Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Tiểu thuyết Nhất Linh với việc hiện thực hoá chủ trương canh tân văn hoá, văn học của Tự lực văn đoàn
lượt xem 4
download
Mục tiêu nghiên cứu của luận án "Tiểu thuyết Nhất Linh với việc hiện thực hoá chủ trương canh tân văn hoá, văn học của Tự lực văn đoàn" là khẳng định vai trò của tiểu thuyết trong việc góp phần tạo nên bộ mặt của nền văn học và thổi vào nền văn hóa đất nước một nền khí sắc mới...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Tiểu thuyết Nhất Linh với việc hiện thực hoá chủ trương canh tân văn hoá, văn học của Tự lực văn đoàn
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ HOÀNG MAI TIỂU THUYẾT NHẤT LINH VỚI VIỆC HIỆN THỰC HÓA CHỦ TRƯƠNG CANH TÂN VĂN HÓA, VĂN HỌC CỦA TỰ LỰC VĂN ĐOÀN Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 9220121 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHAN HUY DŨNG NGHỆ AN - 2022
- Công trình được hoàn thành tại trường Đại học Vinh Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHAN HUY DŨNG Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp cơ sở họp tại: Trường Đại học Vinh Vào hồi 8h ngày 19 tháng 02 năm 2022 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Trung tâm Thông tin – Thư viện Nguyễn Thúc Hào, Trường Đại học Vinh
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Tự lực văn đoàn (từ đây viết TLVĐ) là một trong những đoàn thể văn học mang tính chất chuyên nghiệp nhất về tổ chức, tôn chỉ mục đích, kế hoạch hoạt động…mà tầm ảnh hưởng của nó đã vượt ra khỏi phạm vi văn học, bao trùm cả các lĩnh vực văn hóa - chính trị - xã hội. Với việc sáng lập TLVĐ, Nhất Linh là một trong những người đã có tầm ảnh hưởng tích cực đến sự lựa chọn đường hướng phát triển của văn học, nhất là tiểu thuyết - một vấn đề không kém phần nóng bỏng, bức thiết so với nhiều vấn đề xã hội khác. 1.2. Việc định vị và đánh giá tầm vóc đích thực TLVĐ cũng như vị chủ soái của nó cho phép chúng tôi môt lần nữa phục dựng chân dung Nhất Linh không chỉ là một nhà văn mà còn là một nhà khai dân trí, thức tỉnh ý thức cá nhân và tự do ở con người không chỉ bằng hoạt động xã hội năng nổ mà bằng các sáng tác văn chương có phẩm chất nghệ thuật rất cao. 1.3. Trong sự nghiệp của Nhất Linh, tiểu thuyết là bộ phận di sản có giá trị nhất, cho phép chúng tôi đánh giá toàn diện vai trò và những đóng góp của ông ở điểm giao thoa văn hoá và văn học trong một bối cảnh phát triển đặc biệt của đất nước. Trong tư cách là một tiểu thuyết gia, Nhất Linh đã gợi mở một hướng đi, dự báo một hướng phát triển cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Mô hình thể loại của ông đáng được khảo sát để minh định vai trò của nó trong bối cảnh hiện đại hóa văn học có tính đặc thù. Đây cũng là mô hình có rất nhiều điểm tựa cho chặng đường phát triển sau này của tiểu thuyết nước nhà. Những lý do trên thúc đẩy chúng tôi nghiên cứu đề tài Tiểu thuyết Nhất Linh với việc hiện thực hóa chủ trương canh tân văn hóa, văn học của TLVĐ. 2. Đôi tượng à hạm i nghiên c u 2.1. Đối tượng nghiên cứu Như tên đề tài đã chỉ rõ, đối tượng nghiên cứu của luận án là đóng góp của tiểu thuyết Nhất Linh trong việc hiện thực hoá chủ trương canh tân văn hóa, văn học của TLVĐ. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung khảo sát 6 tiểu thuyết Nhất Linh thời TLVĐ: Nắng thu, Đoạn tuyệt, Đời mưa gió, Lạnh lùng, Đôi bạn, Bướm trắng (chủ yếu tập trung trong bộ sách Văn xuôi lãng mạn Việt Nam 1930 – 1945 gồm 8 tập, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1989 - 1990); đồng thời, để hình dung tiến trình tiểu thuyết ấy trọn vẹn, chúng tôi đối chiếu với sáng tác giai đoạn trước TLVĐ là Nho Phong, Người quay tơ cũng như giai đoạn sau TLVĐ là Dòng
- 2 sông Thanh Thuỷ, Xóm Cầu Mới. Bên cạnh đó, tiểu luận Viết và đọc tiểu thuyết cũng được khảo cứu để thấy suy ngẫm và sự thay đổi nghệ thuật tiểu thuyết của nhà văn, như hành trình băn khoăn tìm tòi đổi mới, cách tân, hiện đại hóa văn học. 3. Mục đích à nhiệm ụ nghiên c u 3.1. Mục đích nghiên cứu – Khẳng định vai trò của tiểu thuyết trong việc góp phần tạo nên bộ mặt mới của nền văn học và thổi vào nền văn hoá đất nước một khí sắc mới. – Khẳng đinh khả năng làm chủ công cụ tiểu thuyết của một người tự nhận lĩnh số mệnh phất cao ngọn cờ văn hoá trong bối cảnh phát triển đặc thù của lịch sử Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. – Đánh giá lại một cách toàn diện những đóng góp của Nhất Linh cho nền văn hoá, văn học dân tộc, khẳng định Nhất Linh không chỉ là một nhà văn mà còn là một nhà hoạt động xã hội trong việc định ra những kế hoạch canh tân văn hoá và thực hiện chúng một cách hiệu quả trên cơ sở giải quyết những vấn đề bức thiết của cuộc giao lưu văn hoá Đông - Tây giai đoạn đầu thế kỷ XX. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu – Phân tích đánh giá chủ trương canh tân văn hóa, văn học của TLVĐ - yếu tố then chốt đưa đến kế hoạch hoạt động hiệu quả và những đóng góp lớn của tổ chức này cho văn hoá, văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. – Xác định vị trí tiểu thuyết trong di sản văn học phong phú của TLVĐ. Làm rõ lí do khiến tiểu thuyết được các nhà văn hàng đầu của tổ chức này lựa chọn như một thể loại sáng tác chính. – Phân tích, đánh giá tiểu thuyết Nhất Linh trên phương diện nội dung để thấy những vấn đề thể hiện trong đó là những vấn đề cốt lõi của nhiệm vụ canh tân văn hoá, văn học theo tôn chỉ của TLVĐ và những đổi mới trong nghệ thuật viết tiểu thuyết của Nhất Linh như là hệ quả tất yếu của những nhiệm vụ ấy. 4. Phương há há nghiên c u Để thực hiện đề tài, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp sau đây: – Phương pháp liên ngành: giúp người phân tích, nghiên cứu lý giải thấu đáo mối quan hệ giữa văn hoá và văn học, qua đó hiểu hơn tham vọng của Nhất Linh trong việc canh tân văn hoá qua sáng tác văn học. – Phương pháp tiếp cận thi pháp học: giúp người nghiên cứu nhìn thấy tính hệ thống của các phương thức, phương tiện nghệ thuật được nhà văn Nhất Linh sử dụng cũng như quan niệm nghệ thuật mới về con người toát ra từ tất cả các đối tượng được tác giả miêu tả, thể hiện trong tiểu thuyết của mình.
- 3 – Phương pháp so sánh: giúp chúng tôi một mặt thấy được sự độc đáo trong chủ trương viết tiểu thuyết của Nhất Linh so với các nhà tiểu thuyết khác, mặt khác nhìn rõ những điểm tương đồng và khác biệt giữa các giai đoạn sáng tác của nhà văn để thấy được dụng ý của Nhất Linh trong việc gợi mở và dự báo một hướng phát triển trong nhiều khả năng tồn tại của nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. – Phương pháp cấu trúc hệ thống: giúp chúng tôi có cái nhìn hệ thống, toàn diện về toàn bộ vấn đề liên quan đến đề tài để thực hiện việc đánh giá thoả đáng đóng góp của Nhất Linh cho việc xây đắp nền văn hoá mới và cho tiến trình vận động, phát triển của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. 5. Đóng gó của luận án - Làm sáng tỏ hơn những nhân tố thúc đẩy sự ra đời của tổ chức văn học này, chương trình hoạt động thực tế, những nội dung cốt lõi trong chủ trương canh tân văn hóa, văn học của Tự lực văn đoàn. - Khẳng định đóng góp quan trọng của Tự lực văn đoàn nói chung, của Nhất Linh nói riêng trong việc xây dựng một mô hình tiểu thuyết hiện đại, đặt nền móng cho sự phát triển của tiểu thuyết Việt Nam ở những thời kỳ văn học tiếp nối. - Khẳng định một số vấn đề có ý nghĩa quy luật trong sự phát triển của lịch sử, văn hoá, văn học Việt Nam hiện đại. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án được triển khai trong 4 chương: Chương 1. Cơ sở lý thuyết của đề tài và tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2. Khái quát về chủ trương canh tân văn hoá, văn học của TLVĐ Chương 3. Những vấn đề lớn của nhiệm vụ canh tân văn hoá, văn học được thể hiện trong tiểu thuyết của Nhất Linh Chương 4. Hệ quả việc hiện thực hoá chủ trương canh tân văn hoá, văn học của TLVĐ trong nghệ thuật tiểu thuyết Nhất Linh. Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tiền đề lý luận à các khái niệm cơ sở của luận án 1.1.1. Lý luận về tiểu thuyết Ở Việt Nam, đến đầu thế kỷ XX, tiểu thuyết hiện đại mới được du nhập từ phương Tây với nội hàm khác hẳn với cách hiểu về tiểu thuyết trước đó
- 4 nên việc đi tìm một khái niệm thống nhất về thể loại cũng phải trải qua những biến đổi, bổ sung để dần đưa đến một cách hiểu hoàn chỉnh hơn. Luận án khảo sát một số quan niệm về tiểu thuyết hồi đầu thế kỷ XX, thấy có sự thống nhất về một số đặc tính của thể loại: tính hư cấu, “lấy trí riêng mình mà đặt ra một truyện” (Trần Chánh Chiếu), “một sáng tác của trí tưởng tượng” (Phạm Quỳnh); tính tự sự về hiện thực gần gũi “truyện trong nước mình (Hồ Biểu Chánh), “tả tình tự người ta, phong tục xã hội” (Phạm Quỳnh); với lối viết bạch thoại “đặt tiếng thường, thanh nhã, dễ hiểu” (Trần Chánh Chiếu)… Ngày nay tiểu thuyết hiện đại được hiểu như một thể loại văn chương với những đặc điểm cơ bản sau đây: Về hình thức, đó là tác phẩm văn xuôi tự sự có quy mô lớn; Về thể tài, đó là câu chuyện thế sự, đời tư của cá nhân trong mối quan hệ rộng lớn với xã hội; Về tường thuật, người kể cần giữ thái độ khách quan, khoảng cách với nhân vật; Về ngôn ngữ, gần với lời ăn tiếng nói thường ngày nhưng bảo đảm được tính thẩm mỹ. Để thấy tầm quan trọng của tiểu thuyết như là“nhân vật chính của tiến trình văn học” (M. Bakhtin), cũng như vai trò của nó trong canh tân văn hoá - văn học, luận án sơ lược lại quá trình phát triển thể loại trong văn học thế giới, đi đến khẳng định đây là thể loại luôn “phản ánh sâu sắc hơn sự biến chuyển của bản thân hiện thực”, đặt ra những cột mốc cơ bản của tiến trình nghệ thuật, của quá trình hiện đại hóa văn học thế giới và văn học mỗi dân tộc. Trong sáng tác của Nhất Linh tiểu thuyết là thể loại sáng giá nhất và cũng là thể loại minh chứng rõ nhất quá trình tiến bộ của ông trong một thời kì mà lịch sử đã trao vào tay các nhà tiểu thuyết một “sứ mệnh” lớn lao: canh tân văn học gắn với canh tân đất nước. 1.1.2. Lý luận về mối quan hệ giữa văn học và văn hóa – Khái niệm văn hoá Văn hoá là khái niệm có nhiều cách hiểu khác nhau. Luận án dừng lại ở một số định nghĩa phổ biến, mỗi loại nhấn mạnh vào lĩnh vực quan tâm của mình, theo đó ta thấy văn hóa là sản phẩm của con người, để rồi từ văn hoá, mỗi con người, mỗi cộng đồng lại thể hiện những nét đặc trưng riêng, bản sắc riêng của mình. Văn học là một trong những sản phẩm thuộc tầng cao nhất của văn hoá; thông qua văn học người ta có thể hiểu được văn hoá của một giai đoạn, một cộng đồng, ngược lại, cũng từ văn học, những giá trị văn hoá được thể hiện, khẳng định, lựa chọn lưu truyền và gìn giữ. Xuất phát từ cách hiểu này, chúng tôi nhìn đối tượng khảo sát (tiểu thuyết Nhất Linh) như sự biến chuyển những giá trị thẩm mỹ của văn hóa giao thời – tức từ thời trung đại bước sang thời hiện đại, tất yếu có những
- 5 thay đổi mang tính chất bước ngoặt: sự chuyển biến “duy tân đất nước” theo con đường phương Tây, bên cạnh đó tiếp tục duy trì và bảo vệ bản sắc dân tộc. – Mối quan hệ giữa văn hoá và văn học từ lý thuyết đến ứng dụng Luận án khái quát hướng tiếp cận văn học trong mối quan hệ với văn hoá trên thế giới cũng như ở Việt Nam, khẳng định đây không phải là hướng đi mới, đã đạt được thành tựu rõ rệt trong nghiên cứu của Trần Trọng Kim, Hoài Thanh, Đinh Gia Trinh, Phan Ngọc, Trần Ngọc Vương, Trần Nho Thìn, Huỳnh Như Phương, Đỗ Lai Thúy, Nguyễn Đăng Điệp… Tiếp thu khái niệm “hệ nền” của các nhà lý luận Nga Iu.Tynianov và M. Bakhtin, chúng tôi nhìn đối tượng trong ba hệ thống chỉnh thể liên đới: hệ chỉnh thể của tác phẩm, hệ chỉnh thể của văn học và hệ chỉnh thể của văn hóa; trong đó văn hóa được coi là hệ nền. Từ đó đối tượng khảo sát được người nghiên cứu triển khai trên ba hệ chỉnh thể liên đới đó, đi từ rộng hơn đến hẹp dần, tức từ hệ nền văn hóa đến tác phẩm văn học, cụ thể là: hệ chỉnh thể văn hóa thời đại gia tốc của tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam 1932 - 1945, hệ chỉnh thể văn học TLVĐ, hệ chỉnh thể tiểu thuyết Nhất Linh. 1.1.3. Lý luận về sự canh tân văn học Canh tân là một quy luật tất yếu của sự vận hành và phát triển trong mọi lĩnh vực, ở mức độ nào đó, nó được coi là cuộc cách mạng. Cuộc canh tân văn học Việt Nam diễn ra từ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX thực chất là cuộc thay đổi hệ hình (paradigm). Luận án khảo sát sự thay đổi này trong văn học từ thời Trung đại sang thời Cận và Hiện đại, để thấy rằng sang đầu thế kỉ XX, văn học đang từng bước thoát ra khỏi mọi ràng buộc của hệ hình cũ, đi tìm những giá trị mới, mỹ cảm mới, thay thế con người cộng đồng bằng con người cá nhân. Trong sự thay đổi hệ hình này, chúng tôi lưu ý đặc biệt đến sự thay đổi hệ thống thể loại và quan niệm mới về chức năng của văn học. Văn học lúc này hướng đến vấn đề độc lập tự do dân tộc bằng con đường “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Như vậy, nhu cầu canh tân văn học nằm ngay trong nhu cầu hiện đại hóa văn học, nhu cầu độc lập dân tộc. “Nhu cầu kép” này được TLVĐ và thủ lĩnh Nhất Linh nhận diện rõ. 1.2. Tình hình nghiên c u tiểu thuyết Nhất Linh 1.2.1. Nghiên cứu quan niệm của Nhất Linh về tiểu thuyết Quan niệm về tiểu thuyết của Nhất Linh được hình thành, bồi đắp dần trong cả một quá trình từ khi chưa viết tiểu thuyết (trước 1925) sang thời đang viết tiểu thuyết (1925 – 1940) và thời kì sau TLVĐ (1949-1960). Trong quan điểm của ông chúng tôi lưu ý hai yêu cầu cần thiết ở tiểu thuyết:
- 6 Thứ nhất, đề cao thái độ khách quan trước hiện thực, không can thiệp lộ liễu vào xếp đặt câu chuyện. Đó là một quan điểm mới mẻ về cái chết của “nhà văn - Thượng đế” và thái độ dân chủ, tôn trọng độc giả. Thứ hai, đề cao sự viết hay – tức sự sống động trong miêu tả chứ không phải ở cốt truyện ngoắt ngoéo, ly kỳ cảm động, cần làm cho “nhân vật trên trang sách thật sự có đời sống của mình”. 1.2.2. Nghiên cứu chung về vị trí và đặc điểm của tiểu thuyết Nhất Linh – Nghiên cứu trước 1945 Giai đoạn này Nhất Linh đã được đánh giá cao như một nhà tiểu thuyết mới và tiểu thuyết gia luận đề. Hai phương diện được đánh giá cao là kỹ thuật tự sự và tài phân tích tâm lý. Dù có ý kiến trái chiều về nội dung tư tưởng của Lạnh lùng hay Đời mưa gió nhưng hiếm có ai chê bai về kỹ thuật viết của ông. Đồng thời các nhà phê bình cũng nhận thấy rằng tuy dùng văn chương để cải hóa, tiểu thuyết luận đề của Nhất Linh lại không hề khô khan, giáo điều, mà mang màu sắc và cảm xúc tươi mới, thu phục lòng người. – Nghiên cứu từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến trước 1985 Tiểu thuyết Nhất Linh ở hai miền Bắc – Nam có những đánh giá và tiếp nhận khác nhau: miền Bắc từ chối tất cả những gì liên quan đến Nhất Linh, trong đó có tiểu thuyết; miền Nam tiếp nhận và trân trọng những giá trị của nhà văn, khẳng định ông như một thủ lĩnh vừa có tầm nhìn vừa có tài tổ chức, hoạch định những chủ trương, kế hoạch cho cả nhóm trong thực hiện công cuộc canh tân văn hoá, văn học, vừa làm cuộc canh tân ấy trong tiểu thuyết của mình. – Nghiên cứu từ năm 1986 đến nay Việc “nhìn lại”, “xem xét lại” TLVĐ cho thấy tính bước ngoặt trong việc định vị lại Nhất Linh. Điều này được chứng minh bằng hàng loạt hội thảo trong và ngoài nước, việc phát hành sáng tác của nhà văn, nghiên cứu về ông. Càng ngày càng có nhiều đánh giá cao vai trò cách tân tiểu thuyết của ông, nhất là đứng từ điểm nhìn hôm nay, nhiều nhà phê bình vẫn ghi nhận những kỹ thuật mới mẻ của nhà văn. Tiểu thuyết Nhất Linh trở thành lựa chọn trong giới làm luận văn - luận án trong và ngoài nước. 1.2.3. Nghiên cứu về hiện thực hóa chủ trương canh tân văn hóa văn học của TLVĐ trong tiểu thuyết Nhất Linh Nghiên cứu TLVĐ nói chung và Nhất Linh nói riêng theo hướng liên ngành văn hóa - văn học có thể kể đến các công trình của Vu Gia (Nhất Linh trong tiến trình hiện đại hóa - 1995, “Tự lực văn đoàn và một số ý tưởng canh tân của Nguyễn Trường Tộ” - 2014); Văn Giá (“Cải cách thôn quê – một chủ đề mang ý nghĩa khai sáng trong tiểu thuyết TLVĐ” - 2013); Đoàn
- 7 Ánh Dương và những người khác, Phong Hoá hiện đại – Tự lực văn đoàn trong tình thế thuộc địa ở Việt Nam đầu thế kỷ 20 – 2020)… Đối chiếu với các công trình trên, luận án của chúng tôi mang tính quy mô và hệ thống hơn, được triển khai song song ở hai cấp độ. Ở cấp độ thứ nhất, nó bao quát phạm vi canh tân rộng lớn của cả nhóm TLVĐ, đặt tiểu thuyết trong hệ thống các thể loại khác, cho thấy hiệu quả văn chương bên cạnh hiệu quả hoạt động báo chí và hoạt động xã hội; Ở cấp độ thứ hai, nó đi sâu phân tích tiểu thuyết của một thành viên ưu tú nhất trong nhóm, cho thấy nội dung, tư tưởng và nghệ thuật của tiểu thuyết đạt được hiệu quả như thế nào khi hiện thực hóa chủ trương canh tân văn hóa văn học đối với xã hội đương thời cũng như đối với đời sống tinh thần Việt Nam về sau. Tiểu kết chương 1 Từ những khái quát về các vấn đề liên quan, chúng tôi đi đến kết luận: - Chọn tiểu thuyết làm “nhân vật” chính cho hoạt động sáng tác của TLVĐ là một lựa chọn chủ động, sáng suốt của Nhất Linh và các cây bút trụ cột của nhóm, đồng thời đó cũng là việc làm thuận theo quy luật phát triển nội tại của văn học, của văn hóa khu vực nói chung và của Việt Nam nói riêng, trong cuộc giao lưu văn hóa Đông - Tây tiền bán thế kỉ XX, đặc biệt giai đoạn gia tốc hiện đại hóa văn học 1932 - 1945. - Chọn hướng nghiên cứu liên ngành: Hướng tìm hiểu tiểu thuyết của Nhất Linh dưới góc nhìn văn hóa học cũng không còn xa lạ với hôm nay. Trong sự nỗ lực của mình, chúng tôi sẽ cố gắng tổng hợp, nối kết và phần nào đó đưa ra những kiến giải của mình. Chương 2 KHÁI QUÁT VỀ CHỦ TRƯƠNG CANH TÂN VĂN HÓA, VĂN HỌC CỦA TỰ LỰC VĂN ĐOÀN 2.1. Những nhân tố cơ bản thúc đẩy sự ra đời của Tự lực ăn đoàn 2.1.1. Nhu cầu canh tân đất nước trong bối cảnh tiếp xúc văn hoá Đông - Tây – Nhu cầu hiện đại hóa văn hóa xã hội Bước vào thế kỉ XX, văn hóa xã hội Việt Nam từng bước giã biệt với quỹ đạo văn học Trung đại phương Đông thuộc hệ hình tiền hiện đại để bắt đầu chuyển đổi sang hệ hình hiện đại theo mẫu phương Tây, kéo theo sự thay đổi quan niệm về văn hóa - văn học, về người sáng tạo và công chúng, về hình thức thể loại. Luận án lưu ý đến sự xuất hiện chủ thể văn hóa mới: trí thức bình dân, dân nghèo thành thị, học sinh sinh viên, công chức ăn lương chính phủ Pháp, giới thương gia, tư sản... Hình thành lớp trí thức biết tiếng Pháp, am hiểu văn minh văn hóa phương Tây. Đây là bộ phận năng
- 8 động nhất trong quá trình hội nhập văn hóa thế giới. Từ môi trường thành thị, với những thành phần mới như thế, xuất hiện một yếu tố quan trọng – ý thức cá nhân. – Nhu cầu hiện đại hóa gắn bó với nhu cầu giải phóng dân tộc Trước sự thất bại của các phong trào đấu tranh vũ trang đầu thế kỉ, ý thức về phương thức mới giành độc lập được hình thành: sự lớn mạnh của dân tộc, trước hết bằng khai dân trí, nghĩa là lớn mạnh lên bằng văn hóa. Như vậy, nhu cầu giải phóng dân tộc được nhìn thấy trong tương tác giữa tính dân tộc và tính hiện đại, như sự vận động nội tại và ngoại tại. 2.1.2. Những thành tựu đầu tiên của quá trình hiện đại hóa Đầu thế kỉ XX, văn học Việt Nam bước vào giai đoạn khẩn trương hiện đại hóa và đã giành được thắng lợi trông thấy: – Hệ quả của chữ quốc ngữ và sự phát triển của báo chí: Nhờ có máy in chữ và hệ thống nhà xuất bản, các ấn phẩm sách báo chí nhanh chóng đến tay người đọc đông đảo. Những tờ báo viết bằng chữ quốc ngữ có vai trò to lớn trong bồi dưỡng tri thức và tư duy hiện đại cho cộng đồng. – Hình thành một hệ thống thể loại hoàn chỉnh và hiện đại hơn so với trước kia: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, nghiên cứu văn học. Đó là những nhân tố cơ bản làm nền tảng vững chắc để TLVĐ tiếp tục cuộc canh tân văn hóa - văn học đang còn dở dang, sẽ hoàn thiện quan niệm mới về văn học, phản ánh một xã hội dân sự - công dân với những hình tượng điển hình như những chủ thể văn hóa mới. 2.1.3. Tài năng tổ chức và khát vọng đóng góp về văn hóa của Nhất Linh Bản thân Nhất Linh xác định tầm quan trọng của làm văn hóa, cho rằng “văn hóa có sức mạnh thay đổi lâu bền hơn chính trị”. Là người có chí hướng rõ rệt, quyết tâm kiên định với con đường đã lựa chọn, Nhất Linh đã nhanh chóng nhận ra con đường mà mình sẽ đi: Canh tân văn hoá thông qua hoạt động xã hội và sáng tác văn học, với mục tiêu giải phóng con người cá nhân và hướng tới cuộc sống tự do, dân chủ. Tài năng tổ chức của thủ lĩnh TLVĐ được thể hiện ở các khâu phương châm, hoạch định, điều hành, xuất bản, phân công… – Về phương châm: không nhắm đến số độc giả trí thức ít ỏi như các tờ báo có tính học thuật, mà nhắm đến “khai dân trí” ở một khối độc giả đông hơn, với những đề tài đa dạng, dễ hiểu với tầng lớp bình dân. – Về hoạch định hiện đại hóa văn hóa nước nhà: không chủ trương dịch thuật mà ráo riết thúc đẩy sáng tác, nhằm nâng trình độ văn hóa Việt, khẳng định phẩm chất dân tộc, tài năng cá nhân. Phương châm ấy song hành với lựa chọn một phong cách thích hợp: trào phúng là tinh thần chính của Phong Hoá
- 9 và Ngày Nay. Lựa chọn này đã đưa Phong Hoá cũ từ một tờ báo đang chờ khai tử thành tờ báo mang đậm tính trào lộng, vừa đầy tin tức thời sự, vừa có tính văn chương, tính chiến đấu, trở nên đắt khách nhất trong số hằng hà sa số báo chí thời đó. – Về điều hành công việc, chủ bút TLVĐ chứng tỏ tài năng kinh doanh: biết dự đoán, đón đầu sự kiện (lập tờ báo Ngày Nay dự phòng tờ Phong Hóa bị đình bản); kêu gọi hùn vốn mua lại nhà xuất bản Đời Nay, đưa nó thành cơ quan xuất bản chính thức của văn đoàn. Tài năng của nhà tổ chức Nhất Linh biểu hiện rõ rệt trong chủ trương chiêu hiền đãi sĩ và điều phối nhịp nhàng ăn ý giữa nhóm trí thức trẻ. Các thành viên TLVĐ trở thành những nhà văn đầu tiên có mức thu nhập đủ sống đàng hoàng với nghề cầm bút và sáng tác chuyên nghiệp hơn. Và đó cũng chính là một trong những yếu tố rất quan trọng thúc đẩy quá trình hiện đại hoá văn học. Tất cả những điều nói trên cho thấy tài năng và tầm nhìn của chủ soái Nhất Linh. Dưới sự chỉ đạo của ông, TLVĐ đã trở thành nhóm chuyên nghiệp đứng đầu văn đàn thập niên ‘30 – ‘40. 2.2. Tôn chỉ à chương trình hoạt động thực tế của TLVĐ 2.2.1. Tôn chỉ hoạt động của TLVĐ Tôn chỉ của TLVĐ được công bố trên Phong Hoá số 87 ngày 2/3/1934, gồm 10 điều, có thể nhóm thành 3 bình diện: văn học, tư tưởng, xã hội. – Về văn học: xây dựng một nền văn học mới với ba nguyên tắc. Một, định hướng hoạt động: sáng tác chứ không dịch thuật, nhằm khích lệ văn học nước nhà ngày càng hưng thịnh; Hai, xác định lối hành văn: viết giản dị, dễ hiểu, thuần Việt, nhằm xây dựng một nền văn chương tiếng Việt đại chúng; Ba, hiện đại hóa văn học bằng cách tiếp thu các phương pháp của Thái Tây. – Về tư tưởng: Thứ nhất, lấy con người làm trung tâm, nhìn con người với tinh thần lạc quan. Thứ hai, đả phá tư tưởng phong kiến lỗi thời, chống lại luân lý gia đình độc đoán, đè bẹp quyền sống và quyền hạnh phúc con người. Thực chất đây là lời tuyên bố về một ý thức hệ mới, hợp với bước tiến của thời đại. – Về xã hội, tức chủ thể văn hóa: lấy tầng lớp bình dân làm nền tảng, từ đó đề cao chủ nghĩa bình dân và bồi đắp lòng yêu nước. Chủ trương này cho thấy TLVĐ đã xác định được chủ thể văn hóa mới, sẽ hướng đến phục vụ nó. 2.1.2. Chương trình hoạt động thực tế Tập hợp lực lượng sáng tác TLVĐ được thành lập năm 1933, gồm 7 thành viên: Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh) Trần Khánh Giư (Khái Hưng) Nguyễn Tường Long
- 10 (Hoàng Đạo) Nguyễn Tường Lân (Thạch Lam) Hồ Trọng Hiếu (Tú Mỡ), Nguyễn Thứ Lễ (Thế Lữ) và Xuân Diệu. Nhìn vào nhân lực của văn đoàn, có thể thấy có ba điểm nổi bật sau: Thứ nhất, đây là những người có tân học, có tài năng, am hiểu văn chương Pháp, lại lớn lên trong môi trường học thuật mới, báo chí phát triển. Là thế hệ nhà văn chuyên nghiệp, không ăn lương nhà nước, họ sống bằng ngòi bút, nên buộc phải luôn tìm kiếm và khẳng định sự độc đáo, không ngừng đa dạng hóa phong cách để thu hút độc giả. Thứ hai, đây là nhóm trí thức cùng chí hướng – làm một cuộc canh tân rộng lớn trên địa bàn xã hội. Họ có điều kiện làm giàu bằng quan trường nhưng lại đi theo nghiệp văn chương. Thứ ba, đây là nhóm mạnh về thể loại tiểu thuyết. Trong số “thất tinh” ta thấy nổi lên tính chất chủ lực của văn xuôi, lấy tiểu thuyết làm trụ cột. Hoạt động báo chí và xuất bản LTVĐ làm văn hóa bằng sáng tác và làm báo. Từ 1932 đến 1940 hoạt động trên khuôn khổ hai tờ tuần báo Phong Hóa, Ngày Nay và ấn hành sách báo tại nhà xuất bản Đời Nay, tất cả đều hướng đến làm văn hóa rõ rệt: sụ cần thiết đổi mới để đưa nước nhà mau lớn mạnh, kịp với văn minh thế giới. Kết quả là: – Cổ súy một nền văn học dân tộc tự lực: trong suốt quá trình hoạt động, báo chí TLVĐ không dịch văn chương, chỉ dịch sách triết học, lý luận và khoa học, nhằm làm cho “người và xã hội ngày một hay hơn lên”. – Vun trồng và nhân lên những hạt giống tài năng: Các tờ báo và nhà xuất bản của TLVĐ là nơi quy tụ mọi thể loại nghệ thuật như văn chương, hội họa, âm nhạc, nơi cổ súy cho Thơ mới thắng lợi. – Kết nối người đọc bình dân, nhân rộng văn hóa đọc trong xã hội: Trong vòng một thập niên, TLVĐ đã dấy lên một phong trào đọc và viết, để lại bao điều hay điều đẹp trong đời sống tinh thần cộng đồng. Các hoạt động xã hội khác Ngoài việc khai dân trí bằng báo chí, văn chương, các thành viên TLVĐ còn cải cách xã hội bằng hoạt động xã hội, theo nhiều phương thức: viết bài cổ động, vẽ tranh biếm họa, đi diễn thuyết, phát chẩn cứu đói, kêu gọi thay đổi cái ở văn minh cái mặc lịch sự. Kết quả là: – TLVĐ là nơi đưa nghệ thuật đi vào đời sống xã hội một cách thiết thực, làm cho xã hội ngày càng văn minh, dân trí mở mang: đưa hội họa vào đời sống tinh thần xã hội bằng triển lãm tranh vẽ; là diễn đàn sớm nhất của Nhiếp ảnh và Tân nhạc Việt Nam, là nơi lăng-xê cho tà áo dài duyên dáng… – TLVĐ là nơi quy tụ tương trợ xã hội, các thành viên văn đoàn đi đến nhiều tỉnh thành, chung tay cứu trợ nạn nhân thiên tai bão lụt, đói kém. Dự án
- 11 Nhà Ánh sáng, “Hội Ánh sáng” đã thay đổi không gian vật chất của người thôn quê, làm họ thay đổi cách nghĩ, cách hành xử. Tóm lại, với những hoạt động xã hội của mình, TLVĐ đã từng bước thực hiện các chủ trương nêu trong Tôn chỉ văn đoàn, đó là phụng sự đời sống tinh thần và vật chất của giới bình dân. 2.3. Ưu thế à ai trò của tiểu thuyết trong iệc hiện thực hoá chủ trương canh tân ăn hoá, ăn học của TLVĐ 2.3.1. Vị trí của tiểu thuyết trong hoạt động sáng tác của các nhà văn TLVĐ Thời điểm TLVĐ xuất hiện là lúc tiểu thuyết đang thịnh hành và đông khách. Trong một xu thế như vậy, viết tiểu thuyết là một lựa chọn tất yếu của các cây bút trong văn đoàn, nhằm thu hút độc giả trí thức bình dân – đối tượng hướng đến của chủ trương “khai dân trí”. Khi đã lựa chọn như thế thì việc sáng tác bằng tiểu thuyết đã trở thành vừa là mục tiêu vừa là nhiệm vụ. Trong bảy thành viên, ngoài ba trụ cột chính cũng là ba nhà tiểu thuyết Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, các thành viên còn lại trừ Tú Mỡ, đều từng viết tiểu thuyết. Khi nói đến văn phái này là nói đến tiểu thuyết Tự lực văn đoàn. 2.3.2. Những nội dung chính của việc hiện thực hóa chủ trương canh tân văn hóa, đổi mới văn học của TLVĐ mà tiểu thuyết đảm nhiệm – Đả phá tư tưởng phong kiến lỗi thời, chống lại luân lý gia đình độc đoán, đè bẹp quyền sống và quyền hạnh phúc con người. – Xây dựng những hình mẫu con người cá nhân với những khát vọng và lý tưởng dấn thân cao đẹp. – Xây dựng một nền văn chương hiện đại bằng thứ tiếng Việt thuần khiết và đẹp đẽ: Với thứ ngôn ngữ ấy, văn chương TLVĐ đã diễn tả thành công cảnh đẹp thiên nhiên và vẻ đẹp tâm hồn con người. – Xây dựng phong cách đa dạng: Tuy TLVĐ chủ yếu thuộc trào lưu lãng mạn, nhưng không tẻ nhạt một màu, mỗi cây bút đều biết tạo cho mình phong cách, giọng điệu riêng, làm nên nhóm văn học đa màu sắc. – Tiếp thu kỹ thuật mới để đem đến tính hiện đại: đặt dấu chung cuộc cho tiểu thuyết chương hồi phương Đông. Tiểu thuyết TLVĐ đi theo kết cấu tâm lý, không lấy “sự”, lấy “việc” làm trọng mà chú ý miêu tả “biện chứng tâm hồn”. – Xây dựng một cộng đồng đọc sách hiện đại: Với một nội dung đáp ứng nhu cầu xã hội, một ngôn ngữ dễ hiểu như trên, văn học đi thẳng vào cộng đồng, cũng như cộng đồng dễ dàng bước vào diễn đàn văn học. Tiểu kết chương 2 Tất cả các lĩnh vực hoạt động sáng tác, hoạt động báo chí, hoạt động xã hội của TLVĐ đều hướng đến hiện thực hóa chủ trương canh tân văn hóa, văn học theo hướng hiện đại hóa và trong bối cảnh đặc thù của cuộc giao
- 12 lưu văn hóa Đông – Tây. Tiểu thuyết TLVĐ đã trở thành một “thương hiệu”, vì dần định hình cho mình một kiểu dáng, màu sắc riêng mà sau này các thế hệ sau sẽ phát triển, hoàn tất, tạo nên nền tiểu thuyết hiện đại Việt Nam. Chương 3 NHỮNG VẤN ĐỀ LỚN CỦA NHIỆM VỤ CANH TÂN VĂN HÓA, VĂN HỌC ĐƯỢC THỂ HIỆN TRONG TIỂU THUYẾT NHẤT LINH 3.1. Truyền bá những yếu tố tích cực của ăn minh Thái Tây 3.1.1. Khẳng định cái tôi cá nhân Những biểu hiện của việc khẳng định cái tôi cá nhân: – Đòi hỏi quyền tự quyết cuộc đời: Trước áp đặt của nền nếp gia đình phong kiến, các nhân vật của Nhất Linh cất tiếng nói khẳng định quyền được tự quyết một cuộc sống riêng, tự do, “sống cho chính mình và trước hết theo ý mình”, ít nhất là về phương diện tình cảm cá nhân: Loan (Đoạn tuyệt) tuyên bố việc chuyện hôn nhân của nàng chỉ quan hệ đến nàng; Nhung (Lạnh lùng) nói với mẹ đẻ “con có quyền đi lấy chồng”; Dũng (Đoạn tuyệt) chấp nhận bị cha mẹ từ, bỏ nhà ra đi dấn thân vào đời mưa gió… đã cho thấy tinh thần tự chủ của con người cá nhân. – Đòi hỏi được tôn trọng: Khẳng định mình như một cá thể độc lập, các nhân vật của Nhất Linh không chấp nhận bị sỉ nhục. Khi nhân phẩm bị xúc phạm, Trâm, Loan, Nhung nhất loạt phản kháng. Bị Phong ruồng rẫy, Trâm (Nắng thu) không cúi mình cầu xin, cương quyết “đứng dậy, sửa lại vành khăn, rồi từ từ đi ra, hai con mắt ráo lệ nhìn thẳng về phía trước như nhìn vào chỗ không người”. Loan (Đoạn tuyệt) khi thấy phẩm giá của mình “không bằng phẩm giá một con vật” đã tuyên bố: “Không ai có quyền chửi tôi, không ai có quyền đánh tôi”, “Bà cũng là người, tôi cũng là người, không ai hơn kém ai”. – Đòi hỏi được sống theo cá tính của mình: ý thức về cá tính là ý thức cao nhất của ý thức cá nhân. Dũng (Đôi bạn) và Tuyết (Đời mưa gió) khao khát sống theo tiếng gọi ở “một cõi xa xăm” nào đó. Ý đồ xây dựng cái tôi cá nhân như nhu cầu để thực hiện khát vọng đổi mới văn hóa, văn học đã bắt gặp tính đặc trưng của nhân vật tiểu thuyết (con người với cuộc đời và khát vọng riêng tư) và phương pháp Thái Tây (phân tích nội tâm) đã làm nên những nhân vật mới của tiểu thuyết Nhất Linh. 3.1.2. Coi trọng tinh thần dân chủ Điều này được Nhất Linh thể hiện qua các biểu hiện sau:
- 13 – Đối thoại của thế hệ “con” với thế hệ “cha”: Xưa nay con cháu răm rắp tuân theo chuẩn chữ “lễ”, chữ “hiếu”, theo đó cha mẹ có quyền xếp đặt cuộc đời con cái mà không cần biết đến họ có đồng ý hay không. Bố mẹ Dũng (Đoạn tuyệt và Đôi bạn) mặc định rằng Dũng sẽ phải lấy con ông Tuần phủ; bố mẹ Loan (Đoạn tuyệt) định sẵn hôn nhân cho nàng với Thân khi nàng còn bé; và Nhung (Lạnh lùng) mặc nhiên phải sống đời goá bụa cho đến già để xứng với tấm bảng “Tiết hạnh khả phong”… Các nhân vật của Nhất Linh đã bắt đầu phá vỡ thế trận, họ tiến hành những cuộc đối thoại, đưa ra cái “chuẩn” mới, đòi hỏi ý kiến của mình phải được tôn trọng. Chiến thắng bắt đầu thuộc về họ, ví dụ như Phương (Lạnh lùng) từng bước một đấu tranh lại với bố mẹ, dứt khoát không chịu cuộc hôn nhân sắp đặt vì đã “phải lòng” người khác… – Khát vọng của người nữ được ngang bằng với người nam về cả tinh thần lẫn thân xác. Trong cái xã hội mà chỉ nam giới mới có quyền cất bước ra đi, xây đắp mộng ước cuộc đời, Loan (Đoạn tuyệt) đã khao khát được sống và hành xử như Dũng. Trong thế giới của Nhất Linh, ngay cả cô gái câm như Trâm (Nắng thu) cũng được quyền biết chữ như người bình thường, “em sẽ như mọi người khác, em cũng đọc sách, em cũng viết thư được.” Ở một khía cạnh khác của khát vọng này là sự đòi hỏi ngang bằng với nam giới về quyền yêu, hưởng thụ khoái lạc thân xác, như Tuyết (Đời mưa gió), Nhung (Lạnh lùng)… 3.1.3. Xây dựng ý thức cộng đồng Từ việc cổ súy cho cái tôi cá nhân và tinh thần dân chủ, nhà khai dân trí Nhất Linh đi đến một bước cao hơn: xây dựng ý thức cộng đồng. Đó là cái mà mỗi cá nhân nhận thức về các giá trị chung, theo chuẩn mực đạo đức, có trách nhiệm tuân thủ chúng, hướng đến một xã hội công bằng, bác ái và văn minh. Với những chủ trương như thế, ta thấy hàng loạt nhân vật của TLVĐ đã thể hiện băn khoăn về lí tưởng xã hội. Những chàng Duy (Con đường sáng), chàng Dũng (Đoạn tuyệt, Đôi bạn), những anh Cảnh, cô Hảo, ông Thanh Đức (Băn khoăn)... luôn băn khoăn về việc mình sống như thế nào, cái cuộc đời riêng ấy liệu có ích gì cho đời sống chung xã hội. Dũng trong Đôi bạn và Đoạn tuyệt không chấp nhận lối sống mòn mỏi quẩn quanh, chỉ lo cho cái hạnh phúc bé mọn, băn khoăn về lẽ sống cao cả hơn. Họ mang dang dấp của một thời “Một giã gia đình một dửng cho ta thấy sự phản kháng xã hội, có nhu cầu một phản tỉnh về ý thức cộng đồng, vì một xã hội nhân bản hơn trong tương lai. Tự do cá nhân - tinh thần dân chủ - ý thức cộng đồng là những bước kế tiếp nhau trong cương lĩnh khai sáng của Nhất Linh. Các bước ấy đều liên
- 14 quan đến từ “thức tỉnh”: thức tỉnh để đạt được tự do cá nhân; thức tỉnh để có tinh thần tự trị, thấy mình ngang bằng với mọi người và mọi người ngang bằng với mình, cùng tuân theo luân lí xã hội một cách tự giác; thức tỉnh để sống hài hòa giữa quyền lợi riêng và chung, cùng cộng đồng lớn mạnh, phú cường. 3.2. Thực hiện iệc tổng hợ ăn hoá hướng tới tinh thần hiện đại 3.2.1. Đả phá thiết chế hủ bại và trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp – Đả phá tư tưởng trọng nam khinh nữ. Những Loan, những Nhung là nạn nhân của quan niệm này. Họ trở thành con sen, “máy đẻ” trong nhà chồng. Hành động phản kháng của họ, dù thành công hay thất bại đều cho thấy đã đến lúc tư tưởng này không thể tồn tại. – Tôn vinh những phẩm chất mang tính truyền thống của con người Việt Nam: lòng hiếu thảo, sự khéo léo, đảm đang và khát vọng về một cuộc sống gia đình hoà thuận đầm ấm của con người Việt Nam. Ngoài ra, trong các tác phẩm của mình, Nhất Linh vẫn đã thể hiện việc trân trọng những phong tục, lễ nghi như tục viếng mộ và tưởng niệm người chết hay cảnh đón năm mới và giây phút thiêng liêng của khoảnh khắc giao thừa. Cổ vũ con người cá nhân và cảnh báo những hệ lụy của nổi loạn cực đoan 3.2.2. Phác thảo một mô hình tổ chức xã hội văn minh Mô hình xã hội văn minh này đã hình thành trong ý tưởng của Nhất Linh từ thời trước TLVĐ trong truyện ngắn Giấc mộng Từ Lâm. Có lẽ từ “giấc mộng” ấy ông đã lập ra chương trình Nhà Ánh sáng, lập ra TLVĐ để xây dựng xã hội như mình mong ước. Còn trong tiểu thuyết, có lẽ do bị phân tán nhiều nên Nhất Linh chưa thể hiện được đầy đủ quá trình hình thành nên một mô hình xã hội văn minh qua nhân vật tiểu thuyết như Hoàng Đạo trong Con đường sáng. Nếu có, Nhất Linh cũng chỉ mới dừng lại ở việc phác thảo ra một mô hình gia đình hạnh phúc. Với ông, một gia đình hạnh phúc trước hết phải là một gia đình mà hôn nhân phải được tạo nên từ tình yêu đôi lứa. Quan trọng hơn, để xây dựng và gìn giữ hạnh phúc, mỗi thành viên trong gia đình phải được tôn trọng và có quyền bình đẳng ngang nhau. Nếu gia đình là nhân tố cơ bản để hình thành nên xã hội thì có lẽ Nhất Linh muốn từ những gia đình văn minh tạo ra một xã hội văn minh. Có thể thấy dường như trong Tôn chỉ hoạt động của TLVĐ đã tiềm ẩn phương hướng cho một chủ thuyết, một mô hình: kết hợp Đông - Tây, dân tộc - thế giới, hướng đến một xã hội hiện đại theo kiểu phương Tây mà vẫn đậm bản sắc Việt.
- 15 3.3. Xây dựng mô hình tiểu thuyết hiện đại à ngôn ngữ ăn học chuẩn mực 3.3.1. Định dạng tiểu thuyết hiện đại và làm sáng tỏ các yêu cầu của nó Là một nhà tổ chức của một văn đoàn lấy tiểu thuyết làm đội quân chủ lực trong nền văn học hiện đại, hướng đến canh tân văn hóa văn học, tất yếu Nhất Linh phải hình dung một mô hình của tiểu thuyết đáp ứng nhiệm vụ đề ra. Dựa vào 6 cuốn tiểu thuyết viết trước 1945 và tiểu luận Viết và đọc tiểu thuyết, dựa vào tôn chỉ của TLVĐ, có thể đưa ra mô hình tiểu thuyết hiện đại theo cách hiểu của Nhất Linh như sau: – Về quy mô, có thể không quá lớn, từ 100 lên đến trên dưới 200 trang, nhưng có khả năng tái hiện mọi giới hạn không gian và thời gian, phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, đủ cho hạt nhân cốt truyện, xung đột truyện, tính cách nhân vật phát triển. Đôi bạn bắt đầu bằng một hồi cố, cho thấy câu chuyện kéo dài từ thời điểm hơn hai năm trước cho đến lúc đó và mở về phía trước. – Về nội dung cốt truyện, hầu hết các tác phẩm đều là câu chuyện tình yêu lãng mạn với những kết thúc mở. Các cặp đôi trai tài gái sắc có tâm hồn đồng điệu nhưng trắc trở, vì chênh lệch hoàn cảnh (giàu - nghèo, tự do - mất tự do hoặc vì một tiếng gọi lớn lao nào đó của xã hội). Là tình trai gái nhưng tất cả đều gần như “chay tịnh”, không đi xa hơn giới hạn (trừ cặp Nhung – Nghĩa), tuy nhiên cái “vượt giới hạn” không nằm trong miêu tả chi tiết). – Về đề tài và tư tưởng, câu chuyện phải mới, là những gì đang diễn ra trong đời sống xã hội, trong đời người: vấn đề áp chế của đại gia đình phong kiến, quyền có đời sống riêng tư của cá nhân, quyền được tự do lựa chọn con đường riêng, là khát vọng và lí tưởng về một xã hội tốt đẹp hơn. Những điều như thế ta có thể quan sát trong Nắng thu, Đoạn tuyệt, Lạnh lùng, Đôi bạn. – Về tính cách đặc thù của nhân vật trung tâm, phải là nhân vật hiện đại, theo quan niệm Thái Tây: có cá tính, có tiếng nói riêng của mình. Nó hiện ra không như một cái gì đó bất biến, đã định hình xong xuôi về tính cách và ổn định về số phận. Nó phải xung vào các mối quan hệ, giao tiếp, đối thoại, lôi kéo tất cả vào xung đột của mình, cho dù công khai (trong Đoạn tuyệt, Nắng thu) hay lặng thầm (trong Lạnh lùng) thậm chí khơi dậy cả đối thoại với độc giả, đưa độc giả đến những suy tư về cuộc đời, về thời thế. – Về kết cấu: cấu tứ hài hòa cân đối kiểu cổ điển, thường là kiểu tương phản hay đối xứng. Trong Đoạn tuyệt là tương phản giữa hai quan điểm mới - cũ, đối xứng giữa thân phận nàng dâu tủi nhục của Loan với mối tình đẹp đẽ của nàng với Dũng. Trong Đôi bạn là không gian đối lập khép
- 16 - mở: không khí “u ám, nặng nề” trong gia đình người cha (ông Tuần) và không gian mở rộng vô biên đầy gió ngàn của người con (Dũng); bên cạnh đó là sự đối xứng giữa khát vọng tình yêu với khát vọng lí tưởng. Ở Bướm trắng là một cấu trúc cân đối, hài hòa đến mức hoàn hảo: sự tương ứng đầu - cuối, sự đối thoại giữa sống và chết, hành trình bên trong và bên ngoài, giữa Đông và Tây. 3.2.2. Xác lập tính khách quan của người trần thuật Nhân vật tiểu thuyết Nhất Linh có tiếng nói của mình. Người trần thuật đã đứng sang một bên, đóng vai trò tường thuật khách quan, kết nối sự kiện trong không - thời gian để nhân vật xuất hiện một cách tự nhiên, hợp lí, làm bật lên cá tính riêng. Kết quả là, nhân vật bắt đầu sống được bằng đời sống của nó, xác định cho mình một giọng điệu riêng, cá tính riêng. Ví dụ, để lột tả tính cách của người đàn bà lắm điều, chuyên chế, hống hách, đang muốn làm nhục, làm đau đớn đứa con dâu, Nhất Linh chỉ cho bà Phán xưng hô với Loan là các người, mợ, cô, chị, nó, mày, con kia, tôi, tao, bà là thấy rõ. Hay là, nhân vật người chồng của Loan cũng sẽ tự bộc lộ mình là kẻ vô học, tầm thường, đầu óc gia trưởng qua ngôn ngữ, giọng điệu: “câm, mợ câm ngay”, “mợ không được láo”, “đồ mất dạy”. Loan trong Đoạn tuyệt hoạt bát, trực tính, sôi nổi, sẵn sàng tranh luận rành rẽ khi cần, còn Loan trong Đôi bạn nhạy cảm hơn, ít bày tỏ bằng ngôn ngữ, nàng giao tiếp bằng ánh mắt, nụ cười và cả sự im lặng. Hai chàng Dũng đều bí ẩn trong hành tung, cao thượng trong tính cách, nhưng chất suy tư của chàng trong Đôi bạn đầy chất thơ cũng như nhiều tính triết học hơn. Trong sự khác biệt với văn học trung đại, tính khách quan còn được thể hiện qua việc tạo dựng khung cảnh không - thời gian, trước hết liên quan đến thiên nhiên. Nắng Thu với 80 trang mà có hơn 18 đoạn mô tả thiên nhiên. Những cảnh ấy được bố trí như một sườn bài theo chiều dọc, để chiều ngang sẽ đan cài những diễn biến chính câu chuyện. 3.3.3. Xây dựng nguyên tắc vận dụng ngôn ngữ trong sáng tác văn học Nhất Linh quan tâm đến người đọc bình dân – cũng là đối tượng cần khai dân trí của TLVĐ. Ngôn ngữ tiểu thuyết Nhất Linh cho thấy những tương thích với đối tượng này như sau: – Về từ vựng: hạn chế tối đa chữ nho, chữ Hán, sử dụng tối đa từ thuần Việt. Các nhân vật của Nhất Linh đều diễn đạt bằng những từ ngữ giản dị và lịch lãm, kể cả khi bộc lộ cái chanh chua cái đay đả của mình thì bà Phán bà Án cũng không dùng từ tục tĩu, và khi nỗi oan ức bị xúc phạm đến cực đỉnh thì cô Loan cô Tuyết cũng không thốt ra những từ ngữ “hạ lưu”.
- 17 – Về cú pháp và liên kết mạch văn: Nhìn tổng thể có thể thấy cú pháp câu ở Nhất Linh khá rõ ràng, ngay cả khi diễn tả những khúc mắc nội tâm, liên kết mạch văn tuần tự, sáng rõ. Các câu văn trải ra trải ra, rất tự nhiên và dung dị, câu trước gọi câu sau, nhịp đi bằng bặn, không mấp mô. Tuy nhiên không vì thế mà mạch văn tẻ nhạt bởi cấu trúc câu không đơn điệu, luôn biến đổi. Tiểu kết chương 3 Không chỉ là một nhà tiểu thuyết, Nhất Linh còn là một nhà văn hóa. Tố chất nhà tiểu thuyết quyện hoà với tố chất nhà văn hóa, tạo cho Nhất Linh tầm vóc của một nhà cách mạng, một người có đột phá về tư tưởng, biết đề xướng chủ trương canh tân đất nước và hiện thực hoá nó bằng những việc làm rất cụ thể. Nhu cầu bức thiết có được một nền tiểu thuyết hiện đại đã gặp gỡ với nhu cầu khai dân trí ở chính những điểm mấu chốt nhất: đả phá thiết chế hủ bại, thức tỉnh con người cá nhân, coi trọng tinh thần dân chủ. Đó vừa là tư tưởng của thời đại, vừa là chủ đề bao trùm của nền văn học mới nói chung, của tiểu thuyết hiện đại nói riêng. Chương 4 HỆ QUẢ VIỆC HIỆN THỰC HÓA CHỦ TRƯƠNG CANH TÂN VĂN HÓA, VĂN HỌC CỦA TỰ LỰC VĂN ĐOÀN TRONG NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT NHẤT LINH 4.1. Khám há những xung đột nghệ thuật mới 4.1.1. Những xung đột nghệ thuật phổ biến trong tiểu thuyết giai đoạn trước Thời phong kiến, với quan niệm đề cao con người chức năng, con người đạo lý, văn học chủ yếu đi vào những xung đột về phẩm chất đạo đức, qua xung đột ấy, văn học thực hiện chức năng “giáo huấn”. Văn học đầu thế kỉ XX vẫn theo quán tính thời trung đại trong việc lưu dấu ấn của xung đột cũ: một bên là lý trí, bổn phận với một bên là tình cảm, khát vọng; một bên là lợi ích cộng đồng (cái chung) với một bên là lợi ích cá nhân (cái riêng) – với chiến thắng của vế thứ nhất. Vào những năm 20 - 30 đã xuất hiện thế giằng co phức tạp hơn giữa hai vế này. Lê Nương trong Nho Phong của Nguyễn Tường Tam là một ví dụ: nàng là hình ảnh người phụ nữ giao thời giữa truyền thống và hiện đại: cam phận, chịu đựng, nhưng dám phản ứng cuộc hôn nhân dàn xếp; mong chờ một lọng vàng vinh quy bái tổ nhưng đã chủ động gánh vác trách nhiệm ngoài đời như một phụ nữ tân tiến. Bên cạnh những xung đột cơ bản trên, tuy không phổ biến, nhưng lại dự báo trước tiềm năng đổi mới của văn học, là sự xuất hiện ngày càng nhiều hơn các yếu tố “bất quy phạm” bên cạnh cái “quy phạm”, khiến cái bất quy
- 18 phạm đang ở vị trí “ngoại biên” chuyển dần vào vị trí “trung tâm” của đời sống văn học, ví dụ vấn đề về giới, sự thay đổi trong quan niệm về đấu tranh giai cấp, giàu - nghèo…, những cái mà Nhất Linh sẽ kịp nhắm đến, chuyển thành những xung đột cơ bản của thời đại mình, cho thấy sự tinh nhạy nắm bắt xu thế phát triển của những mối quan hệ mới, những vấn đề mới được nảy sinh trong tiến trình lịch sử văn hóa – văn học dân tộc. 4.1.2. Xung đột gia đình – loại xung đột đánh dấu bước chuyển thời đại Là một nhà văn hóa, Nhất Linh tinh nhạy nhận ra sự chuyển hướng trong quan niệm xã hội về xung đột, cụ thể ông đã: – Nhìn nhận lại xung đột giai cấp, giữa giàu và nghèo, giữa tầng lớp thống trị và tầng lớp bị trị. Những mâu thuẫn này vẫn tồn hiện, vẫn đang là đối tượng của văn học bấy giờ. Tuy nhiên ngòi bút Nhất Linh hướng đến một mâu thuẫn khác, có tính thiết thực hơn của thời đại: xung đột của con người cá nhân với cộng đồng, của cá tính tự do với thiết chế hà khắc, của giới nữ và giới nam… Rõ ràng, trong tiến trình phát triển lịch sử văn học dân tộc, đây là một cách đặt vấn đề khác và mới, đáng được ghi nhận như là hệ quả quan trọng của việc thực hiện hóa chủ trương canh tân văn hóa, văn học. – Chú ý vấn đề về giới: Người nữ trong văn chương truyền thống từng xuất hiện như nhân vật trung tâm, mang tính chủ đề của tác phẩm (Chinh phụ ngâm, Truyện Kiều…), nhưng được nhìn trong mối xung đột kiểu cũ, họ luôn đóng vai “nạn nhân”. Nữ chính của Nhất Linh đã cởi bỏ chiếc áo “nạn nhân”, mặc cho mình chiếc áo mà họ có được nhờ nền tảng giáo dục Tây học, chủ động trước số phận, mơ ước cùng cánh mày râu xây đắp cuộc sống mới. Họ khác biệt, mới mẻ so với thời ấy và vẫn cấp thiết trong ngày hôm nay, khi vấn đề về giới đang được xới lên trong đời sống xã hội và văn học gần đây. Hệ quả này cho thấy tầm viễn kiến của Nhất Linh trong việc đổi mới văn học, văn hóa nước nhà. – Tập trung vào xung đột gia đình: Với việc nhìn nhận lại xung đột cũ trong ánh sáng mới, Nhất Linh đã chuyển hóa tất cả biểu hiện của chúng thành một xung đột mới, loại xung đột đánh dấu bước chuyển của thời đại – xung đột gia đình. Vì vậy, có thể nói, xung đột này cũng chính là hệ quả của một tư tưởng mới mẻ trong quá trình thực hiện hóa canh tân văn hóa, văn học. Nhất Linh coi đây là xung đột trung tâm. Và một khi coi xung đột nào là trung tâm, người ta sẽ định giá khủng hoảng xã hội nào cần được giải quyết trong tầm chiến lược. Coi xung đột gia đình là xung đột trung tâm, ta nhận ra một bước chuyển của tư tưởng thời đại: chuyển con người chức
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: An ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
25 p | 312 | 51
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 291 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 187 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 279 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 272 | 16
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 156 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 223 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 183 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 61 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 207 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam thông qua mô hình hấp dẫn thương mại
28 p | 21 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng di chuyển của tôm càng xanh (M. rosenbergii) áp dụng cho đường di cư qua đập Phước Hòa
27 p | 9 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 28 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 173 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn