intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nhân lực để hiện đại hóa hải quan Việt Nam trong hội nhập quốc tế

Chia sẻ: Hetiheti Hetiheti | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

75
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án hướng đến các mục tiêu nghiên cứu: nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về nhân lực để hiện đại hóa hải quan trong bối cảnh hội nhập quốc tế; phân tích và đánh giá thực trạng nhân lực hải quan theo yêu cầu hiện đại hóa Hải quan Việt Nam; đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm phát triển nhân lực để đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa Hải quan Việt Nam phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế của đất nước thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Nhân lực để hiện đại hóa hải quan Việt Nam trong hội nhập quốc tế

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH<br /> <br /> TRẦN VĂN TRÁNG<br /> <br /> NHÂN LỰC ĐỂ HIỆN ĐẠI HÓA HẢI QUAN<br /> VIỆT NAM TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br /> Chuyên ngành: Kinh tế - chính trị<br /> Mã số: 62 31 01 02<br /> <br /> HÀ NỘI - 2017<br /> <br /> NGUYỄN ĐẮC TUYỀN<br /> <br /> CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI<br /> HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> PGS.TS ĐOÀN XUÂN THỦY<br /> Phản biện 1:<br /> Phản biện 2:<br /> Phản biện 3:<br /> Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án cấp<br /> Học viện theo Quyết định số:……, ngày….tháng…..năm 2017<br /> của Giám đốc Học viện Chính trị Chính trị Quốc gia Hồ Chí<br /> Minh, họp tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Vào<br /> hồi… giờ….ngày….tháng….năm 2017<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại:<br /> - Thư viện Quốc gia<br /> - Thư viện Tổng cục Hải quan<br /> - Thư viện Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh<br /> <br /> 1<br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Năm 2007, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ<br /> chức thương mại thế giới (WTO), là thành viên của cộng đồng kinh tế các<br /> nước Đông Nam Á (AEC). Trong bối cảnh hội nhập sâu, rộng với nền kinh<br /> tế thế giới, Việt Nam cần phải nhanh chóng thúc đẩy cải cách, phát triển,<br /> hiện đại hoá cơ chế, chính sách quản lý kinh tế nói chung và chính sách<br /> quản lý kinh tế đối ngoại, chính sách thương mại, chính sách quản lý nhà<br /> nước về hải quan nói riêng để thích ứng với tình hình mới nhằm vừa tạo<br /> thuận lợi tối đa cho hoạt động thương mại quốc tế vừa đảm bảo việc chấp<br /> hành và tuân thủ các quy định của pháp luật, đảm bảo an ninh, chủ quyền<br /> và lợi ích kinh tế quốc gia.<br /> Với nhiệm vụ gác cửa biên giới về kinh tế của đất nước, thu hút các “làn<br /> gió lành” và ngăn chặn những “làn gió độc” thổi vào nước ta, ngành Hải<br /> quan đã góp phần tạo thuận lợi cho hoạt động kinh tế đối ngoại, xuất nhập<br /> khẩu, đầu tư, du lịch, hội nhập với khu vực và thế giới, góp phần phát triển<br /> kinh tế - xã hội của đất nước.<br /> Để thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước<br /> giai đoạn 2011- 2015 và định hướng đến 2020, theo Quyết định 448/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 1514/QĐ-BTC của Bộ trưởng<br /> Bộ Tài chính, công tác nhân lực mặc dù đã được nâng cao hơn về chất lượng<br /> đáp ứng yêu cầu hiện nay, nhưng vẫn chưa đạt tiêu chuẩn theo khuyến nghị<br /> của Tổ chức Hải quan thế giới, chưa ngang bằng với nhóm ASEAN-4 và<br /> nhiều nước phát triển. Bên cạnh đó, về mặt số lượng, nhân lực Hải quan<br /> chưa có sự rà soát đánh giá xây dựng theo vị trí việc làm, cơ cấu tổ chức<br /> chưa thay đổi để đáp ứng theo mô hình hải quan điện tử, một cửa quốc gia,<br /> một cửa ASEAN và theo Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ<br /> Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên<br /> chức.<br /> Với lý do trên, vấn đề “Nhân lực để hiện đại hóa Hải quan Việt Nam<br /> trong hội nhập quốc tế” được tác giả lựa chọn làm đề tài nghiên cứu của<br /> luận án tiến sĩ chuyên ngành kinh tế chính trị.<br /> 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu<br /> * Mục đích:<br /> Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn về nhân lực để hiện đại<br /> hóa hải quan trong bối cảnh hội nhập quốc tế; phân tích và đánh giá thực<br /> trạng nhân lực hải quan theo yêu cầu hiện đại hóa Hải quan Việt Nam; đề<br /> xuất phương hướng, giải pháp nhằm phát triển nhân lực để đẩy nhanh quá<br /> <br /> 2<br /> trình hiện đại hóa Hải quan Việt Nam phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế<br /> của đất nước thời gian tới.<br /> * Nhiệm vụ nghiên cứu<br /> Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, luận án có các nhiệm vụ<br /> Một là, hệ thống hóa có bổ sung, hoàn thiện những vấn đề lý luận<br /> về nhân lực hải quan trong bối cảnh mới, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa<br /> hải quan trong hội nhập quốc tế.<br /> Hai là, khảo cứu kinh nghiệm phát triển nhân lực để hiện đại hóa<br /> hải quan tại một số nước trên thế giới có hoàn cảnh tương đồng điều<br /> kiện kinh tế - xã hội với Việt Nam từ đó rút ra bài học cho nhân lực Hải<br /> quan Việt Nam.<br /> Ba là, phân tích và đánh giá về thực trạng nhân lực Hải quan Việt<br /> Nam để đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa hải quan hiện nay; chỉ rõ nguyên<br /> nhân và những vấn đề đưa ra cần giải quyết trước yêu cầu hội nhập<br /> quốc tế ngày càng sâu rộng.<br /> Bốn là, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm phát triển nhân<br /> lực để đẩy mạnh hiện đại hóa Hải quan Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội<br /> nhập quốc tế thời gian tới.<br /> 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br /> * Đối tượng nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu của luận án là nhân lực ngành Hải quan với tư<br /> cách là lực lượng, chủ thể của quá trình hiện đại hóa hải quan.<br /> * Phạm vi nghiên cứu<br /> Về nội dung, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án, tác giả sẽ tập<br /> trung nghiên cứu nhân lực với tính cách là nhân tố nội tại, cốt lõi có mặt đến<br /> thời điểm nghiên cứu trong lực lượng hải quan mà không đề cập đến những<br /> cán bộ lão thành đã nghỉ hưu hay cơ quan chỉ đạo trực tiếp là Bộ Tài chính và<br /> lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước. Phạm trù nhân lực được tiếp cận trong<br /> luận án là những thực thể nhân lực tồn tại ở trạng thái hiện hữu và được đặt<br /> trong mối quan hệ với phạm trù nguồn nhân lực - bộ phận nhân lực đang trong<br /> quá trình vận động, hình thành, phát triển để có được trạng thái hiện hữu đó.<br /> Về không gian: trên phạm vi toàn quốc - nơi có các tổ chức Hải<br /> quan, tại cả ba cấp là khối cơ quan Tổng cục Hải quan; Cục Hải quan<br /> tỉnh, liên tỉnh thành phố; Chi cục Hải quan cửa khẩu và tương đương;<br /> Về thời gian: với đánh giá thực trạng, số liệu phân tích theo kế hoạch<br /> hiện đại hóa hải quan giai đoạn 2011-2015; với đề xuất phương hướng và<br /> giải pháp, từ nay đến 2025 và tầm nhìn đến năm 2035.<br /> <br /> 3<br /> 4. Những đóng góp mới của luận án<br /> Một là, đưa ra khái niệm về nhân lực Hải quan Việt Nam;<br /> Hai là, làm rõ vai trò của nhân lực với tư cách là yếu tố quan trọng<br /> để hiện đại hóa hải quan trong hội nhập kinh tế quốc tế, đưa ra hệ thống<br /> tiêu chí đánh giá nhân lực đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa hải quan, xác<br /> định các yếu tố chủ yếu tác động tới nhân lực hiện đại hóa hải quan<br /> trong hội nhập quốc tế.<br /> Ba là, trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng nhân lực hiện đại hóa hải<br /> quan Việt Nam trong hội nhập quốc tế giai đoạn 2011-2015 đã chỉ ra<br /> những hạn chế chủ yếu về nhân lực Hải quan Việt Nam;<br /> Bốn là, phân tích chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế đã nêu trên.<br /> Năm là, đã đề xuất các giải pháp phát triển nhân lực thúc đẩy hiện đại<br /> hóa hải quan Việt Nam trong hội nhập quốc tế đến năm 2035.<br /> 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn<br /> * Về tính lý luận<br /> - Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham cho các cơ sở đào tạo đại<br /> học và sau đại học về nhân lực, nhân lực chất lượng cao, cho các cơ quan<br /> hoạch định chính sách và quản lý nhân lực Hải quan Việt Nam.<br /> - Luận án cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những ai<br /> quan tâm đến nhân lực hải quan trong hội nhập quốc tế.<br /> * Về tính thực tiễn<br /> Luận án sẽ góp phần giúp các cơ quan chức năng của Nhà nước<br /> (ngành Hải quan) trong triển khai nghiên cứu cơ chế, chính sách về<br /> nhân lực hải quan đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa hải quan và tiến tới hội<br /> nhập quốc tế ngày một sâu, rộng.<br /> 6. Kết cấu của luận án<br /> Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ<br /> lục, nội dung luận án gồm 4 chương, 10 tiết..<br /> Chương 1<br /> TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU<br /> LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN<br /> Công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước đã tổng hợp nêu trên, có<br /> liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đề tài là các tài liệu quý bởi các thông<br /> tin được cập nhật và gợi mở những ý tưởng nghiên cứu. Nội dung cốt lõi<br /> mà các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu luận giải gồm:<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2