòng chảy của văn hoá dân gian, trào lưu tư tưởng nhân văn chủ nghĩa đấu tranh vì quyền sống con người, đặc biệt là sự
- 8 trân trọng, đề cao phụ nữ trong thế kỉ XVIII đầu XIX cũng phát triển mạnh mẽ. 2.2.1.2. Hoạt động chấn hưng văn hoá của nhóm sĩ phu Hà Thành đầu thế kỉ XIX Đầu thế kỉ XIX, nhiều nhà nho nổi tiếng Bắc Hà đã tích cực lập Văn hội Thọ Xương, lập Văn chỉ, lập “Hội Hướng thiện”, xây dựng đền thờ các bậc tiên hiền, mở các trường học, in sách, sửa sang đền Ngọc Sơn, và dựng thêm Tháp Bút, Đài Nghiên, bắc lại cầu Thê Húc, xây đình Trấn Ba... nhằm chấn hưng văn hoá Thăng Long, tạo nên một trào lưu tư tưởng tiến bộ trong sĩ phu Hà Thành đầu triều Nguyễn. Những thành tựu mà Cao Bá Quát có được một phần là nhờ tiếp nối được dòng chảy của văn hoá dân gian và trào lưu tư tưởng nhân văn chủ nghĩa và không khí chấn hưng văn hoá Bắc Hà thời bấy giờ. 2.2.2. Văn học 2.2.2.1. Đổi mới về lực lượng sáng tác Bước sang nửa đầu thế kỉ XIX, chiếm số lượng đông vẫn là các tác giả có biểu hiện tự do, phóng túng trong đời sống và trong sáng tác. Cùng với lực lượng tác giả, các thi xã và nhóm sáng tác văn chương, hoạt động văn hoá được thành lập: Sơn Hội, thi xã Bình Dương, thi xã Mặc Vân, nhóm sĩ phu Hà Thành… khiến cho việc sáng tác văn chương hoạt động có tổ chức, có khí thế sôi nổi và theo đó, xuất hiện tầng lớp tác giả, độc giả khác trước. 2.2.2.2. Đổi mới trong quan niệm sáng tác Theo nhiều nhà nghiên cứu, đến thời đại Cao Bá Quát, công cuộc cải cách Thực học của các nhà nho khởi phát từ thế kỉ XVII, XVIII đã đạt nhiều thành tựu hết sức rực rỡ. Tiếp nối thế kỉ XVIII, vào đầu thế kỉ XIX, sự phát biểu về quan niệm sáng tác diễn ra hết sức sôi nổi. Các
- 9 tư tưởng “phản Tống quy Đường”, “cách điệu”, “thần vận”, quý chân”, “chủ tình”, “tính linh”… tiếp tục được đề xuất, tranh biện. Trong đó, xu hướng “quý chân”, “chủ tình”, “tính linh” từ giai đoạn trước phát triển thêm mạnh. 2.2.2.3. Sự ưu thắng của văn học phi chức năng, văn học hình tượng. Từ những đổi mới nói trên, văn chương giai đoạn này có sự chiến thắng áp đảo của văn học nghệ thuật so với văn học chức năng. Đặc biệt, giai đoạn này còn phát triển thể hát nói, tuồng và sử dụng nhiều các thể ca, hành… Đây là những thể thơ tự do, ít bị câu thúc bởi luật lệ gò bó. Nó chứng tỏ thơ ca thời kì này coi trọng sự cởi mở, tự do của nghệ thuật. Nói chung, tiền đề văn học giai đoạn thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX tạo điều kiện rõ rệt cho sự cách tân thơ chữ Hán Cao Bá Quát. 2.3. Cuộc đời, con ngƣời Cao Bá Quát 2.3.1. Con ngƣời tài năng, phóng túng, ƣa đổi mới Ngay từ nhỏ, ông đã nổi tiếng thông minh, và có một tính cách phóng túng, vượt ra ngoài khuôn khổ của lễ giáo phong kiến. Vì tài năng, chí khí, phóng túng, Cao Bá Quát có các hành động vì nghĩa lớn: tham gia các hoạt động chấn hưng văn hoá Thăng Long, cùng Phan Nhạ lấy son hoà muội đèn chữa giúp 24 quyển thi của thí sinh văn hay nhưng trót phạm huý... Với cốt cách con người như vậy, ông khó chấp nhận những cái đã quá lỗi thời, sáo rỗng. 2.3.2. Con ngƣời ƣu phẫn
