Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Văn xuôi về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay
lượt xem 6
download
Mục đích nghiên cứu của Luận án nhằm rút ra một số vấn đề trong việc sáng tác văn xuôi về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi trong giai đoạn hiện nay; gợi ý đưa các tác phẩm, trích đoạn văn xuôi về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi vào nhà trường phổ thông. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Văn xuôi về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI -------- TRẦN HẢI TOÀN VĂN XUÔI VỀ ĐỀ TÀI LỊCH SỬ VIẾT CHO THIẾU NHI TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN NAY Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 9.22.34.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN HÀ NỘI, 2020
- LUẬN ÁN ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Quang Hƣng Phản biện 1: PGS.TS Lý Hoài Thu Trường Đại học KHXH và NV – ĐHQG Hà Nội Phản biện 2: PGS.TS Tôn Phƣơng Lan Viện Văn học Phản biện 3: PGS.TS Trần Thị Việt Trung Trường Đại học Thái Nguyên Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp: Trường. họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào hồi ….. giờ ….. ngày ….. tháng ….. năm 2020 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc Gia, Hà Nội hoặc Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
- DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Trần Hải Toàn (2012), “Chất liệu lịch sử, chất liệu dân gian và sức sáng tạo của nhà văn Tô Hoài trong tiểu thuyết Đảo hoang” Tạp chí Giáo dục, số 292, kì 2, tháng 8. 2. Trần Hải Toàn (2018), “Nghiên cứu đưa truyện lịch sử viết cho thiếu nhi vào nhà trường phổ thông”, Tạp chí Khoa học, số 21, tháng 1. 3. Trần Hải Toàn (2018), “Một vài đặc điểm của văn xuôi Việt Nam về đề tài lịch sử dành cho thiếu nhi”, Tạp chí Lý luận, phê bình Văn học - nghệ thuật, số 6. 4. Trần Hải Toàn (2020), “Một khuynh hướng sáng tác trong văn xuôi về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi từ sau Cách mạng tháng Tám 1945”, Tạp chí Lý luận, phê bình Văn học - nghệ thuật, số 4, 2020
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Văn học viết cho thiếu nhi là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong nền văn học của mỗi dân tộc. Chính bộ phận văn học này, có mối quan hệ gắn bó, qua lại thân thiết với văn học người lớn, đã tạo nên diện mạo hoàn chỉnh cho nền văn học của mỗi nước trên thế giới. Văn học viết cho thiếu nhi Việt Nam có lịch sử hình thành và phát triển khá muộn. Phải đến đầu những năm 1940 của thế kỷ XX, đặc biệt là sau 1945, văn học viết cho thiếu nhi mới thực sự phát triển và cho ra đời nhiều tác phẩm đặc sắc. Chưa đầy một thế kỷ phát triển, bộ phận văn học này đã đạt được nhiều thành tựu cơ bản, với đội ngũ sáng tác đông đảo, phong phú về đề tài, đa dạng về thể loại, đổi mới về thi pháp,… Tuy nhiên, trong tương quan so sánh với văn học viết cho người lớn, văn học viết cho thiếu nhi và việc nghiên cứu về nó vẫn chưa thực sự được nhiều người quan tâm. 1.2. Sáng tác về đề tài lịch sử là một trong những nguồn cảm hứng lớn, một nhu cầu không thể thiếu trong dòng mạch phát triển của văn học mỗi dân tộc. Cùng với quá trình hình thành và phát triển của văn học viết cho thiếu nhi Việt Nam, truyện lịch sử cho thiếu nhi cũng phát triển và đạt được nhiều thành tựu nổi bật kể từ sau 1945, đặc biệt là từ 1954 đến nay với rất nhiều các tác phẩm có giá trị cả về nội dung và hình thức nghệ thuật được trẻ em hào hứng đón nhận. Nhìn sang các nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử viết cho người lớn, thấy được quan tâm nghiên cứu khá sôi nổi, trong khi những nghiên cứu về văn xuôi lịch sử cho thiếu nhi lại có phần khiêm tốn. Việc nghiên cứu hầu hết cũng mới chỉ dừng ở một số bài viết in trên các cuốn chuyên khảo hoặc trên các tạp chí khoa học, ít có các công trình nghiên cứu sâu rộng, toàn diện, hệ thống về mảng đề tài này. Vì thế, nghiên cứu văn xuôi về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi từ sau 1945 như một đối tượng đầy đủ, trọn vẹn là một việc làm cần thiết, góp phần hệ thống hoá các thành tựu tiêu biểu, phân tích những cảm thức lịch sử, đặc trưng nghệ thuật, khái quát các khuynh hướng sáng tác và khẳng định vị trí của mảng đề tài này trong dòng chảy của văn học thiếu nhi nói riêng, văn học Việt Nam nói chung. 1.3. Văn xuôi về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi cũng đã được đưa vào chương trình học tập trong nhà trường hiện nay. Tuy nhiên, khảo sát
- 2 các tác phẩm về đề tài lịch sử cho viết thiếu nhi trong chương trình phổ thông, chúng tôi nhận thấy số lượng các tác phẩm được đưa vào nội dung giảng dạy, kể chuyện cho các em học sinh còn quá ít và chất lượng cũng còn một đôi chỗ chưa thật ổn. Việc sáng tác văn xuôi, xuất bản các tác phẩm văn xuôi về đề tài lịch sử cho các em và đưa nhiều hơn các tác phẩm, trích đoạn giá trị viết về đề tài lịch sử làm ngữ liệu cho phần đọc hiểu văn bản văn học trong Chương trình giáo dục phổ thông là một trong những giải pháp hiệu quả không chỉ giúp các em thêm yêu thích, hào hứng đến với các kiến thức lịch sử mà còn góp phần phát triển ngôn ngữ, định hướng lý tưởng, xây dựng tình cảm, ước mơ cho các em. Vì những lý do trên, cùng với niềm yêu thích văn học thiếu nhi, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: Văn xuôi về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay. 2. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các tác phẩm văn xuôi về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay. Đề tài này thu hút khá nhiều thế hệ người cầm bút trong tiến trình phát triển của văn học. Mốc nghiên cứu các tác phẩm viết về đề tài lịch sử cho thiếu nhi, chúng tôi xin dừng ở năm 2015 để khảo sát, nghiên cứu. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án nghiên cứu, khảo sát, bao quát các tác phẩm văn xuôi về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay. Trong đó tập trung vào các thành tựu chủ yếu ở hai thể loại là truyện ngắn và tiểu thuyết - cũng là hai thể loại có được nhiều tác phẩm thành công nhất. Trong quá trình khảo sát, nghiên cứu những thành tựu của văn xuôi lịch sử viết cho thiếu nhi từ sau 1945 đến nay, chúng tôi đặc biệt tập trung vào tìm hiểu chín tác phẩm tiêu biểu về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi của các tác giả Nguyễn Huy Tưởng, Hà Ân, Tô Hoài, Nguyễn Đức Hiền, Nghiêm Đa Văn. Đồng thời, trong khi phân tích, chúng tôi cũng mở rộng so sánh với các tác phẩm văn xuôi về lịch sử (chủ yếu là tiểu thuyết lịch sử) viết cho đối tượng đọc là người lớn.
- 3 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu - Phân tích các đặc điểm, đánh giá những thành tựu của văn xuôi về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi trong nền văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay qua những trường hợp có ý nghĩa kết tinh. - Khẳng định đặc trưng, vị trí của văn xuôi lịch sử viết cho thiếu nhi trong nền văn học thiếu nhi nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. - Rút ra một số vấn đề trong việc sáng tác văn xuôi về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi trong giai đoạn hiện nay; gợi ý đưa các tác phẩm, trích đoạn văn xuôi về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi vào nhà trường phổ thông. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Khái quát quá trình phát triển của văn xuôi Việt Nam về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay với những chặng đường, khuynh hướng, các thành tựu và những gương mặt tiêu biểu. - Phân tích, lý giải cảm thức lịch sử và các khuynh hướng sáng tác tiêu biểu trong văn xuôi viết về đề tài lịch sử cho thiếu nhi từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay. - Phân tích đặc trưng nghệ thuật của mảng văn xuôi Việt Nam về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi trên một số phương diện: nghệ thuật trần thuật, nghệ thuật xây dựng kết cấu, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích và tổng hợp - Phương pháp nghiên cứu hệ thống - Phương pháp nghiên cứu loại hình - Phương pháp lịch sử xã hội - Phương pháp nghiên cứu liên ngành Ngoài các phương pháp trên, luận án còn sử dụng một số biện pháp, thao tác như: phân loại, so sánh, phân tích, tổng hợp... Các phương pháp và thao tác nói trên sẽ được vận dụng linh hoạt trong quá trình xử lý đề tài. 5. Đóng góp của luận án Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu các tác phẩm văn xuôi Việt Nam về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi như một đối tượng độc lập, trọn vẹn. Luận án đã hệ thống hoá quá trình hình thành, phát triển, phân tích những đặc trưng tiêu biểu, những vấn đề nổi bật qua cảm thức lịch sử và những đặc sắc về nghệ thuật của văn xuôi về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay. Từ đó mang đến cái nhìn
- 4 toàn diện về văn xuôi lịch sử viết cho thiếu nhi trên hành trình 70 năm phát triển; khẳng định vị trí không thể thiếu của thể tài này trong lịch sử phát triển văn học Việt Nam. Kết quả của luận án đóng góp một phần cho ngành lý luận, nghiên cứu về văn học thiếu nhi nói chung, văn xuôi lịch sử viết cho thiếu nhi nói riêng - lĩnh vực nghiên cứu còn chưa thực sự được quan tâm và chưa có nhiều bề dày thành tựu. Tổng kết, đánh giá những đặc điểm, khuynh hướng của văn xuôi lịch sử cho thiếu nhi, luận án cũng bước đầu muốn thăm dò tìm ra cách đi mới, con đường mới cho văn học về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi thành tựu về mảng đề tài này đang chững lại. Luận án là tài liệu tham khảo bổ ích cho giáo viên, sinh viên, học sinh, những người quan tâm, yêu thích văn học thiếu nhi. Luận án cũng đưa ra gợi ý để đề tài lịch sử cho thiếu nhi được trở nên gần gũi với học sinh hơn qua việc đưa thêm một số tác phẩm, trích đoạn tiêu biểu vào chương trình phổ thông, góp phần mở mang hiểu biết, kích thích sự hứng thú, say mê của các em với lịch sử nước nhà. 6. Bố cục của luận án Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án được triển khai thành các chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Văn xuôi về đề tài lịch sử cho thiếu nhi trong tiến trình vận động của văn học thiếu nhi Việt Nam Chương 3: Cảm thức lịch sử và những khuynh hướng tiêu biểu trong văn xuôi về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay Chương 4: Một số đặc điểm nghệ thuật của văn xuôi viết về đề tài lịch sử cho thiếu nhi từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay
- 5 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Văn xuôi về đề tài lịch sử Văn xuôi viết về đề tài lịch sử là một thể loại văn học có sự kết hợp giữa yếu tố văn học và yếu tố lịch sử. Yếu tố lịch sử (cốt lõi lịch sử) chi phối và ảnh hưởng đến đề tài, cảm hứng sáng tạo của nhà văn, khuôn người viết vào giới hạn phải bám sát tư liệu lịch sử. Yếu tố văn học thể hiện nhân vật trong mối quan hệ đa chiều, ôm chứa phạm vi đời sống rộng lớn, cho phép người viết có thể phát huy cao độ khả năng tưởng tượng và sức sáng tạo. 1.1.1.2. Văn học thiếu nhi Văn học thiếu nhi là những sáng tác lấy đối tượng phục vụ là thiếu nhi. Đối tượng phục vụ này sẽ chi phối đến cách lựa chọn đề tài, tư tưởng, chủ đề... của mỗi tác phẩm. 1.1.1.3. Văn xuôi về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi Văn xuôi lịch sử viết cho thiếu nhi bao gồm những thể loại: truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết... viết về đề tài lịch sử có đối tượng đọc là thiếu nhi. Đó là những tác phẩm văn học lấy tư liệu từ hai nguồn chính là chính sử và truyền thuyết, được viết dưới hình thức tự sự, hướng vào các sự kiện và nhân vật lịch sử. 1.1.2. Các yêu cầu cơ bản đối với văn xuôi về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi 1.1.2.1. Về hệ thống nhân vật Với đối tượng bạn đọc là người lớn, nhà văn có thể lựa chọn những nhân vật lịch sử phức tạp cùng nhiều quan điểm, cách đánh giá nhìn nhận khác nhau. Với đối tượng bạn đọc là thiếu nhi, nhân vật lịch sử được chọn phần lớn là những vấn đề đã thống nhất được cách hiểu, cách đánh giá. Ngoài hệ thống các nhân vật có nguyên mẫu trong lịch sử, nhà văn cũng có thể hư cấu, sáng tạo thêm các nhân vật khác. 1.1.2.2. Về cốt truyện Trong tiểu thuyết lịch sử viết cho người lớn, cốt truyện có thể phức tạp với nhiều tình huống, chi tiết mở, thậm chí nhà văn có thể hư cấu trái ngược với sự thật lịch sử đã được ghi chép để người đọc tự suy xét và đánh giá. Cốt truyện lịch sử viết cho thiếu nhi thường đơn giản, dễ hiểu, mạch lạc. Sáng tạo của nhà văn không nên và không thể vượt ra ngoài sự thật lịch sử, làm ảnh hưởng đến nhận thức của các em.
- 6 1.2.1.3. Về ngôn ngữ Viết cho thiếu nhi, yêu cầu nhà văn, nhà thơ phải viết bằng chính ngôn ngữ của các em. Đồng thời viết cho thiếu nhi cũng đòi hỏi nhà văn, nhà thơ phải có sự chuẩn mực về ngôn ngữ để góp phần rèn luyện tư duy, ngôn ngữ, trí tưởng tượng cho các em. 1.2.1.4. Về tính giáo dục trong mục đích sáng tác Văn xuôi lịch sử viết cho thiếu nhi, dù trực tiếp hay gián tiếp, thường mang đến cho các em những bài học quý báu về truyền thống tốt đẹp của dân tộc, như: tinh thần yêu nước, ý thức tự hào dân tộc… từ đó định hướng, khơi gợi cho các em biết sống tốt hơn, giá trị hơn cho cuộc sống hiện tại. 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu văn xuôi về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi 1.2.1. Những nghiên cứu chung về văn xuôi đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi 1.2.1.1. Những bài viết trực tiếp bàn về vấn đề sáng tác đề tài lịch sử cho thiếu nhi Ở hướng nghiên cứu này, tập trung nhiều bài viết, bài trao đổi của tác giả Hà Ân, Vân Thanh. Các tác giả bàn về vấn đề sáng tác đề tài lịch sử thiếu nhi trên nhiều phương diện như: mục đích sáng tác, cách lựa chọn nhân vật, đề tài, chủ đề, mối quan hệ giữa sự thực lịch sử với hư cấu nghệ thuật trong sáng tác. 1.2.1.2. Các bài viết nhân đọc một hoặc vài tác phẩm viết về đề tài lịch sử, đưa ra những suy nghĩ, quan điểm về văn xuôi lịch sử viết cho các em Hướng nghiên cứu này tập trung sự quan tâm của khá nhiều các nhà nghiên cứu, phê bình với các bài viết tiêu biểu của Bùi Thanh Ninh, Vân Thanh, Nguyễn Chí Bền... Nhân đọc một số tác phẩm viết về đề tài lịch sử, các nhà nghiên cứu bàn đến một số khía cạnh thuộc về nội dung, nghệ thuật trong sáng tác cho thiếu nhi. 1.2.1.3. Các nghiên cứu về một giai đoạn phát triển của văn học thiếu nhi có đề cập tới văn xuôi lịch sử cho các em Nghiên cứu về một giai đoạn phát triển của văn học thiếu nhi, các tác giả đưa ra những nhận định và cái nhìn khái quát về văn xuôi lịch sử viết cho thiếu nhi trước và sau 1975. Ít có những bài viết, công trình nghiên cứu riêng trình bày hệ thống về văn xuôi lịch sử cho thiếu nhi. 1.2.2. Những nghiên cứu về các tác giả tiêu biểu 1.2.2.1. Nguyễn Huy Tưởng với “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” Những nhận xét, đánh giá về Lá cờ thêu sáu chữ vàng thường được các tác giả dẫn ra khi tổng kết, nhận định về một giai đoạn văn học hoặc một vấn đề văn học viết cho thiếu nhi. Lá cờ thêu sáu chữ vàng cũng được
- 7 đánh giá là một trong những tác phẩm tiêu biểu trong sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng và trong mảng truyện về đề tài lịch sử cho các em. 1.2.2.2. Hà Ân với bộ ba tác phẩm “Bên bờ Thiên Mạc”, “Trên sông truyền hịch”, “Trăng nước Chương Dương” Hầu hết các bài nghiên cứu, đánh giá về một giai đoạn phát triển của văn học thiếu nhi hoặc đánh giá về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi đều dẫn ra các tác phẩm của Hà Ân, đặc biệt là bộ ba tác phẩm viết về lịch sử đời Trần của ông. Các bài viết đều khẳng định vị trí của bộ ba tác phẩm này trong văn xuôi lịch sử viết cho thiếu nhi. 1.2.2.3. Tô Hoài với bộ ba tiểu thuyết “Đảo hoang”, “Nhà Chử”, “Chuyện nỏ thần” Nhìn chung, các bài viết, nghiên cứu về bộ ba tiểu thuyết này thường đánh giá giá trị tác phẩm trên các khía cạnh nội dung, hình thức nghệ thuật và khẳng định sự sáng tạo mới của Tô Hoài khi mở ra hướng khai thác lịch sử gắn với truyền thuyết, huyền thoại cho thiếu nhi. 1.2.2.4. Nguyễn Đức Hiền với “Sao Khuê lấp lánh” Một số bài viết, bài nghiên cứu, giới thiệu Sao khuê lấp lánh trên các báo, trang mạng điện tử hoặc nhân lần tái bản tác phẩm... đều khẳng định giá trị tác phẩm và sự sáng tạo của Nguyễn Đức Hiền trong tác phẩm. Tiểu kết Qua quá trình khảo sát, nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành đọc, phân loại tài liệu theo các nội dung liên quan đến đề tài luận án. Thực tế, đã có khá nhiều nghiên cứu về văn xuôi lịch sử viết cho thiếu nhi, tuy nhiên mới chỉ tập trung nghiên cứu, đánh giá về một, một số tác phẩm và đưa ra nhận định chung, sơ lược về mảng văn học này. Phần lý luận về yêu cầu sáng tác truyện lịch sử cho thiếu nhi cũng đã được quan tâm chú ý, tuy nhiên, các bài viết và sự quan tâm chú ý chủ yếu ở giai đoạn trước 1975 – khi đất nước đang có chiến tranh, cũng là giai đoạn mà các tác phẩm viết về lịch sử cho thiếu nhi có được nhiều thành tựu tiêu biểu nhất. Từ những năm 90 của thế kỷ XX cho đến nay, các báo và tạp chí chỉ dành một góc nhỏ để phê bình sách cho thiếu nhi. Đặc biệt, nghiên cứu riêng về đề tài lịch sử dành cho thiếu nhi chưa có được sự quan tâm sâu sắc của các nhà nghiên cứu hay các học viên cao học, nghiên cứu sinh. Việc tìm hiểu, nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện hơn về văn xuôi viết về đề tài lịch sử dành cho thiếu nhi, vì thế, là một việc làm cần thiết.
- 8 Chƣơng 2 VĂN XUÔI VỀ ĐỀ TÀI LỊCH SỬ VIẾT CHO THIẾU NHI TRONG TIẾN TRÌNH VẬN ĐỘNG CỦA VĂN HỌC THIẾU NHI VIỆT NAM 2.1. Khái quát quá trình phát triển của văn xuôi viết cho thiếu nhi trong văn học Việt Nam hiện đại 2.1.2. Văn xuôi viết cho thiếu nhi giai đoạn 1945 - 1975 Văn xuôi viết cho thiếu nhi gắn bó chặt chẽ với hoàn cảnh lịch sử, tập trung vào nhiệm vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu, giáo dục tinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ qua những tấm gương thiếu nhi anh hùng, qua những bài học giàu tính giáo dục trong chiến đấu và lao động sản xuất. 2.1.2. Văn xuôi viết cho thiếu nhi từ 1975 đến nay Văn học thiếu nhi có những bước chuyển mình mạnh mẽ và đổi mới sâu sắc trên tất cả các phương diện từ lực lượng sáng tác đến đề tài, chủ đề, cách khai thác chất liệu cuộc sống... và thu được nhiều thành tựu đặc sắc, đặc biệt mảng truyện ngắn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, văn học thiếu nhi đang phải đối mặt với nhiều thách thức: tình trạng văn học thiếu nhi thiếu đội ngũ nhà văn kế thừa, vắng bóng đội ngũ sáng tác chuyên nghiệp; nhiều tác phẩm không có sự chau truốt về nội dung, ngôn ngữ, không có giá trị tích cực cho thiếu nhi vẫn được các nhà xuất bản cho ấn hành... 2.2. Văn xuôi về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay - quá trình hình thành và phát triển 2.2.1. Giai đoạn từ 1945 đến 1975 Nội dung chính của các tác phẩm lịch sử viết cho thiếu nhi thời kỳ này là dựng lại lịch sử dân tộc, phản ánh khí thế hào hùng từ những buổi đầu dựng nước đến những cuộc chiến tranh chống xâm lược và xây dựng Tổ quốc; khắc họa hình tượng những nhân vật anh hùng có thật hoặc không có thật trong lịch sử. So với các mảng đề tài khác, thời kỳ 1945 - 1975, lực lượng sáng tác về đề tài lịch sử cho các em tuy chưa nhiều nhưng đã ghi dấu những cây bút tài năng, tâm huyết. Về chất lượng đã có những tác phẩm tiêu biểu, xứng đáng giữ vị trí quan trọng trong nền văn học thiếu nhi Việt Nam. 2.2.2. Từ 1975 đến nay Sau 1975, mảng đề tài về truyện lịch sử viết cho các em cũng có một số thay đổi cho phù hợp với thời cuộc. Hầu hết các tác phẩm đều có những cách khai thác, những hướng đi mới. Các tác giả không chỉ bám sát vào sự kiện và
- 9 nhân vật lịch sử mà còn kết hợp được những hiểu biết sâu sắc về lịch sử, văn hóa và sức sáng tạo của nhà văn để cho ra đời nhiều tác phẩm hấp dẫn. Mặc dù đạt được những thành tựu nhất định, nhưng không thể phủ nhận, trong những năm gần đây mảng đề này thưa thớt những tác giả tâm huyết và các tác phẩm giá trị. Trước thực tế này, gần đây một vài cuộc giao lưu, hội thảo về việc phát triển đề tài lịch sử trong các tác phẩm hội họa, ca nhạc và sáng tác văn học cho thiếu nhi đã được tổ chức. Nhà xuất bản Kim Đồng cũng nỗ lực cho xuất bản những tác phẩm viết về lịch sử tiêu biểu hoặc một số các tác phẩm mới của các tác giả, nhóm tác giả. 2.3. Văn xuôi về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay - những gƣơng mặt tiêu biểu 2.3.1. Hà Ân - tái hiện lịch sử bằng trí tưởng tượng phong phú Giản dị mà khúc chiết nhưng không vì thế mà mất đi chất thơ, chất sáng tạo trong sáng tác, có thể nói, Hà Ân đã chứng tỏ được bản lĩnh, tài năng của một nhà văn biết làm chủ lịch sử, xứng đáng được coi là một trong số các cây bút tiêu biểu, đặt nền móng cho mảng truyện về đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi trong văn học Việt Nam. 2.3.2. Nguyễn Huy Tưởng - hướng tới những tấm gương cao đẹp bằng cảm hứng anh hùng ca Nguyễn Huy Tưởng bám sát vào cốt lõi lịch sử nhưng thổi hồn vào đó, khiến cho những chi tiết, sự kiện lịch sử khô khan trở nên sống động, hào hùng và bay bổng. 2.3.3. Tô Hoài - khai thác lịch sử gắn với truyền thuyết, văn hóa Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiện thực, cổ tích và truyền thuyết lịch sử hội tụ trong bộ ba tác phẩm Đảo hoang, Chuyện nỏ thần, Nhà Chử đã đem đến thành tựu đỉnh cao trong thể loại truyện về đề tài lịch sử cho thiếu nhi. 2.3.4. Nguyễn Đức Hiền - khai thác giá trị giáo dục từ những câu chuyện, những nhân vật lịch sử Nguyễn Đức Hiền đã hài hòa nội dung giáo dục và nghệ thuật trong tác phẩm truyện lịch sử, thể hiện thái độ làm việc nghiêm túc của một con người có trách nhiệm với nghề, trách nhiệm với thế hệ trẻ. 2.3.5. Nghiêm Đa Văn - khắc họa các chân dung lịch sử bằng tâm hồn cảm xúc và ngòi bút tài hoa Mỗi trang văn - trang sử của Nghiêm Đa Văn đều cho thấy phong cách có chiều sâu của một cây bút tình cảm, tài hoa, tạo nên một “thương hiệu truyện lịch sử”, không thể lẫn với một nhà văn nào khác.
- 10 Tiểu kết Gắn với hoàn cảnh lịch sử, chính trị, xã hội và diễn ngôn sáng tác, ở mỗi thời kỳ, văn xuôi về đề tài lịch sử cho các em lại mang những sắc thái và cảm hứng riêng trong sáng tác. Trong chặng đường hình thành và phát triển hơn 70 năm của văn xuôi về đề tài lịch sử cho thiếu nhi, chúng tôi khảo sát, lựa chọn những tác phẩm tiêu biểu, trong đó tập trung nhiều hơn vào năm gương mặt tiêu biểu: Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài, Nguyễn Đức Hiền, Nghiêm Đa Văn. Đây là những cây bút có những đóng góp xuất sắc cho các em - cũng là những tác giả đã khẳng định được phong cách của mình trong mảng đề tài lịch sử vừa khó, vừa “kén” người viết. Chƣơng 3 CẢM THỨC LỊCH SỬ VÀ NHỮNG KHUYNH HƢỚNG TIÊU BIỂU TRONG VĂN XUÔI VỀ ĐỀ TÀI LỊCH SỬ VIẾT CHO THIẾU NHI TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN NAY 3.1. Cảm thức về vẻ đẹp hùng tráng với khuynh hƣớng ngợi ca Đây là cảm thức chủ đạo trong các sáng tác viết về đề tài lịch sử nói chung trước 1975 và kéo dài qua một số tác phẩm sau 1975. Khuynh hướng sáng tác này xuất phát từ chính hoàn cảnh lịch sử thời kỳ 1945 - 1975 với hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ và được thể hiện qua ba nội dung cơ bản: 3.1.1. Tái hiện những sự kiện có ý nghĩa trong lịch sử dân tộc 3.1.1.1. Công cuộc khai hoang, mở mang bờ cõi Với những cứ liệu lịch sử về buổi đầu dựng nước và bằng những chất liệu trong văn học dân gian, Tô Hoài đã khắc hoạ phần nào bức tranh dân tộc trong những buổi đầu của lịch sử. Nhà Chử, Đảo hoang có thể coi là những bài ca mở nước hào hùng tái hiện phần nào quá trình xây dựng và mở mang bờ cõi của cha ông từ đồng bằng lên trung du, miền núi rồi ra biển. 3.1.1.2. Công cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm, bảo vệ chủ quyền dân tộc Dựng nước và giữ nước là nhiệm vụ xuyên suốt trong suốt chiều dài hình thành và phát triển lịch sử dân tộc. Chuyện nỏ thần phản ánh một phần công cuộc chiến đấu chống quân Triệu. Sừng rượu thề viết về một giai đoạn lịch sử khi triều đình nhà Lý bắt đầu dựng nghiệp với công cuộc
- 11 chống Tống, bình Chiêm. Bộ ba tiểu thuyết lịch sử Bên bờ Thiên Mạc, Trên sông truyền hịch, Sông nước Chương Dương gắn bó với nhau một cách liên hoàn, lựa chọn những chiến công của dân tộc dưới triều nhà Trần. Lá cờ thêu sáu chữ vàng phản ánh không khí đánh giặc Nguyên dưới sự lãnh đạo của người anh hùng Trần Hưng Đạo... 3.1.2. Khắc họa các chiến công và những nhân vật anh hùng Các nhân vật có thật trong lịch sử, một lần nữa đã trở thành hình tượng văn học, sống dậy trong các trang viết cho các em. “Mẫu số chung” của những nhân vật anh hùng này đó là lòng dũng cảm, tinh thần yêu nước, hết lòng vì vận mệnh dân tộc, Tổ quốc. Đảo hoang, Chuyện nỏ thần, Nhà Chử của Tô Hoài ngợi ca cha con Mai An Tiêm, Lý Ông Trọng, Cao Lỗ, gia đình nhà Chử... Bộ ba tác phẩm của Hà Ân đã dựng lại một giai đoạn lịch sử mang đậm hào khí Đông A với nhiều nhân vật được lưu danh sử sách: Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, Trần Bình Trọng, Trương Hán Siêu, Phạm Ngũ Lão... Sừng rượu thề của Nghiêm Đa Văn ca ngợi người anh hùng Lý Thường Kiệt với đường lối quân sự góp phần quan trọng trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc. Bên cạnh đó, các tác phẩm cũng khắc hoạ chiến công và những đóng góp của những em nhỏ đang ở tuổi thiếu nhi hoặc thanh thiếu niên, các vị bô lão, những nhân vật quần chúng nhân dân có tên hoặc không tên. 3.1.3. Ngợi ca những tình cảm cao đẹp trong cuộc sống Tình nghĩa vua tôi - một trong những cảm hứng chính của các sáng tác văn học trung đại - tiếp tục được thể hiện qua các sáng tác lịch sử cho thiếu nhi: Chuyện nỏ thần của Tô Hoài; bộ ba tác phẩm của Hà Ân; Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy Tưởng; Sao Khuê lấp lánh của Nguyễn Đức Hiền... Tình cảm gia đình thiêng liêng thể hiện qua Nhà Chử là tình cảm của các thế hệ nối tiếp nhau trên hành trình mở mang, xây dựng cuộc sống. Gia đình Mai An Tiêm trong Đảo hoang luôn bên nhau, nhớ về nhau trong mọi lúc vui buồn, tạo thành sức mạnh vượt qua khó khăn thử thách. Tình cảm gia đình còn gắn liền với tình cảm gia tộc trong Lá cờ thêu sáu chữ vàng, gắn liền với dòng dõi trí thức, truyền thống yêu nước trong Sao Khuê lấp lánh. Tình cảm bạn bè được đề cập qua tình cảm giữa con người với con người và giữa con người và loài vật, tạo sức hút không nhỏ với thiếu nhi. Có thể nói, những tác phẩm mang đậm cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc thể hiện qua việc ngợi ca những chiến công, những nhân vật anh
- 12 hùng trải dài trong các sáng tác cho thiếu nhi cả trước và sau 1975. Cảm thức về vẻ đẹp hùng tráng với khuynh hướng ngợi ca truyền thống, ngợi ca những chiến công, tôn vinh các anh hùng dân tộc mang đến cho các sáng tác lịch sử thời kỳ này những “diễn ngôn mang tính khẳng định, chiêm bái, ngưỡng vọng”. 3.2. Cảm thức về vẻ đẹp bi tráng với khuynh hƣớng khai thác các yếu tố thế sự, đời tƣ 3.2.1. Khai thác vẻ đẹp bình dị của nhân vật, sự kiện lịch sử trong cái nhìn đa chiều Cảm thức về vẻ đẹp bi tráng của lịch sử với khuynh hướng khai thác các yếu tố thế sự, đời tư của nhân vật, sự kiện trong các nhìn đa chiều là khuynh hướng sáng tác tiêu biểu được nhiều các nhà văn viết cho đối tượng “người lớn” lựa chọn từ sau 1975 đến nay. Khuynh hướng khai này cũng xuất hiện trong khá nhiều các sáng tác viết về đề tài lịch sử cho thiếu nhi, đặc biệt sau đổi mới; mục đích chính không hẳn để luận giải, đối thoại lại lịch sử mà cung cấp cho các em một cái nhìn toàn diện hơn về những sự kiện, những con người vốn được xem là những “tượng đài”, những “di sản” bất biến trong lịch sử. Sao khuê lấp lánh của Nguyễn Đức Hiền lựa chọn thời điểm lịch sử rối ren, triều đình mâu thuẫn, gian thần lộng hành… mang đến cho các em cái nhìn sâu sắc hơn về lịch sử, hiểu và đồng cảm hơn trước những oan khuất mà Nguyễn Trãi và gia tộc ông phải chịu đựng. Sự “dữ dội” của chiến tranh, của tuổi thơ đã được anh hùng hoá, lãng mạn hoá trong Tuổi thơ dữ dội. Một trong những thông điệp mà người đọc cảm nhận được sau khi đọc xong tác phẩm, đó là chiến tranh, dù chính nghĩa, dù thua cuộc hay thắng cuộc thì những tổn thương mà nó mang lại là quá lớn. Không “đối thoại” nên các nhân vật được lựa chọn cũng chủ yếu là những nhân vật đã thống nhất được đa số cách hiểu của các nhà nghiên cứu trong lịch sử. Cái nhìn của nhà văn với các sự kiện, nhân vật lịch sử cũng không mâu thuẫn với quan điểm chính sử. Khai thác yếu tố thế sự, đời tư, nhà văn viết cho thiếu nhi giúp hình tượng nhân vật trở nên hoàn chỉnh và gần gũi hơn với các em. Đọc các tác phẩm ấy, các em ít nhiều sẽ “ngộ” ra những điều thú vị: hoá ra những chiến công không phải chỉ có hào quang lấp lánh; hoá ra những người anh hùng cũng là những con
- 13 người hết sức bình dị, cũng có những trò đùa tinh nghịch, cũng có những giọt nước mắt rất đời, rất người… 3.2.2. Khám phá góc khuất của những con người, những số phận dạt trôi Lịch sử là một dòng chảy với những biến động không ngừng: lúc êm đềm trôi, lúc ào ào cuộn chảy, lúc quằn quại hung dữ thác ghềnh… Trong những biến động chung ấy, cá nhân con người hiện lên với những số phận khác nhau, những góc khuất đầy những bi thương. Nổi bật nhất của sáng tác lịch sử theo khuynh hướng này phải kể đến là Nghiêm Đa Văn với Sừng rượu thề và Lưu Sơn Minh với Trần Quốc Toản và Trần Khánh Dư. Lý Thường Kiệt hiện lên trong Sừng rượu thề là một anh hùng mưu lược nhưng cũng là một Lý Thường Kiệt đầy bi kịch trong nội tâm. Trần Quốc Toản của Lưu Sơn Minh, “không phải là bản anh hùng ca về một cậu thiếu niên anh dũng và hồn nhiên xông vào chiến trận” mà là “khúc tráng ca về một chiến tướng oai hùng đã lưu danh vào chính sử” [148]. Trần Khánh Dư trong tác phẩm cùng tên của Lưu Sơn Minh được khắc hoạ như một nhân vật khá “lạ” trong lịch sử phong kiến Việt Nam với đủ mọi thói hư tật xấu: trai gái, rượu chè, vụ lợi, ngang ngược… nhưng cũng đầy tài hoa. 3.2.3. Đan xen sự kiện lịch sử với những cung bậc tình cảm mang tính cá nhân Hướng khai thác lịch sử gắn với thế sự, đời tư cũng trở nên gần gũi, dễ tiếp nhận với thiếu nhi hơn khi các tác giả đan xen vào câu chuyện lịch sử tình cảm gia đình, đặc biệt tình yêu đôi lứa với những cung bậc mang tính chất cá nhân, tưởng như rất khó nói trong các tác phẩm viết về đề tài lịch sử, đặc biệt lại là lịch sử viết cho thiếu nhi. Thấp thoáng trong Nhà Chử, người đọc bắt gặp tình cảm mộc mạc, chân thành của bà lão nơi bến quê dành cho ông Chử. Chuyện nỏ thần ngoài câu chuyện về bài học đoàn kết, tinh thần cảnh giác... còn ẩn hiện câu chuyện tình cảm động của tướng quân Cao Lỗ với cô Tàm. Chuyện tình buồn, dang dở, ngang trái của Lý Thường Kiệt với cô gái Thuần Khanh (Sừng rượu thề - Nghiêm Đa Văn), mối tình Trần Khánh Dư với công chúa Thiên Thuỵ dám sống thật với bản thân mình dù đã biết yêu lạc người (Trần Khánh Dư - Lưu Sơn Minh)… là những “nốt nhạc” trầm buồn, da diết len trong bản hùng ca hào hùng mang đến cho người đọc những dư âm man mác.
- 14 Cảm thức lịch sử bi tráng với khuynh hướng khai thác góc khuất những nhân vật, những cuộc đời… mang đến cái nhìn toàn diện về lịch sử. Khuynh hướng này đang có xu hướng phát triển trong những năm gần đây với sự ra đời của một số tác phẩm tuy chưa phải là quá xuất sắc, nhưng cũng là một dấu hiệu đáng mừng cho thấy sự hấp dẫn trở lại phần nào của mảng đề tài này. 3.3. Cảm thức về văn hoá với khuynh hƣớng miêu tả phong tục, tiểu thuyết hoá truyền thuyết, huyền thoại 3.3.1. Miêu tả phong tục, tập quán truyền thống của dân tộc Cảm thức về vẻ đẹp lịch sử gắn với truyền thống văn hoá thể hiện qua các sáng tác cho thiếu nhi chủ yếu gắn với việc miêu tả các phong tục tập quán, các lễ hội truyền thống của dân tộc. Bộ ba tác phẩm của Hà Ân giúp các em được hòa mình vào không khí hội võ mùa xuân trong hương Vạn Kiếp, quay trở về với những nghề truyền thống của vùng đất kinh kỳ, ngắm nhìn cảnh sinh hoạt của cư dân trên vùng đất Thăng Long hào hoa, thanh lịch, cảm nhận tiếng ồn ào của người buôn kẻ bán trên khắp 36 phố phường… Bộ ba tiểu thuyết lịch sử của Tô Hoài miêu tả chi tiết các lễ hội chọi trâu, đánh vật, đấu roi, bắn nỏ, lễ hội trung thu... Với cách miêu tả, kể chuyện khéo léo, diện mạo lịch sử văn hóa thời kỳ Văn Lang đã được hiện lên sống động qua các trang văn giàu hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu của Tô Hoài. 3.3.2. Khai thác lịch sử từ truyền thuyết, huyền thoại Hướng khai thác lịch sử từ truyền thuyết, huyền thoại với đại diện tiêu biểu nhất phải kể đến là Tô Hoài. Bộ ba tiểu thuyết Đảo hoang, Chuyện nỏ thần, Nhà Chử đã mở ra một hướng khai thác lịch sử mới: lịch sử gắn với văn hoá, với truyền thuyết, huyền thoại. Hay nói cách khác, truyền thuyết, cổ tích, huyền thoại mang màu sắc lịch sử dưới ngòi bút của Tô Hoài đã được tiểu thuyết hoá bằng tài năng và sở trường của nhà văn và cũng rất phù hợp với tâm lý tiếp nhận của trẻ thơ. Văn hoá trong các sáng tác lịch sử cho thiếu nhi không phải là phương tiện để luận giải các vấn đề nhân sinh, thế sự như các sáng tác cho người lớn. Trong các sáng tác của các em, văn hoá là điểm tựa, là minh chứng để khẳng định cụ thể hơn về vẻ đẹp truyền thống của dân tộc. Khuynh hướng khai thác lịch sử gắn với văn hoá, vì thế, vẫn nằm trong mạch nguồn cảm thức chủ đạo trong sáng tác của các em, đó là chiêm bái, ngưỡng vọng lịch sử.
- 15 3.4. Cảm thức về truyền thống với khuynh hƣớng giáo dục 3.4.1. Khơi gợi niềm say mê và tự hào về lịch sử dân tộc Truyện lịch sử viết cho thiếu nhi giúp các em nhận thức, khám phá lịch sử bằng hình tượng nghệ thuật. Những sự kiện lịch sử từ thời kỳ đầu dựng nước, qua các triều đại phong kiến đến thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và xây dựng chủ nghĩa xã hội đã ít nhiều giúp các em hiểu, nhớ các sự kiện lịch sử một cách tự nhiên, hào hứng hơn là những sự kiện, những ngày tháng... phải ghi nhớ khô khan của bộ môn lịch sử. 3.4.2. Truyền dẫn niềm tin vào con người, niềm tin vào chân - thiện - mỹ Sáng tác truyện lịch sử cho các em, các nhà văn đã gửi gắm vào đó niềm tin vào con người, niềm tin vào chân lý thiện thắng ác. Niềm tin ấy được kiểm nghiệm qua các nhân chứng lịch sử, qua chiều dài thời gian, không gian, trở thành một chân lý luôn đúng trong mọi thời đại. Nhà Chử, Đảo hoang, Chuyện nỏ thần đều viết về lịch sử buổi đầu dựng nước của dân tộc và mang một tinh thần lạc quan, một cảm hứng ngợi ca sâu sắc, là sự khẳng định sức mạnh con người. Những phút gay cấn nhất ở chiến trường hay sau lúc bàn luận về kế hoạch giữ nước, vẫn vang lên những vần thơ và giọng ngâm thơ của vua Trần Nhân Tông - vị vua trẻ tuổi nhưng vì vận nước mà buộc phải rời kinh thành (Bên bờ Thiên Mạc). Những trang văn cuối cùng của Bên bờ Thiên Mạc diễn tả cái chết và tâm trạng của Trần Bình Trọng nhưng không hề bi lụy bởi tinh thần lạc quan, bất khuất của ông. Những lời độc thoại, hồi tưởng đẹp đẽ nhất của vua Lê Thánh Tông dành cho Nguyễn Trãi ở cuối Sao Khuê lấp lánh gợi mở trong lòng người đọc niềm tin về sự vĩnh hằng của cái chân, thiện, mĩ. 3.4.3. Xây dựng lý tưởng cuộc sống và định hướng nhân cách cho thiếu nhi Một trong những yếu tố xác định đặc trưng riêng của sáng tác đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi so với sáng tác lịch sử của người lớn, đó là ở chức năng giáo dục được đặt lên hàng đầu. Ẩn sau những sự kiện, những nhân vật, những bài học cảnh giác chiến đấu, bài học về nghị lực, về tinh thần yêu nước, về ý chí vươn lên là những bài học về lý tưởng cuộc sống, định hướng nhân cách cho các em. Đó là khát vọng vươn lên trong bộ ba tiểu thuyết của Tô Hoài, là lý tưởng tuổi trẻ khao khát được cống hiến, được phục vụ cho đất nước trong
- 16 Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy Tưởng, trong bộ ba tiểu thuyết của Hà Ân... Lý tưởng cuộc sống, lý tưởng tuổi trẻ bao giờ cũng được gắn với mục đích chung, bao giờ cũng hướng về tình cảm lớn lao nhất là tình yêu quê hương đất nước. Bài học về lý tưởng cuộc sống, về tình yêu quê hương đất nước còn ẩn vào bài học về tinh thần đoàn kết toàn dân, đoàn kết trăm họ, bài học về sự cảnh giác trong dựng nước và giữ nước. Bài học về lý tưởng cuộc sống cũng được thể hiện qua thái độ trân trọng cuộc sống hiện tại của thế hệ trẻ. Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán giúp người đọc thấu hiểu hơn về một thời kỳ lịch sử chiến tranh ác liệt, thương cảm những thiếu niên đang tuổi ăn, tuổi chơi nhưng phải hi sinh thân mình cho hoà bình đất nước; từ đó khát khao, mong muốn học tập, cống hiến... để xứng đáng với những đau đớn, mất mát mà các thế hệ trước đã hi sinh. Tiểu kết Trên hành trình phát triển, văn xuôi về đề tài lịch sử cho thiếu nhi từ sau 1945 mang đến cảm thức và những khuynh hướng sáng tác cơ bản. Đó là cảm thức về vẻ đẹp hùng tráng của lịch sử xuất phát từ bối cảnh giai đoạn 1945 - 1975; cảm thức lịch sử bi tráng mang đến khuynh hướng khai thác những yếu tố thế sự, đời tư; cảm thức lịch sử gắn với truyền thống văn hoá của dân tộc qua những trang văn miêu tả phong tục, tập quán. Phản ánh lịch sử bằng hình tượng văn học, với đối tượng tiếp nhận là các em thiếu nhi, xuyên suốt trong các sáng tác truyện lịch sử cho thiếu nhi, các nhà văn còn gửi gắm những bài học giáo dục đến thế hệ trẻ. Các cảm thức lịch sử và những khuynh hướng sáng tác tiêu biểu như trên không hẳn có sự tách bạch rạch ròi trong các sáng tác lịch sử viết cho thiếu nhi. Ngoài cảm thức chủ đạo, các cảm thức lịch sử có thể cùng đan xen trong một tác phẩm. Cảm thức lịch sử và những khuynh hướng sáng tác này vừa mang những nét chung, vừa mang những nét riêng trên tương quan so sánh với văn xuôi lịch sử viết cho người lớn. Những nét chung và những nét riêng ấy bị chi phối bởi yếu tố hoàn cảnh lịch sử, xã hội trong mỗi thời kỳ lịch sử; đặc biệt là sự chi phối bởi đối tượng tiếp nhận.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Phát triển tư duy vật lý cho học sinh thông qua phương pháp mô hình với sự hỗ trợ của máy tính trong dạy học chương động lực học chất điểm vật lý lớp 10 trung học phổ thông
219 p | 291 | 35
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Chiến lược Marketing đối với hàng mây tre đan xuất khẩu Việt Nam
27 p | 191 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 281 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 212 | 17
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu điều kiện lao động, sức khoẻ và bệnh tật của thuyền viên tàu viễn dương tại 2 công ty vận tải biển Việt Nam năm 2011 - 2012
14 p | 273 | 16
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu tối ưu các thông số hệ thống treo ô tô khách sử dụng tại Việt Nam
24 p | 261 | 12
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Giáo dục Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cho sinh viên trường Đại học Cảnh sát nhân dân hiện nay
26 p | 157 | 12
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tính toán ứng suất trong nền đất các công trình giao thông
28 p | 225 | 11
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế Quốc tế: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam
28 p | 188 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội cấp cơ sở trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho cư dân nông thôn: Nghiên cứu trường hợp tại 2 xã
28 p | 151 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
27 p | 215 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phản ứng của nhà đầu tư với thông báo đăng ký giao dịch cổ phiếu của người nội bộ, người liên quan và cổ đông lớn nước ngoài nghiên cứu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
32 p | 185 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Triết học: Tư tưởng Triết học của Tôn Trung Sơn và ý nghĩa của nó
32 p | 164 | 6
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý nhà nước đối với giảng viên các trường Đại học công lập ở Việt Nam hiện nay
26 p | 137 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 126 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Y học: Nghiên cứu mức lọc cầu thận bằng Cystatin C huyết thanh ở bệnh nhân tiền đái tháo đường và đái tháo đường típ 2
38 p | 96 | 4
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc kỳ hạn nợ phương pháp tiếp cận hồi quy phân vị và phân rã Oaxaca – Blinder
28 p | 29 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển sản xuất chè nguyên liệu bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ các nhân tố tác động đến việc công bố thông tin kế toán môi trường tại các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản Việt Nam
25 p | 175 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn