intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Tính trữ tình trong truyện ngắn của Ivan Bunin

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

48
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm làm sáng tỏ tính trữ tình trong truyện ngắn Ivan Bunin, từ khái niệm tính trữ tình cho đến những yếu tố biểu hiện tính trữ tình trong truyện ngắn (cả những yếu tố thuộc về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật). Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Tính trữ tình trong truyện ngắn của Ivan Bunin

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI ĐỖ THỊ HƢỜNG TÍNH TRỮ TÌNH TRONG TRUYỆN NGẮN IVAN BUNIN Chuyên ngành : Văn học nƣớc ngoài Mã số : 9220242 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN HÀ NỘI, 2019
  2. Công trình đƣợc hoàn thành tại: TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Hải Phong Phản biện 1: TSKH Phan Hồng Giang Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Thị Mai Chanh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Phản biện 3: TS. Nguyễn Thị Thu Thủy Trường Đại học KHXHNV – Đại học Quốc gia Hà Nội Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp Trƣờng họp tại Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội vào hồi …..giờ … ngày … tháng… năm… Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện: - Thƣ viện Quốc Gia, Hà Nội - Thƣ viện Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội
  3. DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Đỗ Thị Hường (2016), “Từ Quý ông từ San Francisco đến, Những quả táo Antonov và Say nắng nhìn về mô hình trần thuật trong truyện ngắn của Ivan Bunin”, Tạp chí Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật, số 2 (42), tr.84-92. 2. Đỗ Thị Hường (2016), “Ivan Bunin trong văn học Nga Thế kỷ Bạc”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 11 (537), tr.104-113. 3. Đỗ Thị Hường (2017), “Truyện ngắn Ivan Bunin từ góc nhìn văn hóa”, Tạp chí Văn nghệ quân đội, số 7 (873), tr.106-110. 4. Đỗ Thị Hường (2018), “Nhận diện truyện ngắn Ivan Bunin trong truyện ngắn Nga cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX”, Tạp chí Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật, số 2, tr.111-118. 5. Đỗ Thị Hường (2018), “Tiểu nữ thần hay nhân vật nữ nổi loạn trong truyện ngắn của Ivan Bunin”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 6 (408), tr.84-87. 6. Đỗ Thị Hường (2019), “Cảm quan trữ tình trong truyện ngắn của Ivan Bunin”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 1 (563), tr.77-91.
  4. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài I.A. Bunin là nhà văn, nhà thơ Nga đầu tiên nhận giải Nobel Văn học (1933). Được biết đến trước hết là một nhà thơ, nhưng giải Nobel trao cho ông vì những sáng tác văn xuôi “kế tục truyền thống vĩ đại của kỷ nguyên rực rỡ thế kỷ XIX ở những điểm khả thủ cho sự phát triển”, vì “tài năng xuất chúng và siêu việt của riêng ông, nó làm nên dấu ấn của kiệt tác cho văn nghiệp của ông” [Hallström P.(1933), “Award ceremony speech”]. Bunin trưởng thành trong giai đoạn “Phục Hưng” của văn chương Nga – Thế kỷ Bạc với nhiều trường phái mới. Riêng ông vẫn trung thành với chủ nghĩa hiện thực. Nhà văn “âm thầm” đổi mới nó bằng những kỹ thuật và thủ pháp tự sự của “chủ nghĩa hiện đại”, gia thêm cho nó ấn tượng và cảm xúc của một nhà thơ. Bởi vậy, các tác phẩm văn xuôi của ông, đặc biệt là truyện ngắn giống như những bài thơ văn xuôi bề mặt thì nhẹ nhàng thanh khiết nhưng lại chứa đựng “mạch ngầm trữ tình” bên trong. Chính “mạch ngầm trữ tình” này khiến cho việc “tiếp cận” truyện ngắn của ông không dễ dàng như thưởng thức chúng. Câu hỏi đặt ra ở đây là: Làm thế nào để nổi bật cái hay, cái tài của nhà văn, làm thế nào để chỉ ra được chất Bunin? Chúng tôi lựa chọn đề tài Tính trữ tình trong truyện ngắn của Ivan Bunin vừa để bày tỏ tình yêu với văn học Nga và nhà văn Bunin, vừa để gắng sức trả lời những câu hỏi khó khăn trên. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của chúng tôi trong luận án này là làm sáng tỏ tính trữ tình trong truyện ngắn Ivan Bunin, từ khái niệm tính trữ tình cho đến những yếu tố biểu hiện tính trữ tình trong truyện ngắn (cả những yếu tố thuộc về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật); qua đó xác định mối liên hệ của tính trữ tình với chiều sâu tư tưởng cũng như phong cách nghệ
  5. 2 thuật của nhà văn, xác định những đóng góp của Bunin cho sự phát triển của văn học thế giới, cũng như tiếng vọng sáng tác của ông vào đời sống văn học đương đại. Để thực hiện được mục đích trên, chúng tôi đề ra những nhiệm vụ cụ thể sau: - Xác định những yếu tố tạo ấn tượng trữ tình trên bình diện tổ chức ngôn từ, hình tượng sự vật như sự gia tăng xúc cảm, tăng cường nhạc tính, thi vị hóa lời văn trong truyện ngắn Bunnin. - Tìm hiểu đặc trưng biểu hiện của các dạng thức chủ thể trữ tình (người kể chuyện, nhân vật) và những đối tượng chủ yếu khơi dậy xúc cảm trữ tình trong truyện ngắn của Bunin; qua đó phần nào xác định cảm hứng chủ đạo kết nối tác giả - nhân vật – người đọc trong tác phẩm. - Làm sáng tỏ các mô thức thức cảm xúc – sự kiện, cũng như các kiểu cốt truyện trữ tình trong tổ chức trần thuật của truyện ngắn Bunin; xác định cảm thức bi hoài toát lên từ các truyện ngắn Bunin như nguồn mạch trữ tình chủ yếu bắt nguồn từ cảm quan nghệ thuật của nhà văn; từ đó xác định phong cách truyện ngắn trữ tình của nhà văn cũng như những đóng góp của Bunin trong cách tân thể loại truyện ngắn. 3. Đối tƣợng, phạm vi tƣ liệu nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là truyện ngắn của nhà văn Nga Ivan Bunin. Cụ thể hơn chúng tôi nghiên cứu tính trữ tình như một nét đặc trưng cho phong cách truyện ngắn của nhà văn này. 3.2. Phạm vi tƣ liệu nghiên cứu Suốt cuộc đời cầm bút, Bunin để lại 21 tập truyện ngắn và truyện vừa. Trong đó chỉ có 34 truyện ngắn được dịch sang tiếng Việt. Trong luận
  6. 3 án, chúng tôi ưu tiên nghiên cứu những truyện ngắn tiêu biểu nhất cho phong cách Bunin. Chúng tôi sử dụng các văn bản: -Văn bản tiếng Nga: Бунин И.А. (2006) Полное собрание сочинений в ХIII томах, “Воскресенье”, Москва [99]. Truyện ngắn của Bunin tập trung ở các tập 1, 2, 3, 4, 5, 6 gồm 188 tác phẩm. - Văn bản tiếng Việt: + I.A.Bunin, Tuyển tập tác phẩm, Nxb Lao động, H., 2002 (Phan Hồng Giang giới thiệu, Hà Ngọc, Phan Hồng Giang, Thái Bá Tân, Hữu Việt, Đoàn Tuấn dịch từ nguyên bản tiếng Nga). + Ivan Bunin, Những lối đi dưới hàng cây tăm tối, Nxb Văn học - Nhã Nam, H., 2006. In lại từ Ivan Bunin, Tuyển tập truyện ngắn, Nxb Văn học; H., 1987 (Hà Ngọc dịch và giới thiệu). + Ivan Bunin, Hơi thở nhẹ, Nxb Hội Nhà văn, H., 2006. In lại từ Ivan Bunin, Nàng Lika, Nxb Tác phẩm mới, Hội Nhà văn Việt Nam, H., 1988 (Phan Hồng Giang dịch và giới thiệu). + Truyện ngắn Bunin trên Tạp chí Văn học nước ngoài số 6/2003. + Truyện ngắn Bunin trên Tạp chí Văn học nước ngoài số 10/2011. + Truyện ngắn của Ivan Bunin trên internet (Nguyễn Thị Kim Hiền dịch). - Văn bản tiếng Anh: + Bunin I. (2007), Collected Stories, Ivan R.Dee Chicago Publisher, Chicago, USA, (Graham Heltlinger translated). + Bunin I. (2008), Dark Avenues, Oneworld Classic publisher, London, United Kingdom, (Hugh Aplin translated). 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận án triển khai hướng tiếp cận chủ đạo là tiếp cận hệ thống kết hợp với tiếp cận lịch sử - văn hóa. Cơ sở lí thuyết cho nghiên cứu của
  7. 4 chúng tôi là vấn đề vừa mang tính chất khoa học vừa mang tính chất mĩ học: tính trữ tình. Chúng tôi sử dụng cuốn sách của Остапцева В.Н. (2010) - Лиризм русской прозы 30-х годов века (Ostaptxeva, Tính trữ tình của văn xuôi Nga những năm 30 của thế kỷ XIX) làm cơ sở cho những lí giải về thuật ngữ tính trữ tình. Truyện ngắn của Bunin dù đậm tính trữ tình, vẫn thuộc thể loại tự sự. Bởi thế đối tượng đặc biệt này cần được soi chiếu từ góc độ lí thuyết tự sự. Chúng tôi kết hợp vận dụng hướng nghiên cứu thi pháp học với lí thuyết trần thuật học hiện đại làm nền tảng cho những nghiên cứu của mình. Theo chúng tôi, việc sử dụng các lí thuyết này trong việc nghiên cứu truyện ngắn của Ivan Bunin là hợp lí và khả thi, bởi những truyện ngắn của Bunin, mặc dù được coi là tiếp nối truyền thống hiện thực cổ điển của văn học Nga thế kỷ XIX, song vẫn rất mới mẻ và hiện đại. 5. Giới thuyết thuật ngữ 5.1. Thuật ngữ tính trữ tình Để xác định nội hàm khái niệm tính trữ tình, người viết dựa vào nội dung khái niệm tương đương trong các từ điển tiếng Nga (лиризм) và tiếng Anh (lyricism) kết hợp với những dẫn giải của cuốn sách Tính trữ tình của văn xuôi Nga những năm 30 của thế kỷ XIX. Từ đó chúng tôi nhận định tính trữ tình là một phạm trù thẩm mĩ, một dạng đặc trưng đặc biệt của tư duy nghệ thuật, trong đó nổi trội là nỗi xúc cảm thầm kín và riêng tư của con người được thể hiện trực tiếp và cảm nhận một cách tương đối thống nhất trong mối quan hệ đồng điệu tác giả - nhân vật - người đọc. Cụ thể hơn, những tiêu chí của tính trữ tình trong tác phẩm gồm có: tình cảm, cảm xúc là yếu tố quan trọng hàng đầu, nhân vật trữ tình nói về mình nhưng biểu lộ được tất cả những gì thầm kín nhất, sâu sắc nhất, phổ quát nhất cho toàn nhân loại, âm nhạc và nhịp điệu là thành tố không thể thiếu, thiên nhiên và thế giới bên ngoài hòa hợp với thế giới bên trong tâm hồn con người và
  8. 5 quan trọng nhất là tác giả, trong tính chủ quan của mình “buộc phải hiểu mình và làm mê đắm những người khác, làm mê đắm tất cả mọi người”, cuốn người đọc vào dòng xúc cảm của mình và của nhân vật trong tác phẩm. Sự thống nhất xúc cảm của ba chủ thể thẩm mỹ này làm nên sự quyến rũ đậm tính trữ tình cho tác phẩm. 5.2. Đặc trƣng tính trữ tình trong truyện ngắn Tính trữ tình trong truyện ngắn, là sự hòa hợp của yếu tố thơ trong văn xuôi, của phương thức trữ tình trong phương thức tự sự, của cảm xúc trong cốt truyện, tình huống, của âm điệu, nhịp điệu trong lời văn, của cái chủ quan trong cái khách quan của hiện thực. Vì thế, cần làm rõ cả những yếu tố trữ tình được biểu hiện trong tác phẩm (tình cảm chủ đạo, nhân vật, ngôn ngữ...) và nguyên tắc liên kết, hòa hợp những yếu tố đó của tác giả. Nhà nghiên cứu Ostavtxeva trong Tính trữ tình của văn xuôi Nga những năm 30 của thế kỷ XIX cũng tổng kết những yếu tố làm nên tính trữ tình cho tác phẩm văn xuôi nói chung và truyện ngắn nói riêng. Đó là: tính chủ quan hay tính cá nhân; thiên nhiên và sự hợp nhất con người – thiên nhiên; sự hài hòa giữa cái hữu hạn – cái vô hạn, giữa thời gian – vĩnh hằng, khoảnh khắc – vĩnh cửu; cảm xúc và các mô thức cảm xúc; nhịp điệu (ngữ âm, cú pháp, kết cấu khung); các thủ pháp âm nhạc; các ngụ ý, biểu tượng, “âm bản” – “ý nghĩa ngầm” của văn bản. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Luận án sẽ đóng góp vào việc nghiên cứu chuyên sâu một tác gia lớn của văn học thế giới - Ivan Bunin, góp phần mở rộng và khơi sâu những nghiên cứu về văn học Nga ở Việt Nam. Thông qua việc nghiên cứu tính trữ tình trong truyện ngắn của Bunin, luận án cho thấy ý nghĩa của hiện tượng giao thoa, tổng hoà giữa các thể loại tự sự và trữ tình như biểu hiện quan trọng trong khuynh hướng sáng tạo nghệ thuật
  9. 6 của chủ nghĩa hiện đại đầu thế kỷ XX, góp phần xác lập phương pháp nghiên cứu tính trữ tình trong văn xuôi nước ngoài. Phương pháp, những kết quả và kinh nghiệm nghiên cứu của luận án có thể ứng dụng vào nghiên cứu văn xuôi trữ tình trong văn học Việt Nam. - Ý nghĩa thực tiễn: Luận án sẽ là công trình tham khảo hữu ích đối với sinh viên, học viên các ngành ngữ văn cả trong quá trình nghiên cứu khoa học, học tập và giảng dạy, góp phần vào công cuộc đổi mới nghiên cứu và dạy học ngữ văn trong nhà trường. Đây cũng là tài liệu tham khảo cho các giáo viên văn học trong việc mở rộng vốn tri thức về các nhà văn Nga hiện đại, về văn học Nga thế kỷ XX. Từ đó, mở rộng vốn hiểu biết về một nền văn học vĩ đại của thế giới cho đối tượng học sinh, bồi đắp tình yêu thiên nhiên, văn hóa và cái đẹp, nuôi dưỡng sự phong phú của tâm hồn. 7. Đóng góp mới của luận án Luận án là công trình đầu tiên đóng góp vào việc nghiên cứu một cách hệ thống và chuyên sâu về truyện ngắn và đặc trưng phong cách truyện ngắn của Ivan Bunin ở Việt Nam trên cơ sở kết hợp một cách mới mẻ và hứa hẹn nhiều thành tựu của thi pháp học văn bản, trần thuật học hiện đại và lí thuyết về tính trữ tình. 8. Cấu trúc luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, luận án gồm 4 chương:- Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu - Chương 2: Ấn tượng lời văn trữ tình - Chương 3: Chủ thể và đối tượng trữ tình - Chương 4: Cốt truyện trữ tình và cảm thức bi hoài Phần Tài liệu tham khảo là danh mục 197 tài liệu. 9. Lƣu ý Những văn bản ghi nguồn trích từ bộ Toàn tập Bunin bằng tiếng Nga đều do chúng tôi tự dịch. Tương tự với những tài liệu tham khảo bằng tiếng Nga và tiếng Anh được trích dẫn trong luận án.
  10. 7 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu về tính trữ tình trong văn xuôi Bunin ở Nga Điểm nhấn trong những công trình về Bunin (về cơ bản gồm có nghiên cứu tiểu sử, nghiên cứu so sánh, nghiên cứu cảm quan nghệ thuật, nghiên cứu văn xuôi Bunin) chính là những tư liệu cung cấp những gợi ý về tính trữ tình trong văn xuôi Bunin nói chung và truyện ngắn nói riêng. Tuy không nhiều nhưng đây là những tư liệu tham khảo rất quý với chúng tôi: Văn học Nga giao thời thế kỷ (những năm 1890 đến đầu những năm 1920) tập 1 (2000); Văn xuôi trữ tình của Bunin và sự phát triển của nó; Phạm trù tính trữ tình trong văn xuôi của I.A.Bunin (khía cạnh ngôn ngữ) của Luo Sichen (Ло Сычэнь), Tính trữ tình của văn xuôi Bunin trong con mắt các nhà phê bình của R.Z.Khusainov, Tính trữ tình và sự tồn tại của sự thật của văn xuôi Bunin thời kỳ đầu của Natalia A.Dudinova..., luận án của Elena Vladimirovna Những hình thức và chức năng của tính trữ tình trong văn xuôi I.A.Bunin những năm 1920 (2014), luận án của Kristian Shlegel Hiện tượng học nghệ thuật của Ivan Bunin (2001). Nhìn chung, qua các tài liệu nghiên cứu tiếng Nga, có thể thấy đã có một vài bài viết, công trình đề cập đến các motif trữ tình, đến chất thơ trong văn xuôi, đến âm nhạc trong văn xuôi của Bunin. Tuy nhiên, hầu hết các công trình đó, hoặc chỉ đề cập tới tính trữ tình trong văn xuôi Bunin một cách khái quát, hoặc chỉ đi sâu vào một khía cạnh đơn lẻ (chẳng hạn như ngôn ngữ), hoặc chỉ nghiên cứu biểu hiện của tính trữ tình ở một giai đoạn nhỏ trong sáng tác văn xuôi của Bunin. Vấn đề tính trữ tình trong truyện ngắn Bunin nhìn một cách toàn diện trong toàn bộ hệ thống sáng tác Bunin qua các lớp ngôn từ, trần thuật, nhân vật, căn nguyên tính trữ tình… vẫn đòi hỏi phải được đào sâu nghiên cứu và diễn giải.
  11. 8 1.2. Tình hình nghiên cứu về tính trữ tình trong văn xuôi Bunin ở phƣơng Tây Các nhà nghiên cứu phương Tây đã đứng trên một bình diện riêng để nhìn Bunin. Đặc biệt, họ rất nhạy cảm khi nói về mối liên hệ của ông với những nhà văn trước và cùng thời; họ cũng rất chú trọng đến những đề tài chính trong sáng tác của ông. Vấn đề ngôn ngữ đã được đề cập tới. Tuy nhiên, yếu tố âm nhạc, chất trữ tình chưa được chỉ ra và nghiên cứu trực tiếp. 1.3. Tình hình nghiên cứu về tính trữ tình trong văn xuôi Bunin ở Việt Nam Ở Việt Nam chưa có một cuốn chuyên luận nào viết về Ivan Bunin. Những tài liệu chúng tôi thu thập được phần nhiều là những bài giới thiệu ngắn gọn về tác giả và các tác phẩm được tuyển ở đầu các tập truyện ngắn dịch, trong các từ điển văn học, một vài bài viết của các nhà nghiên cứu trên các tạp chí văn chương và một số bản dịch các bài viết về Ivan Bunin của một số nhà nghiên cứu nước ngoài. Trong khuôn khổ của một bài giới thiệu các nhà nghiên cứu chỉ dừng ở mức đưa ra nhận định và đánh giá, chưa đi sâu nghiên cứu tìm hiểu, phân tích về tính trữ tình, về chất nhạc, nhịp điệu trong truyện ngắn của ông. Trong một số cuốn Giáo trình văn học Nga, Bunin cũng chỉ được giới thiệu với dung lượng hạn chế. Gần đây, các cuốn Giáo trình văn học Nga thế kỷ XX của Vũ Công Hảo và Văn học Nga hải ngoại: Quá trình – Đặc điểm – Tiếp nhận của Phạm Gia Lâm có dành dung lượng một chương để nói riêng về Bunin với những gợi ý rất quý về truyện ngắn trữ tình (Vũ Công Hảo) và triết luận – trữ tình (Phạm Gia Lâm) của nhà văn. Các khóa luận và luận văn Thạc sỹ chủ yếu nghiên cứu nghệ thuật miêu tả (thiên nhiên, đồ vật, nhân vật). Đây đó có một vài trang các tác giả luận văn nhắc đến âm nhạc nhưng chỉ dừng ở việc thống kê các loại
  12. 9 hình âm thanh thiên nhiên, sinh hoạt chứ chưa chỉ ra cụ thể đặc tính và nhịp điệu của truyện ngắn. Vấn đề tính trữ tình cũng chưa được nghiên cứu. Ở trên chúng tôi đã trình bày những nét cơ bản trong nghiên cứu Bunin và truyện ngắn của ông qua các tài liệu tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Việt chúng tôi thu thập và xử lý được. Kế thừa thành quả của những người đi trước, kết hợp với những kiến giải của riêng mình, chúng tôi hi vọng sẽ đem đến cho người đọc cái nhìn đầy đủ nhất về yếu tố làm nên bản sắc truyện ngắn Bunin. CHƢƠNG 2. ẤN TƢỢNG LỜI VĂN TRỮ TÌNH Với bất kỳ một tác phẩm văn học nào, đặc biệt là tác phẩm trữ tình, ngôn từ luôn giữ vai trò cực kỳ quan trọng. Ngôn từ là lớp ấn tượng bề mặt tác động đến người đọc trước tiên. Với chúng tôi, “nét duyên” trong ngôn ngữ giản dị mà chính xác và giàu giá trị biểu đạt, biểu cảm của Bunin chính là ấn tượng trữ tình đầu tiên không thể không nhắc tới khi tiếp xúc với kho tàng truyện ngắn của nhà văn. Ấn tượng đó được tạo nên từ các thủ pháp gia tăng sức biểu cảm cho lời văn, tăng cường nhạc tính và thi vị hoá hệ thống từ vựng trong truyện ngắn. 2.1. Gia tăng biểu cảm lời văn 2.1.1. Cảm xúc hóa đối thoại Trong truyện ngắn của Bunin, chúng tôi nhận thấy số lượng các đối thoại tương tác xã hội đơn thuần xuất hiện rất ít, và nếu có xuất hiện thì cũng là những đối thoại rất ngắn. Nhân vật gặp gỡ ngắn ngủi, trao đổi với nhau những thông tin hết sức vắn tắt và cơ bản, nhưng ấn tượng, cảm xúc lại hết sức lớn lao và mãnh liệt. Khi ấy, đối thoại tương tác xã hội đã
  13. 10 nhường chỗ cho đối thoại giãi bày cảm xúc. Sự chuyển đổi các dạng đối thoại trong cùng một tác phẩm đã tăng thêm tính chất trữ tình và “mềm mại” cho tác phẩm. Đó chính là biểu hiện cảm xúc hóa đối thoại, gia tăng chất trữ tình cho lời văn. 2.1.2. Độc thoại hóa đối thoại và phối cảm lời kể với lời độc thoại Trong nhiều truyện ngắn của nhà văn Nga, ông để cho nhân vật có những phút giây sống hoàn toàn với con người mình. Đó là khi họ tự đối diện với bản thân, tự bộc lộ tâm sự chất chứa trong lòng. Nhưng dường như nhân vật của Bunin rất ngại tự mình giãi bày, đối thoại với chính mình. Họ chỉ “dám” làm việc ấy một cách gián tiếp: viết thư, viết nhật ký hay kín đáo gửi gắm tâm sự qua lời của người kể chuyện. Thực chất sự phổ biến của cả hai dạng thức lời văn này thể hiện khuynh hướng độc thoại hóa đối thoại, phối cảm lời kể với lời độc thoại gia tăng sức biểu cảm cho lời văn trong truyện ngắn Bunin. 2.2. Tăng cƣờng nhạc tính lời văn 2.2.1. Phép điệp tạo nhạc tính Đọc truyện ngắn của Bunin, thậm chí qua bản dịch, người đọc sẽ cảm thấy rất thích thú và ngạc nhiên với những câu văn, đoạn văn, thậm chí có những tác phẩm có âm điệu du dương như lời hát, nhịp nhàng như lời thơ. Đó là bởi nhà văn đã sử dụng phép điệp ngữ âm – cú pháp (điệp âm, từ ngữ, tổ chức câu) tạo ra những câu văn xuôi mượt mà và ngân nga: “Кукушка выскакивает из часов и насмешливо-грустно кукует над тобою в пустом доме. И понемногу в сердце начинает закрадываться сладкая и странная тоска...” [99 – tập 1; tr. 417). Không chỉ điệp ngữ âm – cú pháp, nhiều truyện ngắn của Bunin được xây dựng theo lối điệp kết cấu ngữ đoạn. Các dạng thức điệp kết cấu ngữ đoạn cũng khá đa dạng:
  14. 11 Những giấc mơ của Trang là sự lặp lại đến ba lần kết cấu đan xen hiện thực – giấc mơ, kết cấu tuần hoàn đầu cuối tương ứng (Rusya, Ở một phố thân quen, Ida, Galia Ganskaya…); kết cấu đối thoại đăng đối (Trên biển đêm khuya, Bình cà phê thứ hai, Sự trả thù, Mẹ đỡ đầu…), kết cấu “chương hồi”… Trong truyện ngắn Bunin còn phổ biến hiện tượng điệp hình tượng sự vật. Có những hình ảnh, thanh âm, hương vị cứ trở đi trở lại trong kí ức nhân vật như dấu ấn lưu giữ quá khứ, tạo nên những ám ảnh nghệ thuật khôn nguôi. Ở những tác phẩm như Những quả táo Antonov, Chiếc cốc đời, Cỏ gày, Hoa hồng Ierikhon, Những cây thông, Con đường mới, Đôi hài… chúng được kết cấu theo lối tạo dựng biểu tượng hàm chứa xúc cảm trữ tình của nhà văn, từ đó lôi cuốn rung động trữ tình nơi người đọc. 2.2.2. Lời văn xen thơ, nhạc Nhạc tính trong tác phẩm của Bunin không chỉ được tạo nên từ thủ pháp điệp ngữ âm – cú pháp, ngữ đoạn – tổ khúc hay điệp hình tượng sự vật, ở nhiều tác phẩm, Bunin chủ động đưa những câu hát, bài thơ vào tác phẩm văn xuôi tạo ra những bản nhạc thấm đậm hương vị trữ tình. Phải kể đến Bản Ballad, Bài hát của Chúa, Nơi đất khách, Ngày thứ Hai chay tịnh, Meliton, Chiếc cốc đời… Những câu hát, lời thơ trong truyện ngắn của Bunin chủ yếu là những lời ca yêu đương giãi bày tình yêu lứa đôi, trong đó có cả những thi phẩm của các nhà thơ cổ điển Nga Fet, Lermontov… Ở nhiều tác phẩm những lời hát còn như một niềm mơ ước, một khát khao, một lời tâm sự những mong vơi bớt nỗi buồn. Đặc biệt, những lời hát này thường mang âm hưởng dân ca Nga lúc thì rộn rã du dương, lúc lại buồn bã da diết: Tanka, Cuộc đời tươi đẹp, Những cây thông…
  15. 12 2.3. Thi vị hóa ngôn từ 2.3.1. Phong vị dân gian Bunin có khuynh hướng chuyển tải trường từ vựng và những kết hợp ngôn từ mang phong vị dân gian vào những truyện ngắn của mình như một cách thi vị hóa xúc cảm trữ tình hướng tới thể hiện tinh thần cội nguồn dân tộc. Những yếu tố văn hóa dân gian Nga trong tác phẩm của Bunin khá phong phú, nhất là những tác phẩm viết về đề tài nước Nga và đề tài người nông dân. Đó có thể là những tác phẩm có sự xuất hiện của những nhân vật quen thuộc của truyện cổ tích hoặc thần thoại Nga, cũng có thể là sự xuất hiện của những bài ca dân gian, những thành ngữ cổ của Nga hay Ukraina, những lối nói dân gian quen thuộc (bông phèng, bóng gió, nhắc nhở…) hay có những tác phẩm tác giả đi vào miêu tả cuộc sống và lối suy nghĩ, tâm hồn, niềm tin của những người mugic và những người phụ nữ Nga. 2.3.2. Vẻ đẹp ngôn từ của đức tin và tư tưởng Đọc truyện ngắn Bunin chúng tôi nhận thấy ở nhiều tác phẩm nhà văn có xu hướng đối thoại với những nhà cổ điển Nga và với các tôn giáo lớn trên thế giới. Đối thoại tư tưởng với những nhà văn “nặng ký” nhất về tầm tư tưởng trong thời đại hoàng kim của văn học Nga như Turghenev, Dostoevsky, Tolstoy... không chỉ cho thấy sự khác biệt về tư tưởng của Bunin với những nhà văn này, mà còn là minh chứng cho khuynh hướng gia tăng tính trữ tình - triết luận trong hệ thống ngôn từ truyện ngắn của Bunin. Với hệ thống ngôn từ mang đậm dấu ấn tư tưởng Phật giáo, Đạo giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, Bunin đã làm phong phú thêm cho những truyện ngắn giàu xúc cảm cảm tính của mình, gia thêm cho chúng những sắc điệu triết luận vừa thần bí vừa thiêng liêng, vừa sâu lắng vừa hài hước. Những đối thoại tư tưởng như vậy làm cho nhiều truyện ngắn xúc cảm của Bunin mang nặng suy tư về nhân thế, bản thể và đức tin của con người.
  16. 13 CHƢƠNG 3. CHỦ THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG TRỮ TÌNH Chủ thể trữ tình hay chủ thể xúc cảm trong truyện ngắn Bunin có thể là người kể chuyện (narrator), đồng thời có thể là nhân vật chính (hero), nhân vật với “vai trò” chủ thể hành động và cảm nhận (actor) [39; tr. 249]. Trong truyện ngắn của Bunin, đối tượng mà các chủ thể trữ tình đau đáu hướng tới qua các câu chuyện của mình, suy cho cùng, là những hình ảnh ấn tượng của nước Nga thiêng liêng có thể đang chìm vào quá vãng, mà không thể mất đi trong tâm tưởng, hay những người con gái Nga đẹp như biểu tượng nữ tính vĩnh hằng, dù đa phần bất hạnh. 3.1. Chủ thể trữ tình - ngƣời kể chuyện “chủ quan” 3.1.1. Người kể chuyện toàn tri “thâu tóm” cảm xúc Ở truyện ngắn của Bunin, người kể chuyện ngôi thứ ba thường bao giờ cũng là toàn tri, có thể biết hết những gì tồn tại bên ngoài nhân vật và cả thế giới xúc cảm bên trong nhân vật, “thâu tóm” các mạch cảm xúc của các chủ thể trữ tình, hướng vào cảm hứng chủ đạo của tác phẩm. Người kể chuyện toàn tri thâu tóm cảm xúc xuất hiện trong đa số truyện ngắn của Bunin (57/100 truyện được khảo sát). Sau Cách mạng nhân vật người kể chuyện này chủ yếu xuất hiện trong những truyện ngắn mini hầu như không có cốt truyện nhằm mục đích biểu lộ dòng xúc cảm đồng thời triển khai mạch triết luận: Sách, Nhà mồ, Người mù, Âm nhạc, Hy vọng, Marya,… Điểm đặc biệt là truyện kể từ ngôi thứ ba của Bunin không tạo ấn tượng gián cách với nhân vật, người đọc, ngược lại nó tập trung tạo ấn tượng giao cảm trữ tình (khác Chekhov). 3.1.2. Người kể chuyện ngôi thứ nhất – nhân vật “trải nghiệm” cảm xúc Trong các sáng tác của Bunin, số lượng các tác phẩm được viết ở ngôi thứ nhất, xưng “tôi” rất nhiều (35/100 truyện được khảo sát), đặc biệt
  17. 14 là những sáng tác sau Cách mạng tháng Mười. Duờng như khi sống và làm việc ở nước ngoài, nhà văn chủ yếu viết về những trải nghiệm của mình. Nhân vật “tôi” – trí thức, nghệ sĩ, quý tộc kể về câu chuyện của chính anh ta (Những quả táo Antonov, Natali, Con quạ, Canh khuya, Cuộc đời tươi đẹp, Ngày thứ Hai chay tịnh, Mùa thu lạnh, Một truyện tình nho nhỏ, Ở một phố thân quen, Kavkaz…) để hoài nhớ nước Nga, hoài nhớ những kỷ niệm tình yêu và cả những buồn đau. Trong những truyện ngắn này, người kể chuyện là nhân vật nam chính – nhân vật tình yêu trong tác phẩm tự kể câu chuyện tình của mình. Bởi thế, xúc cảm trong những câu chuyện được kể là những xúc cảm được nhân vật trực tiếp trải nghiệm. Chúng tôi gọi người kể chuyện trong những sáng tác này là người kể chuyện ngôi thứ nhất – nhân vật “trải nghiệm” cảm xúc. 3.1.3. Luân chuyển người kể chuyện, thống nhất xúc cảm Trong những truyện ngắn của Bunin, có những tác phẩm xuất hiện hai người kể chuyện: người kể chuyện từ ngôi thứ ba toàn tri dẫn dắt mở đầu, sau đó tới lượt nhân vật chính trong tác phẩm tự kể câu chuyện của mình (8/100 truyện được khảo sát). Shmid khi phân tích sự luân chuyển ba lớp người kể chuyện trong Tập truyện ông Belkin của Pushkin đã gọi đó là sự xuất hiện của những người kể chuyện đa tầng, và lối kể chuyện ấy được coi là lối kể đa tầng [Шмид B. (2003), Нарратология; tr. 80]. Theo chúng tôi, so với Pushkin, lối kể đa tầng của Bunin có sự linh hoạt hơn về mặt biểu cảm. Hơi thở nhẹ, Đứa con trai, Một truyện tình nho nhỏ, Galia Ganskaya, Rusya,… là những truyện như thế. Cá biệt, có tác phẩm, câu chuyện có sự chuyển đổi giữa người kể chuyện ngôi thứ nhất gián tiếp (người nghe chuyện – tác giả dùng ngôi “chúng tôi”) và người kể chuyện ngôi thứ nhất trực tiếp xưng “tôi”, người trực tiếp kể lại câu chuyện. Ida là tác phẩm tiêu biểu nhất cho lối kể này.
  18. 15 3.2. Nƣớc Nga trong miền hoài niệm 3.2.1. Thiên nhiên Nga trong vẻ đẹp vĩnh hằng Thiên nhiên Nga bốn mùa đi vào trang văn của Bunin thanh tân và nguyên bản: những cánh đồng rất Nga, thảo nguyên bao la, vầng trăng dịu dàng in bóng trên nền tuyết trắng mênh mông, những cây bạch dương vàng rực, hương táo thơm, tiếng chim họa mi... Những bức tranh ấy không chỉ đẹp mà còn thấm đẫm xúc cảm yêu thương. Thiên nhiên cũng là liều thuốc tâm trạng của nhà văn. Nhìn thiên nhiên mọi buồn đau của con người như ngưng đọng lại, khuất sâu đi, và con tim dường như cũng thanh thản hơn, thậm chí có những lúc hân hoan trở lại. Những bức tranh thiên nhiên trong Những quả táo Antonov, Bi kí, Giấc mơ mùa đông, Cỏ gầy, Meliton, Mối tình đầu (từ thời thơ ấu), Mùa xuân cuối cùng… đều nằm trong số những bức tranh thiên nhiên đẹp nhất của văn học Nga. 3.2.2. Điền trang – thế giới của kỷ niệm Nhiều truyện ngắn của Bunin trước năm 1917 gắn với bối cảnh nước Nga với những nét đẹp văn hóa trang trại, nông thôn cổ truyền. Có thể kể đến những tác phẩm như: Những quả táo Antonov, Cỏ gầy, Meliton, Tania, Natali, Styopa, Mùa xuân cuối cùng, Tanka… Trong những tác phẩm này, bối cảnh chủ đạo là những khu điền trang của các địa chủ, những căn nhà gỗ nông dân đặc trưng của nước Nga. Ở đây, nếp sống giao hòa với thiên nhiên, yêu lao động và nhất là đời sống tinh thần văn hóa văn nghệ phong phú đã được tái hiện sinh động. Ở đây còn có những mối tình chốn làng quê trong trẻo, nên thơ với dư vị ngọt ngào nhưng cũng đầy tiếc nuối. 3.3. Vẻ đẹp nữ vĩnh hằng 3.3.1. Những bức chân dung “ấn tượng” Các nhân vật nữ của Bunin thường được khắc họa bằng một vài nét vẽ tươi mát và đẹp đẽ. Họ thường được nhận ra bởi mái tóc, màu mắt, đôi bàn tay, xiêm áo quyến rũ hay hương thơm ấn tượng. Với một số nhân vật,
  19. 16 Bunin miêu tả họ trong nét quyến rũ của vẻ đẹp thân thể với những đường nét thanh tân và làn da mịn màng. Những bức chân dung chấm phá ấy hết sức duyên dáng và có hồn. Có lẽ, vẻ đẹp nữ ấn tượng là một trong những nét quyến rũ đặc biệt không thể phủ nhận của văn xuôi Bunin. Người đọc chắc chắn không thể quên những bức chân dung của Olia Merserskaia, Natali, Galia Ganskaya, Tania hay những nhân vật “nàng” trong Ngày thứ hai chay tịnh, Say nắng, Những tấm danh thiếp… 3.3.2. Những tâm hồn Nga cứu rỗi 3.3.2.1. Tình yêu cứu rỗi Các nhân vật nữ, đặc biệt là nhân vật nữ tình yêu trong truyện ngắn Bunin, đều là những người trẻ, kể cả những mối tình thoáng qua. Thế nhưng, những nhân vật trẻ trung ấy lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các nhân vật nam, cứu rỗi tâm hồn họ. Mối tình với các cô gái để lại dấu ấn đậm sâu đến mức các chàng trai suốt đời không thể quên: Một truyện tình nho nhỏ, Natali, Ở một phố thân quen, Tania, Stepa, Rusya, Natali, Những tấm danh thiếp, Say nắng, Canh khuya… 3.3.2.2. Lí tưởng cứu rỗi Trong những truyện ngắn của Bunin có những nhân vật nữ còn trẻ nhưng đã có lí tưởng rất cao cả: từ bỏ hạnh phúc cá nhân để theo đuổi lí tưởng tôn giáo. Đó là khát vọng cứu rỗi, là khát vọng hướng tới cái vĩnh cửu tuyệt đối của con người. Và điểm đặc biệt là, khát vọng ấy, lí tưởng ấy lại được xây dựng trong hình thức của một câu chuyện tình đầy kỳ bí và hấp dẫn. Ở đây, chúng tôi muốn nói tới tác phẩm Ngày thứ Hai chay tịnh của nhà văn. Nhân vật “nàng” trong truyện ngắn sau khi hiến dâng “con người trần tục” cho người mình yêu để đền đáp tấm chân tình của chàng đã bỏ đi tu. Đó là hành động dâng mình cho Đức Mẹ, từ bỏ cứu chuộc một con người để cứu chuộc và bảo vệ cho mọi người, cho nước Nga, bởi nàng mang trong mình khát vọng của Thánh nữ.
  20. 17 CHƢƠNG 4. CỐT TRUYỆN TRỮ TÌNH VÀ CẢM THỨC BI HOÀI 4.1. Những mô thức cảm xúc – sự kiện 4.1.1. Cảm xúc tiếc nuối– dòng chảy hoài niệm Ở xa quê hương, nhà văn tiếc nhớ rất nhiều thứ: vẻ đẹp đã qua giờ chỉ còn vang bóng của chốn thôn quê, những điền trang Nga, sự lạc quan, vô tư lự của những người dân Nga hồn hậu, cái đẹp rực rỡ thanh xuân của những cô gái tuổi đôi tám, mối tình đẹp đẽ mà câm nín và thậm chí là cảm giác hối hận tiếc nuối vì đã vô tình giết chết cái đẹp… Và những cảm xúc tiếc nuối này đều đến từ những câu chuyện viết về nỗi hoài nhớ quá khứ qua hồi tưởng của nhân vật. Những tác phẩm tiêu biểu cho motif cảm xúc này có thể kể đến: Những quả táo Antonov, Bà lão, Galia Ganskaya, Ida, Ở một phố thân quen, Canh khuya, Mối tình đầu, Quán trọ ven sông… 4.1.2. Cảm xúc mãnh liệt – khoảnh khắc “hiện tại” Truyện ngắn khoảnh khắc là truyện ngắn lấy cơ sở là một sự kiện, một thời điểm, một thời khắc ngắn ngủi trong cuộc đời các nhân vật. Câu chuyện được kể lại ngay tại thời điểm nó xảy ra. Bởi thế tất cả những cung bậc cảm xúc đều ở cấp độ mãnh liệt nhất: yêu mãnh liệt, buồn vô hạn, giận hờn ghê gớm… Trong những thời khắc ấy nhân vật khóc, cười, yêu, ghét và bộc lộ tâm trạng, thái độ, tình cảm cũng như suy nghĩ của mình. Những khoảnh khắc cảm xúc mãnh liệt nhất trong sáng tác của Bunin đa phần đều là những khoảnh khắc tình yêu: khoảnh khắc chia li, khoảnh khắc say nắng, khoảnh khắc tình tự… Các tác phẩm tiêu biểu phải kể đến: Lần gặp gỡ cuối cùng, Canh khuya, Say nắng, Những tấm danh thiếp… 4.1.3. Cảm xúc “an phận” – vòng đời “tĩnh lặng” Chúng tôi gọi những tác phẩm viết về cuộc đời, số phận của các nhân vật chính theo một trật tự tuyến tính hầu như không đan xen quá khứ, hiện tại, không có sự kiện gây đột biến tạo ra bước ngoặt cho câu chuyện là
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1