- 10 Khát vọng làm Chu Thần (bề tôi nhà Chu), nhưng con đường hoạn lộ của Cao Bá Quát lận đận, trắc trở. Ông chỉ đỗ trong kì thi Hương, còn trượt thi Hội nhiều lần. Đến năm 1841, vua Thiệu Trị có chiếu mở ân khoa, ông được cử làm sơ khảo trường thi Thừa Thiên và ở đây Cao Bá Quát phạm tội và bị tống giam. Tài năng của ông không có môi trường thi thố. “Văn học là nhân học”. Con người tư tưởng của Cao Bá Quát hẳn ảnh hưởng rõ rệt tới đặc điểm sáng tác thi ca của ông. Nó tạo nên tinh thần đổi mới trong thơ ca của ông. 2.3.3. Con ngƣời đƣợc tiếp xúc với văn minh phƣơng Tây qua chuyến đi “Dƣơng trình hiệu lực” ở Hạ Châu Tháng 1/1844, triều đình nhà Nguyễn phái Cao Bá Quát đi “Dương trình hiệu lực” ở Hạ Châu. Chuyến đi này là một mốc lịch sử rất quan trọng đối với chặng đường phát triển tư tưởng Cao Bá Quát. Nó là một yếu tố cơ bản tạo nên sự đổi mới thơ ca của ông. CHƢƠNG 3 NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ NỘI DUNG 3.1. Từ quan niệm văn học của Cao Bá Quát đến những điểm mới trong thơ chữ Hán của tác giả Tư tưởng chính tạo nên nững điểm mới của thơ chữ Hán Cao Bá Quát là thuyết “tính linh”. Ông coi trọng chân tình, cá tính và tài năng sáng tạo. Trên cơ sở đòi hỏi “Văn tất kỉ xuất”, học tập tinh hoa của cổ nhân, phê phán thứ văn bắt chước cặn bã, Cao Bá Quát hướng tới hai đặc điểm cơ bản mà ông mong muốn có được: đó là sự tự nhiên và phóng khoáng. Để có được những vần thơ tự nhiên phóng khoáng ấy, theo Cao Bá Quát, nghệ sĩ phải là người đi nhiều, đọc nhiều, cần sự sáng
- 11 tạo thần tình của người cầm bút, thêm nữa, lòng thi sĩ cần “yên” xa rời dục vọng … Như vậy, Cao Bá Quát có quan điểm khá toàn diện về văn chương. Đó là những nhân tố mang ý nghĩa chi phối, làm nên sự đổi mới thơ chữ Hán của ông. 3.2. Điểm mới trong quan niệm về xã hội 3.2.1. Điểm mới trong việc nhìn nhận và phản ánh hiện thực xã hội trong nƣớc 3.2.1.1. Sự hoài nghi về lí tưởng, con đường Nho giáo Cao Bá Quát thuộc hàng các nhà nho có sự hoài nghi, chán nản con đường truyền thống, song bị bế tắc vì chưa tìm ra nẻo đường mới. Ở Cao Bá Quát đã bắt đầu xuất hiện sự ly tâm với tư tưởng, con đường của Nho giáo. Đây là điểm mới so với việc ly tâm với vua, triều chính của các nhà nho thời trước và sự trung thành, ngợi ca thể chế của các nhà nho hoàng tộc đương thời. 3.2.1.2. Sự quan tâm tới rủi may của cuộc đời và tư tưởng, nhân tính con người trong hoàn cảnh sống khắc nghiệt Trong trào lưu văn chương viết về “những điều trông thấy”, phản ánh hiện thực nóng bỏng của xã hội, Cao Bá Quát bước đầu đóng góp một hướng nhìn nhận mới: chú ý đến sự rủi may của cuộc đời và tư tưởng, nhân tính con người trong cảnh lầm than, cay cực. Không chỉ chú ý khắc hoạ nỗi khổ của con người một phần do sự rủi may, Cao Chu Thần còn quan tâm đến bản chất của con người trong hoàn cảnh khốn cùng ấy. Ông đặt ra một vấn đề hiện đại về sự biến đổi phức tạp trong tư tưởng và tình cảm của con người trước hoàn cảnh cuộc sống.
- 12 Do đó, thơ ông có một cách nhìn, cách quan sát thể hiện con người, cuộc sống đã có những nét gần gũi với hiện đại. 3.2.2. Ảnh hƣởng của nƣớc ngoài trong cách nhìn về xã hội, về thế giới đƣợc phản ánh trong sáng tác Trong và sau khi đi “dương trình hiệu lực”, Cao Bá Quát đã có một nhận thức mới về nhiều vấn đề của cá nhân và xã hội. 3.2.2.1. Thể hiện nhận thức mới ở sự khác lạ về con người Cao Bá Quát nhận thấy sự khác lạ về ngoại hình; phong tục, văn hoá; sự kì thị màu da, đẳng cấp và đặc biệt là ở chỗ họ rất năng động và sôi động với nghề buôn bán. Từ sự khác biệt về con người, nghề nghiệp, văn hoá…, Cao Bá Quát nhận thấy nhiều điểm dị biệt khác giữa hai vùng Âu, Á. 3.2.2.2. Thể hiện nhận thức mới về sự giàu sang và sức mạnh của văn minh phương Tây Được tận mắt chứng kiến những ngôi nhà sang trọng và lối sinh hoạt vương giả, Cao Bá Quát có thêm nhận thức nữa về sự giàu sang và sức mạnh kì lạ của văn minh phương Tây di căn, di thực vào khu vực thuộc địa Hạ Châu. Ông bày tỏ nỗi thán phục của mình trong sáng tác. 3.2.2.3. Thể hiện nhận thức mới khả năng xâm lược của phương Tây Năm 1847, Pháp đã tấn công Việt Nam, khiến hầu như toàn bộ thuỷ quân của triều đình nhà Nguyễn bị hi sinh. Người Việt Nam đã có sự chú ý rất lớn tới hiểm hoạ xâm lược của phương Tây. Điểm mới trong cách nhìn của Cao Bá Quát là ở chỗ ông cảm phục, thậm chí ngưỡng mộ nền văn minh phương Tây, đồng thời nhận thức rõ phương Tây xâm lược phương Đông không chỉ bằng vũ lực mà còn bằng chính sức hút tự nhiên của văn minh ấy.
- 13 3.3. Điểm mới về chữ “tình” Trong trào lưu của một giai đoạn văn học “chủ tình”, Cao Bá Quát có sự bổ sung so với các bậc tiền bối và hướng về sự đề cao tình cảm tự nhiên, chân thành với các mối quan hệ trong cuộc sống đời thường. 3.3.1. Quan niệm về chữ “tình” Cao Bá Quát mở rộng hơn trái tim yêu thương của mình so với các vị tiền bối. Ông đề cao, trân trọng danh vị con người trong cái nhìn bình đẳng và đặc biệt coi trọng tình cảm gắn bó tự nhiên giữa con người với quê hương, bạn bè, gia đình, đặc biệt là với vợ con và thể hiện được tình cảm hai chiều giữa ông với người thân và giữa người thân với ông ở chốn dương gian, trong cuộc sống đời thường. Do đó, thơ chữ Hán Cao Bá Quát vừa có điểm chung so với các tác giả đương thời, vừa có độ sâu đậm, hấp dẫn riêng. 3.3.2. Thế giới tình cảm của Cao Bá Quát trong các mối quan hệ của cuộc sống đời thƣờng 3.3.2.1. Tình cảm gia đình Theo thống kê của chúng tôi, Cao Bá Quát có 49 bài trực tiếp bộc lộ tình cảm với những người thân yêu ruột thịt trong gia đình - cha mẹ, vợ con, anh chị. Viết về những người máu mủ ruột rà ấy, ngòi bút của Cao Bá Quát một mặt sử dụng tối đa lối biểu cảm của văn chương trung đại để thể hiện tình cảm ở mức cao độ, nồng nàn, chứa chan cảm xúc, mặt khác tự sự về hành động, cử chỉ biểu lộ tình cảm hai chiều giữa người thân với bản thân mình bằng các chi tiết chân thực, cụ thể. Không giống Nguyễn Văn Lý, Phan Thúc Trực viết về vợ khi người vợ của các ông đã ở nơi chín suối, Cao Bá Quát diễn tả xúc động
- 14 được tình cảm vợ chồng quấn quýt, mặn nồng khi đang cận kề bên nhau. Đây là điểm riêng của Cao Bá Quát khi diễn tả tình cảm vợ chồng nói riêng, tình cảm gia đình nói chung. 3.3.2.2. Tình cảm bạn bè Cao Bá Quát là tác gia có thơ viết về bạn bè nhiều nhất và có tỉ lệ cao nhất trong toàn bộ sáng tác của ông so với các tác gia tiêu biểu cùng giai đoạn. Ấn tượng về tình bạn của Cao Bá Quát không chỉ là ở sự giao thiệp rất rộng rãi mà còn là chiều sâu trong mối tương giao tri kỉ. Yếu tố khiến cho tình bạn của Cao Bá Quát có chiều sâu và sự mới mẻ so với các tác giả khác là ở cách diễn đạt cụ thể những dấu mốc thời gian, những hành động và sự chia sẻ. Nói chung, tình cảm bạn bè của Cao Bá Quát không chỉ là sự “đồng thanh tương khí”, mà còn có sự trao và nhận hết mình. Đó là thứ tình cảm bền chặt và có sự sẻ chia ngọt ngào, xúc động. 3.3.2.3. Tình cảm trong các mối quan hệ xã hội khác Với họ hàng thân thích, hàng xóm, người ở trong gia đình, những con người ông giao tiếp, gặp gỡ trong xã hội… “phong cách” chữ “tình” của ông vẫn được thể hiện rất rõ: chân tình,và gắn bó chặt chẽ với cái gần gũi, cụ thể, thân thương trong cuộc sống. Với nội dung chữ “tình”, Cao Bá Quát đã chứng tỏ sự đổi thay rõ rệt cảm hứng và bút pháp của thi ca thời trung đại. Ông đã góp phần làm đổi thay tính chất quý tộc, ước lệ, quy phạm, đưa thi ca trung đại đến tình đời gần gũi, đằm thắm, đậm chất nhân văn, nhân bản. 3.4. Điểm mới trong chủ đề ngƣời phụ nữ
- 15 Cao Bá Quát có 90/1212 bài đề cập tới phụ nữ. Tiếp nối chủ đề phụ nữ, sang nửa đầu thế kỉ XIX, những bài thơ chữ Hán về “phái yếu” của Cao Bá Quát vẫn có những dấu ấn riêng, khá độc đáo. 3.4.1. Điểm mới về đối tƣợng phản ánh Đến thơ chữ Hán Cao Bá Quát, nhân vật nữ rất phong phú song chân dung nữ thu hút nhiều sự chú ý của độc giả lại thuộc về những người hoặc gắn bó thân thiết với cuộc đời Cao Bá Quát như người mẹ, chị, vợ, con gái; hoặc Cao Bá Quát bất ngờ quan sát được trong những hoàn cảnh cụ thể của đời sống… khác với kiểu nhân vật nữ quý tộc, tiết liệt thường thấy trong thơ chữ Hán. Những người phụ nữ đó tạo nên xu hướng “đời thường hoá”, “phi truyền thống” nữ giới trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát. 3.4.2. Điểm mới trong cảm nhận về ngoại hình, hành động, cử chỉ và tâm lí nhân vật Xu hướng “đời thường hoá”, “phi truyền thống” nữ giới nói trên của Cao Bá Quát được tiếp tục với sự cảm nhận về ngoại hình, hành động cụ thể và “phép biện chứng tâm hồn” của nhân vật. 3.5. Điểm mới trong chủ đề thiên nhiên Trước thế kỉ XVIII, thiên nhiên thường được khắc hoạ ở phương diện nên thơ, tươi đẹp. Các thi nhân thường vịnh thiên nhiên để nhằm ngợi ca địa linh của dân tộc hoặc kí thác vẻ đẹp thanh cao trong tâm hồn nhà nho. Nhà thơ xưa cũng nhận thấy sức mạnh vô tận vô cùng về không gian, thời gian của thiên nhiên. Trong tự nhiên, con người hữu hạn, nhỏ bé. Do đó, các nhà thơ thường ôm một nỗi đau về sự tương phản: thiên nhiên trường tồn - con người trong khoảnh khắc, thiên nhiên vô cảm - con người hữu cảm…
- 16 Đến Nguyễn Du, thiên nhiên trong thi ca đã đổi hẳn sang một sắc thái khác. Nó nặng nề buồn bã và bị ám ảnh vào thế giới tư tưởng của người nghệ sĩ: buồn đau cho sự tang thương bể khổ của cõi trần ai. Cao Bá Quát tiếp tục phát triển con đường Nguyễn Du đã mở, hướng vào thiên nhiên của thực tế khách quan, không còn nhìn thiên nhiên một chiều theo tâm thức của nhà nho. 3.5.1. Cảnh sinh động, đa sắc, giàu trạng thái Thiên nhiên trong thơ Cao Bá Quát gắn liền với hiện thực khách quan với đủ các trạng thái: tươi đẹp, tĩnh lặng, trong lành, âm u, mờ tối… Ở những cảnh sắc ấy, Cao Bá Quát chú ý khắc hoạ sự chân thực sinh động của cảnh vật, ít công thức ước lệ, sáo mòn. Thiên nhiên trong thơ ông ít được viết theo lối vịnh - dùng thiên nhiên để tâm sự “tỏ lòng”, “ngôn chí”, kí thác các tư tưởng mang tính triết học. Thơ Cao Bá Quát, phần nhiều cảnh sắc thiên nhiên đã là chính nó với những hương vị, màu sắc, hình khối tự nhiên. 3.5.2. Cảnh khắc nghiệt, dữ dội, thất thƣờng, huỷ diệt Đặc biệt, Cao Bá Quát thường chú ý đến sự khắc nghiệt của tự nhiên. Ở phương diện này, ông vừa tiếp nối Nguyễn Du, vừa có con đường mới của mình. Thế giới tự nhiên trong thơ Cao Bá Quát được khắc hoạ ở mặt trái của nó: lạnh buốt, mưa lũ, nắng hạn, lụi tàn... Nó hiện hình lên sự dữ dội, độc ác, đe doạ cuộc sống của con người. Nó khiến ta cảm thấy con người thực nhỏ bé, yếu ớt trước sự cuồng bạo của tự nhiên. Nói chung, thiên nhiên trong thơ Cao Bá Quát gắn liền với hiện thực môi trường khách quan. Thơ ông cũng có những cảnh phế tích thành trì của các hoàng triều đời trước song không thiên về cảnh nghĩa
- 17 địa, gò hoang, phế tích, dâu bể, thảm thương của cõi trần ai như Nguyễn Du. Thiên nhiên trong thơ Cao Bá Quát là những cảnh sắc trải trước đôi mắt thơ và tâm hồn suy tưởng của tác giả. CHƢƠNG 4 NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ NGHỆ THUẬT 4.1. Không gian, thời gian đời tƣ Không gian, thời gian trong văn học trung đại chủ yếu là không gian, thời gian vũ trụ. Văn học nửa cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX có thiên hướng đi về phía không gian, thời gian đời thường. Thơ chữ Hán Cao Bá Quát ngoài dấu ấn không gian, thời gian vũ trụ còn có một mảng lớn viết về không gian, thời gian đời thường, trong đó lắng sâu vào khoảng không gian, thời gian đời tư. Ở đó, người đọc vừa thấy được con người riêng tư của tác giả vừa nhận ra sự vận động theo xu hướng đổi mới của thơ chữ Hán Cao Bá Quát trong dòng văn học Việt Nam thời trung đại. 4.1.1. Không gian đời tƣ Không gian đời tư là không gian của cá nhân, mang tính chất cá nhân. Không gian đời tư thể hiện rõ nét trạng thái tinh thần của cá nhân nhân vật và chịu sự quy định chặt chẽ bởi quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn. Thơ chữ Hán Cao Bá Quát bên cạnh kiểu không gian vũ trụ trời đất, càn khôn quy phạm của văn học trung đại còn xuất hiện khá nhiều không gian đời tư gắn liền với con người tác giả, biểu đạt sâu sắc tâm trạng cảm xúc của ông. 4.1.1.1. Không gian đời tư - nơi quê nhà thân thiết
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 192 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 282 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 273 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 159 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 261 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 227 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 188 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 65 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 217 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 139 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 22 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 126 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 11 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 30 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 176 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn